Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn Thạc Sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.74 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ HỒNG KỲ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN
THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số

: 60 38 01 02

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học cao học tại Học viện Hành chính Quốc gia và bảo vệ
luận văn tốt nghiệp. Là một cán bộ Thanh tra đang công tác trong Quân đội
tham gia lớp học LH3.B1 chuyên ngành Luật Hiến pháp, Luật Hành chính,
em thấy đây là một quãng thời gian hết sức ý nghĩa, là cơ hội để nghiên cứu,
tiếp thu, nâng cao những kiến thức cơ bản về pháp luật, nhất là Luật Hiến


pháp, Luật Hành chính và về quản lý hành chính nhà nước...một cách sâu sắc,
hệ thống, trau dồi kiến thức, những kinh nghiệm thực tiễn sinh động để vận
dụng vào q trình cơng tác sau này.
Nghiên cứu, bảo vệ luận văn tốt nghiệp là một yêu cầu của quá trình đào
tạo và là việc gắn học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực hành, để lý luận
không xa rời thực tiễn. Qua nghiên cứu lý luận, tìm hiểu và đúc kết thực tiễn, tìm
ra những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những vấn đề bất cập, khó khăn, vướng
mắc, nâng cao hiệu quả lĩnh vực mà mình nghiên cứu; góp phần hoàn thiện pháp
luật, để pháp luật gần gũi với nhân dân và đi vào cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Đức Đán, người hướng dẫn
khoa học, đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến và chỉ bảo, giúp đỡ
em hoàn thành luận văn về Đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ
quân sự - từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”. Luận văn
chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô và Hội đồng đánh giá luận văn.
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Khoa
sau đại học, các Phòng, Ban đào tạo, cùng các thầy cô của Nhà trường và cô
Chủ nhiệm lớp đã đồng hành, dạy bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em và lớp
học LH3.B1 trong thời gian qua, cũng như q trình em nghiên cứu, hồn
thành luận văn này./.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Hồng Kỳ

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn này là cơng trình do chính em tìm hiểu,

nghiên cứu, bảo vệ chứ không sao chép, copy của bất cứ ai. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất cứ cơng trình nào khác, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng 01 năm 2018

Người cam đoan

Lê Hồng Kỳ


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BQP
BTL TĐ
BCHQS
NVQS
BVTQ
DBĐV
DQTV
CHQS
LLVT
QSĐP
LLCA
HSQ, BS
QNDB
SSNN
SSCĐ

SSĐV
UBND
HĐND
XHCN
NDVN
QPTD
QĐND
CAND
PBGDPL
QNCN
CNVQP
LL DBĐV

Nội dung
Bộ Quốc phịng
Bộ Tư lệnh Thủ đơ
Ban Chỉ huy quân sự
Nghĩa vụ quân sự
Bảo vệ tổ quốc
Dự bị động viên
Dân quân tự vệ
Chỉ huy quân sự
Lực lượng vũ trang
Quân sự địa phương
Lực lượng công an
Hạ sỹ quan, binh sỹ
Quân nhân dự bị
Sẵn sàng nhập ngũ
Sẵn sàng chiến đấu
Sẵn sàng động viên

Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Nhân dân Việt Nam
Quốc phịng tồn dân
Qn đội nhân dân
Công an nhân dân
Phổ biến giáo dục pháp luật
Quân nhân chun nghiệp
Cơng nhân viên quốc phịng
Lực lượng dự bị động viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN...... 7
PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ ....................................................... 7
1.1. Những vấn đề chung của nghĩa vụ quân sự và pháp luật về nghĩa vụ quân
sự ....................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 8
1.1.3. Vai trò ...................................................................................................... 9
1.1.4. Nội dung ................................................................................................ 10
1.2. Những vấn đề chung của tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân
sự ..................................................................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự ................ 15
1.2.2. Đặc điểm của tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự ........... 15
1.2.3. Hình thức tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự ................. 16
1.2.4. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự .................. 16
1.3. Các yếu tố bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự .... 45

1.3.1. Hệ thống pháp luật về nghĩa vụ quân sự ............................................... 45
1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật nghĩa vụ quân sự .............. 46
1.3.3. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nghĩa vụ quân sự .............. 46
1.3.4. Yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng ............ 47
1.3.5. Thể chế và tổ chức bộ máy ................................................................... 47
1.4. Kinh nghiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự ở một số nước trên thế giới
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Thực hiện chế độ đăng lính ................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự ...... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 48


Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................. 49
2.1. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa
vụ quân sự ở quận Thanh Xuân ...................................................................... 49
2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ...................... 49
2.1.2. Tình hình dân số và thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
......................................................................................................................... 50
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn .................................................................... 50
2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự từ năm 2014 đến năm
2017 ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ................................................. 51
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban chỉ
huy quân sự các cấp ........................................................................................ 51
2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân
sự ..................................................................................................................... 56
2.2.3. Thực hiện nội dung pháp luật về nghĩa vụ quân sự .............................. 59
2.2.4. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của quận
Thanh Xuân từ năm 2014-2017 ...................................................................... 84

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 89
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN
THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................... 90
3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự ... 90
3.1.1. Chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự ....................................................... 90
3.1.2. Đường lối quan điểm của đảng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ................................................................... 91
3.1.3. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, bảo đảm sự cơng bằng, bình
đẳng trong tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.......................... 93


3.1.4. Đánh thức động lực, tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân, cơ quan,
tổ chức trong thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự .................................. 96
3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự ..... 98
3.2.1. Giải pháp chung bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân
sự ..................................................................................................................... 98
3.2.2. Giải pháp cụ thể bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả đăng ký, quản
lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và tuyển chọn, gọi công dân nhập
ngũ ................................................................................................................. 105
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 115
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc,
nồng nàn, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Trong lịch sử dựng
nước và giữ nước hàng ngàn năm qua của dân tộc ta, cha ông ta luôn coi trọng

dựng nước phải đi đôi với giữ nước và giữ nước luôn được chuẩn bị và tiến
hành ngay từ trong thời bình, giữ nước từ lúc chưa nguy “biên phịng cần có
phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài” hay như kế sách “ ngụ binh ư
nơng”, gửi qn trong dân; mọi người dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm tham
gia bảo vệ tổ quốc với truyền thống toàn dân đánh giặc, “giặc đến nhà đàn bà
cũng đánh”...
Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao q của cơng dân, có biết
bao người con đất Việt đã không tiếc máu xương, không quản ngại hy sinh
gian khổ, quên mình vì nền độc lập, vì tự do và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của tổ quốc, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng,
cao cả.
Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) là sự nghiệp của
toàn dân, là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân;
công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia xây dựng nền
quốc phòng toàn dân (QPTD). Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ, trách
nhiệm của công dân do Hiến pháp (Khoản 1, Điều 5 Hiến pháp 2013) và pháp
luật quy định, là nhiệm vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân
dân (QĐND), quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; khơng
phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, nơi cư trú. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ
và phục vụ trong các ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổ chức thực hiện nghĩa vụ quân sự là đề tài được Đảng, Nhà nước,
Chính phủ và nhiều người dân quan tâm bởi đây là vấn đề hết sức trọng đại
1


trong sự nghiệp quốc phịng tồn dân bảo vệ tổ quốc; nó gắn với sự tồn vong
của quốc gia, dân tộc, gắn với nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cá nhân, cũng như quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cơng dân.
Vì vậy, tổ chức thực hiện pháp luật NVQS sao cho hiệu lực, hiệu quả và đảm

bảo sự cơng bằng, bình đẳng đang là vấn về mang tính cấp thiết hiện nay.
Trong thực tế đã có một số nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật về lực
lượng dự bị động viên (DBĐV), dân qn tự vệ (DQTV), về cơng tác quốc
phịng, qn sự địa phương (QP, QSĐP), tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi
sâu về tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS và
tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, một nội dung trọng tâm, quan trọng của tổ
chức thực hiện pháp luật về NVQS, vì vậy đây vẫn cịn là một khoảng trống
trong nghiên cứu. Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu có hệ thống và làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận, cũng như chỉ ra những kết quả đã đạt, những hạn
chế, tồn tại, bất cập trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS ở một
phạm vi nhất định, ở một địa phương điển hình cụ thể; từ đó đề xuất những giải
pháp hữu hiệu tháo gỡ những vấn đề bất cập, khó khăn, vướng mắc, nhằm góp
phần hồn thiện pháp luật về NVQS và bảo đảm công bằng, bình đẳng, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS ở địa
phương, cơ sở và trong cả nước. Vì vậy học viên quyết định lựa chọn đề tài
“Tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự - từ thực tiễn quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” làm Đề tài luận văn Thạc sỹ Luật Hiến
pháp, Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên thấy
có một số đề án, đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài viết trên báo, tạp chí,
đề cập đến nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS, tuy nhiên với
nhiều phương pháp nghiên cứu, các nhà khoa học, các tác giả đã tiếp cận ở
những góc độ, khía cạnh khác nhau.

2


Nhóm thứ nhất, gồm các cơng trình nghiên cứu về phổ biến giáo dục
pháp luật như: Một số vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn

hiện nay, Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp - Chủ biên Nguyễn
Duy Lãm; Nâng cao giáo dục pháp luật trong đào tạo sỹ quan Hậu cần hiện
nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học của Lê Hồng Sơn, 2004; Cơ sở của việc xây
dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà
nước, mã số KX.07-17, Viện Nhà nước và pháp luật, Trung tâm Khoa học, xã
hội và nhân văn chủ trì, 2007; Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơng
chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Sửu, Học viện Hành chính
Quốc gia, 2011;
Nhóm thứ hai, gồm các cơng trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện
pháp luật về NVQS, về công tác quân sự, quốc phòng địa phương như: Tổ
chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ từ thực tiễn thành phố Hà Nội,
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Cao Hợp Thanh, 2017; Các tỉnh ủy trên địa bàn
Quân khu 1 lãnh đạo cơng tác quốc phịng ở địa phương giai đoạn hiện nay,
Đề tài luận án tiến sỹ khoa học của tác giả Nguyễn Văn Thành, Quân khu 1,
2015; Nghĩa vụ quân sự của công dân, Luận văn Thạc sỹ Luật của tác giả
Huỳnh Gia Giang, 2017; Vai trò của gia đình, dịng họ đối với việc thực hiện
NVQS của thanh niên hiện nay, Đề tài Luận án Tiến sỹ Xã hội học của tác giả
Bạch Hoàng Khánh, 2012; Xây dựng lực lượng DBĐV hậu cần sư đoàn bộ
binh khung thường trực, Đề tài Luận án Tiến sỹ quân sự của học viên Trịnh
Bá Chinh, Học Viện hậu cần, 2011...;
Nhóm thứ ba, gồm các bài viết đi sâu vào từng nội dung tổ chức thực
hiện pháp luật về NVQS như: Báo cáo Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh
về lực lượng dự bị động viên (1996-2016), của Bộ Quốc phịng, đăng trên
cổng thơng tin điện tử Bộ Quốc phịng tháng 6/2017; Mấy vấn đề về cơng tác
tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn Quân khu 7, bài viết trên tạp
chí QPTD số ra ngày 03/5/2012, của Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng
3



ủy, Chính ủy Quân khu 7; Mấy vấn đề về xây dựng lực lượng DBĐV ở Hà
Nam, bài viết trên tạp chí QPTD số ra ngày 13/03/2014, của Đại tá Phạm Văn
Tâm, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hà Nam; Tổ chức thực hiện tốt công tác
tuyển quân theo Luật NVQS năm 2015, bài viết trên tạp chí QPTD số ra ngày
17/01/2016 của Thiếu tướng Tô Viết Báo, Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ
Quốc phòng; Một số vấn đề nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng DBĐV
trên địa bàn Quân khu 1, bài viết trên tạp chí QPTD số ra ngày 17/2/2018 của
Đại tá Nguyễn Văn Oanh, phó Tham mưu trưởng (TMT) Quân khu 1...
Có thể nhận thấy các đề án, đề tài khoa học, các luận án, luận văn, bài
viết đã làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật nói chung,
pháp luật về nghĩa vụ quân sự nói riêng,...nhưng cho đến nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một các độc lập, có hệ thống và toàn diện về việc tổ
chức thực hiện pháp luật về NVQS và đặc biệt đi sâu vào công tác đăng ký,
quản lý công dân trong độ tuổi NVQS và tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận trong tổ chức thực
hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự; đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện
pháp luật về NVQS của quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn từ
2014-2017, chỉ ra những kết quả đạt được để phát huy, những hạn chế để
khắc phục; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, góp phần hồn thiện
pháp luật NVQS; đề ra những giải pháp để khắc phục những bất cập, vướng
mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo bảo đảm sự cơng bằng, bình đẳng
trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS ở địa phương, cơ sở và trong
cả nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích làm rõ khái
niệm, đặc điểm, nội dung của nghĩa vụ quân sự, pháp luật về nghĩa vụ quân sự
và tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

4


- Phân tích đánh giá các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến tổ chức
thực hiện pháp luật về NVQS; thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về
NVQS ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, đi sâu vào công tác đăng ký,
quản lý công dân trong độ tuổi NVQS và tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS
ở quận Thanh Xuân, làm sáng tỏ các vấn đề của tổ chức thực hiện pháp luật
về NVQS và đề xuất những giải pháp hữu hiệu tháo gỡ những bất cập, khó
khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
luật về NVQS trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Pháp luật về NVQS ở Việt Nam và việc tổ chức thực hiện pháp luật về
nghĩa vụ quân sự ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác đăng ký,
quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và tuyển chọn, gọi công dân
nhập ngũ.
- Về không gian: Tại một quận của thành phố Hà Nội, cụ thể là quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ thống các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng một cách linh hoạt các

phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn dịch,
quy nạp, thống kê, so sánh, đánh giá trong quá trình nghiên cứu để làm sáng
5


tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn. Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết
hợp với phương pháp khảo sát thực tiễn, nghiên cứu các báo cáo tổng kết để
thu thập số liệu và làm rõ các vấn đề trong tổ chức thực hiện pháp luật về
NVQS ở quận Thanh Xuân, thành phố, Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận, luận văn là cơng trình nghiên cứu tồn diện các quy định
của pháp luật về NVQS, tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS; luận văn góp
phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận khi đi sâu vào nghiên cứu các
quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS và
tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
- Về thực tiễn, Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập; trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo,
điều hành tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS; góp phần hồn thiện pháp
luật về NVQS và nâng cao hiệu lực, hiệu quả, sự cơng bằng, bình đẳng trong
việc tổ chức thực hiện pháp luật về NVQS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về
nghĩa vụ quân sự
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp
luật về nghĩa vụ quân sự từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội


6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
1.1. Những vấn đề chung của nghĩa vụ quân sự và pháp luật về
nghĩa vụ quân sự
1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ quân sự, pháp luật về nghĩa vụ quân sự
1.1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ quân sự
TheoWikipedia tiếng Việt, nghĩa vụ quân sự được định nghĩa đơn giản
nhất, đó là nghĩa vụ mà một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện trong
quân đội hoặc lực lượng dân quân, cho dù họ phải thực hiện một công việc đã
được sắp xếp trước mà không được lựa chọn.
Tại Điều 4 Luật NVQS 2015 nêu “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ
vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; thực hiện
nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của
quân đội nhân dân Việt Nam”. Như vậy NVQS là nghĩa vụ của công dân đối
với tổ quốc, công dân phải thực hiện các quy định của pháp luật về NVQS khi
tham gia quan hệ xã hội. Nghĩa vụ quân sự được thực hiện thông qua việc
phục vụ trong quân đội nhân dân, bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong
lực lượng DBĐV và phục vụ trong các lực lượng khác được pháp luật công
nhận. Nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ vẻ vang mà còn là trách nhiệm
và bắt buộc phải thực hiện đối với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa
vụ quân sự.
Luật NVQS năm 2015 đã bổ sung quy định về đối tượng được coi là
thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ (công dân phục vụ trong lực lượng cảnh
sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân) và đối tượng được
cơng nhận hồn thành NVQS tại ngũ trong thời bình (Điều 4) để bảo đảm
bình đẳng về địa vị pháp lý đối với công dân phục vụ trong lực lượng cảnh sát

biển; công dân đã, đang thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân
7


(CAND), thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV, phục vụ trên tàu kiểm ngư,
phục vụ tại Đoàn kinh tế - Quốc phịng... theo quy định của pháp luật.
Để góp phần bảo vệ tổ quốc, công dân phải thực hiện NVQS và tham
gia xây dựng nền QPTD, tại Điều 45 Hiến pháp 2013 nêu “Công dân thực
hiện NVQS và tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân là đã góp phần
cao quý vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”
1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Pháp luật về nghĩa vụ quân sự, là hệ thống các quy phạm pháp luật có
tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội liên quan đến NVQS. Cụ thể là toàn bộ những văn bản pháp luật quy định
về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ
chức, cá nhân và chế độ chính sách, ngân sách bảo đảm, cùng các chế tài xử
phạt, xử lý vi phạm về nghĩa vụ quân sự.
Như vậy nội hàm của pháp luật về nghĩa vụ quân sự rộng lớn và bao
trùm hơn nghĩa vụ quân sự, nó điều chỉnh toàn bộ những quan hệ xã hội liên
quan đến nghĩa vụ quân sự.
1.1.2. Đặc điểm của nghĩa vụ quân sự, pháp luật về nghĩa vụ quân sự
1.1.2.1. Đặc điểm của nghĩa vụ quân sự
Nghĩa vụ quân sự có những đặc điểm sau: Thứ nhất, là nghĩa vụ vẻ
vang, thiêng liêng của công dân, công dân vinh dự, tự hào khi thực hiện
NVQS, khi hoàn thành NVQS được nhà nước, xã hội tơn vinh, nghi nhận, nó
khác với nghĩa vụ dân sự phát sinh từ cam kết, hợp đồng. Thứ hai, chủ thể
thực hiện nghĩa vụ quân sự là công dân Việt Nam (chủ yếu là nam công dân),
trong độ tuổi, có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, sức khỏe theo quy định của
pháp luật, nó gắn với quyền nhân thân và không thể thay thế, mọi nam công
dân trong độ tuổi NVQS bắt buộc phải tự mình thực hiện, không thể ủy quyền

hoặc chuyển giao cho chủ thể khác thực hiện. Thứ ba, nghĩa vụ quân sự là
trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, nhưng
đồng thời cũng là quyền của công dân, công dân được quyền phát huy dân
8


chủ, được thể hiện quyển làm chủ của mình đối với đất nước và có những
quyền lợi khi thực hiện NVQS. Thứ tư, mọi công dân trong độ tuổi thực hiện
NVQS đều bình đẳng trong thực hiện NVQS, đó là phục vụ tại ngũ và phục
vụ trong ngạch dự bị của QĐND Việt Nam, không phân biệt địa vị, đẳng
cấp...; công dân trốn tránh, không chấp hành các quy định của pháp luật về
NVQS thì đều bị xử lý bởi những chế tài cụ thể cả về hành chính, hình sự.
Thứ năm, nghĩa vụ quân sự chỉ áp dụng đối với đối tượng cụ thể, ở độ tuổi
nhất định và trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của Luật NVQS.
Khi đất nước có chiến tranh, cần huy động sức người, sức của bảo vệ tổ quốc
thì đối tượng, độ tuổi, thời gian thực hiện NVQS được thực hiện theo các quy
định của pháp luật về NVQS thời chiến.
1.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Pháp luật về NVQS có những đặc điểm sau: Thứ nhất, là những văn
bản pháp luật bao gồm Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, hướng
dẫn và những văn bản pháp luật liên quan đến NVQS; nó thể hiện đường lối
của Đảng, ý chí của nhà nước, nguyện vọng của nhân dân đối với sự nghiệp
bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, chủ thể thực hiện pháp luật về NVQS là cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Thứ ba, là cơ sở pháp lý quan trọng quy định trách nhiệm,
nghĩa vụ và bắt buộc công dân thực hiện, nhưng đồng thời cũng động viên,
ghi nhận, tôn vinh, đãi ngộ khi họ hồn thành nghĩa vụ vẻ vang của mình đối
với tổ quốc. Thứ tư, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện pháp luật NVQS và công tác
bảo đảm; tổ chức, cá nhân sai phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Vai trò của nghĩa vụ quân sự, pháp luật về nghĩa vụ quân sự

1.1.3.1. Vai trị của nghĩa vụ qn sự
Thứ nhất, thơng qua việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, tạo ra nguồn nhân
lực để xây dựng quân đội, mỗi công dân khi thực hiện NVQS là đã góp phần
xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, xây dựng LLVT với ba thứ quân vững mạnh.
9


Thư hai, tham gia NVQS, xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại; tham gia xây dựng nền QPTD là đã góp phần vào sự nghiệp
bảo vệ tổ quốc, làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc, bảo vệ được lợi ích
quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thứ ba, thực hiện NVQS nhiêm minh, cơng bằng, bình đẳng tạo ra
động lực mạnh mẽ, nguồn lực to lớn trong xây dựng QĐND, xây dựng nền
QPTD, thế trận chiến tranh nhân dân; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp
đổi mới, bảo vệ tổ quốc và góp phần bảo vệ hịa bình, ổn định trong khu vực
và trên thế gới.
1.1.3.2. Vai trò của pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Thứ nhất, là sự kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Thứ hai, là cơ sở pháp lý để các cơ
quan, tổ chức, cá nhân chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật NVQS, nghĩa
vụ bảo vệ tổ quốc một cách nghiêm minh, hiệu quả. Thứ ba tạo điều kiện cho
nhân dân phát huy dân chủ và thực hiện quyền làm chủ của mình, làm trịn
nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc. Thứ tư đáp ứng yêu cầu xây dựng quân
đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ hội nhập, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm nịng cốt trong xây dựng thế trận chiến tranh
nhân dân. Thứ năm, là cơ sở quan trọng xây dựng nền QPTD vững mạnh, sẵn
sàng đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo về vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN
trong mọi tình huống.
1.1.4. Nội dung của nghĩa vụ quân sự, pháp luật về nghĩa vụ quân sự

1.1.4.1. Nội dung của nghĩa vụ quân sự
Bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị. Phục vụ tại ngũ
là việc công dân nhập ngũ, phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực
của QĐND Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển; còn phục vụ trong ngạch
dự bị là việc công dân trong độ tuổi NVQS, theo đối tượng được pháp luật
quy định, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của QĐND Việt Nam.
*. Thứ nhất, phục vụ tại ngũ
10


- Độ tuổi gọi nhập ngũ
Luật NVQS năm 1981 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ là từ 18 - 27 tuổi,
sửa đổi năm 2005 quy định là từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi. Luật NVQS năm
2015 đã kế thừa độ tuổi nhập ngũ là 18 - 25 và bổ sung quy định “cơng dân
được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ
tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi” nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cơng dân
có điều kiện tham gia học tập nhưng vẫn bảo đảm sự công bằng trong thực
hiện nghĩa vụ quân sự.
Công dân nam trong độ tuổi thực hiện NVQS có nghĩa vụ phục vụ tại
ngũ trong QĐNDViệt Nam. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện NVQS trong
thời bình, nếu tự nguyện và qn đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ .
- Thời hạn, thời gian phục vụ đối với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ trong
quân đội.
Luật NVQS năm 2015 quy định trong thời bình thời hạn phục vụ là 24
tháng, tăng thêm 6 tháng so với luật NVQS năm 1981 sửa đổi năm 2005, đây
là điểm mới, phù hợp nhằm bảo đảm cho hạ sỹ quan, binh sỹ (HSQ, BS) có
đủ thời gian huấn luyện, nắm bắt các trang bị, khí tài mới hiện đại, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và tạo nguồn dự bị động viên có chất
lượng sau này.
Thời hạn phục vụ của HSQ, BS kéo dài không quá 06 tháng và chỉ Bộ

trưởng BQP mới được quyết định kéo dài trong các trường hợp: Để bảo đảm
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); đang thực thực hiện nhiệm vụ phòng
chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. Khắc phục được tình trạng vận
dụng kéo dài khơng đúng quy định trước đây, nhất là về đối tượng kéo dài,
làm ảnh hưởng đến ngân sách của Quân đội.
Thời gian phục vụ tại ngũ của HSQ, BS được tính từ ngày giao nhận
quân; trong trường hợp không giao nhận quân tập trung thì tính từ thời điểm
đơn vị nhận qn tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất

11


ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam khơng
được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
Luật NVQS 2015 tạo điều kiện cho Hạ sỹ quan, binh sỹ có nguyện
vọng, có cơ hội được phụ vụ lâu dài trong quân độ “sau khi hết thời hạn phục
vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị, có đủ tiêu chuẩn đáp ứng
yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển
chọn sang phục vụ theo chế độ của Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
(QNCN) hoặc cơng nhân viên quốc phịng (CNVQP) theo quy định của pháp
luật”. Đây là một quy định mới, mở hơn trước kia.
Thời hạn phục vụ của HSQ, BS trong tình trạng khẩn cấp về quốc
phịng, tình trạng về chiến tranh được thực hiện theo lệnh động viên cục bộ
hoặc lệnh tổng động viên.
- Quyền của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ: Có quyền được nhà nước bảo
đảm chế độ, chính sách, ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội
nhân dân Việt Nam.
- Nghĩa vụ của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ: Tuyệt đối trung thành với
Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Sẵn
sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền,, thống nhất, toàn vẹn lãnh

thổ của tổ quốc, bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Bảo vệ tài sản
và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và
lợi ích hợp pháp của nhân dân; tham gia bảo về an ninh quốc gia và trật tự, an
toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chấp hành nghiêm đường lối, chủ
trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của
QĐND. Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ, rèn
luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh
chiến đấu.
- Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ

12


Chức vụ của HSQ, BS: Phó trung đội trưởng và tương đương; Tiểu đội
trưởng và tương đương; Phó tiểu đội trưởng và tương đương; chiến sỹ.
Cấp bậc quân hàm của HSQ, BS: Thượng sỹ, Trung sỹ, Hạ sỹ, Binh nhất,
Binh nhì.
Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quy định về phong, thăng, giáng, tước cấp
bậc quân hàm, bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức theo Quyết định số
128/2008/QĐ-BQP ngày 19/6/2008; quy định chức vụ tương đương và cấp
bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của HSQ, BS theo Quyết định số
129/2008/QĐ-BQP ngày 19/6/2008.
Sau khi có Luật NVQS năm 2015, Bộ trưởng BQP đã ban hành Thông
tư số 07/2016/TT-BQP ngày 26/01/2016, có hiệu lực từ ngày 12/3/2016, Quy
định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng cấp,
cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức
vụ của HSQ, binh sỹ QĐND Việt Nam. HSQ, BS tại ngũ được phong, thăng
cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực
hiện nhiệm vụ thì được thăng qn hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt

xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.
* Thứ hai, phục vụ trong ngạch dự bị
- Đối tượng
Công dân nam trong trong độ tuổi thực hiện NVQS có nghĩa vụ phục
vụ trong ngạch dự bị bao gồm: Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ
tại ngũ; thôi phục vụ tại ngũ; thôi phục vụ tại ngũ trong CAND; cơng dân nữ
trong độ tuổi thực hiện NVQS có ngành nghề chuyên môn phù hợp với nhu
cầu của QĐND (ngành nghề cụ thể do Chính phủ quy định), có nghĩa vụ phục
vụ trong ngạch dự bị.
- Hạng của hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị
Hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị được chia thành hạng 1 và hạng 2 nhằm phân
biệt chất lượng, trình độ của HSQ, BS dự bị để có nội dung, chương trình
huấn luyện cho phù hợp.
13


+ Hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị hạng một gồm: Hạ sỹ quan, BS xuất ngũ đã
phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên; Hạ sỹ quan, BS xuất ngũ đã qua chiến
đấu; công dân nam thôi phục vụ trong Cơng an nhân dân, đã có thời gian phục
vụ từ 20 tháng trở lên; công dân nam là QNCN thôi phục vụ tại ngũ; công dân
nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển từ HSQ, BS đã thơi
việc; Dân qn tự vệ lịng cốt đã hồn thành nghĩa vụ tham gia DQTV, trong
đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ DQTV thường trực hoặc đã qua huấn
luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên; công dân là binh sỹ dự bị hạng hai đã qua
huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên; công dân hồn thành nhiệm vụ tham
gia cơng an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
+ Hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị hạng hai gồm: Công dân nam là binh sỹ
xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng; cơng nhân, viên chức quốc phịng
khơng phải được chuyển từ HSQ, BS đã thôi việc; công dân nam thôi phục vụ
trong CAND đã có thời hạn phục vụ dưới 12 tháng; công dân nam hết độ tuổi

gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND;
cơng dân nữ đã đăng ký NVQS có ngành nghề, chuyên môn phù hợp với yêu
cầu của quân đội.
- Độ tuổi, nhóm tuổi phục vụ của hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị
Độ tuổi phục vụ của HSQ, BS dự bị: Công dân nam đến hết 45 tuổi,
công dân nữ đến hết 40 tuổi.
Nhóm tuổi phục vụ của HSQ, BS dự bị: Nhóm A, Cơng dân nam đến
hết 35 tuổi, cơng dân nữ đến hết 30 tuổi; Nhóm B, công dân nam từ 36 tuổi
đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
- Kiểm tra sức khỏe đối với hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị
Hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị đã biên chế vào đơn vị DBĐV trước khi tập
trung huấn luyện, diễn tập được kiểm tra sức khỏe. UBND cấp huyện chỉ đạo
phòng y tế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra sức khỏe đối với
hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị.
- Giải ngạch dự bị
14


Hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị hết độ tuổi hoặc khơng cịn đủ sức khỏe phục
vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng
Ban CHQS cấp huyện.
1.1.4.2. Nội dung pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Bao gồm quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, nghĩa vụ phục vụ trong
ngạch dự bị của Quân đội NDVN; quy định về trình tự, thủ tục, nội dung đăng
ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS; các quy định về tiêu chuẩn chính
trị, đạo đức, văn hóa, sức khỏe và quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập
ngũ; tổ chức, xây dựng, huy động lực lượng DBĐV; nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện pháp luật về NVQS; chế độ, chính
sách, ngân sách, bảo đảm cho thực hiện pháp luật về NVQS và các quy định
về xử lý vi phạm.

1.2. Những vấn đề chung của tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa
vụ quân sự
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Như chúng ta đã biết, pháp luật về NVQS là toàn bộ những văn bản
pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong thực hiện NVQS và chế độ chính sách, ngân sách bảo đảm cùng
các chế tài xử phạt, xử lý vi phạm.
Như vậy, tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự có thể hiểu là
một quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật NVQS, thông
qua các hành vi thực tiễn, hợp pháp, làm cho các quy định của pháp luật về
NVQS đi vào cuộc sống.
1.2.2. Đặc điểm của tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Tổ chức thực hiện pháp luật NVQS có những đặc điểm sau: Thứ nhất,
được thực hiện với nhiều chủ thể khác nhau bao gồm các chủ thể là cơ quan,
tổ chức, cá nhân. Thứ hai, là hoạt động có chủ đích của các chủ thể pháp luật
NVQS nhưng trên cơ sở các quy định của pháp luật về NVQS và các văn bản
pháp luật có liên quan. Thứ ba, bằng những hành động hợp pháp, làm cho
15


pháp luật sống động, đi vào cuộc sống và được thực thi một cách nghiêm
chỉnh, cơng bằng.
1.2.3. Hình thức tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Như chúng ta đã biết, thực hiện pháp luật NVQS được thơng qua bốn
hình thức chính là: Tn thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật
và áp dụng pháp luật NVQS. Trong đó áp dụng pháp luật NVQS là việc nhà
nước tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật về
NVQS. Hình thức tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự trước hết
là việc các cơ quan hành chính nhà nước ban hành các văn bản dưới luật để
hướng dẫn, triển khai thi hành pháp luật về NVQS như (nghị định, thông tư,

chỉ thị, hướng dẫn...); tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
NVQS cho mọi đối tượng trong xã hội; tổ chức triển khai thực hiện các nội
dung của NVQS (đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi NVQS; tuyển chọn,
gọi công dân nhập ngũ, xuất ngũ; xây dựng, huy động lực lượng DBĐV); tổ
chức phúc tra, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.
1.2.4. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Bao gồm công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; công tác tổ chức, triển khai thực hiện; công tác bảo đảm
và xử lý các vi phạm.
1.2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ
quan quân sự các cấp
Trong các bản hiến pháp của Nhà nước Việt Nam trước kia ln khẳng
định vai trị lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Hiến pháp năm 2013 tiếp
tục khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội” (Khoản 1, Điều 4) và đương nhiên Đảng là lực lượng lãnh đạo lực
lượng vũ trang; hơn nữa, LLVT cách mạng lại do chính Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, vì vậy sự độc tôn lãnh
đạo lực lượng vũ trang của Đảng ta là tất yếu và Đảng ta không chia sẻ quyền
lãnh đạo ấy cho bất cứ đảng phái, tổ chức nào. Trải qua mấy chục năm xây
16


dựng, rèn luyện, chiến đấu và trưởng thành, LLVT nhân dân đã đánh thắng
hai đế quốc to, giành độc lập, thống nhất đất nước; bảo vệ vững chắc chủ
quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, làm trịn nghĩa vụ quốc tế cao cả...
và trở thành đội quân hùng mạnh như ngày nay.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với LLVT luôn được thực hiện thông qua
đường lối, nghị quyết, chỉ thị, thông qua công tác tổ chức cán bộ, công tác
giáo dục thuyết phục, công tác kiểm tra, giám sát, thông qua hành động gương
mẫu của đảng viên...ở các thời kỳ cách mạng của Đảng và được cụ thể hóa

trong Nghị quyết 02-NQ/BCT ngày 30/7/1987 của Bộ Chính trị khóa VI, quy
định về cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, đối với công tác
quân sự, quốc phòng địa phương “Cấp ủy địa phương lãnh đạo; chính quyền
địa phương quản lý, điều hành theo pháp luật; các cơ quan, ban ngành, đồn
thể chính trị - xã hội của địa phương (nòng cốt là cơ quan quân sự) làm tham
mưu theo chức năng; chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương chỉ huy
thống nhất các lực lượng thuộc quyền” [9], theo đó Đảng là lực lượng duy
nhất lãnh đạo LLVT; phương pháp lãnh đạo là trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện,
mọi mặt; cơ chế thực hiện là, Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, các cơ
quan, ban ngành đoàn thể làm tham mưu. Mọi hoạt động của Quân đội, của
LLVT đều được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện, mọi mặt
của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp và tham mưu giúp việc của
các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, trong đó cơ quan quân sự các cấp là nịng
cốt; tham mưu giúp cho Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ
trang hoạt động sát với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong từng
giai đoạn cách mạng.
Sách Giáo trình Giáo dục quốc phịng, tại Chuyên đề 5 nêu “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phịng và cơng tác quốc phịng ở các
bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương” [21], thể hiện Đảng ta luôn quan tâm
chăm lo xây dựng LLVT, củng cố sự nghiệp quốc phòng và coi đây là nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên, là nhân tố bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, giữ
17


vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ đất nước. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
tiếp tục khẳng định “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, nhà nước
và nhân dân...” [20, tr.82] và nhấn mạnh “Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước
đối với Quân đội nhân dân, Cơng an nhân dân và sự nghiệp quốc phịng - an

ninh” [20, tr.83].
Để sự lãnh đạo của Đảng thông suốt trong tồn hệ thống, nhất là về
cơng tác qn sự, quốc phòng, ngày 21/11/2011 Ban chấp hành Trung ương
đã ban hành Quy định số 49-QĐ/TW về sự lãnh đạo của Quân ủy Trung
ương, theo đó các Tỉnh ủy phải phục tùng sự lãnh đạo của Quân ủy Trung
ương trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền QPTD,
thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng DQTV,
DBĐV vững mạnh và thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Các cấp ủy
địa phương có trách nhiệm “lãnh đạo thực hiện hướng dẫn, kiểm tra của Quân
ủy trung ương về các nội dung trên” [17].
1.2.4.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đảng, nhà nước ta luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật, vì đây là khâu đầu tiên của thi hành pháp luật, của tăng cường
pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định “triển khai mạnh
mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng
của các đồn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại
chúng cùng tham gia...xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong
các cơ quan nhà nước và trong xã hội”; ngày 09/12/2003, Ban bí thư Trung
ương ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật của cán
bộ, nhân dân; Chỉ thị đã khẳng định “phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ
18


×