Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ tài phân tích và chứng minh “chủ nghĩa duy vật biện chứng do các mác sáng lập là hình thức phát triển hoàn thiện nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.42 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|9054470

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI 1: Phân tích và chứng minh “chủ nghĩa duy vật biện chứng do
Các-mác sáng lập là hình thức phát triển hồn thiện nhất của chủ nghĩa
duy vật trong lịch sử”.

Họ tên: Nguyễn Hữu Khải
Mã sinh viên:11201917
Lớp: EBBA 12.2- Khóa 62

Hà Nội-2020

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Mục lục
Lời mở đầu

2

1. Khái niệm về chủ nghĩa duy vật

4

2. Khái quát các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử



4

2.1 Chủ nghĩa duy vật chất phác

4

2.3 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

9

3. Trong quan niệm về vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự hồn thiện hơn

11

3.1 Ưu điểm và nhược điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác

11

3.2 Ưu điểm và nhược điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

12

3.3 Sự hoàn thiện của chủ nghĩa duy vật biện chứng

14

Kết luận

16


2

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Lời mở đầu
Lịch sử triết học từ cổ đại đến nay là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật đã trải qua con đường phát triển lâu dài và
tùy thuộc vào lịch sử đời sống vật chất của xã hội (trước hết là cơ sở kinh tế), mối
quan hệ của triết học với tư tưởng chính trị, pháp quyền, tơn giáo, trình độ phát
triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,… từng thời kỳ mà chủ nghĩa duy vật
đã có nhiều hình thức tồn tại khác nhau.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan triết học khoa học, một trong những
bộ phận hợp thành của triết học Mac; do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập từ những
năm 40 thế kỉ XIX, được Lênin và những người macxit khác phát triển thêm. Hạt
nhân lí luận trong triết học Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là
những phát sinh lớn nhất của Mác. Nhưng C.Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy
vật của thế kỉ XVIII mà đưa nó lên một trình độ cao hơn bằng cách tiếp thu có phê
phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là của hệ thống triết học
Hêghen, với thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về mối liên
hệ phổ biến và về sự phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép
biện chứng duy tâm. Vì vậy, để sử dụng phép biện chứng đó, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã cải tạo nó, đặt nó trên cơ sở duy vật. Chính trong q trình cải tạo
phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phát triển tiếp chủ nghĩa duy vật, trên cơ
sở khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội giữa thế kỉ
XIX, Mác và Ăngghen đã sáng tạo phép biện chứng duy vật.
Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định phép biện chứng

duy vật như là "khoa học về mối liên hệ phổ biến" và là "khoa học về những quy
luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy". Kế thừa và phát triển những tư
tưởng đó, V.I.Lênin đã coi "phép biện chứng là học thuyết toàn diện nhất và sâu
sắc nhất về sự phát triển". Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ
nghĩa duy vật biện chứng đã trở thành hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa
duy vật.

3

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

1. Khái niệm về chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao
gồm trong đó tồn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy
vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học: vật chất là tính thứ nhất, ý
thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới; cũng tức là thừa
nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong
thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức – trình độ
cơ bản, đó là:
- Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết
học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết
học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ
nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen


2. Khái quát các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
2.1 Chủ nghĩa duy vật chất phác
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời
cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn
này để lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất
cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới.
Trong thời kì cổ đại, chủ nghĩa duy vật đã thu được nhiều thành tựu giúp xác lập
chỗ đứng và tạo nên nền tảng vững chắc là cơ sở cho sự phát triển của chủ nghĩa
duy vật những giai đoạn sau. Xuất phát từ sự quan sát thực tế, chủ nghĩa duy vật
thời kì cổ đại đã đưa ra nhiều quan điểm đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ, chất
phác. Trong thời kì cổ đại ở phương Đơng nổi lên có triết học Ấn Độ và Trung
Quốc.

4

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Ở Ấn Độ những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và khoa học…là những cơ sở
cho sự phát sinh và phát triển của những tư tưởng triết học. Mặc dù xuất hiện từ rất
sớm nhưng triết học Ấn Độ chỉ thực sự xuất hiện vào cuối giai đoạn Vesda với
những thành tựu nổi bật là sự ra đời của các trường phái triết học:
Trường phái Samkhya: vào thời kì đầu, trường phái Samkhya khơng thừa nhận
“tinh thần là vũ trụ tối cao’’, phủ nhận sự tồn tại của thần và khẳng định thế giới
này là thế giới vật chất. Đây là quan điểm có tính chất định hướng, là cơ sở lý luận
cho sự khai phá của CNDV những giai đoạn sau. Quan điểm này có ý nghĩa quan
trọng trong việc đấu tranh chống lại các quan điểm khác đề cao yếu tố tinh thần tối
cao của vũ trụ.

Trường phái Nyaya: Thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất và khẳng định thế
giới vật chất rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều sự vật, hiện tượng. Thế giới
này tồn tại trong không gian do các hạt nhỏ cấu tạo nên và được gọi là nguyên
tử. Nguyên tử của thực thể này khác nguyên tử của thực thể kia ở chất, hình dạng
và cách kết hợp các vật thể chỉ tồn tại nhất thời, thường xuyên thay đổi và chuyển
hóa. Đây là một quan điểm đúng đắn vượt thời đại, xét trong điều kiện khoa học tự
nhiên thời bấy giờ chưa phát triển. Với quan điểm cho rằng thế giới được cấu tạo
từ các nguyên tử, trường phái Nyaya đã đặt nền móng cho CNDV đi sâu tìm hiểu
thế giới vật chất và mở ra các ngành khoa học mới như vật lý, hóa học trong những
giai đoạn sau. Là tiền đề cho các ngành khoa học tự nhiên ra đời và phát triển.
Cùng với sự thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất các nhà triết học theo trường
phái Nyaya cũng đã thấy được sự khác nhau trong bản chất của các sự vật, đặt nền
tảng cho tư tưởng lượng đổi, chất đổi trong triết học duy vật hiện đại.
Tuy nhiên, do hạn chế về khoa học tự nhiên, hai trường phái này cũng chỉ dừng lại
ở quan niệm cho rằng thế giới vật chất được tạo nên bởi 4 yếu tố là đất, nước, lửa,
khơng khí, đồng thời cho rằng ngun tử không biến đổi, không chia cắt được.
Trung Quốc cổ đại là quốc gia rộng lớn có một lịch sử hình thành và phát triển lâu
đời và được chia làm hai giai đoạn lớn. Thời kỳ từ thế kỷ thứ IX TCN trở về trước
và thời kỳ từ thế kỷ IX TCN đến thế kỷ thứ III TCN. Trong thời kỳ thứ nhất những
tư tưởng triết học manh nha xuất hiện, đến thời kỳ thứ hai, thường được gọi là thời
kì “Xuân thu – chiến quốc’’ thì những tư tưởng triết học phát triển nở rộ. Trong đó
có những hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng. Tiêu biểu:
5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Thuyết Âm – Dương: Đi sâu dựa vào suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ

biến của vạn hữu. Theo thuyết âm – dương thì mọi sự biến hóa vơ cùng, vơ tận,
thường xun của vạn hữu đều có thể quy về nguyên nhân của sự tương tác giữa 2
thế lực đối lập vốn có của chúng là âm và dương. Âm – dương không tồn tại biệt
lập mà tồn tại trong tương quan quy định chế ước lẫn nhau. Âm –Dương được xác
định thống nhất, cố hữu trong thái cực, thái cực trở thành nguyên lý của sự thống
nhất của hai mặt đối lập là âm và duong. Ngun lý này nói lên tính tồn vẹn,
chỉnh thể, cân bằng của cái đa dạng, đối lập nhưng thống nhất. Nghĩa là trong thế
giới vật chất, con người luôn tồn tại hai thế cực âm và dương. Vạn vật có quy luật
sinh khắc, kiềm chế lẫn nhau. Nguyên lý này trở thành cơ sở của tư tưởng biện
chứng về cái bất biến và biến đổi. Trong âm có dương và trong dương có âm để
giải thích sự biến hóa từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn
hữu. Từ thuyết âm – dương đưa ra nguyên lý của sự biến hóa: Thái cực sinh lưỡng
nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật. Đây
là sự lý giải cho nguồn gốc đơn cũng như sự phong phú của vạn vật.
Thuyết ngũ hành: Với 5 tố chất khởi nguyên là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong
đó Kim được tượng trưng cho tính chất trắng, khơ, phía tây… Mộc tượng trưng
cho chất xanh, chua, phía đơng,…Thủy tượng trưng cho chất đen, mặn, phía bắc…
Hỏa tượng cho chất đỏ, đắng, phía nam,… Thổ tượng trưng cho chất vàng, ngọt, ở
giữa năm yếu tố này không tồn tại tách biệt nhau mà quan hệ tương tác với nhau
trong 1 hệ thống, trong đó Thổ giữ vị trí trung tâm của hệ thống, nơi tụ, chuyển hóa
các yếu tố cịn lại. Trong mối quan hệ của các chất khởi nguyên này có 2 nguyên lý
căn bản: Tương sinh và Tương khắc. Tương sinh là q trình sinh hóa lẫn nhau:
Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. Tương
khắc là quá trình khắc chế lẫn nhau: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc
Hỏa, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Nếu tương sinh thì sẽ cùng phát triển,
tương khắc thì sẽ lụi tàn. Thuyết này có xu hướng phân tích cấu tạo hiện hữu và
quy nó về nhân tố chất khởi nguyên với những tính chất khác nhau. Từ đó tạo nên
biến hóa vơ cùng của vạn hữu. Thành tựu lớn nhất về mặt triết học của thuyết Âm
– Dương, ngũ hành là đã hướng sự tư duy của con người về những tố chất khởi
nguyên của vạn vật, về cội nguồn đầu tiên của vận động. Từ đó đưa ra một thế giới

quan triết học, lý giải về sự biến dịch của vũ trụ. Đồng thời các nhà triết học của
Trung Quốc cũng đã thấy được quy luật vận động bốn mùa và phân thứ: đông, tây,
nam, bắc cho trái đất con người. Tuy nhiên những tư tưởng triết học Âm – Dương,
6

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

ngũ hành ít đề cập đến quan điểm phát triển của vạn vật và do đó khơng đưa ra
được những nguyên lý của sự phát triển, được xem là trung tâm của phép biện
chứng.
2.2 Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể
hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và đỉnh cao vào thế kỉ
thứ XVII, XVIII. Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực
rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại,
chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư
duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa
duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận
tạo nên nó ln ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng
giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra.
Thời Cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản
đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng
tư sản lớn đã nổ ra và thành công: cách mạng tư sản Hà Lan (cuối thế kỷ XVI),
cách mạng tư sản Anh (1642 – 1648) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản khá toàn
diện và rất triệt để ở Pháp (1789 – 1794) đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ Phong kiến,
xác lập chế độ cộng hòa tư sản. Đây cũng là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Những

tiền đề trên đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước
hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt được trình độ là cơ sở cổ điển.
Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực nghiệm.
Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự
trừu tượng, tách rời, không vận động, không phát triển, nếu có đề cập đến vận động
thì là sự vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học
duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc, siêu hình. Các thành tựu khoa học tự
nhiên, đặc biệt là cơ học, được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống và trong
nhận thức nhưng những niềm tin tôn giáo vẫn chưa bị đẩy lùi, những giá trị của
Thượng đế được thừa nhận.
Giới tự nhiên được gán ép cho những tính siêu nhiên, thần thánh. Do đó, màu sắc
tự nhiên thần luận là một nét đặc sắc của chủ nghĩa duy vật máy móc lúc bấy giờ.
7

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Trên bình diện nhận thức – phương pháp luận, triết học chủ yếu đi tìm phương
pháp nhận thức mới để khắc phục triệt để phương pháp kinh viện giáo điều, nhằm
xây dựng một triết học và một khoa học mới có sự liên hệ mật thiết với nhau,
hướng đến xây dựng tri thức. Tuy nhiên sự đối lập giữa cảm tính và lý tính rất gay
gắt kéo theo sự đối lập giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch, giữa
tư duy tổng hợp và tư duy phân tích đã sản sinh ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh
nghiệm – duy giác và chủ nghĩa duy lý – tự biện. Sự đối lập này đã sản sinh ra hai
phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức khoa học: phương pháp kinh
nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên thực nghiệm và phương pháp tư duy tư
biện trong nghiên cứu khoa học tự nhiên lý thuyết. Do khoa học thực nghiệm
chiếm ưu thế nên phương pháp siêu hình kinh nghiệm được đề cao và do cơ học

vươn lên vai trò hàng đầu trong các ngành khoa học tự nhiên nên chủ nghĩa cơ giới
(máy móc) xuất hiện và xâm nhập trở lại vào các ngành khoa học đó. Vì vậy, trào
lưu triết học thống trị trong giai đoạn này là chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy
móc. Tuy nhiên sau đó chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy móc lại bộc lộ những
nhược điểm yếu kém của mình trong quá trình tư duy lý luận vì vậy phép biện
chứng duy tâm đã ra đời thay thế. Trên bình diện nhân sinh quan – ý thức hệ, nền
triết học thời kỳ này thể hiện rõ tinh thần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản.
Nó là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản để tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn quần
chúng thực hiện những hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng
xã hội mới – chủ nghĩa tư bản. Khát vọng giải phóng con người ra khỏi sự thống trị
của chế độ Phong kiến – giáo hội Nhà thờ, ra khỏi sự ngu dốt, ra khỏi chi phối âm
thầm của các lực lượng tự nhiên nhằm hướng đến một cuộc sống tự do, hạnh phúc,
công bằng, bác ái, sung túc cho con người trên trần gian được đặt ra. Khát vọng
này có sức cuốn hút mạnh mẽ quần chúng đi đến một hành động cách mạng cụ thể
để giải phóng mình và giải phóng xã hội.
Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác đánh giá Bacon là “ông tổ
thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”. Bacon
thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học khơng biết một cái
gì khác ngồi thế giới vật chất, ngồi giới tự nhiên. Ơng cho rằng con người cần
phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được khơng hồn
tồn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacon cho rằng tri thức là sức
mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm
đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người.
8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470


Cũng như Bacon, Đêcáctơ đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa
học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên.
Ơng tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt được những tri thức có ích
cho cuộc sống. Triết học của ơng có tính chất nhị ngun. Ơng cho rằng, hai thực
thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều
phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của
Đêcáctơ biểu hiện tính chất thỏa hiệp của hệ tư tưởng tư sản. Trong học thuyết về
tự nhiên, Đêcáctơ là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là
cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật
chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhất vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu
khơng có quảng tính thì khơng có vật chất. Vật chất chốn đầy vũ trụ, khơng có
khơng gian trống rỗng. Đêcáctơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vận động cơ
học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được
chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của
Đêcáctơ về tính khơng bị tiêu diệt của vận động được Ph.Ăngghen đánh giá như
một thành tựu khoa học vĩ đại. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con
vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có
lý trí. Nhưng lý trí, theo ơng khơng phụ thuộc vào quá trình vật chất.
Giá trị của triết học Aristotle thể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên: đó là sự
tồn tại của vật chất và hình dạng là cái tạo nên sự vật. tuy còn nhiều quan điểm duy
tâm trong học thuyết này nhưng nhìn chúng nó đã có giá trị nhất định. Tuy nhiên
giống như các nhà triết học trước đây hạn chế của ông vẫn là sự ngây thơ, chất
phác trong quan niệm và sự tư duy trực quan cảm tính. Hạn chế của ông còn thể
hiện trong học thuyết về sự tồn tại: ông cho rằng giới tự nhiên vừa là vật chất đầu
tiên, là cơ sở của mọi sinh tồn, vừa là hình dáng (cái được đưa từ bên ngồi vật
chất) nhận thức của con người là thu nhận hình dáng chứ khơng phải chính sự vật.
Ngồi ra ơng cịn thừa nhận hình dáng của mọi hình dáng là thần thánh, xuất phát
từ thần thánh. Hạn chế của ơng cịn được thể hiện ở chỗ khi quan niệm về sự vận
động của vật chất, ông cho rằng thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động. Trong
lý luận nhận thức, sai lầm có tính chất duy tâm của Aristotle là thần thánh hóa mọi

nhận thức lý tính và coi đó là chức năng của linh hồn, của thượng đế.
2.3 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do
Mác và Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được
V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó
và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện
chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật
chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái qt hố những tri thức của
nhân loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung,
đồng thời định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn của mình. Ví dụ quan niệm của Béccli.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng đó
khơng phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập
với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên xã hội và tư duy. Nó thường được
mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối.
Ví dụ quan niệm của Platon, Heghen. Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa
duy vật là các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, nguồn gốc nhận thức. Nguồn
gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ,
nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức,
tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất. Trong lịch sử triết học luôn diễn ra

cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực bên
trong cho sự phát triển của tư duy triết học. Đồng thời nó biểu hiện cuộc đấu tranh
về hệ tư tưởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội. Bên cạnh các nhà triết học,
nhất nguyên luận giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật chất hoặc tinh thần,
cịn có các nhà triết học nhị ngun luận. Họ xuất phát từ cả hai nguyên thể vật
chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh
thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm nhưng cuối
cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự
nó không phục thuộc vào vật chất.
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm cao của trí tuệ nhân loại, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Lênin viết: "Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hồn tồn
rõ ràng rằng chủ nghĩa Mác khơng có gì là giống "chủ nghĩa tơng phái", hiểu theo
nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát
triển vĩ đại của văn minh thế giới". Người còn chỉ rõ, học thuyết của Mác "ra đời là
sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của những đại biểu xuất sắc nhất
10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội". Triết học cổ
điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là
Hêghen và Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen. Sau này, cả khi đã
từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, các ông vẫn đánh giá cao tư tưởng
biện chứng của nó. Chính cái "hạt nhân hợp lý" đó đã được Mác kế thừa bằng cách
cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng phép biện chứng duy vật. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen,

C.Mác đã dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ
nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ,
khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Từ đó Mác và
Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ. Với tính cách là những bộ phận hợp
thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng. Khơng thấy điều đó, mà
hiểu chủ nghĩa duy vật biện chứng như sự lắp ghép cơ học chủ nghĩa duy vật của
triết học Phoiơbắc với phép biện chứng Hêghen, sẽ không hiểu được triết học Mác.
Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ,
của phép biện chứng của Hêghen. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi
không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với
phương pháp ấy nữa". Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã
làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên "hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận
thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử
của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học.

3. Trong quan niệm về vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện
chứng có sự hồn thiện hơn
3.1 Ưu điểm và nhược điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác
Chủ nghĩa duy vật chất phác lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, khơng
viện đến thần linh hay Thượng Đế. Tuy nhiên, những lý giải về thế giới cịn mang
nặng tính trực quan nên những kết luận về thế giới về cơ bản cịn mang tính ngây
thơ, chất phác.
Hêraclit cho rằng là vật chất, bản nguyên đầu tiên của thế giới là lửa. Theo ông, lửa
là bản nguyên vật chất, là nguyên tố đầu tiên của mọi dạng vật chất; “tất cả đều
được trao đổi với lửa và lửa trao đổi tất cả như vàng thành hàng hóa, và hàng hố
thành vàng”. Ơng đã có quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo
11


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Hêraclít: mọi vật đã trơi đi, chảy đi, khơng có cái gì giữ nguyên tại chỗ, tất cả mọi
vật đều vận động, khơng có cái gì tồn tại mà cố định. Ơng khẳng định: khơng thể
tắm hai lần trong cùng một dịng sơng, bởi vì nước khơng ngừng chảy trên sơng.
Hêraclít cịn nêu lên những phỏng đốn thiên tài về quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập. Theo ông, cái đồng nhất trong sự khác biệt, đó là cái hài
hịa của những cái căng thẳng đối lập. Ơng cịn nêu lên vấn đề sự phân đơi cái đơn
nhất, về sự nhận thức những bộ phận mâu thuẫn của nó, về sự chuyển hóa từ mặt
đối lập này sang mặt đối lập khác, về sự trao đổi những mặt đối lập. Hêraclít đã có
những quan điểm đúng đắn về lý luận nhận thức. Ông cho rằng, nhận thức thế giới
là nhận thức lô gô của vũ trụ, nghĩa là nhận thức tự nhiên và xã hội trong trạng thái
đấu tranh và hài hòa của những mâu thuẫn của chúng. Ơng rất coi trọng nhận thức
cảm tính nhưng khơng tuyệt đối nó.
Tales là người sáng lập trường phái Milê là nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà
triết học đầu tiên của Hy lạp là Talet (khoảng 624 - 547 TCN). Trong toán học,
bằng việc phát minh nhiều định lý cơ bản của hình học, số học, nghĩa là bằng việc
sử dụng những công thức trừu tượng, Talet đã đặt cơ sở cho sự ra đời toán học lý
thuyết. Trong thiên văn và vật lý Talét có nhiều phát hiện độc đáo về hiện tượng
nhật thực, nguyệt thực, thủy triều, tiết phân, hạ chí, mặc dù cịn mang tính chất
ngây thơ. Trong triết học, Talet thuộc thế hệ đầu tiên xem xét bản nguyên ở dạng
hành chất. Ông nói về nước như một cái phổ quát, tuyệt đối, như cơ sở của sinh
thành và cả chuyển hóa nữa, mặc dù ý tưởng về chuyển hóa chỉ xuất hiện dưới
dạng phôi thai. Tất cả chỉ là biến thái của nước. Với quan niệm nước là khởi
nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào
trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một
dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.

3.2 Ưu điểm và nhược điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Góp phần khơng nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là
giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây
Âu nhưng Chưa phản ứng đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát
triển.
Về mặt phương pháp luận, thiếu sót cơ bản của chủ nghĩa duy vật siêu hình là
khơng áp dụng phép biện chứng vào lý luận nhận thức nói chung, vào việc nghiên
cứu lĩnh vực xã hội nói riêng. Do vậy, kết cục là các học thuyết ấy chỉ phản ánh
được những hiện tượng riêng rẽ trong quá trình lịch sử, thu gom được những tài
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

liệu lẻ tẻ của hiện thực, mà không thấy xã hội cũng vận động theo các quy luật
khách quan. Họ coi con người và xã hội chẳng qua là một cỗ máy hoặc là những bộ
phận của máy móc phức tạp. T.Hốpxơ coi trái tim con người chính là cái là xơ, dây
thần kinh của con người như cái sợi chỉ, khớp xương của con người như cái bánh
xe… Hay Lametri cho rằng, “con người là cỗ máy”, “con người là một cái máy
phức tạp tới mức hồn tồn khơng thể có một ý tưởng rõ ràng, và do vậy khơng thể
đưa ra một định nghĩa chính xác về con người”. Do sự thống trị của cơ học cổ điển
của Newton và phương pháp thực nghiệm trong khoa học tự nhiên nên chủ nghĩa
duy vật thời kỳ cận đại (thế kỉ XVII – XVIII) là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nó áp
dụng một cách máy móc các định luật của cơ học vào trong đời sống xã hội. Theo
đó, trong giới tự nhiên có sức hút và sức đẩy thì trong đời sống xã hội cũng có hai
trạng thái đối lập nhau là hịa bình và chiến tranh.
Becon đã coi chủ nghĩa kinh viện là vơ ích, chỉ là những lập luận trừu tượng khơng
có nội dung. Khoa học mới (phương pháp luận của khoa học tự nhiên thực nghiệm)

sẽ đem lại cho con người sức mạnh trong cuộc chinh phục giwois tự nhiên. Để đạt
được điều đó, nhận thức khoa học phải dựa trên các sự kiện và từ đó khái quát
thành lý luận. song, để có được phương pháp trước hết phải loại bỏ những “ảo
tưởng” cản trở con đường nhận thức như: ảo tưởng loài, ảo tưởng hang động, ảo
tưởng thị trường, ảo tưởng nhà hát. Becon đã đưa ra những quan điểm duy vật, coi
vật chất là tổng hợp các hạt, coi giới tự nhiên là tổng hợp các vật thể đa dạng về vật
chất. Vận động cũng đa dạng và là thuộc tính khơng thể tách rời của vật chất. Tuy
nhiên chủ nghĩa duy vật của Becon siêu hình và khơng triệt để. Ơng quá nhấn
mạnh đến phương pháp quy nạp, đề cao phân tích. Tuy chống lại chủ nghĩa kinh
viện nhưng lại thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế, thừa nhận lý luận về “chân lý
hai mặt”…
Trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, các nhà duy vật Pháp thừa nhận
vật chất, giới tự nhiên là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất, theo các nhà
duy vật Pháp, tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt
được, không thể biến đổi vật chất thành hư vô, cũng không thể tạo nên vật chất từ
hư vô. Bác bỏ nhị nguyên luận của Đềcáctơ, các nhà duy vật Pháp cho rằng sự
phong phú, đa dạng của sự vật, hiện tượng chỉ là những hình thức khác nhau của
tồn tại vật chất do các phân tử cấu thành. Vật chất là một thực thể duy nhất, nguyên
nhân tồn tại của vật chất nằm ngay trong bản thân nó. Khơng gian, thời gian là
những thuộc tính cơ bản của vật chất. Theo họ, vận động biểu hiện hoạt tính của
vật chất và gắn liền với vật chất. Nhờ vận động mà giới tự nhiên luôn luôn chuyển
động từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tính nhất nguyên của chủ nghĩa duy
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

vật làm cho các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII thể hiện mạnh mẽ chủ nghĩa vô

thần. Tuy nhiên, họ cũng chưa thấy được rằng ý thức không chỉ là sản phẩm của
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, mà cịn là sản phẩm của sự phát
triển xã hội. Họ đã cố gắng khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật ở thế kỷ
XVIII, song vẫn khơng thốt khỏi tính chất siêu hình và cơ giới trong quan niệm về
vật chất và vận động; vận động vẫn chỉ được hiểu một cách cơ giới. Và, cũng như
các nhà duy vật trước kia, các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII vẫn chưa thoát khỏi
duy tâm trong việc giải quyết những vấn đề xã hội.
3.3 Sự hoàn thiện của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó
tồn tại, là cơng cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện
thực ấy. Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới ở "ý niệm
tuyệt đối" hoặc ở ý thức con người; ngược lại thì các nhà duy vật trước Mác có
khuynh hướng chung là tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới ngay trong bản thân
nó. Nhưng do ảnh hưởng của quan điểm siêu hình - máy móc nên họ cho rằng mọi
hiện tượng của thế giới đều được cấu tạo từ những vật thể ban đầu giống nhau,
thống nhất với nhau, cùng bị chi phối bởi một số quy luật nhất định. Quan điểm ấy
khơng phản ánh được tính nhiều vẻ, tính vơ tận của thế giới hiện thực. Bằng sự
phát triển lâu dài của bản thân triết học và sự phát triển của khoa học, chủ nghĩa
duy vật biện chứng khẳng định rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

Một là, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới
vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. Hai là mọi
bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở
chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc
có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy
luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh
viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không bị mất đi. Trong thế giới
khơng có gì khác ngồi những q trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn
nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.

Khoa học hiện đại tiếp tục chứng minh nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế
giới bằng những thành tựu mới trong vật lý học, trong hóa học, trong khoa học vũ
trụ, trong khoa học sự sống, v.v.. Những thành tựu của các ngành khoa học ấy đã
làm sâu sắc thêm nhận thức của con người về thành phần, về kết cấu của thế giới
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

vật chất, về những đặc điểm hoạt động và phát triển của nó trên các trình độ tổ
chức khác nhau của vật chất. Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp cho
chủ nghĩa duy vật biện chứng có cơ sở khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng đều
có cùng bản chất vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Như vậy, bản chất
của thế giới là vật chất; thế giới thống nhất ở tính vật chất. Thế giới vật chất có
nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện mn hình
mn vẻ.
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2.500 năm. Ngay từ
lúc mới ra đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không
khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Giống như mọi phạm
trù khác, phạm trù vật chất có q trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt
động thực tiễn của con người và với sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất, cái tồn
tại một cách vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính
của chúng.
Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen; tổng kết những thành tựu khoa học
tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được

cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác"
Ở định nghĩa này, V.I.Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng:
Trước hết là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm
của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các
dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật
chất nói chung, vơ hạn, vơ tận, khơng sinh ra, khơng mất đi; còn các đối tượng, các
dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để
chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy, khơng thể quy vật chất nói chung về vật thể,
khơng thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các
nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm.

Thứ hai là trong nhận thức luận, đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết vật chất
chính là thuộc tính khách quan. Khách quan, theo V.I.Lênin là "cái đang tồn tại độc
lập với loài người và với cảm giác của con người"2. Trong đời sống xã hội, vật
chất "theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất khơng có nghĩa gì khác hơn:
"thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người
phản ánh". Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ
bản sau: Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc
vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức
được. Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác
động lên giác quan của con người. Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của

vật chất. Với những nội dung cơ bản như trên định nghĩa vật chất của V. I. Lênin
có nhiều ý nghĩa to lớn. Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I.Lênin
đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc
khách quan của cảm giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng
những phương thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người
có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc
phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác
về vật chất.
Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I.Lênin đã thừa nhận rằng,
trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm
giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức
nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được
những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.
Đồng thời, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cịn có ý nghĩa định hướng đối với
khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể
trong thế giới.
Kết luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy
vật Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức khoa học, chủ

16

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

nghĩa duy vật đã trải qua ba hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ
nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật,
do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập, V.I Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và
phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng
triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy vật biện
chứng ngay từ đầu khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy
vật chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại Tây Âu, đạt
tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và
sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt
động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên
cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức. Trên đây là toàn bộ bài tiểu luận triết học về “Chủ nghĩa duy vật
biện chứng do Các Mác sáng lập là hình thức phát triển hồn thiện nhất của chủ
nghĩa duy vật trong lịch sử ”. Trong quá trình nghiên cứu, tìm tịi em đã tìm hiểu và
thơng qua được một lượng thông tin nhất định về chủ nghĩa duy vật và các vấn đề
triết học xoay quanh nó, đó thực sự là một hành trang khơng thể thiếu cho bước
đường của em trong tương lai. Bài tiểu luận chắc chắn chưa thể đầy đủ và hoàn
thiện khi chưa có sự góp ý của TS Phạm Văn Sinh cùng các bạn độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t. 20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994,
tr. 22.
2. V.I.Lênin. Toàn tập, t.15. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr. 437.

3. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2004), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
4. Bộ giáo dục và đào tạo (1997), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Trung tâm đào
tạo từ xa đại học Huế, dự án " hỗ trợ từ xa" Việt - Bỉ, Nxb Hà Nội
5. Lê Hữu Ái, Triết học, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
6. Dỗn Chính (1999), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ - trung đại, Nxb Thanh niên, Hà
Nội.
17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

7. GS-TS.Nguyễn Ngọc Long, GS-TS.Nguyễn Hữu Vui - Giáo trình triết học Mác
– Lênin

18

Downloaded by tran quang ()



×