Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

MÔN học tâm lý và NGHỆ THUẬT LÃNH đạo đề tài PHÂN TÍCH tâm lý LÃNH đạo của NHÂN vật dì GHẺ TRONG TRUYỆN cổ TÍCH tấm cám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.74 KB, 29 trang )

lOMoARcPSD|9054470

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

MÔN HỌC
TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đề tài:

PHÂN TÍCH TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NHÂN VẬT
DÌ GHẺ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM

GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: QTKD- K15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 2016

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
……………, ngày… tháng… năm 2016

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

DANH SÁCH NHĨM VÀ BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
CỦA CÁC THÀNH VIÊN
TT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

PHAN HUỲNH CẨM



401021544

2

CAO TRỌNG

NGHĨA

401021526

3

PHẠM QUỲNH


VY

401021547

4

PHAN VÕ THANH

VI

401021546

Downloaded by tran quang ()

NHIỆM VỤ
- Nhóm trưởng
- Đạo diễn, quay clip
máy 1.
- Nội dung bài Word
chương 2, 3.
- Vai diễn tiểu phẩm:
Mạnh Bà.
- Nội dung PPT
chương 2.
- Lồng tiếng Clip:
Dẫn truyện.
- Kịch bản.
- Chuẩn bị hậu cần.
- Vai diễn clip: binh
lính.

- Lồng tiếng nhân vật
binh lính.
- Hậu cần: sân khấu.
- Công việc: Hậu cần
phụ trách trang điểm,
vật dụng và phục
trang.
- Quay clip máy 2.
- Làm Clip hậu cảnh.
- Vai diễn tiểu phẩm:
Nhân viên tập sự của
Mạnh Bà.
- Hậu cần buổi diễn:
Hóa trang và các phụ
kiện nam, nữ.
- Cơng việc: Hậu cần
phụ trách trang phục,
công cụ và thủ quỹ.
- Vai diễn clip: Cám.
- Vai diễn tiểu phẩm:
Ma Cám.
- Hậu cần buổi diễn:
sân khấu, địa điểm
quay clip, trang
phục nữ.


lOMoARcPSD|9054470

5


DƯƠNG NGỌC BĂNG

TÂM

401021543

6

NGUYỄN MINH

TÍN

401021540

7

LÊ THANH

DUY

8

TRƯƠNG THỊ MỸ

TUYỀN

401021534

9


TRƯƠNG THỊ THU

HIỀN

401021513

401021507

Downloaded by tran quang ()

- Vai diễn clip: Tấm.
- Nội dung bài Word
chương 1 và phần mở
đầu, kết thúc.
- Nội dung: PPT
chương 1
- Lồng tiếng nhân
vật.
- Hậu cần quay clip:
máy 3.
- Vai diễn tiểu phẩm:
Mã Diện.
- Hỗ trợ làm Clip và
lồng tiếng nhân vật
- Hậu cần buổi diễn:
sân khấu
- Vai diễn Clip: Mẹ
Cám.
- Phụ trách chính

phần làm Clip minh
họa.
- Hậu cần buổi diễn:
âm thanh, sân khấu
- Vai diễn Clip: Hàng
xóm.
- Nội dung Word:
chương 1 và phần mở
đầu.
- Nội dung PPT
chương 1.
- Lồng tiếng nhân
vật.
- Hậu cần buổi diễn:
dự bị.
- Hậu cần clip: trang
điểm, ăn uống.
- Vai diễn tiểu phẩm: Ma
mẹ Cám sau khi đi phẫu
thuật thẩm mỹ.
- Nội dung Word:
Chương 2, 3. Trình
bày.
- PPT: Hình thức và
nội dung chương 3,


lOMoARcPSD|9054470

10


NGUYỄN MINH

11

THAMMABANVONG

kết luận.
- Kịch bản.
- Hậu cần clip: ăn
uống.
- Vai diễn clip:
Công Công.
- Nội dung Word:
Chương 1, 3 và
TRUNG
401021542
kết luận.
- Phụ trách Clip và
lồng tiếng.
- Hậu cần buổi diễn:
Sân khấu, âm thanh,
trang phục nam.
- Hậu cần Clip: ăn
uống.
- Vai diễn tiểu phẩm:
VIPHACHAN 401021551
Ngưu Đầu.
- Hậu cần buổi diễn:
sân khấu, âm thanh.


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO.............................................................2
1.1 Các khái niệm............................................................................................................................2
1.1.1 Tâm lý học...............................................................................................................................2
1.1.2 Tâm lý học quản lý..................................................................................................................2
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý...............................................................................2
1.2.1 Yếu tố bên trong......................................................................................................................2
1.2.1.1 Khả năng ý thức về bản thân.................................................................................................2
1.2.1.2 Năng lực................................................................................................................................2
1.2.1.3 Tâm lý cá nhân......................................................................................................................3
1.2.2 Các yếu tố chủ quan................................................................................................................3
1.2.2.1 Địa vị xã hội..........................................................................................................................3
1.2.2.2 Giới tính................................................................................................................................3
1.2.2.3 Kinh nghiệm sống..................................................................................................................3
1.2.2.4 Tuổi tác.................................................................................................................................3
1.2.3 Các yếu tố khách quan............................................................................................................3
1.2.3.1 Mơi trường............................................................................................................................3
1.2.3.2 Văn hóa.................................................................................................................................4
1.3 Các thuộc tính của tâm lý.........................................................................................................4
1.3.1 Tính khí...................................................................................................................................4

1.3.1.1 Người sơi nổi.........................................................................................................................4
1.3.1.2 Người linh hoạt.....................................................................................................................4
1.3.1.3 Người điềm tĩnh.....................................................................................................................5
1.3.1.4 Người ưu tư...........................................................................................................................5
1.3.2 Tính cách.................................................................................................................................5
1.3.2.1 Tính tốt..................................................................................................................................5
1.3.2.2 Tính xấu................................................................................................................................5
1.3.2.3 Tính trung lập và tính vừa xấu, vừa tốt.................................................................................5
1.3.3 Năng lực..................................................................................................................................6
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NHÂN VẬT DÌ
GHẺ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM...........................................................................7

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

2.1 Thực trạng về tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám...........7
2.1.1 Sơ lược về bối cảnh lịch sử và nội dung truyện Tấm Cám....................................................7
2.1.2 Giới thiệu về nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám...............................................8
2.2 Phân tích thực trạng về tâm lý của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám...........9
2.2.1 Những đặc điểm trong tính khí của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám...........9
2.2.1.1 Tính khí nóng........................................................................................................................9
2.2.1.2 Tính khí linh hoạt..................................................................................................................9
2.2.2 Những đặc điểm trong tính cách của nhân vật Dì ghẻ........................................................10
2.2.3 Những đặc điểm thể hiện năng lực của nhân vật Dì ghẻ.....................................................11
2.2.3.1 Năng lực tư duy của nhân vật Dì ghẻ..................................................................................11
2.2.3.2 Năng lực ngơn ngữ của nhân vật Dì ghẻ.............................................................................11
2.2.3.3 Năng lực tương tác của nhân vật Dì ghẻ.............................................................................12
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ........................................12

2.2.4.1 Sự ảnh hưởng của tính khí, tính cách và năng lực với tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ
........................................................................................................................................................12
2.2.4.2 Sự ảnh hưởng của yếu tố mơi trường và yếu tố văn hóa đến tâm lý lãnh đạo của nhân vật
Dì ghẻ.............................................................................................................................................12
2.3 Đánh giá thực trạng về tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm
Cám................................................................................................................................................13
2.3.1 Ưu điểm trong tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ...........................................................13
2.3.1.1 Về tính khí...........................................................................................................................13
2.3.1.2 Về tính cách.........................................................................................................................13
2.3.1.3 Về năng lực.........................................................................................................................13
2.3.2 Nhược điểm trong tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ.....................................................13
2.3.2.1 Về tính khí...........................................................................................................................13
2.3.2.2 Về tính cách.........................................................................................................................14
2.3.2.3 Về năng lực.........................................................................................................................14
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA NHÂN VẬT DÌ GHẺ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM..................................................................................15
3.1 Mục tiêu của bài học kinh nghiệm.........................................................................................15
3.2 Bài học kinh nghiệm................................................................................................................15
3.2.1 Phát huy ưu điểm..................................................................................................................15
3.2.1.1 Về tính khí...........................................................................................................................15
3.2.1.2 Về tính cách.........................................................................................................................15
3.2.1.3 Về năng lực.........................................................................................................................16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

3.2.2 Khắc phục nhược điểm.........................................................................................................17
3.2.2.1 Về tính khí...........................................................................................................................17

3.2.2.2 Về tính cách.........................................................................................................................17
3.2.2.3 Về năng lực.........................................................................................................................17
KẾT LUẬN....................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................20

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tạo ra của cải vật chất, mọi tổ chức cần có bốn nguồn lực cơ bản là con
người, vốn, máy móc và nguyên liệu. Trong đó, con người là nguồn lực quan trọng
nhất. Với tri thức, kinh nghiệm của mình, con người là yếu tố quyết định đến hiệu
quả làm việc của tổ chức đặc biệt là trong thời kỳ phát triển khoa học, cơng nghệ
mạnh mẽ như hiện nay.
Với bộ óc tinh vi, tư duy, sáng tạo, con người luôn giữ vị trí trung tâm trong
mọi hoạt động và ln là chủ thể của thế giới nội tâm đầy phong phú và đa dạng.
Bản thân mỗi người sinh ra và lớn lên trong những môi trường khác nhau, tồn tại
dưới những thực thể khác nhau nên mang trong người những tính khí, tính cách và
năng lực khác nhau. Chính vì vậy tâm lý là một trong những yếu tố đặt biệt quan
trọng khi nói đến con người. Lãnh đạo thực chất là một nghệ thuật về việc quản lý
con người để đạt mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả. Ứng dụng tâm lý vào trong
cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong nghệ thuật lãnh đạo để đạt được những mục
đích mong đợi là hết sức cần thiết.
Vậy những yếu tố tâm lý có tác động gì đến sự thành công của một nhà lãnh
đạo? Để trả lời câu hỏi này, Nhóm 4 tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Phân tích

tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám” từ đó rút ra
được bài học kinh nghiệm góp phần giúp cho các nhà lãnh đạo tự hồn thiện bản
thân, góp phần tạo nên thành công trong cuộc sống.
2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian và khơng gian: Nhóm nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu tâm
lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ trong truyện Tấm Cám. Việc nghiên cứu tâm lý phụ
thuộc rất nhiều vào hệ quy chiếu chọn để phân tích. Để có cái nhìn mới về truyện,
nhóm nghiên cứu sẽ phân tích tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ ở góc độ trung
lập và góc độ của chính nhân vật Dì ghẻ.
Về nội dung nghiên cứu: Nhóm chỉ tập trung nghiên cứu ba thuộc tính của
tâm lý là: tính khí, tính cách, năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý lãnh đạo
là môi trường và văn hóa.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Tâm lý học
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, là sự hiểu biết ý muốn,
nhu cầu thị hiếu của người khác. Nghiên cứu tâm lý quản lý được xem như là yêu
cầu khách quan, cấp thiết đối với tất cả những ai quan tâm đến việc cải tiến nâng
cao hiệu quả quản lý, làm tốt việc tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân sự.
1.1.2 Tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học, nghiên cứu đặc
điểm tâm lý của con người trong hoạt động quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các

nhân tố khi xây dựng và điều hành các hệ thống xã hội. Tâm lý học quản lý giúp
người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý những người dưới quyền, thấy được hành vi của
cấp dưới, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, biết cách ứng xử,
tác động mềm dẻo nhưng cương quyết với cấp dưới, lãnh đạo được hành vi của họ,
đoàn kết thống nhất một tập thể.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý
1.2.1 Yếu tố bên trong
1.2.1.1 Khả năng ý thức về bản thân
Một cách thức để người lãnh đạo chế ngự áp lực công việc là phát triển
những suy nghĩ phóng đại tầm quan trọng của bản thân, tự phóng đại bản thân, đồng
thời là nhu cầu được ngưỡng mộ; một cách để họ chế ngự cảm giác mất mát là phát
triển cảm giác về danh vọng, tin tưởng rằng họ xứng đáng với sự đối xử đặc biệt và
quy tắc, luật lệ chỉ dành cho người khác, cấp dưới. Hơn nữa, họ khơng có các tình
huống cần sự cảm thông, thiếu đi sự đồng cảm do đó họ khơng thể cảm nhận người
khác đang nghĩ gì.
1.2.1.2 Năng lực
Nhà lãnh đạo giỏi khơng nhất thiết phải có năng lực chun mơn, mà cần
nắm bắt được “bí quyết” thành công của nhà lãnh đạo. Khả năng ra quyết định là
một trong những yếu tố quan trọng khẳng định tố chất của nhà lãnh đạo. Tâm lý
lãnh đạo quyết định phần lớn đến phong cách lãnh đạo, khả năng nhận định vấn đề
đúng sai một cách công tâm.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

3

1.2.1.3 Tâm lý cá nhân

Áp lực tâm lý nhà lãnh đạo thường gặp là “Sự đơn độc của quyền lực” và
“tham quyền lực”. Các quá trình tâm lý này gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm,
các bệnh lý này tác động trở lại gây ra các hành vi vô trách nhiệm và vơ lý ảnh
hưởng đến văn hóa tổ chức, quá trình ra quyết định. Trong số các áp lực này xuất
phát từ tâm lý cá nhân riêng biệt hoặc cách đối mặt với thái độ quá yêu bản thân.
1.2.2 Các yếu tố chủ quan
1.2.2.1 Địa vị xã hội
Những nhà quản lý nắm chức vụ cao, quyền lực lớn sẽ gánh vác nhiều trách
nhiệm hơn lời nói và hành động của mình. Họ thường khơng có nhiều thời gian hay
sự tương tác để dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhân viên của mình.
1.2.2.2 Giới tính
Phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt hơn nam giới. Tính tình
mềm mỏng, phản ứng tích cực hơn trước hồn cảnh bi đát. Chính vì vậy họ sẽ hài
hịa hơn trong công việc và đối xử với người khác thiên về tình cảm hơn.
1.2.2.3 Kinh nghiệm sống
Người có kinh nghiệm sống sẽ biết làm như thế nào để dung hịa các mối
quan hệ trong cuộc sống và cơng việc, biết kiềm chế cảm xúc, cư xử hợp lý trong
các trường hợp cụ thể để đạt được mục đích cuối cùng. Với vốn sống và cách nhìn
nhận con người, họ sẽ dễ dàng hiểu và nắm bắt tâm lý cộng sự hay nhân viên của
mình. Chính vì thế, kinh nghiệm sống tác động đến tâm lý quản lý, giúp người quản
lý ứng xử linh hoạt hơn.
1.2.2.4 Tuổi tác
Những nhà lãnh đạo cao tuổi thường khó chấp nhận sự thay đổi, dễ cảm thấy
bị tổn thương, nhưng họ có nhiều trải nghiệm nên thường nhận diện tình hình tồn
diện hơn, có cách giải quyết cơng việc sâu sắc và có phần linh hoạt hơn. Vì vậy, khi
làm việc với những người này cần hiểu rõ tâm lý của họ để ứng xử đúng cách, tạo
nên môi trường làm việc hiệu quả.
1.2.3 Các yếu tố khách quan
1.2.3.1 Mơi trường
Có tác động lớn đến việc hình thành tính cách của con người, gồm: mơi

trường sống, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Những người nhận được sự giáo dục tốt

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

4

từ gia đình, sự u thương, kính trọng từ bạn bè và đồng nghiệp sẽ hình thành nên ý
thức về lịng tự trọng, khoan dung và họ sẽ có tác động tích cực đến những người
xung quanh. Ngược lại, những người lớn lên trong sự thiếu thốn tình yêu thương
của gia đình, bị mọi người xa lánh sẽ tạo nên những con người ích kỷ, tự cao tự đại.
1.2.3.2 Văn hóa
Văn hóa quyết định chuẩn mực, tác động đến cách thức quản lý nguồn nhân
lực và tâm lý trong lãnh đạo. Thơng qua q trình quản lý nguồn nhân lực, văn hóa
cũng thay đổi. Văn hóa Phương Đơng đề cao tính tập thể, tinh thần đồn kết, trọng
tình trọng nghĩa, coi trọng đức hơn tài. Văn hóa Phương Tây dựa trên giá trị cá
nhân, nhấn mạnh tính tự chủ trong từng hồn cảnh. Do đó, nhà tâm lý phải biết tự
chủ các hành vi của mình, khơng ngừng rèn luyện tính cách. Muốn quản lý được
nhân viên thì phải quản lý được chính bản thân mình.
1.3 Các thuộc tính của tâm lý
1.3.1 Tính khí
Tính khí (khí chất) được xem là các đặc tính của sự biểu hiện nhân cách, phụ
thuộc vào những đặc điểm bẩm sinh và các đặc điểm cơ thể con người.
1.3.1.1 Người sôi nổi
Là người rất hăng hái, nhiệt tình, thẳng thắn, bộc trực, quyết đốn, dám nghĩ
dám làm, dám chịu trách nhiệm; say mê công việc, có nghị lực, có thể dùng nhiệt
tình của mình để lơi cuốn người khác; thường sống thiên về tình cảm, u, ghét rõ
ràng, khả năng thích nghi với mơi trường cao. Tuy nhiên, những người này thường

để tình cảm lấn át lý trí, vội vàng, hấp tấp, nóng nảy, khó hoặc khơng có khả năng
tự kiềm chế, bảo thủ, hiếu thắng, khơng kiên trì; khi rơi vào hồn cảnh khó khăn
thường không tự chủ được bản thân. Người sôi nổi thì có khí chất nóng.
1.3.1.2 Người linh hoạt
Là người có tư duy linh hoạt, lạc quan, yêu đời, có tài ngoại giao, nhiều sáng
kiến, có khả năng tổ chức, dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.
Tuy nhiên, những người này thường vội vàng, hấp tấp, lập trường không vững vàng,
rất hay chủ quan, làm việc nhanh nhưng chất lượng khơng cao, khơng thích hợp với
cơng việc đơn điệu và thường hiếu danh. Người linh hoạt có khí chất linh hoạt.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

5

1.3.1.3 Người điềm tĩnh
Là người trầm tĩnh, chắc chắn, cẩn thận, điềm đạm, làm việc có kế hoạch,
biết cân nhắc trước hành động, làm chủ được tình huống và vơ cùng kiên định,
ngoan cường. Tuy nhiên, khả năng tiếp thu cái mới chậm, khá nguyên tắc, cứng
nhắc, đôi khi máy móc dễ làm mất thời cơ. Người điềm tĩnh có khí chất lì (lạnh hay
bình thản).
1.3.1.4 Người ưu tư
Là người có tính tự giác cao, kiên trì trong cơng việc, làm việc cẩn thận, chu
đáo, ít làm mất lịng người khác. Tuy nhiên, người này có thần kinh nhạy cảm, hay
nghĩ, dễ bị tổn thương, hay chịu tác động của môi trường, không chịu được sức ép
của công việc. Người ưu tư có khí chất yếu (ưu tư).
1.3.2 Tính cách
Là tính chất, đặc điểm về nội tâm của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến

suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách
và nhiều người có thể có cùng tính cách. Tính cách được chia làm ba loại: tính tốt
và tính xấu và tính trung lập.
1.3.2.1 Tính tốt
Tính tốt giúp cho những người xung quanh cảm thấy dễ chịu, hài lịng, mến
phục và u q. Người có q nhiều tính tốt thường dễ bị lợi dụng và đôi khi bị
cho là ngu. Một số đặc điểm quan trọng của người có tính tốt như: khiêm tốn, vị tha,
khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hịa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát.
1.3.2.2 Tính xấu
Tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội cho người khác nên bị ghét
và lên án. Cũng có vài tính xấu khơng gây ảnh hưởng đến ai nên khơng hồn tồn bị
chê trách. Mọi tính xấu trên đời đều bắt nguồn từ sự ích kỉ. Một vài tính xấu phổ
biến như: ích kỷ, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, thích lợi dụng, gian trá, lừa lọc, nhẫn
tâm, ác độc, vơ dun, lố bịch, nhảm nhí.
1.3.2.3 Tính trung lập và tính vừa xấu, vừa tốt
Tính vừa xấu, vừa tốt ví dụ như: kiên định (hay bảo thủ), đôi lúc cần giữ
vững lập trường, đôi lúc phải biết thay đổi nếu thấy mình chưa đúng; thẳng thắn, có
những điều cần bộc trực mà nói nhưng nhiều khi khơng thể thẳng thắn mà nói được;

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

6

hiền lành, trong trường hợp bình thường nên nhu mì, hiền diệu nhưng khi gặp người
dữ dằn nên cứng rắn để tránh bị lợi dụng hay ăn hiếp.
Tính trung lập: người mang tính này khơng gây rắc rối gì mà cũng không bị
ai gây rắc rối cho, không xấu cũng khơng tốt. Ví dụ như trầm lặng.

1.3.3 Năng lực
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những
yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết
quả cao. Năng lực không phải bẩm sinh, di truyền mà được tích lũy qua học tập và
làm việc. Nhà lãnh đạo cần phải biết phát hiện, bồi dưỡng năng lực của nhân viên,
phân công công việc phù hợp và biết khuyến khích để nhân viên bộc lộ năng lực.
Có nhiều cách phân loại năng lực. Ví dụ: Nếu phân loại năng lực theo trình
độ phát triển thì năng lực chia thành hai loại gồm năng lực tái tạo và năng lực sáng
tạo. Mỗi người đều có năng lực trong ở một lĩnh vực nhất định, con người không có
năng lực trong lĩnh vực này sẽ có năng lực trong lĩnh vực khác. Một số năng lực của
người lãnh đạo gồm: Năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực biểu diễn, năng
lực tương tác, năng lực âm nhạc, năng lực thị giác, năng lực nội tâm và năng lực
thiên nhiên.
Năng lực tư duy: được thể hiện ở khả năng tính tốn, phân tích, tổng hợp và
nhận định…Những người có năng lực tư duy tốt thường thích lý luận, có trí nhớ tốt,
nhìn nhận vấn đề logic, khoa học…
Năng lực ngôn ngữ: giỏi làm việc với các con chữ, nhạy cảm và thông minh
trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu từ. Người có năng
lực ngơn ngữ thường có khả năng nói và viết tốt.
Năng lực tương tác: Giỏi làm việc với người khác. Tinh tế, nhạy cảm trong
nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt cảm xúc của người khác. Những
người này thường có đầu óc tổ chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng.
Nhà lãnh đạo có thể có một hoặc một vài năng lực trên. Trong phần nghiên
cứu của nhóm, do truyện khơng nhắc đến tuổi tác, bối cảnh, trình độ học vấn của
nhân vật nên nhóm chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tâm
lý lãnh đạo qua tính khí (tính khí nóng, tính khí linh hoạt), tính cách và ba loại năng
lực (tư duy, ngơn ngữ và tương tác) của nhân vật Dì ghẻ trong mơi trường chịu ảnh
hưởng bởi văn hóa thời kỳ phong kiến.

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

7

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
CỦA NHÂN VẬT DÌ GHẺ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
2.1 Thực trạng về tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích
Tấm Cám
2.1.1 Sơ lược về bối cảnh lịch sử và nội dung truyện Tấm Cám
Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam, nội dung
truyện phản ánh những mâu thuẫn gia đình, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
cùng với ước mơ chiến thắng cái ác của người Việt Nam. Là một thể loại truyện
truyền miệng, hiện tại vẫn chưa có khảo chứng về nơi bắt nguồn của truyện và
truyện Tấm Cám có nhiều dị bản với những tình tiết khác nhau.
Ở vùng Bắc Ninh, truyện Tấm Cám được truyền tụng như là lịch sử Thái phi
Ỷ Lan. Quyển Lý triều đệ tam hồng hậu sự tích đã chép truyện bà Ỷ Lan gắn liền
với nhân vật Tấm (khác với một số truyện, ở Lý triều đệ tam hồng hậu sự tích gọi
ngược lại Tấm là Cám và Cám là Tấm, Ỷ Lan thái phi là Cám) . Ở Nam Bộ - Mỹ
Tho năm 1886, G. Jeanneau - người sưu tầm sớm nhất đã ghi được một truyện Tấm
Cám có những tình tiết gần giống với những tình tiết của truyện Lý triều đệ tam
hồng hậu sự tích.
Tấm Cám là một trong những loại truyện cổ tích phổ biến. Mê-lê-tin-xki
(Mélétinski) trong Nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ xuất bản ở Mat-xcơ-va
năm 1958 cho biết, con số dị bản của truyện Tro bếp (tên nhân vật chính của loại
truyện Tấm Cám ở châu Âu) trên thế giới đã lên đến năm trăm và cịn có thể nhiều
hơn nữa. Ở Việt Nam có khoảng 31 bản kể về truyện Tấm Cám của các dân tộc.
Vì có nhiều dị bản của truyện nên để tiện cho việc phân tích tâm lý nhân vật,
nhóm thuyết trình xin tóm tắt nội dung truyện mà nhóm chọn. Nếu một truyện cổ

tích có thể phân đoạn được thì truyện Tấm Cám của ta có thể chia làm ba đoạn, mỗi
đoạn có một chủ đề với những hình tượng như sau:
Đoạn một chủ yếu nói về mâu thuẫn giữa Dì ghẻ và con chồng tập trung
quanh hình tượng chủ yếu là con cá bống và đôi giày.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

8

Đoạn hai nói về Tấm bị Dì ghẻ và Cám lập mưu giết chết và những cuộc tái
sinh của Tấm xoay quanh hình tượng con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi
và quả thị.
Đoạn cuối nói về cuộc báo thù của Tấm bằng cách lừa Cám tắm nước sôi
chết và hình tượng lọ mắm làm bằng thịt Cám để Dì ghẻ ăn và lăn ra chết.
2.1.2 Giới thiệu về nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật cơ Tấm được xây dựng nổi bật lên
sự hiền lành và nhân hậu, Cám thì rất lười biếng và ham chơi. Nhưng để khắc họa
rõ sự hiền lành và nhân hậu của cô Tấm thì phải có một nhân vật phản diện sắc sảo
và rõ nét để làm sự đối lập. Nhân vật phản diện đó là nhân vật Dì ghẻ - hay Mẹ
Cám. Trong phần phân tích về tâm lý lãnh đạo của nhân vật, nhóm xin thống nhất
cách gọi nhân vật Dì ghẻ là Mẹ Cám.
Vì là thể loại truyện cổ tích thần kỳ và được truyền miệng nên Nhân vật Mẹ
Cám trong truyện không được mô tả cụ thể về tuổi tác, thân thế, trình độ học vấn
mà truyện chỉ tập trung mơ tả về tính cách nhân vật và cuộc sống của bà trong gia
đình sau khi chồng bà qua đời. Nhân vật Mẹ Cám được khắc họa trong truyện ban
đầu được gả cho cha của Tấm để làm mẹ kế, nhưng khơng lâu sau đó thì cha Tấm
cũng mất, Mẹ Cám trở thành góa phụ - là chủ của một gia đình, phải ni hai cơ con

gái là Tấm và Cám. Mẹ Cám là một nhân vật luôn có cái nhìn phẫn nộ với cuộc
sống, ln ganh ghét và trút oán hận lên nhân vật Tấm với mục đích là mang lại
cuộc sống tốt đẹp cho cơ con gái của bà. Nhân vật này rất linh hoạt, có thể mê hoặc
được người đối diện, nhiều mưu mẹo, ham danh hám lợi, nhưng đôi khi lại rất gian
trá, tàn nhẫn và ác độc. Tuy vậy, Mẹ Cám lại rất yêu thương Cám, tất cả những điều
Mẹ Cám làm là vì con của mình và ln muốn tranh giành những thứ tốt cho Cám.
Kết thúc truyện, nhân vật Mẹ Cám bị tức chết khi phát hiện mình ăn hũ mắm làm
bằng thịt của chính con gái mình.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

9

2.2 Phân tích thực trạng về tâm lý của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích
Tấm Cám
2.2.1 Những đặc điểm trong tính khí của nhân vật Dì ghẻ trong truyện cổ tích
Tấm Cám
2.2.1.1 Tính khí nóng
Nhân vật Mẹ Cám trong truyện Tấm Cám được mơ tả là người có tính khí
nóng hay vội vàng, hấp tấp, nóng nảy, sống thiên về tình cảm hay để tình cảm lấn át
lý trí.
Trong các tình tiết của truyện, tính khí nóng của Mẹ Cám thể hiện ở việc dù
là người lãnh đạo trong gia đình, có trách nhiệm với hai cơ con gái nhưng Mẹ Cám
luôn thiên vị cho con ruột của mình hơn là Tấm, Mẹ Cám là người hay cáu gắt và
gây khó khăn với Tấm. Đối với các tình huống và công việc bất ngờ, Mẹ Cám xử lý
rất nhanh, có nhiều ý tưởng song lại hay hấp tấp, vội vàng khơng nghĩ đến hậu quả
sau đó. Nhóm phân tích một điển hình là việc khi nghe Cám nói với mình là Tấm

trở thành hồng hậu, Mẹ Cám tức giận và nghĩ kế giết Tấm bằng cách chặt cây cau
để Tấm té chết. Việc giết chết Tấm khi Tấm về giỗ cha là một quyết định vội vàng
không nghĩ đến hậu quả của Mẹ Cám, bởi nếu đứng ở vị trí một người lãnh đạo gia
đình nếu bình tĩnh hơn, Mẹ Cám có thể có nhiều cách hay hơn để lợi dụng Tấm đưa
Cám vào cung hoặc nghĩ một kế hoạch hồn mỹ hơn để hại Tấm.
2.2.1.2 Tính khí linh hoạt
Nhân vật Mẹ Cám khơng chỉ có một khí chất nóng mà cịn pha trộn với tính
khí linh hoạt, và tính khí linh hoạt là tính khí chủ yếu. Tính khí này được thể hiện
qua việc nhân vật Mẹ Cám có nhiều mưu mẹo, có tài ngoại giao, có khả năng thích
nghi với mọi hồn cảnh này thể hiện qua các chi tiết trong truyện như: nhân vật Mẹ
Cám đưa ra cuộc thi bắt tôm bắt tép với phần thưởng là cái yếm đỏ, việc hai mẹ con
Cám lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà làm thịt con cá bống hay việc trộn lẫn
thóc với gạo cho Tấm nhặt để ngăn cản Tấm đi trẩy hội, hay việc lập mưu để Cám
được làm hoàng hậu,… Để thấy được tính khí của nhân vật Mẹ Cám nhóm nghiên
cứu chi tiết tình huống nhân vật Mẹ Cám đưa ra cuộc thi bắt tôm và tép cho Tấm và
Cám, nếu ai thắng sẽ có phần thưởng. Cái mưu mẹo của nhân vật Mẹ Cám thể hiện

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

10

ở việc: chỉ có một cái yếm đỏ, nhân vật Mẹ Cám muốn cho Cám cái yếm đỏ nhưng
sợ chịu tiếng xấu là khắt khe với con riêng của chồng nên mới đưa ra cuộc thi để
hợp thức hóa việc đưa cái yếm cho Cám.
2.2.2 Những đặc điểm trong tính cách của nhân vật Dì ghẻ
Xuyên suốt truyện Tấm Cám chúng ta vẫn luôn nhận định nhân vật Mẹ Cám
là nhân vật phản diện, ích kỷ, độc ác, tàn nhẫn và ham thích danh vọng. Nhưng tất

cả sự độc ác và tàn nhẫn của nhân vật Mẹ Cám tất cả đều bắt nguồn từ sự ích kỷ và
ghen tng. Ích kỷ khơng phải là keo kiệt, ích kỷ là ln muốn mọi thứ đều tốt với
bản thân mình khơng quan tâm đến người khác là lợi hay hại. Nhân vật Mẹ Cám
trong Tấm Cám cũng vậy, diễn biến tính cách của nhân vật Mẹ Cám cũng thay đổi
và sự thay đổi thể hiện qua hai bước ngoặc.
Bước ngoặc thứ nhất: sự kiện Cha Tấm mất. Trước khi cha Tấm mất, dù
không yêu thương Tấm như Cám nhưng nhân vật Mẹ Cám cũng khơng làm khó
Tấm. Khi cha Tấm vừa mất, lúc Tấm cịn ở nhà, nhân vật Mẹ Cám ln thiên vị
Cám, bắt Tấm làm việc quần quật suốt ngày. Không chỉ dừng lại ở thiên vị, nhân vật
Mẹ Cám cịn ích kỷ khi khơng cho Tấm tiếp xúc và giao lưu với cuộc đời dù chỉ là
con cá bống, sau đó lại gây trở ngại với Tấm khi trộn thóc với gạo lại nhằm khơng
cho Tấm đi trẩy hội. Ở giai đoạn này, tính cách của nhân vật Mẹ Cám vẫn chỉ là ích
kỷ và thiên vị thơi chứ chưa phải là độc ác. Bởi vì, nếu đứng ở góc độ của Mẹ Cám
để xem thì bà u con gái mình nên mới ngăn khơng cho Tấm đi trẩy hội, bà ấy
chưa thể yêu thương con người khác như con mình mà thơi.
Bước ngoặc thứ hai: sự kiện Tấm được trở thành hoàng hậu. Trước khi Tấm
được chọn làm hồng hậu, dù làm khó Tấm song nhân vật Mẹ Cám chưa từng có ý
định giết chết Tấm. Nhưng chỉ với việc Tấm được chọn làm hồng hậu thì sự ghen
tng, đố kị, ích kỷ và ham danh vọng đã che mờ lương tâm làm cho nhân vật Mẹ
Cám trở nên độc ác, tàn nhẫn. Bà ta sẵn sàng giết Tấm bằng cách cưa đổ cây cau để
Tấm lộn cổ xuống ao mà chết, rồi lại dùng mưu kế để Cám thay Tấm vào cung làm
hoàng hậu. Chưa dừng lại ở đó, sự ác độc và tàn nhẫn của nhân vật Mẹ Cám còn thể
hiện bởi việc hiến kế cho Cám để tiêu diệt các hóa thân của Tấm như làm thịt chim
vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi nhằm che đậy tội ác của bản thân. Đến

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470


11

lúc này nhân vật Mẹ Cám đã khơng cịn biện minh được mình là vì Cám nên mới
hại Tấm vì lúc này bên cạnh lợi ích của Cám cũng xuất hiện lợi ích của chính bản
thân bà ta.
Truyện Tấm Cám kết thúc với hình ảnh nhân vật Dì ghẻ - Mẹ Cám chết vì
biết được mình đã ăn hũ mắm làm từ thịt của con mình. Có nhiều ý kiến trái chiều
về kết thúc này, cho rằng kết thúc như vậy là q độc ác. Nhóm thuyết trình khơng
đánh giá về mặt đúng hay sai của kết thúc, nhưng với kết thúc này ta có thể phân
tích được rằng, nhân vật Mẹ Cám có tính cách xấu rất độc ác đối với Tấm, song bà
ta lại rất yêu thương con gái mình. Việc Mẹ Cám lăn đùng ra chết khi biết được sự
thật về hũ mắm cho thấy đâu đó trong tính cách của bà ta vẫn thể hiện sự yêu
thương con và sự hối hận về những việc đã làm.
Từ những đặc điểm trong tính cách của nhân vật Mẹ Cám, ta thấy được Mẹ
Cám là một người có tính cách vừa tốt vừa xấu. Tuy nhiên, tính tốt của Mẹ Cám chỉ
thể hiện với một mình Cám cịn tính xấu là tính cách nổi trội.
2.2.3 Những đặc điểm thể hiện năng lực của nhân vật Dì ghẻ
2.2.3.1 Năng lực tư duy của nhân vật Dì ghẻ
Với năng lực tư duy của mình, Mẹ Cám đã “bày mưu tính kế” cho Cám được
tham gia thử giày, trao đổi với Công Công để sắp xếp, gian lận cho Cám được làm
hồng hậu. Trong gia đình, năng lực tư duy của Mẹ Cám còn được thể hiện qua việc
sử dụng các ảnh hưởng của mình để ra lệnh cho hai con gái thực hiện công việc
nhằm đạt được mục tiêu cá nhân.
2.2.3.2 Năng lực ngơn ngữ của nhân vật Dì ghẻ
Nội dung truyện khơng nhắc tới việc hàng xóm láng giềng xung quanh nói
xấu, dèm pha, đồn đãi về việc Mẹ Cám đối xử tệ với Tấm và cũng không ai đứng ra
bênh vực cho Tấm điều này chứng tỏ nhân vật Mẹ Cám rất khéo léo có tài ngoại
giao. Ngay cả Tấm cũng rất nghe lời mẹ kế của mình mà không hề phản kháng. Với
năng lực ngôn ngữ của mình, Mẹ Cám đã tạo được một “uy tín giả hiệu” đó là xây
dựng hình tượng người “mẹ hiền” từ trong lòng mọi người.


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

12

2.2.3.3 Năng lực tương tác của nhân vật Dì ghẻ
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Mẹ Cám đã có sự phối hợp ăn ý
với Cám thể hiện qua các tình huống như: phối hợp với Cám trong việc “hợp thức
hóa” rổ tơm tép mà Cám mang về (thực tế đó là rổ tơm tép của Tấm); phối hợp ăn ý
với Cám để “bày mưu tính kế” hại Tấm từ những việc nhỏ nhất khi liên quan đến
lợi ích của hai mẹ con. Phải nói rằng việc nhân vật Mẹ Cám lập các âm mưu hãm
hại Tấm thì phần nào cũng thể hiện năng lực ấy của bà.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ
2.2.4.1 Sự ảnh hưởng của tính khí, tính cách và năng lực với tâm lý lãnh đạo của
nhân vật Dì ghẻ
Năng lực nổi bật của Mẹ Cám thể hiện trong truyện Tấm Cám là năng lực tư
duy, ngôn ngữ và năng lực tương tác. Ta thấy rằng, có mối liên hệ giữa tính khí, tính
cách và năng lực của Mẹ Cám trong tâm lý lãnh đạo. Tính khí là những đặc điểm
bẩm sinh, tính khí ảnh hưởng đến tính cách và những năng lực mang tính bẩm sinh.
Ví dụ như Mẹ Cám có tính khí nóng pha trộn với tính khí linh hoạt, tính khí linh
hoạt giúp bà ta có năng lực tương tác và tư duy.
Trong lãnh đạo và ra quyết định thì tính khí và tính cách có ảnh hưởng đến
phong cách lãnh đạo. Mẹ Cám phân công công việc cho Tấm là phù hợp với năng
lực của Tấm, song trong phong cách lãnh đạo của Mẹ Cám thiên về tình cảm nhiều
hơn lý trí, luôn ưu tiên những điều tốt cho Cám trước nên mọi công việc nặng nhọc,
cực khổ đều bắt Tấm phải làm. Không thể không công nhận rằng Mẹ Cám là người
rất có năng lực nhưng với tính cách ích kỷ và ghen tuông đã khiến Mẹ Cám lại sử

dụng năng lực của mình sai chỗ, sử dụng năng lực để lãnh đạo Cám, lập ra các âm
mưu nhằm đem lợi ích trực tiếp cho Cám và lợi ích gián tiếp cho bản thân nhưng lại
có hại cho Tấm.
2.2.4.2 Sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố văn hóa đến tâm lý lãnh đạo
của nhân vật Dì ghẻ
Mơi trường là động lực thúc đẩy và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và
hình thành tính cách của con người. Ở cấp độ cá nhân, văn hóa có ảnh hưởng đến
lối tư duy và cách thức hành động của mọi người. Sự nổi bật trong văn hóa phương

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

13

Đơng đó là việc trọng tình nghĩa, coi trọng mối quan hệ. Xét về yếu tố môi trường
và yếu tố văn hóa của truyện, Tấm Cám có bối cảnh thời đại là xã hội phong kiến xã hội chịu ảnh hưởng nặng của Nho giáo, xã hội lấy “Trung, Hiếu” là chuẩn mực
và tư tưởng “trọng nam kinh nữ” ảnh hưởng nặng nề. Việc một người phụ nữ làm
chủ, lãnh đạo một gia đình khơng có bóng dáng của người đàn ơng là hết sức khó
khăn. Đồng thời, đối với nhân vật Mẹ Cám, việc Tấm phải vâng lời bà và làm việc
theo sự phân công của bà là chuyện hiển nhiên bởi sự ảnh hưởng của chữ “Hiếu”
trong đạo Nho. Tính cách và phong cách lãnh đạo của nhân vật Mẹ Cám cũng chịu
ảnh hưởng khá nhiều bởi môi trường với việc bà là mẹ kế, là góa phụ nên bà luôn
yêu thương Cám hơn và muốn dành điều tốt hơn cho Cám.
2.3 Đánh giá thực trạng về tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ trong truyện
cổ tích Tấm Cám
2.3.1 Ưu điểm trong tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ
2.3.1.1 Về tính khí
Nhân vật Mẹ Cám có ưu điểm là có tính khí rất linh hoạt. Với tính khí này

giúp bà ta có tư duy nhanh nhạy, xử lý vấn đề nhanh chóng.
2.3.1.2 Về tính cách
Xét ở gốc độ của nhân vật Cám, nhân vật Mẹ Cám có tính cách tốt vì ln
kiên nhẫn, chịu khó và đối xử rất tốt đối với Cám.
2.3.1.3 Về năng lực
Nhân vật Mẹ Cám có năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và năng lực tương
tác tốt. Việc phân cơng cơng việc trong gia đình của Mẹ Cám phù hợp với năng lực.
Bà ta đã tạo được uy quyền của một người lãnh đạo gia đình với hai đứa con
của mình.
2.3.2 Nhược điểm trong tâm lý lãnh đạo của nhân vật Dì ghẻ
2.3.2.1 Về tính khí
Bên cạnh tính khí linh hoạt, nhân vật Mẹ Cám cịn là người nóng nảy, vội
vàng khơng bình tĩnh suy xét và chu tồn trước sau điển hình là việc chặt cây dẫn
đến cái chết của Tấm.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

14

2.3.2.2 Về tính cách
Tính cách của nhân vật Mẹ Cám mà nhóm đánh giá là tính cách xấu. Đối với
Tấm, nhân vật dì ghẻ ích kỷ và ghen ghét, đồng thời bà ta cịn ham danh lợi, thích
khoe khoang. Chính những điều đó đã làm cho nhân vật Mẹ Cám trở nên độc ác, lập
ra âm mưu để giết Tấm và thế cho con bà làm hoàng hậu. Dù điểm xuất phát của
Mẹ Cám là từ lợi ích cá nhân của con gái mình (cơ Cám), nhưng trong đó cũng đã
bao hàm lợi ích của chính bản thân nhân vật Mẹ Cám.
2.3.2.3 Về năng lực

Đầu tiên, với vai trò là người chủ gia đình, nhân vật Mẹ Cám đã khơng có sự
cơng bằng trong phân cơng cơng việc giữa hai đứa con trong gia đình, ln thiên vị
cho con ruột là Cám. Đây là điều tối kỵ trong lãnh đạo, vì thiên vị sẽ dẫn đến sự bất
mãn, mất đi sự nể phục và uy tín đối với nhân viên dưới quyền. Là người lãnh đạo
gia đình, sự thiên vị cho Cám làm cho nhân vật Mẹ Cám mất đi sự quý trọng và nể
phục của các con.
Thứ hai, Nhân vật Mẹ Cám dùng năng lực của mình để tạo nên một “uy tín
giả hiệu”, tạo cho mọi người cảm thấy bà ta là người mẹ hiền, nhưng thật sự điều
này là không đúng. Người lãnh đạo mà chỉ cố tạo ra uy tín giả hiệu là người thiếu
trung thực và sẽ không bền lâu.
Cuối cùng, Mẹ Cám là người có năng lực, song năng lực của Mẹ Cám dùng
để làm việc xấu, phục vụ cái lợi ích cá nhân nên bà ta đã phải nhận kết quả cuối
cùng là một kết quả xấu đó là cái chết cho bản thân và cô con gái.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

15

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
CỦA NHÂN VẬT DÌ GHẺ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
3.1 Mục tiêu của bài học kinh nghiệm
Xuất phát từ mục tiêu quản lý và thực tiễn hiện nay, một nhà quản trị, lãnh
đạo giỏi không những nắm vững kiến thức kinh tế văn hóa xã hội mà cịn phải am
hiểu về tâm lý để giúp nhà lãnh đạo có thể phân tích tâm lý của nhân viên từ đó có
cách cư xử khéo léo và nghệ thuật để hồn thành công việc một cách tốt nhất. Qua
việc nghiên cứu phân tích tâm lý lãnh đạo của nhân vật Mẹ Cám trong truyện cổ
tích Tấm Cám nhóm đã khái qt được một số bài học kinh nghiệm như sau:

3.2 Bài học kinh nghiệm
3.2.1 Phát huy ưu điểm
3.2.1.1 Về tính khí
Với tính khí linh hoạt và tài ăn nói, nhân vật mẹ Cám đã có nhiều mưu mẹo,
tài ngoại giao, thuyết phục và khả năng thích nghi với mọi hồn cảnh nhằm đạt
được mục tiêu của mình.
Liên hệ với thực tiễn hiện nay, việc nhà lãnh đạo có tư duy linh hoạt, nhạy
cảm là hết sức quan trọng. Bởi nhà lãnh đạo cần phải nắm bắt được tâm lý, thái độ,
mong muốn, nhu cầu của cấp trên, mọi người xung quanh và nhân viên cấp dưới
của mình để làm hài hịa các mối quan hệ dù khả năng tiếp xúc có hạn chế.
3.2.1.2 Về tính cách
Suy cho cùng thì mọi việc Mẹ Cám làm dù ích kỷ, độc ác có phần tàn nhẫn
cũng đều vì tình thương đối với con ruột của mình là Cám. Ở đâu đó, ta thấy vẫn
thấy được tình cảm của bà đối với gia đình riêng của mình. Nhưng trong cuộc sống,
tính cách tốt cần phải được phát huy nhiều hơn nhiều hơn để xã hội tốt đẹp và nghĩa
tình hơn.
Đối với nhà lãnh đạo cũng cần có tính cách tốt, điều đó giúp những người
xung quanh dễ chịu, hài lòng và được mến phục, yêu quý. Tính tốt của nhà lãnh đạo
cũng phải là tốt với mọi người, chứ không chỉ là tốt với một người, một số người.
Từ các bậc vĩ nhân cho đến các vị chính khách nổi tiếng, ta thấy rằng đặc điểm nổi
bật và tiêu biểu trong tính cách của họ là khiêm tốn.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

16

3.2.1.3 Về năng lực

Năng lực tư duy: Đứng ở vị trí một người chủ gia đình, để đạt được mục tiêu,
Mẹ Cám đã sử dụng những ảnh hưởng, khả năng của mình để điều khiển các con.
Trong thực tế, cơng tác lãnh đạo còn dùng để lập kế hoạch và xây dựng những chiến
lược dài hạn phù hợp với yêu cầu của công việc, thiết lâ ̣p các mục tiêu thực tế của
cá nhân cũng như của nhóm. Nhà lãnh đạo cần phải quyết đốn và có dự kiến kế
hoạch cho những điều không mong đợi xảy ra để không có gì bất ngờ khiến nhà
lãnh đạo bị động. Lúc ấy, nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy tự tin và ra các quyết định
chính xác.
Năng lực ngơn ngữ: Bằng việc sử dụng những lời lẽ khéo léo, thuyết phục,
Mẹ Cám đã làm cho những người xung quanh như hàng xóm láng giềng nghĩ mình
là một người mẹ hiền mà khơng mang điều tiếng gì. Trong thực tế, để khuyến khích
mọi người, một nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng truyền cảm hứng, động viên và
tiếp thêm năng lượng cho nhân viên. Là một người cố vấn, tập trung vào việc mang
lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích
họ đưa ra sáng kiến và đánh giá. Nhà lãnh đạo cũng phải biết khen ngợi thành cơng,
nhanh chóng biểu dương, chúc mừng và cảm ơn mơ ̣t nhân viên về những đóng góp
vào cơng viê ̣c, điều đó sẽ giúp học giữ được lịng trung thành của mọi người. Khi có
sự cố xảy ra, đừng bao giờ chỉ trích ai vì “tiên trách kỉ, hậu không trách nhân”. Là
một nhà lãnh đạo khơng có nghĩa mọi người sẽ theo bạn. Nhà lãnh đạo cần phải cho
nhân viên thấy rằng mình là điểm tựa, niềm tin của họ, hiểu được nhu cầu và sẵn
sàng trợ giúp, thỏa mãn để nhân viên có thể hồn thành tốt cơng việc.
Năng lực tương tác: Trong phạm vi câu chuyện này, nhân vật Mẹ Cám đã thể
hiện được năng lực tương tác thông qua việc thấu hiểu và kết hợp ăn ý với Cám để
hại Tấm. Trong thực tế, nhà lãnh đạo cần lắng nghe để hiểu hơn về cuô ̣c sống, vấn
đề cân bằng giữa cuô ̣c sống - công viê ̣c của nhân viên. Một nhà lãnh đạo giỏi khơng
nên nghĩ mình ln đúng mà phải tiếp thu ý kiến của người khác và làm cho họ cảm
thấy thoải mái khi đưa ra quan điểm của mình. Phải có sự thơng cảm, đồng cảm,
kiên nhẫn với nhân viên đồng thời phải thể hiện sự tôn trọng họ.

Downloaded by tran quang ()



×