Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.45 KB, 21 trang )

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Việt
Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể cả về kinh tế, chính trị và xã hội, không
những nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn nâng cao được
mức sống của người dân. Một trong những động lực của sự phát triển này là do Việt
Nam, với tư cách là một thành viên chính thức của WTO, phải tham gia ký kết và
cam kết thực hiện tất cả các hiệp định đa phương của tổ chức này. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành quả đã đạt được, Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong
việc thực hiện các hiệp định, trong đó có “Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” (gọi tắt là Hiệp định TRIPS). Mặc dù đã ban
hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi năm 2009, song tại Việt Nam, quyền
sở hữu trí tuệ vẫn đang là một vấn đề chưa được thực hiện triệt để, gây ra rào cản lớn
đối với sự phát triển thương mại quốc tế cũng như thực hiện cam kết xây dựng hệ
thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ với WTO.
Chính vì lý do đó, nhóm 9 đã quyết định chọn đề tài “Hiệp định về các khía
cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ” nhằm nghiên cứu tình hình
thực hiện các cam kết trong Hiệp định TRIPS tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến
nghị, giải pháp để vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không còn là rào cản đối tiến
trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
1
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
PHẦN I : HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI
THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (HIỆP ĐỊNH TRIPS)
1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một vấn đề xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thế kỷ 19 đã
có nhiều điều ước đa phương về SHTT như Công ước Paris (1983), Công ước Berne
(1886), Công ước Rome (1961)… Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1980 trở lại đây,
SHTT mới trở thành mối quan tâm thường xuyên và là điều kiện để tham gia các thể


chế thương mại quốc tế. Hệ thống bảo hộ SHTT của các quốc gia được xem xét, đánh
giá lại và phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất. Do đó, ngày 15/4/1994,
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định
TRIPS) ra đời nhằm đưa ra một tiêu chuẩn chung thống nhất cho tất cả các thành viên
của WTO.
Trong hệ thống các Hiệp định của WTO, Hiệp định TRIPS nằm trong Phụ lục
C, bao gồm 73 điều được chia thành 7 phần: Phần I: Các điều khoản chung và các
nguyên tắc cơ bản; Phần II: Các tiêu chuẩn về việc xác lập, phạm vi và việc sử dụng
các quyền SHTT; Phần III: Thực thi quyền SHTT; Phần IV: Thủ tục để hưởng và
duy trì các quyền SHTT và thủ tục khác theo yêu cầu của các bên liên quan; Phần V:
Ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp; Phần VI: Các quy định chuyển tiếp; Phần VII:
Các thoả thuận về thể chế, điều khoản cuối cùng.
Hiệp định TRIPS được xây dựng trên cơ sở các công ước trước đó về các quyền
SHTT, nhưng điểm khác biệt chủ yếu tạo nên ưu điểm của Hiệp định này là:
• Phạm vi các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định rộng hơn, bao quát
hơn;
• Hiệp định chỉ tập trung vào các khía cạnh thương mại của quyền SHTT chứ không
phải là tất cả các nội dung của các quyền này;
• Hiệp định chỉ quy định ngưỡng bảo hộ tối thiểu cho từng loại đối tượng quyền
SHTT, các nước có thể quy định mức bảo hộ cao hơn, với điều kiện không trái các
nguyên tắc của Hiệp định.
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
2
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
1.2. Mục tiêu cơ bản của Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS được thiết lập với mục tiêu được qui định ở Điều 7 là: “góp
phần thúc đẩy phát minh công nghệ và chuyển giao và phổ biến công nghệ, phục vụ lợi
ích của người sản xuất và người sử dụng tri thức công nghệ và theo hướng có lợi cho
sự thịnh vượng kinh tế và xã hội, và cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ.”
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS

Theo quy định của Hiệp định TRIPS, việc ban hành và thực thi các biện pháp
bảo hộ về quyền SHTT phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đối xử tối huệ quốc (MFN)
Điều 4 của Hiệp định quy định thành viên WTO phải dành cho tất cả các
thành viên khác sự bảo hộ đối với các quyền SHTT như nhau, nhằm bảo đảm sự công
bằng giữa các nước thành viên
b) Đối xử quốc gia (NT)
Điều 3 của Hiệp định quy định: “Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các
công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối
xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ SHTT”
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt (được quy định tại Điều 3 và
Điều 4 của Hiệp định), các thành viên có thể được miễn trừ các nghĩa vụ tuân thủ
Hiệp định TRIPS.
1.4. Các quy định cơ bản của hiệp định TRIPS
Các quy định cơ bản của Hiệp định có thể chia thành 5 nhóm sau:
- Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên
tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc, đặc biệt đối với việc cấp bằng độc quyền, xác lập,
hưởng, phạm vi, duy trì và thực thi các quyền SHTT;
- Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các
quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối thiểu của 7 loại quyền SHTT.
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
3
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
- Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm
ngăn chặn chủ SHTT lạm dụng quyền của mình hoặc có hành động hạn chế thương
mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý;
- Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ bằng các quy
định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù có liên quan đến những việc như chủ sở hữu
có thể được hỗ trợ, trợ giúp tạm thời trong luật dân sự; không để hải quan cho qua
hàng giả, hàng ăn cướp hoặc vi phạm quyền SHTT; trừng trị những kẻ làm hàng giả,...;

- Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc
gia cho phù hợp với các quy định trên là 1 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối
với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, và 11 năm đối với các nước kém
phát triển nhất.
2. Cam kết của Việt Nam về thực hiện hiệp định TRIPS
2.1.Cam kết chung
Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định
về các khía cạnh của quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPs) ngay sau khi gia
nhập. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng trong suốt những năm qua
để những quy định và luật pháp của Việt Nam về SHTT phù hợp với Hiệp định TRIPS.
Về vấn đề áp dụng nguyên tắc NT và MFN đối với công dân nước ngoài, Việt
Nam đã áp dụng nguyên tắc NT theo quy định của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu
công nghiệp và áp dụng nguyên tắc MFN đối với công dân nước ngoài phù hợp với các
điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
2.2.Các cam kết cụ thể
Nhìn chung, các quy định của Việt Nam khá đầy đủ và phù hợp theo tinh thần
chung của Hiệp định TRIPS, bao gồm:
Thứ nhất: Các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ, bao gồm cả thủ tục xác lập và
duy trì quyền SHTT, gồm có:
• Bản quyền và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh: 25 năm, các loại khác: 50 năm
hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm, những người trình diễn và sản xuất đĩa ca
nhạc: 50 năm - Điều 14:5; phát thanh: 20 năm kể từ ngày cuối của năm phát thanh -
Điều 14:5);
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
4
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
• Nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ (7 năm cho mỗi lần đăng ký hoặc đăng
ký lại - Điều 18);
• Chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá (không cho phép đăng ký
những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, ví dụ

champagne được hiểu là rượu được sản xuất tại Pháp chứ không phải nơi khác -
Điều 22 và 23);
• Kiểu dáng công nghiệp (ít nhất là 10 năm - Điều 26:3);
• Sáng chế (20 năm từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - Điều 33);
• Bảo hộ giống cây trồng;
• Thiết kế - bố trí mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hoặc sử dụng - Điều 38:2 và
38:3);
• Các yêu cầu đối với thông tin mật, bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm
(được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được phép và việc sử dụng không công
bằng vì mục đích thương mại - Điều 39).
Thứ hai: Các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng quyền SHTT
Thứ ba: Cơ chế thực thi bảo hộ quyền SHTT, gồm có:
• Các thủ tục và chế tài dân sự;
• Các biện pháp tạm thời;
• Các thủ tục và chế tài hành chính;
• Các biện pháp kiểm soát biên giới đặc biệt;
• Các thủ tục hình sự.
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
5
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
PHẦN II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRIPS Ở VIỆT NAM
1. Những động thái từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng
1.1.Sự đổi mới và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho phù hợp
với hiệp định TRIPS
Pháp luật của Việt Nam về quyền SHTT là một lĩnh vực mới được phát triển
trong thời gian qua. Tuy nhiên, với việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ
quyền SHTT tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên trong suốt quá trình
đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về
SHTT nhằm đảm bảo sự phù hợp với những điều ước quốc tế trong lĩnh vực này.
Hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở nước ta đã được bắt đầu triển khai từ những

năm 1980. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1995 khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập
WTO, có thể thấy rằng hệ thống SHTT của nước ta khi đó chưa phải là một hệ thống
đầy đủ và có hiệu quả theo quy định trong Hiệp định TRIPS.
Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, bao gồm 61 điều về SHTT được quy
định trong phần thứ sáu “Quyền SHTT và chuyển giao công nghệ” với nội dung
thừa nhận quyền dân sự (quyền tài sản và quyền nhân thân) đối với các thành quả
sáng tạo trí tuệ được coi là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho
việc xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện về SHTT của Việt Nam. Những năm
sau đó, hàng loạt Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành
và các văn bản dưới luật đã lần lượt được ban hành trực tiếp điều chỉnh hoặc liên
quan tới bảo hộ và thực thi quyền SHTT, tạo cơ sở cho việc thi hành các quy định về
SHTT trong Bộ luật Dân sự 1995.
Tuy vậy, do vẫn chỉ là một phần trong Bộ luật Dân sự 1995 mà không có luật
riêng về SHTT nên hệ thống pháp luật về SHTT bộc lộ những bất cập lớn. Hơn nữa,
sự tồn tại quá nhiều những văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành như
các Nghị định, Thông tư...cho thấy rằng cấu trúc quy phạm quá cồng kềnh, phức tạp,
chồng chéo, “gốc nhỏ hơn ngọn”, khiến cho hiệu lực của toàn bộ hệ thống bị suy
giảm và dễ gây ấn tượng rằng các quy định về SHTT của Việt Nam không ổn định,
dễ bị thay đổi.
Để giải quyết vấn đề trên, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt nam không
ngừng được hoàn thiện. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005, trong đó tái khẳng định
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
6
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
những nguyên tắc dân sự cơ bản của quyền SHTT trong Phần VI của Bộ luật, cùng
với việc thông qua Luật SHTT 2005, có hiệu lực từ 01/07/2006, đã điều chỉnh tất cả
các khía cạnh của quyền SHTT, đã đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ thống
pháp luật về SHTT của Việt Nam, đã pháp điển hóa các quy định trước đây về quyền
SHTT trong hàng loạt các văn bản dưới luật, đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt
Nam với các quy định quốc tế về quyền SHTT. Hai văn bản này đã tạo thành một hệ

thống các quy định hoàn chỉnh và thống nhất về quyền SHTT thay thế cho các quy
định truớc đây. Trong đó Bộ luật Dân sự 2005 là luật gốc còn Luật SHTT 2005 là
luật chuyên ngành, trong trường hợp có sự xung đột giữa hai văn bản thì Luật SHTT
2005 sẽ được áp dụng (Điều 5.2 của Luật SHTT 2005).
Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành và triển khai Luật SHTT, nhiều Quyết
định và Nghị định hướng dẫn thi hành cũng đã được ban hành, chủ yếu là để cụ thể
hóa từng khía cạnh, từng lĩnh vực và hướng dẫn thi hành, nên không có sự chồng
chéo, phức tạp.
Đặc biệt, ngày 19/6/2009, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật SHTT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) nhằm sửa đổi một số bất cập
trong Luật SHTT 2005, cụ thể là một số điều khoản chưa tương thích với điều ước
quốc tế và một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn thi hành.
Nhìn vào hệ thống luật pháp SHTT của Việt Nam, có thể khẳng định rằng
chúng ta đã hoàn thành khung pháp lý phù hợp với chuẩn mực quốc tế, điển hình là
Hiệp định TRIPS (WTO), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và các
thỏa thuận song phương khác; đồng thời đã đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ của Hiệp
định TRIPS, tạo nền tảng vững chắc cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật về SHTT.
1.2.Sự tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT và mạnh
tay thực thi pháp luật về SHTT
Ngoài các kết quả đạt được về mặt lập pháp, chúng ta còn thấy được sự tích
cực triển khai các chương trình hành động về SHTT của các cơ quan hữu quan. Các
hoạt động hỗ trợ và bổ trợ cho công tác thực thi quyền SHTT như đào tạo cán bộ,
tuyên truyền – phổ biến kiến thức và pháp luật SHTT, về tác hại của hàng giả, hàng
xâm phạm bản quyền cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao
nhận thức của các cán bộ quản lý, giới doanh nhân và toàn thể công chúng về SHTT.
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
7
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
Điển hình nhất, có thể kể đến Chương trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-

NNPTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn
2006-2010 (gọi tắt là Chương trình 168) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa
– Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Bộ Công an và
Bộ Bưu chính – Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ký kết nhằm
tuyên truyền sâu rộng pháp luật về SHTT, thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để
bảo vệ quyền SHTT.
Sự mạnh dạn thực thi pháp luật về SHTT có thể minh chứng bằng những kết
quả đạt được trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về SHTT. Theo
báo cáo số 1650/BC-BKHCN ngày 08/7/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về kết
quả thực hiện chương trình hành động 168 năm 2008, các lực lượng thực thi quyền
SHTT ở các bộ và các địa phương đã xử lý 1.064 vụ xâm phạm quyền SHTT, tổng số
tiền xử phạt là 4,1 tỷ đồng, tịch thu xử lý nhiều phương tiện, tang vật vi phạm hành
chính khác. Cụ thể là:
• Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thụ lý 20 vụ xâm phạm quyền tác
giả đối chương trình máy tính và buộc tiêu hủy các tang vật vi phạm.
• Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ đã thụ lý 158 vụ xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (118 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 36 vụ xâm phạm kiểu
dáng công nghiệp, 3 vụ xâm phạm sáng chế và 1 vụ cạnh tranh không lành mạnh),
đã xử lý 154 vụ (chỉ có 4 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp chưa xử lý).
• Lực lượng cảnh sát điều tra về tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã
điều tra phát hiện và bắt giữ 76 vụ và khởi tố nhiều đối tượng có các hành vi sản
xuất buôn bán các hàng hoá giả mạo SHTT như: thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm,
tân dược, rượu… Điển hình là vụ triệt phá đường dây buôn bán thuốc giả Viagra
và Cialis từ Trung Quốc vào Việt Nam, với tang vật thu giữ là 13.600 viên thuốc
giả, đã khởi tố 02 đối tượng; vụ thu giữ 85 tấn phân NPK giả do Công ty Tân
Trường Sinh (Hoài Đức, Hà Nội) sản xuất.
• Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, đã tiếp nhận và xử lý 26 đơn yêu cầu kiểm tra,
giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, đơn gia hạn kiểm tra, giám sát có liên quan
đến SHTT. Cơ quan hải quan đã ra thông báo tạm thời dừng 10 trường hợp, tạm

dừng làm thủ tục hải quan 05 trường hợp, xử lý 03 trường hợp xác định là hàng
Nhóm 9 – Chính sách Thương mại Quốc tế và Việt Nam
8

×