Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận vấn đề và bản chất con người vấn đề tha hóa và giải phóng con người trong triết học MÁC LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.24 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


MƠN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
BÁO CÁO GIỮA KỲ

Đề tài 9:
VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tri Lý
SVTH: Nhóm 9
1.

Bùi Cẩm Tú Uyên 19126131

2.

Hoàng Bảo Việt 19126138

3.

Nguyễn Lê Hoàng Yến 19144329

4.

Nguyễn Văn Tươi 19144325

5.



Phạm Văn Tú 19161313

Mã lớp học: 192LLCT130105_09

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020


MỤC LỤC
I. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI .............................................................................................................................1
II. BẢN CHẤT CON NGƯỜI ........................................................................................................................2
III. VẤN ĐỀ THA HÓA ................................................................................................................................5
1) Khái niệm tha hóa.............................................................................................................................5
2) Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa ................................................................................6
3) Các hình thức và hậu quả của sự tha hóa ..................................................................................7
4) Khắc phục sự tha hóa ......................................................................................................................8
IV. GIẢI PHĨNG CON NGƯỜI....................................................................................................................8
V. VẬN DỤNG: LIÊN HỆ VIỆT NAM..........................................................................................................9
PHỤ LỤC PHÂN CƠNG KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH ...............................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................16


VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
I.

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của


thế giới từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà ln được các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Không những thế trong nhiều đề tài
khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người là một trung tâm được các nhà
nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý. Các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y học, triết
học, xã hội học.v.v...Từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người và khơng
ngừng nghiên cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối vưói
sự hiểu biết và làm lợi cho con người.
Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẫn
trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh khơng biết khi nào
dừng. Những lập trường chính trị trình độ nhận thức và tâm lý của những người
nghiên cứu khác nhau và do đó đã đưa ra những tư tưởng hướng giải quyết khác
nhau.
Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học để tự hỏi: Thực chất con
người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn
trong chính con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một
tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người là
bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của mn
lồi. Chỉ đứng sau thần linh. Con người được chia làm hai phần là phần xác và
phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tơn giáo thì cho rằng: Phần hồn là do thượng đế
sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt động của phần xác, linh hồn con người tồn tại
1


mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại họ cho rằng phần xác quyết định và chi
phối phần hồn, khơng có linh hồn nào là bất tử cả, và q trình nhận thức đó khơng
ngừng được phát hiện. Càng ngày các nhà triết học tìm ra được bản chất của con
người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó.
Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên
cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển. Chủ nghĩa duy vật máy
móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ. Học chủ nghĩa

duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi cái tôi và cảm giác của cái
tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khác cho rằng cái tơi khơng có khả
năng vượt q cảm giác của mình nên về bản chất là nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng
tới cao. Các nhà triết học thuộc một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người,
mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hồn cảnh.
Tóm lại: Các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những các thức lý luận
xem xét người một cách trừu tượng. Đó là kết quả của việc tuyệt đối hoá phần hồn
thành con người trừu tượng. Tự ý thức còn chủ nghĩa duy vật trực quan thì tuyệt
đối hố phần xác thành con người trừu tượng. Sinh học, tuy nhiên họ vẫn cịn
nhiều hạn chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến bản chất con
người.
Sau này chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế đó,
đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết triết
học trước đây để đi tới quan niệm về con người thiện thực, con người thực tiễn cải
tạo tự nhiên và xã hội với tư cách là con người hiện thực. Con người vừa là sản
phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên.
II. BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Chủ nghĩa xã hội do con người và vì von người. Do vậy, hình thành mới
quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội

2


nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của
thế giới quan Mác - Lênin.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người
như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.
Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do
vậy nhiều quy luật sinh vật học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại
với tư cách là một con người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống...

Nhưng chỉ dừng lại ở một số thuộc tính sinh học của con người thì khơng thể
giải thích được bản chất của con người. Khơng chỉ có “con người là tổng hồ các
quan hệ xã hội” mà thực ra quan điểm của Mác là một quan điểm toàn diện.
Mác và Anghen nhiều lần khẳng định lại quan điểm của những nhà triết học
đi trước rằng. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội,
nhưng khác với họ, Mác, Anghen; xem xét mặt tự nhiên của con người, như ăn,
ngủ, đi lại, u thích... Khơng cịn hồn mang tính tự nhiên như ở con vật mà đã
được xã hội hố. Mác viết: “Bản chất của con người khơng phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con
người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người là sự kết hợp giữa mặt
tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con người với con vật, so
sánh con người với những con vật có bản năng gần giống với con người... Và để
tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người
làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự
nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất...
Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là
luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người.
Luận điểm của Mác coi “Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã
hội” Mác hồn tồn khơng có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh
học của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một
3


phần của giới tự nhiên cịn bỏ qua, khơng nói gì đến mặt xã hội của con người. Khi
xác định bản chất của con người trước hết Mác nêu bật cái chung, cái khơng thể
thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở thành một con người. Sau,
thì khi nói đến “Sự định hướng hợp lý về mặt sinh học” Lênin cũng chỉ bác bỏ các
yếu tố xã hội thường xuyên tác động và ảnh hưởng to lớn đối với bản chất và sự
phát triển của con người. Chính Lênin cũng đã khơng tán thành quan điểm cho
rằng mọi người đều ngang nhau về mặt sinh học. Ông viết “thực hiện một sự bình

đẳng về sức lực và tài năng con người thì đó là một điều ngu xuẩn... Nói tới bình
đẳng thì đó ln ln là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị chỉ khơng phải là
sự bình đẳng về thể lực và trí lực của cá nhân”.
Con người khơng chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất là yếu tố
hàng đầu, yếu tố đóng vai trị quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội mà
hơn nữa, con người cịn đóng vai trị là chủ thể hoạt động của q trình lịch sử.
Thơng qua hoạt động sản xuất vật chật con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch
sử 7của xã hội lồi ngồi. Từ đó quan niệm đó Mác khẳng định sự phát triển của
lực lượng sản xuất xã hội có ý nghĩa là sự phát triển phong phú bản chất con người,
coi như là một mục đích tự thân. Bởi vậy theo Mác ý nghĩa lịch sử mục đích cao cả
của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và
phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người để
con người được sống với cuộc sống đích thực. Và bước quan trọng nhất trên con
đường đó là giải phóng con người về mặt xã hội.
Điều đó cho thấy trong quan niệm của Mác thực chất của tiến trình phát triển
lịch sử xã hội lồi người là vì con người, vì cuộc sống ngày cnàg tốt đẹp hơn cho
con người, phát triển con người tồn diện và giải phóng con người, nói theo
Anghen là đưa con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do,
con người cuối cùng cũng là người tơn tại của xã hội của chính mình, đồng thời
cũng trở thành người chủ của tự nhiên, người chủ bản thân mình. Đó là q trình
4


mà nhân loại đã tự tạo ra cho mình những điều kiện, những khả năng cho chính
mình nhằm đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hoà cho mỗi con người
trong cộng đồng nhân loại tạo cho con người năng lực làm chủ tiến trình lịch sử
của chính mình.
Quan niệm của Mác về định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của
con người làm thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử của xã
hội loài người. Ngày nay loài người đang sống trong bối cảnh quốc tế đầy những

biến động, cộng đồng thế giới đang thể hiện hết sức rõ ràng tính đa dạng trong các
hình thức phát triển của nó xã hội loài người kể từ thời tiền sử cho đến nay bao giờ
cũng là một hệ thống thống nhất tuy nhiên cũng là một hệ thống hết sức phức tạp
và chính vì sự phức tạp đó đã tạo nên tính khơng đồng đều trong sự phát triển kinh
tế xã hội ở các nước, các khu vực khác nhau. Đến lượt mình, tính khơng đồng đều
của sự phát triển này lại hình thành nên một bức tranh nhiều màu sắc về định
hướng nào, thì mọi định hướng phát triển vẫn phải hướng tới giá trị nhân văn của
nó - tới sự phát triển con người.
Xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều giai cấp đó điều quan trọng là giai cấp đó
có phục tùng được lịng dân hay khơng. Trải qua thời kỳ phát triển của xã hội loại
người chỉ có giai cấp vơ sản là giai cấp đáp ứng đầy đủ mọi quy luật của cuộc sống
và đó chính là lý do tại sao mác lại lấy giai cấp vơ sản để nghiên cứu trong đó Mác
tập trung nghiên cứu con người vô sản là chủ yếu.
III. VẤN ĐỀ THA HĨA
Khi nghiên cứu sự hình thành, phát triển con người trong quá trình lịch sử,
triết học Mác đã khẳng định bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sáng tạo,
cịncó hiện tượng tha hóa con người.
1)

Khái niệm tha hóa.

Khái niệm tha hóa được Mác kế thừa trực tiếp từ Hêghen và Phoiơbắc nhưng
dựa trên sự nghiên cứu các mặt khác nhau của tha hóa gắn liền với cái gọi là “sự
5


phụ thuộc của tư bản vào lao động”, Mác đã phân tích tha hóa trong quan hệ nền
tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữacon
người với hoạt động kinh tế. Theo đó, tha hóa là khái niệm nói lên q trìnhmà
trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các

quan hệ xã hội...) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của conngười
trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập vớicon
người và chi phối lại con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượng đế là
sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thể biếnthành
khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người bày đặt ra, nhưng trở lại thống trị con
người (tha hóa tơn giáo)… Tha hóa cịn chỉ những hiện tượng, nhữngquan hệ xã
hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống trị
con người, trở thành mục đích sống của con người. Tha hóa là q trình con người
tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể
khác. Như vậy, tha hóa trước hết là một q trình xã hội, trong đó, hoạt động của
con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và
chống lại con người.
2)

Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa

Nguồn gốc của tha hóa là do sự phát triển của phân cơng lao động xã hội và
sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" năm
1844, Mác cho rằng chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguyên nhân của tha hóa
lao động - nền tảng của tha hóa chính trị xã hội và tha hóa ý thức tư tưởng. Mặc
khác, tha hóa cịn là q trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trở
nên thụ động trước thế giới khách quan, do những tiện ích xã hội mà con người
sáng tạo nên “chiều hư” con người.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có tác động tiêu cực đến sự phát triển của
con người. Việc sử dụng máy móc trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho

6


con người bị kiệt quệ, con người trở thành lệ thuộc vào máy móc, sự lệ thuộc đó

khiến lao động trở thành cực hình đối với con người.
Việc sử dụng máy móc trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã loại bỏ đi các phần
hoạt động độc lập của con người, làm cho họ khơng cịn thời gian để phát triển
nhân cách cũng như phát triển thể chất, họ chỉ còn giống như cái máy.
Những tác động tiêu cực của thành tựu kỹ thuật đối với con người là biểu
hiện của lao động bị tha hóa. Sự tha hóa đó là kết quả của sự phân cơng lao động
có tính chất đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Sự tha hóa lao động dẫn đến sự tha hóa con người, nó biến người lao động
thành những con người cùng khổ, biến giai cấp tư sản và các tầng lớp khác
trởthành những con người ích kỷ, hẹp hịi, tìm cách khống chế, đánh bại lẫn nhau
vì lợi ích riêng của mình. Trong xã hội tư bản, khơng chỉ có giai cấp công nhân mà
cả giai cấp tư sản và các giai cấp khác cũng bị tha hóa.
Như vậy, tóm lại sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với
chế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản của
chủ nghĩa xã hội vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại
đa số người lao động trở nên vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con người
khơng có tư liệu sản xuất tự nguyện một cách cưỡng bức đến với các nhà tư sản và
họ làm thêm cho nhà tư bản. Và do q trình người bóc lột người, q trình lao
động bị tha hóa đã diễn ra. Phân cơng lao động có tính chất đối kháng trong chủ
nghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện lao động và
trở nên những con người bị phát triển phiến diện. Sự phát triển của xã hội đã khiến
con người khơng tự kiểm sốt được hoạt động của chính mình.
3)

Các hình thức và hậu quả của sự tha hóa

Các hình thức của sự tha hóa bao gồm: Tha hóa tơn giáo và tha hóa xã hội chính trị (là biểu hiện của tha hóa ý thức tư tưởng), Tha hóa lao động (là biểu hiện

7



tập trung của tha hóa kinh tế), Tha hóa bản chất con người (là tha hóa con người
với con người).
Hậu quả của sự tha hóa: Tha hóa q trình con người tự đánh mất “những
năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác. Như vậy, hậu quả
của tha hóa trước hết là một q trình xã hội, trong đó, hoạt động của con người và
những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con
người, con người xa lạ với con người.
4)

Khắc phục sự tha hóa

Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liền
với việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Triết học Mác- Lê Nin chính là lý luận triết học về
khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏi
mọi sự áp bức, bóc lột. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa
bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của
mình.
IV. GIẢI PHĨNG CON NGƯỜI
Thực chất của triết học Mác-lênin là học thuyết giải phóng con người, vì sự
phát triển tồn diện của con người, từ giải phóng con người cụ thể sẽ dần đến giải
phóng nhân loại.
Khái niệm: Giải phóng con người chính là đưa con người thốt khỏi sự tha
hố hay nói cách khác là đưa con người thốt khỏi sự áp bức bóc lột trong q
trình lao động, đó chính là tư tưởng nhân đạo cao cả trong học thuyết Mác-Lênin.
Giải phóng con người được các nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội
dung lí luận và trên nhiều phương diện khác nhau. Đấu tranh giai cấp để thay thế
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, để
giải phóng con người về phương diện chính trị là nội dung hàng đầu. Khắc phục sự
tha hóa của con người về lao động của họ, biến lao động sáng tạo trở thành chức

năng thực sự của con người là nội dung có ý nghĩa then chốt.
8


Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin, việc giải
phóng những con người cụ thể lag đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc
và tiến tới giải phóng tồn thể nhân loại.
Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác-lênin là
giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện: con người cá
nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại...
Tư tưởng giải phóng con người trong triết học Mác-lênin hồn tồn khác với
các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và đang tồn tại trong
lịch sử. Tơn giáo quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống
tạm, khỏi bể khổ cuộc đời để lên cõi Niết bàn hoặc lên Thiên đường ở kiếp sau.
Một số học thuyết triết học duy vật cũng đã đề xuất tư tưởng giải phóng con
người bằng một vài phong trào trong đời sống xã hội: pháp luật, đạo đức, chính trị.
Tính chất phiến diện, hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về con người, về các quan
hệ xã hội các do những hạn chế về điều kiện lịch sử đã khiến cho những quan điểm
đó đã vào lập trường duy tâm, siêu hình.
“Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người,
những quan hệ của con người về bản thân con người", là “giải phóng người lao
động thốt khỏi lao động bị tha hóa”. Tư tưởng đó thê hiện lập trường duy vật biện
chứng, khách quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và đời sống
con người và phương thức giải phóng con người.
V. VẬN DỤNG: LIÊN HỆ VIỆT NAM
Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và giải phóng
con người, phát triển con người toàn diện, ngay từ những ngày đầu tiến hành sự
nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều
lần khẳng định “con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất”. Chăm lo cho hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đã

được Đảng đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Bước vào thời
9


kỳ đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu phát triển
con người, vì cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, trong
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng
ta đã khẳng định: “Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố
con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công
dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và
đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài;
giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam mới chỉ vượt ra khỏi tình
trạng của một nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu
nhập trung bình. Do vậy, với Việt Nam hiện nay, khơng có con đường nào khác
ngồi con đường “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó không chỉ là con đường tất yếu,
là phương thức tối ưu để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh, mà cịn là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội” - cách mạng con người, vì con người và do con
người. Bởi lẽ, khi nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, chúng ta khẳng định
những ưu việt ấy không thể do ai đưa đến cho chúng ta, cũng không thể tự nhiên
mà có. Đó phải là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân, với
những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về
tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm và lối sống cao đẹp.
Định hướng phát triển xã hội theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vì mục tiêu phát triển con người Việt
Nam được Đảng ta coi là bước rất quan trọng trong thời kỳ phát triển mới - giai
đoạn từ nay đến năm 2020. Sự nghiệp đó địi hỏi phải tập trung rất nhiều trí tuệ,
sức người, sức của, tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách,

đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền
10


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát
của Chiến lược phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020 mà Đảng đã thơng qua tại
Đại hội XII là: Đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế
nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người ngày một gia tăng, vai trò quốc
sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ được phát huy; kết
cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện; vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước...
Mục tiêu và nhiệm vụ tổng qt đó cho thấy, trong tồn bộ sự nghiệp cách
mạng của mình, khi chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có
học thuyết Mác về con người, về sự nghiệp giải phóng và phát triển con người,
được xác định là cơ sở lý luận nền tảng, là kim chỉ nam cho hành động, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn coi phát triển con người Việt Nam - “con người phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”
- vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Phát triển
con người Việt Nam - đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng,
cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mà Đảng đang lãnh đạo
nhân dân Việt Nam từng bước thực hiện.
Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của C. Mác
về vị trí và vai trị khơng gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển
của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bên cạnh Việt Nam, nhiều nước trong
khu vực và trên phạm vi toàn thế giới đã cho thấy thành công của họ trong chiến

lược nâng cao chất lượng con người, coi con người là nguồn tài nguyên vô giá và
11


đầu tư lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn tài ngun vơ giá ấy, lấy đó làm
địn bẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa xã hội. Trong các Nghị quyết Đại hội X, XI
và XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: Nâng cao dân trí, bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam, phát triển con người
Việt Nam toàn diện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân
tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Với thực tiễn Việt Nam hiện nay, với bối cảnh quốc tế hiện thời, để phát
triển con người Việt Nam, để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát huy
nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là yếu
tố cơ bản cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Việt
Nam cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước
nhảy vọt trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm từng bước
hiện đại hóa đất nước và đời sống xã hội. Và, Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng
nguồn lực con người khi phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo
dục và đào tạo thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”, trở thành nền tảng và động
lực; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; đặc biệt
là khi quá trình hiện đại hóa các ngành giáo dục, văn hóa, văn nghệ, bảo vệ sức
khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những
giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà mọi kế hoạch xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối liên hệ không thể tách rời với kế
hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và
hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Trung thành với học thuyết Mác về con người, giải phóng và phát triển con

người, giải phóng và phát triển cả cộng đồng nhân loại, trong suốt toàn bộ sự
12


nghiệp cách mạng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy việc chăm lo cho
hạnh phúc của con người làm mục tiêu phấn đấu cao nhất. Luận điểm được coi là
then chốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh - “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại
cho dân, ta phải hết sức tránh” - đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ sự
nghiệp hoạt động của Đảng. Với tư cách là đảng cầm quyền, mọi chủ trương,
đường lối của Đảng đều hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn
diện. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
(bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn,
cơng bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Liên tục trong những năm
tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải
pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất
lượng cao. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội gắn với phát triển kinh
tế tri thức cũng là vì sự nghiệp cao cả đó.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức lấy học
thuyết Mác về phát triển con người làm nền tảng không có nghĩa là đặt phát triển
kinh tế sau phát triển con người, mà là ở chỗ “tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện
đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã
hội”. Một nước đang phát triển có thu nhập trung bình như Việt Nam, để nhanh
chóng thốt khỏi “bẫy thu nhập trung bình” đó, trước hết cần ưu tiên cho phát triển
kinh tế. Trước đây, với căn bệnh chủ quan, duy ý chí, Việt Nam đã làm như vậy và
đã phạm sai lầm. Ngày nay, để tránh mắc lại sai lầm đó, phát triển kinh tế khơng
thể khơng xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, từ tinh thần nhân văn sâu sắc

và gắn liền với hiện đại hóa đời sống xã hội. Bởi lẽ, một trong những động lực
13


quan trọng để phát triển kinh tế chính là ở chỗ tạo ra sự cân đối, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế và mơi trường xã hội an tồn, lành mạnh.
Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta không thể không lưu ý tới
lời cảnh tỉnh của C. Mác về nguy cơ “tha hóa” của con người trong nền kinh tế
hàng hóa. C. Mác nhắc nhở chúng ta trong phát triển kinh tế phải gắn “sự nghiệp
giải phóng con người” với cuộc “đấu tranh chống lại biểu hiện thực tiễn cực đoan
của sự tha hóa của con người”. Ngày nay, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường,
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhất
thiết phải gắn liền với cội nguồn dân tộc, với những giá trị truyền thống. Chỉ có thế
chúng ta mới tránh khỏi “nguy cơ tha hóa”, làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản
thân mình. Chiến lược phát triển con người tồn diện, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
cũng phải được hoạch định theo hướng đó. Thêm vào đó, nó cần được xuất phát từ
quan niệm của C. Mác về tính thiết yếu của việc kết hợp hài hòa sự phát triển tự do
của cá nhân với thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng
đồng. Bởi lẽ, “chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có những phương tiện để có
thể phát triển tồn diện năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới
có thể có tự do cá nhân” và chỉ “trong điều kiện có cộng đồng thật sự, các cá nhân
có được tự do khi họ liên hợp lại và nhờ sự liên hợp ấy”. Và, cũng chỉ có trong một
cộng đồng như vậy, “sự phát triển tự do của mỗi người” mới trở thành “điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

14


PHỤ LỤC

PHÂN CƠNG KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH
Nội dung

Sinh viên thực hiện

1. Vấn đề con người
Nguyễn Văn Tươi
2. Bản chất con người
3. Vấn đề tha hóa

Hồng Bảo Việt

4. Giải phóng con người

Phạm Văn Tú

5. Liên hệ Việt Nam

Bùi Cẩm Tú Uyên

6. Tổng hợp, trình bày word
Nguyễn Lê Hồng Yến
7. Trình bày powerpoint
Hồng Bảo Việt
8. Thuyết trình
Phạm Văn Tú

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt:
1. Giáo trình triết học Mác-Lênin.
2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016.
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd.
Tài liệu online:
9. Link: />(Đã truy cập 25/4/2020)
10. Link: />(Đã truy cập 24/4/2020)
11. Link: />(Đã truy cập 25/4/2020)

16



×