Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

“Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về lợi tức và sự vận dụng trong đời sống cá nhân của người viết.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.8 KB, 12 trang )

NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
~~~~~*~~~~~

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
Đề 1 : “ Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về lợi tức và sự vận
dụng trong đời sống cá nhân của người viết.”
Họ và tên : Nguyễn Hoàng Gia Bảo
MSV

: 11200507

Lớp

: Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh EBBA 12.2

Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2021

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 1


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

Mục Lục
I.Đặt vấn đề 3
II. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về lợi tức
3


1.Tư bản cho vay và lợi túc cho vay 3
1.1 Tư bản cho vay 4
1.2 Lợi tức cho vay 6
1.3 Tỉ suất lợi tức7
2. Giới hạn : 0 < z’< ’
8
III. Vận dụng trong đời sống cá nhân 8
IV. Kết Luận 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 2


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

I.

Đặt vấn đề
Sau hơn 10 năm phát triển và đổi mới toàn diện, đất nước ta đã vượt qua nhiều
thử thách gay go, sóng gió. Mặc dù có rất nhiều những khó khăn, thử thách trong
những hoàn cảnh hết sức phức tạp, gian nan nhưng Đảng và Nhà nước cùng nhân
dân Việt Nam vẫn luôn đứng vững, tiếp tục vươn lên đạt được nhiều thắng lợi nổi
bật . Chính những thắng lợi đó đã đưa Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
- xã hội đồng thời cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị các tiền đề để đất nước
chuyển sang thời kỳ mới. Thời kỳ thúc đẩy cơng nghiệp hố - hiện đại hoá một
cách mạnh mẽ.
Một trong những nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi đó chính là Đảng và
Nhà nước ta đã kiên quyết chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây chính là một bước ngoặt quan trọng cho thấy Đảng và Nhà nước đã có
một quyết định vơ cùng sáng suốt, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội của đất
nước.
Trong xã hội tư bản, luôn tồn tại rằng việc một số nhà tư bản nào đó có mơn số
tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, không sinh lợi. Nhưng nhà tư bản rất muốn thu về
nhiều hơn nữa, muốn “tiền đẻ ra tiền”.... Mặt khác, ln ln có một số nhà tư bản
rất cần tiền dẫn đến xu hướng muốn đi vay.
Từ hai mặt, trên, xã hội tất yếu nảy sinh ra cung cầu về tiền bạc, sinh ra sự vay
mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Và như có mối liên hệ,
sự liên quan này, mỗi các nhân nhà tư bản nhàn rỗi đã cho vay, trở thành tư bản
cho vay.
Từ những lí do trên, đề tài “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về lợi tức” là
một đề tài phù hợp để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò cũng như hạn
chế của nền kinh tế thị trường, cụ thể là hình thức tư bản cho vay, lợi tức. Qua
đây, đề tài cũng đưa ra một số liên hệ cá nhân với lợi tức trong đời sống thực tế.

II.

Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lenin về lợi tức
1. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
1.1. Tư bản cho vay
- Về sự hình thành của tư bản cho vay
Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 3


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

Tư bản cho vay là hình thức tư bản đã được hình thành trước chủ nghĩa tư
bản từ rất lâu. Nó ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy,
trên cơ sở hình thành và phát triển của phân công xã hội, của chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng về tài sản. Giai cấp tư sản, trong gia đoạn
chuyển thành giai cấp thống trị đã đứng lên đấu tranh chống lại thứ tư bản cho
vay nặng lãi trên. Tư bản cho vay chính là một bộ phận được tách ra từ tư bản
công nghiệp và hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Từ sự hình thành tư
bản cho vay đã dẫn đến kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hố - tiền tệ đạt
đến trình độ xuất hiện tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong khi lại có những
người cần tư bản để mở rộng sản xuất hoặc thiếu tư bản lưu động... Tư bản cho
vay có vai trị mơi giới giữa người cho vay và người đi vay, thể hiện quan hệ
tín dụng của tư bản chủ nghĩa.
Như đã đề cập ở phần đặt vấn đề, trong xã hội tư bản, luôn tồn tại rằng việc
một số nhà tư bản nào đó có một số tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và không
sinh lợi. Nhưng nhà tư bản rất muốn thu về nhiều hơn nữa, muốn “tiền đẻ ra
tiền”.... Mặt khác, luôn luôn có một số nhà tư bản rất cần tiền dẫn đến xu
hướng muốn đi vay. Từ hai mặt trên tất yêu sinh ra quan hệ tín dụng tư bản
chủ nghĩa và tư bản cho vay.
-

Về định nghĩa tư bản cho vay
Trong xã hội tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất
định để nhận được số tiền nào đó (ở đây là lợi tức)
Ví dụ: Quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ hạn
phải trả.Trước thời hạn trả lương, nhà tư bản A đang giữ tồn bộ quỹ tiền
lương của cơng nhân. Ở đây, phần quỹ tiền lương trả cơng nhân chính là bộ
phận tư bản tiền tệ ở trạng thái tạm thời nhàn rỗi và khơng sinh ra một
khoản lợi nào. Trong khi đó, đối với nhà tư bản, mục tiêu khi kinh doanh là
phải hướng đến là “tiền phải sinh ra tiền”. Thế nên, nhà tư bản cho vay
mang số tiền đó cho một đối tượng khác (tư bản B đang rất cần tiền) vay

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 4



NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

để tạo tiền lời. Như vậy, quỹ tiền lương tạm thời nhàn rỗi đó chính là tư
-

bản cho vay.
Về đặc điểm của tư bản cho vay
Tư bản cho vay có các đặc điểm sau:
+ Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản: Đối với người cho vay nó
là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.
+ Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt: nó là hàng hóa vì có GT và
GTSD. Tính đặc biệt của tư bản cho vay thể hiện ở chỗ, khi cho vay thì
bên cung khơng mất quyền sở hữu, bên cầu chỉ được mua quyền sử dụng
trong một thời gian nhất định. Mặt khác, khi sử dụng thì giá trị của nó lại
khơng mất đi mà cịn tăng lên. Hơn nữa, giá cả của nó khơng do giá trị mà
do giá trị sử dụng, tức là khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định. Lợi tức
chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay.
+ Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất và cũng được che giấu kín
đáo nhất: Quan hệ sản xuất TBCN được vận động theo công thức T – T’
(T’= T+Δt). Nhưng công thức của sự vận động của tư bản cho vay này chỉ
biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, gây ấn
tượng bởi hình thức tiền đẻ ra tiền. Ta có thể thấy, quan hệ bóc lột của
TBCN được che giấu một cách rất kín đáo, tư bản cho vay trở nên thần bí
và được sùng bái nhất.
+ Tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động của tư bản công nghiệp:
Tư bản cho vay được hình thành chính là là kết quả của sự vận động phát
triển quan hệ hàng hóa.
+ Đến một trình độ nhất định tiền tệ làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi

tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.
+ Tư bản cho vay chính là hình thức “ăn bám” nhất của tư bản: Tư bản cho
vay làm hình thành một nhóm người trong xã hội chạy theo hình thức “tư
bản thực lợi” (kinh doanh bằng cách đầu tư tư bản để thu lợi tức mà không
trực tiếp quản lý kinh doanh). Họ mang tiền của nhân công cho vay và
nhàn rỗi thu lợi nhuận từ bên vay tiền. Lênin đã khẳng định: tư bản thực lợi

-

khơng khác gì ăn bám, thối nát.
Cơng thức vận động của tư bản cho vay:

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 5


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất do vận động theo công thức T –
T’ (tiền đẻ ra tiền), trong đó có T’ = T + z. Từ cơng thức này ta thấy được
rằng, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà
tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay. Do đó quan hệ bóc lột của tư bản chủ
nghĩa đã được che giấu một cách kín đáo, khéo léo nhất song vẫn đạt được
1.2.
-

hiệu quả tối đa.
Lợi tức cho vay
Khái niệm:
Lợi tức cho vay là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay
phải trả cho nhà tư bản cho vay, căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư

bản đi vay đã sử dụng của nhà tư bản cho vay.

-

Nguồn gốc
Lợi tức cho vay có nguồn gốc chính từ giá trị thặng dư do công nhân
làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất, đó cũng chính là một phần

-

của lợi nhuận trung bình sinh ra khi sử dụng tư bản cho vay vào sản xuất.
Bản chất
 Ta cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản
cho vay đến nhà tư bản đi vay từ đó có thể rõ hơn về nguồn gốc và


bản chất của lợi tức và ngược lại.
Về phía nhà tư bản cho vay thì họ thu được lợi tức từ việc nhường
quyền sử dụng tư bản tiền tệ của mình cho người khác trong một



khoảng thời gian nhất định.
Về phía nhà tư bản đi vay thì họ thu được lợi nhuận từ việc dùng
tiền để sản xuất , kinh doanh. Nhưng vì họ khơng có tư bản hoạt
động nên phải đi vay. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ
thu được lợi nhuận bình qn. Nhưng vì để có tư bản hoạt động,
trước đó anh ta phải đi vay, nên tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động)
không được hưởng tồn bộ lợi nhuận bình qn, mà trong số lợi
nhuận bình qn có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản

cho vay dưới hình thức lợi tức.

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 6


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507



Vậy về bản chất: lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra
trong quá trình sản xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người
cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng.

-

Ví dụ
Cách tính lợi tức đầu tư (ROI) khi làm quảng cáo Google adwords.
Mỗi ngày, quảng cáo của doanh nghiệp có 60 lượt click (coi mỗi click là

một người dùng), tương ứng 60x30=1 800 lượt truy cập vào website mỗi
tháng. Theo hợp đồng kí kết, mỗi lượt truy cập nhờ quảng cáo thì doanh
nghiệp phải trả cho Google 900 đồng.
 Chi phí quảng cáo Adwords mỗi tháng doanh nghiệp phải trả là:
1800 x 900 = 1 620 000 (đồng)
Giả sử chỉ 5% trong số khách truy cập này sẽ mua hàng, tương ứng với 90
người, mỗi sản phẩm bán được chỉ lời 50 000 đồng, vậy lợi nhuận doanh
nghiệp thu được là:
90 x 50 000 – 1 620 000 = 2 880 000 (đồng)
 Vậy


 Mỗi đồng ban đầu đầu tư vào Adwords giúp bạn kiếm được 1,77 đồng lợi
nhuận trong một tháng.

-

1.3. Tỉ suất lợi tức
Khái niệm
Là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay (thường
tính theo tháng, q, năm,…)

-

Cơng thức tính : Nếu kí hiệu tỉ suất lợi tức là z’ ta có :
z’ = 100 (%)
Trong đó : z là lợi tức.
2. Giới hạn : 0 < z’< ’
Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 7


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

Trong giới hạn trên, tỉ suất lợi tức lên xuống theo quan hệ cung – cầu về tư bản cho
vay và biến động theo chu kì vận động của tư bản cơng nghiệp.
-

Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi tức
Tỉ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố :
 Một là, tỉ suất lợi nhuận bình quân.
 Hai là, tỉ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư
bản hoạt động.

 Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản: Tỉ suất lợi tức có xu hướng giảm vì tỉ
suất lợi nhuận có xu hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh
hơn cầu về tư bản cho vay.

III. Vận dụng trong đời sống cá nhân
Trước cả chủ nghĩa tư bản thì hình thức tư bản cho vay đã được xuất hiện. Tư bản cho
vay tồn tại nhờ điều kiện là sản phẩm trở thành hàng hóa và tiền tệ đã phát triển các
chứng năng của mình. Hình thức đặc trừng của tư bản cho vay là tư bản cho vay nặng
lãi ra đời trước cả tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của tư bản cho vay là kết quả của sự
phát triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ đến một trình độ nhất định, làm xuất hiện một
quan hệ là nới có tiền tạm thời nhàn rỗi, có nới lại thiếu tiền để hoạt động. Tư bản cho
vay ra đười góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ
thuật, đẩy nhay tốc độ chu chuyển của tư bản.
Từ đấy nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội. Lợi tức
là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản cho vay nhận được từ tư bản đi
vay về quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định.
Người đi vay ở đây là những người nông dân túng thiếu chứ không phải là nhà
tư bản, nên tiền vay về khơng có mục đích sử dụng làm tư bản . Chính vì vậy hình
thức cho vay nặng lãi của tư bản khơng thể hoà hợp với chủ nghĩa tư bản , nên chủ
nghĩa tư bản khơng thể phát triển vì lợi tức q cao . Vì lẽ đó ngay từ khi ra đời thì
giai cấp tư bản đã kịch liệt phản đối, đấu tranh chống tư bản cho vay lãi nặng . Từ
trong q trình tuần hồn của tư bản cơng nghiệp đã sinh ra tư bản cho vay như là một
Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 8


NGUYỄN HỒNG GIA BẢO / MSV: 11200507

hình thức tư bản độc lập để phù hợp với yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tư
bản tiền tệ là tư bản cho vay, được chủ sở hữu tạm thời cho người khác có quyền sử

dụng và sau một thời gian nó được hồn trả cho người sở hữu một khoản lợi tức . Tư
bản cho vay vận hành dựa trên nguyên tắc rất đơn giản : tôi cho anh vay tiền nhưng
bù lại lợi tức tôi sẽ thu về . Tuy tiền tơi cho vay chẳng hao mịn gì nhưng tơi sẽ khơng
cho vay nếu khơng có lợi tức . Do đi từ nhu cầu thiết yếu được coi là đương nhiên đó
nên vị thế của tư bản cho vay rất chắc chắn trong xã hội tư bản, luôn mở rộng tầm
hoạt động và lớn mạnh theo thời gian.
Lợi tức thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi
tức hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Lợi tức hoạt động kinh doanh là khoản
chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hố, dịch vụ trừ đi giá thành tồn
bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ
thuế lợi tức).
Lợi tức hoạt động khác bao gồm:
Lợi tức hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm
các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ,
lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ,
lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hồn nhập số dư khoản dự phịng giảm giá
đầu tư chứng khốn ngắn hạn, dài hạn.
Lợi tức của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn các chi phí
bất thường, bao gồm các khoản phải trả khơng có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ
khó địi đã được duyệt bỏ (đang theo dõi ngồi bảng cân đối kế tốn, các khoản vật tự,
tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh
lý, nhượng bán tài sản (là số thu về nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế tốn
của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán), các khoản lợi tức các năm trước phát
hiện năm nay, số dư hồn nhập các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho, phải thu
khó địi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm cịn thừa khi hết hạn bảo hành.

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 9


NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507


Trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp việc ứng dụng của lợi tức
trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Có hàng
ngàn các khoản vay đến từ cá nhân, doanh nghiệp, các pháp nhân kinh doanh vay
ngân hàng 1 khoản tiền lớn. Bên cạnh đó, cổ phiếu cũng là một hình thức phổ biến có
sự vận dụng của lợi tức.
Lấy ví dụ sau: Bạn vay ngân hàng 20.000.000 đồng trong 1 năm, sau 12 tháng
bạn phải trả cho ngân hàng tổng số tiền là 23.600.000 đồng, trong đó 20.000.000 đồng
là tiền gốc, 3.600.000 đồng là tiền lãi (Lãi suất tính theo năm)
>> Lãi suất ngân hàng cho vay = 1.950.000/20.000.000 = 0,18 = 18%/năm.
>> Tỷ suất lợi tức = 18%/năm. (dư nợ ban đầu).
Đối với thị trường đầu tư chứng khoán, chúng ta cũng không xa lạ giừ với lợi
tức. Khi giao dịch, trao đổi trên sàn chứng khoán, bạn sẽ thu được khoản lợi nhuận,
giá trị tiền chênh lệch so với số vốn ban đầu được gọi cổ tức.
Ví dụ: Ơng A có 100$, ơng đã làm lệnh buy 100$ ở giai đoạn đó, thị trường tài
chính đang thu mua đơ la. Một lúc sau, cổ phiếu của ông A được mua lại với giá
102$m. Số tiền chênh lệch là 2$. 2$ đó được gọi là cổ tức của ơng A sau khi giao dịch
trên thị trường chứng khốn.
Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải
đóng thuế lợi tức. Thuế lợi tức là khái niệm khơng cịn xa lạ trên thị trường tài
chính, thuế lợi tức được hiểu là thuế trực tiếp đánh vào lợi tức do các cơ sở kinh
doanh tạo ra.
Trong kinh doanh của các doanh nghiệp thì lợi tức có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Nó thể hiện cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó suốt cả năm.
Trong đó lợi tức của doanh nghiệp sẽ bao gồm lợi nhuận thu được sau các hoạt
động kinh doanh, trừ đi giá thành tồn bộ sản phẩm hàng hố, dịch vụ đã tiêu thụ
và thuế theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra lợi tức cũng sẽ bao gồm một số khoản lợi nhuận dựa trên các khoản
doanh thu khác như:
Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 10



NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO / MSV: 11200507

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp bảo gồm: mua bán trái phiếu, cổ
phiếu, chứng khoán, ngoại tệ, tiền lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, khoản
lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh,…
Lợi tức cịn có thể đến từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp.

IV.

Kết luận
Lợi tức là vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế học, trường phái kinh tế nghiên cứu
và giải thích, đồng thời cùng là sự quan tâm của rất nhiều người khi kinh doanh.
Trong chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng tư bản cho vay hay tư bản thực lợi là
một hình thức ăn bám, thối nát nhất của chủ nghĩa tư bản. Từ đó thể hiện được sự
bóc lột của chủ nghĩa tư bản một cách kín đáo,khéo léo song vẫn đạt hiểu quả tối
đa.
Tuy nhiên lợi tức cũng đem lại nhiều giá trị tích cực, nó là biểu hiện của giá trị
thặng dư trong nền kinh tế thị trường. Lợi tức cũng đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng trong kinh doanh khi nhìn vào lợi tức thực hiện cả năm ta có thể nắm được
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy nền kinh tế một cách
mạnh mẽ trong thời kì Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay.
Từ q trình nghiên cứu về vấn đề lợi tức và cho vay tư bản trong KTCT MácLênin ta có thể thấy được lợi tức mang hai mặt lợi – hại song hành với nhau. Lý
luận Mác-Lênin đã đưa ra những nhận định chính xác song chính bản thân cũng
phải có được góc nhìn cá nhân để từ đó có thể áp dụng lợi tức một cách đúng đắn,
phù hợp, linh hoạt vào trong quá trình phát triển kinh tế để nền kinh tế nước nhà
ngày một vững mạnh.

Tài liệu tham khảo

• Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 11


NGUYỄN HỒNG GIA BẢO / MSV: 11200507

• Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh Tuấn,
Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2007
• 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An Như Hải,
Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
• C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

Tiểu luận KTCT/Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về lợi tức / pg. 12



×