Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.28 KB, 102 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN NGỌC LIÊU






Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam











Luận án TS. Triết học:













1
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Giới hạn vấn đề và văn bản sử dụng 14
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 15
6. Cấu trúc của luận văn 15
CHƢƠNG 1: SỬ THI VÀ SỬ THI RAMAYANA CỦA ẤN ĐỘ.
1.1. Vấn đề thể loại sử thi 16
1.2. Sử thi Ramayana của Ấn Độ 21
CHƢƠNG 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
2.1. Khái niệm về thời gian nghệ thuật 36
2.2. Thời gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ 38
2.2.1. Thời gian trần thế 38
2.2.2. Thời gian định mệnh 43
2.2.3. Thời gian chiến tranh 58
CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT.
3.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật 62

3.2. Không gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ 62
3.2.1. Không gian thế giới trần gian 62
3.2.1.1. Không gian kinh đô 63
3.2.1.2. Không gian núi rừng 65
3.2.1.3. Không gian chiến địa 71
3.2.2. Không gian tâm linh 81
3.2.3. Không gian tình yêu 87
Kết luận 95
Tài liệu tham khảo 97

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Ý nghĩa của đề tài:
1. Trong tiến trình vận động và phát triển không ngừng của văn học
nhân loại, văn học Ấn Độ có một vị trí đặc biệt. Đó là một trong những nền
văn học có bề dày truyền thống hàng ngàn năm lịch sử với những thành tựu
đặc sắc, trở thành di sản tinh thần chung của nhân loại. Từ rất sớm văn hoá,
văn học Ấn Độ đã có sự lan toả, ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nhiều nước
trên thế giới, trong đó Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất,
rõ nét nhất. Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã xem khu vực văn hoá Đông
Nam Á là “miền ngoại Ấn”, “Ấn Độ ngoài sông Hằng”. Trong tác phẩm Lịch
sử cổ các quốc gia Hinđu hoá ở Viễn đông”, G. Coedes đã gọi khu vực Đông
Nam Á là “một cái nền chung cho toàn bộ Châu Á gió mùa dưới một lớp
vécni Hinđu”. Những nhận xét giàu hình ảnh trên đây đã phần nào cho thấy
mức độ ảnh hưởng sâu đậm mà văn hoá, văn học Ấn Độ mang lại cho khu
vực này trong suốt nhiều thế kỷ. Khu vực Đông Nam Á nằm trên đường giao
lưu văn hoá Đông – Tây, từ rất sớm (vào khoảng đầu công nguyên) Đông
Nam Á đã có những cuộc giao lưu, tiếp xúc tự giác với văn hoá Ấn Độ qua
những thương gia, những nhà truyền giáo. Cũng từ thực tế lịch sử đó, ngày
nay trong một bối cảnh mới của thời đại, việc nghiên cứu văn hoá văn học Ấn

Độ thực sự đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, không chỉ để hiểu Ấn Độ mà
còn để hiểu Việt Nam trong những yếu tố nội tại, và cả trong những cuộc giao
lưu tiếp xúc với văn hoá, văn học nhiều nước trên thế giới, trong đó có Ấn
Độ.
2. Trong kho tàng văn học Ấn Độ, hiếm có tác phẩm nào lại có sự ảnh
hưởng sâu, rộng và lâu bền ở Đông Nam Á và Châu Á như các sử thi
Ramayana, Mahabharata.Cũng như Mahabharata, sử thi Ramayana được coi
là thánh kinh của người Ấn Độ, là nền tảng đạo đức của Hinđu giáo, là bộ sử
thi đồ sộ của nhân loại. Sử thi Ramayana bao chứa một thời gian dài, một

3
không gian kỳ vĩ, một tình sử ly kỳ. Vậy nên nghiên cứu thời gian và không
gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana có ý nghĩa góp phần hiểu biết sâu hơn,
toàn diện hơn những đặc trưng của sử thi nói chung, sử thi Ấn Độ nói riêng.
Mặt khác đề tài luận văn ở mức độ nhất định, góp phần bổ sung chi tiết hơn
cho công việc giảng dạy văn học Ấn Độ trong các trường của Việt Nam, càng
tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt
Nam và Ấn Độ đương đại.
2. Mục đích nghiên cứu:
Với ý nghĩa khoa học nêu trên, luận văn có mục đích làm sáng tỏ
những đặc điểm tạo dựng thời gian và không gian nghệ thuật nhằm làm nổi
bật hình tượng người anh hùng trong sử thi Ramayana.
3. Lịch sử vấn đề:
Các anh hùng ca (hay sử thi) ra đời phản ánh quá trình đoàn kết các tộc
người thành cộng đồng lớn, là buổi bình minh về đời sống chính trị của dân
tộc - quốc gia. Nó chú trọng đến việc thể hiện khát vọng chiến thắng thiên
nhiên và các lực lượng thù địch của con người cổ đại. Ước mơ đó được hoá
thân thành những hình tượng nhân vật lý tưởng (nhân vật anh hùng) trong các
thiên trường ca. Trong giới hạn của vấn đề nghiên cứu, qua những công trình
viết về sử thi Ramayana trên thế giới và ở Việt Nam chúng tôi tập hợp được

những ý kiến sau đây:
3.1. Trên thế giới:
Nghiên cứu sử thi Ramayana có khá nhiều công trình, nghiên cứu
nhiều bình diện nhiều khía cạnh khác nhau:
Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, với tác phẩm Mỹ học, Hêghen đã
có những đóng góp hết sức quan trọng cho lý luận sử thi. Trong tác phẩm đồ
sộ này, ông đã dành hẳn phần lớn chương ba- Các loại thơ - để nghiên cứu sử
thi. Tác giả đã chỉ ra những đặc sắc của hình tượng nhân vật sử thi Ấn Độ và
theo ông, nhân vật của sử thi Ấn Độ và Ramayana nói riêng có những đặc

4
điểm nửa thần linh, nửa trần tục, đậm màu sắc tôn giáo, tạo cho các sử thi này
có tính chất “thánh kinh”.
Phần nhiều các công trình đều hướng vào nghiên cứu sự thể hiện các
nhân vật sử thi, mô hình nhân vật sử thi, tính chất tâm linh và tôn giáo của sử
thi Ấn Độ. Có thể điểm qua một số công trình viết về các vấn đề trên như:
Trong cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” sử gia người Mỹ Will Durant
đã chỉ ra tính chất lý tưởng cao siêu và hoàn thiện của các nhân vật trong sử
thi, trở thành khuôn mẫu để giáo dục, bồi bổ cho tâm hồn người đọc: Tác
phẩm đã “diễn tả những tình cảm đẹp đẽ, một bổn phận cao thượng của đàn
ông và đàn bà và có những bức hoạ sinh độngđạt tới mức tả chân. Rama và
Xita hoàn hảo quá, khó mà có thực được”.
Will Durant đã nhấn mạnh tính chất thánh thư của sử thi Ramayana.
Đặc tính này thể hiện cụ thể ở các nhân vật với những phẩm chất siêu phàm,
phi thực. Từ những con người có thực trong lịch sử, bước vào sử thi Rama và
Xita trở thành ước mơ của Ấn Độ về những hình mẫu đạo đức lý tưởng.
Trong cuốn “Hợp tuyển văn học Ấn Độ” John. B. Alfonso Karkala đã
chỉ ra rằng các nhân vật trong sử thi là phương tiện để các tác giả của nó phát
ngôn cho thuyết nghiệp báo Karma: Vamiki “thêu dệt” nên sử thi mang dáng
dấp lý tưởng, đạo đức gia đình, nghiệp báo Karma. Nhà thơ mô tả những mối

quan hệ gia đình lý tưởng mà ở đó con trai coi lời nói của cha mẹ như là mệnh
lệnh, vợ một lòng một dạ chung thuỷ với chồng, những người em trai trung
thành với truyền thống, không hề thèm muốn ngai vàng của anh. Do đó,
những nhân vật buộc phải thực hiện một cách liên tục những lựa chọn đạo
đức trong những hành vi của họ.
Bài viết của Pou Saveros “Những chỉ dẫn về dấu ấn Phật giáo trong
Ramayana Cămpuchia” là một khảo luận sâu hơn về vấn đề chuyển đổi chiều
sâu tâm linh của sử thi Ramayana Ấn Độ với tư tưởng Bàlamôn sâu sắc đã
mang tư tưởng Phật giáo cùng với những cơ sở văn hoá xã hội của Cămpuchia

5
thời đại lúc bấy giờ. Tác giả bài viết đã đi sâu phân tích tỉ mỉ để thấy được
từng văn bản đã chịu sự ảnh hưởng của điều kiện văn hoá - xã hội như thế
nào. Tác giả đã tìm thấy những nét khác biệt về tư tưởng tôn giáo giữa hai văn
bản.
Trong công trình nghiên cứu “Ramayana – Một cuộc hành trình” tác
giả Ranchor Prime đã dành rất nhiều công sức trong ba mươi năm để nghiên
cứu tại Ấn Độ và mười lăm năm dịch sử thi Ramayana ra tiếng Anh. Cuốn
sách này là một sự khảo cứu công phu sử thi Ramayana về cội nguồn, chiều
sâu tâm linh và những ảnh hưởng của nó tại Ấn Độ.
Tác giả Richard Lannoy trong cuốn sách “Cây biết nói” cũng đã đề cập
tới sử thi Ramayana như một bộ phận không thể tách rời của văn hoá và xã
hội Ấn Độ. Tác giả đã trình bày những hiểu biết sâu sắc của mình về Ấn Độ,
nhất là về tôn giáo.
Georges Dumézil trong “Huyền thoại và sử thi” đã đưa ra những nhận
định rất xác đáng về sử thi nói chung và về Mahabharata và Ramayana nói
riêng. Ông đã phân tích cấu trúc sử thi nói chung và sử thi Mahabharata nói
riêng như ba chức năng trong sử thi các dân tộc Ấn - Âu, mô hình nhân vật sử
thi Ấn - Âu (một anh hùng – một phù thuỷ và một ông vua)…Tác giả chỉ ra
kết cấu này có trong nhiều thể loại của văn học và khiến cho các dân tộc trở

nên gần gũi nhau trong cách họ tư duy. Tác giả cũng đưa ra lý do khiến cho
các sử thi của một dân tộc này được chấp nhận ở một dân tộc khác và đôi khi
giữa các sử thi có kết cấu tưởng như giống nhau lại chẳng có mối quan hệ họ
hàng nào hết: chúng chỉ giống nhau về mặt loại hình mà thôi.
Tác giả David. R. Kinsley trong cuốn “Hindu giáo- một bức tranh phối
cảnh văn hoá” đã nhận thấy độ chênh lệch giữa hình tượng Rama và hình
tượng các vị quốc vương được quy định trong sách Luật được thịnh hành lúc
bấy giờ. Trong các sách Luật, để duy trì trật tự xã hội, đảm bảo sự công bằng,
vua cần phải sử dụng rộng rãi các biện pháp trừng phạt kể cả cách dùng đến

6
sự xảo trá, tàn bạo! Rama lại không chấp nhận các phương tiện đó cho dù nó
phục vụ cho mục đích đúng đắn. Chính điều đó đã khiến cho Rama trở thành
“một ông vua vĩ đại”.
Hơn nữa, Rama cũng là “người bảo vệ vĩ đại” của trật tự phù hợp trong
mối quan hệ giữa người với người. Con phải vâng lời cha, thần dân phải tuân
lệnh vua. “Thái độ phục tùng là cách tổ chức của những mối quan hệ trật tự
giữa con người, từ bỏ chúng thì trên thực tế, trật tự xã hội có thể bị huỷ hoại”.
Bởi vì “một xã hội trật tự đi đôi với những mối quan hệ trật tự cá nhân”.
Tác giả I. D. Xêbrriacôp trong cuốn “Khảo luận về văn học Ấn Độ” đã
nghiên cứu nhiều vấn đề của sử thi Ramayana. Trong đó tác giả đã đặc biệt
lưu ý đến vấn đề dị bản. Tác giả đã đánh giá cao giá trị cổ điển của sử thi này:
Ramayana từ khá sớm đã trở thành kiểu mẫu, chuẩn mực về văn học để đánh
giá các tác phẩm văn học, trở thành tiêu chuẩn để các nghệ sĩ hướng tới.
Trong tác phẩm “Sử thi cổ đại Ấn Độ”, nhà nghiên cứu văn học Nga P.
A. Grinser đã nhấn mạnh tính chất lý tưởng của nhân vật chính là hoàng tử
Rama: Rama xuất hiện cũng giống như Krisna, một trong số những hoá thân
của vị thần tối cao Visnu, đầu thai xuống trần để giệt trừ cái ác- được nhân
cách hoá trong hình tượng vua quỷ Ravana…” song Rama hành động trong sử
thi không phải như một vị thần mà như một vị vua lý tưởng, một chiến sĩ lý

tưởng trước hết tuân theo quy định của luật lệ, đạo đức…”. Tiếp đó tác giả
phân tích tiếp những lập luận của Rama: Những lời này nằm trong hình thức
bổn phận rèn luyện cá nhân của con người hơn là những quan niệm của bổn
phận có tính chất chung, góp phần cho sự hài hoà cuối cùng của cõi trần,
chống lại những gì thuộc về lợi ích cá nhân trong nghĩa vụ cơ bản của một
Kastrya. Ở đây tác giả đã nhận thấy độ chênh lệch giữa bổn phận Kastrya với
lý tưởng phổ cập trong nhân vật Rama. Có những trường hợp khi bổn phận
Kastrya và chân lý không trùng hợp thì nhân vật cúi đầu phục tùng bổn phận
chứ không thực hành theo chân lý.

7
Trong cuốn “Văn học cổ đại Phương Đông” các tác giả lại nhìn thấy
trong các nhân vật của sử thi Ramayana thể hiện tính chất bất di bất dịch của
sự phân chia đẳng cấp: “Tuy nhiên trong quá trình đến với chúng ta, truyền
thuyết này dã được tiếp nhận trong hình thức một Ramayana khác, chứa đựng
những tri thức muộn hơn của những người đại diện cho tầng lớp thống trị ở
Ấn Độ cổ đại. Sử thi khẳng định tính chất bất di bất dịch của sự phân chia
đẳng cấp, sự lệ thuộc của đẳng cấp dưới vào đẳng cấp trên theo lứa tuổi và địa
vị (Rama tuân theo mệnh lệnh của vua cha, đi đày một cách ngoan ngoãn), sự
phục tùng của người vợ với chồng (lý giải bằng hành vi của Xita)”
Bên cạnh đó, các tác giả đề cập đến nhân vật thần linh cũng phản ánh
sự phân biệt đẳng cấp và bảo vệ cho chế độ đó: Trên những điện thờ nổi trội
lên những vị thần lớn, những vị thần chúa tể. Các đấng thần linh khác, ít sức
mạnh hơn phục tùng họ. Các vị thần ngày nay hiện ra là những người bảo vệ
sự phân biệt đẳng cấp và giữ gìn trật tự đạo luật, toàn bộ hệ thống triết học,
tôn giáo tạo cho con người cái ảo giác mà nó không tồn tại thực trên thế giới.
Tác giả I. S. Rabinôvic trong cuốn sách “Bốn mươi thế kỷ văn học Ấn
Độ” đã nhận xét về các hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana: “ Nhân
vật của Ramayana là những người giàu có về tâm hồn. Rama là một chiến
binh quả cảm, một vị vua anh minh. Xita là một người phụ nữ, một người vợ

lý tưởng …Nàng yêu chồng hết mình. Nhân vật làm nên những kỳ tích phi
thường, sự hùng mạnh của họ là không có giới hạn”
Bên cạnh đó, tác giả I. S. Rabinôvic cũng đã đi sâu tìm hiểu nguồn gốc
của sử thi Ramayana và các nhân vật sử thi trong hiện thực lịch sử. Theo ông
thì toàn bộ hình tượng nhân vật Rama gợi ra một hồi ức mơ hồ về bộ lạc Bắc
Ấn trong cuộc hành binh tới những hòn đảo xã xôi và sự chinh phục thổ dân ở
đó mà người thủ lĩnh thổ dân được chú ý tới là Ravana.
Tác giả cuốn “Đại cương lịch sử văn học Ấn Độ” cũng phân tích tính
chất lý tưởng của hình tương nhân vật Rama ở nhiều góc độ, nhiều mối quan

8
hệ khác nhau: Rama- một người anh hùng lý tưởng của sử thi này là sự hiện
thân nổi tiếng của những đức tính: là một người con trai ngoan ngoãn, một
người chồng dịu dàng, trung thành với luật định, một chiến sĩ can đảm, coi
trọng danh dự, một người cầm quyền quốc gia anh minh, sáng suốt.
Nhưng ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều của hình ảnh Rama trước hết là một
chiến sĩ chống lại bất công mà hiện thân trong thiên sử thi này là quỷ vương
Ravana, chiến thắng con quái vật ức hiếp thiên hạ. Đích thực của đặc tính này
khiến cho Rama trở thành người anh hùng được nhân dân Ấn Độ yêu mến .
Đồng thời, hình ảnh người nữ anh hùng trong sử thi Ramayana là công
chúa Xita đến nay vẫn sống trong nhân dân, trở thành biểu tượng cho sự
chung thuỷ của người phụ nữ và sự hy sinh quên mình vì tình yêu.
Mặt khác, trên nền nghiên cứu sự ảnh hưởng sâu rộng của Ramayana ở
khu vực Đông Nam Á, tác giả Thakur Upenda trong công trình nghiên cứu
“Sử thi Ramayana ở Đông Nam Á” in trong cuốn “Một vài phương diện về
lịch sử và văn hoá Châu Á” ở phần mở đầu công trình, tác giả đã nhấn mạnh
sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ trên mọi mặt của văn hoá - xã hội
qua nhiều vùng đất của Đông nam Á cổ đại. Những ảnh hưởng này có thể trực
tiếp từ Ấn Độ, nhưng cũng có thể đi theo con đường gián tiếp từ các nước
láng giềng. Tác giả đã trình bày những biến thể khác nhau của sử thi

Ramayana ở Đông nam Á về mặt văn bản: “Mặc dù cơ sở ban đầu của câu
chuyện có trong bản tiếng sanskrit vẫn được giữ nguyên một cách bền bỉ,
chúng ta có thể lướt qua hàng loạt những biến thể khác chịu trách nhiệm về sự
ra đời của những khổ thơ mới và những đoạn viết lại trong hầu hết các ngôn
ngữ này, đưa lại những hình thức và tình huống mới không tìm thấy trong
nguyên bản tiếng sanskrit”. Tác giả đi sâu phân tích sự khác biệt của sử thi
Ramayana nguyên bản với các văn bản khác ở các nước Đông Nam Á và đã
chỉ ra căn nguyên gây nên sự ảnh hưởng sâu rộng đó: Điều tốt nhất và cao
quý nhất trong truyền thống Ấn Độ và những lý tưởng xuyên suốt trước và

9
sau, đang phát triển trong các nhân vật Rama, Xita, Lakmana, Hanuman và
những nhân vật khác. Rama trong số họ được tôn lên làm vua với những
phẩm chất lý tưởng đến nỗi mà trong nhiều thế kỷ, anh ta được bảo vệ như là
hiện thân của Dharma.
Với quan niệm này của tác giả Thakur Upenda thì yếu tố cơ bản tạo nên
sự ảnh hưởng sâu rộng của sử thi Ramayana tới nền văn học khu vực Đông
Nam Á là nhân vật. Bởi các hình tượng nhân vật này là sự kết tinh những
phẩm chất cao quý trong truyền thống Ấn Độ và đó là những lý tưởng xuyên
suốt từ quá khứ tới tương lai.
Cuốn sách “Ramayana qua con mắt của phương Tây” của nhà nghiên
cứu chuyên về Thái Lan là J.C. Shaw là một cách nhìn khác từ phía phương
Tây về sự ảnh hưởng của sử thi Ramayana ở các nước khu vực Đông Nam Á.
Ông đã so sánh giữa Ramakiên của Thái Lan với sử thi Ramayana của Ấn Độ
và thừa nhận rằng văn bản Ramakiên của Thái Lan có nhiều tình tiết khác với
Ramayana của Valmiki và ông đã chỉ ra nguyên nhân là do các triều vua ở
Thái Lan luôn viết đi viết lại Ramakiên, nó chỉ là cái cớ, là cảm hứng để cho
họ biểu lộ tài năng văn học của mình mà thôi.
Một học giả Ấn Độ Khác là H.B.Sakar trong cuốn “Những mối quan hệ
văn hoá giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á” đã đề cập đến sự di dân của

người Ấn Độ tại Đông Nam Á như là nguyên nhân của những ảnh hưởng về
tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá của Ấn Độ tại vùng này. Đặc biệt trong chương
14, tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của sử thi Ấn Độ đối với văn học
Wayang (rối bóng) tại Đông Nam Á. Ngay phần đầu của công trình nghiên
cứu, với tư cách là một nhà sử học, tác giả đã bước đầu đề cập đến các con
đường xâm nhập của sử thi Ramayana vào Đông Nam Á nhưng vấn đề chủ
yếu mà ông quan tâm là những ảnh hưởng của Ramayana vào những văn bản
phục vụ cho rối bóng tại các nước Đông Nam Á.

10
Các công trình ở trên, tuy không trực tiếp bàn riêng về thời gian và
không gian trong Ramayana, song trong quá trình phân tích và nhận xét của
các học giả trên thế giới cũng phần nào cho thấy không gian môi trường văn
hóa rộng lớn chứa đựng trong sử thi.
3.2. Việt Nam:
Văn học Ấn Độ nói chung và sử thi Ramayana nói riêng được chú ý ở
Việt Nam gần ba chục năm nay mà người đặt nền móng đầu tiên cho sự
nghiệp nghiên cứu văn hoá, văn học Ấn Độ ở Việt Nam là nhà nghiên cứu
Cao Huy Đỉnh. Trong cuốn “Văn hoá Ấn Độ” và cuốn “Tìm hiểu thần thoại
Ấn Độ”, tác giả Cao Huy Đỉnh bên cạnh việc nhấn mạnh vẻ đẹp lý tưởng của
các nhân vật sử thi cũng đã chỉ ra những mặt hạn chế của các hình tượng này:
ý nghĩa của hình tượng Xita cũng giống quan niệm “người ta là hoa của đất”
của người Việt Nam ta xưa. Theo truyền thuyết hoàng tử Rama chính là vị
thần Visnu giáng thế làm nguqười để cứu vớt nhân laọi ra khỏi vòng chiến
tranh, tội lỗi và đau khổ. Hoàng tử Rama là con người lý tưởng của đạo Hinđu
và của đẳng cấp quý tộc. Nhưng mặt khác, hoàng tử Rama cũng là chàng
dũng sĩ có tài, có chí, là ông vua anh minh, đức độ, có một tấm lòng yêu
thương tha thiết. Rama là hình ảnh tập trung của một vị vua sáng, phù hợp với
yêu cầu đạo đức của nhân dân ở một mức độ nhất định trong lịch sử xã hội
chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Vai trò quyết định có tính chất đại biểu cho

lực lượng quần chúng ở đây là dũng sĩ khổng lồ tướng khỉ Hanuman, con trai
vị thần Gió có sức khoẻ, có tài, có mưu trí và đã giúp cho hoàng tử Rama
chiên thắng quỷ vương Ravana.
Tác giả Lê Xuân Khoa trong cuốn “Nhập môn triết học Ấn Độ”, đã
đưa vào công trình nghiên cứu triết học của mình những tư tưởng triết học Ấn
Độ qua hai sử thi lớn, có tầm khái quát cao là sử thi Ramayana và sử thi
Mahabharata. Khi nghiên cứu hai sử thi này tác giả đã nhận thấy ở chúng
những tư tưởng triết học Ấn Độ cao siêu, thâm trầm. Nhận định về giá trị

11
nghệ thuật và đạo đức của sử thi Ramayana, tác giả Lê Xuân Khoa cho rằng
tính chất lý tưởng của các nhân vật và sự đấu tranh dằn vặt sinh động trong
tâm hồn họ đã tạo cho tác phẩm sức sống bất diệt. Hai sử thi Ramayana và
Mahabharata đều đặc biệt ca ngợi một nền đạo đức lý tưởng được xây dựng
căn bản trên nền tảng là bổn phận và danh dự. Các hành động tốt đẹp của các
nhân vật chính đều được thực hiện ở mức độ tuyệt đối. Đó là những nhân vật
luôn luôn là những con người có “đầy đủ nhân tính, biết đau đớn khi hy sinh,
biết nhớ thương khi ly biệt, biết căm giận, oán hờn, yêu thương, tha thứ,…”
Tác giả Nguyễn Tấn Đắc cũng nhấn mạnh tính chất lý tưởng của các
nhân vật trong sử thi Ramayana trong lời giới thiệu cho cuốn “Truyện cổ dân
gian Ấn Độ”. Theo ông, các nhân vật chính diện đều hành động theo nguyên
tác đạo đức có tính chất tôn giáo mà người Ấn Độ gọi là Dharma, do đó họ trở
thành hiện thân của Dharma.
Những công trình nghiên cứu văn học Ấn Độ nói chung và sử thi
Ramayana nói riêng ở Việt Nam ngày càng phong phú. Lần đầu tiên bộ sử thi
gồm ba tập Ramayana ra mắt bạn đọc Việt Nam vào năm 1988, do Phạm
Thuỷ Ba dịch và Phó giáo sư Phan Ngọc giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học ấn
hành. Trong lời giới thiệu, Phó giáo sư Phan Ngọc đã đưa ra một cái nhìn toàn
diện và sâu sắc về sử thi này. Đồng thời ông cũng khẳng định: “Rama gần ta
vô cùng vì chàng có những “yếu đuối” của con người. “Chàng có thể từ bỏ

ngai vàng nhưng không thể để mất người yêu, chàng có thể vào sinh ra tử vì
nàng nhưng không thể chấp nhận nàng không chung thuỷ”.
Bài “Thử bàn về một số nét của văn học Đông Nam Á” của giáo sư
Nguyễn Đức Ninh đăng trên tạp chí Văn học số 5/1983 là bài có nhiều ý kiến
trực tiếp bàn về vấn đề bản địa hoá sử thi Ramayana ở Đông Nam Á. Các tác
phẩm của Ấn Độ bằng con đường truyền miệng dã được dân gian hoá theo
đặc điểm dân tộc phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia. Tác giả cho rằng
vì dân gian hoá nên các tác phẩm văn học Ấn Độ đã biến dạng đi, mỗi nơi

12
một khác, chỉ còn lại cái gốc của Ấn Độ. Dựa trên Ramayana, ở Inđônêxia có
Sêri Rama, ở thái Lan có Rama Kiên,…Tác giả cho rằng sự khác nhau giữa
chúng là bởi đặc điểm dân tộc.
Phó giáo sư Võ Quang Nhơn trong bài viết “Qua sử thi, tìm hiểu mối
quan hệ văn học nghệ thuật giữa Đông Nam Á và Ấn Độ” (đăng trên Tạp chí
khoa học - Đại học Tổng hợp Hà nội, 8/1990) đã đề cập đến sử thi Ramayana
của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Ông đã bước đầu tìm hiểu và so sánh về đôi nét
khác biệt giữa sử thi Ramayana và Pha Lặc Pha Lam ở Lào.
Phó giáo sư Lưu Đức Trung trong sách “Văn học Ấn Độ" đã nhận xét
Rama là nhân vật được xem là mẫu người lý tưởng của đạo Hinđu và đẳng
cấp vương công quý tộc, đồng thời thể hiện khát vọng của nhân dân đương
thời có một vị minh quân, một anh hùng tài ba lỗi lạc, dũng cảm và đạo đức
để bảo vệ đạo đức, hạnh phúc và công bằng cho xã hội. Còn nhân vật nàng
công chúa Xita lại là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ chung
thuỷ, tiết hạnh, một người con gái hiền từ, nhân hậu.
Về nghệ thuật sử thi Ramayana, tác giả viết: “Tác phẩm còn vẽ lên
cảnh chiến trường ác liệt, cung tên rào rào, đô thành bốc cháy, đất đá tung toé,
người và quỷ quần nhau bằng nhiều phép thuật thần kì, cùng với khí phách
hào hùng, dũng cảm của những kẻ chiến thắng đã gây nên sự hứng thú cho
người đọc”.

Trên tạp chí Văn học nước ngoài số 2/1996, Nguyễn Văn Hạnh trong
bài viết của mình với tiêu đề “Tiếp cận sử thi Ramayana từ những đặc trưng
thể loại” đã cho rằng khi phân tích một tác phẩm văn học nói chung và sử thi
Ramayana nói riêng cần phải tuân theo những đặc trưng thể loại: Phân tích
những nhân vật mà chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh cá tính nhân vật mà bỏ qua
tính chất quy phạm lý tưởng của nhân vật, vô hình chung đã “tiểu thuyết hoá
sử thi”.

13
Trong bài viết “Ảnh hưởng của tôn giáo trong các sử thi Ấn Độ” đăng
trên tạp chí Văn hoá dân gian số ra năm 1997, tác giả Đoàn Triệu Long đã đi
sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của tôn giáo trong các sử thi Ấn Độ.
Trong bài viết này Đoàn Triệu Long cũng đã đi vào phân tích vai trò
của thiên nhiên trong sử thi Ấn Độ, đặc bịêt là thiên nhiên trong sử thi
Ramayana: “Thiên nhiên đã thực sự hoá thân vào cuộc sống của các nhân vật
sử thi Ấn Độ, là một bộ phận khăng khít, không thể tách rời được với con
người” và “để lý giải điều này…thì tôn giáo đóng một vai trò quan trọng
không nhỏ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ lại cho rằng giáo lý của đạo Hinđu
thấm sâu, lan rộng trong nhân dân Ấn Độ là do nó đã hoá thân vào trong các
hình tượng nhân vật đáng kính, đáng yêu. Trong tác phẩm “Ấn Độ qua các
thời đại”, ông viết: “Ramayana như tên gọi của nó, nói về những kỳ tích của
hoàng tử Rama, một mẫu hình cổ điển của người anh hùng thuộc đẳng cấp võ
sĩ của Ấn Độ cổ đại. Rama đã vượt qua được tất cả các thử thách của thiên
nhiên, những âm mưu độc ác của con người và ma quỷ để giành lại người vợ
thân yêu. Nhưng Rama đã bị quỵ ngã trước sức mạnh hiểm độc của lòng ghen
tuông và sự nghi ngờ ám ảnh, ruồng bỏ người vợ trẻ. Nàng Xita thánh thiện
như được đúc từ một khối pha lê trong suốt của tình yêu. Hình ảnh tướng khỉ
Hanuman bên trong vóc hình xấu xí và dị dạng của loài vật lại ẩn giấu một
trái tim còn thắm đỏ hơn rất nhiều những trái tim người đời”.

Cũng viết về sử thi Ramayana, tác giả Nhật Chiêu trong “Câu chuyện
văn chương phương Đông” đã dành mối thiện cảm của mình cho nhân vật nữ
là nàng cong chúa Xita, mượn lời của Romesh Dutt và Krisan Chandro, ông
đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp, sự thiêng liêng, chất lý tưởng của nàng công chúa
Xita và khẳng định rằng: “Tình yêu của Rama và Xita là chủ đề của thiên sử
thi mê hoặc này”. Nhật Chiêu cũng cho rằng thiên nhiên trong sử thi
Ramayana “đầy sức sống, đầy tình yêu và nồng nàn nhục cảm”.

14
Nhìn lại qúa trình nghiên cứu ở những quy mô khác nhau trên thế giới
và ở Việt Nam trong phạm vi tài liệu mà chúng tôi có thể bao quát được có
thể thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu, giới thiệu đều dừng lại ở việc
trình bày những đặc điểm của nhân vật trong sử thi Ramayana, chỉ ra những
ảnh hưởng của sử thi Ramayana tới đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ
và các nước trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy cách nói có khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều nhất trí cao khi
cho rằng các nhân vật chính diện là hoàng tử Rama, công chúa Xita là những
hình tượng nhân vât tuyệt đẹp của nhân dân Ấn Độ thời cổ đại, thể hiện đựơc
những ước mưo khát vọng của họ về những vị thủ lĩnh tài ba, sáng suốt, đạo
đức, vì lợi ích của cộng đồng. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra
tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu đậm đến các nhân vật trong sử thi
Ramayana. Các nhân vật chỉ là phương tiện để tác giả phát ngôn cho giáo lý
Dharma của Ấn Độ giáo.
Như vậy, văn học Ấn Độ nói chung và sử thi Ramayana nói riêng đã
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm và nghiên
cứu. Liên quan mật thiết với hình tượng người anh hùng trong sử thi là
khoảng không gian - thời gian, trong đó người anh hùng thể hiện phẩm chất lý
tưởng của mình. Song các công trình nêu trên còn ít bàn tới môi trường hành
động của người anh hùng, tuy rằng đây đó các học giả có nhắc tới. Các ý kiến
của họ về tác phẩm Ramayana là những gợi mở cần thiết để tác giả luận văn

đi sâu trình bày rõ hơn vấn đề tổ chức thời gian, không gian của tác phẩm.
4. Giới hạn vấn đề và văn bản sử dụng:
Để trở thành người anh hùng, nhân vật sử thi phải phá vỡ tính khép kín
của thị tộc - bộ lạc và hoạt động trong một môi trường rộng lớn. Môi trường
rộng lớn ấy dung chứa thời gian và không gian rộng lớn đủ để nhân vật sử thi
thi thố tài năng và thể hiện tính cách. Luận văn chủ yếu đi sâu khai thác bình

15
diện tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana trong
mối quan hệ với các nhân vật và các sự việc, các biến cố.
Văn bản gốc dùng để nghiên cứu là bản dịch gồm ba tập sử thi
Ramayana do Phạm Thuỷ Ba dịch, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1988.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, khảo sát sự xuất hiện của thời gian, không gian
trong tác phẩm.
- Phương pháp phân tích loại hình: bám sát đặc trưng nghệ thuật của
thời đại sử thi, thể loại sử thi.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: tác phẩm nghệ thuật như một chỉnh
thể thống nhất giữa nội dung và hình thức.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Sử thi và sử thi Ramayana của Ấn Độ.
1.1. Vấn đề thể loại sử thi.
1. 2. Sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Chương 2: Thời gian nghệ thuật.
2. 1. Khái niệm về thời gian nghệ thuật.
2. 2. Thời gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
2. 2.1. Thời gian trần thế.
2. 2.2. Thời gian định mệnh.
2. 2.3. Thời gian chiến tranh.

Chương 3: Không gian nghệ thuật.
3. 1. Khái niệm về không gian nghệ thuật.
3. 2. Không gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
3. 2.1. Không gian thế giới trần gian.
3. 2.2. Không gian bổn phận.
3. 2.3. Không gian tình yêu.

16
CHƢƠNG 1: SỬ THI VÀ SỬ THI RAMAYANA CỦA ẤN ĐỘ.
1.1. Vấn đề thể loại sử thi.
Cho tới thế kỷ XVIII, người Châu Âu và các nhà nghiên cứu văn học
chỉ biết đến duy nhất những sử thi Châu Âu. Căn cứ trên cơ sở của những sử
thi này, họ xây dựng nên lý luận về thể loại: sử thi anh hùng hay còn gọi là
anh hùng ca – tiếng Sanskrit là Itihâsa.
Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, Hêghen đã có những đóng góp
quan trọng cho lý luận sử thi trong cuốn “Những bài giảng về mỹ học”. Ông
đã dành hẳn chương ba- Các loại thơ- để nghiên cứu về thể loại sử thi. Ông đã
chia sử thi thành các loại:
(1). Thơ đề trên mộ và thơ cách ngôn.
(2). Các trường ca giáo huấn – triết học; Các trường ca về vũ trụ và
thần linh.
Hêghen gọi các loại thơ trên là những sử thi không toàn vẹn vì chúng
không miêu tả một nhà nước thực sự, cũng không miêu tả một biến cố cụ thể
trong lòng nhà nước ấy.
(3). Sử thi đích thực:
Theo quan điểm của Hêghen, sử thi đích thực là loại sử thi có nội dung
và hình thức thực sự là toàn bộ quan niệm về thế giới và cuộc sống dân tộc
được trình bày dưới hình thức khách quan của những biến cố thực tại.
Sử thi đích thực là loại sử thi mang những đặc điểm:
“Tình huống phù hợp nhất với sử thi đó là các xung đột của trạng thái

chiến tranh”.
Hành động trong sử thi xuất phát từ những cá nhân nhưng đồng thời
các nhân vật với tư cách là những mẫu người trọn vẹn đã biểu lộ “sự phát
triển của nếp tư duy dân tộc và phương thức hành động có tính chất dân tộc”.
Hành động cá nhân trong sử thi, theo Hêghen, “đã xuất hiện trên cơ sở một
trạng thái chung có tính chất sử thi của thế giới. Trạng thái đó đã đạt được sự

17
thống nhất hài hoà giữa sự tự thể hiện những tính cách sử thi dưới hình thức
cá nhân và những mục đích sử thi có tính chất toàn dân, đã kết hợp hành động
cá nhân với biến cố sử thi có ý nghĩa toàn dân”.
Trong công trình của mình, nhà nghiên cứu E. M. Mêlêtinxki đã phân
chia thành hai loại sử thi: sử thi cổ so và sử thi cổ điển.
Trong sử thi cổ sơ, các quan hệ xã hội được thông qua lăng kính quan
hệ với thiên nhiên. “Kẻ thù của nhân vật anh hùng thường là các quái vật, bọn
quỷ sứ, lũ khổng lồ mà trong hình ảnh của chúng cũng như trong hình ảnh
folklore nguyên thuỷ, đã phản ánh tính hỗn hợp khái niệm về sức mạnh thiên
nhiên và về những kẻ thù lịch sử của bộ lạc.”. Nhiệm vụ của nhân vật anh
hùng là chiến đấu chống lũ quái vật, bảo vệ cộng đồng, chiến đấu để báo thù,
để giành giật người vợ chưa cưới “xa xôi” hoặc những lợi ích văn hoá (ví dụ
như Xampô, ngọn lửa, cây bá hương thiêng liêng).
Trong khi đó, “Những kẻ thù của sử thi cổ điển dần dần mất dáng vẻ
quái vật thần thoại và có những đặc điểm của kẻ thù lịch sử”. Nhân vật anh
hùng không chống lại những thế lực siêu nhiên, mà chống lại những con
người cụ thể trong xã hội.
Nhà nghiên cứu E. M. Mêlêtinxki cũng chỉ ra sử thi cổ sơ và sử thi cổ
điển còn khác nhau về hình thức biểu hiện: “Trong lúc tinh thần anh hùng sử
thi cổ sơ phần lớn hãy còn thể hiện dưới lớp vỏ thần thoại cổ tích, thì những
hồi ức lịch sử của nhân dân trong các tác phẩm sử thi cổ điển chín muồi đã
được thể hiện dưới một hình thức tương ứng hơn của sự miêu tả các nhân vật

và các sự kiện lịch sử”.
Đồng thời, E. M. Mêlêtinxki trong một số công trình nghiên cứu “Tự
sự dân gian” và “Bàn về sự phát sinh và nhữung con đường phân hoá thể loại
sử thi”, đã cho rằng sử thi anh hùng được hình thành từ hai cơ sở: sử thi thần
thoại và những truyện cổ tích dũng sĩ. Ông viết: “Những huyền thoại về các

18
nhân vật thuỷ tổ văn hoá và những truyện cổ tích tráng sĩ là những tư liệu chủ
yếu của sử thi anh hùng thời kỳ đầu”.
Nhà nghiên cứu V. E. Gusep cũng rất tán thành với nhà nghiên cứu E.
M. Mêlêtinxki về tiến trình phát triển của sử thi. Ông cho rằng, sử thi cũng
phát triển từ sử thi thần thoại đến sử thi anh hùng. Riêng trong sử thi thần
thoại thì có ba lớp lịch sử:
- Lớp cổ xưa nhất là lớp tiền tôn giáo hoặc hỗn hợp sinh ra không phụ
thuộc vào hệ thống những tôn giáo xác định và ngoài sự thờ cúng. Đặc trưng
cơ bản của lớp này là sự lý tưởng hoá các lực lượng tự nhiên và những lực
lượng sản xuất của tập thể bộ lạc thị tộc. Ở đây, những anh hùng văn hoá
được gắn cho những khả năng sáng tạo kỳ diệu và được suy tôn.
- Lớp lịch sử thứ hai là những tác phẩm phản ánh tác động qua lại giữa
sáng tác nghệ thuật và vô thức sáng tạo tôn giáo đích thực. Nó được các giáo
sĩ chỉnh lý, sử dụng trong thờ cúng và được đưa vào những sách kinh điển, nó
còn được các tôn giáo tiếp thu (Kinh thánh, Kinh Koran).
- Lớp thứ ba của sử thi thần thoại là những truyền thuyết và những bài
ca sử thi dân gian sinh ra trong xã hội có giai cấp, dưới tác động của những
tôn giáo thống trị. [16, tr34 ]
Về sử thi anh hùng, nhà nghiên cứu V. E. Gusep cho rằng đó là những
truyện kể bằng lời ca hoặc nửa ca về sự đấu tranh của thị tộc – bộ lạc – bộ
tộc- nhân dân cho sự tồn tại và nền độc lập của mình trong sự xung đột với
các lực lượng thù địch. Trung tâm của thể loại sử thi này là người anh hùng
mang phẩm chất ưu tú của tập thể và đại diện cho tập thể trong mọi hành

động.
Như vậy, với quan điểm của nhà nghiên cứu V. E. Gusep thì những sử
thi có tính chất tôn giáo thuộc về thể loại sử thi thần thoại, ở giai đoạn sớm
hơn và nó kém hoàn thiên hơn so với thể loại sử thi anh hùng.

19
Vấn đề sử thi và phân loại sử thi vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu ,
lý luận quan tâm. Về sau này, các nhà nghiên cứu, lý luận cũng đã đồng ý
hoàn toàn với ý kiến của các nhà nghiên cứ đi trước. Tuy nhiên họ chú ý phân
biệt thêm:
(1)- Sử thi cổ điển (Classic epic) hay sử thi đích thực (Authentic epic)
hay sử thi lớn (Great epic).
(2)- Sử thi văn chương (Literary epic) hay sử thi cung đình (Court epic)
hay sử thi tái tạo (Imitative epic), Sử thi mô phỏng (Artificial epic). Tiêu biểu
cho loại (1) thường được nêu ra là Iliat và Ôđixee của Homer, còn ở loại (2) là
Aênid của Virgil [23, tr76]
Các nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ cũng đã có sự phân biệt tương tự
giữa một bên là Sử thi anh hùng (Itihâsa) và một bên là Sử thi văn chương
(Kavya).
Trong tác phẩm “Thời đại anh hùng của Ấn Độ”, nhà nghiên cứu N. K
Shidhanta đã phân biệt hai loại sử thi là sử thi đích thực và sử thi văn chương.
Theo ông:
- Sử thi đích thực:
Tác giả mơ hồ và bị che khuất.
Liên quan nhiều hơn với các cá nhân và chiến tích anh hùng của
họ. Sử thi đích thực mang tính quốc tế.
Hành động của cá nhân trong sử thi đích thực tập trung trong một
thời gian ngắn.
- Sử thi văn chương:
Tác giả với nhân cách cá nhân, dấu ấn sáng tạo cá nhân biểu hiện

một cách rõ rệt.
Sử thi văn chương quan tâm chủ yếu tới vận mệnh của những
quốc gia, mang tính dân tộc.

20
Thời gian trong kiểu sử thi này thường bao trùm một sự kiện dài, có thể
là lịch sử một đời người hay một vùng đất. [Chuyển dẫn 23 ]
Tác giả Grinser cũng đã bộc lộ thái độ tán thành cách phân chia sử thi
ra thành các loại: sử thi anh hùng, sử thi giáo huấn và sử thi văn chương.
Trong cuốn “Sử thi cổ Ấn Độ” với việc phân tích hai sử thi lớn của Ấn Độ là
sử thi Mahabharata và sử thi Ramayana ông đã thể hiện rõ quan điểm của
mình. Theo ông, sử thi Mahabharata từ một sử thi anh hùng đã trở thành một
sử thi mang tính giáo huấn. Còn sử thi Ramayana thì từ một sử thi anh hùng
đã trở thành một sử thi văn chương.
Như vậy, các nhà nghiên cứu, lý luận đều phân tách thể loại sử thi
thành ba tiểu loại sau:
(1)- Sử thi cổ sơ hay sử thi thần thoại, sử thi không chính thức, sử thi
giáo huấn.
(2)- Sử thi cổ điển, sử thi đích thực, sử thi lớn hay sử thi anh hùng, sử
thi chính thức, sử thi cổ đại.
(3)- Sử thi văn chương, sử thi cung đình, sử thi tái tạo, sử thi mô phỏng.
Mặc dù đã có sự phân chia sử thi thành các loại khác nhau về mặt lý
luận, nhưng trên thực tế thì mỗi sử thi ở mỗi nền văn học khác nhau lại có
một quá trình hình thành khác nhau. Ví dụ như sử thi Hy Lạp có một quá trình
hình thành khác với sưt thi Ấn Độ. Cụ thể là:
Nếu các sử thi Hy Lạp có một mốc thời gian cụ thể cho sự hoàn thành,
ví dụ như sử thi Iliat vào khoảng thế kỷ IX – VIII trước công nguyên thì các
sử thi Ấn Độ lại trải qua một trường kỳ thời gian biên soạn, sắp xếp, chỉnh sử,
bổ sung vài trăm năm, thậm chí kéo dài hàng ngàn năm. Ví dụ như sử thi
Mahabharata theo phần lớn các nhà nghiên cứu thì từ khoảng thế kỷ thứ V

trước công nguyên đến thế kỷ IV hay từ thế kỷ IX trước công nguyên đến thế
kỷ V. Còn sử thi Ramayana thì từ thế kỷ IV – III trước công nguyên đến thế
kỷ III – IV sau công nguyên.

21
Như vậy quá trình hình thành và hoàn thiện các sử thi Mahabharata và
Ramayana khiến cho người ta nhớ đến hình ảnh những dòng sông Indus (Ấn
Hà) và Ganga (Hằng Hà) hùng vĩ ngày ngày cuồn cuộn đổ ra đại dương mênh
mông. Ngọn nguồn của nó khởi nguyên từ giai đoạn cuối trong thời kỳ bình
minh của văn học Ấn (Thời Vêđa) và kết thúc dòng chảy vào giai đoạn đỉnh
cao trong thời cổ điển của nền văn học này. Những dòng sông đã chảy qua đôi
bờ văn hoá Ấn Độ từ thời thơ ấu, hồn nhiên chân chất đến trưởng thành chững
chạc, thành đạt, chảy qua đôi bờ tôn giáo với những tranh chấp và nhượng bộ,
xung đột và hoà giải, giữa thần quyền và vương quyền, giữa những đối
nghịch. Những dòng thuỷ lưu đã cuốn theo tầng tầng những hạt phù sa của
đôi bờ bên lở bên bồi khiến cho chúng ngày càng trở nên màu mỡ hơn. Và do
đo, cũng xa cách với những quy phạm của sử thi được xây dựng trên cơ sở
của những sử thi Hy Lạp.
1. 2. Sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Sử thi Ramayana là cuộc hành trình của chàng hoàng tử Rama hay đó
là những kỳ tích của chàng Rama. Đây là cuốn sách thần thánh của nhiều triệu
người Hinđu trong cuộc đời họ. Tác phẩm được hình thành phổ biến theo con
đường truyền miệng. Về sau mới được nhà thơ Valmiki – người sẵn có nguồn
cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kỳ lạ ghi chép thành văn bản hoàn chỉnh.
Thiên anh hùng ca bằng tiếng sanskrit, gồm 500 đoạn, chia thành 7
cuốn, dài 24.000 câu thơ đôi, là hòn đá tảng của đạo đức Hinđu về lòng trung
thành với một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần Ấn Độ suốt hàng ngàn
năm qua. Sử thi Ramayana nói về cuộc chiến thắng của hoàng tử Rama đối
với vua của loài quỷ là Ravana. Rama đã đối mặt với số phận của mình với tư
cách là một người đàn ông lý tưởng và sự hoá thân thứ bảy của vị thần Visnu.

Sử thi Ramayana được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều cách
khác nhau nhưng con đường truyền miệng vẫn rất sống động, Ramayana được
kể lại bên lửa trai hay đọc nơi công công cho mọi người nghe. Người Ấn Độ

22
xem Ramayana là một thánh kinh giúp họ gột rửa hết mọi tội lỗi trong cuộc
đời trần thế. Người Ấn Độ nói rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn
thì Ramayana vẫn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi vòng tội
lỗi.”
Đặc biệt ở miền Nam Ấn Độ đã hình thành một giáo phái thờ thần
Rama và thánh kinh của họ là những lời thơ trong tác phẩm.
Bên cạnh đó, trong suốt hàng ngàn năm qua, sử thi Ramayana trở thành
một đề tài bất tận cho các ngành nghệ thuật. Tiêu biểu là tác phẩm “Hồ truyền
kỳ Rama” của nhà văn Tuxidas.
Mỗi vùng của đất nước này đều có kiểu mẫu riêng của mình về kịch
Ramayana. Người ta dựng các vở kịch lấy từ các trích đoạn của Ramayana
trên sân khấu ở nhiều thành phố. Tại các lễ hội, hình nộm của Ravana và
Kumbkarna bị đốt, các diễn viên đóng vai Rama và Sita tham gia vào diễu
hành. Ramayana đã được dưa lên màn ảnh của rạp chiếu bóng cũng như phim
truyền hình nhiều tập và trình chiếu suốt 78 tuần liền trong suốt năm 1987-
1988 vào một giờ nhất định trong các ngày chủ nhật. Bằng tất cả các cách đó,
Ramayana đã đi vào tâm thức của người Ấn Độ ngay cả thời hiện đại. Qua
huyền thoại về Rama, mọi người dân Ấn Độ đều nảy sinh ước vọng về những
lãnh tụ cứu tinh hiền đức và công bằng. Đó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác
mà sự toàn thắng luôn luôn thuộc về cái thiện. Bản trường ca đã khẳng định
sự không thay đổi trong phân chia đẳng cấp và sự thống trị của đẳng cấp trên
đối với đẳng cấp dưới suốt mấy ngàn năm.
Cấu trúc của Ramayana là cấu trúc rất phổ biến của các truyện trong
văn học dân gian trên thế giới. Nó bao gồm hai bước của một quá trình chung
nhằm đạt được mục tiêu cao cả của các nhân vật chính diện. Mỗi bước này lại

mang theo trong mình sự phát triển riêng: sự thử thách khó khăn để đạt được
tình yêu, yếu tố phá hoại xen vào gây ra tai hoạ, sau đó đến hôn lễ hay là sự
thủ tiêu tai hoạ. Toàn bộ sử thi nguyên bản bằng tiếng sanskrit gồm 7 quyển.

23
Nội dung quyển một của Ramayana là sau khi Rama đã qua được thử
thách sơ bộ, chàng buộc phải thi tài để đạt được tình yêu của công chúa Xita.
Khâu chủ yếu trong cốt truyện quyển một là Rama đã bẻ cong và căng được
cái cung thần mà trước đó không một người nào trong số người muốn lấy Xita
có thể căng được. Mô típ về “thử thách cầu hôn” đã buộc Rama phải chịu thử
thách một mình và được kết thúc bằng cuộc hôn nhân của các nhân vật chính.
Quyển hai của sử thi Ramayana tường thuật các gian kế ở hoàng cung
Liôxe và việc Rama phải đi đầy theo yêu cầu của bà mẹ kế Kakêyi. Đây là
phần trình bày hoàn cảnh bất hạnh khởi đầu của các nhân vật chính diện trong
toàn bộ sử thi.
Trong quyển ba của sử thi Ramayana, việc Ravana bắt cóc Xita là khởi
đầu yếu tố phá hoại xen vào cốt truyện thông qua các yếu tố trung gian khác
và hoàng tử Rama lên đường đi tìm kiếm vợ mình ở trong rừng. Trong cuộc
tìm kiếm đó, Rama đã nhận được sự giúp đỡ của các dã thú là gấu và khỉ, mà
vua là Sugriva đã được chàng cứu thoát khỏi sự truy đuổi và chết chóc trước
đây. Sau cùng, Rama đã vào đến Lanka.
Quyển thứ tư của Ramayana tường thuật truyện Rama và Laksmana
gặp các nhân vật phụ dưới dạng các vua của loài khỉ Sugriva và Hanuman.
Sau này, con diều hâu Đơratausta cũng lao vào trận tử chiến chống Ravana để
cứu Xita và trước khi chết đã nói cho Rama biết ai là người bắt cóc Xita. Sau
khi Ravana qua Akampana và Surpapackhi, biết được nơi Rama và Xita ở,
hắn cùng quỷ Maricha đến vùng lân cận. Maricha đội lốt con sơn dương vàng
để đánh lạc hướng Rama khỏi nơi chàng ở. Sau đó Rama dặn dò Laksmana
không được rời khỏi Xita. Khi Sita nghe tiếng Maricha giả làm Rama kêu gọi
sự giúp đỡ, chính nàng là người đã nài xin Laksmana đi giúp đỡ Rama. Đồng

thời, thầy tu Brahma biến quỷ Maricha thành sơn dương, lừa Xita để nàng nói
chuỵên thân mật với Ravana.

24
Quyển thứ năm, mô tả cảnh Hanuman đi tìm Xita. Hanuman đã biến
hình thành một con mèo để đi tìm Xita. Để bộ dạng của mình không làm cho
Xita khiếp sợ, Hanuman ẩn mình sau lá, tán dương Rama và cho Xita hay
rằng mình có quen chàng. Sau khi đã làm cho Xita tin mình rồi, Hanuman
mới xuất hiện nhưng nàng vẫn lo sợ đó là Ravana biến hình. Hanuman lại một
lần nữa thuyết phục nàng bằng cách kể cho nàng nghe tỉ mỉ về Rama và điểm
qua các chiến công của chàng cho đến khi Xita hoàn toàn tin rằng đứng trước
nàng là một người bạn và nàng tràn ngập vui sướng. Cuối cùng, để chinh
phục hoàn toàn niềm tin của Xita, Hanuman trao cho nàng chiếc nhẫn của
Rama mà chàng đã trao cho Hanuman với tư cách là một phái viên của mình.
Hanuman đã phải tìm kiếm Xita rất lâu nhưng chàng đã thành công, chinh
phục được lòng tin của Xita và đốt cháy kinh thành Lanka của Ravana.
Quyển thứ sáu kể lại chuyện Rama và quân đội của chàng kéo quân qua
biển tới Lanka để giành lại công chúa Xita. Đây là một quyển có kết cấu khá
dài và phức tạp vì các đối thủ là những kẻ ngang sức ngang tài. Kết cấu của
quyển này có thể chia ra làm nhiều đoạn như sau: Chuẩn bị cho cuộc giao
tranh, làm cầu qua biển Lanka, sự ngoan cố của Ravana, cuộc chiến đấu bắt
đầu, Kumbhakarna gieo rắc sự sợ hãi, sự thát bại của Indrajit, kết thúc của
Ravana, sự vô tội của Xita được minh chứng qua thử lửa và trở về nhà.
Quyển thứ bảy không được coi là quyển chính thức của Ramayana dân
gian trước khi có bản của Valmiki. Tuy nhiên, nó lại là quyển giàu chất nhân
văn vì nó rất gần với những đặc tính của người bình thường. Dường như
không tin vào cái kết thúc có hậu của những nhân vật có tính thần linh quá
cao siêu, Valmiki đã tạo thêm quyển bảy để kéo Ramayana gần lại với thế
giới của con người với những vui buồn, giận ghét, sai lầm và trả giá…Đây là
quyển mang ít yếu tố thần tiên kỳ ảo nhất mà mang nặng sắc thái và chịu sự

chi phối sâu sắc của tâm lý con người. Các nhân vật hành động và suy nghĩ
theo hướng rất nhân bản là do quyển này mang rõ dấu ấn của tác giả Valmiki.

×