Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa giai đoạn 1977 1988

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 107 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực tế lịch sử, là sự ra đời của
một chủ thể kinh tế ở nông thôn nước ta trong thời gian dài, có tác động lớn
đến sự phát triển kinh tế, văn hóa ở nơng thơn nói riêng và đến tồn bộ nền
kinh tế xã hội nước ta nói chung.
Phong trào hợp tác hóa, xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được
thực hiện trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa từ cuối những năm 50 thế
kỷ XX, có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng
cao trình độ thâm canh, tích tụ và tập trung hố sản xuất, khắc phục tình trạng
lạc hậu nặng nề về kỹ thuật, sản xuất phân tán, manh mún, tự cấp tự túc; tạo
điều kiện phát triển sản xuất đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Tổ chức kinh
tế tập thể cịn có vai trị to lớn trong việc cải thiện đời sống văn hoá - xã hội,
cải biến nơng thơn, có vai trị quan trọng bảo đảm sản xuất, đồng thời cung
cấp sức người, sức của cho tiền tuyến trong thời kỳ đất nước có chiến tranh.
Riêng đối với miền Nam, sau khi được giải phóng (1975), thực hiện Chỉ
thị số 15/BBT (8/1977) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng hợp
tác xã nơng nghiệp thí điểm ở miền Nam, nhằm rút kinh nghiệm cho công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam. Tỉnh ủy Phú
Khánh ra Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 1/8/1977, chủ trương “Tiến hành đợt 1
thí điểm cuộc vận động cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, lấy xã Hịa Bình và
huyện Tuy Hịa làm nơi thí điểm của tỉnh, các huyện Cam Ranh (lấy xã Cam
Tân), Diên Khánh (lấy Diên An), Khánh Ninh (lấy Ninh Quang), Xuân An (lấy
Xuân Sơn), mỗi huyện thí điểm ở một xã” [39; tr.4].
Phong trào hợp tác hóa trong nơng nghiệp giai đoạn 1977 - 1988 ở
Khánh Hịa nhìn chung thành cơng và có tác dụng thiết thực đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả đạt được đã đẩy mạnh sản xuất trong
giai đoạn đầu sau chiến tranh, đời sống người dân được ổn định. Cũng chính




2
từ phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp mà quan hệ sản xuất mới xã hội chủ
nghĩa được xác lập, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được xây dựng
một bước đáng kể và tạo ra một khả năng mới để tăng cường lực lượng sản
xuất và phát triển các ngành nghề khác. Đời sống vật chất tinh thần của người
dân từng bước được cải thiện, làm cho mọi người phấn khởi, tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, đó là
cơ sở, là niềm tin để Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa vững mạnh bước vào
công cuộc khôi phục và xây dựng địa phương. Cũng qua phong trào hợp tác
hóa nơng nghiệp những yếu kém, hạn chế trong quá trình thực hiện đã được
bộc lộ và nó tác động khơng nhỏ đến kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hịa.
Nghiên cứu, tìm hiểu q trình hợp tác hóa nơng nghiệp ở Khánh Hịa sẽ
góp phần làm sáng rõ tinh thần cách mạng bắt nguồn từ lòng yêu nước, tha
thiết với chế độ mới xã hội chủ nghĩa của nhân dân trong tỉnh; khẳng định vai
trị của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp ở địa phương, nhất là những đóng
góp to lớn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
trong giai đoạn đầu cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó, cũng thấy được
mặt hạn chế của phong trào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Khánh Hịa
trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Từ những lý do nói trên, bản thân là người con của mảnh đất Khánh Hịa
với mong muốn từ những thành cơng cũng như hạn chế được rút ra qua phong
trào hợp tác hóa nơng nghiệp giai đoạn 1977 - 1988 sẽ cung cấp thêm một số
bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế
nông nghiệp địa phương hiện nay nhất là trong việc xây dựng các hợp tác xã
sản xuất nông nghiệp, chúng tôi chọn vấn đề “Phong trào hợp tác hóa nơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1977 - 1988” để làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Tởng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề về hợp tác hóa trong nơng nghiệp ở Việt Nam được
quan tâm nghiên cứu và có nhiều đánh giá tích cực cũng như phản ánh đúng
hiện trạng của phong trào.


3
Cơng trình đầu tiên phải kể đến đó là cuốn “Những vấn đề về công tác
cải tạo và xây dựng nơng nghiệp ở các tỉnh phía Nam” của tác giả Nguyễn
Trần Trọng [69]. Tác phẩm đã nêu lên những vấn đề lý luận về cải tạo xã hội
chủ nghĩa trong nông nghiệp. Kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa.
Nội dung và kinh nghiệm mà Đảng ta vận dụng và chỉ đạo công tác cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với nơng nghiệp miền Bắc. Thuận lợi khó khăn, tiềm năng
nông nghiệp miền Nam.
Cuốn “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976 1990” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc [21]. Tác phẩm đã phác họa bức tranh tồn
cảnh về nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân Việt Nam từ năm 1976 đến năm
1990 với các nội dung: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kết quả sản xuất,
thu nhập và đời sống nông dân, xã hội nông thôn; những cái được và những cái
chưa được, những sai lầm và khuyết điểm qua các thời kỳ, những định hướng và
giải pháp cho nền nông nghiệp hàng hóa đa thành phần trong thập kỷ tới.
Cuốn “Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1945 1995” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm [22]. Tác phẩm đã
nêu lên thực trạng và giải pháp, thảm cảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đường lối và chủ trương chính sách
của Đảng, Nhà nước về phát triển nơng nghiệp, nông thôn xây dựng chủ nghĩa
xã hội và thời kỳ đổi mới.
Riêng đối với tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu về vấn đề hợp tác hóa trong
nơng nghiệp vẫn cịn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ
thể, có những tài liệu đề cập đến như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (1975
- 2005) xuất bản năm 2007, cũng đã đề cập đến quá trình hợp tác hóa nơng
nghiệp Khánh Hịa trước và trong đổi mới, nhưng chưa nêu cụ thể về hình

thức cũng như tác động của phong trào đến kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1977 - 1988.
Lịch sử Đảng bộ của thị ủy Ninh Hòa, huyện ủy Vạn Ninh, Khánh
Vĩnh,.. đều có nói đến phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp nhưng chỉ giới hạn
ở trong huyện, chưa có đánh giá cụ thể những hạn chế của phong trào này.


4
Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội từ 1977 đến 1988 của
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, hệ thống niên giám thống kê của tỉnh Phú
Khánh (nay là tỉnh Phú Yên và Khánh Hịa) cũng đã đề cập đến hợp tác hóa
nơng nghiệp nhưng khơng đi sâu phân tích diễn biến phong trào.
Ngồi ra, còn kể đến luận án tiến sĩ “Những chuyển biến kinh tế - xã hội
ở Khánh Hòa từ năm 1975 đến 2005” của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa [26].
Ở đây tác giả cũng đã đề cập đến phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp diễn ra
ở tỉnh Khánh Hòa và tác động đến kinh tế - xã hội tỉnh như thế nào, nhưng
luận án chỉ nêu vài nét chung nằm trong tiến trình lịch sử của tỉnh.
Hầu hết, các tài liệu tác giả tiếp cận được chỉ đề cập với một dung lượng
thơng tin ít ỏi về phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp ở tỉnh Khánh Hịa.
Trong đó sớm nhất là các bản báo cáo của cấp ủy, ủy ban nhân dân các cấp.
Tuy nhiên, đây là một dạng tư liệu về phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp ở
tỉnh Khánh Hịa chứ chưa phải là cơng trình nghiên cứu về vấn đề lịch sử này.
Tất cả các cơng trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau
đã đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng, q trình hợp tác hóa nơng
nghiệp Khánh Hịa ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng một cách đầy đủ và có hệ thống về q
trình hợp tác hóa nơng nghiệp ở Khánh Hịa từ năm 1977 đến năm 1988. Tuy
nhiên, đây là nguồn tư liệu quý giúp chúng tơi kế thừa, bổ sung và hồn thành
nghiên cứu phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa
giai đoạn 1977 - 1988.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích phục dựng lại một cách có hệ
thống và tồn diện về q trình hợp tác hóa nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh
Khánh Hịa giai đoạn 1977 - 1988; làm rõ những đặc điểm, thành quả đã đạt
được cũng như những hạn chế, sai lầm trong quá trình tiến hành hợp tác hóa


5
và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của
người dân Khánh Hòa trong những thập niên đầu sau giải phóng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích cơ sở hình thành phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh Khánh Hịa, từ đó chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn của tỉnh này
trước khi bước vào tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước giai đoạn 1977 - 1988.
- Trình bày một cách có hệ thống và tồn diện về q trình triển khai hợp
tác hóa nơng nghiệp ở tỉnh Khánh Hịa từ năm 1977 cho đến năm 1988.
- Định danh và phân tích những đặc điểm của phong trào hợp tác hóa
nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 1977 - 1988; từ đó thấy rõ
những thành tựu đạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình tiến hành
hợp tác hóa nơng nghiệp.
- Nêu và đánh giá tác động của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân
tỉnh Khánh Hịa. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử cho cơng cuộc hợp
tác hóa nơng nghiệp nói riêng và việc thực thi chính sách tam nơng ở tỉnh
Khánh Hòa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1977 - 1988.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung trong giai đoạn từ năm 1977
đến năm 1988. Bắt đầu khi tỉnh tiến hành thí điểm phong trào hợp tác hóa
nơng nghiệp cho đến khi Bộ Chính trị khóa VI ra Nghị quyết 10-NQ/TW
ngày 5/4/1988 “Về đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp”, chính thức thừa
nhận sự bất cập, hạn chế và tan vỡ của mơ hình hợp tác hóa nơng nghiệp - tập


6
thể hóa, bắt đầu q trình tìm kiếm một mơ hình hợp tác hóa nơng nghiệp phù
hợp, chuyển phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp sang giai đoạn mới. Tuy
nhiên, để làm sáng rõ vấn đề, chúng tơi cịn sử dụng những sự kiện lịch sử
trước và sau phạm vi thời gian xác định trên nhưng có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến đề tài để nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: Khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài là thời
kỳ sáp nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hịa thành tỉnh Phú Khánh, do đó,
khơng gian nghiên cứu của đề tài được xác định là địa giới hành chính tỉnh
Khánh Hịa ngày nay, gồm 2 thành phố (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã
(Ninh Hòa) và 6 huyện (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm,
Trường Sa và Vạn Ninh). Không gian nghiên cứu này không mâu thuẫn với
thời kỳ 1977 - 1988, mà chỉ có sự thay đổi tên đơn vị hành chính. Cụ thể, sau
giải phóng tỉnh Khánh Hịa có 6 đơn vị hành chính, với 2 thị xã: Nha Trang,
Cam Ranh; và các huyện: Khánh Sơn, Khánh Xương, Khánh Vĩnh, Khánh
Ninh. Tháng 3/1977, thị xã Nha Trang nâng cấp lên thành phố, nhập huyện
Khánh Sơn vào thị xã Cam Ranh đổi thành huyện Cam Ranh, nhập hai huyện
Khánh Xương và Khánh Vĩnh thành huyện Diên Khánh. Tháng 3/1979, huyện
Khánh Ninh tách thành hai huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh. Tháng 12/1982,
chuyển huyện đảo Trường Sa về cho Khánh Hòa. Năm 1989, khi chia tách

tỉnh, tỉnh Khánh Hịa có 1 thành phố (Nha Trang) và 7 huyện (Diên Khánh,
Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Trường Sa).
Tháng 7/2000, Cam Ranh được nâng cấp lên thị xã, đến tháng 12/2010 lên
thành phố trực thuộc tỉnh. Tháng 4/2007, lập huyện Cam Lâm tách từ một
phần diện tích thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh. Tháng 10/2010, nâng
cấp huyện Ninh Hòa lên thị xã.
Như vậy, dù thời gian nhập tỉnh hay tách tỉnh, địa giới tỉnh Khánh Hịa
khơng thay đổi, tương ứng với ngày nay. Chỉ khác biệt ở số lượng đơn vị
hành chính do q trình nhập, tách và nâng cấp đơn vị hành chính mà thơi.
Thời gian đề tài nghiên cứu, khơng gian lãnh thổ của tỉnh Khánh Hịa tương


7
ứng với không gian lãnh thổ hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu,
nhất là khi đề cập đến chủ trương của các cấp bộ Đảng thời kỳ này, đề tài có
mở rộng phạm vi nghiên cứu sang những địa bàn khác.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc tìm hiểu cơ sở hình
thành phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp; q trình tiến hành hợp tác hóa
nơng nghiệp ở tỉnh Khánh Hịa. Qua đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về
hợp tác hóa nơng nghiệp ở tỉnh Khánh Hịa trong giai đoạn 1977 - 1988.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành những nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả
dựa trên những nguồn tài liệu sau:
- Những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố như sách, báo, tạp chí, luận
văn… có đề cập đến phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp.
- Tài liệu lưu trữ tại Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chi cục lưu trữ
tỉnh Khánh Hòa và Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy và Văn phòng Ủy ban nhân
dân các cấp thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Tài liệu điền dã và tài liệu phỏng vấn nhân chứng lịch sử.

5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết tốt những yêu cầu đặt ra, tác giả vận dụng và dựa trên
nền tảng của phương pháp luận sử học mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Ngoài ra, để giải
quyết thấu triệt những luận điểm khoa học đặt ra, tác giả còn sử dụng các
phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác nhau như: phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, xử lý các nguồn tài liệu thu thập được;
phương pháp điền dã và khai thác nhân chứng lịch sử.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn hồn thành có những đóng góp cơ bản sau:


8
- Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên khơi phục khá tồn diện về
phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa giai đoạn
1977 - 1988.
- Rút ra đặc điểm, thành công cũng như hạn chế của q trình hợp tác
hóa nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1977 - 1988. Từ đó,
đánh giá khách quan những tác động đa chiều của nó đối với kinh tế - xã hội,
văn hóa - tư tưởng và đời sống người dân tỉnh Khánh Hịa giai đoạn này.
- Thu thập và hệ thống hóa nguồn tư liệu nghiên cứu về phong trào hợp
tác hóa nói riêng, ruộng đất, nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Khánh Hịa nói
chung thời kỳ trước đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trên địa
bàn tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 1977 - 1988
Chương 2: Q trình hợp tác hóa nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa từ năm 1977 đến năm 1988
Chương 3: Nhận xét về phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp trên địa bàn
tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 1977 - 1988


9

Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO HỢP TÁC HĨA
NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HỊA
GIAI ĐOẠN 1977 - 1988
1.1. Tỉnh Khánh Hịa được giải phóng và sự thiết lập chính quyền
cách mạng các cấp
1.1.1. Cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy giải phóng tỉnh Khánh Hịa

Cuối năm 1974, Bộ Chính trị họp và đề ra kế hoạch giải phóng miền
Nam trong hai năm 1975 - 1976, đồng thời cũng chỉ rõ: “nếu thời cơ đến vào
cuối năm 1974 hoặc đầu năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong
năm 1975” [2, tr.303]. Ngày 6/1/1975, quân ta giải phóng Phước Long. Tiếp
theo, ngày 10/3/1975, quân ta mở chiến dịch Tây Nguyên, ngày 15/3/1975 thị
xã Buôn Ma Thuột được giải phóng, địch rút bỏ Tây Ngun. Trước tình hình
đó, Khu ủy khu V đã chỉ thị cho Khánh Hịa phải: “Phối hợp với chiến trường
chung, tồn tỉnh tập trung lực lượng để giải phóng Bắc Khánh, từ đường 21
trở ra, còn Nam Khánh hoạt động mạnh để cản địch, hỗ trợ cho chiến trường
trọng điểm..” [2, tr.304]. Tháng 2/1975, Tỉnh ủy Khánh Hòa họp phổ biến
nhiệm vụ của Khu ủy khu V, đồng thời triển khai kế hoạch tác chiến. Sau
thắng lợi lớn của quân ta trên chiến trường Tây Nguyên, địch ở Khánh Hòa bị
uy hiếp trực tiếp, tinh thần hoang mang, dao động đến cực độ.
Với vị trí là tỉnh cực nam Trung Trung bộ, giáp với Phú Yên ở phía Bắc,
Ninh Thuận ở phía Nam và Đắc Lắk ở phía Tây, Khánh Hịa có vị trí chiến
lược rất quan trọng đối với quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hịa trong thế bố

trí phịng thủ dọc ven biển miền Trung. Nơi đây có Cam Ranh, căn cứ quân sự
hải - lục - không quân thuộc dạng “bất khả xâm phạm” của Mỹ.
Ngày 31/3/1975, Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật Phạm Văn Phú giao nhiệm
vụ cho Quân đoàn 2 bằng mọi giá phải giữ đèo Phượng Hoàng (Quốc lộ 21)
và đèo Cả (Quốc lộ 1). Đây là hai địa điểm có địa hình hiểm yếu, dễ bố trí
cơng sự phịng ngự. Lữ đồn dù số 3 của Việt Nam Cộng hòa chiếm lĩnh đèo


10
Phượng Hoàng, cùng với liên đoàn bảo an tại đây hình thành dãy nút chặn
liên tục từ đèo Phượng Hồng đến Dục Mỹ.
Sau khi giải phóng Bn Ma Thuột, Qn giải phóng theo Quốc lộ 21
tiến xuống đồng bằng. Đến chiều 29/3, các đơn vị của Quân đoàn 3 đã áp sát
khu vực đèo Phượng Hoàng. Lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hịa cùng với
Qn đồn 3 tiến cơng đột phá loại khỏi vịng chiến đấu từng tiểu đồn địch.
Ngày 1/4/1975, “cánh cửa thép” đèo Phượng Hồng, phịng tuyến phía
tây Ninh Hòa của quân đội Sài Gòn bị phá vỡ. Ở đây, quần chúng nổi dậy và
giải phóng thị trấn Ninh Hịa và khu vực Hịn Khói. Chiều ngày 1/4/1975,
tồn bộ huyện Ninh Hịa được giải phóng. Như một hệ quả dây chuyền, quân
địch ở Khánh Hòa trở nên mất kiểm sốt. Tiểu khu Khánh Hịa và Trường hạ
sĩ quan Đồng Đế bị bỏ ngỏ. Tướng lĩnh Quân đoàn 2 qn đội Sài Gịn tìm
phương tiện chạy trốn, binh lính nổ súng cướp xe thoát về Cam Ranh.
Tại Vạn Ninh, tối 31/3/1975, địch rút chạy ra các đảo, trong ngày 1 và
ngày 2/4/1975, toàn bộ huyện Vạn Ninh được giải phóng. Ngày 31/3 và ngày
1/4/1975, tại Nha Trang tình hình hết sức hỗn loạn, nắm được thời cơ, quân ta
đã mau chóng huy động quần chúng đánh chiếm các cơ quan, công sở, kho
tàng địch, các cơ sở kinh tế, văn hóa, cơng trình cơng cộng... Ngày 2/4/1975,
Qn giải phóng tiến vào thị xã Nha Trang, cắm cờ trên nóc dinh tỉnh trưởng,
Tỉnh Khánh Hịa hồn tồn giải phóng.
Ngày 15/5/1975, tại sân vận động Nha Trang, hơn 20 vạn nhân dân

thị xã và nhiều nơi trong tỉnh đổ về dự mít tinh chào mừng thắng lợi vĩ đại
của dân tộc, ghi vào tâm khảm ngày nước nhà được hoàn toàn giải phóng.
Trong 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, với truyền thống
bất khuất, kiên cường vượt qua mọi hy sinh gian khổ, Đảng bộ và nhân
dân Khánh Hịa góp phần cùng cả nước viết tiếp nên những trang sử hào
hùng của dân tộc. Từ đây, nhân dân Khánh Hòa cùng với nhân dân cả
nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước vững bước tiến lên
chủ nghĩa xã hội.


11
1.1.2. Sự thiết lập chính quyền cách mạng các cấp
Ngay sau ngày giải phóng tỉnh Khánh Hịa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
quyết định thành lập Ủy ban Quân chính tỉnh 4, do đồng chí Lê Tụng làm Chủ
tịch. Đồng thời đề ra một số nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóng tiếp thu quản
lý các cơ sở vật chất, kỹ thuật của địch; tăng cường an ninh trật tự ổn định
tình hình xã hội, ổn định đời sống nhân dân; từng bước củng cố bộ máy chính
quyền các cấp và các đoàn thể quần chúng cách mạng làm chỗ dựa vững chắc
cho việc phát động các phong trào tiếp theo. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy
Khánh Hòa, ngày 5 và 6/4/1975 các cơ quan ban, ngành của tỉnh về đến Nha
Trang và khẩn trương triển khai mọi nhiệm vụ. Tại số nhà 16, đường Duy
Tân, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã kịp thời họp bàn việc thành lập Ủy ban Qn
chính các cấp và các Ban tự quản khóm, phường. Cơng tác tiếp quản vùng
giải phóng, nhất là các thị xã, thị trấn được các đơn vị, ban ngành trong tỉnh
tiến hành khẩn trương. Chỉ trong thời gian ngắn, ta đã tiếp quản tồn bộ các
cơ quan cơng sở, kho tàng, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trường học; các cơ
sở nghiên cứu như Viện Pasteur, Viện Hải dương học, Đại học Duyên Hải;
các cơ sở: Đài phát thanh, nhà máy điện, máy nước, ngân hàng... Chính quyền
cách mạng ở các cấp thị xã, huyện và xã thơn, phường, khóm được thành lập,
lực lượng tự vệ và du kích được chấn chỉnh và phát triển. Đến cuối tháng

4/1975 công tác tiếp quản trong toàn tỉnh cơ bản hoàn thành, hầu hết các cơ
sở của chế độ cũ và tài sản thu được đều được kiểm kê và có lực lượng quản
lý, bảo vệ, hạn chế thất thoát tới mức thấp nhất.
Ngay sau giải phóng, đi đơi với cơng tác khắc phục hậu quả chiến tranh,
cơng tác xây dựng chính quyền các cấp được xem là vấn đề trọng tâm. Tháng
5/1975, Tỉnh ủy họp mở rộng xây dựng phương án kiện tồn hệ thống chính
quyền cách mạng trong tồn tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban
Quân quản thành phố, thị xã, tỉnh, huyện chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban
nhân dân cách mạng lâm thời. Tại Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân cách mạng
lâm thời tỉnh do đồng chí Lê Tụng làm Chủ tịch. Tỉnh cũng thành lập và kiện


12
tồn được các Ty Lương thực - Thực phẩm, Nơng nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy
sản, Công nghiệp, Xây dựng, Thương nghiệp, Tài chính, Vật tư kỹ thuật, Giáo
dục, Y tế, Văn hóa- Thơng tin, Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Chi cục Thống kê và
chi nhánh Ngân tín. Đến cuối tháng 6/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm
thời các huyện, thị xã đều được thành lập. Ở Nha Trang, ngày 25/7/1975, theo
Quyết định số 147/UB-QĐ của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, Ủy
ban nhân dân cách mạng lâm thời Quận I thành lập do đồng chí Mai Xuân
Cống làm Chủ tịch, Quận II do đồng chí Đinh Hịa Khánh làm Chủ tịch.
Ở tại các xã, phường, thơn, khóm, hệ thống chính quyền được thành lập
bằng hình thức chỉ định tại 53 xã, 11 phường và 48 khóm, gồm 1.112 cán bộ
[3, tr.8]. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, song chính quyền cách mạng các cấp có
nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình trật tự xã hội, ổn định đời sống
nhân dân, tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách
của Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh.
Tháng 8/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp Hội nghị
lần thứ 24, quyết định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn mới nhằm hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước

bước vào chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhằm
cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị ra các Nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 29/9/1975 về việc
bỏ khu hợp tỉnh và ra Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 20/10/1975 về điều
chỉnh việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Theo chủ trương của Trung
ương, hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên được hợp nhất thành tỉnh mới, lấy tên
là tỉnh Phú Khánh.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quyết định của Ban Bí thư, từ
ngày 20/10/1975 đến ngày 3/11/1975, tại thị xã Nha Trang, Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Phú Khánh họp Hội nghị lần thứ I. Hội nghị quán triệt tinh thần
Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nghị quyết, quyết
định của Bộ Chính trị. Trong khơng khí đồn kết, Hội nghị nhất trí với chủ


13
trương của Trung ương về việc hợp nhất tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên
thành tỉnh mới là Phú Khánh, lấy thị xã Nha Trang làm tỉnh lỵ.
Thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Phú Khánh gồm 13 người,
đồng chí Mai Dương làm Chủ tịch, các đồng chí Trần Suyền, Lê Tụng, Hồ
Ngọc Nhường, Nguyễn Hữu Ái làm Phó Chủ tịch. Theo đó, địa giới hành
chính của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được sáp nhập lại, tỉnh Phú Khánh
mới gồm có 6 huyện đồng bằng (Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa, Khánh Ninh,
Khánh Xương, Cam Ranh), 4 huyện miền núi (Miền Tây, Sơn Hòa, Khánh
Sơn, Khánh Vĩnh) và 2 thị xã (Nha Trang, Tuy Hòa), Nha Trang là tỉnh lỵ.
Như vậy, trên địa bàn Khánh Hòa đã hợp nhất các huyện: Vạn Ninh và
Ninh Hòa thành huyện Khánh Ninh; Diên Khánh và Vĩnh Xương thành huyện
Khánh Xương; Vĩnh Khánh và một nửa huyện Vĩnh Sơn thành huyện Khánh
Vĩnh; Khánh Sơn và số xã còn lại của huyện Vĩnh Sơn thành huyện Khánh
Sơn; hợp nhất quận I và quận II thành thị xã Nha Trang.
Với lợi thế rừng núi, đồng bằng và biển đã tạo cho Khánh Hịa một tiềm

năng kinh tế lớn để phát triển tồn diện tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp... Nhân dân Khánh Hịa có lịng u nước
nồng nàn và tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, vốn gắn bó với nhau
qua lịch sử đấu tranh của dân tộc, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến trường
kỳ anh dũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tỉnh Khánh Hịa có nguồn
lao động khá dồi dào với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, hiền hịa,
khối đồn kết liên minh cơng - nơng vững chắc.
Những thuận lợi trên là cơ sở quan trọng để nhân dân Khánh Hòa vững
bước cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cùng với những khó
khăn chung của cả nước, nhân dân trong tỉnh còn đối mặt với nhiều khó khăn,
phức tạp, phải nỗ lực rất lớn mới vượt qua. Đó là, hậu quả của chiến tranh do
chính sách cai trị của chế độ thực dân cũ và mới để lại khá nặng nề. Tình hình
kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân còn nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cần có
biện pháp giải quyết. Khánh Hòa bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ nền


14
kinh tế trong tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc
hậu, sản xuất hàng hóa chưa phát triển; trong khi kinh nghiệm, trình độ quản
lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ, đảng viên cịn nhiều mặt yếu kém. Bên
cạnh đó, địa hình Khánh Hịa phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, điều kiện
cơ sở vật chất phục vụ quá thiếu so với yêu cầu cần có để chỉ đạo, điều hành
công việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh...
1.2. Tình hình nơng nghiệp tỉnh Khánh Hịa trước khi tiến hành hợp
tác hóa nơng nghiệp
1.2.1. Vài nét về nơng nghiệp tỉnh Khánh Hịa trước năm 1975
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, giáp với tỉnh Phú Yên
về hướng bắc, tỉnh Đắc Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây
nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đơng. Khánh
Hịa có diện tích tự nhiên là 5.197 km², phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ

tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến
109°27’55" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hịa nằm
tại Mũi Đơi trên bán đảo Hịn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực
đơng trên đất liền của Việt Nam.
Về mặt tự nhiên Khánh Hịa có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển
nơng nghiệp. Địa hình của Khánh Hịa khá đa dạng: núi, bán sơn địa, đồng
bằng, biển đảo… trong đó đồng bằng có tổng diện tích khoảng 400 km²,
chiếm 1/10 diện tích đất đai toàn tỉnh. Hai khu vực đồng bằng rộng nhất là
đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh (diện tích 135 km², đất trồng lúa 10.440
ha), đồng bằng Ninh Hòa (diện tích 100 km², đất trồng lúa 12.370 ha), tiếp
nhận nguồn nước và phù sa trực tiếp của sông Cái Nha Trang và sơng Cái
Ninh Hịa. Ngồi ra cịn có 2 dãi đồng bằng hẹp, ven biển là Vạn Ninh và
Cam Ranh có diện tích đất trồng lúa 10.595 ha; các thung lũng Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh khoảng 1.644 ha đất canh tác.
Khánh Hịa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưỏng
của vĩ độ thấp, gần phía xích đạo (giữa 11042’50’’B và 12052’15’’B) cấu tạo


15
địa hình, nên cùng dãi đất Nam Trung Bộ nhưng khí hậu Khánh Hịa có
những nét riêng đáng chú ý. Số ngày nắng trong năm nhiều (2.600 giờ), nhiệt
độ trung bình trên dưới 26°c. Lượng mưa trung bình 1.200 mm đến 1.800
mm, mưa nhiều vào tháng 10 - 11, chiếm 50% lượng mưa cả năm, do núi gần
biển, sông hẹp, dốc, nên gây ra lũ lớn. Chỉ số ẩm ướt của Khánh Hịa có thể
cao trong mấy tháng mưa, cịn lại vẫn thiếu hụt nước, nhất là vào các tháng 2,
3, 4. Mùa khô nắng kéo dài 7 - 8 tháng, giữa mùa khơ có mưa ngắn, cây cối
quanh năm tươi tốt.
Về mặt xã hội, Khánh Hịa có nguồn nhân lực dồi dào và không ngừng
tăng lên do sự gia tăng cả về tự nhiên và cơ học. Theo lịch sử cư dân ở Khánh
Hòa, tộc người Chăm và Raglai chính là cư dân bản địa. Hiện nay, số người

Chăm ở Khánh Hịa sống xen kẽ với người Việt, ngồi ra có một số ít người
Việt gốc Chăm mang họ Ché, La Thăng. Người Chăm có nghề nơng truyền
thống, phương pháp canh tác so với người Việt khơng có gì khác, một số nghề
thủ công khá phát triển: gốm, dệt, làm gạch, chạm đá.... Người Raglai ở
Khánh Hịa có số lượng lớn, chiếm gần ½ số người Raglai có ở Việt Nam, tập
trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Người Raglai
làm nông nghiệp nương rẫy là chủ yếu, chăn nuôi khá phát triển. Cư dân nhập
cư, gồm người Việt và các tộc người thiểu số khác khơng thuộc cư dân bản
địa, có mặt ở Khánh Hòa từ năm 1653 về sau này. Các bộ phận cư dân bản địa
đã lao động, sản xuất, mở mang vùng đất Khánh Hịa và đón tiếp tất cả các cư
dân nơi khác đến Khánh Hòa làm ăn, sinh sống.
Từ sau năm 1653, các thế hệ cư dân Khánh Hòa đã khơng ngừng khai
phá đất đai, mở mang diện tích trồng trọt, biến vùng đất vốn nhiều núi non,
đầm lầy, trở nên trù phú, nghề nông là nghề truyền thống chiếm vị trí chủ đạo
trong nền kinh tế.
Việc bao chiếm ruộng đất nơng nghiệp ở Khánh Hịa được Pháp tiến
hành sớm nhất. Cho đến năm 1926, số đất bị chiếm đã lên đến 17.076 mẫu
[71, tr.211]. Các vùng đất màu mỡ ở phía Tây tỉnh như Đồng Trăng, Đất Sét,


16
Đá Bàn, Dục Mỹ, Hịn Khói trở thành đồn điền cao su, bông vải, thuốc lá của
bọn thực dân Pháp. Sự xuất hiện của kinh tế đồn điền bước đầu đã phá vỡ thế
độc canh cây lúa và mở ra cách nhìn mới về loại cây trồng trên vùng đất này.
Cho đến năm 1945, bộ mặt kinh tế nông nghiệp Khánh Hịa đã có
những thay đổi: đồn điền cao su tăng diện tích, việc th nhân cơng làm việc
trong các đồn điền ngày càng đơng,... Có thể hiểu, phương thức sản xuất mới
có tính chất tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào Khánh Hịa. Xét một góc độ nào
đó cho thấy nó đã tác động đến nền kinh tế nơng nghiệp cổ truyền. Nhưng xét
chung thì về căn bản nơng nghiệp Khánh Hịa vẫn lạc hậu về phương thức

canh tác và kỹ thuật, người nông dân vẫn làm ăn manh mún, cá thể.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (1946 - 1954) trong thế
yếu về tài chính, lại phải đối phó với tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng,
ngoài việc dựa vào viện trợ Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh phương châm
“lấy chiến tranh ni chiến tranh”, vơ vét là chủ yếu. Do đó nơng nghiệp
Khánh Hịa thời kỳ này cũng khơng mấy phát triển.
Từ năm 1954, sau khi thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ đã nhảy vào
miền Nam Việt Nam. Bằng viện trợ quân sự, kinh tế, thông qua hệ thống cố
vấn và chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm, Mỹ đã âm mưu thực hiện mục
tiêu chiến lược biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự,
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội đối với khu vực Đơng Nam Á.
Ở Khánh Hịa, chính quyền thực dân kiểu mới vừa hình thành đã nhanh
chóng nắm quyền quản lý đô thị, đồng bằng ven đô, các trục đường giao
thông chính và các cơ sở kinh tế trước đây của Pháp. Miền núi, vùng đất rộng
lớn phía Tây tỉnh là vùng tự do, ở đó, căn cứ kháng chiến cũ được tiếp tục duy
trì. Nơng thơn, đồng bằng Khánh Hịa có diện tích hẹp, trải dài theo các trục
đường giao thơng trên địa phận các huyện Vạn Ninh, Ninh Hịa, Diên Khánh,
Cam Ranh... tạo thành vành đai ôm lấy rừng. Nơi đây, khơng chỉ có mật độ
tập trung dân cư cao mà cịn đóng vai trị quan trọng về kinh tế đã trở thành
địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Chính quyền Sài Gịn khơng từ


17
bất cứ thủ đoạn nào từ kinh tế, chính trị đến quân sự để nắm quyền kiểm soát.
Tác động của cuộc chiến tranh giữa hai bên đã tạo nên các mảng màu kinh tế
khác nhau ở Khánh Hòa.
Chủ trương của Mỹ là khơng kìm hãm sự phát triển chủ nghĩa tư bản mà
nắm quyền chi phối sự phát triển đó. Vì thế, chính quyền Sài Gịn áp dụng
chương trình viện trợ kinh tế, đầu tư phát triển công nghiệp, cải cách điền địa,
hiện đại hóa nơng nghiệp..., vùng tạm chiếm vào mục tiêu chiến lược.

Để “dọn đường” cho chương trình “bình định nơng thơn”, từ giữa năm
1955, chính quyền Sài Gịn bắt đầu thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt
cộng”, coi đó là “quốc sách”. Với phương châm “thà giết nhầm hơn bỏ sót”,
chúng thẳng tay bắt bớ, tra xét hàng ngàn người dân vơ tội, khơng khí đấu tố
bao trùm Khánh Hịa. Ở vùng nơng thơn, chúng thực hiện các loại hình “khu
trù mật”, “khu dinh điền”, “ấp chiến lược, “ấp tân sinh”... với dự kiến của
chính quyền Sài Gòn, năm 1961 sẽ lập 281 ấp chiến lược trên tổng số 326 ấp
[71, tr.215]. Nơi không dồn dân được thì rào làng, tổ chức canh gác, kiểm
sốt nghiêm ngặt việc đi lại. Chương trình bình định nơng thơn vẫn được tiến
hành mạnh trong những năm tiếp theo nhằm xiết chặt hơn nữa ách kìm kẹp,
vơ hiệu hóa cơ sở cách mạng, giành đất, giành dân.
Đi đơi với những chính sách trên là việc canh tân hóa nơng nghiệp theo
hướng tư bản chủ nghĩa. Dựa vào viện trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gịn đã có
những nỗ lực lớn trong việc thực hiện chính sách Cải cách điền địa. Chính
sách này được chính quyền Ngơ Đình Diệm áp dụng từ năm 1955, bằng Đạo
dụ số 2 (1955), số 7 (1955), số 57 (1956). Nội dung các đạo dụ là làm rõ hơn
mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền và quyền lợi địa chủ được hưởng như
việc làm các loại khế ước trong trường hợp mướn ruộng, quy định mức tô tá
điền phải nộp; truất hữu ruộng lúa trên 100 mẫu của địa chủ... Địa chủ ở miền
Trung, ngoài số ruộng quy định cịn có các loại đất trồng khác và đất hương
hoa (5 mẫu). Tuy vậy, ở Khánh Hòa, vùng Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh
Hòa, các tướng lĩnh và địa chủ vẫn nắm giữ trang trại hàng trăm mẫu ruộng


18
[71, tr.216], trong khi đa số nông dân vẫn thiếu ruộng. Sau Cải cách điền địa,
thế lực kinh tế, uy thế chính trị của địa chủ tuy khơng ngun vẹn như trước
nhưng vẫn mạnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Cải cách điền địa của
chính quyền Ngơ Đình Diệm không đạt hiệu quả. Tuy vậy, Cải cách điền địa
đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông

thôn, với sự xuất hiện tầng lớp phú nông nhỏ bé - nhân tố mới trên nền quan
hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại.
Sau khi chính quyền Ngơ Đình Diệm sụp đổ (11/1963), mục đích giành
đất, giành dân, củng cố địa vị kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ được chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu kế tục. Từ năm 1970, chương trình Cải cách điền
địa mới lại ra đời, cùng với luật “Người cày có ruộng” có những cải tiến so
với trước. Cải cách điền địa có thêm chương trình dành cho đồng bào dân tộc
thiểu số, gọi tắt là Chương trình kiến điền Thượng.
Luật “Người cày có ruộng” nhanh chóng được chính quyền Sài Gịn ở
Khánh Hịa áp dụng, sau 4 năm thực hiện (1970 - 1974) đã truất hữu của địa
chủ 16.075 thửa ruộng [71, tr.216]. So với luật cũ, luật mới đã đánh mạnh vào
sự chiếm dụng đất đai của giai cấp địa chủ, tạo điều kiện cho tầng lớp phú
nơng-tư sản hình thành. Việc tư hữu hóa tá điền và hình thành tầng lớp phú
nơng-tư sản báo hiệu sự chuyển hướng kinh tế trong nông thôn, nông nghiệp.
Quá trình thực hiện cho thấy, sở hữu đất đai của giai cấp địa chủ ở vùng tạm
chiếm tuy có giảm nhưng họ vẫn được chính quyền Sài Gịn sử dụng dưới
nhiều hình thức để bám chặt nơng thơn, do vậy, tàn tích phong kiến vẫn tồn
tại. Ở vùng tranh chấp, do có sự đan xen về chính sách ruộng đất giữa chính
quyền cách mạng và chính quyền Sài Gịn nên có nơi phải làm đi làm lại. Cho
đến trước năm 1975, chương trình Cải cách điền địa đã có tác động lớn đến sự
chuyển biến kinh tế ở Khánh Hòa, trực tiếp là vùng tạm chiếm. Cải cách điền
địa đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến mất dần vai trị, tác dụng, thay
vào đó là quan hệ kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Việc nhập ồ ạt tư liệu sản xuất
(máy móc, nơng cụ, phân bón, giống cây trồng...) đã tạo ra cách làm ăn mới


19
và nâng cao năng suất lao động, phần nào đã có ánh hưởng đến tình hình đời
sống chung của cư dân trên tồn tỉnh. Mặc dù chính quyền Sài Gịn kiểm
duyệt gắt gao, đường vận chuyển khó khăn nhưng lương thực và các hàng hóa

khác từ vùng tạm chiếm vẫn được lưu thông đến vùng căn cứ, tuy không
nhiều. Với sự điều tiết thị trường hàng hóa một cách tự nhiên lúc này đã vừa
thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và vừa đóng góp một cách gián tiếp cho
nhu cầu kháng chiến.
Trong vùng căn cứ kháng chiến, nhiệm vụ quan trọng là phải đẩy mạnh
sản xuất và tổ chức thu mua lương thực trong vùng tạm chiếm. Việc mua
lương thực trong vùng địch có khi phải đổi bằng máu. Vì thế, tự túc vẫn là
phương châm thơng suốt. Với đặc tính của cây mì, sống được ở vùng đất khô
cằn, năng suất cao, dễ bảo quản... nên được chú trọng. Khẩu hiệu “mì là chiến
lược, bắp là quan trọng, lúa là cần thiết” được nhân dân trong vùng hưởng
ứng, nên nhân dân kiên trì bám trụ, ra sức sản xuất. Trong 2 năm 1966 - 1967,
nhân dân huyện Khánh Sơn đã gieo được 4.066 giạ lúa, bắp giống, trồng được
2 triệu gốc mì; huyện Khánh Vĩnh gieo 4.447 giạ lúa, bắp giống và gần 1,5
triệu gốc mì [2, tr.l16]. Cán bộ các cơ quan huyện đều tham gia trồng trọt, tự
túc lương thực; số lương thực do đồng bào đóng góp dành cho bộ đội luyện
tập, chiến đấu.... Chiến tranh ác liệt nhưng đồng bào vẫn tìm cách xuống vùng
thấp khai hoang trồng trọt, tranh thủ thu hoạch, tích trữ. Nhờ vậy, số lương
thực thu được của các năm đều tăng: 85 tấn (1966); 102 tấn (1967); 108 tấn
(1968); 114 tấn (1969) [2, tr.117]. Khác với các tỉnh Nam Bộ, do vùng giải
phóng nơng thơn đồng bằng Khánh Hòa còn hẹp, vùng căn cứ đời sống nhân
dân thấp, chính sách đảm phụ khơng bắt buộc. Tuy vậy, đồng bào vẫn tự giác
đóng, năm 1967: 14.200 giạ, tăng 3.200 giạ so với năm 1966 [2, tr.117]. Thực
tế cuộc sống đồng bào cịn đói ăn, lạt muối nhưng chia sẻ với khó khăn chung
của lực lượng cách mạng, đồng bào hầu hết đã đóng 20% hoa lợi, cá biệt có
gia đình đóng đến 50 - 80% [2, tr.117].
Ở vùng giải phóng, từ năm 1965, Thường vụ trung ương Cục và Ban
chấp hành Hội nơng dân giải phóng ra nhiều văn bản hướng dẫn công tác vận


20

đổi công. Phong trào được nhân dân vùng căn cứ và cả vùng tranh chấp
hưởng ứng mạnh, điển hình là huyện Khánh Vĩnh. Năm 1970, cả tỉnh xây
dựng được 215 tổ vận đổi cơng [2, tr.120]. Đây là hình thức làm ăn tập thể
đơn giản, nhưng thể hiện được tính đoàn kết, phù hợp trong lao động sản xuất
và đấu tranh chống địch, đây là hình thức phơi thai cho sự hình thành mơ hình
hợp tác hóa sau ngày giải phóng.
Như vậy, đến năm 1975 về cơ bản nơng nghiệp Khánh Hịa vẫn là một
nền nơng nghiệp lạc hậu, người nơng dân làm ăn manh mún, cá thể, nhỏ lẻ.
Hình thức làm ăn tập thể chỉ mới bước đầu được manh nha ở một vài nơi,
nhưng đây chính là bước khởi đầu vô cùng quan trọng cho giai đoạn làm ăn
tập thể hóa nơng nghiệp sau này.

1.2.2. Tình hình nơng nghiệp tỉnh Khánh Hòa những năm 1975 - 1977
Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước đã giải phóng hồn toàn miền Nam, thống nhất đất
nuớc. Sự kiện trong đại ấy mở đầu một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam:
thời kỳ độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản của đất nước được độc lập, thống nhất,
nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện phải gánh chịu những hậu quá nặng nề của chiến tranh. Miền Bắc vừa
trải qua 2 lần chiền tranh phá hoại; miền Nam tuy trải qua kinh tế tư bản chủ
nghĩa nhưng mới chỉ bước đầu. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý, phân bố lao động
mất cân đối, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn. Việc triển khai mơ hình
kế hoạch hóa tập trung của miền Bắc vào khu vực miền Nam, vốn đã có mơ
hình cơ chế thị trường là một việc hết sức khó khăn. Những năm đầu tiến
hành trong bối cảnh đất nước không mấy thuận lợi: thiên tai lũ lụt xảy ra
thường xuyên; các thế lực phản động tìm cách cản trở, phá hoại những thành
quả cách mạng vừa đạt được... Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hịa sau
ngày giải phóng cũng khơng ngoại lệ. Khi chiến tranh kết thúc, các nhân tố hỗ
trợ sản xuất khơng cịn, các nhà máy, xưởng sản xuất phải đóng cửa vì thiếu



21
nguyên vật liệu. Một số chủ cơ sở bị ảnh hường tâm lý lo sợ đã bỏ chạy ra
nước ngoài dẫn đến việc công nhân viên thiếu việc làm, hàng hóa khan hiếm,
giá cả tăng vọt... Tình trạng các ngành nghề thủ công bị mai một cũng không
phục hồi ngay được; nông dân phiêu tán nhiều, ruộng đất bỏ hoang ước
khoảng 2 vạn ha [3, tr.11]. Một tuần lễ sau ngày giải phóng (8/4/1975), thị xã
Nha Trang và Cam Ranh còn phải chịu thêm trận bom của quân đội Sài Gòn
(từ Ninh Thuận trở ra), giết hại thêm 100 người, gây thương tích 200 người và
thêm một số nhà cửa bị phá hủy [3, tr.14]. Thống kê sau chiến tranh cho thấy,
tồn tỉnh có hơn 80% nhà bị địch đốt cháy; số dân từ ấp chiến lược trở về
khơng có nhà cửa; người thất nghiệp, binh lính quân đội Sài Gịn rã ngũ, viên
chức chính quyền Sài Gịn mất việc có hàng vạn người và hàng ngàn thương
phế binh cần sự cưu mang giúp đỡ.
Trong suốt 20 năm chiến tranh, vùng căn cứ (nơi tập trung phần lớn
đồng bào dân tộc ít người sinh sống), nằm ở phía tây tỉnh thường xuyên bị
địch đánh phá, sản xuất, sinh hoạt gặp khó khăn. Trong cuộc tổng tiến cơng
Xn 1975, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, các nguồn lương thực dự trữ
đều được huy động hết. Do vậy, những ngày đầu giải phóng đã có tình trạng
đói, rách, khoảng 2 vạn đồng bào miền núi trên địa bàn tỉnh thiếu ăn, số đồng
bào không đủ quần áo mặc chiếm 70% [3, tr.15].
Ở thành thị, các tệ nạn xã hội hết sức nặng nề, lối sống lai căng, phụ
thuộc trở thành thói quen của một bộ phận cư dân, việc thích nghi hồn cảnh
mới rất khó khăn. Tình trạng một gia đình, hai trận tuyến trong chiến tranh
khá phổ biến, cùng với đòn chiến tranh tâm lý của kẻ địch, một bộ phận cư
dân sau ngày giải phóng chưa hiểu đúng chính sách cùa cách mạng, số ít
tướng lĩnh, nhân viên cao cấp chính quyền Sài Gịn chạy ra nước ngồi, số
đông ở lại địa phương nhưng không an tâm trước cuộc sống mới.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn cấp tỉnh thiếu nghiêm trọng,

phần đông chưa được đào tạo chính quy; việc phân định chức năng, quyền
hạn của các ty, ban, ngành và phân cấp quản lý của các cấp chưa rõ ràng;


22
hàng ngũ cán bộ xã, thơn, phường, khóm chưa được sàng lọc kỹ. Lợi dụng
tình hình khó khăn về nhiều mặt, quản lý sơ hở, kẻ xấu đã nhiều lần tổ chức
chống phá: rải truyền đơn, tung tin thất thiệt, nói xấu chế độ, tổ chức đưa
người vượt biên trái phép.
Nền kinh tế của tỉnh sau ngày giải phóng có sự đan xen nhiều quan hệ
sản xuất. Trong đó, loại hình quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại ở vùng
tạm chiếm đóng vai trị chi phối kinh tế - xã hội của tỉnh lúc bấy giờ. Song
song với đó là có thêm tầng lớp xã hội mới đó là tầng lớp: phú nơng, trung
nơng và người làm thuê. Theo thống kê ruộng đất của tỉnh, sau ngày giải
phóng, 2 huyện Khánh Ninh, Khánh Xương có 42 gia đình địa chủ, chiếm
4.454 mẫu đất; ruộng đất nhà thờ, nhà chùa hơn 10.000 mẫu, số đất do địa
chủ, phú nơng và tư bản nước ngồi chiếm khoảng 50% diện tích [3, tr.16].
Vùng căn cứ cách mạng, chủ yếu là kinh tế “tự sản, tự tiêu”, sản xuất trực tiếp
phục vụ đời sống nhân dân địa phương và phục vụ kháng chiến, trình độ, kỹ
thuật sản xuất chưa có điều kiện nâng cao.
Xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước sau chiến tranh, xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước là nhiệm vụ được đặt ra cho cách mạng
Việt Nam ngay sau khi đất nước giải phóng (1975). Cách mạng miền Nam
được Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 24
(9/1975) nêu rõ: “miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa
và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Biện pháp tiến hành xác lập quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp ở miền Nam là “kết hợp chặt chẽ cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp với xây dựng nền nông nghiệp lớn xã
hội chủ nghĩa..., mặt khác phải thực hiện hợp tác hóa nơng nghiệp, làm từng
bước, tích cực, vững chắc...” [3, tr.16].

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 24 của
Trung ương được Khu ủy V cụ thể hóa và chỉ đạo một cách cụ thể các bước
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa cho các tỉnh Nam Trung Bộ. Trên cơ sở
đó, tỉnh Khánh Hòa đã kịp thời vận dụng một cách sát hợp, tập trung vào


23
nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm nhanh
chóng cùng cả nước thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuất phát từ tình hình đất nước sau chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ của
kế hoạch 5 năm (1976 - 1980): “Tập trung cao độ sức của cả nước, của các
ngành, các cấp tạo ra một bước phát triển vượt bậc với nông nghiệp, ra sức
đẩy mạnh lâm, ngư nghiệp...” [3, tr.17], Khánh Hịa đã coi nơng nghiệp là
“chìa khóa” mở đầu của sự phát triển kinh tế. Các hoạt động kinh tế của tỉnh
trong thời kỳ đầu sau giải phóng đã hướng vào mục tiêu cải tạo xã hội chủ
nghĩa - trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải tạo nông nghiệp. Cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp là chặng đường đầu tiên trong thời
kỳ quá độ, một yêu cầu khách quan và cấp bách nhằm xóa bỏ mọi hình thức
bóc lột ở nơng thơn, trên cơ sở đó, xác lập quan hệ sản xuất mới - gồm 2
thành phần: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Nhằm giải quyết nạn đói, các huyện khẩn trương tổ chức tăng gia sản
xuất, trồng các loại cây lương thực, các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã trỉa
hàng ngàn giống bắp, hàng chục vạn gốc mì, cán bộ ban ngành trong huyện
sản xuất tự túc trồng gần 30 vạn gốc mì tại Gia Lê và Suối Gia. Tồn tỉnh có
45.670 ha, trong đó ruộng đất đang canh tác là 27.618 ha [3, tr.18], còn lại là
ruộng hoang hóa; diện tích ruộng được tưới nước qua hệ thống thủy lợi chỉ
chiếm 44,27%, diện tích bị hạn còn lớn. Hưởng ứng chủ trương của Đảng,
nhân dân trong tỉnh tích cực đào mương, đắp đập, nạo vét kênh mương, tu bổ
các đập: Đá Bàn ở Ninh Hoà, Cầu Dứa ở Vĩnh Xương. Nhân dân Diên Khánh

đắp 5 đập bổi (hay còn gọi đập đá), 10 bờ xe nước, xây dựng 1 tổ bơm gồm 4
máy tưới cho gần 1.000 ha. Ở Ninh Hịa, tồn huyện đắp xong đập Sông Cái
và 2 tuyến mương về 7 xã, đảm bảo nước tưới cho hơn 1.000 ha và chống úng
cho 500 ha vùng Ninh Giang, Ninh Hà [3, tr.18].
Đi đôi với việc làm thủy lợi đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất,
chính quyền cũng phát động nhân dân đẩy mạnh khai hoang phục hóa ở Đồng


24
Trăng, Đồng Trịn (Diên Khánh); Xn Sơn, Hóc Chim, Đồng Bé (Vạn
Ninh); Đồng Nẩy, Cung Hòa, Quảng Thiện, Tân Lâm, Tân Tứ (Ninh Hòa)...
được 500 ha ruộng đất đưa vào sản xuất.
Bên cạnh đó, tỉnh cịn tổ chức đưa những người khơng có cơng ăn việc
làm ở thành phố, thị xã, thị trấn về nông thôn để sản xuất nông nghiệp, phục
hóa khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới. Đến cuối tháng 8/1975, toàn
tỉnh vận động đưa 24.320 người ở thị xã, thị trấn về nông thôn và vùng kinh tế
mới trực tiếp tham gia sản xuất. Ở Nha Trang, đưa được 1.372 gia đình về các
vùng: Củ Chi, Diên Lâm, Diên Thọ (Diên Khánh); Phú Nhơn, Cung Hòa,
Quảng Thiện (Ninh Hòa); Lỗ Lương, Đồng Lác, Núi Hời, Vĩnh Cẩm (Cam
Ranh). Tại Cam Ranh có 852 hộ gồm 1.660 người đi khai hoang [3, tr.23]
những nơi đất trống. Ngoài việc giúp đỡ hỗ trợ đối với đồng bào đi xây dựng
kinh tế về lương thực, giống cây trồng, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu,
nơng cụ và cho vay để ổn định cuộc sống và đầu tư vào sản xuất, chính quyền
cũng tập trung xe ủi giúp dân ủi đất khai hoang, phân bổ đất ở và đất sản xuất,
lập bệnh xá, trường học, cửa hàng mậu dịch, phịng thơng tin...; Ở khu vực Củ
Chi (Diên Khánh), tỉnh huy động 138 thanh niên xung phong và 70 thanh niên
thường trực làm 12 km đường, xây dựng 5 lán trại [3, tr.25]. Những biện pháp
tích cực đó đã giúp cho đồng bào đi xây dựng kinh tế mới sớm ổn định cuộc
sống trên quê hương mới. Mặt khác, tỉnh còn thực hiện vận động đồng bào
vùng cao xuống thấp, các địa phương tiến hành quy hoạch địa điểm, đất đai

và vận động đồng bào đến địa điểm mới. Ở huyện Khánh Vĩnh, đồng bào các
xã Giang Ly, Sơn Thái, Khánh Bắc, Khánh Hiệp đã chuyển đến khu định
canh, định cư mới.
Phương hướng sản xuất nông nghiệp trong thời gian sau giải phóng là
phục hồi ruộng hoang hóa, coi trọng sản xuất lương thực, về lâu dài cần đưa
cây ăn quả chế biến xuất khẩu lên thành hướng phát triển chính của nơng
nghiệp. Đối với thủy lợi, phải khai thác nước tự chảy là chính, thay thế cho
máy bơm, đẩy mạnh xây dựng hệ thống mương, đập để giải quyết nước tưới


25
cho nơng nghiệp, duy trì và phát triển sức kéo bằng cơ giới, coi trọng sức kéo
trâu, bò. Giải quyết đất sản xuất là vấn đề cấp thiết đối với nơng dân sau ngày
giải phóng, tạo điều kiện để nơng dân phát triển sản xuất nông nghiệp. Thực
hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy Khánh Hòa đề
ra mục tiêu đến cuối năm 1975 đối với các huyện, thị và đến quí I-1976 đối
với Cam Ranh, phải hồn thành chính sách ruộng đất, chia cơng điền, cơng
thổ cho nơng dân thiếu và chưa có ruộng cày; đồng thời chỉ đạo Nông hội tỉnh
cùng với Ty Nông nghiệp tiến hành điều tra, lập phương án, kế hoạch chia
ruộng đất cho nông dân trong tỉnh. Ngày 1/10/1975, Tỉnh ủy ra Chỉ thị số
101-CT/TU về tịch thu tài sản của địa chủ ác ôn trên địa bàn tỉnh, trong đó
nêu rõ đối tượng phải tịch thu và u cầu các huyện, xã triển khai nhanh
chóng, chính xác. Ngày 16/10/1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế
hoạch chia ruộng đất công điền, công thổ cho nông dân lao động. Quán triệt
chủ trương của Đảng và chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 20/10/1975 tại Nha Trang,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán bộ lãnh đạo huyện, thị, các cơ
quan, đoàn thể học tập chủ trương chính sách ruộng đất của Đảng, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác này; đồng thời chọn các xã làm điểm, rút
kinh nghiệm để triển khai trong toàn tỉnh.
Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến

tranh và hồn thành thực hiện chính sách ruộng đất, đã tạo khí thế cách mạng
mới trong toàn tỉnh. Tháng 9/1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị 31TV/CT về phát động phong trào đổi công, tập đồn sản xuất, hướng nơng dân
đi dần vào con đường làm ăn tập thể được đông đảo nông dân hưởng ứng. Tổ
đổi cơng, tập đồn sản xuất là những hình thức quá độ của hợp tác xã, phù
hợp với điều kiện của nông dân trong tỉnh. Phong trào diễn ra sơi nổi và phát
triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1977, cả tỉnh có 3.220 tổ đổi cơng, tập đồn
sản xuất với 161.518 tổ viên [17, tr.43]. Huyện Cam Ranh có 533 tổ đội với
11.910 hộ, 26.175 tổ viên, diện tích 7.840 ha [17, tr.43]; huyện Diên Khánh
có 335 tổ đội với 4.178 hộ, 16.399 tổ viên [17, tr.43], thành phố Nha Trang có


×