Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI THẢM HỌA KÉP ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN MIỀN TẠI ĐÔNG NHẬT BẢN NGÀY 1132011 VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THIÊN TAI Ở NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.68 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI THẢM HỌA KÉP ĐỘNG
ĐẤT, SĨNG THẦN MIỀN TẠI ĐƠNG NHẬT BẢN NGÀY 11/3/2011
VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THIÊN TAI Ở NHẬT BẢN.

Hà Nội, tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2

3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4.

Câu hỏi nghiên cứu:

3

5.

Phương pháp nghiên cứu:

3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI ( ĐỘNG ĐẤT, SÓNG
THẦN…) Ở NHẬT BẢN.
3
1.1

Khái niệm về các thảm họa tự nhiên: động đất, sóng thần, núi lửa.

3

1.2

Thiệt hại do các thảm họa thiên tai gây ra cho Nhật Bản.

4


1.2.1

Thiệt hại về kinh tế

4

1.2.2

Thiệt hại về xã hội

5

CHƯƠNG II: SỰ KIỆN THẢM HỌA KÉP ĐỘNG ĐẤT, SĨNG THẦN XẢY RA TẠI
MIỀN ĐƠNG BẮC NƯỚC NHẬT NGÀY 11/3/2011
6
2.1 Bối cảnh xảy ra thiên tai kinh hoàng 10 năm về trước.

6

2.2 Diễn biến, tác động của trận thiên tai lịch sử ngày 11/3/2011.

8

2.3 Hậu quả nặng nề từ dư chấn động đất, sóng thần T3/2011 tại các tỉnh miền Đông
Bắc Nhật Bản.
9
2.3.1 Thiệt hại về con người

9


2.3.2 Sự cố rị rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima do sóng thần.
10
2.3.3 Thiệt hại về giao thông, đường xá, nhà cửa…

12

2.4 Phản ứng của chính quyền, người dân Nhật Bản

15

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THIÊN TAI CỦA NHẬT BẢN.

16

3.1

Chuẩn bị trước, các biện pháp dự phòng của người dân Nhật Bản

16

3.2

Việc phải làm sau khi xảy ra một trận động đất

16

3.3

Việc phải làm trong khi xảy ra động đất:


17

3.4

Các biện pháp phục hồi, tái thiết sau thiên tai của chính quyền Nhật Bản.

17

KẾT LUẬN:

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

19

PHỤ LỤC:

21


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản – một quốc đảo nằm ở phía Đơng Bắc của Châu Á, phía Tây của Thái
Bình Dương, là một quốc đảo do 4 hòn đảo lớn hợp thành.. Theo thuyết kiến tạo mảng
(plate tectonics), Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 mảng kiến tạo là Á-Âu, Bắc
Mỹ, Thái Bình Dương và Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài
đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Xét về mặt địa chất
học, như vậy là rất trẻ.Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho

nước này nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất. Mỗi năm Nhật Bản chịu
vào khoảng 1000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào
vùng Kanto, nơi có thủ đơ Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một
trận động đất khủng khiếp. Động đất với mức 7 hoặc 8 trong thang Richter đã từng xảy
ra ở Nhật Bản. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên.
Những thiên tai tại Nhật luôn là nỗi ám ảnh kinh hồng với những con số vơ cùng
khủng khiếp. Có thể nói, sống trong một hồn cảnh vơ cùng khắc nghiệt như vậy cũng
là một yếu tố để người Nhật trở nên bản lĩnh, kiên cường và chuyên nghiệp. Tinh thần
và những kinh nghiệm phòng chống thiên tai của Nhật là điều mà cả thế giới nên học
hỏi. Người dân Nhật Bản và các nhà khoa học, các nhà chức trách đã buộc phải chấp
nhận sống chung với động đất, thiên tai. Nếu như việc nghiên cứu, cảnh báo thuộc về
các nhà khoa học. Việc phát động những cảnh báo, dự đốn được các cơ quan chức
năng thực hiện vơ cùng nhanh chóng, đồng bộ và sự phối hợp của người dân cũng rất
nghiêm túc và đầy kinh nghiệm. Những cảnh tượng người dân Nhật xếp hàng mua đồ
tích trữ thức ăn khi có cảnh báo thiên tai đã quá đỗi quen thuộc.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đại thảm họa kép xảy ra tại miền Đông nước Nhật.
Thế giới khơng thể nào qn cảnh tượng kinh hồng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày
11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu độ lớn
9,1 khởi phát ngồi khơi hịn đảo Honshu ở phía Đơng Bắc nước này, gây ra sóng thần
cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Và tất nhiên,
hậu quả của nó để lại nặng nề hơn bao giờ hết. Nhà cửa đổ sập, tàu thuyền bị cuốn lên
đất liền, đường xá ngập trong bùn đất và mảnh vỡ, nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ.
1


Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn cơng đã làm
hỏng hồn tồn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm hoạ
nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10
năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại.
Do đó, với mong muốn có cái nhìn tồn diện hơn và sâu sắc hơn về các thiên tai,

thảm họa vẫn luôn thường trực xảy ra tại đất nước mặt trời mọc mà tiêu biểu là đại
thảm họa kép lớn nhất trong lịch sử ngày 11/3/2011 và các biện pháp phịng, chống,
đối phó và xử lí với các thảm họa thiên nhiên của những con người bản lĩnh, kiên
cường, em xin được chọn đề tài nghiên cứu : “Tác động của đại thảm họa kép động
đất, sóng thần tại miền Đơng Nhật Bản ngày 11/3/2011 và các biện pháp khắc phục
thiên tai ở Nhật Bản”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm ra tác động của thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần đối
với đời sống, kinh tế, xã hội Nhật Bản, cụ thể qua sự kiện thảm họa kép ngày
11/3/2011 và cách ứng phó của người dân, cơ quan chính quyền đối với việc dự đốn,
phịng bị và xử lý hậu quả sau thiên tai.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Phân tích cơ sở lý luận về hiện tượng thiên tai cực đoan ở Nhật Bản qua sự
kiện ngày 11/3/2011 và các biện pháp khắc phục thiên tai của chính quyền
Nhật Bản.

-

Thống kê những thiệt hại cho thấy hậu quả tàn phá nặng nề của thiên tai tại
Nhật.

-

Chỉ ra các biện pháp khắc phục thiên tai, các chính sách khôi phục mà người
Nhật áp dụng để vực dậy nền kinh tế, khơi phục lại cuộc sống bình thường
cho người dân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của trận thiên tai ngày 11/3/2011 đối với kinh tế- xã
hội ở Nhật Bản và những giải pháp khôi phục lại nền kinh tế, khắc phục hậu quả để lại
do động đất, sóng thần.
2


Phạm vi nghiên cứu: Miền Đông Bắc Nhật Bản.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Trận thảm họa kép xảy ra ngày 11/3/2011 có tác động như thế nào đến các tỉnh miền
Đơng Bắc Nhật Bản và chính quyền địa phương đã đưa ra những cách khắc phục nào
giúp trở lại tình trạng bình thường?
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được áp dụng trong bài nghiên cứu này là: phương pháp định tính, quan
sát tham gia và thu thập tài liệu.

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI
( ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN…) Ở NHẬT BẢN.
1.1 Khái niệm về các thảm họa tự nhiên: động đất, sóng thần, núi lửa.
Thiên tai (cịn được gọi là thảm hoạ thiên nhiên) là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên
(ví dụ lũ lụt, bão, phun trào núi lửa, động đất, sóng thần hay lở đất) có thể ảnh hưởng
tới mơi trường, và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, mơi trường và/hay con người.
Thiệt hại do thảm hoạ tự nhiên phụ thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con
người với thảm hoạ. Sự hiểu biết này được tập trung trong công thức: "thảm hoạ xảy ra
khi rủi ro xuất hiện cùng sự dễ bị tổn thương." Một rủi ro thiên nhiên vì thế khơng thể
dẫn tới thảm hoạ tự nhiên tại các khu vực khơng dễ bị tổn thương, ví dụ những trận
động đất lớn tại các khu vực không có người ở. Thuật ngữ tự nhiên do vậy đã bị tranh
cãi bởi các sự kiện đơn giản không phải là rủi ro hay thảm hoạ nếu không liên quan tới
con người. (“Wikipedia,” 2021).
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận
(xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy

ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. Một chấn động đơn độc thường kéo
dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa
là 3 phút. (Động Đất Là Gì?, n.d.).
Sóng thần (tiếng Nhật: 津津 tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích
lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhống trên một quy mơ lớn. Động đất
3


cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun
và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Đây là một loại hình thiên
tai mà cho đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra giải pháp để dự báo hoặc biết trước.
Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn. Nó tàn phá, cuốn trôi nhà cửa, xe
cộ, cơ sở vật chất và giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người
trong vài giờ. (“Sóng thần Wikipedia ,” 2021)
Cũng là một loại thiên tai phổ biến ở Nhật, Bão ở Nhật hay chính xác hơn là những
trận siêu bão cũng là một nỗi ám ảnh vô cùng lớn. Nếu như người Nhật đã quen và
được trang bị kỹ năng chống bão vơ cùng chun nghiệp thì đối với những người nước
ngồi tại Nhật như những du học sinh Nhật Bản, hay người đi xuất khẩu lao động,
khách du lịch bão ở Nhật là một nỗi sợ hãi vô cùng lớn. Bởi đây khơng chỉ là những
cơn bão bình thường như ở Việt Nam mà đều là bão lớn với sức phá hoại vơ cùng lớn.
Với diện tích hơn 60% là đồi núi, lại cộng thêm vỏ địa chất vô cùng phức tạp thường
xuyên xảy ra các trận động đất thì núi lửa cũng là một loại thiên tai đáng quan ngại ở
Nhật Bản. Ở Nhật có tổng cộng 186 núi lửa còn hoạt động. Núi Phú Sĩ – biểu tượng
của Nhật Bản cũng là một ngọn núi lửa. Khi núi lửa phun trào thường sẽ gây thiệt hại
đến các cơ sở vật chất xung quanh núi lửa nhưng khói mà núi lửa bốc lên đã nhiều lần
làm các chuyến bay đến khu vực đó bị hỗn vì khói q dày đặc.
1.2 Thiệt hại do các thảm họa thiên tai gây ra cho Nhật Bản.
1.2.1 Thiệt hại về kinh tế :
Theo một ước tính mới nhất, thiệt hại kinh tế do trận thiên tai tại Nhật Bản gây ra có
thể lên đến con số 300 tỷ USD. Các nhà phân tích hy vọng khoảng 10%-20% chi phí

kinh tế của trận động đất sẽ ro các công ty bảo hiểm tư nhân bù đắp, và phần lớn trong
số này sẽ đủ vốn để chi trả. Với khả năng thiệt hại có thể vượt quá 200 tỷ USD, sự
kiện này sẽ vẫn là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử ngành bảo hiểm.
Cơn chấn động lập tức có tác động mạnh mẽ lên những doanh nghiệp như Toyota,
Nissan và Honda. Các tập đoàn này đều phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất tự
động đến 14 tháng 3. Tổng thư ký nội các Yukio Edano cho biết chính phủ Nhật Bản
sẽ triệu tập vào ngày 13 tháng 3 để đánh giá những tác động kinh tế của thảm họa. Ông
cũng nói với đài NHK rằng khoảng 200 tỉ ¥ cịn trong ngân sách dành cho tài khóa hợp
4


nhất (kết thúc vào ngày 31 tháng 3) sẽ được sử dụng để tài trợ cho các nỗ lực hồi phục
tức thời. Các biện pháp bổ sung cũng có thể làm tổn thương nợ công của Nhật Bản
(hiện đang đứng cao nhất thế giới). Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhu cầu
trái phiếu chính phủ. (“Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,” 2021a)
Ngân hàng thế giới cảnh báo, thảm họa tại Nhật Bản có thể sẽ khiến xuất khẩu của
nhiều quốc gia đang phát triển ở Đông Á giảm khoảng 1,5% do các nhà sản xuất ở
những nước này phải đối mặt với tình trạng gián đoạn nguồn cung. Các công ty Hàn
Quốc đang phải chịu mức giá rất cao để mua các con chip, còn các nhà xuất khẩu xe
hơi Thái Lan cũng sẽ không khỏi điêu đứng do nguồn cung hiện tại các phụ tùng nhập
khẩu từ Nhật Bản sẽ chỉ đủ dùng cho tháng Tư. (Sau Thảm Họa, Nhật Thiệt Hại 300
Tỷ USD, n.d.)
Các nhà phân tích kinh tế khẳng định rằng, cuối cùng thì các thảm họa sẽ cải thiện nền
kinh tế của Nhật Bản, với cơ hội việc làm gia tăng dựa trên những nỗ lực phục hồi nền
kinh tế. JPMorgan Chase đưa ra phân tích dựa trên trận động đất San Francisco 1989
và động đất Northridge 1994, với nội dung chỉ ra rằng những thảm họa tự nhiên "sau
cùng sẽ thực sự làm tăng sản xuất". Một nhà phân tích của tổ chức tài chính châu Âu
Société Générale đưa ra dự đoán rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ suy giảm vào tháng 3
nhưng sẽ hồi sinh mạnh mẽ ở những tháng tiếp theo.Có thể nói, sau thiên tai khơng
một quốc gia nào là không bị ảnh hưởng đến nền kinh tế.

1.2.2 Thiệt hại về xã hội
Mạng lưới giao thông của Nhật Bản bị gián đoạn nghiêm trọng. Phải mất hàng giờ sau
trận động đất, vài dịch vụ đường sắt mới được nối lại. Nhiều dịch vụ đường sắt khác
xung quanh Nhật Bản cũng bị hỗn lại. Cơng ty đường sắt Đơng Nhật Bản đình chỉ tất
cả các hoạt động trong cả ngày.Bốn chuyến tàu trên các tuyến đường ven biển bị mất
tích.
Dịch vụ điện thoại di động và điện thoại cố định bị gián đoạn chủ yếu trong khu vực bị
ảnh hưởng. Tại những nơi cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn cịn, các dịch vụ Internet phần lớn
khơng bị tác động mặc dù trận động đất đã làm hư hỏng vài phần của hệ thống cáp
ngầm dưới biển được lắp đặt tại khu vực bị ảnh hưởng. Các hệ thống này có thể định
tuyến lại xung quanh các phân đoạn bị hư hỏng vào liên kết dự phòng. Tại Nhật Bản,
5


ban đầu chỉ có một vài trang web khơng thể truy cập được. Một số nhà cung cấp điểm
truy cập không dây (Wifi hotspot) đã phản ứng với trận động đất bằng cách cung cấp
đường truyền miễn phí qua mạng của họ.
Tất cả các cảng của Nhật Bản phải đóng cửa một thời gian ngắn sau trận động đất, đập
thủy lợi bị vỡ gây ra lũ lụt và cuốn trôi nhà cửa. Ngay sau khi tai họa xảy ra, có báo
cáo ít nhất 1,5 triệu hộ gia đình tại Nhật Bản bị mất nước. Một số nhà máy điện thông
thường và nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động sau trận động đất. Chưa kể các
nhà máy điện hạt nhân đứng trước nguy cơ rị rỉ chất phóng xạ ra ngồi. Các tịa nhà bị
phá hủy bởi sóng thần đã giải phóng vào khơng khí hàng nghìn tấn hóa chất phá hủy
tầng ơzơn và khí nhà kính. (Trang Thơng Tin Phòng Chống Thiên Tai-Văn Phòng Nội
Các, n.d.)

CHƯƠNG II: SỰ KIỆN THẢM HỌA KÉP ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
XẢY RA TẠI MIỀN ĐÔNG BẮC NƯỚC NHẬT NGÀY 11/3/2011
2.1 Bối cảnh xảy ra thiên tai kinh hoàng 10 năm về trước.
Dịch chuyển của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ tại rãnh Nhật Bản

với tốc độ 8 cm/năm qua quãng thời gian lâu dài đạt một mức độ đủ lớn làm đứt gãy
liên kết giữa hai mảng này dẫn đến sự trượt lên nhau của hai mảng. Mảng Thái Bình
Dương đâm xuống phía dưới, mảng Bắc Mỹ trượt lên trên. Kết quả là sự sụt lở và sự
trồi lên của đáy biến tạo nên động đất và sóng thần.
Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (津津津津津津 (Đơng Nhật Bản đại chấn tai) Higashi
Nihon Daishinsai) là một trận động đất mạnh 9,0 MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc
05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Trận động đất có vị
trí chấn tâm nằm cách ngồi khơi bờ biển phía Đơng bán đảo Oshika, Tōhoku 72
kilômét (45 dặm) tại độ sâu 32 kilômét (20 dặm). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi
nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi, mức 6 tại
các tỉnh khác và mức 5 tại Tōkyō. (“Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,” 2021a).
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và
ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao
đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần
6


tiến vào đất liền 10 km. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật
Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu vào
năm 1900. Ảnh hưởng của trận động đất đã được cảm nhận trên khắp thế giới, từ các
vịnh hẹp ở Na Uy cho đến tảng băng ở Nam Cực.
Gần Oarai, sóng thần tạo ra một xốy nước lớn ngồi khơi. Sóng thần lan truyền khắp
khu vực Thái Bình Dương đến tồn bộ bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ
từ Alaska đến Chile. Nó tạo ra những con sóng cao đến 3,6 m dọc theo bờ biển Kauai
và Hawaii trong chuỗi quần đảo Hawaii và những con sóng cao 5 m dọc theo đảo
Shemya trong chuỗi quần đảo Aleutian. Vài giờ sau, sóng cao 2,7 m tấn cơng các bờ
biển California và Oregon ở Bắc Mỹ.(Nhìn lại 10 năm thảm họa kép động đất - sóng
thần ở Nhật Bản, n.d.)
Theo các ghi chép về cường độ động đất, đây là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở
Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi

nhận được sử dụng từ năm 1900. Đây được cho là sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc
Mỹ và Thái Bình Dương trong 1.200 năm. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tuyên bố:
"Trong vòng 65 năm từ sau Thế Chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn và
gay go nhất mà Nhật Bản phải đối mặt." Trận động đất đã di chuyển đảo Honshu 2,4 m
về phía Đơng và làm lệch trục Trái Đất khoảng 10 cm. (“Động đất và sóng thần
Tōhoku 2011,” 2021b)
2.2 Diễn biến, tác động của trận thiên tai lịch sử ngày 11/3/2011.
Trước đó vào ngày 9/3 ở khu vực này đã có trận động đất 7,2 thang độ lớn mơ men và
3 dư chấn có độ lớn trên 6,0; và nhiều chấn động có độ lớn trên 5 trong ngày 10/3. Một
phút trước khi ảnh hưởng của động đất được cảm nhận ở Tokyo, hệ thống cảnh báo
sớm động đất được liên kết từ hơn 1.200 địa chấn kế ở Nhật Bản đã gởi tín hiệu cảnh
báo lên trên truyền hình về nguy hiểm của trận động đất đến hàng triệu người. Điều
này là có thể vì sóng S, truyền với tốc độ 4 km/s, mất khoảng 90 giây trên quãng
đường 373 km đến Tokyo. Cảnh báo sớm từ JMA được tin là đã cứu sống nhiều người.
Trận động đất xảy ra phía Tây Thái Bình Dương, cách phía Đơng của thành phố
Sendai, Honshu, Nhật Bản 130 km. Chấn tâm cách Tokyo 373 kilômét (232 dặm). Dư
7


chấn có độ lớn 7,1thang độ lớn mơ men xảy ra sau chấn động chính 40 phút. Có hơn
40 dư chấn có độ lớn từ 5 thang độ lớn mơ men trở lên được ghi nhận chỉ trong vài giờ
sau chấn động chính. Ban đầu Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ báo độ lớn trận động đất
là 7,9 nhưng sau đó hiệu chỉnh lại là 8,8 và 8,9 Mw. JMA đánh giá rằng các dư chấn
của trận động đất này rất mạnh, tính đến thời điểm 12 giờ ngày 16 tháng 3 năm 2011
số dư chấn lớn hơn 7,0 là 3, và số dư chấn lớn hơn 6,0 là 48. Dư chấn đã xảy ra trên
phạm vi rộng thuộc địa phận bờ biển các tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima, và Ibaraki.
Trận động đất xảy ra vận động trồi lên từ 5 đến 8 mét của lớp địa chất trải dài 180 km
dưới đáy biển, ở vị trí ngồi khơi cách bờ biển Đông Tōhoku 60 km. Kết quả là một
cơn sóng thần lớn tiêu hủy mọi thứ dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của quần đảo
phía Bắc Nhật Bản, gây thiệt hại hàng ngàn sinh mạng và tàn phá tồn bộ các tỉnh

trong khu vực bị ảnh hưởng. Sóng thần lan truyền khắp Thái Bình Dương, hành động
cảnh báo cũng như sơ tán diễn ra nhanh chóng ở nhiều nước có chung biên giới bờ
biển Thái Bình Dương, gồm Bắc và Nam Mỹ, từ Alaska đến Chile. Tuy nhiên, dù sóng
thần có ảnh hưởng lên nhiều vùng trong những khu vực trên nhưng chỉ gây ra tác động
tương đối nhỏ. Vùng bờ biển Thái Bình Dương của Chile là là nơi cách xa Nhật Bản
nhất, vào khoảng 17.000 km, chỉ chịu ảnh hưởng sóng thần cao 2 m. Trong khi tại
Tarō, Iwate, sóng thần ước tính cao đến 37,9 mét. Sóng thần cao 10 m được quan sát ở
sân bay Sendai, gần bờ biển của tỉnh Miyagi.
Dù xảy ra ở Nhật Bản, trận động đất đã kích hoạt cảnh báo sóng thần trên khắp lịng
chảo Thái Bình Dương. Từ tâm chấn, sóng thần đổ xơ từng đợt với tốc độ tiếp cận
khoảng 800 km/h. Nó tạo ra những con sóng cao 3,3 - 3,6 mét dọc theo bờ biển Kauai
và Hawaii và những con sóng cao 1,5 mét dọc theo đảo Shemya trong chuỗi quần đảo
Aleutian. Vài tiếng sau, loạt sóng thần cao đến 2,7 mét tấn cơng vào bờ biển California
và Oregon ở Bắc Mỹ. Cuối cùng, khoảng 18 giờ sau đại địa chấn Honshu, sóng cao 0,3
mét vẫn ập vào bờ Nam Cực và khiến một phần của Thềm băng Sulzberger bị tách vỡ.
(baotintuc.vn, 2021)

8


2.3 Hậu quả nặng nề từ dư chấn động đất, sóng thần T3/2011 tại các tỉnh miền
Đơng Bắc Nhật Bản.
2.3.1 Thiệt hại về con người
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã xác nhận số người thiệt mạng lên đến 15.893
người, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh. Tổ chức Cứu trợ Trẻ
em đưa nguồn tin có khoảng hơn 100.000 trẻ em đã phải rời khỏi nhà cửa hư hại, trong
số đó có những đứa trẻ bị tách rời khỏi gia đình do trận động đất xảy ra vào ngày học
trong tuần.
Ngày 14 tháng 3, hãng thông tấn Kyodo đưa tin 2.000 thi thể nạn nhân đã được tìm
thấy dọc bờ biển thuộc tỉnh Miyagi.Có nguồn tin tức về bốn chuyến tàu chở một lượng

hành khách chưa xác định đã biến mất ở vùng ven biển trong cơn sóng thần. Một trong
những chiếc tàu thuộc tuyến Sensaki đã được tìm thấy vào buổi sáng trong tình trạng
trật đường ray. Tồn bộ hành khách đều được trực thăng cảnh sát cứu sống. Sau đó, tạp
chí Der Spiegel đăng tải thông tin về 5 chuyến tàu mất tích tại tỉnh Miyagi đã được tìm
thấy, tất cả hành khách đều an toàn. Mặc dù nguồn tin này có thể khơng xác nhận được
từ phía địa phương. Ngày 11 tháng 3, dịch vụ tìm người qua mạng của Google, trước
đây từng được sử dụng trong các trận động đất ở Haiti, Chile và Christchurch, New
Zealand, đã thu thập thơng tin về những người sống sót và vị trí của họ. Dịch vụ tìm
kiếm người thân phi lợi nhuận NOKR đang hỗ trợ chính phủ Nhật Bản trong việc tìm
những thân nhân mất tích hoặc đã chết của người dân bị ảnh hưởng.
Các báo cáo ban đầu về con số thương vong do sóng thần gây ra khoảng hàng trăm
người với hàng trăm người mất tích. Nhưng số liệu này đều tăng đáng kể trong những
ngày tiếp theo khi tiến hành hoạt động cứu hộ. Có những cộng đồng bị xóa sổ một nửa
hoặc thậm chí tồn bộ dân cư. Đa số người thiệt mạng là nạn nhân của sóng thần. Hơn
1/2 nạn nhân là người từ 65 tuổi trở lên.
Có thể nói, đây là mất mát lớn nhất, xót xa nhất mà mỗi lần thiên tai đi qua để lại. Mất
đi gia đình, người thân là điều khơng một ai trong chúng ta mong muốn, đã 10 năm
trôi qua, những người Nhật Bản và người dân thế giới vẫn luôn hướng về lễ tưởng
niệm những nạn nhân xấu số của thảm họa động đất và sóng thần vào ngày 11/3/2011.

9


2.3.2 Sự cố rị rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima do sóng
thần.
Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ở tỉnh Fukushima, cơn sóng khổng lồ
đã tràn qua các hệ thống bảo vệ và làm ngập các lò phản ứng, gây ra thảm họa nghiêm
trọng. Thảm họa đã làm tê liệt nhà máy điện Fukushima Dai-ichi, buộc hơn 160.000 cư
dân phải sơ tán theo lệnh hoặc tự nguyện vì rị rỉ phóng xạ trong khơng khí. (Thảm
họa Fukushima, 2021)

Các hệ thống cảnh báo tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi đã phát hiện ra
trận động đất vào ngày 11.3.2011 và tự động đóng các lò phản ứng hạt nhân.
Vào lúc 15 giờ 30 ngày 12.3.2011, một vụ nổ đã xảy ra tại một trong những lò phản
ứng hạt nhân bị trục trặc ở nhà máy điện Fukushima Dai-ichi.
Máy phát điện diesel khẩn cấp được kích hoạt để tiếp tục bơm chất làm mát xung
quanh các lõi trong lò phản ứng, vốn vẫn cực kỳ nóng ngay cả khi các phản ứng hạt
nhân dừng lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, một con sóng cao hơn 14 mét ập vào nhà máy
Fukushima. Nước tràn qua con đê biển bao quanh nhà máy, làm ngập nhà máy điện và
làm sập các máy phát điện khẩn cấp.
Các công nhân đã bơm nước biển vào nhà máy điện hạt nhân, cố gắng làm mát các lị
phản ứng vì hệ thống làm mát đã bị hỏng. Sau đó, cơng nhân gấp rút khôi phục lại
nguồn điện, nhưng trong những ngày sau đó, nhiên liệu hạt nhân tại 3 trong số các lị
phản ứng đã q nóng và làm tan chảy một phần các lõi (điều này được gọi là nóng
chảy hạt nhân).
Hai vụ nổ khác đã làm rung chuyển nhà máy điện vào ngày 14 - 15.3.2011, và sau đó
ngọn lửa bùng phát tại một lò phản ứng, làm hư hỏng nặng các tịa nhà. Chất phóng xạ
bắt đầu rị rỉ vào bầu khí quyển và Thái Bình Dương. (Thảm họa Fukushima, 2021)
Nổ nhà máy điện hạt nhân đã khiến môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả việc
ô nhiễm đến nguồn nước và thức ăn. Bên trong nhà máy Fukushima I mặc dù đã qua 9
năm sau thời khắc lịch sử đó nơi này vẫn khơng thể có sự tồn tại của con người. Các
nhà khoa học chỉ kiểm định, phân tích dựa vào robot. Tuy vậy, ở một số khu vực bên
10


trong nhà máy điện hạt nhân này robot vẫn không thể hoạt động vì lượng hạt nhân rị rỉ
ở mức quá cao. (Nhìn Lại 9 Năm Sau Thảm Họa Kép Fukushima |
SONGHANTOURIST, n.d.)
2.3.3 Thiệt hại về giao thông, đường xá, nhà cửa…
津 Giao thông: Mạng lưới giao thông của Nhật Bản bị gián đoạn nghiêm trọng.
Nhiều đoạn đường cao tốc Tōhoku hoạt động ở miền Bắc Nhật Bản đã bị hư

hại. Tất cả các dịch vụ đường sắt bị hoãn lại ở Tokyo, với ước tính khoảng
20.000 người mắc kẹt tại các trạm chính trên tồn thành phố. Phải mất hàng giờ
sau trận động đất, vài dịch vụ đường sắt mới được nối lại. Hầu hết các đường
tàu ở Tokyo hoạt động trở lại ngay ngày hôm sau (12 tháng 3). 20.000 du khách
mắc kẹt qua đêm 11-12 tháng 3 trong cơng viên Tokyo Disneyland. Một đợt
sóng thần đã làm ngập sân bay Sendai khoảng 1 giờ sau khi trận động đất đầu
tiên xảy ra. Sân bay Narita và Haneda đều ngưng hoạt động sau khi trận động
đất. Trong khoảng 24 giờ, hầu hết các chuyến bay đều chuyển hướng tới sân
bay khác. Mười máy bay chở khách đến Haneda được chuyển hướng đến gần
căn cứ không quân Yokota (Hoa Kỳ). Nhiều dịch vụ đường sắt khác xung quanh
Nhật Bản cũng bị hỗn lại. Cơng ty đường sắt Đơng Nhật Bản đình chỉ tất cả
các hoạt động trong cả ngày. Bốn chuyến tàu trên các tuyến đường ven biển bị
mất tích. Trong số đó có một chuyến tàu bốn toa thuộc tuyến Senseki đã được
tìm thấy trong tình trạng trật đường ray. Tất cả hành khách đều được giải cứu
trước 8 giờ sáng (JST) hơm sau. Ở trong và ngồi Tokyo, hệ thống tàu cao tốc
Shinkansen khơng có chuyến nào bị trật đường ray, nhưng hoạt động của hệ
thống này vẫn bị đình chỉ. Tuyến đường cao tốc Tōkaidō Shinkansen hoạt động
trở lại vào cuối ngày nhưng có hạn chế, và trở lại lịch trình thơng thường vào
ngày hơm sau. Trong khi tuyến Jōetsu và Nagano Shinkansen trở lại hoạt động
vào cuối ngày 12 tháng 3. Tuy nhiên, tuyến tàu điện ngầm Tōhoku vẫn phải
ngưng vận hành do thiệt hại nặng nề về đường dây. Tình trạng của các tuyến
đường sắt tại những vùng khó tiếp cận vẫn chưa xác định được.Ngày 15 tháng
3, hoạt động của tuyến Tōhoku Shinkansen đã phục hồi một phần, phục vụ một
chuyến khứ hồi mỗi giờ giữa Tokyo và Nasu-Shiobara.
11


⮚ Truyền thông: Dịch vụ điện thoại di động và điện thoại cố định bị gián đoạn
chủ yếu trong khu vực bị ảnh hưởng. Tại những nơi cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn
còn, các dịch vụ Internet phần lớn không bị tác động mặc dù trận động đất đã

làm hư hỏng vài phần của hệ thống cáp ngầm dưới biển được lắp đặt tại khu
vực bị ảnh hưởng. Các hệ thống này có thể định tuyến lại xung quanh các phân
đoạn bị hư hỏng vào liên kết dự phòng.Tại Nhật Bản, ban đầu chỉ có một vài
trang web khơng thể truy cập được. Một số nhà cung cấp điểm truy cập không
dây (Wifi hotspot) đã phản ứng với trận động đất bằng cách cung cấp đường
truyền miễn phí qua mạng của họ. (“Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,”
2021a)
津 Điện: Theo Công ty Điện lực Tōhoku (TEP), khoảng 4,4 triệu hộ gia đình ở
vùng Đơng Bắc Nhật Bản bị mất điện.Một số nhà máy điện thông thường và
nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động sau trận động đất. Ngày 14 tháng 3,
việc cắt điện được tiến hành do tình trạng thiếu điện do trận động đất gây ra.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), với khả năng cung cấp điện thông thường
khoảng 40 GW điện, thông báo rằng hiện chỉ có thể phân phối khoảng 30 GW.
Điều này do 40% lượng điện sử dụng tại vùng Tokyo mở rộng là từ các lò phản
ứng ở tỉnh Niigata và Fukushima cung cấp.Các lò phản ứng tại nhà máy điện
Fukushima I và II đã tự ngưng hoạt động ngay sau khi cơn động đất đầu tiên
xảy ra và đã bị hư hỏng nặng do động đất và đợt sóng thần đến liền sau đó. Việc
cắt điện ba giờ mỗi ngày dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng 4 tại Tokyo và các
tỉnh Kanagawa, Shizuoka, Yamanashi, Chiba, Ibaraki, Saitama, Tochigi,
Gunma. Việc những người dân tự nguyện giảm sử dụng điện tại vùng Kanto đã
giúp giảm bớt tần suất và thời lượng cúp điện dự tính.
⮚ Nước: Ngay sau khi tai họa xảy ra, có báo cáo ít nhất 1,5 triệu hộ gia đình tại
Nhật Bản bị mất nước.[21][130] Đến ngày 21 tháng 03, con số này đã giảm
xuống còn 1,04 triệu hộ.(⮚⮚⮚⮚ | ⮚⮚⮚⮚⮚⮚, n.d.)
津 Dầu, than và khí đốt: Nhà máy lọc dầu Cosmo với công suất 220.000 thùng
mỗi ngày đã bốc cháy sau trận động đất tại Ichihara, tỉnh Chiba, phía Đơng
Tokyo.Trong khi đó, các nhà máy khác phải tạm ngưng sản xuất do thiếu điện
và an toàn hạn chế.Ngày 14 tháng 3, tại Sendai, một nhà máy lọc dầu với công
12



suất 145.000 thùng mỗi ngày thuộc sở hữu của tập đồn dầu khí lớn nhất Nhật
Bản, JX Nippon Oil & Energy cũng bốc cháy sau trận động đất.Trong khi các
quan chức của JX Nippon Oil & Energy mong muốn dập tắt đám cháy thì cảnh
báo sóng thần đã kìm hãm những nỗ lực đó vì mọi cơng nhân đã đi sơ tán.Một
nhà phân tích ước tính rằng tiêu thụ các loại dầu có thể tăng đến 300.000 thùng
mỗi ngày, vì phải hỗ trợ nhiên liệu đốt hóa thạch cho các nhà máy điện dự
phòng để bù lại sự thiếu hụt 11 GW công suất điện hạt nhân của Nhật Bản.Vị
thế tự túc xăng dầu của Sendai đã bị phá hủy hồn tồn, và nguồn cung cấp bị
tạm hỗn lại cho đến ít nhất một tháng.Ba tàu chở than đã bị sóng thần làm hư
hại tại các bến cảng của Nhật Bản.
⮚ Vỡ đập, cảng: Đập thủy lợi Fujinuma ở thành phố Sukagawa bị vỡ, gây ra lũ
lụt và cuốn trôi nhà cửa.Tám người mất tích và bốn thi thể được phát hiện vào
buổi sáng hôm sauĐược biết, một số người dân địa phương đã cố gắng sửa
chữa rò rỉ của đập trước khi nó hồn tồn bị hư hại.Ngày 12 tháng 3, 252 đập
nước đã được kiểm tra, trong đó phát hiện 6 đập lớn đã có vết nứt nơng ở phía
trên. Các hồ chứa dạng đập bê tơng trọng lực bị nghiêng không đáng kể. Tất cả
các đập bị hư hại vẫn đang hoạt động khơng có sự cố. Bốn đập trong khu vực
động đất chưa thể tiếp cận được. Khi giao thơng thơng thống trở lại, các
chun gia sẽ được cử đến để tiến hành điều tra. (“Động đất và sóng thần
Tōhoku 2011,” 2021a)
2.4 Phản ứng của chính quyền, người dân Nhật Bản
Thủ tướng Naoto Kan công bố chính phủ đã huy động Lực lượng Phịng vệ Nhật
Bản đến những vùng chịu thảm họa động đất khác nhau.Ông u cầu cơng chúng Nhật
Bản bình tĩnh hành động đồng thời theo dõi nhiều thể loại phương tiện truyền thông để
cập nhật tin tức. Ông cũng cho biết nhiều nhà máy điện hạt nhân đã tự ngưng hoạt
động để ngăn ngừa thiệt hại và rị rỉ phóng xạ. Thủ tướng Naoto Kan còn thành lập
một bộ chỉ huy khẩn cấp đại diện ơng dàn xếp những phản ứng của chính
quyền.Những khu tạm trú đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, thực
phẩm, chăn màn và tiện nghi tắm rửa, trong khi chính phủ đang cố sắp xếp những thứ

thiếu yếu gửi đến nơi cần thiết sớm nhất có thể, từ những vùng khác nhau của Nhật
13


Bản và từ nước ngoài. Nhiệt độ giảm do sự hư hỏng đường dây điện và khí đốt gây ra
những vấn đề nan giải hơn tại các nơi tạm trú. Tính đến ngày 17 tháng 3, 336.521
người Nhật đã được di dời khỏi nhà cửa để sang định cư ở những nơi khác, trong đó
bao gồm 2.367 khu tạm trú.(“Động đất và sóng thần Tōhoku 2011,” 2021b)
Những giờ đầu tiên sau thảm kịch, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Kan Naoto đã
thiết lập một trung tâm chỉ huy khẩn cấp tại Tokyo. Số lượng lớn các nhân viên cứu hộ
cùng khoảng 100.000 thành viên lực lượng tự vệ Nhật Bản nhanh chóng được điều
động để đối phó tình trạng khủng hoảng. Chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu binh sĩ Mỹ
đồn trú ở quốc gia Đông Á này hỗ trợ. (baotintuc.vn, 2021)
Phóng viên trên đài NBC của Mỹ bày tỏ: "Đạo đức xã hội Nhật Bản thật đáng kinh
ngạc. Khơng hề có bất cứ đề cập nào liên quan đến cướp bóc hay bạo lực. Tất cả mọi
người đều xếp hàng chờ đợi đến lượt vào cửa hàng. Nhân viên cửa hàng rất lịch sự và
tử tế." Thái độ này được cho rằng có nguồn gốc từ sự kiên trì và nhẫn nại của người
Nhật. Một phóng viên tờ nhật báo Globe and Mail của Canada viết: "Khi những thảm
họa xảy ra liên tiếp chất chồng lên nhau, người Nhật đã thể hiện sự tuân thủ theo chỉ
dẫn của chính quyền, đó cũng là khát vọng của quốc gia mong muốn thấy được công
dân vẫn cư xử đúng mực trong bất kì tình huống nào." Việc khơng có nạn cướp bóc và
rối loạn xảy ra khơng chỉ do tính nhẫn nại của người Nhật, mà cịn do pháp luật
khuyến khích sự lương thiện, do sự hiện diện của lực lượng cảnh sát đông đảo và do
ba phe cánh lớn của tổ chức tội phạm Yakuza thay phiên tuần tra lãnh địa. (“Động đất
và sóng thần Tōhoku 2011,” 2021a)

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THIÊN TAI CỦA NHẬT
BẢN.
Nhật Bản hay xảy ra động đất bất thường. Luôn cần phải nắm rõ những việc phải làm
trong trường hợp động đất, để giảm thiệt hại và thương vong đến mức thấp nhất có

thể.Sau đây là các biện pháp phịng chống thiên tai được tuyên truyền trong người dân
Nhật Bản.(Đề Phòng Động Đất | Trang Web Chính Thức Của Chính Quyền Tỉnh Aichi,
n.d.)
14


3.1 Chuẩn bị trước, các biện pháp dự phòng của người dân Nhật Bản
Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất. Đánh giá
sức chống chịu của ngơi nhà bạn ở trong tình huống động đất, và nâng cao sức chống
chịu đó qua các bước như cố định chắc chắn đồ gia dụng và phủ lớp chống vỡ lên kính
cửa sổ.
Dự trữ nước và thực phẩm.Nên dự trữ sẵn nước uống và thực phẩm đủ dùng trong ít
nhất ba ngày. Cũng nên chuẩn bị sẵn radio và đèn pin.
Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa. Hiểu rõ hơn về dân cư ở địa
phương của bạn bằng cách tham gia tích cực vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm
họa ở địa phương.
Thảo luận với gia đình bạn về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa. Xác định
trước với nhau về cách giữ liên lạc và nơi sẽ trú ẩn.
3.2 Việc phải làm sau khi xảy ra một trận động đất
Hai phút đầu sau khi xảy ra một trận động đất: tự bảo vệ bản thân. Tránh xa các đồ đạc
có thể bị đổ, và nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn. Không được hoảng loạn và chạy ra
ngồi.
Phịng chống hỏa hoạn và đảm bảo đường thốt.Khóa các van ga và rút phích cắm dây
điện. Nếu có sự cố phát lửa thì bình tĩnh dập tắt. Đảm bảo đường thoát bằng cách mở
cửa ra vào và cửa sổ.
Đảm bảo rằng gia đình bạn an tồn, và đề phòng dư chấn.
Tránh xa nhà cửa đang bắt đầu sập xuống. Gọi hàng xóm của bạn, và tùy theo tình
hình mà đi bộ đến nơi trú ẩn. Hỗ trợ hàng xóm trong việc dập lửa, cứu hộ, và cứu viện.
Phối hợp với hàng xóm của bạn để dập lửa và cứu hộ, chăm sóc những người bị
thương. Tự lo liệu cho bản thân. Sử dụng nước uống và thực phẩm mà bạn đã dự trữ.

Cẩn thận với các tin đồn sai sự thật và chỉ tin vào những thông tin đúng.
3.3 Việc phải làm trong khi xảy ra động đất:
津 Khi lái xe: Giữ chắc vô-lăng, tấp vào bên trái đường, và tắt máy xe. Đến khi
rung chấn giảm bớt, bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh bạn và dùng radio
15


trong xe để cập nhật thông tin.Nếu bạn cần phải đến nơi trú ẩn, hãy để lại chìa
khóa trong ổ khóa và khơng khóa cửa xe. Mang theo các giấy tờ kiểm tra
phương tiện và các vật dụng quan trọng khác theo và đi bộ đến nơi trú ẩn.
津 Khi trên đường: Đừng đứng yên một chỗ. Sử dụng túi xách hoặc vật khác để
bảo vệ đầu của bạn không bị những vật như kính hay biển hiệu tịa nhà rơi
trúng, và tìm kiếm nơi trú ẩn ở khu vực trống hoặc công viên.Đừng đến gần
tường gạch không nung (gạch xỉ than) hoặc máy bán hàng tự động. Đề phòng
các cột sóng điện thoại sắp đổ và dây điện đang treo lủng lẳng.Nếu khơng có
khoảng trống nào gần đó, hãy bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh bạn và
chuyển đến nơi an tồn hơn, tránh xa các tịa nhà cao tầng.
津 Khi gần bờ biển: Nếu bạn cảm thấy rung chấn, ngay lập tức hãy tìm đến vùng
đất cao, an toàn. Tránh xa bờ biển cho đến khi báo động và cảnh báo sóng thần
được bãi bỏ.
津 Khi trên tàu điện: Nắm chắc thanh tựa hoặc tay vịn.Ngay cả khi tàu điện dừng
giữa các trạm cũng không được tự mình thốt ra khỏi tàu qua cửa sổ hoặc cửa
ra vào sử dụng cửa thốt hiểm.Hãy bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của nhân
viên tàu.
3.4 Các biện pháp phục hồi, tái thiết sau thiên tai của chính quyền Nhật
Bản.
Thủ tướng nhanh chóng thiết lập trung tâm chỉ huy khẩn cấp, huy động lực lượng cứu
hộ lớn, nhanh chóng được điều động để nỗ lực tìm kiếm cứu nạn. Các quốc gia láng
giềng, trong đó có Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, đã cử đội
cứu hộ đến. Hàng chục cái nước khác và các tổ chức cứu trợ quốc tế lớn đã cam kết hỗ

trợ vật chất và tinh thần cho Nhật Bản.
Theo “Luật cơ bản về ứng phó thảm họa” ra đời hơn nửa thế kỷ trước, chính phủ Nhật
Bản đã thiết lập một hệ thống dự phòng cần thiết phòng khi thiên tai ập đến. Mỗi gia
đình đều có sẵn bộ dụng cụ cứu hộ cơ bản cần thiết khi có thảm họa xảy ra. Mỗi hộ gia
đình đều phải tự tích trữ trong nhà những vật dụng cứu hộ cơ bản gọi là “túi phòng
chống thiên tai” với đèn pin, thuốc, khẩu trang, dây thừng… và thực phẩm đủ cho cả
nhà sử dụng trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Mỗi địa phương phải thành lập những trung
tâm cứu nạn riêng được trang bị: mũ bảo hiểm, lều trại, chăn chiếu, máy phát điện, đèn
16


pin, thực phẩm… để kịp thời phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân trong lúc
cấp bách. (Nhìn lại 10 năm thảm họa kép động đất - sóng thần ở Nhật Bản, n.d.)
Sau thảm hoạ động đất năm 2011, Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 1/9 là Ngày
Phòng chống thảm hoạ quốc gia. Vào ngày này, hầu hết người dân Nhật Bản sẽ tham
gia diễn tập thực tế với kịch bản các trận động đất mạnh xảy ra bao gồm sơ tán, vận
chuyển người bị thương và các nhóm y tế giữa sân bay và các cơ sở của lực lượng
phòng vệ sử dụng máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Kỹ năng chống chọi với
thảm họa rất được đề cao tại Nhật, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Trẻ em nước này
ngay từ nhỏ đã thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về cách ứng phó với
thiên tai.(VCCorp.vn, 2018).

KẾT LUẬN:
Do nhận thức rõ không thể ngăn cản thiên nhiên, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp
từ kiến trúc đến nhận thức của người dân để học cách sống chung với động đất và ứng
phó khi thảm họa xảy ra. Tại Nhật Bản, tất cả các cơng trình được xây mới đều phải
tuân thủ những quy định nghiêm ngặt do chính quyền đề ra - đáp ứng yêu cầu cho dù
có chịu động đất cũng khơng thể sụp đổ trong vịng 100 năm và khơng thể hư hại trong
vịng 10 năm.
Báo chí nước ngồi nhấn mạnh yếu tố “con người” trong các thảm họa thiên nhiên ở

Nhật Bản. Trong tình thế nguy cấp, 50 cơng nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy
Fukushima để ngăn chặn tình trạng phóng xạ đang lan tràn, bất chấp việc làm này vô
cùng nguy hiểm đến tính mạng. Họ được tơn vinh là những samurai cảm tử thời hiện
đại. Từ các hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, mọi người khơng nhìn thấy quá
nhiều sự tang thương, vật vã đau khổ của người dân mà trên hết là tinh thần đoàn kết,
sự lạc quan đáng nể của người dân mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Rõ ràng, thiên tai là điều không một quốc gia nào mong muốn và hậu quả của nó để lại
vơ cùng nặng nề. Tuy nhiên với Nhật Bản, một quốc gia đã đối mặt với rất nhiều loại
thiên tai lại vô cùng kiên cường và dũng cảm. Cũng trong bài nghiên cứu này đã làm
rõ được những tác động khôn lường của thiên tai để lại và các biện pháp khắc phục
thảm họa thiên tai không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở cả các quốc gia khác đang phải
hứng chịu hậu quả thiên tai trên Trái Đất.
17


Đề tài về thiên tai sẽ còn là chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu sau này, cũng như các
biện pháp phòng chống thiên tai được nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng hiệu quả
trên toàn thế giới giúp cho các quốc gia như Nhật Bản giảm bớt gánh nặng phần nào.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. baotintuc.vn. (2021, March 10). Thảm họa kép năm 2011 tại Nhật Bản – Nỗi
đau chưa ngi. />2. Đề phịng động đất | Trang web chính thức của Chính quyền Tỉnh Aichi. (n.d.).
Retrieved August 7, 2021, from
/>3. Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào? - KhoaHoc.tv. (n.d.).
Retrieved August 5, 2021, from />4. Động đất và sóng thần Tōhoku 2011. (2021a). In Wikipedia tiếng Việt.
/>%C4%91%E1%BA%A5t_v%C3%A0_s%C3%B3ng_th%E1%BA%A7n_T
%C5%8Dhoku_2011&oldid=65331592
5. Động đất và sóng thần Tōhoku 2011. (2021b). In Wikipedia tiếng Việt.
/>%C4%91%E1%BA%A5t_v%C3%A0_s%C3%B3ng_th%E1%BA%A7n_T
%C5%8Dhoku_2011&oldid=65331592
6. Nhìn Lại 9 Năm Sau Thảm Họa Kép Fukushima | SONGHANTOURIST. (n.d.).

Retrieved August 7, 2021, from />7. Nhìn lại 10 năm thảm họa kép động đất—Sóng thần ở Nhật Bản. (n.d.).
VOV.VN. Retrieved August 7, 2021, from />8. Sau thảm họa, Nhật thiệt hại 300 tỷ USD. (n.d.). Retrieved August 6, 2021,
from />9. Sóng thần. (2021). In Wikipedia tiếng Việt.
/>%A7n&oldid=65282403
10. Thảm họa Fukushima: Điều gì đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân? (2021,
March 11). Báo Thanh Niên.
/>11. Thiên tai. (2021). In Wikipedia tiếng Việt. />title=Thi%C3%AAn_tai&oldid=65257778
18


12. Trang thơng tin phịng chống thiên tai-Văn phịng Nội các. (n.d.). Retrieved
August 7, 2021, from />13. VCCorp.vn. (2018, March 11). 11/3/2011: 7 năm trôi qua nhưng nỗi đau về
thảm họa động đất, sóng thần lịch sử vẫn ám ảnh người dân Nhật Bản.
/>14. 津津津津津津津津津津. (2021). In Wikipedia. />title=%E6%9D%B1%E5%8C%97%E5%9C%B0%E6%96%B9%E5%A4%AA
%E5%B9%B3%E6%B4%8B%E6%B2%96%E5%9C%B0%E9%9C
%87&oldid=84668256
15. 津津津津 | 津津津津津津. (n.d.). Retrieved August 6, 2021, from
/>
PHỤ LỤC:

Động đất siêu mạnh đã gây nên sóng thần hủy diệt ở Nhật Bản. Nguồn: Kyodo/AP

19


Động đất làm cháy bồn chứa dầu tại nhà máy Cosmo ở Ichihara. Ảnh: AFP

3 thảm họa kép đã gây nên sự tàn phá ghê gớm. Nguồn: latimes.com

20



Bức ảnh gây khiến cả Thế giới xúc động. Một binh Một binh sĩ của Lực lượng Phòng
vệ Nhật Bản ôm bé gái 4 tháng tuổi được cứu sống sau trận động đất ở thành phố
Ishinomaki. Ảnh: Reuters.

21



×