Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG DỊCH CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.28 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG
DỊCH CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 8 năm 2021


Mục lục
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và thế giới
1.2 Lý thuyết xã hội học
1.3 Lý thuyết sinh học
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Tầm quan trọng của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh
2.2 Thực trạng hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch ở Hà Nội
2.3Nguyên nhân
2.4Giải pháp
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN


Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên tồn cầu, khơng một quốc gia nào trên
thế giới có thể tránh khỏi ảnh hưởng vơ cùng lớn của Virus Corona gây ra, loại


virus này gây thiệt hại vô cùng nặng nề về cả mặt kinh tế lẫn sức khỏe, thậm chí
đã lấy đi tính mạng của hàng ngàn con người. Bởi vậy ngay lúc này, đối mặt với
dịch bệnh chính là thách thức to lớn cần phải vượt qua của cả thế giới nói chung
và của Việt Nam nói riêng – một đất nước láng giềng của nguồn cơn dịch bệnh.
Với sự cố gắng nỗ lực của toàn dân và khả năng quản lý, chỉ đạo nhanh chóng
của đảng, chính phủ; dịch bệnh đã nhiều lần được kiểm soát.
Nhưng bên cạnh sự nổ lực của nhà nước vẫn có rất nhiều cá nhân khơng thực
hiện nghiêm các quy định của nhà nước về phòng chống dịch của nhà nước từ
đó làm tăng nguy cơ bùng phát dịch và gây gánh nặng cho bộ máy nhà nước.
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu và
ngăn chặn hiện tượng này
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
-Tìm hiểu những hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch của người dân
-Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng này
2.2Nhiệm vụ
-Chỉ ra những hành vi phạm quy định phòng chống dịch của người dân
-Đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
-Những hành động vi phạm phòng chống dịch Covid 19
-Những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian: Trong thời gian đợt dịch thứ 4 từ 27/4- hiện tại
-Không gian: Địa bàn Hà Nội
4. Câu hỏi nghiên cứu
-Có những hành động vi phạm phòng chống dịch nào diễn ra tại Hà Nội?


-Ngun nhân của những hành vi đó là gì?

-Những giải pháp nào để giảm thiểu và ngặn chặn tình trạng này
5. Tổng quan tài liệu
1.Nghiên cứu ảnh hưởng của những thay đổi hành vi con người trong thời gian
xảy ra dịch bệnh do Coronavirus 2019 (COVID-19) Đại dịch cúm lây lan ở
Hồng Kơng của nhóm tác giả:
(Nan Zhang , Wei Jia , Hao Lei , Peihua Wang , Pengcheng Zhao , Yong Guo ,
Chung-Hin Dung , Zhongming Bu , Peng Xue , Jingchao Xie, Yinping Zhang,
Reynold Cheng, Yuguo Li)
Mục đích
Bệnh do Coronavirus 2019 (COVID-19) tiếp tục đe dọa tính mạng con người
trên tồn thế giới. Chúng tơi đã tìm hiểu xem hành vi của con người đã bị ảnh
hưởng như thế nào bởi đại dịch COVID-19 ở Hồng Kông và việc lây truyền các
bệnh đường hơ hấp khác (ví dụ: cúm) đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi hành vi
của con người.
Phương pháp
Chúng tôi tập trung vào sự lây lan của COVID-19 và các ca nhiễm cúm dựa trên
các trường hợp COVID-19 được báo cáo và dữ liệu giám sát cúm và điều tra
những thay đổi trong hành vi của con người do COVID-19 dựa trên dữ liệu
đường sắt vận chuyển công cộng và dữ liệu từ một cuộc khảo sát qua điện thoại.
Chúng tôi đã thực hiện mô phỏng dựa trên mơ hình có khả năng tiếp xúc với
người nhiễm bệnh đã phục hồi (SEIR) để đánh giá mức độ giảm nguy cơ lây
truyền bệnh cúm do những thay đổi trong hành vi của con người gây ra.
Kết quả
Trong đại dịch COVID-19, số lượng hành khách đã giảm 52,0% so với cùng kỳ
năm 2019. Người dân đã dành thêm 32,2% thời gian ở nhà. Trung bình mỗi
người tiếp xúc gần với 17,6 và 7,1 người mỗi ngày trong thời kỳ bình thường và
thời kỳ đại dịch, tương ứng. Sinh viên, công nhân và người lớn tuổi giảm số lần
tiếp xúc gần gũi hàng ngày của họ lần lượt là 83,0%, 48,1% và 40,3%. Tỷ lệ tiếp
xúc gần ở nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập, nhà hàng, trung tâm mua sắm, chợ và
phương tiện giao thông công cộng giảm lần lượt là 8,3%, 30,8%, 66,0%, 38,5%,

48,6%, 41,0% và 36,1%. Dựa trên mô phỏng, những thay đổi này trong hành vi
của con người đã làm giảm 63,1% số lượng sinh sản hiệu quả của bệnh cúm.


Kết luận
Hành vi của con người bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch COVID-19 ở Hồng
Kơng. Kiểm sốt tiếp xúc chặt chẽ đóng góp hơn 47% vào việc giảm nguy cơ
lây nhiễm COVID-19.
2.: Các biện pháp hành vi để chống lại COVID-19: Một nghiên cứu 8 quốc gia
về tính hữu ích được nhận thức, sự tuân thủ và các yếu tố dự đoán của chúngMargraf J, Brailovskaia J, Schneider S (2020)
Phương pháp :Thu thập mẫu, Phân tích thống kê
Đối tượng: Người dân ở 8 nước (Pháp, Đức, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy
Điển, Anh, Mỹ)
Phạm vi : Các quốc gia Pháp, Đức, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh,
Mỹ
Kết quả:
Trong số 7.658 người tham gia, 77,4% đánh giá các biện pháp của chính phủ
(cao nhất: Đức, thấp nhất: Pháp) là hữu ích và 91,7% cho biết tuân thủ các biện
pháp đó. Mức độ tuân thủ thấp nhất ở Nga và Ba Lan, nơi mọi người cảm thấy
đặc biệt bị bỏ rơi và không được hỗ trợ tốt, và ở Mỹ và Thụy Điển, nơi các
chính phủ thể hiện thái độ khác nhau đối với các biện pháp. Tỷ lệ tuân thủ cao
nhất được báo cáo ở các nước có tỷ lệ tử vong rất cao (Anh, Tây Ban Nha, Pháp)
hoặc truyền thơng của chính phủ được cảm nhận rất tích cực ở Đức
6.Phương pháp nghiên cứu khoa học
Sử dụng các lý thuyết của xã hội học, sinh học liên quan đến hành vi của con
người. Kết hợp phân tích-tổng hợp số liệu từ các phương tiện truyền thông


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1 Tổng quan về tình hình dịch bệnh Covid 19 trên thế giới và Việt Nam

Thế giới
Virus gây sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2 (trước đây
được gọi là virus Corona) được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đặt tên chính
thức và thực hiện vào ngày 11/02/2020. Ca bệnh xác định đầu tiên được ghi
nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 03/12/2019. Từ tâm
dịch Trung Quốc virut nhanh chóng lây lan ra tồn thế giới. Ngày 11/03/2020,
WHO nhận định dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Cho đến nay đã có 213
quốc gia đã ghi nhận có sự xuất hiện của dịch bệnh với hơn 200tr ca nhiễm.
Trong đó những quốc gia là tâm điểm của dịch bệnh là Hoa Kì (35,812,164 ca)
Ấn Độ(31,969,954 ca) và Brazil (20,165,672 ca)
Khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người mà dịch bệnh còn
ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế thế giới và xã hội của rất nhiều quốc gia (với sự
biểu tình chống đối chính phủ hay làn sóng kì thị tấn cơng người Châu Á). Tuy
nhiên, kết quả của sự đấu tranh mạnh mẽ của tất cả các nước đã được công nhận,
cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã phần nào được kiểm sốt do sự ra đời
của vacxin phịng bệnh với hơn 3 tỉ liều đã được tiêm và phần lớn đã tiêm xong
mũi thứ 2.
Mặc dù có chuyển biến tích cực, thì nhiều quốc gia vẫn rất khó khăn, chưa thể
tiếp cận được nguồn cung vacxin, trong khi các biến chủng mới liên tục xuất
hiện, đe doạ trực tiếp tới thành quả chống dịch của tồn nhân loại.
1.2 Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm bệnh
đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Tính đến thời điểm hiện
tại, nước ta đã có 62 tỉnh thành đã ghi nhận hơn 205.656ca nhiễm (tính đến ngày
8/8/2021) và 3.231 người tử vong vì dịch bệnh. Tổng số liều vắc xin đã được
tiêm là 6.959.197 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.246.333 liều, tiêm mũi 2 là
712.864 liều.Cho tới hiện tại, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch lớn
Cũng giống như thế giới, ở Việt Nam dịch bệnh khơng chỉ ảnh hưởng đến tính
mạng và sức khỏe con người mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế đặc biệt
là ngành kinh doanh và du lịch. Và an sinh xã hội với nhiều người bị mất việc

làm và rơi vào tình trạng khó khăn vì dịch.


Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống
chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lịng, đồn kết của tồn dân,
tồn qn, cơng tác phịng, chống dịch đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và
kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng
bước hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID19; các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội đang được khơi phục; tình hình
kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực; được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và
sự chỉ đạo của Chính phủ.
Mặc dù chính phủ đã cố gắng hết sức và được sự ủng hộ của người dân. Nhưng
do sự xuất hiện của biến chủng mới và vacxin vẫn chưa được tiêm nhiều nên
tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra hết sức phức tạp với số ca nhiễm vẫn tăng lên
hàng ngày với ngày 8/8 số ca nhiễm tăng cao nhất đợt dịch với 9684 ca
2.Một số lý thuyết liên quan đến hành vi con của người
2.1 Lý thuyết xã hội học
*Lệch chuẩn xã hội
Trong các xã hội luôn tồn tại những quy tắc, chuẩn mực khác nhau đòi hỏi các
cá nhân ứng xử theo đúng các quy tắc chuẩn mực ấy. Đa số các hành vi thường
ngày của chúng ta tuân thủ quy tắc ấy nên có thể hiểu đơn giản "Lệch chuẩn xã
hội là những hành vi đi lệch với mong đợi của số đông hay sự vi phạm các
chuẩn mực của xã hội"( Bilton và các cộng sự).
Việc đánh giá một cá nhân có lệch chuẩn xã hội hay không phụ thuộc tùy theo
bối xã hội, văn hóa, pháp luật, kinh tế trong một thời điểm cụ thể. Lệch chuẩn có
3 chức năng "Tăng cường các giá trị, chuẩn mực xã hội", "Giúp tăng cường tính
đồn kết hay tinh thần tập thể".Có thể lấy ví dụ cho 2 chức năng này là trong
thời điểm hiện tại những người chống đối các quy định phòng chống dịch của
nhà nước sẽ bị xã hội lên án và nhận mức phạt từ nhà nước từ đó nâng cao tinh
thần chống dịch của toàn xã hội. Và chức năng cuối cùng "Dự báo hay đem lại

một sự thay đổi cho xã hội".
Nguồn gốc của lệch chuẩn bắt nguồn từ hai nguồn gốc là nguồn gốc tâm sinh lý
và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tâm sinh lý bắt nguồn từ tình trạng
sức khỏe, khả năng điều khiển hành vi của mỗi con người hay tình trạng tâm lý,
sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân.Còn nguồn gốc xã hội bắt nguồn từ các yếu
tố quan hệ của xã hội.Tính khơng hợp lý của chuẩn mực.Tình trạng vơ hiệu hóa
của một số chuẩn mực.Sự yếu kém của cơ quan quản lý, tính khơng xác định của


vai trò vị thế xã hội hay sự khác biệt giữa các nền văn hóa, tơn giáo, hay chính
trị
*Tn thủ và kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội là phương thức nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong
xã hội thông qua những chuẩn mực đã được thừa nhận. Kiểm sốt xã hội cũng
có thể được định nghĩa là "cách thức mà qua đó suy nghĩ, thái độ, hành vi của cá
nhân hay nhóm xã hội được điều chỉnh trong một hệ thống xã hội nhất
định"(JonhSon, Allan). Còn tuân thủ có thể hiểu là việc một cá nhân nhân thực
hiện đúng theo những chuẩn mực của xã hội. Vd: Việc đổ rác đúng nơi quy định
hay thực hiện quy tắc 5k của bộ y tế
Kiểm soát xã hội đóng vai trị quan trọng khơng thể phủ nhận trong đời sống xã
hội. Nếu các cá nhân đều được tự do hành động theo ý muốn của mình xã hội sẽ
trở nên vơ cùng hỗn loạn. Kiểm sốt xã hội thể hiện tầm quan trọng ở ba khía
cạnh cơ bản. Thứ nhất " giúp duy trì trật tự xã hội đang tồn tại" vì để xã hội ổn
định trật tự xã hội phải được duy trì nếu khơng sẽ gây sự hỗn loạn dẫn đến sụp
đổ xã hội. Thứ hai kiểm soát xã hội " Giúp điều chỉnh hành vi của các cá nhân".
Thứ ba kiểm soát xã hội giúp" Điều chỉnh văn hóa chưa phù hợp". Nói tóm lại
kiểm sốt xã hội là điều chỉnh lợi ích của cá nhân và nhóm sao cho hài hịa đem
lại sự đồng thuận trong nhóm hay tồn xã hội
Kiểm sốt xã hội có 2 phương pháp chính là kiểm sốt chính thức và kiểm sốt
phi chính thức. Đầu tiên là kiểm sốt chính thức nó có thể được thực thi bởi các

thiết chế xã hội như luật pháp,nhà trường, quân đội. Kiểm sốt chính thức được
thực hiện ở những người có thẩm quyền như cảnh sát, ban giám hiệu hay tướng
lĩnh, kiểm sốt chính thức bao giờ cũng được được thực hiện dựa trên những
quy tắc được soạn thảo thành văn bản như hiến pháp, bộ luật hay nội quy.Thứ
hai là kiểm sốt phi chính thức được duy trì bởi các cơ chế phi chính thức như
tơn giáo, phong tục, truyền thống được thừa nhận bởi các nhóm phi chính thức.
Nó được thực thi qua những chế tài phi chính thức tiêu cực hay tích cực.
2.2 Lý thuyết sinh lý
*Khả năng giải phóng Endorphins của cơ thể con người
Endorphin (viết tắt từ endogenous morphine, nghĩa là "morphin nội sinh" là các
neuropeptide opioid nội sinh và hormone peptide ở người và các động vật khác.
Chúng được sản xuất bởi hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Thuật ngữ
"endorphin" ngụ ý một hoạt động dược lý (tương tự như hoạt động của loại sinh
hóa corticosteroid) trái ngược với cơng thức hóa học cụ thể. Nó bao gồm hai
phần: endo- và -orphin; đây là những dạng ngắn của các từ nội sinh và morphin,
có nghĩa là "một chất giống morphin có nguồn gốc từ bên trong cơ thể". Nhóm


endorphin bao gồm ba hợp chất: α-endorphin - (Alpha endorphin), β-endorphin (beta endorphin) và γ-endorphin (gamma endorphin) - ưu tiên liên kết với thụ
thể μ-opioid.
Chức năng chính của endorphin là ức chế sự truyền tín hiệu đau; chúng cũng có
thể tạo ra cảm giác hưng phấn rất giống với cảm giác do các opioid khác tạo ra.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN NH N VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
TÌNN TRẠNG VI PHẠM QUY ĐỊNH PHỊNG CHỐNG DỊCH
2.1 Tầm quan trọng của người dân trong cơng tác phịng chống dịch bệnh
Bên cạnh những biện pháp từ chính phủ ý thức và hành động của người dân là
chìa khóa để đẩy lùi dịch bệnh
Nhìn ra thế giới từ những ngày đầu xuất hiện những quốc như Mĩ hay các nước

Châu u ngay lập tức trở thành tâm dịch của thế giới với số ca nhiễn lên đến
hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn ca mỗi ngày. Điều này bắt nguồn từ tư
tưởng tự do, khơng có các biện pháp phịng chống dịch hay tn thủ các biện
pháp từ chính phủ. Thâm chí lúc đầu dịch bùng phát việc đeo khẩu trang nơi
cơng cộng của người Châu Á cịn bị lơi ra chế nhạo cơng kích, thậm chí cịn tấn
cơng bằng bạo lực. Ở một số quốc gia như Anh, Mỹ một số thơng tin giả được
lan truyền cịn làm người dân kích động biểu tình, đốt phá các trạm phát sóng
5G vì cho nó là ngun nhân phát tán dịch bệnh .Gần đây hơn là Ấn Độ và
Indonesia người dân đã bất chấp các quy định phòng để tham gia vào các lễ hội
tôn giáo khiến dịch bệnh lây lan khơng kiểm sốt
Nhưng tại Việt Nam từ đợt dịch đầu tiên người dân đã chấp hành tốt những quy
định phịng chống dịch của chính phủ góp phần giảm thiểu số ca nhiễm,khiến
Việt Nam trở thành nước kiểm soát tốt nhất dich bệnh ở thời điểm đó.
Chính ý thức của người dân mới chính là mấu chốt trong cơng tác phịng chống
dịch bệnh, chỉ cần có một cá nhân có hành vi chống đối, khai gian, giấu dịch là
mọi sự nỗ lực của cả chính phủ lẫn tồn dân đều trở nên vô nghĩa.
Bởi vậy, theo chỉ thị của thủ tướng và bộ y tế, mọi người dân phải thường xun
cập nhật thơng tin về tình hình dịch bệnh, nâng cao ý thức PCD, có những biện
pháp bảo vệ phù hợp, kịp thời. Trong đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc
thơng điệp 5K, với mục đích để giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng trước đại
dịch Covid-19.
Cùng với đó là sự tỉnh táo trước mọi thơng tin không rõ nguồn gốc về dịch bệnh,
Cần khai báo y tế hàng ngày tại các chốt chặn hoặc khai báo y tế online để nhà
nước dễ dàng kiểm sốt tình hình dịch bệnh, nhất là khi di chuyển tại các vùng
hoặc đi từ vùng dịch ra. Điều đó sẽ giúp cho cơng tác lùng sốt nguồn dịch, ổ
dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất


2.2 Thực trạng hành vi, vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh tại Hà
Nội

Từ đầu thực hiện các quy định phịng chống dịch của chính phủ đã có rất nhiều
hành vi của cá nhân tập thể đã vi phạm những quy định phịng chống dịch. Từ
khơng đeo khẩu trang nơi công cộng, ra đường trong trường hợp không thực sự
cần thiết hay thậm chí là có những hành vi che giấu người nhập cảnh trái phép
hay chống đối lực lượng chức năng
-Không đeo khẩu trang nơi công cộng và ra ngồi trong trường hợp khơng thực
sự cần thiết
+"Ngày 26/7, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết lực lượng công an
TP Hà Nội đã xử phạt hành chính đối với 250 trường hợp khơng đeo khẩu trang
nơi công cộng với số tiền gần 500 triệu đồng,11 cơ sở kinh doanh dịch vụ không
chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị phạt 54 triệu đồng. Các đơn vị cũng xử
phạt hơn 268 triệu đồng đối với 135 trường hợp có các hành vi vi phạm phịng,
chống dịch khác như không thực hiện biện pháp cách ly; ra khỏi nhà khi không
cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách".
+Ngày 31/7, Công an TP Hà Nội cho biết, từ 11h ngày 30/7 đến 11h ngày 31/7,
lực lượng chức năng phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp xử phạt
689 trường hợp vi phạm phòng chống dịch.Trong đó, 105 trường hợp bị xử phạt
về hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng; 9 cơ sở không chấp hành việc
tạm dừng hoạt động kinh doanh; 575 trường hợp bị xử phạt với các hành vi vi
phạm khác liên quan phịng, chống dịch Covid-19 (khơng thực hiện biện pháp
cách ly; tập trung đông người nơi công cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết;
đeo khẩu trang không đúng quy cách...).
-Chiều 8/8, Công an Hà Nội thông tin, từ 12h ngày 7/8 đến 12h ngày 8/8, lực
lượng chức năng phát hiện 1.256 trường hợp vi phạm quy định phòng chống
dịch và xử lý với số tiền hơn 1.8 tỷ đồng. Có 100 trường hợp khơng đeo khẩu
trang nơi công cộng, bị xử phạt với số tiền hơn 145 triệu đồng; 2 cơ sở không
chấp hành việc tạm dừng hoạt động kinh doanh bị xử phạt 22,5 triệu đồng. Các
hành vi, vi phạm khác có 1.154 trường hợp, với số tiền xử phạt gần 1,7 tỷ đồng



gồm các lỗi không thực hiện biện pháp cách ly; tập trung đông người nơi công
cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách
Qua đây chúng ta có thể thấy một bộ phận khơng nhỏ những cá nhân hay tập thể
đã không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh
-Những trường hợp có hành vi chống đối lực lượng chức năng thực hiện phịng
chống dịch:
-"Khoảng 16h50 ngày 30-7, trung úy Hồng Văn Thọ - cán bộ cảnh sát khu vực
Công an phường Nghĩa Đơ - trực chốt phịng, chống dịch COVID-19 tại ngõ
127 Lạc Long Quân. Lúc này, trung úy Thọ phát hiện ông Nguyễn Văn H. đi bộ
trong ngõ và không đeo khẩu trang, vi phạm quy định phòng, chống dịch nên đã
tiến lại gần nhẹ nhàng nhắc nhở. Tuy nhiên, ông H. không những không chấp
hành mà còn chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ. Khi anh Thọ tiếp tục nhắc nhở
thì bị ơng H. cầm mũ cối đánh thẳng vào mặt khiến anh bị chảy máu."
-"Khoảng 18h ngày 28/7, tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT, kiểm sốt
phịng, chống dịch COVID - 19 tại đầu ngõ 108 Nghi Tàm, phường Yên Phụ.
Vào thời điểm này, xuất hiện vợ chồng Đặng Kim Hòa và Nguyễn Văn Ngọc, đi
xe máy SH BKS: 29 C1.888.48 đỗ trên lối vào của chốt gây ảnh hưởng đến lực
lượng làm nhiệm vụ và có nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19. Lúc này, tổ
cơng tác đã u cầu Hịa và Ngọc di chuyển và không được đi qua hàng ràng
bảo vệ, giãn cách. Mặc dù được tổ cơng tác tun truyền, giải thích đang thực
hiện chỉ thị của Thủ tướng và UBND TP Hà Nội, người dân phải tuân thủ quy
định giãn cách xã hội nhưng Hịa và Ngọc khơng chấp hành và có hành vi lăng
mạ, chống đối."
-"Khoảng 14 giờ chiều 6.8, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm
dịch đầu ngõ 42 Triều Khúc (P.Thanh Xuân Nam) phát hiện H.B.L (sinh năm
2003, quê tại H.Đoan Hùng, Phú Thọ) điều khiển xe máy không gắn biển số chở
theo bạn gái B.T.K.L (sinh năm 2001, quê H.Thạch Thành, Thanh Hóa), cả hai
không đội mũ bảo hiểm, đã yêu cầu dừng phương tiện kiểm tra.
Thời điểm bị kiểm tra, L. không xuất trình được giấy tờ tùy thân và các giấy tờ
đủ điều kiện để ra đường, cịn có lời nói xúc phạm, thách thức, chửi bới lực

lượng chức năng. Ngay sau đó, cơng an phường đã đưa 2 người này về trụ sở
làm việc."
2.3 Nguyên nhân


Phân tích trên cơ sở lý thuyết kiểm sốt xã hội
Kiểm sốt xã hội ln có vai trị quan trọng, nhằm điều chỉnh hành vi của các cá
nhân trong một xã hội nhất định thông qua những giá trị, chuẩn mực đã được
thừa nhận. Do vậy, ở bất cứ thời đại nào cũng cần có sự kiểm sốt xã hội. Trong
bối cảnh đại dịch Covid hồnh hành, việc kiểm sốt xã hội được tiến hành theo
hai con đường: thiết lập, và duy trì các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội và
quyền lực.
Hành vi người dân ra đường không vì mục đích thiết yếu cần được kiểm sốt
trên nhiều phương diện khác nhau nghĩa là ngoài việc thực hiện quyền lực của
lực lượng chức năng, cần phải nhờ đến vai trị (đóng vai trị trung gian) như gia
đình, đồn thể, tơn giáo, truyền thơng,… thực hiện sự kiểm sốt đối với con
người.
Nguồn gốc của hành vi:
Về gia đình, giáo dục, các thành viên phải có trách nhiệm nhắc nhở, chăm sóc
sức khỏe lẫn nhau. Việc ra đường của một số người khơng có lý do chính đáng
cũng có thể do chưa nhận thức được hậu quả của việc tụ tập đông người cũng
như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, không được người thân nhắc nhở, cảnh
báo.
Về lực lượng chức năng, vẫn còn lỏng lẻo, hoặc áp dụng quy định một cách máy
móc khiến phương tiện giao thơng bị dồn ứ, người dân cảm thấy bị phiền hà,
đường phố vẫn cịn đơng người, mẩu “giấy đi đường” khơng thống nhất, chưa có
thẻ đi chợ, vẫn cịn tình trạng bán hàng “chui”.
Phân tích trên cơ sở lý thuyết lệch chuẩn
Việc vì phạm các quy định phịng chống dịch bệnh được xem là hành vi lệch
chuẩn xã hội bắt nguồn từ các nguyên nhân. Đầu tiên là nguyên nhân tâm sinh lý

một số người do tuổi tác hay gặp vấn đề về tâm lý đã khơng kiểm sốt được
hành vi dẫn đến vi phạm. Nguyên nhân xã hội bắt nguồn từ mơi trường sống và
giáo dục của gia đình và xã hội, nhiều người vì phạm bắt nguồn từ sự thiếu giáo
dục từ gia đình hoặc đã từng có những hành vi chống đối xã hội từ trước
Ngoài ra, dù quy định được ban hành, tuyên truyền ý thức, nhắc nhở nhưng vẫn
chưa có những biện pháp xử lý thật nghiêm, thậm chí cịn lỏng lẻo của cơ quan
chức năng khiến cho hiện tượng vẫn còn tiếp tục tiếp diễn.


Phân tích trên cơ sở khả năng giải phóng Endorphins và tập thể dục
Endorphins là hóa chất được cơ thể
sản xuất tự nhiên bởi hệ thần kinh để đối phó với cơn đau hoặc căng thẳng.
Chúng thường được gọi là hóa chất “tạo cảm giác dễ chịu” vì chúng có thể hoạt
động như một loại thuốc giảm đau và tăng cường hạnh phúc. Endorphin chủ yếu
được tạo ra ở vùng dưới đồi và tuyến yên, mặc dù chúng cũng có thể đến từ các
bộ phận khác của cơ thể. Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng
endorphin gây ra cái gọi là "runner’s high" một cảm giác hưng phấn xảy ra sau
các hoạt động thể chất lâu dài và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc đo endorphin ở
người không thể thực hiện được cho đến năm 2008, khi công nghệ hình ảnh mới
ra đời.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để xem não
của vận động viên cả trước và sau khi tập thể dục. Họ phát hiện ra sự gia tăng
giải phóng endorphin sau khi tập thể dục.
Khi tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và tăng endorphin, một số chuyên gia y
tế chỉ định tập thể dục thường xuyên như một phương pháp điều trị trầm cảm và
lo lắng từ nhẹ đến trung bình .
Tập thể dục có thể được sử dụng một cách an toàn cùng với các phương pháp
điều trị khác, chẳng hạn như thuốc hoặc liệu pháp, và cũng có thể được sử dụng
một mình. Một nghiên cứu nói rằng tập thể dục có thể cải thiện một số triệu
chứng của bệnh trầm cảm, tương tự như thuốc chống trầm cảm. Endorphins sau

một thời gian thường xuyên được giải phóng cơ thể sẽ quen với trạng thái này và
ln thơi thúc các hành động giúp giải phóng Endorphins. Nếu Endorphins bị
thiếu hụt cơ thể sẽ trải qua những hiện tượng như đau nhức cơ thể,mệt mỏi, mất
ngủ, cáu gắn, ủ rũ. Việc tập thể dục ngoài trời là một thói quen giúp giải phóng
nhiều Endorphins, vì thế cơ thể đã quen với việc này dẫn đến nếu ngừng sẽ dẫn
đến tình trạng thiếu hụt Endorphins và cơ thể sẽ ln thơi thúc việc giải phóng
chất này thơng qua những thói quen trước đó Việc này giải thích một phần
nguyên nhân nhiều người dân ra ngoài tập thể dục bất chấp các quy định phòng
chống dịch bên cạnh các nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức
2.4. Giải pháp


Trải qua các đợt dịch thì nhìn chung nước ta đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Để có được những thành tựu bước đầu đó thì ý thức của người dân chính là
một trong những yếu tố quan trọng nhất. Mặc dù giai đoạn đầu chống dịch, cả
nước còn lỏng lẻo, bối rối, nhưng sau đó, lực lượng chức năng đã làm việc kịp
thời, nghiêm chỉnh, ý thức của người dân cũng dân được nâng cao. Bên cạnh đó,
vẫn cịn tình trạng nhiều người chủ quan, lơ là, ra đường khơng vì mục đích
chính đáng, khơng phục vụ cho hoạt động thiết yếu. Do vậy, trong tình trạng
Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Chính phủ và người dân cần có những biện
pháp cụ thể như:
Nâng cao ý thức của người dân, nghiêm chỉnh thực hiện quy định chống dịch
của nhà nước:
Việc nâng cao ý thức của mỗi người, cần phải nhờ đến các phương tiện thông tin
đại chúng, sự giáo dục nhắc nhở của gia đình, hàng xóm, khu dân cư, đồng
nghiệp, bạn bè, tơn giáo. Về phía truyền thơng, cần phải cung cấp thơng tin
chính thống, kịp thời, minh bạch, khách quan về kết quả công tác, phòng chống
Covid-19, đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp của chính phủ, các bộ, ngành,
địa phương. Đồng thời cần ngăn chặn sự lan truyền thông tin giả trên mạng về
covid – 19.

Giải thích, cung cấp thơng tin cho người dân về các mặt hàng thiết yếu, ưu tiên
tiêm vaccine cho shipper:
Một trong những nguyên nhân khiến người dân ra đường bị phạt vì khơng có lý
do chính đáng vì họ chưa hiểu và phân biệt những hàng hóa thiết yếu, cũng chưa
có quy định rõ ràng về hàng hóa thiết yếu ở nhiều địa phương khác nhau.
Để hạn chế người dân di chuyển, chính phủ cũng ưu tiên tiêm vaccine cho
shipper Khi có shipper, người dân sẽ hạn chế di chuyển, ra đường hơn, từ đó,
chính phủ có thể kiểm soát dịch tốt hơn. Đồng thời, nhà nước cần yêu cầu đẩy
mạnh bán hàng online, qua sàn thương mại điện tử, nhằm hạn chế tiếp xúc giữa
người với người.
Lập chốt “vùng xanh” bảo vệ an toàn, ngăn dịch ở các khu dân cư, kiểm soát
người dân ra đường với lý do chính đáng
Thực hiện đồng thời các giải pháp trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an sinh, hỗ
trợ người lao động, các chính sách dài hạn nhằm đẩy nhanh dịch covid và đem
lại cuộc sống bình thường cho người dân.
III.Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo:


1.Effects of Human Behavior Changes During the Coronavirus Disease 2019
(COVID-19) Pandemic on Influenza Spread in Hong Kong
/>2. Tr237-241 và tr258-275, Giáo trình xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội - Khoa Xã hội học.
3.Endorphins: Effects and how to increase levels
/>4 Trần Quang Vinh, 03/08/2021, Hà Nội sau 10 ngày giãn cách covid – 19:
những kết quả bước đầu, theo báo tin tức, truy cập ngày 05/08/2021.
Link truy cập: />5. Phạm Hà, Nam Việt, 05/08/2021, Hà Nội đang giãn cách xã hội: vẫn có người
bán hàng rong, thậm chí đi chơi, theo VTV, truy cập ngày 05/08/2021.
Link truy cập: />6. Tất định, 04/08/2021, Lập chốt “vùng xanh” ngăn dịch ở Hà Nội, theo
vnexpress, truy cập ngày 05/08/2021.

Link truy cập: />7. Hà Nội: Nhiều người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt, theo
báo Thanh niên, truy cập ngày 6/8/2021.
Link truy cập: />8.Thêm 700 trường hợp vi phạm phòng chống dịch ở Hà Nội
/>9.Hà Nội xử phạt hơn 1,5 tỷ đồng vi phạm sau 3 ngày giãn cách xã hội
/>10.Thiếu niên chửi bới, xúc phạm công an ở Hà Nội bị phạt thêm hàng loạt lỗi


/>11.Xử lý 2 vợ chồng chống đối tổ công tác phòng, chống dịch
/>


×