Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tài liệu Phát Triển Bao Thanh Toán Trong Nước Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 114 trang )

Tai lieu, luan van1 of 102.

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
--------------------------------------------------

ĐỖ THỊ NGỌC THẢO

PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN
TRONG NƢỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011

khoa luan, tieu luan1 of 102.


Tai lieu, luan van2 of 102.

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
--------------------------------------------------

ĐỖ THỊ NGỌC THẢO
PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN


TRONG NƢỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THUỶ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011

khoa luan, tieu luan2 of 102.


Tai lieu, luan van3 of 102.

3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “PHÁT TRIỂN BAO
THANH TOÁN TRONG NƢỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc
lập. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được thu thập từ các báo cáo của các tổ chức như Hiệp hội bao thanh toán
thế giới, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại Việt Nam,
... Các số liệu này được đăng tải trên các Website và các báo cáo tổng hợp của
các tổ chức nêu trên. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý
luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn của bản thân tôi.
Tp. HCM, tháng 05 năm 2011
Tác giả


Đỗ Thị Ngọc Thảo

khoa luan, tieu luan3 of 102.


Tai lieu, luan van4 of 102.

4

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
Mở đầu
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN TRONG

NƢỚC ................................................................................................................1
1.1 Tổng quan về bao thanh tốn .....................................................................1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán .......................1
1.1.2 Khái niệm bao thanh toán ...........................................................................3
1.1.3 Phân loại bao thanh toán ............................................................................4
1.2 Những vấn đề cơ bản về bao thanh toán trong nƣớc ...............................7
1.2.1 Khái niệm bao thanh tốn trong nước ........................................................7
1.2.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nước.........................8
1.2.2.1 Các chủ thể tham gia ...............................................................................8
1.2.2.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nước......................9

1.2.3 So sánh bao thanh tốn trong nước với các hình thức tài trợ khác ..........10
1.2.3.1 So sánh bao thanh tốn trong nước với hình thức cho vay thế chấp bằng
tài sản có ............................................................................................................10
1.2.3.2 So sánh bao thanh tốn trong nước với hình thức chiết khấu thương
phiếu ................................................................................................................12
1.2.4 Những lợi ích và rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán trong nước ........15
1.2.4.1 Những lợi ích trong nghiệp vụ bao thanh toán trong nước ...................15
1.2.4.2 Những rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán trong nước .....................17
1.3 Kinh nghiệm phát triển bao thanh toán tại một số nƣớc trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................20

khoa luan, tieu luan4 of 102.


Tai lieu, luan van5 of 102.

5

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bao thanh toán tại một số nước trên thế giới ....20
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ............23
Kết luận chương 1 .............................................................................................25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN

TRONG NƢỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................26
2.1 Thực trạng hoạt động bao thanh toán trên thế giới ...............................26
2.2 Quy định pháp luật về hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ...........38
2.2.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ...............38
2.2.2 Đối tượng áp dụng và điều kiện được hoạt động bao thanh toán trong
nước ................................................................................................................39

2.2.2.1 Đối tượng áp dụng .................................................................................39
2.2.2.2 Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán ........................................40
2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán trong nƣớc tại các Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ......................................................................................40
2.3.1 Số lượng ngân hàng thương mại được phép hoạt động bao thanh toán
trong nước ..........................................................................................................40
2.3.2 Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam ....................................................43
2.3.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam ........................................................................................44
2.3.3.1 Tổng quan về hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam ........................................................................................44
2.3.3.2 Quy trình thực hiện bao thanh tốn trong nước ....................................48
2.3.3.3 Kết quả hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hang thương
mại Việt Nam.....................................................................................................51
2.4 Đánh giá tình hình hoạt động bao thanh toán trong nƣớc tại các Ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................................................59
2.4.1 Những thành tựu đạt được ........................................................................59
2.4.2 Những tồn tại ............................................................................................60

khoa luan, tieu luan5 of 102.


Tai lieu, luan van6 of 102.

6

2.5 Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai bao thanh tốn trong nƣớc
tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ......................................................62
2.5.1 Những thuận lợi ........................................................................................62
2.5.2 Những khó khăn .......................................................................................64

2.6 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển bao thanh toán trong nƣớc
tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ......................................................69
2.6.1 Những nguyên nhân từ phía nhà nước .....................................................69
2.6.2 Những nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại ..........................70
2.6.3 Những nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp ........................................73
Kết luận chương 2 .............................................................................................75
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TRONG

NƢỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM..........76
3.1 Sự cần thiết phải phát triển bao thanh toán trong nƣớc tại các Ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................................................76
3.2 Giải pháp phát triển bao thanh toán trong nƣớc ...................................78
3.2.1 Đối với nhà nước ......................................................................................78
3.2.1.1 Nhà nước nên tạo hành lang pháp lý thơng thống ...............................78
3.2.1.2 Phát triển bền vững hạ tầng thơng tin tín dụng .....................................80
3.2.1.3 Thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia .........................................82
3.2.2 Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................83
3.2.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại VN......83
3.2.2.2 Thiết lập mối quan hệ giữa các ngân hàng trong hoạt động bao thanh
toán trong nước ..................................................................................................86
3.2.2.3 Thành lập phòng hoặc bộ phận bao thanh tốn .....................................86
3.2.2.4 Khuyến khích và tiếp thị bên mua hàng ký hợp đồng liên kết với các
ngân hàng thương mại .......................................................................................87
3.2.2.5 Nâng cao hiệu quả thẩm định chất lượng khoản phải thu và hợp đồng
thương mại .........................................................................................................87
3.2.2.6 Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp .........................................................88

khoa luan, tieu luan6 of 102.



Tai lieu, luan van7 of 102.

7

3.2.2.7 Xây dựng mức phí hợp lý để thu hút khách hàng .................................89
3.2.3 Đối với các doanh nghiệp .........................................................................90
3.2.3.1 Nâng cao kiến thức về hoạt động bao thanh toán trong nước ...............90
3.2.3.2 Nâng cao năng lực, uy tín và chuyên nghiệp trong kinh doanh ............91
3.2.3.3 Cải tiến công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................92
Kết luận chương 3 .............................................................................................94
Kết luận ............................................................................................................95
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

khoa luan, tieu luan7 of 102.


Tai lieu, luan van8 of 102.

8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

: Asia Commercial Joint Stock Bank

(Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu)
ADB

: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)


BTTQT

: Bao thanh toán quốc tế

BTTTN

: Bao thanh toán trong nước

CIC

: Credit information Center (Trung tâm thơng tin tín dụng)

D/A

: Documents Against Acceptance (Nhờ thu kèm chứng từ)

FCI

: Factors Chain International (Hiệp hội bao thanh toán thế giới)

L/C

: Letter of Credit (Thư Tín dụng)

T/T

: Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện)

TMCP


: Thương mại cổ phần

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)

Vietcombank : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
(Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam)
VIB

: Vietnam International Bank

(Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam)
VND

khoa luan, tieu luan8 of 102.

: Đồng Việt Nam


Tai lieu, luan van9 of 102.

9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục các sơ đồ:
Sơ đồ 1.1

: Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn trong nước


Sơ đồ 2.1

: Quy trình thực hiện bao thanh tốn cho Bên bán hàng tại ACB

Danh mục các bảng:
Bảng 2.1

: Doanh số bao thanh toán thế giới

Bảng 2.2

: Doanh số bao thanh toán khu vực Châu Âu

Bảng 2.3

: Doanh số bao thanh toán khu vực Châu Á

Bảng 2.4

: Doanh số bao thanh toán khu vực Châu Mỹ

Bảng 2.5

: Doanh số bao thanh toán khu vực Châu Úc

Bảng 2.6

: Doanh số bao thanh toán khu vực Châu Phi


Bảng 2.7

: Doanh số bao thanh toán tại các châu lục và thế giới

Bảng 2.8

: Tỷ trọng doanh số bao thanh toán các châu lục trong tổng doanh
số bao thanh toán thế giới

Bảng 2.9

: Số lượng Ngân hàng thương mại Việt Nam được cấp phép hoạt
động bao thanh toán

Bảng 2.10

: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam

Bảng 2.11

: Doanh số bao thanh toán trong nước tại Việt Nam

Bảng 2.12

: Doanh số bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam

Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán thế giới
Biểu đồ 2.2 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán khu vực Châu Âu

Biểu đồ 2.3 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán khu vực Châu Á
Biểu đồ 2.4 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán khu vực Châu Mỹ
Biểu đồ 2.5 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán khu vực Châu Úc
Biểu đồ 2.6 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán khu vực Châu Phi
Biểu đồ 2.7 : Doanh số bao thanh toán tại các châu lục và thế giới
Biểu đồ 2.8 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán của Việt Nam
khoa luan, tieu luan9 of 102.


Tai lieu, luan van10 of 102.

10

Biểu đồ 2.9 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán trong nước tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam
Biểu đồ 2.10 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán trong nước tại ACB
Biểu đồ 2.11 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán trong nước tại
Vietcombank
Biểu đồ 2.12 : Tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán trong nước tại VIB

khoa luan, tieu luan10 of 102.


Tai lieu, luan van11 of 102.

11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế phát triển kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng

đang ngày càng phát triển và hội nhập. Trong đó hoạt động ngân hàng là một
trong những hoạt động góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế quốc gia.
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006, các
ngân hàng Việt Nam phải đối mặt và cạnh tranh với các đối thủ rất lớn là các
ngân hàng nước ngồi. Do đó, đa dạng hóa sản phẩm trong hệ thống ngân hàng
là một tất yếu. Gần đây các ngân hàng đều đẩy mạnh các dịch vụ của mình để
mang đến sự thuận lợi nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng
như: dịch vụ rút tiền tự động tại máy ATM; chuyển khoản hoặc thanh toán hóa
đơn điện, nước, Internet, ... qua mạng Internet; liên kết bảo hiểm;... Bên cạnh
đó các sản phẩm tín dụng cũng khơng kém phần đa dạng, trong đó có sản phẩm
bao thanh toán trong nước. Sự xuất hiện của sản phẩm bao thanh tốn trong
nước tại Việt Nam đã góp một phần khơng nhỏ vào q trình lưu thơng hàng
hóa, giúp cho quá trình mua bán hàng diễn ra thuận tiện hơn khi mà người bán
có thể có được tiền hàng thông qua việc ứng trước tại ngân hàng và người mua
thì có thể thanh tốn trả chậm, giải quyết được cả nhu cầu của người mua và
người bán hàng.
Nghiệp vụ bao thanh tốn có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt
động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã,
phát triển ở Anh vào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho
người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19
thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành cơng nghiệp
điện, hóa chất, sợi tổng hợp, ... Tính đến cuối năm 2010, trên thế giới đã có
2.437 đơn vị bao thanh tốn ở 69 quốc gia, doanh số bao thanh toán trên thế
giới tăng đáng kể qua các năm, với doanh số năm 2004 là 860.215 triệu Euro
nhưng đến năm 2010 là 1.648.229 triệu Euro, tăng 91,6%. Trong đó, doanh số
bao thanh tốn tại Việt Nam năm 2010 chỉ đạt 65 triệu Euro với doanh số bao

khoa luan, tieu luan11 of 102.



Tai lieu, luan van12 of 102.

12

thanh toán nội địa là 40 triệu Euro và doanh số bao thanh toán quốc tế là 25
triệu Euro. Mặc dù năm 2009 doanh số bao thanh toán tại Việt Nam đã đạt
được 95 triệu Euro, trong đó doanh số bao thanh tốn nội địa là 90 triệu Euro
và doanh số bao thanh toán quốc tế là 5 triệu Euro. Việc thực hiện đề tài:
“PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TRONG NƢỚC TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM” nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho bao
thanh toán trong nước tại Việt Nam chậm phát triển so với các nước trên thế
giới, và cịn có sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh số trong năm 2010. Từ đó
đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm bao thanh toán trong nước tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận về bao thanh toán và nghiên cứu thực trạng
hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam,
đồng thời cũng nghiên cứu thực trạng bao thanh toán và một số kinh nghiệm
của các nước trên thế giới. Sau đó đánh giá và nêu ra những nguyên nhân cản
trở việc phát triển bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại
Việt Nam. Từ những nguyên nhân này sẽ tìm ra các giải pháp nhằm giúp
nghiệp vụ bao thanh toán trong nước phát triển để mang đến nhiều lợi ích cho
các bên tham gia cũng như cho nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trên thương
trường quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng được nghiên cứu: Đối tượng được nghiên cứu là nghiệp vụ bao
thanh toán trong nước, thực trạng hoạt động và môi trường pháp lý liên quan
đến hoạt động bao thanh toán trong nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là hệ thống Ngân hàng thương mại

Việt Nam.
+ Luận văn nghiên cứu ba ngân hàng là ACB, Vietcombank và VIB để
làm điển hình cho thực trạng bao thanh tốn trong nước tại các Ngân hàng

khoa luan, tieu luan12 of 102.


Tai lieu, luan van13 of 102.

13

thương mại Việt Nam.
+ Thời gian: 2005 – 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp tổng hợp, thống kê,
phân tích, so sánh và kết hợp với nền tảng lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán,
nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Luận văn sử dụng nguồn số liệu từ báo cáo
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại Việt Nam và
Hiệp hội bao thanh toán thế giới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua việc nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động bao thanh toán trong
nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam và tình hình hoạt động bao thanh
tốn trên thế giới, luận văn nêu ra được những thuận lợi và khó khăn khi phát
triển bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt nam. Đồng thời tìm ra
những nguyên nhân cản trở việc phát triển nghiệp vụ này từ phía Ngân hàng
nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Các giải pháp được
đưa ra nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn khi phát triển bao thanh toán
trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực hiện được các giải
pháp này trong thực tế sẽ giúp cho hoạt động bao thanh toán trong nước tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển.

6. Những điểm nổi bật của luận văn
Luận văn đưa ra những khía cạnh pháp lý cần phải được nhà nước chỉnh
sửa ban hành lại cho phù hợp với thực tế cũng như phù hợp với thông lệ quốc
tế, đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp đối với các Ngân hàng thương
mại Việt Nam áp dụng khi triển khai nghiệp vụ cũng như các doanh nghiệp khi
sử dụng bao thanh toán trong nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về bao thanh toán trong nước
Chương 2: Thực trạng hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng

khoa luan, tieu luan13 of 102.


Tai lieu, luan van14 of 102.

14

thương mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam

khoa luan, tieu luan14 of 102.


Tai lieu, luan van15 of 102.

15

CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN TRONG NƢỚC
1.1 Tổng quan về bao thanh tốn
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán
Bao thanh toán ra đời từ thời trung cổ khi người ta bắt đầu giao thương
với nhau và phát sinh các khoản nợ thương mại. Bao thanh toán xuất phát từ
đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã. Những
đại lý này nắm giữ quyền sở hữu hàng hóa của bên ủy nhiệm (bên cung ứng
sản phẩm) rồi giao hàng cho người mua, ghi sổ và thu nợ khi đến hạn, chuyển
tiền thu được của người mua cho bên ủy nhiệm sau khi đã trừ phần hoa hồng
của mình.
Sự phát triển của ngành công nghiệp Anh ở thế kỷ 14 và thế kỷ 15 đã
nâng cao tầm quan trọng của các đại lý bao thanh toán. Khi các đại lý dần dần
tin cậy vào khả năng trả nợ của người mua hàng, họ bắt đầu cấp tín dụng cho
bên cung ứng sản phẩm để lấy hoa hồng cao hơn. Thực tế là với khoản hoa
hồng nhiều hơn, đại lý bao thanh toán bắt đầu bảo đảm khả năng trả nợ của
người mua bằng cách hứa trả đúng hạn cho người cung ứng sản phẩm trong
tương lai, kể cả trong trường hợp người mua không trả được nợ đúng hạn. Các
đại lý bao thanh tốn có đủ vốn bắt đầu ứng trước một phần tiền bán hàng cho
bên cung ứng sản phẩm dựa trên khoản tiền mà bên mua hàng phải thanh tốn
trong tương lai. Do có những khoản ứng trước này mà đại lý hưởng hoa hồng
tính thêm phí hoa hồng hay lãi suất. Ðể giảm thiểu rủi ro không thanh tốn hay
hàng hóa bị hư hỏng, bị giao thiếu mà bên mua hàng khơng thanh tốn hoặc
thanh tốn khơng hết giá trị khoản phải thu, đại lý bao thanh toán khơng tạm
ứng tồn bộ số tiền bán hàng. Phần giữ lại sẽ được thanh toán cho bên bán khi
bên mua thanh toán hết cho đại lý bao thanh toán.
Ðến thế kỷ 16, chế độ thực dân Mỹ ra đời và phát triển mạnh, hoạt động
mua bán thông thương phát triển mạnh và cùng với nó là vai trị ngày càng tăng
và nhiều cơ hội mới cho hoạt động bao thanh toán phát triển, bao thanh toán


khoa luan, tieu luan15 of 102.


Tai lieu, luan van16 of 102.

16

đặc biệt hữu ích với những người thiết lập hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Khoảng
cách giữa Châu Âu và Mỹ là rất lớn, nhất là khi Mỹ mở rộng biên giới về phía
Tây. Khoảng cách địa lý càng xa càng làm vòng quay vốn lưu động của nhà
sản xuất chậm lại. Bắt đầu từ khâu sản xuất, giao hàng, chờ thanh toán đến khi
được thanh toán là một khoảng thời gian dài, các nhà sản xuất bị chơn vốn và
có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh tiếp theo. Do đó, nhà sản xuất ở
Châu Âu thường ủy nhiệm cho đại lý bao thanh tốn ở Mỹ các khoản phải thu
của mình. Với sự thông thạo thị trường và những người mua hàng trong nước,
các đại lý bao thanh toán ở Mỹ đã cung cấp cho các nhà sản xuất Châu Âu
những dịch vụ marketing và tài chính.
Ðến cuối thế kỷ 19, Mỹ phát triển thành một quốc gia chủ quyền và ít bị
phụ thuộc vào hàng hóa nước ngồi. Cơng nghiệp sản xuất của Mỹ phát triển
mạnh kéo theo sự phát triển của hoạt động marketing đã làm cho vai trò
marketing của các đại lý bao thanh toán bị giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các
đại lý bao thanh toán lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu kinh tế mới trong
nước, tập trung vào tài chính, tín dụng, thu nợ, kế tốn.
Ðầu thế kỷ 20, khi nền cơng nghiệp Mỹ phát triển các ngành may mặc,
phụ kiện, đồ nội thất và thảm thì các đại lý bao thanh toán càng phát triển sang
những lĩnh vực này. Ðến giữa thế kỷ 20, nghiệp vụ bao thanh toán của Mỹ phát
triển sang các ngành như: điện, hóa chất, sợi tổng hợp. Hoạt động bao thanh
toán phát triển rầm rộ vào năm 1963 khi cơ quan kiểm soát tiền tệ Châu Âu
cơng bố bao thanh tốn là một hoạt động ngân hàng hợp pháp thì các ngân
hàng mới bắt đầu đi vào lĩnh vực này. Từ năm 1974 thì nghiệp vụ bao thanh

tốn được cơng nhận bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bao thanh toán đã
được chấp nhận như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu tài chính của
các doanh nghiệp, được các chính phủ và ngân hàng trung ương trên khắp thế
giới hỗ trợ. Bao thanh toán đã phát triển ở Anh, Pháp, Mỹ, Ý, ...và nhanh
chóng lan sang các nước châu Á Thái Bình Dương với nhiều quốc gia tham gia
trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc là các thị trường có doanh số hoạt động bao

khoa luan, tieu luan16 of 102.


Tai lieu, luan van17 of 102.

17

thanh toán cao nhất khu vực.
1.1.2 Khái niệm bao thanh tốn
- Theo cơng ước quốc tế UNIDROIT 1988
Bao thanh toán là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ
ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng.
Theo đó, tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: tài
trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến
các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo hiểm rủi ro không thanh
toán của bên mua hàng.
- Theo tổ chức bao thanh tốn quốc tế (FCI)
Bao thanh tốn là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự
kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản
phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ
bao thanh toán (đơn vị bao thanh toán) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ
hay cịn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (bên bán).
Theo như thỏa thuận, đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại các khoản phải thu của

bên bán dựa trên khả năng trả nợ của bên mua trong quan hệ mua bán hàng hóa
dịch vụ. Nếu bên mua mất khả năng chi trả hay phá sản thì đơn vị bao thanh
toán sẽ thay bên mua trả tiền cho bên bán. Khi bên mua và bên bán ở hai nước
khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh tốn quốc tế.
Trong nghiệp vụ bao thanh tốn thơng thường có ít nhất ba bên: đơn vị
bao thanh tốn, khách hàng của đơn vị bao thanh toán (bên bán) và con nợ của
đơn vị bao thanh toán (bên mua). Đơn vị bao thanh tốn có thể là ngân hàng
hoặc cơng ty tài chính chun nghiệp, vừa làm chức năng cấp tín dụng, vừa
cung cấp tiện ích và bảo lãnh thanh toán. Các khoản phải thu này là các khoản
nợ ngắn hạn và chưa tới thời hạn thanh toán xuất phát từ việc bán hàng trả
chậm.
- Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước Việt Nam

khoa luan, tieu luan17 of 102.


Tai lieu, luan van18 of 102.

18

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho
bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua,
bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp
đồng mua, bán hàng.
- Theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã sửa đổi khái niệm bao thanh toán
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho
bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các khoản phải thu
phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thỏa thuận trong
hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.1.3 Phân loại bao thanh toán
1.1.3.1 Theo phạm vi lãnh thổ
- Bao thanh toán trong nước:
Bao thanh toán trong nước là loại hình bao thanh tốn dựa trên hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong đó bên bán hàng, cung ứng dịch vụ
và bên mua hàng, sử dụng dịch vụ là những đơn vị cư trú trong nước.
- Bao thanh toán xuất nhập khẩu:
Bao thanh toán xuất nhập khẩu là loại hình bao thanh tốn dựa trên hợp
đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong đó bên bán hàng, cung
ứng dịch vụ và bên mua hàng, sử dụng dịch vụ là những đơn vị cư trú ở hai
quốc gia khác nhau.
1.1.3.2 Theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro
- Bao thanh tốn có quyền truy địi:
Là loại hình bao thanh tốn mà đơn vị bao thanh tốn có quyền địi lại
số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng khơng có khả năng
hồn thành nghĩa vụ thanh tốn khoản phải thu.
- Bao thanh tốn khơng có quyền truy địi:
Là loại hình bao thanh tốn mà đơn vị bao thanh tốn chịu tồn bộ rủi ro

khoa luan, tieu luan18 of 102.


Tai lieu, luan van19 of 102.

19

khi bên mua hàng không có khả năng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn khoản
phải thu. Đơn vị bao thanh tốn chỉ có quyền địi lại số tiền đã ứng trước cho

bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải
thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua,
bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của
bên mua hàng.
1.1.3.3 Theo phƣơng thức bao thanh toán
- Bao thanh toán từng lần:
Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và ký hợp đồng bao
thanh toán đối với từng khoản phải thu của bên bán hàng. Đối với từng khoản
phải thu sẽ thực hiện ký kết một hợp đồng bao thanh toán riêng biệt, thời gian
hiệu lực của từng hợp đồng sẽ tương ứng với thời gian còn lại của các khoản
phải thu được bao thanh toán.
- Bao thanh toán theo hạn mức:
Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và xác định một hạn
mức bao thanh tốn duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đồng bao thanh toán:
Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện bao thanh tốn cho
một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối
thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.
1.1.3.4 Theo thời hạn:
- Bao thanh tốn ứng trước:
Là loại hình bao thanh tốn mà đơn vị bao thanh toán chiết khấu các
khoản phải thu được bao thanh toán trước ngày đáo hạn và ứng trước tiền cho
bên bán hàng.
- Bao thanh toán khi đến hạn:
Là loại hình bao thanh tốn mà đơn vị bao thanh toán sẽ trả cho bên bán
hàng số tiền bằng giá mua của các khoản phải thu được bao thanh toán khi đáo
hạn.

khoa luan, tieu luan19 of 102.



Tai lieu, luan van20 of 102.

20

1.1.3.5 Theo phạm vi giao dịch với bên mua hàng
- Bao thanh tốn kín:
Là loại hình bao thanh tốn cung cấp cho bên bán, nhưng bên mua
không biết về việc bên bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho đơn vị
bao thanh toán. Bên mua thanh tốn tiền hàng cho bên bán như thơng lệ và bên
bán chuyển số tiền này cho đơn vị bao thanh tốn.
- Bao thanh tốn cơng khai:
Là loại hình bao thanh toán cung cấp cho bên bán, đồng thời bên mua
được thông báo về việc bên bán chuyển nhượng các khoản phải thu cho đơn vị
bao thanh toán. Bên mua thanh toán tiền hàng trực tiếp cho đơn vị bao thanh
toán.
1.1.3.6 Theo phạm vi bao thanh toán đối với số lƣợng hóa đơn của bên bán
- Bao thanh tốn tồn bộ:
Đơn vị bao thanh tốn thực hiện bao thanh tốn cho tồn bộ hóa đơn
phát sinh của bên bán hàng đối với một hoặc một số bên mua hàng.
- Bao thanh toán một phần:
Đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh tốn cho một số hóa đơn phát
sinh của bên bán hàng thực hiện bao thanh toán một hoặc một số bên mua
hàng.
1.1.3.7 Căn cứ vào các chức năng của bao thanh toán
- Bao thanh toán đầy đủ các chức năng:
Là loại bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán cung cấp đầy đủ bốn
chức năng của bao thanh toán cho khách hàng là: cho vay và ứng trước tiền,
quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu,
bảo hiểm rủi ro khơng thanh tốn của bên mua hàng.

- Bao thanh toán thực hiện một số chức năng:
Là loại bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán chỉ cung cấp 2 hoặc 3
chức năng của bao thanh toán.
Đơn vị bao thanh tốn có thể chỉ cung cấp chức năng ứng trước tiền và

khoa luan, tieu luan20 of 102.


Tai lieu, luan van21 of 102.

21

thu nợ các khoản phải thu cho bên bán; hoặc cung cấp chức năng quản lí sổ
sách, thu hộ nợ và bảo hiểm rủi ro khơng thanh tốn của bên mua hàng.
1.2 Những vấn đề cơ bản về bao thanh toán trong nƣớc
1.2.1 Khái niệm bao thanh toán trong nƣớc
Bao thanh toán trong nước là một hình thức bao thanh tốn, trong đó
bên mua và bên bán ở trong cùng một quốc gia, có hoạt động mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra trong phạm vi biên giới một quốc gia.
Theo Quy chế bao thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN
ngày 16/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, bao thanh
toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo
quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp
luật về quản lý ngoại hối được hiểu như sau:
+ Bên bán hàng là tổ chức kinh tế bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty, Hợp tác xã và các
tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được thành

lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và Bên nước ngoài tham gia Hợp
đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
Chi nhánh cơng ty nước ngồi, nhà thầu liên doanh với nước ngoài và các tổ
chức kinh tế khác có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
khơng theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
+ Bên mua hàng là tổ chức bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty, Hợp tác xã và các
tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được thành
lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (tổ chức kinh tế Việt Nam).
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia Hợp

khoa luan, tieu luan21 of 102.


Tai lieu, luan van22 of 102.

22

đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
Chi nhánh Cơng ty nước ngồi, nhà thầu nước ngồi, nhà thầu liên doanh với
nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam (tổ chức tín dụng ở Việt Nam).
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại nước ngồi.
- Văn phịng đại diện tổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức
tín dụng ở Việt Nam hoạt động tại nước ngồi.
1.2.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nƣớc
1.2.2.1 Các chủ thể tham gia
Các chủ thể tham gia trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán
trong nước bao gồm: Đơn vị bao thanh toán, Bên bán hàng và Bên mua hàng.
- Đơn vị bao thanh tốn: Gồm các cơng ty bao thanh tốn, các cơng ty tài chính
và các ngân hàng được phép hoạt động bao thanh toán.
- Bên bán hàng: Bao gồm các tổ chức kinh tế trong nước cung ứng hàng hóa,
dịch vụ và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
- Bên mua hàng: Bao gồm các tổ chức được nhận hàng hóa, dịch vụ từ bên bán
hàng và có nghĩa vụ thanh tốn các khoản phải thu quy định tại Hợp đồng mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

khoa luan, tieu luan22 of 102.


Tai lieu, luan van23 of 102.

23

1.2.2.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nƣớc
Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn trong nƣớc

BÊN BÁN HÀNG


(1)
(6)

BÊN MUA HÀNG

(8)

(2) (4)

(5) (9) (10) (13)

(3)

(6)

(7) (11) (12)

ĐƠN VỊ BAO THANH TỐN

Chú thích:
(1): Bên bán và bên mua ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2): Bên bán đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản
phải thu.
(3): Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định bên mua hàng về tình hình hoạt
động kinh doanh và khả năng tài chính, sau đó cấp hạn mức bao thanh toán cho
bên mua.
(4): Đơn vị bao thanh tốn tiến hành thẩm định, trả lời tín dụng và cấp hạn mức
bao thanh toán cho bên bán.
(5): Đơn vị bao thanh toán và bên bán tiến hành ký kết Hợp đồng bao thanh
toán.

(6): Bên bán ký gửi văn bản thơng báo bao thanh tốn cho bên mua, trong đó
nêu rõ việc bên bán chuyển giao quyền địi nợ cho đơn vị bao thanh toán,
hướng dẫn bên mua thanh toán vào tài khoản của đơn vị bao thanh toán.
(7): Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thơng báo và cam kết thanh tốn
cho đơn vị bao thanh toán.
(8): Bên bán giao hàng cho bên mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua

khoa luan, tieu luan23 of 102.


Tai lieu, luan van24 of 102.

24

bán hàng hóa.
(9): Bên bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán
hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao
thanh toán.
(10): Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho bên bán hàng theo
thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(11): Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng tiến hành thu hồi nợ từ bên mua hàng.
(12): Bên mua thanh toán tiền hàng cho ngân hàng.
(13): Ngân hàng thu phần tiền ứng trước và thanh tốn phần cịn lại cho bên
bán hàng.
1.2.3 So sánh bao thanh toán trong nƣớc với các hình thức tài trợ khác
1.2.3.1 So sánh bao thanh tốn trong nƣớc với hình thức cho vay thế chấp
bằng tài sản có
- Sự giống nhau của bao thanh tốn trong nước và hình thức cho vay thế chấp
bằng tài sản có:
Cả hai đều tài trợ vốn lưu động cho khách hàng, đều căn cứ vào các

khoản phải thu trong tương lai để ra quyết định tài trợ. Những khoản phải thu
này phải hợp pháp, tức là những khoản mua bán phải minh bạch, có hóa đơn và
hợp đồng chứng minh và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
- Sự khác nhau của bao thanh toán trong nước và hình thức cho vay thế chấp
bằng tài sản có:
Bao thanh tốn trong nƣớc

Cho vay thế chấp bằng tài sản có

- Có hai chủ thể gắn liền với khoản tài - Có một chủ thể gắn liền với khoản
trợ là bên mua hàng và bên bán hàng. tài trợ là doanh nghiệp vay vốn.
- Việc cấp hạn mức tài trợ dựa trên - Ngân hàng cấp tín dụng dựa trên nhu
khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cầu vốn và năng lực tài chính của
của bên bán hàng và năng lực tài doanh nghiệp vay vốn.
chính của bên mua hàng.

khoa luan, tieu luan24 of 102.


Tai lieu, luan van25 of 102.

25

- Đơn vị bao thanh toán ứng tiền cho
bên bán hàng dựa trên hoá đơn bán
hàng trả chậm cịn hiệu lực thanh
tốn.
- Trong nghiệp vụ bao thanh toán - Khi cho vay thế chấp bằng tài sản có,
trong nước, đơn vị bao thanh tốn ngân hàng phải theo dõi tình hình hoạt
khơng cần nhất thiết phải quan tâm động kinh doanh của khách hàng vay

đến tồn bộ hoạt động của bên bán, có minh bạch và hợp pháp hay không,
bên mua mà chỉ cần quan tâm tới tính phương án kinh doanh có khả thi hay
minh bạch, hợp pháp của lần giao dịch không.
mua bán được bao thanh toán, và khả
năng thanh toán của bên mua trong
lần giao dịch đó.
- Tài sản đảm bảo trong nghiệp vụ bao - Tài sản đảm bảo cho khoản vay là
thanh toán trong nước là các khoản bất động sản, động sản, chứng từ có
phải thu cịn hiệu lực thanh toán.

giá như: Quyền sử dụng đất, Quyền sở
hữu nhà, phương tiện vận tải, máy
móc thiết bị, hàng hố, ngun vật
liệu sản xuất, số dư tài khoản, sổ tiết
kiệm, ... thuộc sở hữu của bên vay
hoặc bên bảo lãnh. Trong trường hợp
doanh nghiệp không thể trả nợ, ngân
hàng sẽ xử lý tài sản đảm bảo để thu
nợ.

- Khi đơn vị bao thanh toán chấp nhận - Ngược lại, khi ngân hàng cho vay
bao thanh toán cho doanh nghiệp là thế chấp bằng tài sản có, bên bán
bên bán, thì quyền sở hữu các khoản không chuyển quyền sở hữu khoản
phải thu được chuyển hoàn toàn cho phải thu cho ngân hàng. Lúc này, ngân

khoa luan, tieu luan25 of 102.


×