Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm tiếp cận từ phía doanh nghiệp TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.56 KB, 25 trang )

1

GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng thay đổi công nghệ được xem như nguồn lực để gia tăng năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp, nhiều vị trí cơng việc trước đây do
con người đảm nhiệm đã được thay thế bởi máy móc tự động, giúp tăng năng suất lao
động và lao động trình độ thấp là đối tượng bị đe dọa nhiều nhất. Không chỉ các doanh
nghiệp lớn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang có xu thế thay đổi cơng nghệ để
tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc ứng dụng
các công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn phải do con người làm chủ nên
chưa thể thay thế hoàn toàn con người. Bởi vậy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao để tiếp thu, tiếp nhận và điều hành các ứng dụng công nghệ là hết sức cần thiết.
Theo Stephanie C. Vereen và cộng sự (2016), việc dự báo nhu cầu lao động có
nói chung và lao động có chuyên mơn kỹ thuật (CMKT) nói riêng là rất quan trọng để
đảm bảo một lực lượng lao động được đào tạo bài bản và có đủ năng lực. Kết quả dự
báo sẽ giúp các bên liên quan trong ngành, bao gồm các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách, người thực thi, chủ sở hữu, nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ đào
tạo và giáo dục thường xuyên, và các cơ quan chính phủ có thể chủ động trong việc lập
kế hoạch và hoạch định chính sách vì liên quan đến việc đảm bảo một lực lượng lao
động có kỹ năng trong tương lai.
Hiện tại có khá nhiều cách tiếp cận để dự báo cầu lao động như các phương pháp
mơ hình kinh tế lượng, mơ hình cân bằng (CGE, Input-Output), tuy nhiên các mơ hình
dự báo này thường tập trung vào dự báo vĩ mô, cấp quốc gia hoặc ngành trong tổng thể
của nền kinh tế, có rất ít nghiên cứu dự báo ở một ngành cụ thể. Briscoe và Wilson
(1993) đã trình bày một nghiên cứu về dự báo nhu cầu lao động, bao gồm các đặc điểm
của một mơ hình dự báo về việc làm và đánh giá nguồn dữ liệu sẵn có để phục vụ cho
mơ hình. Nghiên cứu kết luận rằng tổng số việc làm trong ngành xây dựng ở Anh, có
thể được xác định bằng một tập hợp các biến giải thích, bao gồm: biến sản lượng, tiền
lương thực tế và lãi suất.
Wong và cộng sự (2006) cho thấy nếu dự báo việc làm được sử dụng để cảnh báo


về thiếu hụt lao động, thì các nhà cung cấp khóa đào tạo sẽ có thể đẩy mạnh hơn các kỹ
năng đáp ứng và do đó sẽ giảm thiểu sự thiếu hụt về lao động. Wong và cộng sự (2007)
sau đó đã sử dụng một kỹ thuật mơ hình hóa khác, mơ hình hóa hiệu chỉnh vector, để
tạo ra một mơ hình dự báo nhu cầu nhân lực cho ngành xây dựng Hồng Kơng. Qua đó,
họ kết luận rằng sản lượng xây dựng và năng suất lao động là những yếu tố quan trọng
nhất để xác định cầu lao động cho ngành xây dựng trong tương lai.


2

Bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4 đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng lao động. Điều này địi hỏi phải có
những mơ hình dự báo thị trường lao động phù hợp.
Nhu cầu đối với thông tin dự báo cầu lao động là rất lớn, song thực tế hiện nay ở
nước ta việc tính tốn và chia sẻ thông tin dự báo này giữa các cơ quan/tổ chức, cơ sở
đào tạo và doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các cơ quan thống kê, dự báo chun mơn
chưa đưa ra phương pháp, mơ hình tối ưu và do vậy chưa có kết quả dự báo thuyết phục.
Các nhà quản lý/hoạch định chính sách thiếu các thơng tin dự báo có độ tin cậy cao để
đề xuất/xây dựng các chính sách/chiến lược liên quan đến lao động-việc làm-thị trường
lao động-đào tạo cả trong ngắn, trung và dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tếxã hội của đất nước và/hoặc tỉnh/thành phố. Các cơ sở đào tạo vẫn chưa có được các
thơng tin dự báo về cầu lao động để xác lập các chương trình đào tạo phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp, qua đó giảm thiểu tình trạng mất cân đối trên thị trường lao động;
các cơ sở dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động và bản thân người lao động cịn mất
nhiều thời gian, chi phí để có thể “gặp gỡ” được nhau trên thị trường lao động.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung và ngành cơng nghiệp chế biến
thực phẩm ở Việt Nam là những ngành sử dụng nhiều lao động trong tổng lao động đang
làm việc sẽ chịu nhiều tác động từ thay đổi công nghệ, hội nhập quốc tế. Các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm đã từng bước thay đổi phương thức sản xuất với dây chuyền
sản xuất tự động hóa, hệ thống robot từ khâu chế biến đến đóng gói, vận chuyển đến
quản lý sản phẩm. Điều này sẽ có những tác động nhất định đến lao động - việc làm,

việc làm giản đơn ngành này có ”xu hướng” bị thay thế bởi robot và nhu cầu lao động
kỹ thuật về vận hành, bảo trì, sửa chữa các máy móc, thiết bị của hệ thống tự động hóa
và kỹ sư cơng nghệ thơng tin về lập trình và điều khiển các phần mềm quản lý tự động
hóa... sẽ gia tăng. Mặt khác xu hướng thay đổi công nghệ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp
tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển, từ đó đem lại cơ hội việc làm tốt hơn tới
người lao động.
Các nghiên cứu trong nước và quốc tế hầu hết khi ước lượng hàm cầu lao động
đều sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp, số liệu này các thông tin về năng lực sản xuất
và kinh doanh của doanh nghiệp thường chỉ có đầu ra (Y), đầu vào như vốn (K), lao
động (L) và đầu vào trung gian. Không có giá đầu vào và giá đầu ra. Do vậy việc tiếp
cận từ bài toán cực đại lợi nhuận (bài tốn gốc) thì có thể tìm được hàm cầu lao động
phụ thuộc vào giá đầu vào và giá đầu ra, cịn cách tiếp từ bài tốn cực tiểu chi phí (tiếp
cận đối ngẫu) ta sẽ được hàm cầu có điều kiện của lao động phụ thuộc vào đầu ra và giá
nhân tố. Như vậy cả hai cách tiếp cận mà muốn ước lượng hàm cầu lao động đều phải
tìm cách xấp xỉ giá đầu vào, còn riêng tiếp cận từ bài tốn cực đại lợi nhuận thì phải xấp


3

xỉ thêm giá đầu ra. Do đó về mặt thực nghiệm thì ước lượng hàm cầu từ bài tốn cực
tiểu sẽ khả thi hơn. Nếu giả thiết cạnh tranh hoàn hảo, hàm thuần nhất tuyến tính thì giá
nhân tố hồn tồn có thể xấp xỉ được nhờ sử dụng ước lượng hàm sản xuất và dùng định
lý Ơ-Le về hàm thuần để tính ra giá nhân tố đầu vào. Giả thiết này chỉ đúng cho việc
xây dựng hàm chi phí. Nếu giả thiết này đúng thì bài tốn cực đại lợi nhuận sẽ khơng có
hàm lợi nhuận vì điều kiện đủ của hàm lợi nhuận sẽ không thỏa mãn và do đó hàm cầu
lao động sẽ khơng tìm được.
Vì vậy trong thực nghiệm ước lượng hàm cầu lao động nói chung và cho ngành
cơng nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng, với giả thiết thị trường cạnh tranh hồn hảo
thì chỉ có hàm cầu có điều kiện các nhân tố vừa đúng về lý thuyết lại dễ trong thực
nghiệm. Do đó nghiên cứu này sử dụng hàm cầu có điều kiện các nhân tố của lao động

có dạng suy ra từ bài tốn đối ngẫu (cực tiểu chi phí) mà không dùng hàm cầu nhân tố
của lao động suy ra từ bài toán cực đại lợi nhuận để ước lượng mơ hình phân tích và dự
báo cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Dự báo được nhu cầu sử dụng lao động trong ngành chế biến thực phẩm thông
qua cách tiếp cận đối ngẫu.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Ước lượng được cầu lao động của các doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm bằng mô hình định lượng
- Dự báo được nhu cầu sử dụng lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, phương pháp đối
ngẫu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: dự báo cầu lao động ở các loại hình doanh nghiệp đối với
ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm;
- Phạm vi không gian: 63 tỉnh và thành phố.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2019 và dự báo 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này xuất phát từ cách tiếp cận đối ngẫu để xây dựng mơ hình cực
tiểu chi phí để giải tìm ra hàm chi phí và sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng để ước
lượng và dự báo cầu lao động.


4

Một số kỹ thuật sử dụng:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu trường hợp đối với chuyên gia từ các doanh
nghiệp, người lao động để tìm hiểu, phân tích sâu về ảnh hưởng, lý giải những tác động
tiềm năng đến sử dụng lao động.
- Nghiên cứu định lượng:
Phân tích thống kê để xem xét quy mơ và xu hướng lao động, lao động có kỹ
năng trong các ngành từ các nguồn số liệu sẵn có hoặc nguồn số liệu khảo sát.
Mơ hình cầu lao động được xây dựng từ cách tiếp cận đối ngẫu sẽ được sử dụng
để ước lượng mơ hình cầu lao động.
Phương pháp ước lượng được lựa chọn là phương pháp mô men tổng quát GMM
và hồi quy không gian với số liệu mảng sẽ giúp nghiên cứu ước lượng mơ hình cầu lao
động tốt hơn.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp về lý luận
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu thơng qua cực tiểu chi phí đã giải quyết
được vấn đề khơng có giá đầu ra trong bài toán cực đại lợi nhuận để đưa ra mơ hình
phân tích, dự báo cầu lao động với phương pháp ước lượng mơ hình mơ men tổng qt
GMM và mơ hình hồi quy khơng gian Durbin để khắc phục vấn đề nội sinh cũng như
giải thích ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của các yếu tố đến cầu lao động.
5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu
Một là, việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp ln có qn tính, nghĩa là việc
quyết định sử dụng lao động năm sau phụ thuộc rất mạnh vào số lao động đang sử dụng
năm hiện tại.
Hai là, giá vốn và cầu lao động trong ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm có
quan hệ bổ sung, nghĩa là khi giá vốn tăng thì cầu lao động ngành này sẽ tăng.
Ba là, nhu cầu lao động trong tương lai đối với ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm không chỉ chịu tác động trực tiếp từ nội tại các doanh nghiệp trong cùng tỉnh mà
còn chịu tác động gián tiếp từ các tỉnh lân cận như chi phí lao động, giá vốn, thay đổi
cơng nghệ hay sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
6. Bố cục của luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương, bao gồm:


5

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về cầu lao động
Chương 2: Phương pháp luận
Chương 3: Thực trạng cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
Chương 4: Phân tích, dự báo cầu lao động ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
Cuối cùng là các kết luận, kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CẦU
LAO ĐỘNG
1.1. Các nhân tố tác động đến cầu lao động
1.1.1. Giới thiệu
Theo mục tiêu và phạm vi của đề tài, cầu lao động được hiểu là số lượng lao
động mà người sử dụng lao động có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức tiền lương
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và những điều kiện nhất định.
1.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu lao động
Cầu lao động là đường sản phẩm doanh thu cận biên nên các yếu tố tác động đến
cầu lao động được xem xét ở ba khía cạnh: cầu sản phẩm của hàng hóa và dịch vụ, chi
phí vốn, chi phí lao động và tiến bộ khoa học cơng nghệ.
a. Ảnh hưởng từ cầu sản phẩm của hàng hóa và dịch vụ
Khi những yếu tố khác khơng đổi thì sự thay đổi cầu một loại sản phẩm đang
được sản xuất sẽ làm thay đổi cầu lao động theo cùng xu hướng. Vì khi nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng về một loại hàng hóa nào đó tăng, tức là cầu sản phẩm tăng, làm
cho giá sản phẩm có xu hướng tăng, dẫn đến giá trị sản phẩm biên tăng, làm tăng cầu

lao động. Ngược lại, khi cầu sản phẩm giảm, giá sản phẩm giảm, giá trị sản phẩm biên
giảm và cầu lao động cũng phải giảm.
b. Ảnh hưởng từ chi phí vốn
Vốn đầu tư chính là yếu tố quyết định đến sử dụng bao nhiêu lao động trong nền
kinh tế. Tích lũy tư bản bằng cách tăng đầu tư giảm tiêu dùng là nguồn gốc của tăng
trưởng kinh tế. Việc tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức lao động và tăng công cụ sản
xuất cả về số lượng và chất lượng, từ đó mở rộng sản xuất. Vốn đầu tư được đề cập đến
như là một trong bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất gồm đất đai, lao động,
vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
c. Ảnh hưởng từ chi phí lao động
Số lượng lao động được thuê phụ thuộc vào mức lương mà người sử dụng lao
động trả cho họ. Tiền lương giảm sẽ làm tăng cầu lao động và làm tăng hoặc giảm lượng
vốn. Ngược lại tiền lương tăng sẽ làm giảm cầu lao động.
d. Ảnh hưởng từ tiến bộ khoa học công nghệ
Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ có thể đánh giá một quy trình sản xuất
thuộc loại có hàm lượng vốn cao hoặc có hàm lượng lao động cao. Trong điều kiện các
yếu tố công nghệ, chi phí lao động và vốn khơng thay đổi, tác động của tăng trưởng kinh
tế sẽ làm tăng cầu lao động trên TTLĐ. Tuy nhiên, tác động của tiến bộ khoa học công
nghệ làm tăng NSLĐ dẫn đến tăng cầu lao động có CMKT và giảm cầu lao động giản
đơn.


7
e. Ảnh hưởng từ các yếu tố khác
Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động nói trên, các nhân tố phi kinh tế
như chế độ chính sách nhà nước, các chi phí điều chỉnh LLLĐ, cơ cấu ngành sản xuất
và mức cải cách,… cũng có mối tương tác với quá trình tăng trưởng kinh tế, tác động
đến cầu lao động và chi phối sự phân bổ các nguồn lực của xã hội và nền kinh tế.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về cầu lao động trong thực nghiệm
1.2.1 Các nghiên cứu lý thuyết liên quan

Lý thuyết sản xuất đưa ra nhiều mơ hình thay thế khác nhau để đại diện cho các
khả năng sản xuất. Yêu cầu dữ liệu của các mơ hình thay thế khác nhau: Các mơ hình
định hướng sản xuất trực tiếp tập trung vào số lượng đầu vào - đầu ra, trong khi các nhà
kinh tế thường thích nghiên cứu dữ liệu giá tiền, chi phí, doanh thu và / hoặc lợi nhuận.
Lý thuyết đối ngẫu về sản xuất cung cấp một khung tiên đề liên kết các mơ hình
thay thế theo một kiểu hệ thống, chặt chẽ. Một lực đẩy chính của Lý thuyết đối ngẫu đến
từ việc phân tích cầu đầu vào ( như lao động) và cung đầu ra bằng cách sử dụng các kết
quả nổi tiếng như bổ đề Hotelling, Roy và bổ đề Shephard.
1.2.2 Cách tiếp cận dự báo cầu lao động
Cách tiếp cận đối ngẫu sử dụng hàm cực tiểu chi phí để xây dựng hàm cầu lao
động. Trong thực nghiệm phần lớn các nghiên cứu không sử dụng ước lượng hàm cầu
lao động rút ra từ bài toán cực đại lợi nhuận. Vi đối với bài toán cực đại lợi nhuận, trên
thực tế không xác định được giá đầu ra do vậy thông thường các nghiên cứu phải giả
định doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo, khi đó giá đầu ra, giá đầu vào được giả định là
không đổi. Trong thực nghiệm, các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu, đó là bài
tốn cực tiểu chi phí để đưa ra hàm cầu lao động, khi đó cầu lao động khơng cịn bị phụ
thuộc vào giá của đầu ra. Bên cạnh phương pháp tiếp cận đối ngẫu, còn có nhiều cách
tiếp cận khác để xây dựng mơ hình dự báo cầu lao động.
1.2.3 Một số mơ hình dự báo cầu lao động được sử dụng trong nước
Mơ hình LOTUS
Mơ hình ILSSA-MS
Mơ hình IO mở rộng
Mơ hình hệ số kinh tế
Như vậy, về cơ bản, dự báo cầu lao động được thực hiện theo một số cách tiếp cận như:
i) Cách tiếp cận “Ngoại suy theo chuỗi thời gian”; ii) “Mức lao động từ dưới lên”; iii)
“Từ trên xuống”; iv) dựa trên tín hiệu thị trường; v) Cách tiếp cận dựa trên mơ hình hành
vi dựa trên số liệu vi mô.


8

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Mục tiêu của luận án là sử dụng cách tiếp cập đối ngẫu dự báo cầu lao động theo
nghĩa là từ lý thuyết kinh tế vi mô, đối ngẫu của hàm sản xuất là hàm chi phí. Từ hàm
cực tiểu chi phí nghiên cứu rút ra hàm cầu lao động. Do vậy, chương này sẽ trình bày
một số nội dung chính như: i) Cơ sở lý thuyết từ cơng nghệ sản xuất đến hàm chi phí rồi
hàm cầu lao động và dự bào; ii) phương pháp kinh tế lượng trong dự báo cầu lao động;
iii) Một số mơ hình ước lượng cầu lao động; iv) số liệu sử dụng để ước lượng mơ hình.
2.1 Cơ sở lý thuyết đối ngẫu về chỉ định hàm cầu lao động trong kinh tế lượng
2.1.1 Hàm sản xuất
Theo định nghĩa hàm sản xuất chính là mối liên hệ cơng nghệ biến đổi đầu vào
thành đầu ra. Các cơng nghệ có thể được biểu diễn khác nhau tùy thuộc vào các cơng
nghệ cụ thể, thí dụ như các cơng nghệ tuyến tính, cơng nghệ tuyến tính loga, cơng nghệ
phi tuyến. Trong các dạng hàm sản xuất thường gặp thì hàm sản xuất thuần nhất là hàm
sản xuất quan trọng.
2.1.2. Chi phí
Chi phí của cơng ty đối với đầu ra là chi tiêu mà nó phải thực hiện để có được các
nhân tố sử dụng để sản xuất đầu ra đó. Nếu mục tiêu của cơng ty là cực đại hố lợi
nhuận, cơng ty sẽ chọn kế hoạch sản xuất ít tốn phí nhất, hay cực tiểu hố chi phí, đối
với mọi mức đầu ra.
2.1.3. Đối ngẫu trong sản xuất
Trong điều kiện bình thường, có một sự đối ngẫu giữa sản xuất và chi phí. Các
bổ đề cho phép nhà kinh tế viết ra các hàm chi phí và hệ thống cầu đầu vào của chúng
và xác minh tính phù hợp của chúng với giả thuyết tối thiểu hóa chi phí.
2.1.4 Đối ngẫu trong sản xuất và hàm cầu lao động
2.1.4.1 Bài toán cực đại lợi nhuận và hàm cầu nhân tố lao động
Theo bài tốn cực đại lợi nhuận chỉ tìm được hàm lợi nhuận trong trường hợp
hiệu quả giảm theo quy mơ, khơng phù hợp với giả thiết về tính thuần nhất tuyến tính
của hàm sản xuất trong định lý Ơ Le. Đây chính là lý do lý thuyết khi giả thiết thị trương
cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả khơng đổi theo quy mơ thì ta khơng thể dùng hàm cầu
lao động từ bài toán cực đại lợi nhuận.

2.1.4.2 Bài tốn cực tiểu chi phí và hàm cầu có điều kiện đối với lao động
Chi phí tối thiểu cần thiết để đạt được mức sản lượng mong muốn sẽ phụ thuộc vào
véc tơ giá đầu vào w và sản lượng cần sản xuất y, cho nên ký hiệu là c(w,y). Hàm này
như định nghĩa là hàm chi phí. Hàm chi phí c(w,y) cho biết chi phí tối thiểu để sản xuất
y đơn vị sản lượng khi giá các nhân tố tương ứng là (w1,w2 ,...,wn). Điều kiện cấp hai


9
của bài toán cực tiểu ta thấy thỏa mãn các giả thiết mà phù hợp định lý Ơ le, như vậy
hàm cầu lao động là:
2.2 Ảnh hưởng của thay đổi giá đến cầu lao động
Đây chính là thay đổi trong chi phí biên theo giá nhân tố (vốn hoặc lao động) bằng độ
lớn của ảnh hưởng của giá nhân tố lên cầu nhân tố đó (vốn hoặc lao động).
2.3 Cơ sở lý thuyết dự báo cầu lao động
Đối với các mơ hình tuyến tính (tuyến tính loga) về cầu lao động, cách tiếp cận
kinh tế lượng đối với dự báo dựa trên cơ sở các phương trình dạng rút gọn.
Lt = L t-1 Π1 + zt*Π2 + ut.
Ở đây, L t là véc tơ của g biến nội sinh lao động của doanh nghiệp cần dự báo; zt là véc
tơ của k biến ngoại sinh; L t-1 các biến nội sinh trễ, zt là các biến xác định trước (biến
tiền định); ut là véc tơ g số hạng nhiều ngẫu nhiên.
Khi đã cho mơ hình kinh tế lượng, dưới dạng các phương trình dạng rút gọn, một
dự báo ngắn hạn của các giá trị mà tất cả các biến nội sinh nhận trong kỳ tiếp theo được
cho bằng:
(*)
2.4 Chỉ định kinh tế lượng
2.4.1. Mơ hình ước lượng cầu lao động của các doanh nghiệp dựa trên số liệu mảng
Ở nghiên cứu này, để khắc phục vấn đề đồng thời của các biến việc làm, sản
lượng, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM với số liệu mảng để giải thích
cho các đặc điểm kỹ thuật và thị trường khơng quan sát được mà bất biến theo thời gian.
Các hiệu ứng cố định theo thời gian sẽ kiểm soát được các biến thể theo thời gian của

lãi suất và các cú sốc kinh tế vĩ mô khác đối với tất cả các ngành thuộc ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm.
Mô hình chỉ định sử dụng trong nghiên cứu này như sau:
lnlit = β0 + β1lnlit-1 +β2lnlit-2 +β3lnwlit +β4lnwlit-1 +β5lnwkit +β6lnwkit-1 +β7lnyit
+β8lnyit-1 +β9lnyit-2 +β10TFPit +β11TFPit-1 +β11TFPit-2 +γ*year + ci +ut + εit.
Trong đó, chỉ số i và t là chỉ số của doanh nghiệp thứ i tại thời điểm t.
Biến lnl là logarit của số lao động trong doanh nghiệp; lnwl và lnwk lần lượt là logarit
của giá lao động và giá vốn của doanh nghiệp; lny là giá trị gia tăng, được tính theo
phương pháp thu nhập, của doanh nghiệp; TFP là biến đại diện cho thay đổi công nghệ,
được ước lượng từ số liệu của điều tra doanh nghiệp. Các biến này được sử dụng ở cả
dạng trễ một năm và trễ hai năm. Biến year được đưa vào mơ hình dưới dạng biến giả
để kiểm sốt tác động của các yếu tố vĩ mô.


10
2.4.2 Mơ hình kinh tế lượng khơng gian về cầu lao động
- Các hồi quy tuyến tính bội
- Kiểm định tự tương quan khơng gian
- Mơ hình trễ khơng gian
- Mơ hình sai số khơng gian
- Mơ hình Durbin khơng gian
2.5. Vấn đề ước lượng giá nhân tố
Biến xấp xỉ cho mức giá thực của vốn và tiền lương thực cho ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm là:

Như vậy để ước lượng được giá vốn và giá lao động cần ước lượng hàm sản xuất CobbDouglas với điều kiện hiệu quả khơng đổi theo quy mơ, sau đó 2 biến giá này được sử
dụng trong mơ hình ước lượng cầu lao động.
2.6. Số liệu sử dụng
- Số liệu điều tra doanh nghiệp của TCTK
- Số liệu điều tra lao động việc làm

2.7. Khung mơ hình dự báo cầu lao động bằng phương pháp đối ngẫu
Từ tổng quan nghiên cứu và phương pháp tiếp cận đối ngẫu cho hàm cầu lao động
cũng như phương pháp ước lượng, luận án đề xuất khung nghiên cứu và Tiêu chí đánh
giá trong mơ hình của dự báo.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2019
3.1 Thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm giai đoạn 2012-2019
3.1.1. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm
Năm 2019, cả nước có 9229 doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế
biến thực phẩm (CBTP), tăng 13,2% so với năm 2018. Giai đoạn 2012-2019, số doanh
nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP tăng từ 5762 doanh nghiệp năm 2012 lên
9229 doanh nghiệp năm 2019, đáp ứng nhu cầu sản xuất số doanh nghiệp tăng bình quân
mỗi năm khoảng 7,0%, tương ứng tăng 495 doanh nghiệp/năm. Xu hướng doanh nghiệp
hoạt động trong ngành sản xuất CBTP có nhiều thay đổi qua các năm, tốc độ tăng của
doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 2013-2014 và tăng ổn định giai đoạn 2016-2019.


11
Điều này phản ánh nhu cầu chế biến thực phẩm ở Việt Nam trong thời gian qua tương
đối cao.
Ngành sản xuất thực phẩm khác chiếm số lượng doanh nghiệp CNCB thực phẩm
nhiều nhất. Giai đoạn 2012-2019, số lượng doanh nghiệp tăng từ 1615 doanh nghiệp lên
3263 doanh nghiệp, bên cạnh đó, tốc độ tăng về số doanh nghiệp bình qn năm của
loại hình sản xuất này cũng đạt tốc độ tăng cao nhất, đạt 11,77%/năm. Tiếp đó là ngành
cơng nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản có số lượng doanh
nghiệp tăng từ 1215 doanh nghiệp lên 1563 doanh nghiệp. Ngược lại ngành sản xuất
dầu, mỡ động, thực vật có số lượng doanh nghiệp ít nhất, năm 2019 chỉ có 147 doanh
nghiệp. Số doanh nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tuy chỉ chiếm số lượng
doan nghiệp nhỏ nhưng trong giai đoạn này, tốc độ tăng của loại doanh nghiệp này
chiếm tỷ lệ rất cao, đạt 10,94%/năm.

3.1.2. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong ngành
sản xuất CBTP
Năm 2019, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong
ngành sản xuất CBTP của cả nước đạt 778 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2018.
Giai đoạn 2012-2019, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động
trong ngành sản xuất CBTP tăng từ 101 nghìn tỷ đồng năm 2012 lên 778 nghìn tỷ đồng
năm 2019, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp tăng bình quân mỗi
năm khoảng 36,8%, tương ứng tăng 97 nghìn tỷ đồng/năm. Xu hướng nguồn vốn cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP có nhiều
thay đổi qua các năm, tốc độ tăng của nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh tăng mạnh
trong giai đoạn 2015-2016 và ổn định giai đoạn 2017-2019. Điều này phản ánh hoạt
động đầu tư nguồn vốn cho việc trang bị máy móc và thiết bị vào năm 2016 nhằm tăng
năng suất và sản lượng của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất CBTP, đáp ứng nhu
cầu lương thực ngày càng tăng cao ở Việt Nam.
Giai đoạn 2012-2019, ngành sản xuất thực phẩm khác có nguồn vốn đầu tư cao
nhất. Năm 2019, mức vốn là 201,89 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,95% mức tổng vốn đầu tư.
Tốc độ tăng bình quân là 28,58%/năm. Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư trong toàn ngành CBTP
giảm từ 31,11% năm 2012 xuống 25,95% năm 2019 trong tổng mức vốn đầu tư. Tiếp
đó là ngành chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, với tổng mức vốn
đầu tư năm 2019 là 174,95 nghìn tỷ, đứng thứ hai trong tổng số vốn đầu tư, tốc độ tăng
bình quân giai đoạn này đạt 37,14%/năm. Ngành chế biến rau quả có tỷ lệ nguồn vốn
đầu tư tăng từ 5,36% năm 2012, lên 6,97% năm 2019, tương ứng đạt 54,26 nghìn tỷ năm
2019, ngành này có tốc độ tăng bình quân nguồn vốn cao nhất trong các ngành CBTP,
đạt tốc độ tăng 47,75%/năm. Ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt có


12
mức đầu tư thấp nhất, chỉ đạt 1,59% năm 2012 và 1,69% trong tổng mức vốn đầu tư
năm 2019, tương ứng tăng từ 1,6 nghìn tỷ lên 13,13 nghìn tỷ.
3.1.3. Doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP

Năm 2019, doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP
đạt 1200 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2018. Giai đoạn 2012-2019, doanh thu
của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP tăng từ 695 nghìn tỷ năm 2012
lên 1200 nghìn tỷ đồng năm 2019, kết quả sản xuất của doanh nghiệp tăng bình quân
mỗi năm khoảng 8,7%, tương ứng tăng 72 nghìn tỷ đồng/năm. Xu hướng doanh thu của
doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP có nhiều thay đổi qua các năm, tốc
độ tăng của doanh nghiệp tăng trong giai đoạn 2013-2017, giảm sâu vào năm 2018 và
phục hồi vào năm 2019. Điều này phản ánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp
trong ngành sản xuất CBTP ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều biến động.
Giai đoạn 2012-2019, ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản có
mức doanh thu cao nhất trong tồn ngành, doanh thu tăng từ 142,161 nghìn tỷ năm 2012
lên 311,535 nghìn tỷ năm 2019, tốc độ tăng bình quân mỗi năm đạt 12,05%/năm, tương
ứng tăng từ 20,46% năm 2012 lên 26,02% năm 2019. Ngành chế biến, bảo quản thuỷ
sản và các sản phẩm từ thuỷ sản có mức doanh thu đứng thứ hai, đạt 263,268 nghìn tỷ
năm 2019 chiếm tỷ lệ 21,99%, tốc độ tăng bình quân đạt 6,89%/năm. Giai đoạn 20122019 có sự chuyển dịch về cơ cấu doanh thu trong các ngành, ngành chế biến, bảo quản
thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; sản xuất thực phẩm
khác; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản có xu hướng tăng về tỷ trọng trong
các ngành vào năm 2019, ngược lại, các ngành khác có xu hướng giảm tỷ trọng trong
các ngành. Giai đoạn 2012-2019, ngành Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa có tốc độ
tăng bình quân cao nhất, đạt 13,8%/năm, ngành xay xát và sản xuất bột có tốc độ tăng
bình qn thấp nhất, đạt 3,08%/năm.
Chỉ số hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp
Mức hiệu quả cao nhất là 100% hay giá trị bằng 1, ngược lại mức hiệu quả thấp
nhất là 0. Kết quả bảng dưới cho thấy chỉ số mức hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp
thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn ở mức thấp, năm 2012 là 40%, tăng
cao nhất vào năm 2016 là 54% và giảm còn 45% vào năm 2019.
Năm 2019, chỉ số hiệu quả cao nhất ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước (49%),
tiếp đến là khu vực doanh nghiệp FDI (46%). Các doanh nghiệp có quy mơ lao động
càng lớn thì có mức hiệu quả càng lớn, ở doanh nghiệp siêu nhỏ là 43% và doanh nghiệp
lớn là 53%. Nhóm ngành có chỉ số hiệu quả kỹ thuật cao nhất là Xay xát và sản xuất bột

(49%) và Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (49%); thấp nhất ở
nhóm Chế biến và bảo quản rau quả (35%)


13
3.2. Thực trạng sử dụng số lượng lao động trong ngành sản xuất chế biến thực
phẩm
3.2.1 Số lao động trong ngành chế biến thực phẩm
Năm 2019, tổng số lao động trong ngành sản xuất CBTP đạt 1181 nghìn người,
giảm nhẹ hơn 20 nghìn người so với năm 2018. Giai đoạn 2012-2019, bình quân mỗi
năm lao động tăng thêm 8,9 nghìn người tương ứng gần 1,16%/năm. Tỷ lệ lao động
trong ngành sản xuất CBTP trong tổng số lao động đang làm việc trong khoảng từ 1,9%2,2%. Điều này phản ánh cơ hội việc làm cho lao động trong ngành sản xuất CBTP ở
Việt Nam trong thời gian qua tương đối thấp.
Theo nhóm ngành thuộc CNCB thực phẩm, ngành chế biến, bảo quản thuỷ sản
và các sản phẩm từ thuỷ sản tập trung nhiều lao động nhất, tương ứng chiếm 34,42%
tổng số lao động năm 2019. Sau đó đến ngành sản xuất sản phẩm khác, số lao động
chiếm 27,82% tổng số lao động (2019). Giai đoạn 2012-2019, cơ cấu lao động theo
nhóm ngành thuộc CNCB thực phẩm cũng có sự chuyển biến đáng kể. Xu hướng tăng
tỷ trọng lao động trong ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; ngành chế
biến sữa và các sản phẩm từ sữa; ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
Các ngành cịn lại có xu hướng giảm về cơ cấu tỷ trọng lao động.
3.2.2 Tiền lương của người lao động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm
Năm 2019, tiền lương bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong
ngành sản xuất CBTP đạt 10 triệu/tháng, tăng 6% so với năm 2018. Giai đoạn 20122019, thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng hưởng lương trong ngành sản
xuất CBTP tăng khá nhanh, từ 4,3 triệu/tháng năm 2012 lên 10 triệu/tháng năm 2019,
tốc độ tăng bình qn trong giai đoạn này là 12,9%/năm.
Xét theo nhóm ngành thuộc ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm, có thể thấy
năm 2019 tiền lương bình quân tháng cao nhất ở nhóm Chế biến sữa và các sản phẩm
từ sữa; thấp nhất ở nhóm Xay xát và sản xuất bột và Chế biến và bảo quản rau quả.
3.3. Đánh giá thực trạng công tác dự báo thị trường lao động Việt Nam

3.3.1 Thực trạng về công tác dự báo
Hiện nay do không tổ chức thành các đơn vị (Trung tâm, Viện) có chức năng
chun về phân tích, dự báo thơng tin TTLĐ nên công tác đào tạo, nâng cao năng lực
cho cán bộ chuyên làm dự báo TTLĐ hạn chế. Đánh giá chung cho thấy, thiếu các cán
bộ ở các cơ quan, tổ chức làm công tác dự báo thông tin TTLĐ.
3.3.2 Hệ thống cơ sở dữ liệu
Hệ thống chỉ tiêu quốc gia về TTLĐ được quy định tại Nghị định số 97/2016/QĐCP ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Nguồn thông tin TTLĐ hiện được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.


14
- Điều tra Lao động-Việc làm:
- Điều tra Doanh nghiệp của TCTK:
- Điều tra Mức sống hộ gia đình của TCTK:
- Điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình
Doanh nghiệp của Bộ LĐTBXH
- Hệ thống ghi chép cung cầu lao động:
- Hệ thống thông tin từ các trung tâm dịch vụ việc làm:
- Thông tin thu thập được (dưới dạng các ấn phẩm hoặc trên các trang thông tin
điện tử) từ các cơ quan/tổ chức khác (ILO, WB, Navigos, Manpower....)
CHƯƠNG 4. DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM Ở VIỆT NAM
4.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và cầu lao động
Quan hệ giữa giá trị gia tăng và số lao động: có mối quan hệ chặt chẽ và cùng
chiều giữa giá trị gia tăng và số lượng lao động.
Tương quan giữa trị giá vốn (lnk) và lao động (lnl): giữa trị giá vốn và lao động
cũng có quan hệ cùng chiều, khi lượng vốn tăng thì nhu cầu sử dụng lao động vẫn tăng.
Quan hệ giữa giá lao động và số lượng lao động: một là tiền lương bình qn có
quan hệ cùng chiều với lao động, hai là có quan hệ ngược chiều.
Quan hệ giữa giá vốn và số lượng lao động: Giá vốn tăng khi đó nhu cầu về vốn

cho đầu tư sản xuất giảm xuống dẫn đến cầu lao động giảm,
Quan hệ giữa TFP và số lượng lao động: Theo lý thuyết thì thay đổi cơng nghệ sẽ
tác động làm giảm lao động, thay thế lao động giản đơn.
4.2 Bối cảnh dự báo cầu lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
4.2.1 Bối cảnh phát triển kinh tế
Một số xu hướng phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành trong nền
kinh tế nói chung và ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng.
Một là, Cách mạng Cơng nghiệp 4.0
Thứ hai, Kinh tế số và kinh tế chia sẻ
Thứ ba, Tham gia hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương
4.2.2 Xu hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội.
Ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm cịn nhiều dư địa để phát triển trong thời
gian tới, khi nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế ngày càng cao. Tuy nhiên, công


15
nghệ chế biến của nhiều doanh nghiệp cịn thơ sơ, chưa đóng góp nhiều vào giá trị gia
tăng, chưa chuyển biến nhiều về chất lượng sản phẩm. Công nghiệp chế biến chỉ dừng
lại ở cung cấp các sản phẩm thô và chưa tạo được giá trị gia tăng. Bên cạnh đó chi phí
đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại cao khiến giá thành không cạnh tranh.
4.3 Ước lượng mơ hình dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu
Phần này báo cáo ước lượng mơ hình cầu lao động mà được xây dựng dựa trên cách tiếp
cận đối ngẫu. Mơ hình ước lượng được thực hiện trên 2 cấp độ:
4.3.1 Dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu ở cấp Tỉnh
4.3.1.1 Kết quả dự báo bằng phương pháp GMM
Mơ hình ước lượng có dạng:
lnlit = β0 + β1lnlit-1 +β2lnlit-2 +β3lnwlit +β4lnwlit-1 +β5lnwkit +β6lnwkit-1 +β7lnyit

+β8lnyit-1 +β9lnyit-2 +β10TFPit +β11TFPit-1 +β11TFPit-2 +β12fdiit +β13fdiit-1 +β14fdiit-2
+γ*year + ci +ut + εit.
Bảng 4.5 Ước lượng cầu lao động ngành chế biến thực phẩm bằng GMM
Tên biến

Giải thích biến

Mơ hình

L.lnl

Biến trễ 1 năm của logarit(lao động)

L2.lnl

Biến trễ 2 năm của logarit(lao động)

lnwl

Biến logarit của giá lao động

L.lnwl

Biến trễ 1 năm của logarit(giá lao động)

lnwk

Biến logarit của giá vốn

L.lnwk


Biến trễ 1 năm của logarit(giá vốn)

lny

Biến logarit của giá trị gia tăng

L.lny

Biến trễ 1 năm của logarit(giá trị gia tăng)

L2.lny

Biến trễ 2 năm của logarit(giá trị gia tăng)

0.189**
(0.078)
0.010
(0.050)
-0.076**
(0.033)
0.079***
(0.020)
0.220***
(0.074)
0.049
(0.070)
0.592***
(0.056)
-0.088

(0.062)
-0.022
(0.014)


16
TFP_

Năng suất các nhân tố tổng hợp

L.TFP_

Biến trễ 1 năm của TFP

L2.TFP_

Biến trễ 2 năm của TFP

fdi
L.fdi
L2.fdi
Kiểm soát biến Year
Observations
Number of tinh

-0.546***
(0.048)
0.098*
(0.052)
0.004

(0.031)
0.001
(0.001)
-0.002**
(0.001)
0.000
660
60

Robust standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
4.3.1.2 Kết quả dự báo cầu lao động bằng mô hình hồi quy khơng gian
Phân tích mơ hình Durbin khơng gian
Tác động của giá lao động: Kết quả ước lượng cho thấy hệ tổng tác động là -0,131,
tác động trực tiếp là -0,119 và tác động gián tiếp là -0,013. Điều này phản ánh khi giá
tiền lương của tỉnh tăng lên 1% thì cầu về lao động ngành chế biến thực phẩm của địa
phương đó giảm 0,119% và khi giá tiền lương bình quân của tỉnh lân cận tăng lên 1%
thì cầu lao động của địa phương cụ thể giảm 0,013%, tổng tác động của tiền lương đến
cầu lao động là -0,131%. tiền lương làm giảm cầu lao động.
Tác động của giá vốn: Hệ số ước lượng tổng tác động của giá vốn (lnwk) là 0,082
có ý nghĩa thống kê, tương tự như mơ hình GMM giá vốn tăng có tác động làm tăng cầu
lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, trong đó 1% tăng lên của giá vốn của
địa phương cụ thể sẽ tác động làm tăng 0,074% cầu lao động của địa phương đó (tác
động trực tiếp) và nếu giá vốn của địa phương lân cận tăng 1% cầu lao động của địa
phương cụ thể tăng 0,008%.
Tác động giá trị gia tăng: Hệ số ước lượng tổng tác động của giá trị gia tăng lny
có ý nghĩa thống kê, và trong mức tác động này chủ yếu là từ tác động trực tiếp, cụ thể
nếu giá trị gia tăng tăng thêm 1% thì cầu lao động tăng 0,761%. Trong đó tác động trực
tiếp từ chính địa phương cụ thể là 0,688% khi giá trị gia tăng của địa phương đó tăng



17
thêm 1% và tác động gián tiếp là 0,073% khi giá trị gia tăng của địa phương lân cận tăng
thêm 1%.
Tác động của TFP: Tổng tác động của thay đổi cơng nghệ đến cầu lao động là 0,715, trong đó hệ số tác động trực tiếp là -0,646 và tác động gián tiếp là -0,069. Điều
này cho thấy thay đổi công nghệ sẽ dẫn đến giảm lao động do doanh nghiệp đổi mới sản
xuất, tăng năng suất. Nếu chỉ số TFP của một địa phương cụ thể tăng thêm 1 đơn vị thì
cầu lao động của địa phương đó giảm 0,646% (tác động trực tiếp) và nếu địa phương
lân cận cải thiện TFP thêm 1 đơn vị thì tác động làm giảm 0,069% cầu lao động của địa
phương cụ thể.
Tác động của FDI: Tác động của FDI đến cầu lao động trong ngành cũng chưa
rõ ràng, kết quả này khá tương đồng với kết quả ước lượng mơ hình GMM, tuy nhiên
xét ở độ tin cậy 90% thì có bằng chứng cho thấy tác động tăng vốn đầu tư của doanh
nghiệp FDI đến giảm cầu lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Dự báo cầu lao động ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đến năm 2025
Nhìn chung xu hướng tăng cầu lao động ngành CNCB thực phẩm đến năm 2025
có sự cách biệt lớn giữa kịch bản trung bình và kịch bản cao và cao hơn so với kết quả
từ mơ hình GMM. Điều này có thể thấy do có sự khác biệt lớn về hệ số của biến lny
giữa 2 mơ hình, bên cạnh đó là sự khác biệt về đặc điểm của 2 mơ hình GMM và SDM.
Cầu lao động ngành CNCB thực phẩm đến năm 2025 ở kịch bản trung bình là
820 nghìn người, kịch bản thấp là 656 nghìn người và kịch bản cao là 1.281 nghìn người,
so với năm 2021 thì tốc độ tăng việc làm bình quân theo các kịch bản tương ứng là 5,9%;
4,2% và 8,9%. Kết quả này cao hơn so với kết quả dự báo từ mơ hình GMM.
4.3.2 Dự báo cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu ở cấp doanh nghiệp
Nghiên cứu ước lượng mơ hình GMM với biến công cụ là biến trễ của các biến
độc lập và lựa chọn phương sai mạnh, do vậy sẽ không xét đến kiểm định Sargan mà
chỉ xem đến kiểm định tự tương quan do Arellano-Bond đề xuất.
Ảnh hưởng của biến trễ về lao động: Khơng có bằng chứng cho thấy biến trễ 1
năm của lao động, hay số lao động của năm trước, tác động đến số lao động sử dụng ở
năm sau đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

và thuỷ sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ
thịt và nhóm ngành CNCB thực phẩm (gộp). Tuy nhiên có tác động cùng chiều ở các
nhóm Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (hệ số 0,194); Sản xuất
dầu, mỡ động, thực vật (0,310); Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa (0,278); Xay xát
và sản xuất bột (0,231) và Sản xuất thực phẩm khác (0,173).
Đối với biến trễ 2 năm, có tác động ngược chiều đến cầu lao động ở nhóm ngành
CNCB thực phẩm và chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm ngành Chế biến và bảo quản rau


18
quả (hệ số -0,069), cịn lại khơng có bằng chứng cho thấy có tác động ở các nhóm ngành
cịn lại. Như vậy dường như các ngành thuộc nhóm ngành CNCB thực phẩm dường như
ít chịu ảnh hưởng bởi số lao động mà doanh nghiệp đã sử dụng cách đó 2 năm.
Ảnh hưởng của biến tiền lương: quan hệ giữa tiền lương và cầu lao động là ngược
chiều, điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế, khi tiền lương tăng thì cầu lao động
giảm. Cụ thể, hệ số ước lượng của biến tiền lương đối với mơ hình chung là -0.130, cho
thấy nếu tiền lương thực tế tăng 1% thì cầu lao động trong nhóm ngành CNCB thực
phẩm giảm 0,13%. Hệ số tác động này có ý nghĩa thống kê đối với các ngành như: Chế
biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Sản
xuất dầu, mỡ động, thực vật; Xay xát và sản xuất bột; Sản xuất thực phẩm khác; Sản
xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Tuy nhiên nhiên hệ số tác động khác nhau
(xem bảng 4.14) cũng dẫn đến kết quả dự báo khác nhau đối với cầu lao động trong các
ngành. Nhìn chung khơng có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng trễ 1 năm của biến tiền
lương đến cầu lao động, ngoại trừ 2 nhóm ngành là Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
(-0,107) và Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản (-0,086).
Ảnh hưởng của giá vốn: có quan hệ cùng chiều với cầu lao động, hay nói cách khác
giá vốn và cầu lao động có quan hệ bổ sung, khi giá vốn tăng làm cho chi phí sử dụng
vốn trở lên đắt đỏ hơn, dẫn đến doanh nghiệp có xu hướng sử dụng thêm lao động hay
vốn và lao động có quan hệ thay thế. Mức tác động chung của giá vốn đến cầu lao động
là 0,438, nghĩa là khi giá vốn tăng thêm 1% thì cầu lao động ngành CNCB thực phẩm

tăng thêm 0,438%, mức độ tác động lớn nhất là ở ngành Sản xuất dầu, mỡ động, thực
vật (hệ số 0,698). Giá vốn trễ một năm dường như không ảnh hưởng đến cầu lao động
của ngành CNCB thực phẩm, ngoại trừ 2 nhóm ngành Chế biến sữa và các sản phẩm từ
sữa và Xay xát và sản xuất bột.
Tác động của đầu ra sản xuất: có tác động cùng chiều đến cầu lao động trong ngành
nói chung và trong các ngành thuộc nhóm CNCB thực phẩm nói riêng. Hệ số ước lượng
là 0,235 cho thấy khi giá trị gia tăng tăng thêm 1% thì cầu lao động tăng 0,235%. Hệ số
này cao hơn ở nhóm ngành như Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản (0,312);
Chế biến và bảo quản rau quả (0,292); Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa (0,257). Giá
trị đầu ra ở trễ 1 năm và 2 năm có tác động đến cầu lao động, hệ số ước lượng lần lượt
là 0,041 và 0,034 khá nhỏ so với tác động của năm hiện tại. Tác động của các biến trễ
không rõ ràng giữa các ngành thuộc ngành CNCB thực phẩm.
Tác động của thay đổi công nghệ: Kết quả ước lượng cho thấy hệ số biến TFP mang
dấu âm cho thấy xu hướng thay đổi công nghệ sẽ làm giảm cầu lao động trong ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm.


19
Kết quả dự báo từ mơ hình đối ngẫu với số liệu cấp doanh nghiệp
Bảng 4.15 Dự báo lao động theo nhóm ngành CNCB thực phẩm
2021
Tổng số (đơn vị: người)
553,191
Chế biến, bảo quản thịt và các
sản phẩm từ thịt
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và
các sản phẩm từ thuỷ sản
Chế biến và bảo quản rau quả
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
Chế biến sữa và các sản phẩm từ

sữa
Xay xát và sản xuất bột

22,118

183,985

563,23
558,191 7

2024

2025

568,32
8

573,46
5

23,882

24,632

25,246

174,45
179,551 3

168,61

3

161,94
7

23,034

37,837

34,723

31,698

28,756

11,316

15,464

21,040

28,476

38,300

29,344

31,657

34,002


36,330

38,575

32,805

31,822

30,732

29,524

28,187

158,48
158,424 7

157,72
1

155,97
6

85,918

91,332

96,478


157,664

Cơ cấu (đơn vị: %)

2023

41,048

Sản xuất thực phẩm khác
Sản xuất thức ăn gia súc, gia
cầm và thuỷ sản

2022

74,909

80,402

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Chế biến, bảo quản thịt và các
sản phẩm từ thịt


4.00

4.13

4.24

4.33

4.40

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và
các sản phẩm từ thuỷ sản

33.26

32.17

30.97

29.67

28.24

Chế biến và bảo quản rau quả

7.42

6.78


6.16

5.58

5.01

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

2.05

2.77

3.74

5.01

6.68

Chế biến sữa và các sản phẩm từ
sữa

5.30

5.67

6.04

6.39

6.73


Xay xát và sản xuất bột

5.93

5.70

5.46

5.19

4.92

Sản xuất thực phẩm khác

28.50

28.38

28.14

27.75

27.20

Sản xuất thức ăn gia súc, gia
cầm và thuỷ sản

13.54


14.40

15.25

16.07

16.82


20


21
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1 Một số kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận án từ cơ sở lý thuyết đến kết quả ước lượng mơ hình
đã đưa ra một số kết quả như sau:
Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Một là, đã trình bày khái niệm cầu lao động.
Hai là, cách tiếp cận để dự báo cầu lao động như phương pháp tiếp cận yêu cầu
nguồn nhân lực dựa vào các mục tiêu kinh tế, chẳng hạn như đường tăng trưởng của nền
kinh tế, các yêu cầu lao động về các ngành nghề và trình độ khác nhau đã được đặt ra;
dự báo thị trường lao động dựa trên các mơ hình kinh tế lượng vĩ mô.
Ba là, nghiên cứu đã tổng quan về một số mơ hình dự báo ở quốc tế như: Mơ hình
COPS đã được sử dụng ở Canada; Dự báo việc làm của Hoa Kỳ-Mơ hình BLS; Mơ hình
dự báo của thị trường lao động Hà Lan (ROA); Mơ hình dự báo của Đức; Mơ hình dự
báo cung cầu lao động của Hàn Quốc; Mơ hình dự báo của Thụy Điển.
Bốn là, một số mơ hình dự báo cầu lao động được sử dụng trong nước như: Mơ
hình LOTUS; Mơ hình phân tích TTLĐ Việt Nam và mơ phỏng vi mô ILSSA-MS được
xây dựng dựa trên lý thuyết của mô hình ORANI-G; Mơ hình IO mở rộng, dựa trên nền

tảng của mơ hình IO, mơ tả sự liên kết giữa các ngành kinh tế trong q trình sản xuất
thơng qua các yếu tố đầu vào (vốn và lao động), các chi phí trung gian với các đầu ra.
Năm là, đối với các nghiên cứu mơ hình cầu lao động từ số liệu vi mơ bắt đầu từ
bài tốn cực đại lợi nhuận để tìm được hàm cầu lao động phụ thuộc vào giá đầu vào và
giá đầu ra. Nhưng cũng có nghiên cứu ước lượng hàm cầu lao động từ bài tốn cực tiểu
chi phí, khi đó hàm cầu có điều kiện của lao động phụ thuộc vào đầu ra và giá nhân tố.
Sáu là, trong nghiên cứu thực nghiệm thì ước lượng hàm cầu từ bài tốn cực tiểu
sẽ khả thi hơn. Nếu giả thiết cạnh tranh hoàn hảo, hàm thuần nhất tuyến tính thì giá nhân
tố hồn tồn có thể xấp xỉ được nhờ sử dụng ước lượng hàm sản xuất và dùng định lý
Ơ-Le về hàm thuần để tính ra giá nhân tố đầu vào, do vậy cầu lao động được xây dựng
hàm chi phí sẽ khả thi hơn.
Bảy là, luận án đã đưa ra cách tiếp cập đối ngẫu của bài toán cực đại lợi nhuận là
cực tiểu chi phí để đưa ra mơ hình cầu lao động. Trên cơ sở hàm cầu lao động rút ra
được, nghiên cứu đưa ra phương pháp tiếp cận để dự báo đó là dựa vào các biến ngoại
sinh trong mơ hình và dựa vào dự đốn về sai số của mơ hình trong kỳ dự báo để dự báo
cho biến phụ thuộc là cầu lao động.
Tám là, nghiên cứu đã đề xuất sử dụng phương pháp ước lượng mô men tổng
quát (GMM) và hôi quy không gian Durbin cho cầu lao động ngành CNCB thực phẩm.


22
Về kết quả thực trạng cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm ở Việt
Nam giai đoạn 2012-2019, một số kết quả đã chỉ ra như sau:
Một là, sự phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong một số ngành thuộc
ngành CBTP có xu hướng tăng nhanh như chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; chế biến
thực phẩm khác.
Hai là, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong
ngành sản xuất CBTP của cả nước tăng 8,5% so với năm 2018. Khu vực ngoài nhà nước
tập trung nhiều lượng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động
trong ngành sản xuất CBTP.

Ba là, doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất CBTP tăng
bình quân mỗi năm khoảng 8,7%.
Bốn là, hiệu quả kinh tế kỹ thuật, chỉ số mức hiệu quả kỹ thuật của các doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn ở mức thấp, năm 2012 là 40%,
tăng cao nhất vào năm 2016 là 54% và giảm còn 45% vào năm 2019.
Năm là, sử dụng lao động trong doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm
có xu hướng tăng. Giai đoạn 2012-2019, cơ cấu lao động theo nhóm ngành thuộc CNCB
thực phẩm chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành sản xuất thức ăn
gia súc, gia cầm và thủy sản; ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; ngành chế
biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
Sáu là, tiền lương bình quân tháng của người lao động, tăng khá nhanh, mức
cao chủ yếu khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ln có mức thu nhập bình qn tháng
cao hơn so với các loại hình sở hữu khác; cao nhất ở nhóm Chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa; thấp nhất ở nhóm Xay xát và sản xuất bột và Chế biến và bảo quản rau
quả.
Về kết quả phân tích và dự báo mơ hình cầu lao động
Luận án đã ước lượng mơ hình cầu lao động dựa trên cách tiếp cận đối ngẫu đối
với ngành chế biến thực phẩm bằng phương pháp GMM (ở cấp tỉnh và cấp doanh
nghiệp) và hồi quy Durbin không gian (ở cấp tỉnh).
Kết quả ước lượng bằng mơ hình cầu lao động theo phương pháp GMM ở cấp
Tỉnh cho thấy:
- Tác động của số lượng lao động thời kỳ trước: Số lao động năm trước trong
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có tác động đến số lao động trong ngành này ở
năm hiện tại, tuy nhiên số lao động ở năm càng xa hiện tại thì khơng có bằng chứng cho
thấy có tác động. Việc sử dụng lao động năm nay phụ thuộc quán tính vào số lao động
sử dụng năm trước, kết quả này cho thấy nếu số lao động sử dụng năm trước mà cao thì
số lao động sử dụng của năm sau cũng sẽ cao.


23

- Tác động của giá lao động: Chi phí tiền lương tăng thì cầu lao động giảm, khi
giá hàng hóa tăng thì cầu giảm. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy giá lao động trễ một
năm và cầu lao động có quan hệ cùng chiều, điều này phản ánh dù chi phí lao động tăng
thì cầu lao động giảm nhưng nhu cầu sử dụng vẫn tăng ở năm tiếp theo.
- Tác động của giá vốn: giá vốn tăng có tác động làm tăng cầu lao động ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm, điều này có thể giải thích khi giá vốn tăng thì làm cho
doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, giảm đầu tư vào máy móc thiết bị, do vậy doanh
nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn so với việc đầu tư vào máy móc thay
thế lao động.
- Tác động giá trị gia tăng: Hệ số ước lượng của giá trị gia tăng lny có ý nghĩa
thống kê, các biến trễ khơng có ý nghĩa thống kê, kết quả cho thấy cầu về hàng hóa đối
với sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng kéo theo tăng nhu cầu sử
dụng lao động do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
- Tác động của TFP: thay đổi công nghệ sẽ dẫn đến giảm lao động do doanh
nghiệp đổi mới sản xuất, tăng năng suất do vậy lao động giảm. Tuy nhiên khi doanh
nghiệp thay đổi cơng nghệ và phát triển ổn định thì thường sẽ mở rộng quy mô sản xuất
để tận dụng tính quy mơ kinh tế, do vậy cầu lao động trong ngành này tăng (hệ số trễ
một năm dương).
- Tác động của FDI: Tác động của FDI đến cầu lao động trong ngành cũng chưa
rõ ràng, tuy nhiên có bằng chứng cho thấy tác động của năm trước, nghĩa là việc tăng
vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI năm nay có thể tác động giảm cầu lao động ngành
cơng nghiệp chế biến thực phẩm nói chung.
- Tác động của xu thế thời gian: xu hướng sử dụng lao động ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm tăng nhanh qua các năm, đây cũng là căn cứ quan trọng để giúp
nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng lao động đến năm 2025.
Phân tích dự báo cầu lao động từ mơ hình Durbin không gian:
- Tác động của giá lao động: Tác động trực tiếp của giá tiền lương mạnh hơn gấp
10 lần so với tác động tiếp, tổng tác động của giá tiền lương đến cầu lao động là -0,131%.
- Tác động của giá vốn cùng chiều đến cầu lao động: 1% tăng lên của giá vốn của
địa phương cụ thể sẽ tác động làm tăng 0,074% cầu lao động của địa phương đó và nếu

giá vốn của địa phương lân cận tăng 1% cầu lao động của địa phương cụ thể tăng
0,008%.
- Tác động giá trị gia tăng làm tăng cầu lao động: nếu giá trị gia tăng tăng thêm
1% thì cầu lao động tăng 0,761%. Trong đó tác động trực tiếp là 0,688% và tác động
gián tiếp là 0,073%
Tác động của TFP ngược chiều đếu cầu lao động: Tổng tác động của thay đổi
công nghệ đến cầu lao động là -0,715, trong đó hệ số tác động trực tiếp là -0,646 và tác
động gián tiếp là -0,069.


24
Tác động của FDI: ở độ tin cậy 90% thì có bằng chứng cho thấy tác động tăng
vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI đến giảm cầu lao động ngành cơng nghiệp chế biến
thực phẩm.
Từ mơ hình GMM: đến năm 2025 ở kịch bản trung bình là 635 nghìn người, kịch
bản thấp là 534 nghìn người và kịch bản cao là 876 nghìn người, so với năm 2021 thì
tốc độ tăng việc làm bình quân theo các kịch bản tương ứng là 2%; 1,6% và 2,7%.
Từ mơ hình SDM: đến năm 2025 ở kịch bản trung bình là 820 nghìn người, kịch
bản thấp là 656 nghìn người và kịch bản cao là 1.281 nghìn người, so với năm 2021 thì
tốc độ tăng việc làm bình quân theo các kịch bản tương ứng là 5,9%; 4,2% và 8,9%.
Kết quả ước lượng bằng mơ hình cầu lao động theo phương pháp GMM ở
cấp doanh nghiệp như sau:
Một là, chưa có bằng chứng cho thấy tác động quán tính từ số lao động của năm
trước đến số lao động sử dụng ở năm sau đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
như Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; Chế biến và bảo quản rau quả;Chế
biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
Hai là, nhìn chung cũng giống như các nghiên cứu khác thì tiền lương có tác động
làm giảm cẩu lao động trong ngành CNCB thực phẩm, tiền lương bình quân trên thị
trường ở thời điểm trễ một năm không ảnh hưởng đến cầu lao động trong ngành CNCB
thực phẩm.

Ba là, giá vốn và cầu lao động có quan hệ bổ sung hay vốn và lao động có quan
hệ thay thế.
Bốn là, giá trị gia tăng của các ngành thuộc CNCB thực phẩm tác động cùng
chiều đến cầu lao động, và có tác động trễ một năm và hai năm của giá trị gia tăng đến
cầu lao động nhưng mức độ tác động nhỏ hơn so với năm hiện tại.
Năm là, thay đổi cơng nghệ có xu hướng làm giảm cầu lao động trong ngành
CNCB thực phẩm.
5.2 Đề xuất một số kiến nghị
Một là, trong trường hợp số liệu khơng đầy đủ thì nên sử dụng cách tiếp cận đối
ngẫu để xây dựng mơ hình cầu lao động cho các ngành kinh tế ở Việt Nam, điều này
phù hợp cả về lý thuyết và tính sẵn có của số liệu.
Hai là, để đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm thì cần có kế hoạch giữ lại lao động có trình độ trong thời điểm cầu lao động
thấp hoặc tuyển dụng lao động mới trong thời điểm cầu lao động cao. Cần có chính sách
phát triển ngành CNCB thực phẩm để tạo ra nhiều việc làm và việc làm có năng suất
trong nền kinh tế.
Ba là, do có sự tác động trực tiếp từ các yếu tố nội tại các tỉnh vì vậy các tỉnh
thành phố đặc biệt là các tỉnh lân cận cần liên kết, phối hợp với nhau trong thu hút đầu
tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cải cách các thủ tục hành chính để đem lại hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh từ đó sẽ tạo thêm việc làm trong nền kinh tế.


25
Bốn là, do yếu tố công nghệ, giá lao động có tác động làm giảm cầu lao động vì
vậy cần có sự nghiên cứu và xem xét những lợi ích và thiệt hại của xã hội khi điều chỉnh
chính sách tiền lương và đầu tư thay đổi công nghệ.
Năm là, đối với chủ sử dụng lao động hoặc đại diện cho hiệp hội doanh nghiệp
chế biến thực phẩm có nhận thức về việc tăng chi phí lao động là điều tất yếu để có kế
hoạch sử dụng lao động hiệu quả.
Sáu là, đối với nhà nghiên cứu: Tiếp tục phân tích xu hướng lao động có kỹ năng

cho ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm; Cập nhật mơ hình và dự báo khi có dữ liệu
mới.
Bảy là, đối với các cơ quan chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần tăng
cường chất lượng cán bộ làm công tác dự báo cầu lao động.
5.3 Hạn chế của luận án
Mặc dù đã được thực hiện với sự cố gắng rất lớn của nghiên cứu sinh, song luận
án vẫn tồn tại một số hạn chế và có thể có những khiếm khuyết nhất định, cụ thể như
sau:
Mơ hình nghiên cứu dựa vào ma trận trọng số không gian tiếp giáp bậc một vì vậy
để có kết quả tốt hơn cần sự so sánh các mơ hình với nhiều loại ma trận trong số không
gian khác nhau nhằm lựa chọn được ma trận trong số khơng gian phù hợp nhất.
Mơ hình cũng chưa thể hiện được yếu tố của thương mại quốc tế, thực tiễn cho
thấy ngành CNCB thực phẩm tham gia vào chuỗi xuất khẩu rất lớn ở Việt Nam, tuy
nhiên mơ hình này khơng đi vào phân tích ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến cầu
lao động.
Dữ liệu cần thiết khơng có sẵn ở dạng phù hợp hoặc có chất lượng không tốt. Hầu
hết các dự báo cho biến độc lập của mơ hình dựa trên phép ngoại suy từ các xu hướng
trong quá khứ.
Thiếu kịch bản dự báo từ thực tiễn của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội có thể làm thay đổi chiến lược phát triển ngành.
Bên cạnh đó những rủi ro về kinh tế trong tương lai không được xác định trong các
mơ hình phân tích và dự báo.
5.4 Đề xuất một số hướng nghiên cứu mở rộng
- Nghiên cứu vai trị và những đóng góp của ngành chế biến thực phẩm trong tăng
trưởng kinh tế và an sinh xã hội nơng thơn ở Việt Nam.
- Phân tích cơ hội việc làm bền vững trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
trong bối cảnh thay đổi khoa học cơng nghệ.
- Cầu về nhân lực trình độ cao đối với ngành chế biến thực phẩm, nhu cầu về kỹ
năng của lao động.



×