Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thiết kế sách thiếu nhi về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.3 MB, 46 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

MỤC LỤC

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

1

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam là một
quốc gia mang trong mình một nền văn hoá lớn, đẹp đẽ và độc đáo. Văn hoá Việt
Nam gắn liền với văn minh lúa nước vì vậy nó rất chất phác, đơn sơ, giản dị, gần
gũi nhưng không kém phần tinh tế. Những nét văn hoá ấy được lưu truyền và gìn
giữ qua bao đời. Một trong những viên ngọc quý của văn hoá Việt Nam là các ngày
Tết cổ truyền. Tết cổ truyền dân tộc không chỉ là nét văn hóa mà là vốn văn hóa quý
giá được cha ơng gây dựng; bởi vì ngày Tết chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, có những
điều đẹp đẽ, nghĩa tình và thiêng liêng. Từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng
những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ
qua bốn mùa xn-hạ-thu-đơng …


Tết cịn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội;
giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa
xóm làng …
Nhưng những giá trị lớn lao ấy đang dần phai nhạt khi xã hội ngày càng phát
triển và hội nhập. Vì vậy tơi muốn góp phần gìn giữ và bảo tồn một nét văn hoá cao
đẹp ấy bằng cách đưa vào quyển sách thiếu nhi qua những trang minh họa mang âm
hưởng dân gian về đề tài “Các ngày Tết cổ truyền Việt Nam ”. Qua những trang
sách minh họa, tôi muốn các em thiếu nhi hiểu rõ hơn và thêm quý trọng những nét
đẹp truyền thống của những ngày lễ tết cổ truyền dân tộc. Ước mong của tôi là thế
hệ trẻ ngày nay sẽ mãi lưu giữ được nét văn hố q báu của dân tộc và lưu truyền
cho mn đời sau. Vì vậy, tơi đã nghiên cứu và đưa ra quyết định chọn đề tài về
“Các ngày Tết cổ truyền Việt Nam ” làm chủ đề đồ án tốt nghiệp Thiết kế sách dành
cho lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Qua sách báo, mạng internet, những câu chuyện, lời kể và những trải nghiệm
của bản thân, em đã tìm hiểu về các ngày lễ tết cổ truyền dân tộc Việt Nam. Đất
nước Việt Nam thuộc khu vực Đơng Nam Á - Châu Á vì vậy ít nhiều cũng ảnh
hưởng bởi nhiều nền văn hoá khác nhau trong khu vực. Vì vậy mà qua hang ngàn

năm lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc ta càng ngày càng đa dạng và phong phú.
Trong đó các ngày lễ tết dân gian cũng được bổ sung rất nhiều và rất đặc sắc. Ở đây
tôi chỉ tập trung nghiên cứu những ngày lễ tết cổ truyền lớn và phổ biến của nước
ta. Các ngày lễ tết cổ truyền dân tộc gồm có: Tết nguyên đán, Tết khai hạ, Tết
thượng nguyên, Tết hàn thực, Tết thanh minh, Tết đoan ngọ, Tết trung nguyên, Tết
trung thu, Tết trùng cửu, Tết trùng thập, Tết hạ nguyên và Tết táo quân.
Từ trước tới nay minh họa sách thiếu nhi thường có nội dung là những câu
chuyện cổ tích, dân gian hay ngụ ngơn, hoặc những tác phẩm văn học hiện đại;
cũng có những cuốn sách thiếu nhi mang nội dung giáo dục khoa học… nhưng các
ngày lễ Tết cổ truyền dân tộc thì vẫn chỉ là những minh họa nhỏ lẻ trong những
quyển sách giáo dục chung hay những trang báo, tạp chí dành cho thiếu nhi… Nên
có một cuốn sách thiếu nhi với nội dung tìm hiểu về các ngày lễ Tết cổ truyền dân
tộc vẫn là một ý tưởng khá mới mẻ. Cuốn sách này có thể giải đáp thắc mắc của các
em thiếu nhi về một khiá cạnh văn hố đẹp đẽ của dân tộc. Vì vậy tơi đã nghiên cứu
và quyết định minh hoạ cho cuốn sách có nội dung tìm hiểu về những ngày Tết cổ
truyền Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN:
Gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá dân tộc là mục tiêu tối
quan trọng của mỗi thế hệ con cháu dân tộc Việt Nam. Hơn nữa là đưa những nét
đẹp ấy phát triển ra ngồi biên giới hình chữ S để thế giới được chiêm ngưỡng
những vẻ đẹp cội nguồn dân tộc. Vì vậy thế hệ trẻ em Việt Nam ngày nay cần phải
hiểu rõ và quý trọng những nét đẹp văn hố của đất nước mình.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

3


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

Sách là một kì quan văn hố khổng lồ của nhân loại và là con đường ngắn
nhất để đưa con người đến với đại dương kiến thức. Vì vậy tơi đã đưa những điểm
đặc sắc và nổi bật của những ngày tết cổ truyền dân tộc để minh họa cho bộ sách
thiếu nhi. Mong các bé có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu và u thích văn hố của đất
nước mình hơn.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Đối tượng nghiên cứu: Các ngày lễ tết cổ truyền lớn của dân tộc.
Đặc biệt là những ngày lễ tết cổ truyền lớn, quan trọng và gần gũi với trẻ em.
Như vậy các em sẽ dễ hình dung, tiếp cận, yêu thích hơn và dần dần hiểu sâu và quý
trọng hơn bản sắc dân tộc mình.
- Phạm vi nghiên cứu : các ngày lễ tết lớn và gần gũi với trẻ em như: Tết
Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết Hàn Thực, Tết Táo Quân…
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây về các minh họa các ngày lễ tết
cổ truyền của dân tộc. Từ đó lựa chọn và đưa ra giải pháp riêng cho quá trình
sáng tác. Sưu tầm sách thiếu nhi theo đề tài để tham khảo và định hướng phong
cách cho sản phẩm.
Thu thập, tổng hợp và phân tích tư liệu chun mơn để làm sang tỏ các yếu
tố cần thiết đối với quá trình sáng tác.
Tổng hợp tư liệu về chủ đề, ý tưởng nghiên cứu các ngày lễ Tết cổ truyền
Việt Nam và chọn lọc những yếu tố đặc trưng nhất để xây dựng hình tượng, phát
triển và hồn thiện sản phẩm.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa



VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

4

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

6. ĐĨNG GĨP CUẢ LUẬN VĂN:
Đề tài có ý nghiã đóng góp một phần rất nhỏ vào cơng cuộc khẳng định, giữ
gìn, bảo tồn và phát triển văn hố dân tộc nói chung và các ngày lễ tết cổ truyền nói
riêng. Đưa nét đẹp đặc sắc của văn hoá dân tộc thêm gần gũi hơn với các em thiếu
nhi Việt Nam. Đặc biệt góp phần kích thích văn hố đọc của các em. Giúp các em
thiếu nhi thêm hiểu rõ và quý trọng văn hoá cổ truyền dân tộc.
7. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN:
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Chương 2: Thiết kế sách thiếu nhi về các ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Chương 3: Sản phẩm thiết kế sách thiếu nhi về các ngày Tết cổ truyền
Việt Nam

PHẦN 2: NỘI DUNG

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

5


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

CHƯƠNG 1:
TÌM HIỂU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

1. KHÁI NIỆM TẾT CỔ TRUYỀN:
Tết là do xuất xứ từ “Tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu
hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đơng, điều đó có ý nghĩa
rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.Theo tín ngưỡng dân gian, bắt
đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nơng dân cịn cho đây là dịp để
tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa,
thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các lồi vật đã cùng
họ sớm hơm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực
phẩm đã nuôi sống họ.
Từ ngàn đời truyền lại cho đến ngày nay Tết cổ truyền đã trở thành 1 nét đẹp
văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ,
tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ
trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …
2. CÁC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN TRONG NĂM:
2.1. Tết Nguyên Đán:
Tết Nguyên Đán, là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam
từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ
vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán là Tết đầu tiên trong năm.
Chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, chữ “Đán” có nghĩa là buổi ban mai, là khởi
điểm của một Năm mới. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân
xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ
tiên. Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày mùng 1, 2, 3 Âm lịch. Trước Tết nguyên đán
là Lễ Giao Thừa hay Tất Niên. Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là

năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

6

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên.
Vào lúc 0h giữa ngày 30 tháng Chạp và mùng 1 tháng Giêng là thời khắc quan
trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là
Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm
cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân
trước nhà.
Các tục lệ cổ truyền diễn ra trong Tết nguyên đán:
- Từ hàng nghìn năm trước chàng Lang Liêu đang bánh chưng vuông tượng
trưng cho đất, bánh dầy tròn tượng trưng cho trờ chúc Tết vua Hùng. Đến nay bánh
chưng đã trở thành nét văn hố khơng thể thiếu trong ngày Tết Ngun Đán. Vào
ngày 28, 29 Âm lịch các gia đình thường gói bánh chưng và ngồi quây quần quanh
nồi luộc bánh chưng trò chuyện ấm áp.

- Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, lau
chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu
đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để
chuẩn bị đón tết. Đặc biệt là cắm 1 cành đào

( đối với miền Bắc) hoặc cành mai( đối với
miền Nam) để đón tiết xuân tràn vào nhà,
cũng là tượng trưng cho phúc lộc đầu năm.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

7

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

- Chuẩn bị cúng Giao thừa trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngồi các
thứ bành trái đều khơng thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường
gồm có nải chuối xanh, quả bưởi tượng trưng cho sự viên mãn trịn đầy, quả cam
(hoặc qt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu
đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời,
tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Giao thừa
là thời khắc thiêng liêng, người thân trong gia đình ở bên nhau. Trao cho nhau
những lời chúc phúc tốt đẹp nhất.

- Sau Giao thừa có tục đi chùa, hái lộc đầu năm, xơng nhà. Ai cũng hy vọng
một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm
cũ.

- Sau đó là tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ơng bà cha
mẹ. Ơng bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng

xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

8

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

- Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trị, sĩ phu khai
bút, nhà nơng khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công,
Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận
hội hành thông, làm ăn sn sẻ.

Tết ngun đán mang ý nghiã văn hố lớn lao với nhiều thuần phong mỹ tục
vô cùng đẹp đẽ và xứng đáng được bảo tồn, phát triển lâu dài trong đời sống người
dân Việt Nam.
2.2. Tết Khai Hạ:

Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà,

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


9

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn mùng, Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa,
mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ, ngày nào sáng sủa
thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy
trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mùng
Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày
vui để chào mùa Xuân mới.
Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây
nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước
cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai hạ.
Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng Gia tiên,
cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên
mới được bắt đầu trở lại.
Các tục lệ diễn ra trong ngày Tết khai hạ:
Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên và hoá vàng. "Hoá vàng" là đốt các đồ "vàng mã"
mà người ta bày cúng trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết. "Vàng mã" thường là: giấy
vàng, giấy bạc (là một thứ tiền giả vàng và bạc lá làm bằng giấy) vàng thoi (những
thoi vàng giả làm bằng giấy), bạc thoị...Người ta tin rằng nếu đốt các đồ vàng mã
này đi thì người chết ở thế giới bên kia mới nhận được những lễ vật của mình dâng
cúng. Có người cịn cẩn thận đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để
những đồ cúng không bị thất lạc khi chuyển cho người nhận! Cẩn thận hơn, người
ta còn hơ các cây miá tươi trên ngọn
lửa hóa vàng để các cụ (tức Tổ tiên) có
gậy chống về âm phủ!
Ngày hố vàng khơng nhất định

mà tùy theo từng cảnh. Thường thì
người ta hố vàng vào ngày mồng 3
Tết, có nhà để đến mồng 7 hay mồng
10. Sau ngày lễ, mọi sinh hoạt trong nhà dần dần trở lại bình thường. Lễ hạ nêu thì
được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Sau ngày này thì xem

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

10

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

như hết Tết.
2.3. Tết Thượng Nguyên:
Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng
tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng
cịn là ngày vía của Phật tổ.
Thành ngữ: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ
đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

2.4. Tết Hàn Thực:
"Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm
lịch).
Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn
Cơng) khi gặp cảnh loạn lạc, đói q, được Giới Tử cứu giúp. Sau 19 năm phiêu

bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả
những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi! Tử Thôi
đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được.
Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con
cùng chết cháy! Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

11

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

tháng Ba. Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa
mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.
Từ thời Lý (1010 - 1225) nhân
dân ta đã tiếp nhập Tết này và thường
làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ
nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để
cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử
Thơi! Hiện nay, Tết này vẫn cịn đậm nét
ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc
tỉnh Hà Tây.

2.5. Tết Thanh Minh:
"Thanh Minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
(truyện Kiều)
"Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả
của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ
tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

12

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.Tết thanh minh là dịp để con cháu tưởng nhớ,
đến ông bà, tổ tiên thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn truyền thống.

2.6. Tết Đoan Ngọ:
Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch).
Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương
khơng được, đã uất ức gieo mình xuống sơng Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là
mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó,
dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ,
khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở
Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là
"Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát
sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu

(một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên
giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá
thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để
dành nấu uống quanh năm.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

13

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

Tết đoan ngọ cịn có tục ăn rượu nếp, bánh gi và hoa quả vào buổi sáng lúc
vừa tỉnh dậy. Vào ngày này các gia đình cũng cúng hoa quả để cảm tạ đất trời và
cầu mong cho vụ muà năm sau bội thu hoa thơm trái ngọt.
2.7. Tết Trung Nguyên:
Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy.
Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo
hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào
ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng:
Lễ cúng được truyền tụng lâu
đời trong dân gian: "Tháng 7, ngày
rằm xá tội vong nhân" (tha tội cho
tất cả người chết), nhiều người gọi là
cúng cô hồn các đẳng. Quan niệm
dân gian cho rằng đây là lễ cúng

những linh hồn vật vờ lang thang
khơng nơi nương tựa, khơng cịn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc,
hoặc vì một oan khiên nào đó...
Cũng ngày Rằm tháng Bảy cịn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Đại

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

14

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thốt cho ơng bà cha mẹ bảy đời,
xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan cịn có tục
"Bơng Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
2.8. Tết Trung Thu:
Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Tại Việt Nam,
đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trơng Trăng hay Tết Đồn
Viên ( . Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn
tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi
bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời
điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi
người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Các tục lệ cổ truyền trong ngày Tết trung thu
-


Cúng trăng (Tế nguyệt)

Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch
hằng năm, khi trăng rằm tỏa
sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt
đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có
bánh hình mặt trăng cịn gọi là
bánh "đồn viên", bởi lẽ, trong
dịp này, cả gia đình có dịp đồn
tụ để cùng ăn bánh và cùng
thưởng thức ánh trăng thu trong
trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm.
-

Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)
Cịn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú

ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này.
Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu.
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp này bắt đầu.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

15


======================================================================

Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với
những cỗ đèn muôn mầu sắc, mn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà
ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em mn hình vạn trạng,
trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ơng Tiến sĩ giấy.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ
thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài
đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng
thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được
bày ra. Người lớn có cuộc vui của
người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ
em.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

16

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

-

Thi cỗ và thi đèn

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo

đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất
tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ,
thi làm bánh của các bà các cơ. Trẻ em có
những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở
cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng
cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có
ơng tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất,
xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá
cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
-

Hát Trống quân:

Tết Trung Thu ở miền Bắc cịn có tục hát trống qn. Ðơi bên nam nữ vừa
hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên
một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát.
Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát
mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều
khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong
những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa
để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo
thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có
từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng.
-

Muá sư tử ( múa lân ):

Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay
tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư
Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành.

Người Trung Hoa khơng có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào
hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng
giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

17

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

dài bằng vải màu do một người cầm
phất phất theo nhịp múa của lân.
Ngồi ra cịn có thanh la, não bạt,
đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm
cơn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa
Lân đi trước, người lớn trẻ con đi
theo sau. Trong những ngày này, tại
các tư gia thường có treo giải
thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để
mua vui chứ khơng có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em
thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là
dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu
màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó
sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.

2.9. Tết Trùng Cửu:
Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự
tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hồn Cảnh, đi học phép tiên. Một
hơm thầy bào Hồn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng
hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú
ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng
Chín có lụt to, ngập hết làng
mạc. Nhờ làm theo lời thầy,
Hồn Cảnh và gia đình thốt nạn.
Từ xưa, nho sĩ nước ta đã
theo lễ này, nhưng lại biến thành
cuộc du ngoạn núi non, uống
rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

18

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

2.10. Tết Trùng Thập:

Đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng
Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt
nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè

kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy
đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!

2.11. Tết Hạ Nguyên:
Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới)
vào Rằm hay mùng Một tháng
Mười. Ở nông thôn, Tết này
được tổ chức rất lớn vì đây là
dịp nấu cơm gạo mới trước để
cúng tổ tiên, sau để tự thưởng
công cày cấy.

2.12. Tết Táo Quân:

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

19

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp"
lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Lễ cúng gồm có hương, nến,
hoa quả, vàng mã và hai mũ
đàn ông, một mũ đàn bà kèm

theo ba con cá chép (cá chép
thật hoặc cá chép làm bằng
giấy kèm theo cỗ mũ). Theo
sự tích ơng Táo, cá chép sẽ
đưa ông Táo vượt qua Vũ
Môn để lên Thiên đình gặp
Ngọc Hồng trình bẩm những việc xảy ra trong dân gian trong năm vừa qua. Theo
quan điểm của người Việt thì ơng Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi
chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo
với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.
3. Tiểu Kết:
Tết cổ truyền Việt Nam là lễ hội truyền thống có liên quan đến việc trồng cấy
cây nông nghiệp trong tập tục của người Việt cổ. Cụ thể hơn Tết cổ truyền (Tết Cả)
có từ thời Hồng Bàng, trước cả thời Hùng Vương, trong đó nổi bật là câu chuyện
Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày mừng Tết vua Hùng. Điều đó thể hiện Tết cổ
truyền Việt Nam đã có gần 5000 năm. Cùng với các ngày tết khác trong năm đã làm
nên một lịch sử văn hoá lâu đời và quý giá của dân tộc.
Mỗi một ngày tết lại có nguồn gốc là một tích truyện, một truyền thuyết đáng tự
hào cuả dân tộc về những người anh hùng, những người thợ khéo léo, những người
nơng dân cần cù chịu khó, những con người chất phác, chân thật… Những phẩm
chất đáng quý ấy đã được truyền lại qua bao thế hệ làm nên một Việt Nam anh
hùng, bất khuất đáng tự hào. Khơng lẽ gì mà một nền văn hố hàng nghìn năm ấy

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

20


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

lại bị mai một bởi thời gian. Bởi gìn giữ, bảo tồn và phát triển là nhiệm vụ tối quan
trọng của những người con đất Việt. Để đất nước ta mãi là hịn ngọc Viễn Đơng.

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

21

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

CHƯƠNG 2:
THIẾT KẾ SÁCH THIẾU NHI VỀ
CÁC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

1. MỞ ĐẦU:
Đồ họa là để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng (đa chất
liệu), trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm, sản xuất ra hàng
loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi. Khơng giống các thể loại tranh khác, tranh đồ
họa có nhiều bản gốc do số tranh được in nhiều. Những thiết kế đồ họa mang ý
nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu con người. Từ
thời Đồ đá, ý thức về thiết kế đồ họa đã hình thành, nhưng tất nhiên còn rất sơ khai.
Con người lúc này đã biết vẽ hoặc khắc hình lên đá, ban đầu nhằm mục đích truyền

tin, đánh dấu hoặc ghi nhớ. Về sau này, thiết kế đồ họa mới phát triển với ý nghĩa
trang trí nghệ thuật, và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của con người.
Ngày nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Ý nghĩa của khái niệm
thiết kế đồ họa giờ đây thường được hiểu là tạo ra những hình ảnh như logo, quảng
cáo, trang trí trên đồ vật, quần áo vải vóc... dưới sự trợ giúp của máy vi tính. Lẽ dĩ
nhiên đó chỉ là một khía cạnh của thiết kế đồ họa. Tuy nhiên đó là khái niệm thực
dụng nhất về thiết kế đồ họa hiện nay mà hầu như ai cũng có thể biết đến.
Các loại hình đồ họa
• Đồ họa độc lập (Đồ họa giá vẽ)
• Đồ họa in ấn
• Đồ họa máy tính
Đồ họa ứng dụng ln gắn liền với cuộc sống: Mọi hoạt động sinh hoạt trong
cuộc sống diễn ra chung quanh ta từ các lãnh vực kinh tế, xã hội, văn hố, chính trị,
y tế, giải trí… ln có sự góp mặt của đồ hoạ ứng dụng. Chúng ta dễ dàng nhận ra

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

22

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

qua những ấn phẩm rất gần gũi và thân thiện như thiệp mời, danh thiếp, hay những
tờ gấp quảng cáo, trên vỏ đựng sản phẩm (bao bì), logo…hoặc trên những ấn phẩm

mang giá trị tinh thần như bìa sách, truyện tranh… hay góp phần thơng tin quảng bá
thương hiệu, sản phẩm… đến người tiêu dùng qua các kênh truyền thông khác:
poster, truyền hình, internet…
Đồ hoạ góp phần nâng cao thẩm mỹ trong cuộc sống: Yếu tố thẩm mỹ và
ứng dụng thực tế là thuộc tính hàng đầu của đồ họa ứng dụng. Mỗi ấn phẩm đồ hoạ
có mặt trong cuộc sống đều để lại dấu ấn thẩm mỹ và tư duy sáng tạo của hoạ sĩ đồ
hoạ (designer).
Trên đây là những khái niệm tổng quan về đồ họa ứng dụng. Những yếu tố
cơ bản về thiết kế nói chung và đồ họa ứng dụng nói riêng bao gồm:
Đường nét: là đường khơng khép kín trong khơng gian 2 hoặc 3 chiều.
Hình khối: hình là chu vi của vật thể, khối là các mặt trong khơng gian 3
chiều khép kín.
Màu sắc: màu là màu của ánh sáng gồm 6 màu cơ bản, sắc là độ đậm nhạt
của ánh sáng.
Chất liệu: là chi tiết của thiết kế được nhắc đi nhắc lại làm cho miếng màu
khơng cịn là mặt phẳng.
Bố cục: là cách sắp xếp các yếu tố trên trong không gian 2 chiều hoặc 3
chiều thoả mãn những yêu cầu nhất định, trong khuôn khổ nhất định và cộng thêm
quan niệm của người thiết kế.
Thiết kế bất kì một thể loại đồ họa ứng dụng nào, người thiết kế cũng cần
phải tuân theo những khái niệm cơ bản trên. Và minh họa cho sách thiếu nhi cũng
vậy. Dưới đây là nghiên cứu của em về thiết kế sách thiếu nhi dựa trên những khái
niệm cơ bản trên và áp dụng cho đề tài “ Tết cổ truyền Việt Nam”

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

23


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

2. CÁC YẾU TỐ ĐỒ HỌA TRONG THIẾT KẾ SÁCH THIẾU NHI VỀ CÁC
NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM:
2.1. Hình tượng:
Hình tượng là yếu tố cụ thể trong thiết kế và minh họa sách kết hợp từ hai
yếu tố cơ bản là Đường nét và Hình khối.
Hình tượng ở đây bao gồm hình tuợng nhân vật và hình tượng sự vật.
2.2.1. Hình tượng nhân vật:
Hình tượng nhân vật trong sách thiếu nhi về “ Tết cổ truyền Việt Nam” được
lấy từ hình tượng thật của người dân Việt Nam, mang hơi hướng dân gian những
vẫn bộc lộ được tinh thần thông minh, nhanh nhẹn, láu lỉnh phù hợp với trẻ em. Dựa
vào hình ảnh những người gần gũi nhất với các em thiếu nhi như: ông bà, bố mẹ,
anh chị em, bạn bè, người thân… Những người dân thuần Việt mang những đức
tính cao q từ ơng cha truyền lại. Họ thật thà, chất phác, hiền lành, chịu thương
chịu khó, hay lam hay làm, giàu tình thương, sẵn sàng hi sinh cho những gì họ yêu
thương…
Về hình dáng nhân vật : nguời Việt Nam đa số nhỏ bé nên hình tượng nhân
vật của em cũng thấp, đậm người, tròn trịa… những nhân vật thấp, tròn trịa và đậm
người sẽ khiến trẻ em thấy gần gũi hơn vì có hình dáng tương đồng với mình.
Về khn mặt của nhân vật: em cũng lấy những đặc điểm dễ nhận thấy của
người Việt Nam như: mặt trịn, mắt nhỏ, mũi tẹt, miệng nhỏ…
Về tóc của nhân vật: em xây dựng hình tượng nhân vật với nhiều mái tóc đa
dạng, tinh nghịch phù hợp với mái tóc của trẻ em nhu: tóc ngắn, tóc tết, tóc chỏm,
tóc đi ngựa…
Về trang phục của nhận vật: em cũng lấy những bộ quần áo truyền thống của
Việt Nam như : áo dài, áo cánh, …nhưng mang màu sắc và chất liệu hiện đại phù

hợp với thị hiếu của trẻ em.
Tham khảo cách xây dựng hình tượng nhân vật của những họa sĩ minh họa khác
như: Thái Mỹ Phương, Lê Mai Anh, Đỗ Thái Thanh, Nguyễn Quốc Hiệu…

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

24

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NHIỆP

======================================================================

2.1.2. Hình tượng sự vật:

Trần Mai Anh – K16 Đồ Họa


×