Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.14 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chiến lược huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và
cho đầu tư phát triển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Uỷ ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh, một số định chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển
Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tổ chức huy động các
nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Các khoản vay
nợ ở Viêt Nam hiện nay đã trở thành khoản thu quan trọng trong ngân sách nhà
nước góp phần bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia đồng thời làm giảm nguy
cơ lạm phát. Để tìm hiểu rõ hơn về khoản thu này nhóm chúng tôi xin đi vào
tìm hiểu những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện hiện thu ngân
sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam, qua đó thấy được những khoản
thu nào chiếm ưu thế và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ơ nước ta hiện
nay.
II/ NỘI DUNG
1/ Khái quát chung về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ
của Việt Nam
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước( Điều 1 Luật
Ngân sách nhà nước năm 2002)
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ( Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm
2002 )
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
( Khoản 1 Điều 2 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002).
Trong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi
nhiều hơn số tiền thu được và việc cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì


liên quan đến các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội …. Do đó, bắt buộc
Luật Tài Chính Đại Học Luật Hà Nội
chính phủ phải tính tới các giải pháp để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà
nước. Giải pháp thường được chính phủ sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu. Thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam hiện
nay bao gồm : Vay trong nước và vay nước ngoài.
Vay trong nước gồm những khoản vay sau: +/ Phát hành trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu địa phương; +/ Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách nhà
nước ; +/ Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước.
Vay nước ngoài bao gồm những khoản vay sau: +/ Phát hành trái phiếu
quốc tế; +/ Vay hỗ trợ phát triểm chính thức ( ODA); +/ Vay thương mại; +/
Vay ưu đãi; +/ Vay của các cá nhân tổ chức nước ngoài thông qua hợp đồng tín
dụng.
2. Quy định của pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các khoản
vay nợ ở Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy
định “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và
ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc
không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo
đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”. Như vậy mục đích
của các khoản vay nợ ở Việt Nam là để bù đắp vào ngân sách nhà nước khi
ngân sách nhà nước bị thâm hụt nghĩa là nhiệm vụ chi vượt quá nguồn thu .
Theo đó, cứ mỗi năm Ngân sách nhà nước phải dự toán thu chi ngân sách nhà
nước đồng thời dự toán số bội chi của năm đó (Dự toán thu ngân sách nhà nước
năm 2011: 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2010, Bội
chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP). Quyết
định dự toán ngân sach nhà nước được quy định tại Điều 15 Luật Ngân sách
nhà nước năm 2002. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức và đơn vị chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong phạm vi được giao.

Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không
vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu
cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp
tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách
cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối
ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ
nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong
Bài Tập Nhóm Tháng 1 KT33B. N01
2
Luật Tài Chính Đại Học Luật Hà Nội
nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh ( Khoản 3 Điều 8 luật Ngân sách nhà
nước năm 2002). Như vậy ngân sách địa phương được quyền chủ động cân đối
thu chi đồng thời được phép huy động vốn trong nước để đầu tư công trình kết
cấu hạ tầng nằm trong danh mục đàu tư kế hoạch năm năm.
Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và Luật quản
lý nợ công năm 2009 các khoản vay nợ ở Việt Nam được chia thành khoản vay
trong nước và vay nước ngoài.
Các khoản vay trong nước bao gồm:
• Phát hành trái phiếu Chính phủ,trái phiếu địa phương;
Chính phủ và chính quyền địa phương có quyền phát hành các công cụ nợ
như tín phiếu, trái phiếu, công trái… để huy động vốn của các tổ chức và cá
nhân trong nước và nước ngoài. Ngoài các quy định trong Luật quản lý nợ
công; Nghị định số 01/2011/NĐ –CP quy định về phát hành trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Theo Nghị định 01/2011/NĐ-CP Chính phủ đã chính thức bỏ 03 loại: Trái
phiếu công trình Trung ương; Trái phiếu đầu tư; Trái phiếu ngoại tệ ra khỏi
danh sách các loại trái phiếu Chính phủ. Cũng theo Nghị định thì chủ thể phát
hành trái phiếu Chính phủ sẽ là Bộ Tài chính mà không phải là Chính phủ như
quy định trước đây. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo 04 phương thức

là: đấu thầu; bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành và bán lẻ trái phiếu.
Ngoài ra, Nghị định này còn quy định về trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Trong đó đáng chú ý là chủ thể phát
hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp thực hiện chương
trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh; tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng
chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà
nước.
Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh. Mức bảo lãnh thanh toán tối đa bằng 100% giá trị gốc, lãi trái
phiếu phát hành theo đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng phê duyệt…
• Vay từ ngân hàng nhà nước;
Vay từ ngân hàng nhà nước được hiểu là Ngân hàng nhà nước tạm ứng cho
ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng
nay phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban
thường vụ Quốc hội. (Theo quy định tại Điều 26 – Luật ngân hàng năm 2010).
• Vay từ các tổ chức, cá nhân khác.
Bài Tập Nhóm Tháng 1 KT33B. N01
3
Luật Tài Chính Đại Học Luật Hà Nội
Vay từ các tổ chức, cá nhân khác là nguồn thu từ huy động từ các tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật (điểm p khoản 1
Điều 32 Luật ngân sách nhà nước năm 2002).
Các khoản vay nước ngoài bao gồm:
• Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Vay từ hỗ trợ phát triển chính thức thức (vay ODA) là khoản vay nhân
danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ
chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có
yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có
ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. (khoản 13 Điều 3 Luật
quản lý nợ công 2009).

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ nhiệm vụ được giao,
trong thời gian qua các Bộ, cơ quan và các địa phương đã thực hiện được nhiều
việc, góp phần cải thiện tình hình thực hiện ODA và giải ngân. Đó là:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm
2006 thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 về quản lý
và sử dụng ODA. Như vậy, Chính phủ đã bốn lần ban hành các văn bản khung
pháp lý cao nhất cho hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn quan trọng này.
Các nghị định đã tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng bộ đối với công tác
quản lý nhà nước về ODA.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày
5/5/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 bổ sung, sửa đổi Nghị
định 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Luật
Đấu thầu 2005 và Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 19/9/2006 thay thế Nghị
định 88/NĐ-CP quy định về thủ tục đấu thầu; Chính phủ đã ban hành Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 thay thế Nghị định 22/ NĐ-CP về đền bù, di
dân, giải phóng mặt bằng có tính đến những sửa đổi của Luật Đất đai.
• Vay ưu đãi;
Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại
nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. (khoản 14 Điều 3
Luật quản lý nợ công năm 2009)
• Vay thương mại;
Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường (khoản 15 Điều 3
Luật quản lý nợ công năm 2009).
• Phát hành trái phiếu quốc tế ;
Bài Tập Nhóm Tháng 1 KT33B. N01
4
Luật Tài Chính Đại Học Luật Hà Nội
Để phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, ngoài việc đáp
ứng các điều kiện quy định trong Luật Quản lý nợ công còn phải có đề án phát
hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt ( Khoản 2 Điều 21 Luật quản lý nợ

công). Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm
trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và
phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
• Huy động tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay từ các tổ chức, cá nhân, quốc
gia nước ngoài thông qua hợp đồng tín dụng. ( Điểm 3 Điều 2 Nghị đinh 60/
2003/ NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước )
• Để đảm bảo quản lý bao quát, đầy đủ các khoản vay nợ từ nước ngoài
quốc hội đã ban hành nghị định Số : 134/2005/NĐ-CP về Ban hành Quy chế
quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nghị định này đã quy định rõ mục tiêu, nội
dung, nguyên tắc quản lý cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước về lĩnh vực vay và trả nợ nước ngoài.
Tuy các quy định về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ của Việt
Nam còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật nhưng việc pháp luật quy định
rõ ràng hợp lý từng khoản vay nợ ở Việt Nam góp phần tạo điều kiện thuận lợi,
tạo ra khung pháp lý an toàn cho việc thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay
nợ.
3. Thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở
Việt Nam
Thực hiện chiến lược huy động vốn cho NSNN trong nhiều năm qua Chính
phủ, một số Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, một số định chế tài chính nhà
nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tổ chức huy động các nguồn vốn
trong nước, nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Để bảo đảm an toàn nợ của
quốc gia và nợ của chính phủ, các nước và Việt Nam cũng vậy thường sử dụng
các tiêu chí sau đây làm giới hạn vay và trả nợ:Thứ nhất, giới hạn nợ quốc gia
không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất
khẩu. Thứ hai, dịch vụ trả nợ quốc gia không vượt quá 15% kim ngạch xuất
khẩu và dịch vụ trả nợ của chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách
Thông qua hoạt động vay nợ đã huy động được nguồn vốn khá lớn, bù đắp
bội chi cho NSNN. Trong nhiều năm qua, thu từ các khoản vay nợ luôn chiếm

tỉ trọng lớn trong thu NSNN, năm 2010 : 111200 tỉ đồng (19,85% ), dự toán
2011 : 120600 tỉ đồng ( 19,9 %)
• Các khoản vay trong nước.
Bài Tập Nhóm Tháng 1 KT33B. N01
5

×