Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

CHỦ ĐỀ THU HẸP KHOẢNG CÁCH VÀ GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.86 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI

TÊN CHỦ ĐỀ:
THU HẸP KHOẢNG CÁCH VÀ GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT
NAM

Họ và tên sinh viên: Đinh Lê Minh Anh
Mã số sinh viên:030236200001
Lớp, hệ đào tạo: MLM308_2021_D12

CHẤM ĐIỂM
Bằng số

Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Những vấn đề lý luận ......................................................................................... 4
1.1.

Khái niệm .................................................................................................. 4

1.2.

Nội dung .................................................................................................... 5


2. Thực trạng chủ đề nghiên cứu các chính sách giải quyết bất bình đẳng. .... 8
2.2.

Những hạn chế cần khắc phục .............................................................. 10

2.3.

Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 12

3. Giải pháp........................................................................................................... 13
4. Kết luận ............................................................................................................. 15
5. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 15

2


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
i.

Hình 1 Chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao
nhất giai đoạn 2016-2020 ............................................................................... 5

ii.

Hình 2 Tỷ lệ nghèo theo vùng ở Việt Nam................................................... 6

iii.

Hình 3 Tỷ lệ chuyển đổi từ nghề nơng thấp ................................................ 7


iv.

Hình 4 Đầu tư cho dịch vụ cơng ................................................................... 9

v.

Hình 5 Quy chế tiền lương thưởng phụ cấp cho người lao động ............ 10

vi.

Hình 6 Tỷ lệ chi trả phí của doanh nghiệp ................................................ 12

3


1. Những vấn đề lý luận

Xã hội ngày càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo, hay sự phân biệt đối xử
trong nhiều mặt cũng dần dần hình thành. Từ đó xuất hiện
hiện tượng “Bất bình đẳng” trong xã hội, và chuyển biến
tiêu cực. “Theo số liệu thống kê của Oxfam, số lượng tỷ
phú tồn cầu đã tăng gấp đơi trong mười năm qua, hơn 60%
dân số toàn cầu”
1.1. Khái niệm

Theo Wikipedia “Bất bình đẳng nói chung đo lường những kết quả của đầu ra cho
mọi thành viên trong xã hội mà khơng phân biệt/phân tổ những cá nhân đó thuộc
nhóm xã hội nào. Nói cách khác, bất bình đẳng nói chung là sự miêu tả bất bình đẳng
của tất cả các thành viên trong xã hội trong cùng một không gian đơn chiều. Trong
không gian này, các thành viên đều có vai trị (trọng số) như nhau trong việc tham

gia tạo thành sự bất bình đẳng trong tồn xã hội. Cụ thể hơn, ta có thể sắp xếp tất cả
các thành viên trong cùng một xã hội và tính tốn sự bất bình đẳng về phân phối thu
nhập thực tế của họ”.
Các chiều bất bình đẳng ở Việt Nam
Bối cảnh
Bất bình đẳng kinh tế
Bất bình đẳng theo chiều ngang
Bất bình đẳng giới và bất bình đẳng đan xen
Bất bình đẳng tiếng nói và cơ hội
Bất bình đẳng về giáo dục y tế
4


1.2.Nội dung
Trong 30 năm qua, Việt Nam có những thành tựu đáng kể, nhất về kinh tế, tốc độ
phát triển nhanh. Tăng trưởng kinh tế và những chính sách trong hơn 30 năm qua đã giúp
Việt Nam giảm nghèo, thu nhập bình qn đầu người có tăng, tỷ lệ người nghèo cũng có
giảm. Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, kèm theo đó cũng
địi hỏi những chính sách thích hợp hơn.
Ở nhiều vùng do sự khác nhau về nhiều mặt, truyền thống, văn hóa, tri thức, điều
kiện tự nhiên, kiến thức chuyên môn, kiến trúc cơ sở hạ tầng và trình độ chun mơn
khác,..., tất cả những đặc điểm này đều mang lại sự phát triển giữa các vùng không đồng
đều , bao gồm sự khác biệt trong thu nhập tương tự như bất bình đẳng giữa các nhóm
dân cư. Ở nhiều vùng, các khu vực có sự khác biệt đáng kể. Mức độ bất bình đẳng thu
nhập cũng được phản ánh trong khoảng cách thu nhập cá nhân của nhóm 1 và nhóm 5.
Thu nhập của hai nhóm dân số thu nhập thấp và cao chủ yếu có sự tăng lên tăng trong
năm 2016 - 2020, tuy nhiên chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm này cũng tăng lên. Điều
này càng mở ra khoảng cách giữa người giàu và người nghèo hơn ngày càng lớn.

Hình 1 Chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất giai

đoạn 2016-2020
5


Hình 2 Tỷ lệ nghèo theo vùng ở Việt Nam
Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn là bất bình đẳng, gồm có bất
bình đẳng theo chiều ngang hoặc bất bình đẳng theo nhóm. Bất bình đẳng đã cản trở
đi ít nhiều sự phát triển của nhiều nhóm người, và thực hiện giảm bất bình đẳng nói
chung khác trên cả nước. Các dân tộc, nhóm vùng có sự khác nhau đáng kể giữa
nhiều điều kiện. Đặc biệt là dân tộc thiểu số ở vùng sâu xa, không chỉ nghèo đơn
chiều về kinh tế, thu nhập mà còn nghèo đa chiều về nhiều mặt như trình độ, giải trí,
các cơ sở vật chất, sức khỏe,…. Họ đang bị tước đi các cơ hội phát triển, họ đang
sống trong cảnh nghèo đói, khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, y tế, đời sống văn hóa,..
Bất bình đẳng về kinh tế cụ thể là thu nhập và cơ hội sử dụng các dịch vụ công
về sức khỏe và giáo dục ngày càng khó khăn và đáng lo ngại, phần nào cũng là do
những người chịu khó khăn thiệt thịi khơng thể bày tỏ nhu cầu của họ một cách dễ
6


dàng, và lên tiếng. Họ có ít cơ hội hơn khi ra xã hội, và vòng lặp này lại xuất hiện
tiếp tục ở những thời điểm sau đó trong cuộc đời của họ. Những tìm hiểu ở Việt Nam
cho thấy các nhóm người chịu sự bất bình đẳng ít có sự biết về quyền và k
Bất bình đẳng về nhiều mặt như được chăm sóc sức khỏe, về tiếp cận tri thức
đang dần cải thiện hơn, nhưng khơng có nghĩa rằng khơng tồn tại. Điều đó cho thấy
sự phân bổ các nguồn lực bị thiếu hụt, tập trung nhiều nơi, nhưng nơi khác lại thiếu,
điều đó đó là chậm đi khả năng phát triển về các dịch vụ công như trường học, bệnh
viện, kinh tế,…của các nhóm vùng sâu xa, hay các nhóm nghèo, đặc biệt là trẻ em
và phụ nữ. Kèm theo đó tình trạng lại càng nặng nề hơn vì hai nhóm này thiếu tiếng
nói trong xã hội, điều đó cũng gây ra khó khăn lớn trong việc thay đổi bất bình đẳng.

Bất bình đẳng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ hội được sử dụng thiết bị, dịch
vụ có chất lượng đang là vấn đề cần để tâm của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhóm
người có thu nhập thấp được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế kém chất lượng
hơn, và ít hơn nhóm người giàu, có thu nhập. Và trong khi đó nhóm người có thu
nhập cao lại có điều kiện hồn tồn khác, được chăm sóc nội trú hoặc ngoại trú, được
điều trị tốt hơn, nhiều hơn,.. Ngược lại nhóm nghèo thì lại sử dụng trung tâm có chất
lượng kém về cơ sở vật chất, trình độ chun mơn, có khi chỉ chữa trị qua loa ở nhà.
Tỷ lệ chuyển đổi nghề của nghề nông thấp:
trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhưng đa số
những người làm nghề nơng vẫn rất ít chuyển
nghề, một số ít trong đó chuyển sang làm bên
hoạt động dịch vụ hoặc công nghiệp. Không
phải chỉ những vùng sâu xa như vùng núi,
hoặc hẻo lánh như thôn quê được coi là

Hình 3 Tỷ lệ chuyển đổi từ nghề nông
thấp

nghèo, mà đôi khi ở thành phố vẫn nghèo,
nhiều người ở đơ thị có thu nhập thấp. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì tỷ lệ
7


đơ thị hóa nước ta diễn ra nhanh, với tỷ lệ 39,3%. Những người chuyển nghề nông
sang công nghiệp đa số điều di chuyển từ nông thôn sang thành phố tìm kiếm việc
làm, hoặc các lao động trẻ đến để học tập, làm việc tăng thu nhập. Sự đô thị hóa diễn
ra nhanh hình thanh nhóm người nghèo mới ở đơ thị, nhóm lao động phi chính thức,
và nhóm nhập cư
2. Thực trạng chủ đề nghiên cứu các chính sách giải quyết bất bình đẳng.
2.1. Những thành tựu của chính sách


Bất bình đẳng đang là vấn đề quan trọng, nghèo đói cũng vậy, nhưng nó khơng
phải là vấn đền quan trọng nhất. Mỗi quốc gia đều có thể khắc phục, giảm dần số
lượng người nghèo, nâng cao tỷ lệ bình đẳng cả về nhiều mặt. Trong đó có Việt Nam,
Việt Nam đang là một ví dụ trong việc tích cực thúc đẩy bình đẳng kinh tế, xã hội
nhiều mặt. Các mơ hình kinh tế trong việc thúc đẩy vấn đề bình đẳng đang được đánh
giá cao, giúp người dân Việt Nam dần đỡ nghèo hơn, có cuộc sống tốt hơn. Nhiều
dịch vụ công cải thiện.
Các công tác về cải thiện cuộc sống đang được nâng cao tốt đa, cả về tiền bạc,
ngân sách của nhà nước, sự ủng hộ của nhiều tổ chức như tập đoàn, ngân hàng,... Tất
cả đều tham gia trên tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ đất nước. Nguồn lực được huy
động tham gia trong công cuộc này phát huy cao, tối đa.
Trải qua nhiều đợt dịch, Việt Nam được đánh giá tốt trong việc chống Covid,
nhanh chóng triển khai cơng tác truy vết, khoanh vùng, ứng phó với dịch bệnh. Đó
là những thành cơng tiêu biểu đạt được hiện nay. Bên cạnh đó Việt Nam đã đưa ra
nhiều cách, nhiều biện pháp hạn chế bất bình đẳng, giảm đói nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Việc chi trả và triển khai gói hỗ trợ 2,7 tỷ USD đối với 20 triệu
người dễ bị tổn thương chi trả một khoản trợ cấp trị giá 1,8 triệu đồng/ tháng cho
những nhóm người lao động gặp khó khăn và bị tạm hoãn hợp đồng. Và để phát triển
hơn nữa, nhiều chính sách đã đưa ra để cân nhắc như việc thuế lao động,…
8


Cùng trên sự quyết tâm, ủng hộ của toàn bộ bộ máy chính trị, cơ quan, chính sách
xóa đói, giảm nghèo ban hành hiệu quả, có tính tồn diện và xu hướng tích cực, điều
đó đáp ứng với nhiều đặc điểm và bản chất của đối tượng nhận được. Chính quyền
hỗ trợ ngay với các hộ đặc biệt nghèo, còn đối với những hộ cận nghèo, hoặc hộ
nghèo tương đối chính quyền hỗ trợ trong việc đào tạo về chuyên môn, về sản xuất,
việc làm, với châm ngôn cho cần câu hơn cho con cá.
Kèm theo đó nhà nước cũng

ban hành các luật để hỗ trợ, quản
lý hiệu quả hơn: Pháp lệnh Dân
chủ Cơ sở (2007), Luật Thanh
tra (2010), Luật Tổ chức Chính
quyền Địa phương (2015), Luật
Ngân sách Nhà nước (2015),
Luật Đầu tư Công (2015). Và để
đảm bảo thực hiện các quyền
dân chủ của nhân dân nhà nước
có chương trình Tổng thể Cải

Hình 4 Đầu tư cho dịch vụ cơng

cách Hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, điều đó nhằm thúc đẩy hệ thống hành
chính hoạt động hiệu quả từ nhiều cấp.
Nhiều thủ tục rườm rạ bị loại bỏ, giảm nhẹ thủ tục hành chính. Phát triển mơi
trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, thuận lợi, điều đó tiết kiệm nhiều về mặt
chi phí, thời gian của tổ chức, cơng ty trong các mặt kinh tế trong việc chấp hành thủ
tục nhà nước.
Trong đó việc phụ nữ tham gia trong chính trị có chuyển biến tăng. Phụ nữ được
coi trọng hơn. Các lao động là nữ chiếm 49% trong cơ cấu lao động. Trong mặt văn
hóa, trình độ văn hóa phụ nữ cũng tăng lên, tỷ lệ biết chữ là 92%. Nhóm trẻ em gái
9


được đi học ở các vùng xa xôi hẻo lánh tăng đáng kể. Tỷ lệ sinh viên nữ được đi học
đại học là 50%, thạc sĩ hơn 30% và tiến sĩ hơn 17,1%.
Để đảm bảo rằng mọi nhóm người trong xã hội đều có cơ hội bình đẳng, được
hưởng lợi từ việc tăng trưởng kinh tế, phát triển con người, và nhiều mặt khác thì chỉ
tiêu cơng chiếm phần lớn vai trò. Các chi tiêu cho giáo dục cao hơn nhiều.

Ngân sách để chi tiêu cho lĩnh vực y tế, và chi cho nhóm bảo trợ xã hội như cho
hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc tiêu số, trẻ em, các nhóm khác phải chịu nhiều thiệt
thịi trong xã hội,… đang dự tính tăng lên. Nhằm đáp ứng mục tiêu răng đảm bảo sự
cơng bằng, và hạn chế bất bình đẳng. Ngân sách dự kiến tăng từ 15.328 tỷ VND năm
2011 lên 28.489 tỷ VND.
Theo bộ luật lao động do Quốc
hội Việt Nam ban hành quy định
mức lương tối thiểu phải chi trả cho
người lao động, trong từng điều
kiện khác nhau, từng cơng việc
khác nhau, điều đó đảm bảo mức
sống tối thiểu cho người lao động
kèm theo đó cũng bảo vệ mức sống
cho gia đình họ. Chính phủ cũng Hình 5 Quy chế tiền lương thưởng phụ cấp cho
người lao động
quy định việc tăng trợ cấp xã hội và
tăng lương hưu hàng tháng.
2.2. Những hạn chế cần khắc phục

Tuy có nhiều thành tựu trong chính sách hạn chế bất bình đẳng, nhưng bên cạnh
đó cũng có những hạn chế nhất định. Nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người có
nhóm thu nhập thấp những vẫn tồn tại bất cập vì theo nhiều người chính sách hỗ trợ
đó chưa được xem dưới góc nhìn “Bằng lăng kính bất bình đẳng”. Nhiều khảo sát ở
10


Việt Nam cho ta thấy rằng nhiều chính sách khơng đáp ứng đủ hoặc không phù hợp
với nhu cầu, nguyện vọng, quyền của người thụ hưởng. Kèm theo đó, bản chất của
việc ban hành khơng có sự góp ý, và tham gia của người cần hướng tới nên điều đó
cũng phần nào gây ra những ý kiến trái chiều, không hiệu quả.

Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang có một khuynh hương
mới, khuynh hướng đó cũng phần nào gia tăng sự bất bình đẳng, đó là khuynh hướng
thiên vị về thành thị hơn.
Theo một cuộc khảo sát và phỏng vấn, hơn 55% số người được hỏi trong việc nhờ
cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề khơng, thì họ đều chọn khơng nhờ đến cơ
quan nhà nước trong các tranh chấp lao động. Họ thiếu niềm tin vào cơ quan nhà
nước, họ không tin rằng các vấn đề sẽ giải quyết được.
Thương mại hóa các dịch vụ công, chuyển đổi các trường học, bệnh biện, một số
khác thành hình thức “Doanh nghiệp cung cấp” điều đó tuy phát triển một phần kinh
tế, nhưng điều đó cũng tạo ra nhiều vấn đề mang tính bình đẳng, chẳng hạn việc tăng
chi phí tự túc,…Điều đó sẽ ảnh hướng đến nhóm người thu nhập thấp
So với các nước khác thì việc mất các phí khơng đáng gọi là phí lót tay ở Việt
Nam vẫn cao hơn nhiều.

11


Hình 6 Tỷ lệ chi trả phí của doanh nghiệp
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Tuy nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra nhưng cũng có đơi lúc khơng thực sự
hiệu quả vì khơng đáp ứng đúng như cầu của nhóm người được hưởng. Nguyên nhân
sâu xa một phần vì do lúc ban hành chính sách khơng có sự tham gia của nhóm người
thụ hưởng, hoặc trong q trình có sự thiên vị người khá giả.
Như đã nói ở trên, người dân thiếu sự tin tưởng vào các cơ quan, vì một số thủ
tục mất phí lót tay, hoặc các vấn đề không được giải quyết.
Nhiều vấn đề nảy sinh trong hoạt động phân tích về thu và chi trong đối tượng
được nhận trợ cấp. Vấn đề về phân tích kế hoạch, tác động của các gói, ngân sách
nhà nước đối với đời sống, và kinh tế của đối tượng thụ hưởng.
Thuế là công cụ tốt trong việc giúp đỡ ngân sách nhà nước, song vậy nhiều

khảo sát và nghiên cứu để thấy rằng thuế đã tác động một phần tiêu cực tới cuộc sống
12


của nhóm người có thu nhập thấp và người nghèo. Nỗi sợ của người dân nghèo Việt
Nam cũng là thuế.
Đây là câu nói trích ngun văn từ một người dân Khome khi được hỏi: “Nếu
thuế đánh vào người giàu cao hơn, họ sẽ tăng giá, và cuối cùng người dân vẫn chịu
thiệt. Người kinh doanh không bao giờ thiệt, chỉ có nơng dân thiệt thơi. Cụ thể, người
tiêu dùng sẽ chịu gánh nặng tăng thuế và tăng giá xăng. Nếu đánh vào người giàu,
họ sẽ chuyển sang cho nông dân.”
Trong bối cảnh xã hội hóa cũng có những điều tiêu cực trong đó có phân biệt
đối xử. Và trong bối cảnh xã hội hóa, việc tăng các chi phí trong vấn đề tự túc,.. cũng
sẽ ảnh hưởng đến nhóm người nghèo trong xã hội.
Một số người dân chia sẻ: “Người ta nói khơng phân biệt giàu - nghèo nhưng
khi người giàu đóng góp nhiều hơn cho trường, con họ sẽ được quan tâm hơn. [Cán
bộ quản lý trường đưa cho chúng tơi cuốn sổ đóng góp]; chúng tơi khơng thể chỉ góp
vài ngàn, mà phải vài triệu. Người nghèo đâu dám nói khơng vì sợ hậu quả xấu cho
con cái họ. Bởi vậy, họ buộc đồng ý đóng rồi trả dần.”. Theo khảo sát đối với người
dân.
3. Giải pháp

Cần có sự khảo sát về tác động của những chính sách hỗ trợ được xem là giảm
bất bình đẳng, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp, nhất là những chính sách về thuế,
các vấn đề về quyền lao động, về lương cho người lao động, các mạng lưới an sinh
xã hội khác.
Tận dụng những phương tiện thông tin đại chúng, đem thơng tin đến người
dân về vấn đề bất bình đẳng, về hậu quả tiêu cực, nhiều mặt khá. Tận dụng các mặt
tích cực của truyền thơng để cập nhật các thông tin, và cung cấp các thông tin về
phản ứng của người dân đặc biệt là những người chịu thiệt thòi.

13


Đặc biệt vấn đề về thuế, các cơ quan chính phủ phải cam kết, hoặc đưa ra
phương án về đánh thuế trực tiếp, ngăn chặn những hành động trốn thuế của các công
ty kể cả Việt Nam hoặc các công ty đa quốc gia khác, hạn chế hoặc giảm thuế cho
những người có lao động, thu nhập thấp như thuế tiêu dùng.
Để giải quyết những vấn đề bất bình đẳng, cơ quan chính chỉ cần tăng cường
các nguồn lực đặc biệt trong nước, kèm theo đó là phân bổ đều các dịch vụ cơng như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… cân đối ngân sách. Chú trọng nhưng vùng sâu xa,
hẻo lánh, nhóm người nghèo.
Khơng chỉ hỗ trợ cơng nhân, người lao động, kèm theo đó hỗ trợ những nhà
đầu tư, hoặc các doanh nghiệp vừa nhỏ, khu vực tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi,
bình đẳng cơng bằng trong kinh tế, hoạt động kinh doanh cho mọi thành phần của
nền kinh tế. Đẩy mạnh sản xuất, gia tăng thu nhập, quan tâm những người chuyển từ
nông nghiệp sang khu vực khác.
Không thiên vị quá thành thị. Đẩy mạnh phát triển nông thôn, cải cách những
vấn đề cần thiết, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sự tham gia, góp phần của
người dân trong phát triển kinh tế. Trong việc hỗ trợ xóa đói giảm nghèo thì nâng
cao năng lực nhà nước.
Tăng ngân sách, chi tiêu cho các hoạt động giáo dục, nâng cao trình độ tri
thức đều ở các vùng miền, đặc biệt là giáo dục cơ bản, như tiểu học, trung học cơ
sở,…Như vậy Nhà nước cần tập trung hơn vai trị của mình trong vấn đề này, và sự
chi trả các dịch vụ cơ bản khác cho người nghèo.
Những năm tiếp theo sẽ tăng cường các chính sách về bảo hiểm xã hội. Đối
với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì việc này khơng dễ dàng. Nhưng
theo các chuyên gia nhận định, vẫn có một số cách để tăng và mở rộng các chương
trình. Đối với những hộ nghèo, cận nghèo, nhóm người thu nhập thấp, đặc biệt quan
tâm đến bảo hiểm xã hội cho họ.
14



Bên cạnh việc bảo hiểm xã hội thì cần chú ý đến nhiều lĩnh vực khác trong
chính sách hạn chế bất bình đẳng: Y tế, giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội, việc
làm,…
Bất bình đẳng xã hội gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, và ngược với nó, vấn đề
bình đẳng dân tộc sẽ tạo ra nhều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển đất nước
như đoàn kết, giàu mạnh, góp phần vào tính ổn định đất nước về chính trị, kinh
tế,….Cho nên kết hợp giữa chính sách nhà nước nhân dân cần phải tích cực tham
gia, mỗi người dân đều có trách nhiệm của mình, tự phát triển bản thân, nâng cao
năng lực.
4. Kết luận

Đối với các quốc gia kể cả phát triển và không phát triển thì vấn đề bình đẳng
về nhều mặt là vấn đề đáng được quan tâm. Việt Nam cũng vậy, bất bình đẳng là
hiện tượng tiêu cực, mang đến một vấn đề khó khăn trong phát triển thống nhất, và
đưa ra các chính sách. Vì vậy chúng ta cần rút ngắn bất bình đẳng trong xã hội, kết
hợp nhiều biện pháp từ Nhà nước đền người dân, phát triển toàn diện. Trong q
trình từ trước đến nay nước ta đã có những chuyển biến tích cực trong việc hạn chế
bất bình đẳng. Và mỗi người dân như chúng ta phải tích cực hơn nữa trong việc xây
dựng đất nước.
5. Tài liệu tham khảo

Chỉ

số

Cam

kết


Giảm

bất

bình

đẳng

(CRII)

2020:

/>OXFAM: Chuyện bất bình đẳng thời đại số 2.0
OXFAM: Thu hẹp khoảng cách cùng giảm bất bình đẳng ở Việt Nam
15


Phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế:
/>Tổng Cục Thống Kê: Xu Hướng Bất Bình Đẳng Trong Phân Phối Thu Nhập Ở Việt
Nam Giai Đoạn 2016-2020
Wikipedia: />1%E1%BA%B3ng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i

16



×