Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.94 KB, 15 trang )

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA......................................................................4
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chế định bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra............................................................................................................. 4
2. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.....................5
2.1. Khái niệm, bản chất..........................................................................................5
2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại...........................................6
2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm..................................................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG DO CÂY CỐI GÂY RA.........................................................................9
1. Thực tiễn bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra................................................9
2. Hạn chế của quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện................11
KẾT LUẬN...............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................14

2


LỜI NĨI ĐẦU
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự
được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam. Thông thường, một chủ thể trực tiếp
bằng hành vi của mình gây ra thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại do
chính mình gây ra. Tuy nhiên, tài sản của một người có thể tự bản thân nó gây ra
những thiệt hại cho người khác như cây cối gãy, đổ, súc vật cắn người, cơng trình xây


dựng bị sạt lở,.. mà con người khơng lường trước và khơng kiểm sốt được. Vì vậy,
pháp luật đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bên cạnh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do chính hành vi của con người gây ra. Thực tiễn cho thấy
không hiếm gặp các trường hợp cây cối gây thiệt hại cho con người. Cách thức gây
thiệt hại của cây cối rất đa dạng có thể là do cây đổ, gãy do mưa, bão, rễ cây đâm sang
tường nhà bất động sản liền kề làm hỏng tường hay cành cây ngả sang đất nhà liền kề
làm hỏng mái ngói, …
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là vấn đề phức tạp, địi hỏi
pháp luật có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Mặc dù chế định này đã
được quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 và các điều luật khác có liên quan
nhưng những quy định nhìn chung vẫn chưa thực sự rõ ràng và cịn nhiều bất cập, gây
khó khăn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết loại trách nhiệm
dân sự này. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây
cối gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Sau khi làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân tích, đánh giá quy định pháp luật về bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra, bài tiểu luận sẽ chỉ rõ những vướng mắc, hạn chế
trong việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành cũng như đề xuất hướng giải
quyết, hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, giúp cho việc áp
dụng pháp luật vào thực tiễn hiệu quả hơn. Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành
bài tiểu luận có thể vẫn cịn thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy Châu
Quốc An để bài viết được hoàn thiện và lập luận được sâu sắc, thuyết phục hơn.
Thay mặt nhóm tác giả
Dương Minh Trúc
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO CÂY CỐI GÂY RA
3


1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chế định bồi thường thiệt hại

do cây cối gây ra
Khởi nguồn xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong hệ
thống pháp luật Việt Nam bắt đầu từ Thơng tư 173-TANDTC ngày 23/03/1972 của
Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
(“Thơng tư 173-TANDTC”). Mặc dù lần đầu tiên được xây dựng nhưng Thông tư 173TANDTC đã điều chỉnh được đa dạng các quan hệ phát sinh khi xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại và nhiều nội dung trong đó đã trở thành nền tảng hình thành chế
định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015. Một trong những
điểm tiến bộ của Thông tư 173-TANDTC là quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản
gây ra. Tuy nhiên, với tình hình chính trị kinh tế xã hội lúc bấy giờ, nhận thức của Tòa
án chỉ mới dừng lại ở các trường hợp tài sản là súc vật và nguồn nguy hiểm cao độ
mới có khả năng chính cấu tạo nội tại của nó gây ra thiệt hại (Điểm 4, 5 Mục B),
trường hợp bồi thường thiệt hại do tự thân cây cối gây ra chưa được dự liệu.
Chỉ từ Bộ luật Dân sự 1995 trở đi, chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây
ra mới được ghi nhận thành luật. Điều 630 Bộ luật Dân sự 1995 quy định: “Chủ sở
hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy
ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.” Có thể thấy,
chủ sở hữu được xác định là đối tượng bồi thường thiệt hại duy nhất khi cây cối gây ra
thiệt hại và chỉ được miễn trừ trách nhiệm nếu thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả
kháng hoặc thiệt hại mà người bị thiệt hại gánh chịu có nguyên nhân từ phía họ. Nội
dung quy định trên vẫn được giữ nguyên khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ
luật Dân sự 1995. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra bắt
đầu có sự thay đổi đáng kể từ Bộ luật Dân sự 2015, trên cơ sở kế thừa Điều 626 Bộ
luật Dân sự 2005 và Điều 630 Bộ luật Dân sự 1995. Điểm tiến bộ đầu tiên có thể nói là
việc luật đã thay thế trường hợp thiệt hại gây ra bởi“cây cối đổ, gẫy” thành trường
hợp mang tính khái quát là“cây cối”. Sự thay đổi này đã dẫn đến tác động tích cực lớn
lao, theo đó giải quyết được bất cập của việc liệt kê làm bó hẹp phạm vi giải quyết
thiệt hại chỉ khi do cây cối đổ, gẫy. Việc quy định bồi thường thiệt hại “do cây cối”
nói chung đã bao quát được các trường hợp cây cối gây ra thiệt hại trên thực tế. 1 Theo
1 Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Điểm mới về bồi thường do tài sản gây ra,
< />

4


đó, luật thay đổi theo hướng chủ thể chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cây cối gây
ra không chỉ chủ sở hữu mà người chiếm hữu, người được giao quản lý cũng có trách
nhiệm này. Bên cạnh đó, vấn đề miễn trừ trách nhiệm đã được tách ra và quy định
thành một điều khoản riêng biệt về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
chung cho các trường hợp tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
2. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
2.1. Khái niệm, bản chất
Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người
được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.” Trước hết, cần xác
định đối tượng gây ra thiệt hại là do chính bản thân cây cối, không phải do hành vi của
con người tác động nên. Việc xác định đúng nội hàm của cụm từ “cây cối” tại Điều
604 Bộ luật Dân sự 2015 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó sẽ là cơ sở để lựa chọn
áp dụng căn cứ pháp lý phù hợp nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra.
Khoa học pháp lý nói chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng khơng định
nghĩa đối tượng “cây cối”. Tuy nhiên, khái niệm này có thể tìm thấy rộng rãi trong các
từ điển tiếng Việt. Theo “Từ điển tiếng Việt phổ thơng”, cây cối là thực vật có thân, lá
rõ rệt, hoặc có hình thù giống những thực vật có thân, lá. 2 Theo một số nhà bình luận
về Bộ luật Dân sự 2005 cây cối có nghĩa là những cây tự nhiên trên đất mà chủ sở hữu
cây có quyền sử dụng hoặc do chủ sở hữu trồng, cây phải cịn sống nếu đã chết thì phải
chưa hạ xuống (nếu cây hạ xuống thì khơng áp dụng điều luật này). 3 Như vậy cây cối
chịu sự điều chỉnh của Điều 604 có thể là bất kỳ loại cây cịn sống nào nói chung và
phải nó tự gây ra thiệt hại. Điều này đồng nghĩa với việc các vụ cây cối gây thiệt hại
không chỉ dừng lại phổ biến ở những loại cây thân gỗ mà cịn có thể là các trường hợp
cây thân cỏ chứa các chất độc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là một trường hợp cụ thể của
chế định bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, vì vậy sẽ mang những đặc điểm của

một loại trách nhiệm dân sự theo đó hoạt động của tài sản mới là nguyên nhân dẫn đến
thiệt hại chứ không phải do hành vi sử dụng tài sản 4 và dù có lỗi hay khơng thì chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất để bù đắp
t1225.html>, truy cập ngày 12/07/2021
2 Từ điển tiếng Việt phổ thơng, NXB. Phương Đơng, 2002, tr. 117
3 Hồng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, NXB. Chính trị quốc gia, 2013, tr. 797
4 Nguyễn Văn Hợi, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận
văn Tiến sĩ Luật học (Hà Nội, 2017), tr. 4

5


những tổn thất do tài sản gây ra cho người bị thiệt hại. Nhìn từ khía cạnh nguồn gốc
phát sinh trách nhiệm, bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra không gắn liền với sự vi
phạm nghĩa vụ quản lý tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao
quản lý cây cối. Do đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, bản chất của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra là hậu quả bất lợi mà các chủ thể này phải gánh chịu
vì họ là người được hưởng các lợi ích mà cây cối mang lại nên họ phải có trách nhiệm
đối với thiệt hại do cây cối gây ra nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa những giá trị mà
hoạt động của tài sản mang lại với thiệt hại mà nó gây ra.
2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc, giải quyết bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trước hết sẽ căn
cứ trên các yếu tố là điều kiện áp dụng cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung. Cụ thể, trách nhiệm phát sinh khi có đầy đủ ba yếu tố:
(i) Có thiệt hại thực tế xảy ra
Thiệt hại là một điều kiện bắt buộc trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Điều này được thể hiện tại Điều 584(1) Bộ luật Dân sự 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” và được

nhấn mạnh và làm rõ tại Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao. Với bản chất là biện pháp bù đắp tổn thất cho bên bị
thiệt hại, do đó lẽ tự nhiên rằng khơng có thiệt hại thì khơng thể phát sinh trách nhiệm
bồi thường.5 Ví dụ: Vườn nhà A có một cây cổ thụ gần với nhà B. Cây cổ thụ bị mục
rỗng nên đã ngã ra đường khi mưa to nhưng không trúng vào tài sản của B. Vì B
khơng bị thiệt hại gì từ sự kiện cây ngã này nên A không phải bồi thường cho B. Tuy
nhiên, kể cả khi cây đổ gây thiệt hại cho B thì để buộc A bồi thường, thiệt hại mà B
chịu phải là thiệt hại thực tế.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là thế nào là thiệt hại thực tế. Để được xem là thiệt hại
thực tế thì trước hết đó phải là thiệt hại dựa trên thực tiễn và mang tính chắc chắn. Như
vậy, có thể hiểu sự thiệt hại gián tiếp cũng có thể có tính thực tế nếu như có cơ sở hợp
lý để chứng minh rằng thiệt hại nhất định xảy ra và có thể ước lượng được. Ngược lại,
một thiệt hại khơng thực tế thì sẽ không chắc chắn xảy ra hoặc sẽ chỉ mang tính giả
định nên chủ thể bị thiệt hại sẽ khơng được bồi thường. Bên cạnh đó, thiệt hại phải có
5 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 444

6


tính chính đáng và phải tính tốn được, bao gồm thiệt hại về tài sản có thể trị giá được
bằng tiền và thiệt hại về tinh thần do bị gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay
danh dự, nhân phẩm đem lại, đo lường trên cơ sở thỏa thuận hoặc tỷ lệ do Nhà nước
quy định đối với từng trường hợp cụ thể khi các bên không thỏa thuận được.
(ii) Có hành vi trái pháp luật của chủ thể gây thiệt hại
Nếu như hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con người là nguyên nhân phổ
biến làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra chỉ được áp dụng khi thiệt hại là “do sự tác động tự
thân của cây cối” và sự kiện gây thiệt hại nằm ngồi sự kiểm sốt của con người. 6
Không chỉ vậy, sự kiện này phải mang tính trái luật. Đây là tính chất vốn được gắn với

hành vi của con người, tuy nhiên, khi xét theo nghĩa rộng, bất cứ hậu quả nào thiệt hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị coi là trái pháp luật. Và thực tế dù
không làm rõ tính trái pháp luật của tài sản khi gây thiệt hại nhưng Bộ luật Dân sự
2015, bằng việc quy định tại Điều 584 rằng “trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ
sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường”, đã phần nào cho
phép hiểu “khi tài sản tự thân gây thiệt hại cho người khác thì sự kiện gây thiệt hại
này đã có tính trái pháp luật, do đó làm phát sinh trách nhiệm bồi thường cho chủ sở
hữu, người chiếm hữu”.
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của cây cối và thiệt hại
xảy ra có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng mấu chốt nhằm xác định có
hay khơng có trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu cây cối. Đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì sự kiện cây cối gây ra thiệt hại được coi là nguyên
nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, sự kiện trái pháp luật phải có
trước và thiệt hại có sau. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây
cối gây ra thì nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại là do cây cối chứ mà khơng có sự
tác động của con người đến cây cối và thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của việc
cây cối gây thiệt hại.
Như đã nhấn mạnh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra chỉ phát
sinh khi có đủ ba điều kiện trên. Đặc điểm này không chỉ của riêng pháp luật dân sự
Việt Nam mà cịn có thể thấy ở các quốc gia theo hệ thống Common Law. Tuy nhiên,
ngoài những điều kiện trên thì tort law của các quốc gia này còn quy định người bị
6 Phạm Châu Thanh, Nguyễn Thị Phương Vi, Phạm Thị Nhiền, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây
ra theo pháp luật Việt Nam, Báo cáo đề tài Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Thủ Dầu Một (2017), tr. 27

7


thiệt hại phải chứng minh được cây cối gây thiệt hại là do người chiếm hữu vi phạm
nghĩa vụ cẩn trọng (breach or duty of care) mà một người theo lẽ hợp lý (reasonable

person) phải hành động để ngăn sự kiện thiệt hại đó xảy ra. 7 Theo Luật về Trách nhiệm
của người chiếm hữu của Anh, áp dụng cho các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra nói chung, người bị thiệt hại phải chứng minh được người chiếm hữu
(ocupiers) tài sản có một nghĩa vụ quan tâm bảo đảm sự an tồn về tính mạng, tài sản,
sức khoẻ cho mình (the common duty of care); người chiếm hữu đã vi phạm nghĩa vụ
đó, thiệt hại xảy ra là hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ của người chiếm hữu. 8
2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm
Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015, người phải bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra cho người bị hại khơng chỉ là chủ sở hữu mà cịn cả người chiếm hữu, người
được chủ sở hữu giao quản lý, chăm sóc, trơng coi, thu hoạch… cây cối. Người chiếm
hữu, người được giao quản lý, chăm sóc cây cối bao gồm cả người được chuyển giao
nghĩa vụ đối với cây cối trong trường hợp thuê nhà, thuê đất, công trình có cây trồng
trên đất thơng qua sự thỏa thuận, công ty cây xanh được Nhà nước giao nhiệm vụ được
Nhà nước giao nhiệm vụ trồng, quản lý và chăm sóc cây xanh trên địa bàn đơ thị.
Những người này phải có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn mà
cây cối có thể gây ra để khắc phục, nếu để cây cối gây thiệt hại cho người khác thì họ
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trừ các trường hợp được miễn trừ trách
nhiệm bồi thường tại Điều 584(2) Bộ luật Dân sự 2015.9
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA
1. Thực tiễn bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Cây cối là tài sản có giá trị, mang lại nhiều lợi ích khơng chỉ cho người sử
dụng, chủ sở hữu, nhưng cũng là nguồn có khả năng gây thiệt hại cho những người
xung quanh. Vào mùa mưa bão, vấn đề cây cối đổ, ngã gây thiệt hại về tài sản và tính
mạng xảy ra với tần suất cao. Ví như vụ đổ cây phượng kiến 18 học sinh bị thương,
một học sinh tử vong vào năm 2020 10, hay gần đây là vụ cây dầu hơn 20 năm tuổi ở
7 Christian von Bar, Non-contractual Liability Arising Out of Damage Caused to Another, PEL Liab. Dam,
Sellier Eropean Law Publishers (2009), p. 671
8 Kirsty Horsey, Erika Rackley, Tort Law, OUP Oxford (2013) 4th edition, p. 38-44

9 Điều 584(2) Bộ luật Dân sự 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
10 Hồng Lộc, Xn Mai, Thùy Dương, Tiến Long, Một học sinh trong vụ bật gốc cây ở TP. HCM đã tử vong,
BáoTuổi trẻ (26/05/2020), < truy cập ngày 15/07/2021

8


TP.HCM đã bật gốc đè người đi đường nhập viện cấp cứu. 11 Đa phần những vụ việc
cây cối gây thiệt hại thuộc sở hữu Nhà nước, lãnh đạo các đơn vị quản lý trực tiếp hệ
thống cây xanh thường cho rằng, họ chỉ quản lý cây xanh theo đơn đặt hàng của Nhà
nước và thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng để từ chối trách nhiệm lẫn bồi
thường, chỉ hỗ trợ phía người bị thiệt mạng, do vậy quyền lợi của bên bị thiệt hại
không được bảo vệ tối đa. Trong khi đó, nếu một người dân để cây trồng của mình gãy
đổ làm sập nhà, thương tật hoặc thậm chí là thiệt mạng đối với người bên cạnh, người
đi đường thì sẽ bị xử lý trách nhiệm cá nhân thích đáng ngay. 12 Các vụ kiện tranh chấp
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra giải quyết tại tòa án phần lớn là giữa các cá nhân
với nhau, chưa có trường hợp cơng ty cây xanh bị kiện. Thực tiễn xét xử ở Việt Nam,
cho thấy trường hợp cá nhân kiện do cây cối của hàng xóm, người khác ngã đổ khi
mưa bão gây thiệt hại thì tịa thường tun bên sở hữu, quản lý phải bồi thường cho
người bị thiệt hại với cách phân chia bồi thường đã hợp tình, hợp lý. Do đó, vấn đề
vướng mắc chủ yếu ở các vụ việc thiệt hại do cây cối gây ra thuộc sự quản lý của công
ty cây xanh. Để minh họa cho trường hợp tranh chấp bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra thuộc sở hữu tư nhân, có thể xem xét bản án số 09/2020/DS-PT13 ngày
24/11/2020 về tranh chấp giữa nguyên đơn là bà N và ông Ch.
Nội dung vụ án:
Nhà bà N và nhà ông Ch ở sát cạnh nhau. Năm 2017, một cây bạch đàn của ông
Ch bị gió ngã đổ sang vườn nhà bà làm gãy một số cây cối của bà nhưng bà không yêu
cầu ông Ch bồi thường mà để hai bên thương lượng với nhau. Từ đó đến năm 2019, bà

liên tục yêu cầu ông Ch chặt số cây bạch đàn còn lại nằm sát ranh giới đất giữa hai nhà
để tránh việc gió làm ngã cây, gây thiệt hại tài sản của gia đình bà nhưng ơng Ch
khơng chịu chặt. Ngày 30/10/2019, hai cây bạch đàn của ông Ch bị bão làm ngã đổ
sang vườn nhà bà làm thiệt hại tài sản. Tổng giá trị thiệt hại theo kết luận của Hội đồng
định giá là 13.700.000 đồng. Bà N yêu cầu ông Ch phải bồi thường thiệt hại tài sản
cho bà số tiền 13.700.000 đồng.

11 Vũ Phượng, Cây xanh bật gốc đè người ở TP. HCM: ‘Mặt đất rung mạnh rồi cây ngã nhào’, Báo Thanh niên,
< truy cập ngày 15/07/2021
12 Thái An, Bị cây xanh ngã đè: Ai chịu trách nhiệm?, Báo Tuổi trẻ (27/09/2020), < truy cập ngày 15/07/2021
13 Bản án số 09/2020/DS-PT ngày 24/11/20202 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra,
< truy cập ngày 15/07/2021

9


Ông Ch cho rằng hai cây bạch đàn trong vườn nhà ông ngã đổ sang vườn nhà
bà N gây thiệt hại một số tài sản của gia đình bà N là rủi ro do thiên tai. Tại phiên tòa
sơ thẩm, ông không chấp nhận bồi thường cho bà N vì lý do sự việc xảy ra là do thiên
tai và bà Ng có lỗi vì đã gây khó khăn khiến ông không chặt cây được. Theo ông Ch,
ông có thuê anh Trần Văn S làm nghề cưa cây xẻ gỗ đến chặt bạch đàn để tránh việc
cây đổ sang nhà bà Ng nhưng ơng Trần Đình C là chồng bà N gây khó khăn khơng cho
cành lá rơi sang phía nhà bà N nên anh S không thể thực hiện được. Lời khai của ông
Ch phù hợp với lời khai của anh S. Bên cạnh đó, bị đơn khơng chấp nhận bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra cho bà N vì hai cây bạch đàn là do cha ông trồng, cha ông
chết không để lại di chúc, các anh chị em của ông chưa chia thừa kế.
Giải quyết bản án:
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, vụ án đã cho
thấy thiệt hại của bà N là thiệt hại thực tế, cụ thể tổng thiệt hại tài sản gồm một số cây
cảnh, trụ rào, ống khói được định giá là 13.700.000 đồng. Ngồi ra, đã có tồn tại mối

quan hệ nhân quả giữa việc cây bạch đàn ngã đối với thiệt hại mà bà N gánh chịu.
Về trường hợp không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Ơng Ch khơng
đồng ý bồi thường thiệt hại cho bà N vì hai cây bạch đàn ngã sang vườn do bão gây ra.
Có thể hiểu rằng ông Ch đang đề cập đến trường hợp bất khả kháng để miễn trách
nhiệm cho mình. Tịa án cho rằng mưa bão là sự kiện khách quan nhưng không phải là
nguyên nhân gây ra thiệt hại mà sự kiện cây gãy đổ mới là nguyên nhân. Vậy sự kiện
cây đổ có thể là khách quan nhưng hồn tồn có thể lường trước, khắc phục được thì
khơng phải là sự kiện bất khả kháng theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, cây
đã từng đổ sang nhà bà N và bà N đã nhiều lần nhắc ông Ch chặt cây để tránh cây đổ.
Việc có bão và việc cây đổ gây thiệt hại là việc mà ông Ch có thể lường trước nhưng
lại khơng có động thái áp dụng biện pháp cần thiết.
Về việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại: Trong bản án, ông Ch khai 2 cây
bạch đàn do cha ơng trồng khi cịn sống và anh em ông chưa chia thừa kế nên 2 cây
bạch đàn không phải tài sản của ông và ông không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Tuy nhiên, theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu,
người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Có thể thấy, trong
trường hợp này ông Ch không phải chủ sở hữu nhưng là người đang quản lý di sản do
cha mẹ để lại nên ông Ch phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
10


Về việc xác định lỗi, trong bản án ông Ch khai có thuê người chặt cây trước khi
cây đổ nhưng chồng bà N đã gây khó khăn với người chặt cây nên không thể chặt cây.
Sau khi đối chiếu với lời khai của nhân chứng là anh S thì đã xác thực được ông Ch
đúng là đã thuê anh S chặt 2 cây bạch đàn nhưng chồng bà N đã gây khó khăn với anh
S trong việc chặt hai cây bạch đàn (không cho đi vào vườn nhà, không cho cành cây
rơi sang đất nhà). Có thể thấy, đây là trường hợp mà cả hai bên đều có lỗi trong thiệt
hại của bà N, ơng Ch. Qua đó, tịa xác định trong trường hợp này, bà N cũng có một
phần lỗi trong thiệt hại của mình và áp dụng theo điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường

phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”
Vì vậy, phán quyết của Tịa án là hợp lý. Ông Ch phải bồi thường thiệt hại cho
bà N với số tiền là hai phần ba giá trị tài sản bị thiệt hại, bà N không được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi mà gia đình bà gây ra khi gây khó khăn cho việc chặt cây.
2. Hạn chế của quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hồn thiện
Trong thực tiễn xét xử vẫn cịn tồn tại tình trạng áp dụng chưa đúng hoặc hiểu
sai quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Có lẽ Tịa án chưa
thực sự hiểu hết ý nghĩa của các quy định, dẫn đến việc xét xử thiếu công bằng, gây
hoang mang cho người có quyền lợi liên quan. Chính vì lý do, pháp luật cần được điều
chỉnh phù hợp hơn và dưới đây là một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thường
thiệt hại do cây cối:
Một là, đối với cây cối thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng nhà nước đã giao cho
các công ty dịch vụ quản lý, khi cây này gãy, đổ vào người đi đường thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thuộc về Nhà nước hay công ty dịch vụ quản lý?
Hiện nay pháp luật ở nước ta vẫn chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Do đó, cần
phải có quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra của
Nhà nước và công ty dịch vụ quản lý để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại và
bên sở hữu cây cối sẽ có biện pháp khắc phục sự cố trong phạm vi quyền hạn của mình
để hạn chế những thiệt hại do cây cối gây ra.
Hai là, quy định của pháp luật về Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 vẫn chưa thực
sự rõ ràng, cụ thể chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu,
người chiếm hữu, người được giao quản lý khi cây cối gây ra thiệt hại. Vậy nếu con
người là chủ thể tác động đến cây cối như chặt cây, đốn cành, ... không may rơi trúng
11


người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đó sẽ như thế nào? Do đó,
cần thiết đưa ra các tiêu chí trong thơng tư hướng dẫn để xác định rõ ràng khi nào thiệt
hại do hành vi của con người gây ra và thiệt hại do tài sản gây ra nhằm tạo sự thống
nhất trong việc áp dụng những quy định của pháp luật vào thực tiễn.

Ba là, pháp luật cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của các cơ quan này trong
việc quản lý cây cối, nên đặt ra quy định rõ ràng thế nào là sự kiện bất khả kháng khi
xảy ra thiệt hại do cây cối gây ra, tránh để các bên lợi dụng lỗ hổng của pháp luật trốn
tránh trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại.

12


KẾT LUẬN
Vấn đề về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra vẫn còn là nỗi niềm trăn trở
trong việc phân tích và giải quyết sao cho thỏa đáng, đảm bảo được quyền lợi của
người bị thiệt hại và xác định rõ được chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường. Dù
quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong Bộ luật dân sự 2015 đã có
phần tiến bộ hơn so với quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 khi xác định rõ hơn chủ thể
phải chịu trách nhiệm, có thể đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn trong tình hình mới
và cũng là bước phát triển mới của kỹ thuật lập pháp nước ta, nhưng vẫn còn tồn tại
một số bất cập như trong bài viết đã trình bày. Trong phạm vi tiểu luận, nhóm tác giả
đã làm rõ được những vấn đề sau:
1. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là hậu quả bất
lợi mà các chủ thể này phải gánh chịu vì họ là người được hưởng các lợi ích mà
cây cối mang lại nên họ phải có trách nhiệm đối với thiệt hại do cây cối gây ra
nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa những giá trị mà hoạt động của tài sản mang
lại với thiệt hại mà nó gây ra.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra phải bao
gồm ba tiêu chí: phải có thiệt hại xảy ra, thiệt hại phải do cây cối gây ra và có
mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của cây cối và thiệt hại xảy ra.
3. Chủ thể chịu trách nhiệm bao gồm chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được
giao quản lý. Trừ trường hợp được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
hoặc do bên bị thiệt hại có lỗi thì người chiếm hữu, người được chủ sở hữu giao
quản lý, chăm sóc cây cối phải có trách nhiệm theo dõi, ngăn chặn những nguy

cơ tiềm ẩn, nếu xảy ra thiệt hại do cây cối thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
4. Pháp luật cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, công ty
dịch vụ quản lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; cần có
hướng dẫn giải quyết cụ thể về hành vi con người gây ra tác động vào cây cối
làm người khác bị thiệt hại về sức khỏe tính mạng. Và hơn nữa là quy định chặt
chẽ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong sự kiện bất khả
kháng, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức lợi dụng sự kiện bất khả kháng chối
bỏ trách nhiệm chính mình và bảo vệ được lợi ích chính đáng của người bị hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Văn bản pháp luật Việt Nam
1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13
2. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11
3. Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN
4. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng
5. Thơng tư 173-TANDTC ngày 23/03/1972 của Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn
xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Văn bản pháp luật nước ngoài
1. Occupiers’ Liability Act 1984
B. SÁCH, LUẬN VĂN
Tài liệu tiếng Việt
1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2. Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB. Phương Đông (2002)

3. Nguyễn Văn Hợi, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật
dân sự Việt Nam”, Luận văn Tiến sĩ Luật học (Hà Nội, 2017)
4. Hồng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, NXB. Chính
trị quốc gia (2013)
Tài liệu nước ngoài
Christian von Bar, Non-contractual Liability Arising Out of Damage Caused to
Another, PEL Liab. Dam, Sellier Eropean Law Publishers (2009)
Kirsty Horsey, Erika Rackley, Tort Law, OUP Oxford (2013) 4th edition

C. WEBSITES

14


1. Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Điểm mới về bồi thường do
tài sản gây ra, < truy cập ngày 12/07/2021
2. Hoàng Lộc, Xuân Mai, Thùy Dương, Tiến Long, Một học sinh trong vụ bật gốc cây
ở TP. HCM đã tử vong, BáoTuổi trẻ (26/05/2020), < truy cập ngày
15/07/2021
3. Vũ Phượng, Cây xanh bật gốc đè người ở TP. HCM: ‘Mặt đất rung mạnh rồi cây
ngã nhào’, Báo Thanh niên, < />4. Thái An, Bị cây xanh ngã đè: Ai chịu trách nhiệm?, Báo Tuổi trẻ (27/09/2020),
< />
15



×