Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật
dân sự Việt Nam
Giang Văn Thịnh
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 03
Người hướng dẫn : GS. TSKH. Đào Trí Úc
Năm bảo vệ: 2013
83 tr .
Abstract. Nghiên cứu khái quát pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra của Việt Nam từ nhiều góc độ nghiên cứu khác
nhau như lịch sử phát triển từ thời phong kiến cho đến hiện nay và thực trạng pháp luật
về vấn đề này.Phân tích và xác định rõ những yếu tố quan trọng của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, bao gồm căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường khi
công trình đang xây dựng hoặc khi công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng. Luận văn
nêu ra phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự
Việt Nam hiện nay cũng như luận giải cho tính khả thi của những giải pháp đó.
Keywords.Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Tố tụng dân sự; Bồi thường thiệt hại
Content.
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo, trong hơn hai mươi năm qua Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng
không những nhằm góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ động hội
nhập quốc tế mà còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc quá trình pháp điển hóa, hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Về cơ bản nội dung pháp luật phản ánh tương đối phù hợp
với thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong đó Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 có vai trò
quan trọng quy định chuẩn mực pháp lý để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
có cách ứng xử cho phù hợp; có những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh
chấp dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra với tốc độ
nhanh, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai Ngoài ra, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được nâng cao nên hoạt động xây dựng gia tăng mà
nhà cửa, công trình xây dựng là tài sản thuộc nhóm có khả năng gây thiệt hại cho con
người về mặt tài sản, sức khỏe và tính mạng, dễ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng. Chế định BTTH ngoài hợp đồng là một trong những
chế định dân sự thể hiện nguyên tắc tôn trọng; bảo vệ quyền dân sự, khi người gây
thiệt hại có lỗi phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong BLDS, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
là một trường hợp cụ thể của BTTH do tài sản gây ra được quy định tại Điều 627, mục
3, chương XXI, phần thứ ba của BLDS năm 2005. Với số lượng điều luật quá ít và
chưa cụ thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý (vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm
BTTH; vấn đề xác định lỗi ) chưa được làm sáng tỏ, trong thực tiễn áp dụng làm đã
làm cho Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gặp không ít vướng mắc,
bất cập. Vì vậy, "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" yêu cầu phải giải quyết được cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài "Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật
dân sự Việt Nam" để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn có thể đáp ứng được yêu
cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" cũng đã được một số công trình
nghiên cứu đề cập như: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, của Nguyễn Văn Cường
và Chu Thị Hoa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Lỗi và trách nhiệm hợp đồng, của
Phùng Trung Tập; Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
của Trần Thị Huệ, Tạp chí Luật học; Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận văn cao học, của Lê Mai Anh; Trách nhiệm dân sự liên
đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, của Phạm
Kim Anh; Bộ môn Luật dân sự, đề tài khoa học cấp trường: Trách nhiệm dân sự do tài
sản gây thiệt hại - vấn đề lý luận và thực tiễn; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây
cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến; Bàn về
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, của ThS. Vũ Thị
Hồng Yến, Tạp chí Dân chủ và pháp luật…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về những vấn
đề chung, cơ bản về các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng,
trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra như khái niệm, đặc điểm, phân loại và xác định
các yếu tố trong quan hệ BTTH, chủ thể gây thiệt hại, chủ thể được quyền yêu cầu bồi
thường, trách nhiệm phải thực hiện việc bồi thường, xác định thiệt hại hoặc chỉ tập
trung ở một khía cạnh nhất định của vấn đề nghiên cứu mà trên thực tế còn nhiều khía
cạnh khác của vấn đề chưa được khai thác, nghiên cứu hoặc nghiên cứu từng loại trách
nhiệm BTTH trong các trường hợp cụ thể. Chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu
giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm BTTH do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra như xác định trách nhiệm bồi thường các chủ thể
theo thứ tự, nội dung cụ thể của trách nhiệm bồi thường, vấn đề bảo vệ quyền lợi của
người bị thiệt hại trong giai đoạn hiện nay…
Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra không phải là
vấn đề mới trong khoa học pháp lý của nhiều quốc gia, có không ít các bài báo, công
trình nghiên cứu có liên quan đề cập. Hầu hết những nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm
vi pháp luật quốc gia, mang tính mô tả pháp luật về BTTH các nước. Ngoài ra, trong
thực thi pháp luật khi phải áp dụng trách nhiệm dân sự, các luật gia trên thế giới đã bàn
luận nhiều về chủ đề: làm sao có thể tạo thêm những điều kiện thuận lợi nhất để bảo vệ
nhanh và kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại do tài sản gây
ra nói chung, do công trình xây dựng gây ra nói riêng. Nhìn chung, các nghiên cứu trên
là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả hoàn thành luận văn, đặc biệt trong
nghiên cứu pháp luật và thực tiễn BTTH do công trình xây dựng gây ra tại một số quốc
gia.
Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ và đảm bảo tính logíc về
trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật dân sự
Việt Nam vẫn rất cần thiết trong lĩnh vực khoa học pháp lý dân sự và có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn lớn trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn
pháp luật thực định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
ra.
Tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra, qua đó tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp,
trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
loại trách nhiệm này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" tập trung nghiên cứu
một số quy định của BLDS, các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản pháp luật liên
quan đến loại trách nhiệm này một cách khái quát, đi sâu vào trọng tâm nghiên cứu nội
dung quy định tại Điều 627 BLDS năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
và pháp luật. Nội dung của luận văn được nêu, phân tích trên cơ sở lý luận và nội dung
các quy định pháp luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn hoặc các tài liệu pháp lý
khác.
Đề tài chủ yếu sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân
tích - tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…
5. Những đóng góp mới của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" trong luận văn này có
điểm mới sau:
- Phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm BTTH do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
- So sánh, đối chiếu pháp luật thực định với thực tiễn về loại trách nhiệm này,
qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật, cũng như luận giải cho
tính khả thi của những giải pháp đó.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Kim Anh (2007), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong
pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
2. Phạm Kim Anh (2009), "Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005, thực trạng và giải pháp hoàn
thiện", Khoa học pháp lý, (6), tr. 3-13.
3. Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931).
4. Bộ Dân luật Sài Gòn (1972).
5. Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936).
6. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây
dựng đô thị, Hà Nội.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02 về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác,
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản
lý phát triển nhà và công sở, Hà Nội.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02 về quản lý chất lượng
công trình xây dựng, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Cương, Chu Thị Hoa (2005), "Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng",
Nghiên cứu lập pháp, (4), tr. 61-66.
11. Đỗ Văn Đại (2010), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án
và bình luận bản án, (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Lê Hồng Hạnh (Dịch) (1993), Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
13. Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2010),
"Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước", Đặc san tuyên truyền pháp luật, Hà
Nội.
14. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
15. Quốc hội (1992), Hiến pha
́
p, Hà Nội.
16. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
17. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
18. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.
19. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
21. Quốc hội (2008), Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Hà Nội.
22. Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Hà Nội.
23. Quốc triều Hình luật (Luật hình triều Lê - Luật Hồng Đức) (2003), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Phùng Trung Tập (2004), "Lỗi và trách nhiệm hợp đồng", Luật học (10), tr. 60-61.
25. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 173-UBTP ngày 23/3 hướng dẫn xét
xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
27. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Quyết định giám đốc thẩm số 02/2006/DS-GĐT
ngày 21/6 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp
về bồi thường thiệt hại, Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
29. Lê Thị Trang, "Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
hướng hoàn thiện", .
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại -
vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Mã số LH-08-
05/ĐHL, Hà Nội
31. Thiên Vĩ (2011), "Xây dựng gây sụp lún nhà kế cận phải bồi thường",
.
32. Viện Sử học Việt Nam (1994), Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
33. Hoàng Yến (2009), "Làm hư nhà hàng xóm phải bồi thường 61 triệu đồng",
.
34. Vũ Thị Hồng Yến (2013), "Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài
sản gây ra thiệt hại", .
TIẾNG ANH
35. Parliament (1947), Law concerning state liability for compensation, Japan.
36. Parliament (1990), Crown Liability and Proceedings Act, Canada.
37. Robin S. Whittaker & Brad M.Caldwell (2003), Crown Liability, Federal Court
Practice 2003 Update.
.TIẾNG PHÁP
38. Les Livrets du Centre de prospective et d’études urbaines - PADDI (2009), Atelier
sur le développement du logement social à HCMV (du 09 au février 2009).