Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Ở CÔNG TY CP ACECOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.67 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


PHẦN I. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần ACECOOK
Công ty cổ phần AceCook được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào
hoạt động từ năm 1995, có trụ sở chính tại KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận
Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh
Tiền thân của Acecook là công ty liên doanh giữa công ty sản xuất mì ăn liền nổi tiếng
Vifon - Việt Nam và tập đồn thương mại tài chính Marubeni, Acecook - Nhật Bản
Từ ngày 3/2/2004 Công ty liên doanh Vifon-Acecook được chuyển đổi thành Công ty
TNHH Acecook Việt Nam - một trong những nhà sản xuất mì và phở ăn liền hàng đầu tại
Việt Nam với hơn 50 chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngồi nước.
Ngày 18/1/2008 Cơng ty TNHH Acecook Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành
Cơng ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
Với triết lý kinh doanh: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt
Nam” và sứ mệnh “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến Sức khỏe – an
toàn – an tâm cho khách hàng”, vì vậy, Acecook Việt Nam ln đặt ưu tiên hàng đầu là
chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học
về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng.
Các sản phẩm của Acecook đa dạng chủng loại các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền,
bún ăn liền, phở ăn liền với thương hiệu nổi tiếng như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu
Thái, mì khơng chiên ăn liền Mikochi, mì Udon Sưki-Sưki, mì ly cao cấp Enjoy, mì Số
Đỏ, mì Hảo 100, mì Bắc Trung Nam, miến Phú Hương, bún Điểm Sáng, hủ tiếu Nhịp
Sống, nước mắm Đệ Nhất, dầu ăn cao cấp Đệ Nhất,...
Sau hơn 20 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát
triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí
vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh
dưỡng cao và nhận được nhiều danh hiệu, chứng nhận, giải thưởng cao quý
2



Acecook vinh dự được nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam- Chất lượng cao” lần đầu tiên
vào năm 1999 và luôn giữ vững danh hiệu này trong các năm 2010, 2016, 2017, 2020.
Ngoài ra, trong suốt các năm hoạt động, Acecook cũng nhận được rất nhiều giải thưởng
khác như Doanh nghiệp xuất sắc toàn quốc, Thương hiệu vàng, Rồng vàng (năm 2009);
Cờ thi đua chính phủ (năm 2011); Xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500 - Top 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000 - Top 1000
doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam; Giải thưởng Rồng Vàng; Doanh nhân Sài
Gòn tiêu biểu; Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển ngành Cơng thương"; Giải thưởng
"Thương hiệu nổi tiếng ASEAN"...(năm 2012); Top 100 nơi làm việc tốt nhất (năm
2017,2018),....
Không chỉ ở Việt Nam, Acecook cịn khơng ngừng mang hương vị Việt vươn ra thế
giới, đến nay, công ty đã xuất khẩu đi hơn 46 quốc gia trên tồn thế giới, trong đó có cả
các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển,
Na Uy, Nga, Úc, Hàn Quốc, Hồng Kơng,…
Ngồi sản xuất, cơng ty cịn chú trọng đến các hoạt động xã hội, từ thiện. Công ty
thường tổ chức các hoạt động như “Tết sum vầy (2019) phối hợp cùng Báo Thanh Niên
và Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM cùng tổ chức chương trình Chuyến xe
Tết sum vầy nhằm hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí đưa sinh viên có hồn cảnh khó khăn từ
TP.HCM về quê ăn tết; Chương trình học bổng từ trái tim(2018); phối hợp cùng chính
quyền các địa phương tiến hành trao tặng 1,600 thùng mì Hảo Hảo đến các hộ gia đình bị
thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 11 tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Hịa Bình, n Bái( năm 2017);
hay nhận bằng khen vì ủng hộ chống Covid 19 mới đây,...
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Acecook
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu
tại Việt Nam hiện đang sở hữu 07 chi nhánh và 11 nhà máy trên toàn Việt Nam với hơn
5,000 cán bộ công nhân viên đang làm việc
Hệ thống chi nhánh và nhà máy của Acecook Việt Nam có ở Tp.HCM, Hà Nội, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, và Vĩnh Long.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Acecook:

3


Các phịng, ban của Acecook có tính tính chun mơn hóa cao, các phịng ban đều có
nhiệm vụ riêng, khơng bị chồng chéo
-

Hội đồng cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ
đơng có quyền biểu quyết. Hội đồng Cổ đơng có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng
của cơng ty trong đó có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình
hình hoạt động kinh doanh, các phương án sản xuất kinh doanh đầu tư và chế độ phát
triển của công ty; sửa đổi và bổ sung Điều lệ bầu cử hội đồng quản trị, ban kiểm soát và
quyết định bộ máy tổ chức của cơng ty

-

Hội đồng quản trị: có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
giám sát giám đốc điều hành và các bộ phận quản lý; quyết định các kế hoạch phát triển
sản xuất kinh doanh; xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến lược hội đồng
cổ đông đưa ra

-

Ban kiểm sốt: do Hội đồng Cổ đơng bầu ra, nhằm quản lý; kiểm tra và giám sát hội đồng
quản trị, ban giám đốc; điều tra, thực hiện toàn bộ tồn bộ quy chế và kiểm sốt hoạt
động tài chính của cơng ty
4


-


Ban giám đốc: thực hiện các nghị quyết, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công
ty đã được hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông thông qua; soạn thảo các quy chế hoạt
động, quy chế quản lý tài chính

-

Phịng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của cơng ty

-

Phịng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin
liên lạc của công ty

-

Phịng kế tốn: lập kế hoạch thu chi; quản lý thu chi trong trong cơng ty; kiểm sốt các
chi phí hoạt động của công ty; quản lý vốn, tài sản, tổ chức chỉ đạo cơng tác kế tốn trong
tồn cơng ty; thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao

-

Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa tồn bộ hệ thống máy móc trong cơng ty

-

Phịng xuất nhập khẩu: quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động đối ngoại; phân tích
mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm; khai thác trong và ngoài nước; quản lý hoạt
động xuất nhập khẩu


-

Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: thực hiện việc nghiên cứu, phát triển công
nghệ đưa ra các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng

-

Phịng kế hoạch: có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu
của ban giám đốc; tổng hợp để tham mưu cho giám đốc xây dựng các quy hoạch, kế
hoạch phát triển, chương trình, dự án

-

Phịng marketing: nghiên cứu và tiếp thị thông tin; xây dựng kế hoạch quảng cáo sản
phẩm; khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của cơng ty

-

Phịng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây
chuyền sản xuất của công ty; điều hành các nhà máy sản xuất theo đúng yêu cầu và đạt
chất lượng

-

Phòng kinh doanh: lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi
nhánh; thiết lập, giao dịch với hệ thống nhà phân phối

5



PHẦN II. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC Ở CÔNG TY CP ACECOOK
2.1 Xây dựng chương trình đào tạo đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí nhân viên
vận hành máy móc ở Cơng ty Cổ phần Acecook
2.1.1. Mục tiêu đánh giá công việc cho vị trí nhân viên vận hành máy móc
- Đánh giá nhân viên nhà máy được các Tổ trưởng, Quản đốc hay ban lãnh đạo thực
hiện định kỳ hàng tuần/ tháng/ quý/ năm nhằm kiểm tra, đánh giá năng suất và thái độ
làm việc của nhân viên cấp dưới trực tiếp phụ trách. Qua đó, xét duyệt mức độ hồn
thành nhiệm vụ cơng việc, sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như thái độ giao
tiếp ứng xử giữa nhân viên với đồng nghiệp và các cấp bậc khác hiện có trong nhà máy,
… để tìm kiếm và đưa ra các chế độ thưởng – phạt hợp lý cho từng cá nhân, đội nhóm
nhân viên.
- Việc đánh giá nhân viên cũng giúp các bộ phận quản lý nhà máy tự đánh giá hiệu
suất cơng việc của chính họ về công tác quản lý và điều hành nhân sự; từ đó tiếp tục phát
huy những mặt tốt, đồng thời phát hiện những thiếu sót hiện có để tìm hướng thay đổi
hay xử lý kịp thời.
- Định kỳ thực hiện đánh giá nhân viên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một thang đo
định lượng về những đóng góp cụ thể của từng nhân viên vào sự phát triển chung của
doanh nghiệp, từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan để áp dụng những chế độ
thưởng – phạt hợp lý; đồng thời còn giúp tăng trưởng cả về chất lẫn lượng cho doanh
nghiệp về lâu dài.
2.1.2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc
Dựa vào nội dung quản trị nhân lực áp dụng xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá vị trí
nhân viên vận hành máy móc cơng ty Acecook dựa trên 3 nội dung như sau
ST
T
1

2


Nội dung đánh giá
Kiến thức (bao
gồm cả kiến thức
chuyên môn và kiến
thức được đào tạo
trước khi vào làm
việc)

Kỹ năng

Các công việc đánh giá
- Khả năng áp dụng tốt kiến thức về
vận hành máy, về sản phẩm và quy chế
làm việc trong nhà máy
- Mức độ ghi nhớ và áp dụng kiến
thức được đào tạo trong q trình làm
việc
- Mức độ hài lịng của quản lý dây
truyền, trưởng bộ phận về kết quả làm
việc
- Nắm được tình trạng máy móc, bảo

Hệ số
50%

30%
6


quản máy và những sự cố có thể xảy ra

trong q trình vận hành máy móc
- Khả năng xử lý sự cố trong q
trình làm việc
- Trao đổi cơng việc để làm việc tốt
hơn với đồng nghiệp, quản lý
- Kỹ năng ứng xử trong môi trường
làm việc
3

Thái độ

- Tinh thần làm việc và nhu cầu
thăng tiến
- Sự cẩn thận, chủ động trong công
việc
- Thái độ với đồng nghiệp, cấp trên...
- Trách nhiệm công việc

20%

2.1.3 Xác định phương pháp đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí nhân viên vận
hành máy móc
Đề xuất sử dụng phương pháp thang điểm dựa trên các nội dung sau:
- Năng lực thực hiện công việc:
+ Đảm bảo cho máy móc vận hành tốt khơng có sự cố xảy ra
+ Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của doanh nghiệp
+ Hoàn thành chỉ tiêu ngày/tuần/tháng
+ Ứng phó, xử lý linh hoạt, kịp thời những vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành máy
- Chuyên cần:
+ Đi làm đúng giờ

+ Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh lao động và các quy định khác của công ty
- Thái độ, hành vi :
+ Thực hiện công việc tốt với đồng nghiệp và cấp trên
Với mỗi nội dung sẽ có các tiêu chí đánh giá cụ thể theo thang đo 5 cấp độ:
Mức 5: Xuất sắc ( đạt > 90% những nội dung nêu trên)
Mức 4: Tốt ( đạt 80 -90% những nội dung nêu trên)
Mức 3: Khá ( đạt 60-80% những nội dung nêu trên)
Mức 2: Trung bình ( đạt 50-60% những nội dung nêu trên)
Mức 1: Kém ( dưới 50% những nội dung nêu trên)
2.1.4 Xác định chủ thể và đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc
Xác định chủ thể đánh giá
7


- Các nhà quản trị cấp cao là người quyết định các yếu tố chính của hệ thống đánh giá
thực hiện công việc của tổ chức/ doanh nghiệp. Ban giám đốc, phó giám đốc sản xuất sẽ
quyết định các chỉ tiêu để đánh giá nhân viên vận hành máy như: đánh giá thái độ, tác
phong, các mối quan hệ, hiệu quả công việc, kỹ năng và đánh giá việc sử dụng các trang
thiết bị tại nhà máy. Sau đó, những nhà quản trị cấp trung gian, cấp cơ sở, quản lý tại bộ
phận vận hành máy là người có vai trị chính, trực tiếp trong việc triển khai thực hiện
đánh giá thực hiện công việc tại bộ phận vận hành máy.
Xác định đối tượng tham gia đánh giá thực hiện cơng việc
- Trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá nhân viên vận hành máy tại Acecook, nhà
máy sẽ áp dụng các hình thức đánh giá phù hợp. Cụ thể:
+ Tự đánh giá: nhân viên tự nhận bảng đánh giá và tự đánh giá khả năng đáp ứng yêu
cầu công việc cũng như thái độ làm việc của bản thân rồi trình lên cấp trên đánh giá và
xét duyệt.
+ Đánh giá theo cấp bậc từ cấp quản lý đến nhân viên dưới quyền: mỗi nhà Quản lý
cấp trên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình, sau đó tổng
hợp lại và thống nhất kế hoạch điều chỉnh và phát triển nhân viên.

+ Đánh giá ngang cấp: kiểu “đánh giá chéo”, đánh giá lẫn nhau giữa những nhân viên
cùng cấp bậc, ngang vị trí với nhau theo các tiêu chí: chun mơn, thái độ làm việc, hiệu
quả cơng việc, …
+ Đánh giá tồn diện: dựa trên những nhận xét về nhân viên từ khách hàng, đồng
nghiệp, những người xung quanh và cả nhà Quản lý trực tiếp để có cái nhìn tồn diện và
đầy đủ nhất về nhân viên cần đánh giá.
2.1.5 Quy chế đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí nhân viên vận hành máy móc
- Nhân viên vận hành máy móc cần thực hiện đầy đủ, đảm bảo tốt nhất các công việc
như:
+ Trực tiếp thực hiện thiết lập, các thiết bị cài đặt cho thiết bị phù hợp với hệ thống của
quá trình sản xuất.
+ Bảo đảm nhận công việc vận hành, khởi động máy theo đúng quy trình sản xuất để
thơng qua đó có thể điều chỉnh máy móc khi cần thiết cho việc cải thiện năng lực trở nên
dễ dàng hơn. Từ đó tạo ra hiệu suất làm việc tức thì, nhưng hiệu quả duy trì là lâu.
+ Thực hiện điều hành các thiết bị theo đúng hướng dẫn, đặc biệt có chủ động tham gia
lắp đặt và kiểm tra về các công nghệ mới để có thể bắt cơng việc nhanh hơn.

8


+ Ln theo dõi về chính q trình sản xuất để thấy hoạt động trạng thái của tất cả các
thiết bị. Thơng qua đó có thể tìm hiểu về các sự cố và báo cáo với các trưởng bộ phận sản
xuất, trưởng ca trực tiếp để có thể đề xuất ra các biện pháp khắc phục tốt nhất. Mô tả về
các cơng việc cần thực hiện ngày hành chính Chủ để thực hiện các kiểm tra về chất lượng
+ Chủ động cho việc thực hiện các kiểm tra về chất lượng để xem xét các vấn đề, thực
hiện các vấn đề về kỹ thuật máy móc để có thể tìm hiểu, xem lại vận hành tốt hơn theo
chuyên môn được đào create. Từ đó có thể tránh được các cơ chế cháy nổ hay gây mất an
toàn về lao động khi thực hiện công việc sản xuất.
+ Luôn tuân thủ đúng theo các quy trình về an tồn lao động, sức khỏe cũng như nắm
bắt được việc thực hiện bảo vệ sinh chung đối với máy móc cũng như khu vực làm việc

theo phân tích.
+ Có chủ đề cho đề xuất các phương pháp, biện pháp mới để có thể cải thiện máy móc
thiết bị tốt nhất trở lại hiệu quả của công việc vận hành với suất cao hơn.
+ Nắm bắt về bảo dưỡng quy định và thực hiện một cách thường xuyên để duy trì về
sự ổn định và vận hành trơn tru cho điều khiển thiết bị máy móc cũng được cho là một
điều kiện cần cho q trình dài
- Ngồi ra, nhân viên vận hành máy móc cịn được đánh giá thơng qua mức độ thực
hiện, chấp hành các quy tắc trong công việc vận hành máy móc như:
+ Khi tiến hành thực hiện các thiết bị về máy móc sẽ cần đến sự bảo đảm đầy đủ về đồ
bảo hộ, thực hiện đúng về chế độ bảo vệ sinh an toàn lao động theo các quy định, ban
hành pháp.
+ Có sự kiểm tra máy thường xun trong q trình vận hành khi có sự cố gắng thực
hiện khơng ngừng hoạt động để có thể tiến hành sửa chữa và báo cáo với cấp trên.
+ Luôn định kỳ bảo dưỡng tiến trình nếu thiếu sót cần bổ sung và thay thế mới cần có
đề xuất với cấp trên để phê duyệt về yêu cầu.
+ Một nhân viên vận hành sẽ không được phép rời khỏi công việc vị trí khi thiết bị vận
hành sản xuất.
+ Mọi hoạt động thực hiện cho chương trình vận hành, bảo trì đều cần đến việc bảo
đảm an tồn tiêu chuẩn theo quy trình khơng có sự cố xảy ra.

9


2.2 Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí quản lý dây
truyền sản xuất của Công ty Cổ phần Acecook
2.2.1 Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí quản lý dây truyền
sản xuất
- Hiểu rõ và nắm chắc cơ cấu; phương pháp tổ chức dây truyền và cơ chế vận hành;
các thao tác, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong phạm vi kiểm soát.
- Nâng cao kỹ năng phân tích, lập kế hoạch và quản trị sản xuất

- Thực hiện tốt các công đoạn, chức năng sản xuất; giám sát, kiểm tra quá trình sản
xuất nhằm cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và phù hợp yêu cầu của từng
khách hàng
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác để cùng nhau hồn thành tốt công việc
nâng cao tay nghề, kỹ năng của tổ đội; nâng cao kỹ năng tạo động lực, tạo môi trường
làm việc năng động, thoải mái và chuyên nghiệp
- Có khả năng làm việc độc lập; khả năng thích ứng với những công nghệ tiên tiến
và dây truyền hiện đại
- Linh hoạt trong công việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau từ phía đối tượng
khách hàng khác nhau
- Nâng cao kỹ năng giải quyết, khắc phục và xử lý tình huống về cả nhân cơng lẫn
thiết bị, máy móc.
- Đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, thuận lợi, an toàn và sạch sẽ
- Kỹ năng lập bảng biểu, báo cáo thực hiện cơng việc tình trạng nhân cơng và máy
móc
2.2.2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí quản lý dây truyền
sản xuất
Dựa vào nội dung quản trị nhân lực áp dụng xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá vị trí
quản lý dây chuyền sản xuất công ty Acecook dựa trên 3 nội dung như sau:
STT
1

Nội dung
Năng lực thực hiện
công việc (khả năng
phân tích, lập kế
hoạch và quản trị hoạt
động quản lý sản
xuất)


Tiêu chuẩn đánh giá
Mức độ hiểu rõ về sản phẩm và cách
thức vận hành máy móc.
Kỹ năng giải quyết sự cố trong quá
trình vận hành dây truyền.
Đưa ra số liệu dự báo sát với đơn hàng
của khách hàng.
Hoàn thành đúng số lượng, chất lượng
của các đơn hàng.
Mức độ khách hàng hài lòng với chất

Hệ số
50%

10


2

3

-

lượng sản phẩm
Kiểm tra và giám Loại bỏ các sản phầm/ bán sản phẩm
sát hoạt động sản xuất lỗi.
Tỷ lệ nhân cơng nắm rõ nhiệm vụ và
hồn thành nhiệm vụ được giao.
Đáp ứng thời gian vận hành của máy
móc trong q trình sản xuất dây

truyền.
Chu kỳ vận hành máy móc trong q
trình sản xuất.
Số lượng máy móc hoạt động bình
thường trong q trình sản xuất
Tần suất máy móc hoạt động
Thái độ, hành vi Tác phong nhanh nhẹn, chấp hành
thực hiện công việc
đúng nội quy của doanh nghiệp.
Đáp ứng và tuân thủ thời gian làm
việc.

30%

20%

2.2.3 Xác định phương pháp đánh giá thực hiện cơng việc cho vị trí quản lý dây
truyền sản xuất
Đối với vị trí quản lý dây truyền sản xuất, doanh nghiệp sử dụng phương pháp thang
điểm. Việc đánh giá dựa trên các nội dung về:
Năng lực thực hiện cơng việc (Khả năng phân tích, lập kế hoạch và quản trị hoạt động
quản lý sản xuất)
Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất
Thái độ, hành vi thực hiện cơng việc.
Với mỗi nội dung sẽ có các tiêu chí đánh giá cụ thể theo thang đo 5 cấp độ:
Mức 5: Xuất sắc
Mức 4: Tốt
Mức 3: Khá
Mức 2: Trung bình
Mức 1: Kém

Tùy mỗi tiêu chí sẽ có các hạn mức khác nhau để xác định mức độ thực hiện công việc
đối với vị trí quản lý dây truyền sản xuất.
2.2.4 Xác định chủ thể đánh giá và đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc
Xác định chủ thể đánh giá đánh giá thực hiện công việc

11


Trong hầu hết các cơng ty, bộ phận phịng nhân lực phải chịu trách nhiệm thiết kế và
kiểm tra các chương trình đánh giá nhân viên. Trách nhiệm tiến hành trực tiếp tùy theo sự
phân công ở mỗi công ty, nhưng hầu hết các cấp lãnh đạo trực tiếp đều phải tham gia vào
q trình này, đối với vị trí quản lý dây truyền sản xuất sử dụng chủ thể c ấp trên trực tiếp
đánh giá cấp dưới:
- Vì đây là chủ thể đánh giá phổ biến nhất
- Cấp trên là Trưởng bộ phận sản xuất, Trưởng phòng sản xuất trực tiếp là người biết
rõ việc hồn thành cơng việc của cấp dưới
- Cấp trên trực tiếp phải có trách nhiệm quản lý đơn vị mình nên cần phải đánh giá
nhân viên của mình.
Các lý do mà cấp trên muốn đánh giá cấp dưới:
*Để bảo đảm rằng tất cả khả năng và năng lực cá nhân được sử dụng có hiệu quả.
*Để xác định nhu cầu đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân cho nhân viên.
*Để trợ giúp cho các quyết định đề bạt.
*Để xác định các kỹ năng còn thiếu và xây dựng kế hoạch kế cận.
*Để duy trì cấp bậc quyền lực bằng cách khẳng định sự lệ thuộc của các nhân viên
dưới quyền vào những người thực hiện quá trình đánh giá.
Xác định đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc
Các đối tượng tham gia đánh giá gồm
+ Chủ thể tự đánh giá
+ Cấp trên
+ Cấp dưới

+ Tập thể ( dây truyền khác)
+ Khách hàng
+ Đồng nghiệp
2.2.5 Hướng dẫn quá trình đánh giá thực hiện công việc
2.2.5.1 Giao chỉ tiêu, kế hoạch và thống nhất tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá

12


Vào tuần đầu kỳ đánh giá (tuần cuối tháng 9 và tuần đầu tháng 3): trưởng đơn vị thống
nhất với từng CBNV trong đơn vị về mục tiêu chất lượng của đơn vị và của cá nhân trong
kỳ, làm cơ sở và căn cứ tiến hành đánh giá.
Trong kỳ sản xuất, nếu có cơng việc phát sinh, trưởng đơn vị giao việc và tiến hành
điều chỉnh tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá nếu thấy cần thiết.
2.2.5.2 Triển khai đánh giá
Đánh giá nội bộ đơn vị được tiến hành 3 tháng/lần, vào tuần cuối của tháng 9 và tháng
2. Các bước đánh giá bao gồm:
- Bước 1: Trong quá trình làm việc, người được đánh giá sẽ ghi chép tóm tắt lại các
công việc được giao và thực hiện theo mẫu Theo dõi thực hiện các công việc.
- Bước 2: Vào tuần cuối của tháng 9 và tháng 2, người được đánh giá sẽ hoàn thiện
mẫu Theo dõi thực hiện các công việc, tự đánh giá theo mẫu Đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ và chuyển lại cho người đánh giá.
- Bước 3: Người đánh giá kiểm tra và trao đổi lại với người được đánh giá nếu thấy
cần thiết, sau đó ký duyệt và chuyển lại cho người được đánh giá để tiếp tục theo dõi.
- Bước 4: Kết quả đánh giá được lưu tại đơn vị làm căn cứ để tiến hành đánh giá theo
kỳ 6 tháng.

13




×