Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá CNYVND đến hoạt động xuất, nhập khẩu việt nam và trung quốc luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng bùi thị vân dung nguyễn ngọc thạch người hướng dẫn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ VÂN DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CNY/VND ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ VÂN DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CNY/VND ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TSKH Nguyễn Ngọc Thạch

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá CNY/VND đến
hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc” là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tác giả và kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội
dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
Tơi đồng ý việc trường Đại học Ngân hàng dùng luận văn làm tài liệu tham
khảo.
Một lần nữa, tôi cũng xin cam đoan Luận văn này chưa từng được trình nộp để
lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào.

Tp. HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Vân Dung


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến
thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực hiện
luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tôi chân thành tri ân vai trò
định hướng khoa học của PGS, TSKH Nguyễn Ngọc Thạch trong việc hỗ trợ và
đóng góp ý kiến cho bài nghiên cứu của tác giả về đề tài “Ảnh hưởng của biến động tỷ
giá CNY/VND đến hoạt động xuất, nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc”.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè ln động
viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tơi để hồn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Q Thầy Cơ để luận văn
hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn.

Tp. HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Vân Dung


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên đề tài
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CNY/VND ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC.
2. Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu là kiểm định tác động của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động
xuất, nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả làm
cơ sở đề xuất một số kiến nghị trong điều hành tỷ giá thích hợp, góp phần đẩy mạnh

hoạt động ngoại thương của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Tác giả trình bày và phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam và
Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2019. Bên cạnh đó, tác giả phân tích ảnh hưởng biến
động tỷ giá CNY/VND đến hoạt động nhập khẩu qua hai nhóm chủ yếu: (1) các yếu tố
ảnh hưởng đến tương quan chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (phụ thuộc vào
năng lực sản xuất, thị hiếu, công tác marketing) của các doanh nghiệp trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu; và (2) các yếu tố tác động đến tương quan giá cả hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu so với hàng hóa nước ngồi. Yếu tố này được thể hiện thơng qua yếu tố tỷ
giá. Trên cơ sở các lý thuyết, mơ hình và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã đưa ra
mơ hình đề xuất và các kiểm định để giải quyết mục tiêu đề ra như sau: Thứ nhất, sự
tác động tỷ giá CNY/VND đến hoạt động nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc là ngược
chiều. Thứ hai, xem xét tác động của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động xuất khẩu Việt
Nam - Trung Quốc là cùng chiều.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những hàm ý chính sách liên quan đến
chính sách điều hành tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc ở góc
độ nhà nước cũng như phía doanh nghiệp.
3. Từ khóa
Tỷ giá, CNY/VND, hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam, Trung Quốc.


iv

ABSTRACT
1. Title
THE IMPACT OF CNY/VND EXCHANGE RATE ON IMPORT AND
EXPORT ACTIVITIES OF VIETNAM – CHINA.
2. Abstract
The research objective is to test the impact of CNY/VND exchange rate on
import and export activities of Vietnam - China. Based on the research results, the
author serves as the basis for proposing a number of recommendations in the

appropriate exchange rate management, contributing to boosting Vietnam's foreign
trade into the Chinese market.
The author presents and analyzes the current status of import and export activities
of Vietnam and China in the period 2014 - 2019. Besides, the author analyzes the
effect of CNY/VND exchange rate fluctuations on import activities through two
groups. Mainly: (1) factors affecting the correlation of quality of exported and
imported goods (depending on production capacity, customer prospect and marketing)
of enterprises in the export sector and import; (2) factors affecting the correlation of
the prices of exported and imported goods compared with foreign goods. It expresses
this factor through the exchange rate factor. Based on theories, models and empirical
studies, the author has given a proposed model and tests to address the proposed
objectives: Firstly, the impact of CNY/VND exchange rate on Vietnam - China import
activities is negative; Secondly, considering the effect of CNY/VND exchange rate on
Vietnam - China export activities, this relationship is positive.
From the research results, the author has made policy implications related to the
exchange rate management policy, Vietnam-China import-export activities from the
Government (Macro aspect) as well as the enterprise (Micro aspect).
3. Keywords
Exchange rate, CNY/VND, import – export activities, Vietnam, China.


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Diễn giải tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt


ACFTA

ASEAN-China Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc

ASEAN

Association of
Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCTM

Balance of trade

Cán cân thương mại

CCTT

Balance of payments

Cán cân thanh tốn

CNH

Industrial


Cơng nghiệp hóa

CNY

Yuan Renminbi

Nhân dân tệ

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

CSTT

Monetary policy

Chính sách tiền tệ

ERPT

Exchange rate pass through

Cơ chế truyền dẫn tỷ giá

European Union

Liên minh Châu Âu


EUR

Euro

Đồng tiền chung Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment,

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

G7

Group of Seven

Nhóm 7 nước dân chủ và cơng
nghiệp hàng đầu thế giới

EU

Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh

GCC
GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


HĐH

Modernization

Hiện đại hóa

IDR

Rupiah indonesia

Đồng tiền Indonesia

IRP

Interest Rate parity

Ngang giá lãi suất


vi

JPY

Japanese Yen

Yên Nhật

KRW


South Korean Won

Won hàn quốc

LNH

Interbank

Liên ngân hàng

MYR

Ringgit Malaysia

Đồng tiền Malaysia

NDT

Yuan Renminbi

Nhân dân tệ

NHNN

State Bank

Ngân hàng nhà nước

NHTW


Central Bank

Ngân hàng Trung ương

NIEs

Nền kinh tế mới công nghiệp

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế

PCP

Producer currency pricing

Chiến lược định giá tiền tệ của nhà
sản xuất


PHP

Peso Philippine

Đồng peso philipin

PPP

Purchasing Power Parity

Ngang giá sức mua

QH

Congress

Quốc hội

SGD

Đơla Singapore

Đồng singapore

SVAR

Structural vector autoregressive

Mơ hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ


TCTD

Credit institution

Tổ chức tín dụng

THB

Bath Thái

TWD

Tân Đài tệ

USD

United State Dollar

Đồng Đơla mỹ

VAR

Vector autoregression

Mơ hình tự hồi quy vector


vii

VECM


Vector Error Correction model

Mơ hình hiệu chỉnh sai số vector

Vietnam Dong

Đồng việt nam

Food safety

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

The World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

XNK

Import & export

Xuất nhập khẩu

VND
VSATTP


viii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... III
ABSTRACT .......................................................................................................... IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................V
MỤC LỤC

....................................................................................................... VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... 11
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... 12
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
1.6 Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 5
1.7 Bố cục đề tài ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG .......................................................................... 7
2.1 Khung khái niệm xuất nhập khẩu ............................................................... 7
2.1.1 Lý thuyết về xuất nhập khẩu................................................................. 7
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu................................... 8

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu .................................. 9
2.2 Các lý thuyết về tác động của tỷ giá đến thương mại quốc tế ................. 10


ix

2.2.1 Lý thuyết về tỷ giá .............................................................................. 10
2.2.2 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá (ERPT - Exchange Rate Pass Through)13
2.3 Khung khái niệm tỷ giá ............................................................................... 15
2.3.1 Khái niệm tỷ giá.................................................................................. 15
2.3.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ giá hối đoái .............................. 17
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..................................................... 18
2.4.1 Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá ................................ 18
2.4.2 Các nghiên cứu về lựa chọn cơ chế tỷ giá .......................................... 20
2.4.3 Các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến kinh tế vĩ mô của quốc gia.. 23
2.4.4 Các nghiên cứu tác động của CNY đến giá trị tiền tệ khác ................ 28
2.5 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá của một số nước trên thế giới ................. 32
2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá ........... 32
2.5.2 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Nhật Bản ......................................... 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 40
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 40
3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 41
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 44
3.3.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu .............................................. 44
3.3.2 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen ........................ 47
3.3.3 Các kiểm định khác của mơ hình........................................................ 47
3.3.4 Mơ hình hồi quy VECM ..................................................................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 51
4.1 Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 ..................... 51
4.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai

đoạn 2014 – 2019 ................................................................................................. 54
4.2.1 Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc ......................... 54
4.2.2 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ...................... 56
4.3 Ảnh hưởng biến động tỷ giá CNY/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu59
4.4 Kết quả phân tích thực nghiệm .................................................................. 61


x

4.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................... 61
4.4.2 Tỷ giá hối đoái CNY/VND tác động đến hoạt động nhập khẩu của Việt
Nam và Trung Quốc ...................................................................................... 62
4.4.3 Tỷ giá hối đoái CNY/VND tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam và Trung Quốc ...................................................................................... 67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................... 74
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 74
5.2 Đánh giá một số hạn chế về biến động của chính sách tỷ giá tác động đến
hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam .......................................................... 75
5.2.1 Một số hạn chế của chính sách tỷ giá ................................................. 75
5.2.2 Một số nhận xét hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Trung Quốc
............................................................................................................ 76
5.3 Một số kiến nghị .......................................................................................... 78
5.3.1 Một số kiến nghị về chính sách điều hành tỷ giá ............................... 78
5.3.2 Một số kiến nghị về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
............................................................................................................ 80
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 82
PHỤ LỤC

.......................................................................................................... IX



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển của kinh tế Trung Quốc thời kì 1985-1990… ... .33
Bảng 2.2: Tỷ giá Yên – USD ....................................................................................... 36
Bảng 2.3: Tình hình cán cân thương mại, ODA và FDI của Nhật Bản trong
giai đoạn 1980-1985 ..................................................................................................... 36
Bảng 3.1: Mô tả biến trong mơ hình nghiên cứu.......................................................... 40
Bảng 3.2: Thống kê mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình ........................................ 42
Bảng 3.3: Mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu.......................................................... 42
Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình ........................................ 43
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................... 61
Bảng 4.2: Kết quả xác định bậc trễ thích hợp .............................................................. 62
Bảng 4.3: Kiểm định đồng liên kết của các chuỗi dữ liệu ........................................... 63
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mơ hình VECM (Vector Error Correction model) ............ 64
Bảng 4.5: Phân rã phương sai của mô hình VECM ..................................................... 66
Bảng 4.6: Kết quả xác định bậc trễ thích hợp .............................................................. 67
Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết của các chuỗi dữ liệu ........................................... 68
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mơ hình VECM (Vector Error Correction model) ............ 69
Bảng 4.9: Phân rã phương sai của mơ hình VECM ..................................................... 71


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Lựa chọn mơ hình hồi quy ........................................................................... 44
Hình 4.1: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
giữa các nhóm hàng giai đoạn 2008 – 2017 ................................................................. 57
Hình 4.2: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

theo hàm lượng chế biến giai đoạn 2008 – 2017 ......................................................... 59
Hình 4.3: Hàm phản ứng đẩy của mơ hình VECM ...................................................... 65
Hình 4.4: Hàm phản ứng đẩy của mơ hình VECM ...................................................... 71


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và XNK của Nhật Bản so với một số quốc gia
(1974-1980) .................................................................................................................. 36


1

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu gồm những nội dung:
Tính cấp thiết của đề tài; Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; Mục tiêu nghiên
cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Phạm vi, đối tượng; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài; Bố cục của nghiên cứu.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá hối đối là tỷ lệ giữa giá trị đồng nội tệ so với giá trị của đồng ngoại tệ
hoặc là tương quan giá trị của hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó,
tỷ giá hối đối cũng tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là tỷ giá trên thị
trường, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu căn cứ theo mối quan hệ cung, cầu về hàng
hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu. Nghĩa là, sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của một nước. Vì vậy khi tỷ giá
thay đổi sẽ làm ảnh hướng tới sức mua của người tiêu dùng trong nước thông qua thay

đổi giá trị đồng nội tệ. Rõ ràng, khi giá trị đồng nội tệ giảm, sẽ ảnh hưởng đến sức
mua hàng nhập khẩu hay giảm nhu cầu mua và sự dụng hàng hóa nhập khẩu do việc
thay đổi tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, việc đồng nội tệ giảm lại dẫn đến dịch vụ và hàng
hóa trong nước tương đối rẻ và khả năng cạnh tranh tốt hơn sẽ tác động tăng lượng
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Điều này sẽ làm dịch chuyển cán cân thương mại về
thặng dư. Hoặc ngược lại, khi tỷ giá thay đổi theo hướng do tăng giá đồng nội tệ, sẽ
dẫn đến làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt.
Mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được củng cố, phát triển và
mang lại lợi ích kinh tế xã hội lẫn nhau. Với sự hợp tác giữa hai quốc gia trên lĩnh vực
thương mại và kinh tế, đến nay, Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam.
Điều này được thể hiện thông qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao
trong những năm vừa qua. Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là
41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452 tỷ USD. Vậy cho thấy rằng, kim ngạch xuất


2

nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng 10 tỷ USD so với năm 2018 chỉ đạt có
106,706 tỷ USD. Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ
lực trong năm 2020 khi chiếm gần 91% trong thị phần xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn
của Việt Nam. Số liệu thống kê trong 11 tháng đầu năm cho thấy, kim ngạch thương
mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 117,09 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu hàng Việt Nam sang Trung Quốc đạt 43,145 tỉ USD, tăng 16% và kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 73,945 tỉ USD, tăng 7,9% so với
cùng kỳ năm 2019. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc cũng chính là đối tác thương
mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục hơn 100 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, năm
2019 mặc dù việc xuất khẩu giảm, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao khiến
con số nhập siêu của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh đạt 31 tỷ USD, tăng gần 10 tỷ
USD so với năm 2018. Điều này cho thấy, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt

thông qua mức độ ảnh hưởng của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu
giữa 2 nước. Có thể thấy rằng, biến động tỷ giá CNY/VND tác động trực tiếp đến
quan hệ thương mại kinh tế, nên Việt Nam luôn nỗ lực cải thiện nhằm giảm bớt sự phụ
thuộc vào Trung Quốc để nhằm hạn chế các biến động về yếu tố kinh tế, chính trị khu
vực và thế giới. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế
quốc tế, việc nhận diện những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại
Việt Nam là việc làm cần thiết trong bối cảnh các rào cản thuế quan và hạn ngạch
hàng hóa nhằm bảo hộ thương mại buộc phải dỡ bỏ dần.
Do đó, xuất phát từ tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, nghiên cứu “Ảnh
hưởng của biến động tỷ giá CNY/VND đến hoạt động xuất, nhập khẩu Việt Nam
và Trung Quốc” được lựa chọn nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá và lượng hóa các
vấn đề có liên quan nhằm mục đích đưa ra những chính sách phù hợp để giảm thiểu
tác động của những cú sốc tỷ giá lên chỉ số giá cả trong nước và các vấn đề kinh tế vi
mô khác.


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là kiểm định tác động của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động
xuất, nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả làm
cơ sở đề xuất một số kiến nghị trong điều hành tỷ giá thích hợp, góp phần đẩy mạnh
hoạt động ngoại thương của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, những mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc trong
giai đoạn 2014 – 2019.
- Phân tích và kiểm định tác động của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động nhập
khẩu Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2019.

- Phân tích và kiểm định tác động của tỷ giá CNY/VND đến hoạt động xuất
khẩu Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2019.
- Đề xuất một số kiến nghị trong điều hành tỷ giá phù hợp, góp phần đẩy mạnh
hoạt động ngoại thương của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc trong giai
đoạn 2014 – 2019 diễn ra như thế nào?
- Tỷ giá CNY/VND tác động hoạt động nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc ở
mức độ như thế nào?


4

- Tỷ giá CNY/VND tác động hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc ở
mức độ như thế nào?
- Những kiến nghị nào là cần thiết trong điều hành tỷ giá thích hợp nhằm hạn
chế các tác động tiêu cực của sự biến động tỷ giá, góp phần đẩy mạnh hoạt động ngoại
thương của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá
CNY/VND và hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu: căn cứ trên dữ liệu về tỷ giá đồng CNY/VND và kim
ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc qua các tháng từ 01/2014 đến 12/2019.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu là lượng hóa tác động của tỷ giá CNY/VND
đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc, tác giả sử dụng phương
pháp phân tích định lượng với mơ hình được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu
thực nghiệm là mơ hình tự hồi quy vector (VAR). Ngồi ra, việc lựa chọn các mơ hình

hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian VECM, phân rã phương sai,... trong nghiên cứu sẽ
hỗ trợ tích cực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh. Khảo sát sự biến
động tỷ giá CNY/VND và kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc từ
1/2014 đến 12/2019, ước lượng mối quan hệ giữa tỷ giá CNY/VND và kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
Dữ liệu nghiên cứu:
-

Tỷ giá CNY/VND từ 01/2014 đến 12/2019

-

GDP Việt Nam, lãi suất huy động từ 01/2014 đến 12/2019

-

Số quan sát: 72 tháng


5

-

Đơn vị đo lường: USD

-

Nguồn thu thập dữ liệu: Tổng cục thống kê, website Hải quan Việt Nam,
website Bộ Công thương, ...


1.6 Đóng góp của đề tài
Trong giao dịch thương mại kinh tế của Việt Nam với các quốc gia, đặc biệt
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất; là thị trường nhập khẩu lớn nhất và
thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Do đó, tốc độ gia tăng của kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc và sự thay đổi tỷ giá CNY/VND tác động đến kim
ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc như thế nào là vấn đề đang được quan
tâm. Việc xác định được mức độ ảnh hưởng một cách cụ thể sẽ giúp đưa ra được
những kiến nghị và giải pháp để gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu theo định hướng
phát triển kinh tế quốc gia trong giao dịch thương mại kinh tế.
1.7 Bố cục đề tài
Gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá đến quan hệ thương mại song phương
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đưa ra tính cấp thiết trong nghiên cứu, đồng thời nhấn
mạnh mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 1 đề cập đến đối tượng,
phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu và bố cục trình bày từng nội
dung được đề cập chi tiết trong các chương sau.


7


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ

ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG
Nội dung chương 2 đề cập đến các cơ sở lý thuyết liên quan tới tỷ giá, giao dịch
xuất nhập khẩu trong mối quan hệ thương mại song phương cũng như các yếu tố vi
mô, vĩ mô tác động lên việc điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, nội dung chương 2 cịn
dựa trên nghiên cứu đã được công bố của các chuyên gia nghiên cứu trong nước và
ngồi nước nhằm mục đích đưa ra tính thuyết phục cho đề tài đang nghiên cứu và để
đưa ra mơ hình nghiên cứu trong đề tài mà tác giả đang thực hiện.
2.1 Khung khái niệm xuất nhập khẩu
2.1.1 Lý thuyết về xuất nhập khẩu
Theo điều 28 số 36/2005/QH11 Luật Thương mại đưa ra định nghĩa về hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật (căn cứ theo mục 1 điều 28 số 36/2005/QH11 Luật
Thương mại).
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật (căn cứ theo mục 2 điều 28 số 36/2005/QH11
Luật Thương mại).
Hoạt động xuất nhập khẩu là cầu nối kinh tế và thị trường giữa các quốc gia với
nhau. Nghĩa là, hoạt động xuất nhập khẩu và việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam
và các quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế và tăng trưởng không chi ở Việt
Nam mà cịn các quốc gia có giao dịch thương mại. Tùy theo từng hoạt động xuất
khẩu hay nhập khẩu sẽ có góc độ thay đổi tác động đến tăng trưởng kinh tế:



8

Đối với hoạt động xuất khẩu: góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế như việc gia
tăng nguồn thu ngoại tệ. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát
triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản xuất trong nước giữa các lĩnh vực kinh tế
về mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản
xuất trong nước. Và quan trọng nhất là việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao
động nhằm cải thiện GDP trong nước.
Đối với hoạt động nhập khẩu: là hoạt động thúc đẩy sự đa dạng mặt hàng về
chủng loại, quy cách, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu nội địa. Đồng thời, hoạt động này
làm gia tăng sự cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, hoạt
động nhập khẩu cịn tạo ra q trình chuyển giao cơng nghệ để hỗ trợ cũng như cân
bằng trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu bao gồm chính sách, kinh tế, luật
pháp, cạnh tranh và văn hóa.
Về chính sách: căn cứ theo kế hoạch phát triển của quốc gia, chính phủ sẽ có
những chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu thông qua các ưu đãi về thuế
hoặc thiết lập cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián
tiếp liên quan tới hoạt động xuất khẩu.
Về kinh tế: bao gồm tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng… sẽ tác động đến hoạt
động xuất khẩu như cơ hội kinh doanh, quy mô, cơ cấu tổ chức, hiệu quả doanh
nghiệp thông qua sản xuất, phân bổ vốn, lao động và giá trị hàng hóa dịch vụ xuất
khẩu.
Về luật pháp: hệ thống pháp luật cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu thông
qua các quy định về hợp đồng giao dịch, các chính sách chế độ người lao động, các
loại thuế trực tiếp và gián tiếp.


9


Về cạnh tranh: hoạt động xuất khẩu sẽ dẫn đến việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước và với quốc tế, do đó việc đầu tư máy móc cơng nghệ để tạo ra các
sản phẩm đạt đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dung. Tuy nhiện, sự cạnh tranh cũng sẽ dẫn đến việc chạy đua về cải tiến công
nghệ sẽ dẫn đến vấn đề khó khăn về vốn để doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh và mở
rộng sản xuất.
Về văn hóa: một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu
dùng. Để đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu, thì phải hiểu rõ văn hóa của mỗi quốc
gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh
chiến lược đúng đắn trong việc thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khấu.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu bao gồm cả các yếu tố chủ quan
và khách quan, trong đó, có thể kể đến như định hướng về phát triển kinh tế - xã hội,
khả năng cung ứng của nước xuất khẩu, hay chính sách ngoại thương. Bao gồm:
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội: Chính phủ ở các quốc gia sẽ có những
định hướng khác nhau tuỳ theo sự phát triển kinh tế của từng thời kì. Do đó, hoạt động
nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng tuỳ theo thời kì mà Chính phủ đang thực hiện khuyến
khích hay hạn chế nhập khẩu. Kết quả nhập khẩu theo đó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Khả năng cung ứng của nước xuất khẩu: Khả năng cung ứng thể hiện việc quốc
gia xuất khẩu có khả năng đáp ứng nhu cầu về mặt hàng đó cho nước nhập khẩu hay
khơng. Và điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu của Việt Nam.
Chính sách ngoại thương trong nước: Tuỳ theo từng thời kì, mà chính sách
ngoại thương của Chính phủ đưa ra cũng sẽ có sự thay đổi: mở rộng hoặc thắt chặt
quan hệ ngoại thương với các quốc gia trên thế giới. Do đó, chính sách ngoại thương
theo từng thời kì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu của Việt Nam.


10


Sự biến động của thị trường nước ngoài: Trong thời đại kinh tế tồn cầu hố
như hiện nay, các quốc gia trên thế giới ln có mối quan hệ kinh tế trao đổi và tác
động lẫn nhau. Do đó, khi thị trường thế giới có sự biến động, thì tất nhiên sẽ ln có
ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này sẽ tác động đến kết quả nhập khẩu của
Việt Nam.
Năng lực của các chính sách xuất nhập khẩu: Chính sách xuất nhập khẩu là yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nhập khẩu của một quốc gia. Các chính sách xuất
nhập khẩu cần phải phát huy được đầy đủ năng lực, thì mới có thể định hướng được
hoạt động xuất nhập khẩu đi theo được mục tiêu đã đề ra. Do đó, năng lực phát huy
của các chính sách này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu của Việt Nam.
Các xu hướng biến động của nền kinh tế thế giới tác động tới Việt Nam: Việt
Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ, hợp tác kinh doanh với 160 quốc gia và 70 vùng
lãnh thổ trên thế giới. Do đó, các xu hướng biến động của nền kinh tế thế giới cũng sẽ
ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó, có kết quả hoạt động nhập khẩu.
2.2 Các lý thuyết về tác động của tỷ giá đến thương mại quốc tế
2.2.1 Lý thuyết về tỷ giá
2.2.1.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả
Học thuyết ngang giá sức mua (PPP – Purchasing Power Parity) là phương pháp
điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa hai tiền tệ để cân bằng sức mua của hai đồng tiền này.
Hay nói cách khác, sự chênh lệch giá trị tiền tệ giữa hai quốc gia trong giao dịch
thương mại sẽ được điều chỉnh và cân bằng thông qua việc áp dụng tỷ giá hối đoái
(Gustav, 1918). Xét về tổng thể, lý thuyết này cho thấy khi có sự gia tăng năng lực
sản xuất trong nước sẽ làm tăng giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ. Bên cạnh đó cũng
có những yếu tố nhất thời tác động đến PPP chẳng hạn như những biến động trong thị
trường hàng hố và tiền tệ. Ngồi ra, dịng chu chuyển vốn cũng chịu sự tác động bởi
sự tác động trong chính sách tài khố và tiền tệ (Khánh, 2009). Bên cạnh đó, Cheung,



×