Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ
NGÀY NAY

Hà Nội, tháng 8 năm 2021

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI4
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU5
2.1. Mục đích nghiên cứu5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu6
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU6
3.1. Đối tượng nghiên cứu6
3.2. Phạm vi nghiên cứu6
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC7
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU7
6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước8
6.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài9
NỘI DUNG11
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ MẠNG11
1.1. Các hệ khái niệm11


1.1.1. Phương ngữ xã hội11
1.1.2. Ngôn ngữ mạng11
2


1.1.3. Biến thể ngôn ngữ chuẩn và phi chuẩn12
1.1.4. Thái độ ngôn ngữ13
1.1.5. Giới trẻ14
1.1.6. Vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ15
Tiểu kết chương 115
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC THỂ HIỆN NGƠN NGỮ
CỦA GIỚI TRẺ16
2.1.Đặc điểm hiện tượng chêm xen tiếng anh16
2.1.1 Đặc điểm hình thức ngữ âm17
2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp17
2.2. Đặc điểm tiếng lóng giới trẻ19
2.2.1. Đặc điểm ngữ âm – cấu tạo19
2.2.2. Đặc điểm ngữ ngĩa20
2.3. Đặc điểm kết cấu mới lạ trong ngôn ngữ giới trẻ20
2.3.1. Đặc điểm ngữ âm – cấu tạo20
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa21
Tiểu kết chương 222
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LỆCH CHUẨN
CỦA GIỚI TRẺ NGÀY NAY22
3.1. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày nay22
3


3.2. Thực trạng trong việc sử dụng ngôn ngữ mạng lệch chuẩn của giới trẻ hiện
nay23

3.2.1. Cần nhìn sự “lệch chuẩn” một cách tồn diện24
3.2.2. Sự biến thể của ngơn ngữ24
3.2.3. “Lệch chuẩn” trên báo chí chỉ là hạt sạn đáng tiếc25
3.3. Nguyên nhân dẫn đến sự lệch chuẩn ngôn ngữ26
Tiểu kết chương 327
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ28
DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Chữ, kí hiệu
viết tắt

1
2
3
4
5

PCS. TS
NNHXH
PNXH
TĐNN
MXH

Ý nghĩa
Phó giáo sư, tiến sĩ
Ngôn ngữ học xã hội
Phương ngữ xã hội
Thái độ xã hội
Mạng xã hội


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Cùng với sự phát
triển, biến đổi của văn hố xã hội và thời đại, ngơn ngữ cũng không ngừng biến
đổi theo để thực hiện chức năng của mình. Trong bối cảnh hội nhập diễn ra mạnh
4


mẽ và sự bùng nổ của khoa học công nghệ, tiếng Việt trong sử dụng đang có sự biến
đổi sâu sắc trên nhiều phương diện : từ hình thức , từng ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, ngữ dụng. Sự biến đổi đó khơng đồng nhất giữa các vùng miền, các đối
tượng. Vì vậy, tạo nên rất nhiều các phương ngữ xã hội (PNXH) khác nhau. Hiện
nay, một trong những kiểu PNXH được nhắc đến trong tiếng Việt là phương ngữ
theo tuổi tác mà ngôn ngữ của giới trẻ được chú ý nhiều nhất. Trong ngôn ngữ
của giới trẻ, chúng ta quan tâm đến ngôn ngữ của sinh viên , đây là nhóm có số
lượng đơng, nhanh nhạy với cái mới, thích khám phá, ưa tìm tịi, sáng tạo nên ln
tạo ra những trào lưu xã hội mới. Mạng xã hội là một trong những kênh truyền
thông phục vụ cho đời sống của xã hội. Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ
của thời kì Cách mạng cơng nghệ 4.0 và điều kiện vật chất của người dân được
cải thiện rõ rệt, việc sử dụng các thiết bị công nghệ tiến tiến và những kênh
truyền thông đa phương tiện ngày càng phổ biến. Đây là nhân tố tạo nên các cộng
đồng ảo với tốc độ truyền tin cực lớn và điều này kéo theo sự biến đổi sâu sắc tiếng
Việt. . Có nhiều ý kiến xoay quanh ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi này. Nhiều ý
kiến không giấu sự quan ngại rằng những hiện tượng như trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực ,
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Xuất phát từ thực tiễn này, em chọn đề tài “
Việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ ngày nay ” nhằm nghiên cứu PNXH giới
trẻ nảy sinh và phát triển trong tiếng Việt hiện đại, cũng như nhận diện, miêu tả và lý
giải giải ngôn ngữ giới trẻ như một biến thể ngơn ngữ hình thành dưới sự chi phối, tác
động của nhiều nhân tố xã hội - ngơn ngữ như: nhu cầu, tâm lí sử dụng ngôn ngữ, cộng

đồng giao tiếp, thái độ ngôn ngữ (TĐNN), đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề.
Vì vậy, nghiên cứu ngơn ngữ giới trẻ sẽ góp phần vào cơng cuộc chuẩn hóa và
giáo dục ngơn ngữ trong giai đoạn mới. Đây là một trong những nhiệm vụ cấp thiết
trong nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữ trong bối cảnh hiện nay nên em đã lựa chọn đề
tài “Việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ ngày nay”
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu

5


Báo cáo đi tìm hiểu và chứng minh các nhân tố ảnh hướng đến việc sử dụng ngôn ngữ
mạng đối với giới trẻ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề chung về vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện nay,
thái độ ngôn ngữ, thông qua các tài liệu nghiên cứu, cuộc khảo sát, phỏng vấn .
- Đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động , ảnh hưởng đến việc sử dụng ngơn ngữ
mạng với giới trẻ.
- Điều tra, phân tích TĐNN đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Từ đó,
nghiên cứu, lí giải mối tương quan giữa các nhân tố xã hội với TĐNN và sự lựa
chọn, sử dụng ngôn ngữ.
- Đề xuất những giải pháp về sử dụng, đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới trẻ
trong tiếng Việt hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu về ảnh hưởng của giới trẻ về việc sử dụng ngôn ngữ mạng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo đi vào nghiên cứu, tìm hiểu, chứng minh những nhân tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ, thông qua các bài báo, phương tiện truyền thơng
tuy nhiên vì phương tiện truyền thông là một lĩnh vực hết sức rộng lớn và đa dạng,

phức tạp nên chúng tôi chỉ nghiên cứu BTNNGT qua một số báo mạng điện tử nổi bật
dành cho giới trẻ Việt Nam hiện nay, gồm: Hoa Học trò, Sinh viên Việt Nam, Thế giới
trẻ,..

6


4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi nghiên cứu chính: Vì sao việc sử dụng ngơn ngữ mạng lại có tác ddoojng lớn
đến giới trẻ ngày nay?
- Câu hỏi nghiên cứu phụ:
+ Các yếu tố tác động của ngôn ngữ mạng đến với giới trẻ ngày nay ?
+ Mối liên hệ các nhân tố xã hội với TĐNN và sự lựa chọn , sử dụng ngôn ngữ tác
động như thế nào với giới trẻ ngày nay ?

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Phương pháp tư liệu: trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu đi trước, báo
cáo sử dụng phương pháp tư liệu thông qua việc sưu tầm, chọn lọc, đánh giá tư liệu để
chắt lọc, hệ thống thông tin để đưa ra các đánh giá và minh chứng xác đáng về những
việc sử dụng ngôn ngũ mạng của giới trẻ .
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: báo cáo sử dụng phương pháp này để làm rõ sự
khác nhau trong các quan điểm, nhận định về thái độ ngôn ngữ, cách dùng ngôn ngữ,
ngôn ngữ mạng,..
- Phương pháp thống kê, phân tích: dựa trên các số liệu đã thống kê, báo cáo phân tích
và đưa ra những kết luận về những tác động của ngôn ngữ mạng đối với giới trẻ ngày
nay.
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Báo cáo sử dụng phương pháp miêu
tả ngôn ngữ học để miêu tả đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hiện
tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Việt, từ lóng và các kết cấu mới

lạ của giới trẻ.
7


6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, cơng trình có ý nghĩa lý luận, đặt nền tảng cho nghiên cứu
NNHXH có thể kể đến là Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang, xuất bản
lần đầu năm 1999, tái bản 2012, cung cấp những vấn đề khái quát về lý thuyết cũng
như thực tiễn của nghiên cứu NNHXH ở Việt Nam. Trong đó tác giả đã đề cập đến
vấn đề thời sự của tiếng Việt hiện nay là NNHXH tương tác, ngôn ngữ mạng, sự lựa
chọn ngôn ngữ trong giao tiếp… Cùng với Ngơn ngữ học xã hội, Nguyễn Văn
Khang cịn có những cơng trình khác liên quan đến đề tài nghiên cứu như
Tiếng lóng Việt Nam năm 2001, khảo sát hệ thống tiếng lóng, là biệt ngữ xã hội xuất
hiện dưới tác động và nhu cầu xã hội; Từ ngoại lai trong tiếng Việt năm 2007 khảo
sát hoạt động của hệ thống từ có nguồn gốc nước ngồi trong từ vựng tiếng Việt từ
góc độ của NNHXH. Ngồi những cơng trình có tính khái quát và lý luận như trên,
Nguyễn Văn Khang cịn có nhiều bài viết bàn về những biến động của tiếng Việt
trong bối cảnh mới như Biến động của tiếng Việt hiện nay qua giao tiếp trộn mã
tiếng Anh và việc xử lí chúng với tư cách là đơn vị từ vựng trong từ điển tiếng Việt
(2014), Giáo dục ngơn ngữ ở Việt Nam trong bới cảnh tồn cầu hóa (2015), Tiếng
Việt trong bới cảnh thớng nhất đất nước, hội nhập và phát triển (2015)… nhận diện
8


một tiếng Việt phát triển, năng động, đầy sức sống trong bối cảnh xã hội mới. Trong
đó, tác giả cũng đã đề cập đến “ngôn ngữ tuổi teen” của tiếng Việt - thứ biến thể
ngôn ngữ mà đang được cả xã hội quan tâm, là PNXH gắn với cộng đồng tuổi mới
lớn, ngôn ngữ mạng gắn với cộng đồng mạng, “đã có vài một yếu tố ngơn ngữ của
các cộng đồng xã hội này đã “âm thầm” du nhập vào tiếng Việt chung”…


Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu biến thể ngôn ngữ dưới tác
động của các nhân tố xã hội như Ngơn từ, giới, nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt"
của Lương Văn Hy năm 2000, Một số vấn đề về phương ngữ xã hội của Trần Thị
Ngọc Lang năm 2005, Mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ
(nghiên cứu trường hợp cộng đồng phương ngữ Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên
mạng Internet hiện nay (2014) của Trịnh Cẩm Lan… Các cơng trình này đã mở ra
một hướng nghiên cứu mới về các biến thể ngôn ngữ đa dạng, phong phú nảy sinh
trong tiếng Việt dưới sự chi phối của các nhân tố như giới tính, nhóm xã hội, cộng
đồng giao tiếp, nguồn gốc, hồn cảnh sống, trình độ học vấn, tuổi tác…
6.2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Từ nửa sau thế kỉ XX, NNHXH ra đời đã quan tâm nghiên cứu và lí giải một
cách có hệ thống những diễn biến, biến động ngôn ngữ dưới tác động của các nhân
tố xã hội, bù đắp mảng thiếu hụt của ngôn ngữ học truyền thống. NNHXH lấy ngôn
9


ngữ giao tiếp trong đời sống hằng ngày làm đối tượng nghiên cứu, cụ thể là các biến
thể ngôn ngữ đa dạng nảy sinh, phát triển trong xã hội nhằm xử lí hàng loạt các vấn
đề của đời sống ngơn ngữ, góp phần vào việc định hướng sử dụng ngơn ngữ.
Có thể kể đến những cơng trình NNHXH có tính chất lý luận nền tảng như The
Sociolinguistics of Society, Bản dịch Xã hội - Ngôn ngữ học của xã hội của Fasold xuất
bản lần đầu năm 1984, “xem xét những mối quan hệ mật thiết giữa nghiên cứu xã hội
– ngôn ngữ học với nghiên cứu ngôn ngữ và lý thuyết ngôn ngữ học, giới thiệu một
cách đầy đủ, bằng một cách viết rõ ràng, toàn bộ lĩnh vực xã hội – ngôn ngữ học”

Tác phẩm An Introduction to Sociolinguistics - Dẫn luận NNHXH của Wardhaugh
xuất bản lần đầu năm 1986, tái bản lần thứ năm năm 2006, đã nêu ra các vấn đề
khái quát như dẫn luận về NNHXH, ngôn ngữ và xã hội…

Trong bài viết Standard English in decline among teenagers của Paton ,
khi nghiên cứu tiếng Anh chuẩn đã bị giới trẻ biến đổi như thế nào, tác giả đã kết
luận rằng “Một nửa số thanh thiếu niên không nhận ra sự khác biệt giữa ngữ pháp
tiếng Anh chuẩn và ngôn ngữ thông tục. Sự lệch chuẩn của ngữ pháp tiếng Anh
trong giới trẻ học đường Anh quốc ngày càng có xu hướng lan rộng đến nỗi nhiều
người Anh không phân biệt được sự khác nhau giữa chuẩn và lệch chuẩn.”
Trong The language of teenage groups - They don't speak our language
Clem (1976) đã nghiên cứu về ngơn ngữ của nhóm thanh thiếu niên, cụ thể là các
10


hiện tượng lệch chuẩn khi giới trẻ sử dụng tiếng Anh Mỹ. Từ chỗ phân tích cộng
đồng giao tiếp, phân tích các hình thức giao tiếp của thanh niên hippie, những thanh
niên đầu trọc người Mỹ gốc Anh (Anglo- America), ơng đã tìm ra sự lệch chuẩn và
lí giải ngun nhân của chúng.
Gần đây nhất và có liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi tham khảo được
là cơng trình Word-up: A lexicon and guide to communication in the 21st century
của McCrindle (2011), Australia bàn về tiếng lóng giới trẻ hiện nay. Đây được xem
là từ điển của lứa tuổi thanh thiếu niên thế kỷ 21, tổng quan về các yếu tố hình
thành ngơn ngữ, sử dụng ngơn ngữ và tương tác xã hội dưới ảnh hưởng của truyền
thơng hiện đại. Tác giả đã có một cái nhìn sâu sắc, hấp dẫn về sự sử dụng tiếng lóng
tiếng Anh của giới trẻ. Nghiên cứu về tiếng lóng này như là một cách để nhìn vào
“sự khác biệt tâm hồn của các thế hệ”. Trong cơng trình của mình, tác giả đề cập
đến những biểu tượng cảm xúc, những từ lóng giới trẻ sử dụng để bày tỏ ý kiến, thái
độ của mình, bằng ngơn ngữ nói, thậm chí bằng hình thức văn bản (viết thư)…, tiêu
biểu như các kí tự được lóng hóa thay thế cho các từ: số 4 thay thế cho các từ
four/for; 2 thay cho các từ to/two/too; c thay cho see; u thay cho you; bc thay cho
because, luv thay cho love… Tác giả cũng đánh giá việc sử dụng tiếng lóng này đã
10ngăn cản các thế hệ lớn tuổi trong việc hiểu được ý nghĩa của các từ lóng của con
cái họ. Tiếng lóng dạng viết giờ đây là phương tiện giao tiếp chính. Giới trẻ sử dụng

hình thức này trong tin nhắn và các mạng kết nối xã hội. Ở mạng xã hội, họ có thể
11


sử dụng và giao tiếp bằng tiếng Anh chính thống nhưng tự cho phép mình sử dụng
tiếng lóng và hình thức giao tiếp riêng làm phương tiện chính.
Dựa trên cơ sở tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước, kế
thừa những gợi mở về hướng nghiên cứu, những kết quả bước đầu của các những
tác giả đi trước để thực hiện nghiên cứu đối tượng ngôn ngữ giới trẻ trong bối cảnh
tiếng Việt hiện đại.Qua đó làm rõ vân đề những ảnh hưởng của việc sử dụng ngôn ngữ
mạng tới giới trẻ ngày nay .

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ MẠNG
1.1. Các hệ khái niệm
1.1.1. Phương ngữ xã hội
Theo quan niệm phổ biến, PNXH là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất định,
là những biến thể về phát âm, cách nói năng hoặc là các ẩn ngữ của một số tầng lớp,
giới nhóm trong xã hội.
Wardhaugh (2006) quan niệm PNXH là những biến thể ngôn ngữ được sử
dụng để thể hiện sự khác nhau trong nói năng của những nhóm xã hội khác nhau.
Từ phương ngữ xã hội, có thể xác định được vị thế xã hội, nghề nghiệp, trình độ
12


giáo dục, giai cấp, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc dân tộc, văn hố của nhóm xã
hội sử dụng PNXH đó.
Fasol (1990) cho rằng PNXH là những cách nói năng tiêu biểu của các nhóm

dân cư cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh tế, thuộc cùng một giai tầng xã hội,
cùng thế hệ, tuổi tác, đẳng cấp tôn giáo.
Nguyễn Văn Khang (2012) quan niệm PNXH là sản phẩm ngơn ngữ của các
nhóm xã hội. Các đặc điểm xã hội như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần
xuất thân, trình độ văn hóa… có trác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn
19ngữ trong sử dụng. PNXH chính là các biến thể ngơn ngữ theo nhóm xã hội trong
sử dụng.
Như vậy, PNXH được hiểu thống nhất là các biến thể ngôn ngữ trong sử dụng
của các nhóm xã hội, dưới tác động của các biến xã hội như tuổi tác, giai tầng, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, văn hóa… Trong luận văn, em sử dụng quan niệm
này để nghiên cứu đề tài như là một PNXH của nhóm giới trẻ trong tiếng Việt
hiện nay.
1.1.2. Ngơn ngữ mạng
“Ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ đặc thù của phương ngữ cá nhân của các cư
dân mạng và của cộng đồng mạng nói chung, từng cộng đồng mạng cụ thể nói riêng”
Điều đáng lưu ý, mặc dù là phương ngữ cá nhân của các cá nhân với phong cách
riêng nhưng ngơn ngữ mạng lại được “xã hội hố” thơng qua mạng xã hội (Fb, Sky,
Zalo, Twitter,...) và thoại trường giao tiếp của ngôn ngữ mạng đặc biệt –thếgiới
13


“ảo”.Trong luận văn, quan niệm, ngôn ngữ mạng của sinh viên là một biến thể
ngôn ngữ của giới trtrong tiếng Việt hiện nay.
1.1.3. Biến thể ngôn ngữ chuẩn và phi chuẩn
Ở Việt Nam, trong Ngôn ngữ học xã hội, Nguyễn Văn Khang quan niệm “biến
thể ngơn ngữ là các hình thức tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ, là các biểu hiện của
ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc
trưng xã hội giống nhau”.
Biến thể ngơn ngữ chính là đối tượng nghiên cứu của NNHXH. Biến thể ngơn
ngữ có các hình thức biểu hiện rất đa dạng, ở nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ lớn,

biến thể ngôn ngữ có thể là phương ngữ, phong cách nói năng. Nhưng cũng có khi
biến thể ngơn ngữ thể hiện ở cấp độ nhỏ là một từ, một âm vị cụ thể. Biến thể trong
NNHXH có khả năng biểu hiện ý nghĩa, phân biệt chức năng xã hội, là hình thức
ngơn ngữ có sự phân bố xã hội.
Bàn đến biến thể ngơn ngữ không thể không đề cấp đến khái niệm chuẩn và
chuẩn ngôn ngữ. Chuẩn là một khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ học nhưng lại
được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Hoàng Tuệ quan niệm, chuẩn mực là cái đúng, được mọi người trong một
cộng đồng ngơn ngữ chấp nhận.
Hồng Phê lại cho rằng chuẩn ngôn ngữ là mẫu mực trong ngôn ngữ, được đa
số mọi người, đặc biệt là những người có uy tín và ảnh hưởng cơng nhận. Trái với
14


chuẩn là lệch chuẩn, phi chuẩn, tức là sai. Tuy nhiên với những cái sai kéo dài, có
nhiều người sai thì cũng cần nghiên cứu lí do tồn tại của nó.
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại có quan niệm uyển chuyển, linh hoạt hơn về
chuẩn ngôn ngữ. Đỗ Hữu Châu cho rằng chuẩn tiếng Việt có những quy phạm tuy
nhiên không bất biến mà luôn luôn vận động, biến đổi. Khi bàn về chuẩn của tiếng
Việt, Đoàn Thiện Thuật cũng phê phán chủ nghĩa thuần túy ngôn ngữ học, áp đặt quan
điểm đạo đức khi đánh giá chuẩn ngôn ngữ.
Tác giả cũng đưa ra quan niệm về tính biến đổi khơng ngừng của ngơn ngữ, xem đó
là tất yếu của q trình phát triển, khơng nên kìm hãm sự phát triển mà cần ủng hộ
sự phát triển, đồng thời lên án, xa lánh chủ nghĩa thuần túy. Có thể xem đây là định
hướng quan trọng để đề tài nghiên cứu, nhìn nhận, phân tích hiện tượng ngơn ngữ
giới trẻ như một giai đoạn phát triển tất yếu của tiếng Việt hiện đại.
Như vậy hiện nay trong giới Việt ngữ học tồn tại rất nhiều quan niệm khác
nhau về chuẩn ngôn ngữ. Nhưng tựu trung lại, chuẩn ngơn ngữ có thể được hiểu là
những chuẩn mực được cộng đồng xã hội chấp nhận, phù hợp với quy luật nội tại
của ngôn ngữ. Trái với chuẩn là phi chuẩn, lệch chuẩn. Nhưng lệch chuẩn khơng có

nghĩa là sai. Sự phát triển của ngơn ngữ có thể biến đổi các hiện tượng lệch chuẩn
trở thành chuẩn mực sau một thời gian sử dụng. Do đó, ranh giới giữa chuẩn và phi
chuẩn khơng phải bao giờ cũng rạch ròi như giữa đúng và sai.
1.1.4. Thái độ ngôn ngữ
15


TĐNN là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá
nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ.
Các nhà tâm lí học xã hội thường tập trung vào lí giải việc các cá nhân tham
gia giao tiếp làm gì với ngơn ngữ và nghĩ gì về ngơn ngữ. TĐNN thường được
nghiên cứu theo hai khuynh hướng: khuynh hướng tinh thần luận (mentalism) và
khuynh hướng hành vi luận (behaviorism). Theo tinh thần luận, R.Fasold cho rằng
thái độ là “trạng thái bên trong do một loại kích thích nào đó gây nên và trạng thái
đó có thể làm trung gian cho những phản ứng của cơ thể xảy ra sau đó”. Cịn
Agheyisi và Fishman từ góc nhìn thuyết hành vi, cho rằng thái độ có thể tìm được
đơn giản ở những cách phản ứng của con người đối với các tình huống xã hội. [Dẫn
theo Wardhaugh, Wardhaugh chỉ rõ TĐNN được phân biệt với các thái độ
khác ở chỗ chúng là những thái độ về ngôn ngữ.
Nghiên cứu TĐNN nhằm khẳng định biến thể của một ngơn ngữ nào đó là
phong phú hay nghèo nàn, gợi cảm hay không gợi cảm, dễ nghe hay khó nghe,
chuẩn mực hay khơng chuẩn mực...; thái độ đối với người nói một biến thể của
ngơn ngữ, phương ngữ hoặc ngơn ngữ.
Tóm lại, TĐNN là một vấn đề nghiên cứu phức tạp, luôn ở trạng thái “động”,
chịu sự chi phối trực tiếp và gián tiếp của nhiều nhân tố khác nhau.
Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát TĐNN đối với ngôn ngữ giới trẻ. Từ đó
dự đốn về hành vi ngơn ngữ của giới trẻ và đánh giá của cộng đồng về sự lựa chọn
16



và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ.
1.1.5. Khái niệm giới trẻ
Giới trẻ trong luận án là cách gọi chỉ những người thuộc tầng lớp thanh niên
trong xã hội. Từ góc độ xã hội học, thanh niên là một bộ phận phức hợp dân cư của
quốc gia, bao gồm các cá thể trong độ tuổi nhất định. Có nhiều quan niệm khác
nhau về lứa tuổi thanh niên.
Đặng Cảnh Khanh quan niệm “dân số thanh niên” gồm hai nhóm lớn: 15–24
và 25–34, tức thanh niên là tập hợp những người từ 15 đến 34 tuổi.
Điều 1, Bộ Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 của Quốc hội quy định: “Thanh
niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “thanh niên” là những người trong độ tuổi
từ 15-24.
Cịn có những khác biệt trong quan niệm về độ tuổi thanh niên nói chung ở
Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quãng tuổi thanh niên
theo quan niệm của WHO từ 15-24 tuổi được sử dụng khá phổ biến. Trong các cuộc
tổng điều tra dân số từ 2009 trở đi, Tổng cục điều tra dân số Việt Nam cũng áp dụng
quãng tuổi của WHO.
Giới trẻ thường có lối tư duy, hành động lẫn cách thể hiện khác thế hệ trước, thậm
chí nhiều khi họ cịn cố ý tình làm trái, coi đó như một phương thức để khẳng định tư

17


cách “người lớn” của mình. Đây chính là ngun nhân dẫn đến những “lệch chuẩn”
trong ứng xử văn hóa của thanh niên.
Lịch sử đã chứng minh rằng các khởi xướng xã hội, văn hóa, lối sống, các trào
lưu và các phản kháng xã hội chính trị… thơng thường là do thanh niên và bắt
nguồn từ thanh niên. Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa xã hội, cũng là một
trong những lĩnh vực thể hiện sự lệch chuẩn, sáng tạo, khẳng định mình của thanh
niên trong bối cảnh mới. Nghiên cứu ngơn ngữ của giới trẻ chính là một phương

diện của văn hóa thanh niên ngày nay
1.1.6. Vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ
Lựa chọn ngôn ngữ là một hiện tượng tất yếu trong môi trường đa ngữ hoặc đa
phương ngữ, với nhiều cơ chế lựa chọn khác nhau vì những mục đích khác nhau.
Đa ngữ trong luận án được chúng tôi sử dụng với ý nghĩa bao gồm cả song ngữ, chỉ
những cá nhân (đa ngữ cá nhân) hoặc cộng đồng xã hội (đa ngữ xã hội) có khả năng
giao tiếp bằng hai hoặc hơn hai ngơn ngữ. Đa ngữ được hiểu có thể là đa ngôn ngữ
(tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hán…) hoặc đa phương ngữ.
Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp gắn liền với khái niệm mã và lựa chọn
mã để giao tiếp. Mã là một khái niệm trong thông tin, được ngôn ngữ học sử dụng
để chỉ một hệ thống tín hiệu để chuyển tải thông tin. Chọn mã là việc lựa chọn một
mã ở thời điểm bắt đầu một giao tiếp. Mỗi người khi giao tiếp đều có ý thức và nhu
cầu lựa chọn mã ngôn ngữ cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các cơ
18


chế thường được nhắc đến là chuyển mã (code-switching), trộn mã (code-mixing),
hay vay mượn từ vựng (borrowing).

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên
cứu ngơn ngữ giới trẻ, luận văn cũng đã nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề
tài, mà trọng tâm là các vấn đề của ngôn ngữ học xã hội như phương ngữ xã hội, sự
lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp; vấn đề truyền thông hiện đại và báo mạng điện tử,
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Những khái niệm này là cơ sở lý luận để tiến hành
nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ hiện nay qua phương tiện truyền thơng.
Phương ngữ xã hội, trong đó có ngơn ngữ giới trẻ là đối tượng thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam đến thời điểm này, thật sự
chưa có cơng trình đã cơng bố nào nghiên cứu tồn diện đặc điểm ngơn ngữ giới trẻ

từ bình diện cấu trúc lẫn bình diện xã hội – giao tiếp. Các cơng trình hoặc bài báo
đã tiếp cận chủ yếu miêu tả một số đặc điểm nổi trội hoặc các hình thức
ngữ âm tiêu biểu, một số đơn vị từ vựng riêng biệt của giới trẻ. Các bài viết về
TĐNN đối với sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ phần nhiều bày tỏ thái
độ đánh giá chủ quan, thiên về ý kiến cá nhân chứ chưa thực sự có số liệu đã cơng
19


bố nào đánh giá hiện tượng ngơn ngữ này.
Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu và tham chiếu khung lý luận lẫn phương pháp
nghiên cứu của các cơng trình trong và ngồi nước, luận văn đã chọn ngơn ngữ giới
trẻ qua phương tiện truyền thông làm đối tượng nghiên cứu, qua đó mong muốn bổ
sung vào lý luận về phương ngữ xã hội và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về chuẩn
hóa và giáo dục tiếng Việt trong cảnh huống mới.

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC THỂ HIỆN NGÔN NGỮ
CỦA GIỚI TRẺ

2.1.Đặc điểm hiện tượng chêm xen tiếng anh

Tiếng Anh là công cụ giao tiếp thông dụng, phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với quá trình tồn cầu hóa và chính sách giáo dục ngoại ngữ, khả năng đa
ngữ, đặc biệt là Anh ngữ của các thành viên trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh
niên ngày càng được nâng cao. Hệ quả là tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác
trên thế giới chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ của các đơn vị từ vựng tiếng Anh vào
vốn từ vựng bản địa.
2.1.1 Đặc điểm hình thức ngữ âm
20



Do luận án khảo sát ngữ liệu trên báo mạng điện tử, các bài báo chủ yếu ở
dạng chữ nên hình thức ngữ âm được hiểu là chữ viết, khơng phải là âm thanh.
Theo đó, có hai dạng xuất hiện của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt:
(1) Viết đúng theo hình thức chuẩn tiếng Anh
(2) Viết theo cách phỏng âm của người Việt
Trong đó, hình thức chuẩn tiếng Anh chiếm số lượng lớn, có 624/654 đơn vị
(chiếm 95.4%). Ở dạng thứ 2, viết theo hình thức phỏng âm, chỉ có 30/654 đơn vị
(chiếm 4.6%). Như vậy, giới trẻ Việt khi chêm xen từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp
tiếng Việt thường sử dụng hình thức nguyên dạng chuẩn của tiếng Anh.
2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp
Chúng tôi sẽ xem xét đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ tiếng Anh được chêm
xen vào lời nói tiếng Việt ở mặt cấu tạo và từ loại.
Về cấu tạo
Về cấu tạo từ, giới trẻ Việt đã mượn cách thức cấu tạo một số đơn vị từ ngữ
của tiếng Anh để tạo từ ngữ mới cho giới trẻ. Vì thế, trong hệ thống những từ tiếng
Anh chúng tơi thống kê được, có những từ hồn tồn khơng có trong từ điển Oxford
chính thức. Đó là sản phẩm do giới trẻ tạo ra dựa theo cách cấu tạo từ sẵn có của
tiếng Anh. Kpop là một từ mới trong tiếng Anh, viết tắt của cụm từ (Korean Pop)
nhằm chỉ thể loại nhạc pop Hàn Quốc, giới trẻ dựa vào phương thức này để tạo ra
một loạt từ tiếng Anh mới thông dụng ở ngôn ngữ trẻ Việt Nam hiện nay: Vpop
21


(Vietnamese Pop), Cpop (Chinese Pop), Vbiz, Cbiz, Kbiz… mang màu sắc lai tạp
rõ nét. Những kí tự viết tắt đầu tên mỗi quốc gia bằng tiếng Anh được giới trẻ sử
dụng như một danh từ riêng kết hợp với danh từ để tạo nên các từ mới.
Về từ loại
Về từ loại, các từ tiếng Anh được giới trẻ chêm xen vào lời nói tiếng Việt chủ
yếu thuộc lớp thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ), chỉ có một số rất ít từ loại
khác (cảm thán, giới từ). Trong đó, lớp thực từ, danh từ là từ loại chiếm số lượng

chủ yếu. Giới trẻ chủ yếu dùng các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, sự kiện tiếng
Anh chêm xen vào trong lời nói. Điều này có thể lí giải từ góc độ số lượng và tỉ lệ
từ loại trong ngôn ngữ. Trong hầu như tất cả các ngơn ngữ thì danh từ bao giờ cũng
là lớp từ cơ bản, chiếm số lượng lớn so với các từ loại cịn lại. Hơn nữa, danh từ cịn
có ý nghĩa ngữ pháp chỉ các sự vật, hiện tượng nên việc chuyển di vào ngôn ngữ
khác hết sức thuận lợi xét về chức năng định danh.

Đặc điểm ngữ nghĩa
Ở bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Anh được giới trẻ sử dụng trong tiếng
Việt, chúng tôi tập trung làm rõ hai đặc điểm sau: (1) đặc điểm về trường nghĩa; (2)
đặc điểm về cấu trúc nghĩa và sự biến đổi nghĩa của từ.
Về trường nghĩa
Kết quả khảo sát theo chuyên mục nội dung cho thấy có sự phân bố khơng
22


đồng đều các từ ngữ tiếng Anh trong từng lĩnh vực. Các từ ngữ tiếng Anh thuộc nhóm
các trường nghĩa văn hóa giải trí như âm nhạc, thời trang, đặc biệt là nhóm các từ chỉ
về giới trẻ, các hiện tượng thuộc đời sống tâm lí giới trẻ như: teen, hotteen, teenager,
hotgirl, hotboy, badboy, baby, love, cool, shock, hot, hippie, lesbian, gay, shock… Số
lượng những từ này tuy không nhiều bằng trường cơng nghệ nhưng chúng có tần số
xuất hiện lớn, lặp đi lặp lại như một tín hiệu đặc trưng của giới trẻ trong giao tiếp.
Riêng từ teen xuất hiện 149 lần, từ hot xuất hiện 114 lần
Đặc điểm về ý nghĩa
Các từ ngữ tiếng Anh khi được chêm xen trong ngôn ngữ giới trẻ thường được
giữ nguyên nghĩa gốc, nhất là các từ có ý nghĩa liên quan đến khái niệm, thuật ngữ:
web, link, hack, clik, smartphone, laptop, tablet, fan, liveshow, clip, happy, shop,
stress, style, shock…
Trong cấu trúc nghĩa của từ “hot”, các nét nghĩa 4,5,6 là những nét nghĩa
khơng chính thức. Giới trẻ Việt Nam đã sử dụng hot như một yếu tố cấu tạo từ

năng sản tạo ra vô số từ khác nhau về nghĩa trong tiếng Việt: hotgirl, hotboy, hot
teen, hot Vlog, hot mom… Trong tiếng Việt hiện nay, nghĩa của các từ hotgirl,
hotboy rất đa dạng, phức tạp và khó định nghĩa.
Trong cấu trúc nghĩa của từ “hot”, các nét nghĩa 4,5,6 là những nét nghĩa
khơng chính thức. Giới trẻ Việt Nam đã sử dụng hot như một yếu tố cấu tạo từ
năng sản tạo ra vô số từ khác nhau về nghĩa trong tiếng Việt: hotgirl, hotboy, hot
teen, hot Vlog, hot mom Sự thu hẹp hay mở rộng nghĩa của các từ ngữ trên phản ánh sự
biến động nghĩa của chúng khi được giới trẻ chêm xen vào tiếng Việt. Sự thay đổi
nghĩa này là tất yếu vì lựa chọn, sử dụng nét nghĩa nào là do cách nhìn nhận và thói
23


quen ngôn ngữ của chủ thể, nhất là nghĩa của từ là một nhân tố ngôn ngữ hết sức phức
tạp, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác bên ngồi ngơn ngữ.

2.2. Đặc điểm tiếng lóng giới trẻ
Ngơn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hội của nhóm giới trẻ. Đặc trưng của
ngơn ngữ nhóm là tiếng lóng. Tương ứng với mỗi loại ngơn ngữ nhóm, sẽ có những
loại tiếng lóng khác nhau
2.2.1. Đặc điểm ngữ âm – cấu tạo
Tiếng lóng giới trẻ được tạo nên bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó
nổi lên 3 cách thức cơ bản là: vay mượn từ nước ngoài, biến đổi từ những đơn vị có
sẵn của tiếng Việt và sáng tạo mới. Tương ứng với mỗi cách thức cấu tạo đó, tiếng
lóng giới trẻ có những đặc điểm về hình thức ngữ âm khác nhau.
Vay mượn ngoại lai
Một bộ phận tiếng lóng giới trẻ được tạo nên từ con đường vay mượn các đơn
vị từ vựng lẫn cách thức cấu tạo từ ngoại lai. Kết quả là tiếng lóng giới trẻ xuất hiện
những đơn vị hồn tồn khơng có trong tiếng Việt tồn dân, ví như: F5, k, @, sối
ca, xxx, x. Tuy số lượng rất ít, 14/150 từ ngữ (9.3%), nhưng chúng có tần số xuất
hiện lớn, góp phần quan trọng trong việc tạo nên màu sắc sinh động cho tiếng lóng

giới trẻ.
Tạo từ mới
24


Tạo từ mới là cách thức giới trẻ sử dụng những vật liệu và phương thức tạo từ
vốn có của tiếng Việt để tạo nên từ ngữ lóng mới, chưa có trong tiếng Việt tồn dân
mà Nguyễn Văn Khang gọi chúng là những từ lóng “mới nguyên”. [32] Có thể kể
đến những đơn vị lóng mới như: phượt, quẩy, cạ cứng, bựa, dừ, xõa, ngáo. Số
lượng những từ lóng mới nguyên này không nhiều, chúng tôi chỉ thống kê được
11/150 từ, chiếm 7.3%.
Biến đổi những đơn vị có sẵn của tiếng Việt
83.3% tiếng lóng của giới trẻ theo thống kê của chúng tôi được tạo nên từ sự
biến đổi những đơn vị từ vựng có sẵn trong tiếng Việt. Đây là con đường tạo từ lóng
59chủ yếu được giới trẻ sử dụng. Trên cơ sở từ ngữ có sẵn của tiếng Việt, giới trẻ đã
biến đổi chúng theo nhiều cách (ngữ âm, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng) để có những
từ ngữ lóng riêng của nhóm mình. Tiếng lóng giới trẻ thuộc nhóm này chính là hiện
tượng biến âm, biến nghĩa của từ vựng tồn dân
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Tính đa nghĩa
Từ đa nghĩa là một hiện tượng phổ quát trong nhiều ngơn ngữ, trong đó có
tiếng Việt. Có nhiều quan niệm khác nhau về từ đa nghĩa. Nguyễn Thiện Giáp quan
63niệm đa nghĩa thể hiện quy luật tiết kiệm kì diệu của ngơn ngữ về mặt từ vựng, khi
“cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau”.
Trong quá trình phát triển của tiếng Việt, tiếng lóng giới trẻ đã kế
25


×