Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LÝ LUẬN về CON NGƯỜI và bản CHẤT CON NGƯỜI TRONG TRIẾT học mác LÊNIN và ý NGHĨA của nó đối với VIỆC rèn LUYỆN NHÂN CÁCH của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.52 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9054470

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG
VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY

NGUYỄN HỮU THUẬN– 20H4030308 - 005105

Giảng viên hướng dẫn: ThS/TS Vũ Ngọc Lanh

Thành phố Hồ Chí
Minh – 2021
3
1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Kết cấu tiểu luận ...................................................................................... 2
CHƯƠNG II: NỘI DUNG ........................................................................ 2
1.Quan niệm về con người trong Triết học trước Mác
1.1. Quan niệm về con người trong Triết học phương Tây ........................ 2
1.2 Quan niệm về con người trong Triết học phương Đông ...................... 4
2. Quan niệm về con người trong triết học Mác – Lênin
2.1. Con người là sự thống nhất giữa hai mặt sinh học và xã hội ............... 5
2.2. Con người là chủ thể sinh động nhất của xã hội .................................. 7
2.3 Bản chất con người................................................................................ 8
3. Ý nghĩa của của triết học Mác-Lênin đối với việc rèn luyện nhân cách
siên viên ...................................................................................................... 10
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ...................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 12

1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau
như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, y học. Nghiên cứu về con người là
một vấn đề không hề mới lạ nhưng lại xoay quanh nhiều khía cạnh tùy thuộc

vào đặc điểm của mỗi ngành khoa học.
Con người cũng là mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội để đảm bảo
cho xã hội phát triển vấn đề xây dựng con người giữ được một vai trò hết sức
quan trọng và luôn thường trực.
Ở Việt Nam vấn đề con người cũng luôn là một vấn đề thời đại và đang
được nhiều ngành khoa học, nhiều cá nhân đặc biệt quan tâm, nhất là vấn đề
xây dựng con người từ khi con trong ghế Nhà trường đối với học sinh sinh viên.
Chính vì những lí do đó em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Lý luận về
con người và bản chất con người trong triết học Mác -Lênin và ý nghĩa của
nó đối với việc rèn luyện nhân cách của sinh viên hiện nay”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Để chứng minh được bản chất của con người trong triết học,thơng qua
phân tích vấn đề cơ bản của triết học phạm trù vật chất và ý thức, tính thống
nhất vật chất của thế giới. Hình thành nguyên tắc khách quan, tránh thái độ chủ
quan trong nhận thức cũng như trong thực tiễn.
Cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ
bản của triết học. Đó là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu tồn bộ hệ thống
quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được viết nhờ trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin với phương pháp logic lịch sử, hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và liên
1
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

hệ thực tiễn.
4. Kết cấu đề tài:
Gồm các chương:

Chương 1. Mở đầu: Phần này trình bày nội dung sự cần thiết, lý do chọn
đề tài và các phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Nội dung: Chương này trình bày cơ sở lý luận triết học Mác –
Lê nin về con người, quan điểm về con người.
Chương 3. Kết luận: Từ những phân tích đưa ra kết luận chung cho toàn
bộ đề tài nghiên cứu, khẳng định những kết quả đạt được trong đề tài nghiên
cứu và đề xuất hướng một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
1.Quan niệm về con người trong triết học trước Mác.
1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây:
Các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo, nhận
thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Theo Kitô
giáo, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Con người về bản
chất là kẻ có tội. Con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn. Vì vậy, phải
thường xun chăm sóc phần linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh cửu.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của
tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu
lẫn 2 nhau. Quan niệm của Arixtốt về con người, cho rằng chỉ có linh hồn, tư
duy, trí nhớ, ý trí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con
người là thang bậc cao nhất của vũ trụ. Khi đề cao nhà nước, ông xem con
người là “một động vật chính trị”.
Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người
với tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người.
2
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế

sáng tạo ra. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do
Thượng đế xếp đặt. Trí tuệ con người thấp hơn lý chí anh minh sáng suốt của
Thượng đế. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống nhưng đành bằng lịng
với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia.
Triết học thời kỳ phục hưng - cận đại đặc biệt đề cao vai trị trí tuệ, lý tính của
con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Tuy nhiên, để nhận thức
đầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học và về mặt xã hội thì chưa có
trường phái nào đạt được. Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể
mà xem nhẹ mặt xã hội.
Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ,
Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng chủ nghĩa
duy tâm. Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua
sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”, đã cho rằng, con người là hiện thân của “ý
niệm tuyệt đối”. Bước diễu hành của “ý niệm tuyệt đối” thơng qua q trình tự
ý thức của tư tưởng con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh thần, giá
trị bản thể và cao nhất trong đời sống con người. Hêghen cũng là người trình
bày một cách có hệ thống về các quy luật của q trình tư duy của con người,
làm rõ cơ 3 chế của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con
người.
1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông.
Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề
bản chất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh.
Các trường phái Triết học - tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi
giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí
hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa
danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo
giác, hư vơ. Vì vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm
3
Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người
được giải thoát để trở thành bất diệt .
Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy
đến cùng, con người theo quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông
đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng tới thế giới quan thần linh.
Trong triết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc
duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về
bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Vì vậy, phải thơng qua
tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình.
Triết học Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng
có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được.
Trong triết học phương Đơng, cịn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và
con người cịn có thể hồ hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất). Đổng Trọng Thư,
một người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm
rằng trời và con người có thể thơng hiểu lẫn nhau (thiên nhân cảm ứng). Nhìn
chung, đây là quan điểm duy tâm, quy cuộc đời con người vào vai trò quyết
định của “thiên mệnh”.
Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương
Đơng biểu hiện tính da dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong
mối quan hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương
Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây
thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
2. Quan niệm triết học Mác-Lênin về con người:
2.1 Con người là sự thống nhất giữa hai mặt sinh học và xã hội:
Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã hội.
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng
thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và

yếu tố xã hội.
4
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm của
giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học,
tính lồi. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn
tại của con người. Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Con
người là một bộ phận của tự nhiên.
Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, song con người khơng hồn tồn
phụ thuộc và giới tự nhiên mà đã vươn lên, tách xa thế giới động vật, trở thành
con người của xã hội, sáng tạo ra lịch sử. Với vai trò là chủ thể của lịch sử con
người phải được tự do, hạnh phúc, phải được phát triển các khả năng của mình.
Vi vậy, một vấn đề đã và đang đặt ra là các quốc gia nói riêng, nhân loại nói
chung, phải coi con người là mục tiêu của sự phát triển của xã hội.
Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn lồi, con người là sản phẩm
của q trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên. Con người phải
tìm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn,
nước uống, hang động để ở. Đó là q trình con người đấu tranh với thiên
nhiên. Như vậy con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong
những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người. Những thuộc
tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát triển
khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất quyết
định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với
thế giới loài vật là mặt xã hội. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau
phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ

lao động, là “một động vật có tính xã hội”, hay con người là động vật có tư
duy… Những quan niệm này đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh
nào đó trong bản chất con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc bản chất xã
hội ấy.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con
người một cách toàn diện, cụ thể, trong tồn bộ tính hiện thực xã hội của nó,
5
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trị của lao động sản xuất ở con
người: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tơn giáo, nói
chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng việc tự
phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy
định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như vậy, con người đã gián
tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình”.
Thơng qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải
biến toàn bộ giới tự nhiên. Thông qua hoạt động sản xuất, con người tạo ra của
cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển
ngơn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết
định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách
cá nhân trong cộng đồng xã hội. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con
người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống
nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ
thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến
hóa…quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm

lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình
thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy
định quan hệ xã hội giữa người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất trong đời
sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ giữa sinh
học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu
xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất
xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng các giá trị tinh thần. Với
phương pháp duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học
với mặt xã hội cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con
người là thống nhất. Nhu cầu sinh học phải được nhân hóa để mang giá trị văn
6
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội khơng thể thốt ly khỏi tiền đề
của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau
để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên – xã hội.
2.2 Con người là chủ thể sinh động nhất của xã hội:
Sự “sinh động” ở đây có nghĩa là con người có thể chinh phục tự nhiên,
cải tạo tự nhiên. Tuy rằng con người đã bỏ xa giới động vật trong q trình tiến
hố nhưng như thế khơng có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái tự
nhiên để khơng cịn một sự liên hệ nào với tổ tiên của mình. Con người là sản
phẩm tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hố lâu dài của giới hữu sinh, đã là
con người thì phải trải qua giai đoạn sinh trưởng, tử vong, mỗi con người đều
có nhu cầu ăn, mặc ở, sinh hoạt... Song con người không phải là động vật thuần
tuý như các động vật khác mà xét trên khía cạnh xã hội thì con người là động
vật có tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao động sản

xuất của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu mình và chính lao động sản xuất là
yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc duy
nhất của vật chất, vật chất quyết định tinh thần theo logic thì lao động là nguồn
gốc của văn hố vật chất và tinh thần.
Mặt khác trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản
xuất, đó là những quan hệ nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác
trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần.
Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội cho nên con người
chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi
của chúng. Các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp giữa cơ thể và
mơi trường, quy luật về q trình trao đổi chất... tác động tạo nên phương diện
sinh học của con người. Các quy luật tâm lý, ý thức hình thành và hoạt động
trên nền tảng sinh học của con người hình thành tư tưởng tình cảm khát vọng
niềm tin, ý chí. Các quy luật xã hội quy định mối quan hệ giữa người với người,
điều chỉnh hành vi của con người. Hệ thống các quy luật trên cũng tác động lên
con người, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh giữa sinh học cái xã hội trong
7
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

con người.
Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn con
người sản xuất và của cải vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên,
con người là chủ thể cải tạo tự nhiên. Như vậy con người vừa do tự nhiên sinh
ra, bị phụ thuộc vào tự nhiên vừa tác động vào tự nhiên. Tuy nó là sản phẩm
của tự nhiên. Một điều chắc chắn rằng có con người chỉ có thể thống trị tự nhiên
nếu biết tuân theo và nắm bắt các quy luật của chính bản thân đó. Q trình cải
biến tự nhiên, con người cũng tạo ra lịch sử cho mình. Con người khơng những

là sản phẩm của xã hội mà con người còn là chủ thể cải tạo chúng. Bằng mọi
hoạt động lao động sản xuất con người sáng tạo ra tồn bộ nền văn hố vật
chất, tinh thần. Bằng hoạt động cách mạng. Nếu khơng có con người với tư
cách là chủ thể sinh động nhất của xã hội thì khơng thể có xã hội, khơng thể có
sự vận động của xã hội mà vượt lên tất cả chính là của cải vật chất.
2.3 Bản chất con người:
Chủ nghĩa xã hội do con người và vì con người. Do vậy, hình thành mới
quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã
hội nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề khơng thể thiếu
được của thế giới quan Mác - Lênin.
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người
vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối
quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa
người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và
mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội". Con người là sự
kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con
người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống
với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở
nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người
8
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật,
con người sản xuất ra công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật
biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa

Mác về con người.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thốt ly
mọi điều kiện, hồn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định,
sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong
điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những
giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội khơng có nghĩa là
phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự
nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những
nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất
con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức
đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con
người.
Con người là chủ thể lịch sử, sáng tạo và lịch sử. Trong Cách Mạng Xã
Hội Chủ Nghĩa con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát vừa là
mục đích của một chính sách kinh tế - xã hội xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây
dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện
vật chất và tinh thần.
Việt Nam đã làm được điều đó hay chưa; cho tới nay tuy chúng ta đã đạt
được những thành tựu đáng kể nhưng đời sống vật chất tinh thần của đại đa số,
người dân còn thiếu. Do vậy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và quan
điểm chủ nghĩa Mác Lênin về con người là kim chỉ nam để hướng đất nước ta
cần phải đi đâu, làm gì và làm như thế nào, để thực hiện thành cơng cơng cuộc
cơng nghiệp hố hiện đại hóa đất nước, có như vậy chúng ta mới vượt qua được
cái ngưỡng của nghèo nàn và lạc hậu...

9
Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9054470

3. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỐI VỚI VIỆC RÈN
LUYỆN NHÂN CÁCH SINH VIÊN HIỆN NAY:
Từ những luận điểm trên có ý nghĩa gợi mở cho em những định hướng
rèn luyện cho bản thân là một sinh viên như sau:
Sinh viên Việt Nam hiện nay là một bộ phận thanh niên đã được tuyển
chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao
đẳng. Là lớp người đang trưởng thành, đang chuẩn bị hành trang nghề nghiệp
cần thiết và chín muồi về nhân cách.
Mỗi sinh viên chúng ta cần phải tự biết chăm sóc bản thân, bảo vệ bản
thân khỏi những mối nguy hại trong môi trường sống xung quanh như tệ nạn
xã hội (rượu bia, cờ bạc, ma túy, phản động,...). Đặc biệt là trong tình hình dịch
bệnh do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (Sars-Cov-2) gây ra, mỗi
sinh viên chúng ta cần nâng cao ý thức phòng chống lây lan dịch bệnh để bảo
vệ bản thân, gia đình và xã hội.
Rèn luyện các kỹ năng thực tiễn – kỹ năng mềm, nâng cao nhận thức khoa
học, đạo đức cách mạng,... là những việc không thể thiếu trong cuộc sống sinh
viên của chúng ta. Việc rèn luyện sẽ giúp sinh viên có thể vượt qua những khó
khăn và thử thách trong một tương lai mà khơng ai có thể nói trước được điều
gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Chính vì vậy, sinh viên chúng
ta cần phải chuẩn bị cho mình hành trang, kỹ năng mềm ngồi những kiến thức
chuyên ngành, và một trong những hành trang đó chính là sự hiểu biết.
Nhận thức đúng các bản chất các quan hệ xã hội, chọn lọc những không
gian, môi trường xã hội lành mạnh, tiên tiến để tham gia học tập, rèn luyện,...
Đây là một quá trình tự đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong bản
thân mỗi con người giữa các yếu tố: khả năng, nhu cầu, tiếp thu cái tốt, loại bỏ
cái tiêu cực.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ môi trường sống không
phải của riêng ai, mỗi người dân phải nâng cao nhận thức và có ý thức giữ gìn

10
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

vệ sinh, tại mỗi gia đình và nơi cơng cộng. Có rất nhiều giải pháp song vấn đề
hàng đầu vẫn là giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với cộng đồng.
Chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chủ động tích
cực xây dựng kế hoạch, xác định nội dung nội tập, chương trình tự rèn luyện
chủ động thu thập thông tin, sưu tầm tài liệu và các điều kiện thực hiện kế
hoạch tự học tập. Chủ động tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho việc rèn
luyện phong cách ứng xử của sinh viên tiến hành tự giác, tích cực, chủ động và
có chất lượng tốt; khắc phục thói, thụ động, ỷ lại, khơng thường xun trong
q trình học tập.
Nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện hiện nay, ngồi những đặc
điểm chung của nhân cách, thì cịn có những biểu hiện riêng về phẩm chất đạo
đức và năng lực, như sinh viên hiện nay năng động, sáng tạo và thực tế hơn.
So với các thế hệ sinh viên trước đổi mới, sinh viên hiện nay có tính thực tế
cao. Chọn ngành học là biểu hiện đầu tiên của tính thực tế.. Lý tưởng của sinh
viên được biểu hiện rõ nhất ở khát vọng học tập, nghiên cứu, ở sự nỗ lực,
chuyên cần, sáng tạo trong học tập nhằm nắm vững những tri thức vươn lên
chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học - công nghệ, nhanh chóng hội nhập
với xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại.
Khi nghiên cứu tính quy luật của sự hình thành nhân cách, nhân cách sinh
viên, chúng ta thấy rằng nhân cách chỉ được hình thành và phát triển cùng với
quá trình giáo dục và tự giáo dục, quá trình giao tiếp, quá trình hoạt động thực
tiễn bộc lộ những "phẩm chất người" của mỗi con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay dưới

tác động của giáo dục triết học Mác - Lênin cũng chính là q trình hình thành
ở họ những phẩm chất cần thiết, thể hiện sự tri thức hóa, sự trưởng thành. Vì
vậy, giáo dục triết học Mác - Lênin nhằm từng bước xây dựng lý tưởng cách
mạng cho sinh viên là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
11
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Dù ở đâu và bất cứ thời điểm nào, quan điểm của Mác – Lê nin cũng như
tư tưởng Hồ Chí Minh đều là kim chỉ nam cho hành động của nước ta. Con
người, hơn hết, chính là chủ thể lịch sử, là yếu tố tạo ra lịch sử. Con người luôn
là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một xã hội, một Nhà nước.
Chính vì vậy, việc xây dựng con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng là
điều quan trọng nhất cần phải quan tâm và thực hiện.Để việc xây dựng con
người được thành công, công tác đầu tiên cần phải chú trọng là công tác giáo
dục và đào tạo. Thế hệ trẻ cần nắm vững những quan điểm, quan niệm về con
người về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong cộng đồng,
trong xã hội, trong tổng thể lồi người.
Như vậy, trong cơng tác giáo dục sinh viên, giảng viên cần phải sự dụng
triết học Mác – Lê nin như là phương pháp luận, là kim chỉ nam hành động cho
các hoạt động của mình. Trong khn khổ bài tiểu luận, tác giả khơng thể trình
bày hết ý nghĩa phương pháp luận của các luận điển trong triết học Mác – Lênin
cũng có thể tự rút ra những bài học và giải pháp riêng cho bản thân với mục
đích cuối cùng là làm sao để giáo dục sinh viên trở thành những công dân gương
mẫu, trách nhiệm và đầy đủ phẩm chất cần thiết bước vào đời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học, (Dùng cho NCS
và Cao học khơng chun ngành Triết học) – NXB Lý luận chính trị Hà Nội.
2. Trịnh Minh Ngọc (30/7/2009), Vai trò của con người trong CNH,
HDH đất nước, Openstax CNX < />[29/05/2021].

12
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9054470

3. Trần Hải Sơn (28/07/2014), Tiểu luận con người và các bản
chất,123docz.net,< >[Truy cập ngày 30/05/2021].
4. Nguyễn Duy Đăng (16/08/2017), Quan điểm triết học Mác – Lê nin về
con người với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, 123docz.net,
< />
vien-hien-nay.htm> [Truy cập ngày 02/06/2021].
5. ThS. Chu Thị Liễu (28/09/2019), Hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai thông qua giảng dạy triết học Mac
- Lê Nin, Phân hiệu đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
< [01/06/2021].
6. TS. Văn Thị Thanh Mai (01/04/2020), Giáo dục lý tưởng cách mạng
cho sinh viên tại nhà trường, Mặt Trận < />[20/06/2021].

13
Downloaded by tran quang ()




×