Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

06 chuyên đề “công nghiệp đại cương và các dạng câu hỏi ôn thi học sinh giỏi quốc gia”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.21 KB, 45 trang )

MÃ CHUYÊN ĐỀ: DIA_06
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp là một nội dung quan trọng trong bồi dưỡng thi HSG các cấp,
nhất là thi HSGQG. Vì vậy đây là học phần quan trọng và cơ bản yêu cầu học
sinh cần nắm vững thuần thục.
Việc hệ thống hóa được một số dạng bài tập và câu hỏi; hướng dẫn học sinh
cách vận dụng kiến thức lí thuyết vào trả lời các câu hỏi và rèn luyện kĩ năng
vào giải quyết các dạng bài tập là hết sức cần thiết.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng chuyên đề “Công nghiệp
đại cương và các dạng câu hỏi ơn thi học sinh giỏi Quốc gia”
2. Mục đích của đề tài
- Hệ thống hóa kiến thức về địa lí ngành cơng nghiệp:
+ Vai trị và đặc điểm của ngành công nghiệp
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố công nghiệp
+ Các ngành công nghiệp chính
+ Các hình thức TCLTCN
- Xây dựng hệ thống và phân loại các dạng bài tập liên quan đến Địa lí cơng
nghiệp đại cương trong thi học sinh giỏi mơn Địa lí.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khn khổ đề tài tôi chỉ chọn những kiến thức cơ bản nhất về công
nghiệp đại cương và một số bài tập cơ bản nhằm giúp cho giáo viên và học
sinh hiểu nội dung chuyên đề và có thể khai thác kiến thức phục vụ việc học
tập địa lý, cũng như phục vụ đắc lực cho các kỳ thi HSG các cấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
NỘI DUNG
1



CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CƠNG NGHIỆP
1. Vai trị
Cơng nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho
xã hội. có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không
những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật
cho tất cả các ngành kinh tế, mà cịn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị,
góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của tồn xã hội.
Cơng nghiệp cịn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế
khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an
ninh quốc phịng. Khơng một ngành kinh tố nào lại khơng sử dụng các sản
phẩm của công nghiệp.
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ớ các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân cơng lao động và giảm mức
độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản
xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở
rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập.
2. Đặc điểm
Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất
định thông qua các q trình cơng nghệ để tạo ra sản phẩm.
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

2


Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp:
- Giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu (khai
thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh cá,...).
- Giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu

dùng trong xã hội (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, thực phẩm,...
b. Sản xuất cơng nghiệp có tính chất tập trung cao độ
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ ngành công nghiệp khai thác khống
sản, khai thác gỗ...) khơng địi hỏi những khơng gian rộng lớn. Tinh chất tập
trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.
Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều
lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ
và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (khoáng sản,
khai thác rừng, thủy sản...), điện lực, luyện kim. chế tạo máy, hóa chất, thực
phẩm... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để
tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành cơng nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết
sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chun mơn hóa, hợp tác
hóa, liên hợp hóa có vai trị đặc biệt trong sản xuất cơng nghiệp.
Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành cơng nghiệp. Cách phân loại phổ biến
nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản
3


xuất cơng nghiệp được chia thành hai nhóm chính là cơng nghiệp khai thác và
cơng nghiệp chế biến. Cịn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất
công nghiệp được chia thành hai nhóm : cơng nghiệp nặng (nhóm A) và cơng
nghiệp nhẹ (nhóm B).
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
CỦA NGÀNH CƠNG NGHIỆP
1. Vị trí địa lí:
- Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn
các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. )
- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông

đô thị phát triển..) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng
miền núi xa xơi có hoạt động cơng nghiệp
Ví dụ:
TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền cơng nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu
hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngồi, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là
đầu mối giao thơng của nước ta, đơ thị phát triển, giáp biển Đơng với cảng Sài
Gịn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng ngun,
nhiên liệu giàu có (nơng sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).
2. Nhân tố tự nhiên:
a. Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp;
trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự
phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng nghiệp.
Ví dụ: ngành cơng nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở
Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi
măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vơi phong
phú như Hồng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên
Giang).
4


b. Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của
nhiều ngành cơng nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa
chất, chế biến thực phẩm,... Ớ những vùng có mạng lưới sơng ngịi dày đặc,
lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho cơng
nghiệp thủy điện.
Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng
thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất
kinh tế, đặc biệt là cơng nghiệp cả nước.
c. Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động khơng nhỏ đến hoạt động
của các ngành cơng nghiệp khai khống. Trong một số trường hợp, nó chi

phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó địi hỏi phải
nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngồi ra, khí hậu đa dạng và phức tạp
làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật ni đặc thù. Đó là cơ sở để phát
triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
d. Các nhân tố tự nhiên khác:
- Đất đai - địa chất cơng trình để xây dựng nhà máy.
Ví dụ: Các trung tâm cơng nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thị trấn, đô
thị, thành phố lớn..đây là những khu vực địa hình bằng phẳng, địa chất ổn
định và giao thông dễ dàng.
- Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..),
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu
thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,...), dược liệu cho công nghiệp
dược phẩm.
- Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,...), tác động tới việc hình thành
các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa
chữa tàu,...
5


Ví dụ: Cơng nghiệp chế biến là ngành cơng nghiệp trọng điểm của nước ta
nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (nguồn thủy hải sản, nông sản...);
các tỉnh giáp biển hình thành các khu kinh tế ven biển phát huy thế mạnh tổng
hợp kinh tế biển (Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,..).
3. Nhân tố kinh tế - xã hội:
a. Dân cư và nguồn lao động:
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành
công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực
phẩm. Đây là những ngành khơng địi hỏi trình độ cơng nghệ và chun mơn
cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các
ngành công nghiệp hiện đại, địi hỏi hàm lượng cơng nghệ và “chất xám” cao
trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đơng còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất cơng
nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và gí rẻ=> thu hút
nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động
đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công
nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...
b. Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
Làm thay đổi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và sự phân bố hợp lí
các xí nghiệp cơng nghiệp.
Ví dụ:
- Phương pháp khí hóa than ngay trong lịng đất khơng những làm thay đổi
hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong
lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.

6


- Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng
sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lị thổi ơxi mà sự phân bố các xí nghiệp
luyện kim đã thay đổi.
c. Thị trường:
có tác động mạnh mẽ tới q trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chun
mơn hóa sản xuất; đẩy mạnh sản xuất, tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất
lượng sản phâm, tạo nên thị hiếu tiêu dùng mới.
Ví dụ: Hiện nay, nhờ cơ chế thơng thống mở rộng thị trường, nước ta đã có
nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như
Hoa Kì, EU,.. (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...).

d. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -kĩ thuật:
giao thông và thông tin liên lạc, điện nước là những hệ thống cơ sở hạ tầng cơ
bản và quan trọng nhất để phát triển kinh tế ở một khu vực. Nơi có hệ thống
cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Ví dụ:
- Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là hai đơ thị có hệ thống cơ sở hạ tầng hồn thiện
và đồng bộ nhất nước ta. Vì vậy, đây là nơi thu hút mạnh nhất các nguồn vốn
đầu tư, là hai trung tâm kinh tế phát triển nhất cả nước.
- Ngược lại, Trung du miền núi Bắc Bộ mặc dù có nguồn tài nguyên giàu có
nhất cả nước nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa thu hút đầu tư phát
triển kinh tế.
e. Đường lối chính sách:
chính sách mở cửa hội nhập trong xu thế hiện nay sẽ giúp nền kinh tế phát
triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.
Ví dụ: Nhờ chính sách đơi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị
trường, duy trì nhều thành phần kinh tế ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước

7


ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế (WTO, ASEAN...) đã giúp nền kinh tế Việt
Nam thốt sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.
III. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP
1. Cơng nghiệp năng lượng
a. Vai trị
Cơng nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ
bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn
tại của ngành năng lượng. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp
năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ
tầng sản xuất. Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các

ngành công nghiệp khác như cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng. Công nghiệp năng lượng cũng thu hút những ngành công
nghiệp sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế
biến thực phẩm, hoá chất, dệt... Vì thế, cơng nghiệp năng lượng có khả năng
tạo vùng rất lớn nếu như nó nằm ở vị trí địa lý thuận lợi. Thông qua chỉ số tiêu
dùng năng lượng bình qn theo đầu người, có thể phán đốn trình độ phát
triển kinh tế, kỹ thuật và văn hoá của một quốc gia.
Trong nhiều thế kỉ qua, mức tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đốt của nhân loại
tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1990 đến nay, cứ mỗi năm bình quân một
người tiêu thụ khoảng 1,6 tấn dầu quy đổi, tức là gấp khoảng 25 lần trọng
lượng của bản thân. Nhìn chung mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo
đầu người trong vòng 20 năm qua tăng lên rõ rệt trên phạm vi tồn thế giới,
song có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Các nước kinh tế phát triển
ở châu Âu, Bắc Mỹ và những nước có thu nhập cao có mức tiêu dùng năng
lượng bình qn theo đầu người lớn nhất; trong khi đó những nước nghèo
ở châu Phi và Nam Á có mức tiêu dùng thấp nhất. Sự chênh lệch giữa nước có

8


mức tiêu dùng năng lượng cao nhất và thấp nhất lên tới 45 lần. Chỉ số này
ở Việt Nam là 521 kg/người.
b. Cơ cấu
Công nghiệp năng lượng hiện đại là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều
ngành, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Trong thời đại cách
mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển của ngành cơng nghiệp này có ảnh
hưởng rất lớn đến trình độ, cơ cấu và sự phân bố của nền kinh tế. Tài nguyên
năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng. Ngoài nguồn năng lượng
truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy, con người đã phát
hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, có hiệu quả cao như năng

lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng
lượng gió và năng lượng sinh khối... Những tác động về mặt môi trường sinh
thái cũng những tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm tăng việc sử dụng các
nguồn năng lượng mới. Trên cơ sở đó, cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới
đã có nhiều thay đổi theo thời gian.
- Năng lượng truyền thống(củi, gỗ) là nguồn năng lượng đã được con người
sử dụng từ thời xa xưa với xu hướng tỷ trọng ngày càng giảm nhanh chóng, từ
80% năm 1860 xuống 25% năm 1920 và sau 1 thế kỉ nữa thì vai trị của nó
hầu như khơng đáng kể (2%). Đây là xu hướng tiến bộ vì củi, gỗ thuộc loại tài
ngun có thể phục hồi được nhưng rất chậm. Nếu con người tiếp tục đốt củi
thì chẳng bao lâu Trái đất sẽ hết màu xanh và như vậy, đất đai sẽ bị xói
mịn mạnh, khí hậu sẽ nóng lên, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân
loại.
- Than đá là nguồn năng lượng hố thạch, có thể phục hồi nhưng rất chậm.
Than được biết từ rất sớm và cho đến nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất và đời sống. Tỷ trọng của than trong cơ cấu sử dụng năng
lượng tăng nhanh vào những năm cuối thế kỉ XIX (44% năm 1880 lên 58%
9


năm 1900), đạt cực đại vào đầu thế kỉ XX (68% năm 1920) gắn liền với
những thay đổi về quy trình của cơng nghiệp luyện kim (thay thế than củi
bằng than cốc), sự ra đời của máy hơi nước và việc sử dụng làm ngun liệu
trong cơng nghiệp hố học. Từ nửa sau thế kỉ XX, tỷ trọng của than trong cơ
cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh một phần do việc khai thác và sử dụng
than gây suy thoái và ơ nhiễm mơi trường (đất, nước, khơng khí), song quan
trọng hơn vì đã có nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn thay thế.
- Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng nhiều
vào nửa sau thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, 26% năm 1940 và
44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỉ 80 gắn liền với sự phát triển của

ngành giao thơng, cơng nghiệp hố chất, đặc biệt là hoá dầu. Bước sang
đầu thế kỉ XXI, vai trị của dầu mỏ bắt đầu giảm do có nhiều nguyên nhân:
xung đột và khủng hoảng về dầu lửa giữa các nước sản xuất và các nước tiêu
thụ dầu, ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng và vận chuyển dầu gây ra
(nước, khơng khí, biển...), mức khai thác quá lớn dẫn tới sự cạn kiệt nguồn
năng lượng này (dự báo với nhịp độ khai thác như hiện nay, chỉ đến năm 2030
là cạn kiệt) và quan trọng hơn là do đã tìm được các nguồn năng lượng mới
thay thế.
- Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện được sử dụng từ những năm 40 của thế
kỉ XX, tăng chậm và giữ ở mức 10- 14% tổng năng lượng sử dụng của tồn
thế giới. Dự báo tỷ trọng của nó sẽ đạt 22% ở thập niên 20 của thế kỉ XXI và
có xu hướng giảm dần từ nửa sau thế kỉ XXI vì nhiều lý do.
Năng lượng hạt nhân có nhiều lợi thế, cho hiệu suất cao, tạo ra nguồn điện độc
lập với các nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đốt, ít phụ thuộc vào vị trí địa lý.
Song độ khơng an tồn và rủi ro là khá lớn. Đó là việc vận hành địi hỏi điều
kiện chun mơn ngặt nghèo, u cầu đội ngũ chun gia có trình độ chuyên
môn cao cũng như sự nan giải trong việc xử lý sự cố và chất thải.
10


- Thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo với khả năng rất lớn. Song việc xây
dựng nhà máy đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng và khả năng thu
hồi vốn lâu. Đó là chưa kể việc phải di dân rất tốn kém và những thay đổi về
mơi trường sinh thái có thể xảy ra do hình thành các hồ chứa nước lớn.
- Các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo như khí sinh học, gió, địa nhiệt,
mặt trời, thuỷ triều... Tuy mới được sử dụng từ những năm cuối của thế kỉ XX,
nhưng đây sẽ là nguồn năng lượng tiềm tàng của nhân loại. Do sự cạn kiệt của
các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo, các nguồn năng lượng mới sẽ
trở thành nguồn năng lượng cơ bản ở cả các nước phát triển và đang phát triển
từ nửa sau của thế kỉ XXI.

+ Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế
thải hữu cơ nông nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun
nấu, thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần bảo vệ mơi
trường nơng thơn.
+ Năng lượng Mặt Trời được sử dụng dưới hai dạng điện và nhiệt. Đây là
nguồn năng lượng vô tận để đun nước, sưởi ấm, sấy nông sản, pin quang
điện... phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống. ở nước ta, nguồn năng
lượng này mới bước đầu được khai thác với quy mơ nhỏ, thí dụ như pin mặt
trời phục vụ các chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa.
+ Nguồn năng lượng gió trong thiên nhiên là rất lớn. Việc khai thác và đưa
vào sản xuất điện năng đã và đang được tiến hành ở nhiều nước như Tây
Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ...
+ Năng lượng địa nhiệt ở sâu trong lòng đất cũng được khai thác và sử dụng
dưới dạng nhiệt và điện. Tiềm năng địa nhiệt ở một số nước rất lớn
(như Ireland, Hy Lạp, Pháp, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản...) đã tạo điều kiện cho
việc khai thác rộng rãi nguồn năng lượng này.
c. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng
11


Cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên thế giới rất khác nhau giữa các nhóm nước.
Mức tiêu thụ năng lượng có thể được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá
trình độ phát triển kinh tế của một nước. Các nước kinh tế phát triển đã tiêu
thụ tới quá nửa tổng số năng lượng được sản xuất ra trên thế giới. Trong khi
đó, các nước đang phát triển với diện tích lớn, dân số đơng, nhưng chỉ tiêu thụ
khoảng 1/3. Mặc dù trong những năm tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng giữa các
nhóm nước có sự thay đổi, nhưng không đáng kể.
2. Công nghiệp luyện kim
a. Luyện kim đen
Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp

nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. Hầu
như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim
đen. Kim loại đen chiếm trên 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế
giới.
Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các
chất trợ dung như quặng sắt, than cốc và đá vơi. Quy trình cơng nghệ để sản
xuất ra gang và thép rất phức tạp.

12


Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỉ XIX cùng với
việc phát minh ra động cơ đốt trong, xây dựng đường sắt, chế tạo đầu máy xe
lửa và toa xe, tàu thủy và sau này là máy công cụ, máy nông nghiệp, ô tô các
loại...
b. Luyện kim màu
Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại khơng có chất sắt như đồng, nhơm,
thiếc, chì, kẽm, vàng... trong đó có nhiều kim loại có giá trị chiến lược. Các
kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt
là chế tạo ô tô, máy bay, kT thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất và cả
trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thơng, thương
mại...

Rơxit

Các nước có nhiều quặng kim

Sản lượng và các nước sản

loại màu


xuất kim loại màu

Ơ-xtrây-li-a, Ghi-nê, Gia-mai-ca. -

13

Sản lượng khống 25 triệu


Bra-xin...

tấn nhơm/năm
-

Các nước đứng đầu : Hoa

Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ôxtrâỵ-li-a
Đổng

Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB

-

Sản lượna khoảng 15 triệu

Nga, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin.

tấn/năm


Công-gô (Dai-a)

-

Chi-lê, Hoa Ki, Ca-na-đa.

LB Nga, Trung Quốc...
Niken

LB Nea, Ca-na-đa, ơ-xtrây-li-a, Cu-ba...

Sản lượng khống 1.1 triệu

tấn/năm
-

LB Nga, Ca-na-đa. ỡ-

xtrây-li-a...
Kẽm

Ca-na-đa, Ơ-xtrây-li-a. Hoa Ki, Ấn Độ, Pê-ru, LB Nga...

Sản lượng khoàna 7 triệu

tấn/năm
- Ca-na-đa, Ơ-xtrây-li-a, Pêru, Trung Quốc, Hoa Kì.

3. Cơng nghiệp cơ khí
Ngành cơng nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công

nghiệp, là "quả tim của cơng nghiệp nặng”. Cơng nghiệp cơ khí đảm bảo sản
xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng
tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội.
Ngành cơng nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách
mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống.
Ngành cơng nghiệp cơ khí được chia thành các phân ngành sau :
Ngành cơng nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tô phát triển đi đầu trong lĩnh vực

14


này và đạt tới đỉnh cao VC trình độ và cơng nghệ. Cịn các nước đang phát
triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn.
4. Cơng nghiệp điện tử- tin học
Cơng nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ
từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều
nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc
gia trên thế giới.
Cơng nghiệp điện tử - tin học ít gây ơ nhiễm mơi trường, khơng chiếm diện
tích rộng, khơng tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại u cầu nguồn
lao động trẻ có trình độ chun mơn kĩ thuật cao.
Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có thể phân thành bốn
nhóm : máy tính (thiết bị cơng nghệ, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện
điện tử. các tụ điện, các vi mạch...), điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ
chơi điện tử, đầu đĩa...) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại...). Đứng
hàng đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kì, Nhật, EU...
5. Cơng nghiệp hóa chất
Cơng nghiệp hóa chất là một ngành công nghiệp nặng tương đối trẻ, phát triển
nhanh từ cuối thế kỉ XIX do nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho các ngành kinh

tế do sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
Cơng nghiệp hóa chất hiện nay là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ
thống các ngành công nghiệp trên thế giới. Nhờ những thành tựu về khoa học
và cơng nghệ, ngành hóa chất đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới. chưa
từng có trong tự nhiên. Chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự
nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội. Ngành hóa chất cịn
có khả năng tận dụng những phế liệu của các ngành khác để tạo ra những sản
phẩm phong phú, đa dạng nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên
được hợp lí và tiết kiệm hơn.
15


Ngành cơng nghiệp hóa chất được chia thành các phân ngành chính sau :

Cơng nghiệp hóa chất được tập trung ờ các nước kinh tế phát triển với đầy đủ
các phân ngành và ớ một số nước công nghiệp mới. Các nước đang phát triển
cũng có những cố gắng nhất định để phát triển ngành này, chủ yếu là sản xuất
các hóa chất cơ bản, chất dẻo...
6. Cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa
dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công
nghiệp dệt - may. da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Sản phẩm của các ngành
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiên liệu, động lực
và chi phí vận tải ít hơn song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao
động. thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Các ngành cơng nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng địi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn,
quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hồn vốn nhanh, thu được lợi
nhuận tương đối đơn giản, có khả năng xuất khẩu.


16


Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh
hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp nặng. Phát triển cơng nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy nông
nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là cơng nghiệp hóa chất, đồng
thời cịn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là
lao động nữ.
Sự ra đời của máy dệt ờ nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công
nghiệp thế giới. Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều
nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và
nhân tạo phong phú (như bông. lanh, lông cừu. tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len
nhân tạo...), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Các nước có ngành dệt - may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật
Bản...
Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn. nhất là thị trường EU, Nhật Bản,
Bắc Mĩ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm. mức tiêu thụ hàng dệt may
ờ các nước trên đạt 150 tỉ USD.
7. Công nghiệp thực phẩm
Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày
của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực
phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn ni và thủy sản. Vì vậy, nó tạo
điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, cơng nghiệp thực phẩm cịn làm tăng
thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần
cải thiện đời sống.
Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng (thịt,
cá hộp và đơng lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chế biến sữa, rượu bia, nước

17


giải khát...). Cơng nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới. Các
nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. Họ chú trọng
làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng ở
nhiều nước đang phát triển, ngành cơng nghiệp thực phẩm thường đóng vai
trị chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất cơng nghiệp.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP
1. Vai trị
Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất đa dạng và phong phú. Chúng
luôn phát triển từ hình thức đơn giản, trình độ thấp, sang hình thức phức tạp.
có trình độ cao và hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường trên cơ sở sử
dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động. Ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp với
các hình thức của nó góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
a. Điểm cơng nghiệp
- Khái niệm
Là hình thức tổ chức cơng nghiệp đơn giản nhất, trên đó gồm một hoặc hai ba
xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
- Đặc điểm
+ Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.
+ Nằm cùng với một điểm dân cư.
+ Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, làm ra
sản phẩm hồn chỉnh.
+ Được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thôn xã, thành phố nhằm khai thác
nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn lao động tại chỗ.
+ Quy mô nhỏ.

18


b. Khu công nghiệp tập trung (KCN)
- Khái niệm
Là khu vực có ranh giới nhất định, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, sản phẩm
có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Đặc điểm
+ Vị trí địa lí thuận lợi, khơng có dân cư sinh sống.
+ Có ranh giới rõ ràng.
+ Tập trung nhiều xí nghiệp cơng nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất
khẩu.
+ Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.
+ Quy mơ: Diện tích 50 ha đến vài trăm ha.
c. Trung tâm công nghiệp
- Khái niệm
Là hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung
công nghiệp gắn với đơ thị vừa và lớn.
- Đặc điểm
+ Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Gồm nhiều điểm cơng nghiệp, khu cơng nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về
q trình cơng nghệ.
+ Có các xí nghiệp nịng cốt hay hạt nhân và các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
+ Là nơi tập trung các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
+ Nơi có dân cư sinh sống, có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tương
đối hồn hảo.
+ Cơng nhân có trình độ tay nghề cao.
+ Có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân.
+ Quy mô lớn.

19


d. Vùng cơng nghiệp
- Khái niệm
+ Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.
+ Có hai loại
• Vùng cơng nghiệp ngành: là tập hợp các xí nghiệp cùng loại.
• Vùng cơng nghiệp tổng hợp: gồm các xí nghiệp, cụm cơng nghiệp tập
trung, khu cơng nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau →→ Đa ngành.
- Đặc điểm
+ Có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước, có sức hút với khu vực và
thế giới.
+ Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp khác, có mối quan hệ
mật thiết với nhau.
+ Có ngành cơng nghiệp chủ chốt, chun mơn hóa cao
+ Các ngành phục vụ bổ trợ.
+ Quy mô: phân bố trên một lãnh thổ rộng lớn.

CHƯƠNG II. CÁC DẠNG CÂU HỎI
1. Dạng câu hỏi phân tích
a, Khái quát
20


Ứng với mức độ "phân tích"
- Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn
đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
- Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan hệ
mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích địi hỏi Hs

phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường
có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo)
b, Ví dụ
Câu hỏi: Phân tích tác động của tiến bộ khoa học – kĩ thuật đối với hoạt động
sản xuất và phân bố công nghiệp.
Đáp án:
- Làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành
cơng nghiệp.
VD: Phương pháp khí hố than ngay trong lịng đất không những đã làm thay
đổi hẳn điều kiện lao động mà còn cho phép khai thác những mỏ than nằm sâu
trong lịng đất (hoặc than có nhiệt lượng thấp) mà trước đây không thể khai
thác được
- Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp CN. Ví dụ, các xí nghiệp luyện
kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhưng hiện nay nhờ
phương pháp điện luyện hay lị thổi ơxi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện
kim đã thay đổi.
- Tiến bộ KHKT tạo ra những khả năng mới về sx, đẩy nhanh tốc độ phát triển
một số ngành như: điện tử - tin học; hoá tổng hợp hữu cơ, CN vũ trụ...
2. Dạng câu hỏi giải thích
a, Khái quát
- Yêu cầu

21


Đây là một dạng câu hỏi khó, địi hỏi thí sinh khơng chỉ nắm vững kiến thức
cơ bản, mà cịn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí
(tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội).
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầuthí sinh phải:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK (chủ yếu là Địa lí

12). Cần lưu ý là việc nắm vững kiến thức khác với học thuộc lòng. Học thuộc
lịng là ghi nhớ máy móc, thụ động. Cịn nắm vững kiến thức là việc ghi nhớ
chủ động, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau và vì vậy, nắm được
bản chất của kiến thức đó.
+ Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Nắm chắc
kiến thức cơ bản mới chỉ là điều kiện cần,nhưng chưa đủ. Các hiện tượng địa
lí ln có các mối liên hệ qua lại với nhau,trong đó có mối liên hệ nhân quả.
+ Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của
chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng bài thi.
- Phân loại
Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết. Việc phân loại các câu hỏi
chỉ mang tính chất tương đối nhằm giúp thí sinh nhanh chóng nhận dạng câu
hỏi để từ đó chọn cách giải phù hợp.
Nếu lấy tiêu chí phân loại là cách giải thì có thể chia các câu hỏi thành 2 loại:
+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định.
Loại câu hỏi này liên quan chủ yếu đến phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Có 2 mẫu là mẫu nguồn lực và mẫu khái niệm. Dưới đây là một số thí dụ
minh hoạ:
Các câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:
• Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta?
22


• Tại sao TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất của nước ta?
+ Loại câu hỏi có cách giải khơng theo một mẫu cố định.
Đây là loại câu hỏi chủ yếu liên quan đến cả phần Địa lí tự nhiên và phần Địa
lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Đối với loại câu hỏi này, cần phải vận dụng kiến
thức đã học, tìm mối liên hệ để phát hiện ra nguyên nhân. Cần lưu ý rằng cách

giải khơng theo một mẫu nào cả nên địi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt trong tư
duy của thí sinh trên nền kiến thức đã có.
Có thể đưa ra một vài thí dụ minh hoạ:
• Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa?
• Tại sao thiên nhiên của nước ta lại cósự phân hố đa dạng?
- Hướng dẫn cách giải
Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích,về ngun tắc, có một cách giải riêng.
Căn cứ vào cách phân loại trên, xin hướngdẫn cách giải đối với từng loại câu
hỏi cụ thể.
+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:
Loại câu hỏi này rất phổ biến và thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Để trả
lời, cần phải dựa vào những kiến thức đã có về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Nói cách khác là phải căn cứvào nguồn lực để lí giải về hiện tượng địa
lí kinh tế - xã hội mà câu hỏi đặtra. Nguồn lực cũng có thể hiểu là điều kiện
(tự nhiên, kinh tế - xã hội) đểphát triển.
Về lí thuyết, nguồn lực để phát triểnkinh tế - xã hội bao gồm những thành
phần chủ yếu sau đây:
+ Vị trí địa lí
+ Nguồn lực tự nhiên:
• Địa hình,
• Đất,
• Khí hậu,
23


• Thuỷ văn,
• Sinh vật,
• Khoáng sản.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội:
• Dân cư, lao động,
• Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật,

• Thị trường,
• Đường lối, chính sách,
• Các nguồn lực khác (vốn đầu tư, lịch sửkhai thác lãnh thổ...).
Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Việc vận
dụng mẫu này như thế nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng câu hỏi. Khơng
phải bất cứ câu hỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy. Về
nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của
từng nguồn lực. Trên cái nền chung về vị trí địa lí,tự nhiên, kinh tế - xã hội,
dựa vào yêu cầu của câu hỏi thấy thành phần nào quan trọng nhất thì được
trình bày đầu tiên và cứ như thế cho đến thành phần cuối cùng. Những thành
phần nào của nguồn lực khơng liên quan đến câu hỏi thì khơng phải trình bày.
Có thể dẫn ra một vài minh chứng cụ thể.Chẳng hạn, liên quan đến lí do về
nguồn lực tự nhiên để phát triển công nghiệp của một lãnh thổ nào đó (như
Trung du và miền núi Bắc Bộ...) thì nên đưa khống sản lên đầu tiên, rồi sau
đó mới đến các thành phần khác. Cịn đối với nơng nghiệp(như giải thích tại
sao Đơng Nam Bộ là vùng chun canh cây cơng nghiệp lớn nhấtnước ta), thì
phải đưa các lí do liên quan đến thế mạnh về địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn;
cịn sinh vật và khống sản khơng cần phải nêu, bởi vì nếu có phân tích vừa
khơng có điểm, vừa mất thời gian và vừa chứng tỏ thí sinh đó khơng hiểu câu
hỏi.

24


Một điểm nữa cần lưu ý, khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh
(thuận lợi) lẫn hạn chế (khó khăn). Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc
khơng cần) nêu hạn chế (khó khăn). Vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm
và linh hoạt trong khi định hướng trả lời, vì phân tích thiếu thì bị mất điểm,
nhưng thừa lại mất thời gian và khơng có điểm cho phần thừa đó.
Ngồi ra, có thể có một số cách khác về phân loại nguồn lực (như nguồn lực

bên trong và nguồn lực bên ngồi...). Tuy nhiên, đối với loại câu hỏi có cách
giải theo mẫu nguồn lực, nên sử dụng cách phân loại như đã hướng dẫn ở trên.
+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu khái niệm:
• Loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích về ngành cơng nghiệp
trọng điểm. Lí do đưa ra để giải thích phải tìm trong khái niệm ngành cơng
nghiệp trọng điểm.
Về lí thuyết, ngành cơng nghiệp trọng điểm phải là ngành:
•>Có thế mạnh lâu dài (về tự nhiên, kinhtế - xã hội);
•>Đem lại hiệu quả cao (về kinh tế, xã hội,mơi trường);
•> Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
• Ngồi câu hỏi có cách giải dựa vào khái niệm ngành cơng nghiệp trọng
điểm, có thể cịn các câu hỏi mà cánh giải theo mẫu khái niệm khác, thí dụ
đầu mối giao thơng... Về lí thuyết, các lí do nêu lên để giải thích cũng đều
nằm trong khái niệm này.
Chẳng hạn, để trả lời câu hỏi giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là đầu
mối giao thơng lớn nhất nước ta thì phải hiểu khái niệm đầu mối giao thơng là
gì. Đầu mối giao thơng là nơi có mặt của nhiều loại hình giao thơng vận tải
với hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch và hệ thống cơ sở vật chất - kĩ
thuật có chất lượng phục vụ cho ngành này. Ngoài ra, cần chú ý đến vai trị to
lớn của Thành phố Hồ Chí Minh trong sự phân côngl ao động theo lãnh thổ

25


×