Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề FMO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 22 trang )

MÃ CHUYÊN ĐỀ: HOA_10
CHUYÊN ĐỀ: FMO
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hóa học là một trong các bộ mơn khoa học cơ bản, rất quan trọng. Mỗi mảng
kiến thức đều vô cùng rộng lớn. Đặc biệt là những kiến thức giành cho học sinh
chuyên hóa, học sinh giỏi cấp khu vực, cấp Quốc Gia, Quốc tế. Trong đó phần hóa
học lượng tử là một phần rất quan trọng. Phần này có trong các đề thi học sinh giỏi
Olympic, đề thi học sinh giỏi Quốc Gia, Quốc Tế. Tuy nhiên, trong thực tế giảng
dạy ở các trường phổ thơng nói chung và ở các trường chuyên nói riêng, việc dạy
và học phần kiến thức về hóa học lượng tử gặp một số khó khăn
Chưa co tài liệu giáo khoa dành riêng cho học sinh chun hóa, nội dung
kiến thức lí thuyết và bài tập còn chưa được phổ biến do đó học sinh khơng đủ
“lực” để thi vì đề thi khu vực, HSGQG, Quốc Tế hằng năm thường cho rộng và sâu
hơn nhiều. Nhiều đề thi vượt quá chương trình và mang tính chất thực tiễn rất nhiều
nhất là trong thời kì cơng nghệ 4.0.
Để khắc phục điều này, tự thân mỗi giáo viên dạy trường chuyên phải tự vận
động, mất rất nhiều thời gian và công sức bằng cách cập nhật thông tin từ mạng
internet, trao đổi với đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu…Từ đó, giáo viên phải tự
biên soạn nội dung chương trình dạy và xây dựng hệ thống bài tập để phục vụ cho
công việc giảng dạy của mình.
Xuất phát từ thực tiễn đó, là giáo viên trường chun, chúng tơi rất mong có
được một nguồn tài liệu có giá trị và phù hợp để giáo viên giảng dạy - bồi dưỡng
học sinh giỏi các cấp và cũng để cho học sinh có được tài liệu học tập, tham khảo.
Trong năm học này nhóm chúng tơi tập trung biên soạn chuyên đề: "Bồi dưỡng
học sinh giỏi chuyên đề FMO"
- Trong thời gian tới nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, của Bộ Giáo Dục
cùng với sự nỗ lực của từng giáo viên dạy chuyên, sự giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh
1



nghiệm của các trường chuyên trong khu vực và cả nước chúng tơi hi vọng sẽ có
một bộ tài liệu phù hợp, đầy đủ giành cho giáo viên và học sinh chuyên.
2. Chuyên đề gồm có:
- Một số khái niệm
- Các dạng bài tập
- Ví dụ và phương pháp giải
- Bài tập vận dụng
- Kết luận và kiến nghị
B. NỘI DUNG
I. Một số khái niệm.
I.1. Các nguyên tử của vật chất không hấp thụ và bức xạ năng lượng một cách liên
tục mà ngược lại hấp thụ và bức xạ một cách gián đoạn các lượng tử năng lượng .
  h   trong đó h = 6,63.10-34 J.s, là hằng số Planck

I.2. Ánh sáng là một chùm hạt- lượng tử ánh sáng- hay photon. Các photon có năng
lượng xác định và xung lượng xác định.




  ; p  k

Hệ thức này được gọi là hệ thức Planck – Einstein. Như vậy hệ thức này đã liên hệ
các thơng số của hạt với các thơng số của sóng
I.3. Từ kết quả thu được của hiệu ứng Compton:
  2c sin 2


2


c là bước sóng Compton của electron.

Cơng thức trên có nghĩa là: Sự thay đổi của bước sóng chỉ phụ thuộc vào góc
tán xạ mà khơng phụ thuộc vào tần số ban đầu (của tia tới). Kết quả này được giải
thích dễ dàng từ sự va chạm của một photon với mặt electron mà khơng thể giải
thích theo quan điểm sóng.

2


I.4. Các điện tử trong nguyên tử không chuyển động trên những quĩ đạo bất kỳ mà
chỉ có thể ở những quĩ đạo xác định gọi là quĩ đạo lượng tử. Các quĩ đạo này được
nhận sao cho moment xung lượng M của điện tử thỏa mãn hệ thức:
M n

(n=1,2 . . .)

Trên các quĩ đạo lượng tử các electron có năng lượng xác định. Khi electron
chuyển từ quĩ đạo này sang quĩ đạo khác gần hạt nhân hơn nguyên tử sẽ phát ra
một photon và electron thực hiện một bước nhảy lượng tử. Tần số của photon phát
ra được tính theo cơng thức:
 n   m  nm

I.5. Bước sóng và năng lượng sóng
Ánh sáng
Bước sóng λ (nm)
Năng lượng sóng E (eV)*
Tia tử ngoại
ngắn hơn 380
lớn hơn 3,3

Tím
380
3,3
Xanh
450
2,8
Xanh lá cây
530
2,3
Vàng
580
2,1
Đỏ
720
1,7
Tia hồng ngoại
dài hơn 720
nhỏ hơn 1,7
*Tính từ cơng thức E = hν = hc/λ, c: vận tốc ánh sáng 300.000 km/s,
λ : bước sóng; 1 eV = 1,602 x 10-19 J.
I.6. Chi tiết về phương trình sóng Schrưdinger có thể tìm thấy ở các sách giáo khoa
hóa lý của năm thứ nhất đại học. Ở đây, lời giải về các bậc năng lượng của giếng
lượng tử sẽ được trình bày. Phương trình sóng Schrưdinger là một phương trình vi
phân, cho trường hợp một thứ nguyên x, được viết như sau:
E ψ = (-h2/8π2m)(d2ψ/dx2)
h là hằng số Plack (6,626 x 10-34 J.s), m là khối lượng điện tử, E là các bậc năng
lượng điện tử, ψ là hàm số sóng. Lời giải của phương trình (1) cho giếng hay chấm
lượng tử có đường kính a là:
ψ = A sin(n πx/a) n= 1, 2, 3, ….
(2)

A là một hằng số, n là số thứ tự của các bậc năng lượng (Hình 3)
Thay cơng thức (2) vào (1), ta có
3


E = n2h2/8ma2 n= 1, 2, 3, ….
(3)
2
2
Khi n = 1 ta có: E1 = Equantum = h /8ma
(4)
Độ sai biệt năng lượng giữa bậc n =1 và n = 2 là:
E2 - E1 = 3h2/8ma2
(5)
Kết quả trên cho ta thấy hằng số Planck, h, chi phối trị số năng lượng và sai
biệt giữa các mực năng lượng (công thức 4 và 5). Vì hằng số Planck rất nhỏ, theo
cơng thức trên đối với những vật có ở kích thước vĩ mơ, trung mơ (m, cm, mm,
µm), các trị số này gần như zero. Vì vậy, dải năng lượng cho ta cảm giác gần như
liên tục. Tuy nhiên, khi a ở thứ nguyên nanomét như trong trường hợp giếng lượng
tử hay chấm lượng tử độ sai biệt giữa các bậc năng lượng tăng lên đáng kể và
không thể xem như là zero nữa. Các bậc năng lượng trở nên rời rạc, ta gọi đây là sự
lượng tử hóa năng lượng.

Hình 3:
Các bậc năng lượng điện tử của chấm lượng tử hay giếng lượng tử có đường kính a
II. Các dạng bài tập
II.1. Dạng bài tập phân tử chứa liên kết pi liên hợp. Tính năng lượng(E),
số sóng (ν), bước sóng(λ)
Ví dụ 1: Cho phân tử butadien với 4 electron 𝜋 ở trạng thái cơ bản và được biểu
diễn theo sơ đồ bên


4


a. Áp dụng phương pháp HMO hãy viết định thức thế kỉ cho phân tử này?
b. Tìm các mức năng lượng cho các electron 𝜋 và xác định năng lượng 𝜋 tổng
cộng cho tồn phân tử?
c. Tính năng lượng giải tỏa (năng lượng cộng hưởng) của phân tử khảo sát?
Hướng dẫn giải:
a. Ta có:

Viết định thức thế kỉ:
𝑥
1
D=|
0
0

1
𝑥
1
0

0
1
𝑥
1

0
0

|=0
1
𝑥

Với E=𝛼 − 𝑥𝛽

b. Khai triển định thức sẽ dẫn đến phương trình:
x4 + 3x2 +1 =0
Giải phương trình trùng phương sẽ đưa lại 4 nghiệm:
x4= 1,618
x3=0,618
x2=-0,618
x1=-1,618
Thay các giá trị x vào biểu thức tính năng lượng E=𝛼 − 𝑥𝛽 ta thu được 4
mức năng lượng e 𝜋
E4=𝛼 − 1,618𝛽
E3=𝛼 − 0,618𝛽
E2=𝛼 + 0,618𝛽
E1=𝛼 + 1,618𝛽
5


Có thể biểu diễn trên giản đồ:

Etot= 2E1 + 2E2
Etot= 2(𝛼 + 1,618𝛽)+ 2(𝛼 + 0,618𝛽)= 4𝛼 + 4,472𝛽
c. Tính năng lượng giải tỏa (năng lượng cộng hưởng) của phân tử khảo sát:
Xét phân tử etylen: CH2=CH2
𝑥1
Tính D=| |=0

1𝑥
Khai triển định thức có phương trình: x2-1=0
Vậy x2= 1 →E2= 𝛼 − 𝛽
x1= -1→ E1= 𝛼 + 𝛽
Tính Etot etylen= 2E1= 2𝛼 + 2𝛽
Tính Eg/t= Etot -2 Etot etylen= 4𝛼 + 4,472𝛽 − 2(2𝛼 + 2𝛽)= 0,472𝛽
II.2. Dạng bài tập cho thơng số lượng tử (E, ν , λ ). Tìm phân tử
Ví dụ 2 (Đề dự thi Olympic Quốc tế 2014): Áp dụng mơ hình Orbital phân tử
electron tự do đối với phân tử hữu cơ liên hợp xen kẽ. Giả sử rằng ta muốn tổng
hợp một polyen mà khi chiếu sáng ở bước sóng thích hợp thì electron được chuyển
từ orbital bị chiếm cao nhất(HOMO) lên orbital bị chiếm thấp nhất (LUMO) hãy:
a. Xác định công thức tổng quát để tính bước sóng λ ứng với bước chuyển HOMOLUMO bằng cách sử dụng biểu thức L=(k+2).1,4A0, ở đây L jaf độ dài mạch phân
6


tử, k bằng số liên kết đôi dọc theo mạch phân tử.
b. Cho biết cấu trúc của các polyen cần tổng hợp theo mơ hình FEMO khi chiếu
sáng với đọ dài bước sóng λ cho các trường hợp sau đây:
i. λ = 285nm
ii. λ = 445nm
iii. λ = 600nm
c. Từ ba phân tử polyen đã xác định được ở trên (b) hãy tính ∆𝐸(theo kJ/mol) khi
electron chuyển từ orbital bị chiếm cao nhất(HOMO) lên orbital chưa bị chiếm thấp
nhất(LUMO).
Hướng dẫn giải:
a. Ta biết: En= n2 . h

2

8mL


2

(1)

Mặt khác, ta lại biết ∆𝐸 = ELUMO - EHOMO = h.ν = h.c/λ

(2)

Ở đây λ và ν là độ dài bước sóng và tần số của photon tương ứng
K= số lương tử của HOMO = số liên kết đơi n.
Vậy ta có:
∆𝐸 = h2/8mL2[(k+1)2 –k2] = h.c/λ = h2/8mL2(2k+1) (3)
Thay thế: L=(k+2).1,4A0 và (3) ta được
λ = 64,67nm.(k+2)2/(2k+1)

(4)

b. Giải phương trình (4) khi:

7


i. λ = 285nm → k2 – 4,82k-0,41=0 → k1=4,9 ; k2 = -0,084 (loại)
Như thế giá trị tìm được ứng với k=5
Vậy cơng thức của polyen có dạng:
CH2=CH-(CH=CH)3CH=CH2, kí hiệu là A (decapentaen)
ii. λ = 445nm→ k1=10,04 ; k2 = -2,86 (loại)
Như thế giá trị tìm được ứng với k=10
Vậy cơng thức của polyen có dạng:

CH2=CH-(CH=CH)8- CH=CH2, kí hiệu là B(icosendecaen)
iii. λ = 600nm→ k1=14,91 ; k2 = -0,354 (loại)
Như thế giá trị tìm được ứng với k=15
Vậy cơng thức của polyen có dạng:
CH2=CH-(CH=CH)13-CH=CH2, kí hiệu là C(triacontenpentadecaen)
c. Thay vào ta có: ∆𝐸 = 1850,27[(2k+1)/(k+2)2]
với k=5→ ∆𝐸= 415,37(kJ/mol)
với k=10→ ∆𝐸= 80,28(kJ/mol)
với k=15→ ∆𝐸= 198,47(kJ/mol)
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Áp dụng mơ hình giếng thế để xét các hợp chất liên hợp  sau: Etylen,
a. Tính hiệu năng lượng e  , E (J), khi e  chuyển từ mức HOMO lên LUMO
Xác định bước sóng  (nm) cho 2 hợp chất trên.
b. Giải thích tại sao phân tử trans-  -caroten lại có màu.
Hướng dẫn giải:
a. Theo lí thuyết: En= n2 . h

2

8mL

2

cho giếng thế 1 chiều.

* Xét hợp chất etylen CH2 =CH2
8


Etylen có 2 nguyên tử cacbon(N= 2), 2 eletron  và có độ dài giếng thế L=2,89A0

Tính hiệu năng lượng E :
MO bị chiếm cao nhất ứng với n=1
MO bị chiếm cao nhất ứng với n=2
Theo lí thuyết đại lượng E = E2 - E1 = n22 h

2

8mL
2

- n12 h

2

8mL

2

Thay số: E = 3.

2

2

h
h
h
E = E2 - E1 = 22 8mL - 12 8mL =3. 8mL
2


2

2

2

(6,626.10 34 ) 2
= 2,1638.10-18(J)
31
10 2
8.9,11.10 .(2,89.10 )

Tính bước sóng  :
hc
6,626.10 34.3.108
Ta có E =    = E =
= 9,1866.10-8(m)   = 91,866(nm)
18
2,1638.10
hc

*Xét hợp chất trans-  -caroten
trans-  -caroten có 22 eletron  có độ dài giếng thế L = 18,5A0
Tính hiệu năng lượng E :
MO bị chiếm cao nhất ứng với n=11
MO bị chiếm cao nhất ứng với n=12
Theo lí thuyết đại lượng E = E12 - E11 = n122 h

2


8mL
2

2

- n112 h
2

8mL

2

h
h
h
E = E12 - E11 = 122 8mL - 112 8mL =23. 8mL
2

Thay số:

E =

23.

2

2

(6,626.10 34 ) 2
= 0,405.10-18(J)

8.9,11.10 31.(18,5.10 10 ) 2

9

2
2


Tính bước sóng  :
hc

hc
6,626.10 34.3.108
Ta có E =    = E =
= 49,08.10-8(m)   = 490,8(nm)
18
0,405.10

b. Giải thích tại sao phân tử X có màu?
Màu sắc của X được tạo ra nhờ sự có mặt của hệ nối đôi liên hợp trong phân tử.
Khả năng hấp thụ sóng mạnh nhất ở những bước sóng khác nhau của hệ nối đôi
liên hợp được sử dụng để phân tích cấu trúc định tính cũng như định lượng caroten.
Chuỗi polien liên hợp đặc trưng cho màu thấy được của coroten. Dựa vào quang
phổi hấp thụ của nó người ta thấy khả năng hấp thụ ánh sáng phụ thuộc vào nối đơi
liên hợp, phụ thuộc vào nhóm Cacbon mạch thẳng hay mạch vịng cũng như các
nhóm chức trên vịng. Mắt người có thể nhìn thấy bước sóng 390<  <750nm và
 =490,8 nên nhìn thấy màu.

Bài 2.
1. Các hợp chất sau thuộc loại thơm, phản thơm hay không thơm ?


2. Các cacbocation dưới đây đều không bền, dễ dàng chuyển vị thành các ion
bền vững hơn. Đề xuất chuyển vị cho các cacbocation này:

10


3. Khi thủy phân, A cho phản ứng nhanh hơn B gấp 4,4.104 lần và cả hai đều
cho sản phẩm bảo tồn cấu hình. Hãy giải thích

4. Giải thích sự chọn lọc thế giữa hai nhóm –NO2 của phản ứng:

Hướng dẫn giải
1. a là hợp chất phản thơm do có 4e pi trong vịng phẳng liên hợp kín b,c,d,f là hợp
chất thơm do thỏa mãn quy tắc Huckel (phẳng, liên hợp kín, số e π là 4n + 2 ) e là
hợp chất không thơm do không phẳng
2.

3.

11


Chất A nhờ có nối đơi khác phía với –Br đã gây hiệu ứng kề làm tăng tốc độ tạo
thành cacbocation trung gian.
4. Do có hai nhóm –CH3 cồng kềnh gây hiệu ứng khơng gian loại II (SII) nhóm –
NO2 a khơng liên hợp được với vịng thơm do mất tính phẳng, cịn –NO2 b có hiệu
ứng liên hợp. Liên kết C –N

NO2a


sẽ kém bền hơn liên kết C – N NO2b nên dễ đứt và

bị thế hơn.

12


Bài 3. (Đề chọn đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế 2013). Electron  của liên kết
đôi trong anken được xem như electron chuyển động tự do trong giếng thế
hai chiều. Biểu thức tính năng lượng của electron có dạng:

Biết, Lx, Ly là chiều dài mỗi cạnh của giếng thế.
nx, ny là số lượng tử chính của electron, là các số nguyên dương, không phụ
thuộc vào nhau.
m là khối lượng electron; h là hằng số Planck.
Xét một electron chuyển động trong một giếng thế hai chiều có Lx = 8,00 nm, Ly =
5,00 nm.
a) Cho biết giá trị các số lượng tử chính của electron này ứng với ba mức
năng lượng thấp nhất đầu tiên.
b) Tính bước sóng  của bức xạ cần thiết để kích thích electron từ trạng thái
kích thích đầu tiên lên
Phản ứng sau xảy ra theo cơ chế SN1 nhanh bất thường so với một dẫn xuất
halogenua bậc 2. Dựa vào FMO hãy giải thích.
Hướng dẫn giải

13


Bài 4. Các mức năng lượng của electron- trong phân tử có hệ liên hợp có thể được

tính tốn với độ chính xác khác nhau, tùy thuộc vào độ phức tạp của mơ hình.
Phương pháp tiếp cận tinh vi và chính xác nhất liên quan đến những lý thuyết phức
tạp để giải phương trình Schrưdinger đa hạt. Một phương pháp khác đơn giản
nhưng vẫn hiệu quả là coi các electron- như những hạt độc lập trong “hộp thế”.
Mơ hình này rất hữu ích để xác định năng lượng của electron- và quang phổ
electron của các phân tử như etilen hoặc những phân tử có liên kết đơi liên hợp.
Trong bài tập này chúng ta sẽ sử dụng mơ hình “hộp thế” để mô tả trạng thái
electron- trong etilen cũng như các hệ liên hợp khơng phân nhánh và vịng.
Trong hệ liên hợp, các orbital nguyên tử (AO) kết hợp để tạo thành orbital phân tử
(MO). Số MO bằng tổng số AO trước khi liên hợp. Các mức năng lượng cho phép
đối với các electron- được cho bởi biểu thức
En 

n2h2
, trong đó: n là số lượng tử đặc trưng cho trạng thái năng lượng và là số
8me L2

nguyên từ 1 đến ∞ ,
h là hằng số Planck (J.s),
me là khối lượng của electron (kg),
và L là chiều dài của hộp thế (m) .
L có thể được tính tốn gần đúng bằng cách cộng độ dài các liên kết đơn và đôi,
cộng thêm 1/2 chiều dài liên kết đôi cho mỗi đầu của hệ liên hợp. Các MO được
14


điền theo nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Độ dài liên kết trung bình : C - C 150 pm , C = C 135 pm , C - O 143 pm
1. Tính giá trị L của 1,3- butadien và ete A.


2. Vẽ một sơ đồ mô tả tất cả các mức năng lượng, bao gồm cả mức năng
lượng chưa bị chiếm thấp nhất (LUMO) và mức năng lượng bị chiếm cao nhất
(HOMO) cho trans -1,3- butadien và ete A.
3. Tính tốn các giá trị năng lượng lượng tử cho các mức năng lượng bị
chiếm cao nhất và mức năng lượng chưa bị chiếm thấp nhất của 1,3- butadien và
ete A theo đơn vị J và eV.
4 . Sử dụng các mức năng lượng chưa bị chiếm thấp nhất và mức năng lượng
bị chiếm cao nhất để dự đoán các bước sóng ánh sáng có thể được sử dụng để kích
thích một electron- từ trạng thái năng lượng bị chiếm cao nhất đến trạng thái năng
lượng chưa bị chiếm thấp nhất của ete A.
Đối với các phân tử có hệ liên hợp vòng, các mức năng lượng lượng tử được cho
bởi biểu thức: En 

n2 h2
. Trong trường hợp này, số lượng tử n là một số nguyên
8 2 me r 2

từ 0 đến ∞ , và R là bán kính của vịng (mét). Khác với mơ hình hạt trong hộp thế
đối với hệ liên hợp tuyến tính ở trên, trong hệ liên hợp vòng cho phép n nhận cả giá
trị số nguyên dương và âm ứng với chuyển động cùng chiều và ngược chiều kim
đồng hồ. Ngoài ra, đối với hệ liên hợp vòng, giá trị n = 0 cũng ứng một trạng thái
lượng tử.
Cho bán kính vịng của xiclobutadien là 101 pm và 1,3,5- xiclohexatrien là 139 pm.
5. Vẽ một sơ đồ mức năng lượng cho xiclobutadien và 1,3,5- xiclohexatrien.
6. Phân tử nào bền hơn? Tại sao?
7. Nêu quy tắc Huckel.
8. Xác định bước sóng ánh sáng dài nhất mà mỗi phân tử có thể hấp thụ, cho
15



rằng chỉ có q trình chuyển electron giữa mức năng lượng bị chiếm cao nhất và
không bị chiếm thấp nhất.
Hướng dẫn giải

16


17


8.

18


19


Bài 5. Problem 4-6 Electrons in an 1-D Box (NChO Đức 2005)

Các phân tử của thuốc nhuộm hiển thị ở trên với x = 0 , 1, 2 ... chứa hệ electron π
liên hợp. Hệ thống này có thể được mô tả bởi các "lý thuyết hạt trong hộp ", trong
đó một phân tử có khối lượng m được giới hạn giữa hai bức tường với khoảng cách
L.
Trong mơ hình này, năng Trong mơ hình này, năng lượng của electron được
cho bởi
h = 6,63.10-34 Js (hằng số Planck)
n = 1, 2, 3 … ( số lượng tử )
m = 9,11.10-31 kg (khối lượng của electron)
L là chiều dài của hộp giữa hai nguyên tử N:

L = b.l + γ
b = số liên kết trong hệ electron 
l = chiều dài liên kết trung bình trong hệ liên hợp
γ = tham số thực nghiệm
l và γ được coi là hằng số trong hàng loạt các thuốc nhuộm.
a) Xác định số lượng của các electron π trong hệ liên hợp giữa các nguyên tử
N, số liên kết (b) và số các obitan N được chiếm bởi các electron ở trạng thái cơ
bản theo x.
b) Bước sóng dài nhất λmax của quang phổ được thiết lập bởi quá trình
20


chuyển đổi của các electron từ MO chiếm cao nhất (HOMO) đến MO trống thấp
nhất (LUMO).
Xác định phương trình cho λmax theo l và γ theo x.
c ) Đối với hai thuốc nhuộm đầu tiên của loạt bước sóng dài nhất được đo
bằng λmax = 592,2 nm và λmax = 706,0 nm . Tính tốn l và γ.
d ) Một trong những thuốc nhuộm thể hiện một dải hấp thụ ở λ = 440,9 nm.
Cho thấy x = 3 và q trình chuyển đổi điện tử khơng được thực hiện từ HOMO
đến LUMO mà đến mức cao hơn kế tiếp.
Hướng dẫn giải

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21


Thực hiện mục đích nghiên cứu và viết chuyên đề, chúng tôi đã giải quyết
được một số vấn đề về lí luận và thực tiễn, chúng tơi đã xây dựng hệ thống lí thuyết
và bài tập hóa học bồi dưỡng HSG với chủ đề quan trọng trong phần Hóa học
lượng tử với nhiều bài tập thường gặp trong các đề thi HSG, thi HSG quốc gia, thi

Olympic quốc tế. Cụ thể với từng chủ đề đã nêu được. Điểm nổi bật nhất của
chuyên đề là xây dựng được hệ thống bài tập hóa học chất lượng, phong phú với
nhiều nội dung quan trọng, trong các kì thi HSG quốc gia, thi Olympic quốc tế. Các
bài tập hóa học được hướng dẫn hoặc gợi ý để HS nắm bắt được bản chất vấn đề.
Chúng tôi đã xây dựng một tài liệu tham khảo làm nền tảng giúp cho q
trình ơn luyện HSG sau này thuận lợi hơn.
Sau một thời gian nghiên cứu và viết chuyên đề, chúng tôi đã đạt được một
số kết quả nhất định. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế về thời gian
cũng như chương trình bồi dưỡng HSG quá rộng, kinh nghiệm nghiên cứu chưa
nhiều nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất
mong nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý chân thành của các chuyên gia,
các thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn chuyên đề
này. Hi vọng rằng những kết quả của chuyên đề sẽ góp phần vào việc đổi mới PP
dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSGHH của nước nhà.

22



×