Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Thuận Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
---------***--------

PHẠM NGỌC MINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VINH

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07/2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn có lời cam đoan về cơng trình nghiên cứu khoa học này là của
mình, cụ thể:
- Tôi tên là: Phạm Ngọc Minh
- Sinh ngày: 04/03/1991


- Q qn: Bình Thuận
- Hiện cơng tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bình Thuận
- Là học viên cao học khóa 20 Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
- Lớp: CH20B2
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
- Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan của tơi.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2020
Tác giả


ii
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Nâng cao chất lượng
tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bình Thuận”, Tơi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và quan tâm,
động viên từ quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang giấy này, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng
TPHCM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt
thời gian theo học tại lớp cao học khố 2018-2020.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô - TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh đã
tận tâm, dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn trong suốt q trình tơi nghiên cứu

và hồn tất bài luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô thuộc khoa Khoa Sau đại
học Trường Đại học Ngân hàng TPHCM cùng tốn thể thầy cơ giáo cơng tác trong
trường đã tận tình truyền đạt các kiến thức q báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bình Thuận và các bạn đồng nghiệp tại Chi nhánh đã hỗ trợ tài liệu
và thông tin cho tơi hồn thành luận văn này.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót khơng đáng có. Tơi kính mong Q thầy cô và những người quan tâm
đến bài luận văn của tơi tiếp tục có các ý kiến góp ý để bài luận văn được hồn thiện.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 13 tháng 07 năm 2020
Tác giả


iii
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ

1.

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận
2. Tóm tắt:
Hiện nay với nhiều Ngân hàng thương mại, tín dụng đang ngày càng tăng
trưởng nhưng việc kiểm sốt rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng vẫn chưa thực sự
hiệu quả.
Điều này là vấn đề hết sức lo ngại và đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải
từng bước cải thiện, đề ra chiến lược kinh doanh kèm theo kiểm soát rủi ro hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.

Vì lý do đó, luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng tín dụng bán
lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bình Thuận” là một xu hướng tất yếu cho quá trình nâng cao chất lượng tín dụng của
BIDV Bình Thuận nói riêng và của các ngân hàng thương mại nói chung.
Mặc dù có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên vẫn chưa có
một bài nghiên cứu nào dành cho BIDV Bình Thuận trong giai đoạn từ năm 2015 2019. Luận văn nghiên cứu theo phương pháp định tính, sử dụng nguồn dữ liệu từ
các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và các báo cáo lưu hành nội bộ
khác liên quan đến hoạt động tín dụng của BIDV Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2019,
… để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn năm 2015 - 2019, chất lượng tín dụng
bán lẻ của BIDV Bình Thuận đã có những bước phát triển vượt bậc, bên cạnh đó cịn
có một số hạn chế nhất định trong chính sách tín dụng, nhân sự và cơng tác kiểm sốt
rủi ro của chi nhánh.
Từ thực trạng chất lượng tín dụng hiện tại, những tồn tại của chi nhánh, luận
văn đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cho cơng tác nâng cao chất lượng tín
dụng bán lẻ trong thời gian tới.
3.
rủi ro.

Từ khóa: Ngân hàng thương mại, Chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng,


iv
ABSTRACT
1. Title: Improving the quality of retail credit for Joint Stock Commercial Bank
Investment and Development of Viet Nam - Binh Thuan Branch.
2. Abstract:
Currently, many commercial banks is growing of credit, but the risk control and
credit quality improvement are not really effective.
This is a very concerned issue and requires commercial banks to gradually

improve, devise business strategies with effective risk control to improve credit quality,
maximize profits for the bank. Therefore, the thesis for "Improving the quality of retail
credit for Joint Stock Commercial Bank Investment and Development of Viet Nam Binh Thuan Branch" is an indispensable trend for credit enhancement process of BIDV
Binh Thuan branch in particular and commercial banks in general.
Although many authors have researched on this issue, there has not been any
research paper for BIDV Binh Thuan branch in the period of 2015 - 2019. Thesis
research by qualitative method, using sources secondary data from financial statements,
business reports and other internal circulation reports related to credit activities of
BIDV Binh Thuan branch in the period of 2015 - 2019, ... combined with guest surveys.
row to assess the influence of the impact factors.
The research results show that in the period of 2015 - 2019, the retail credit
quality of BIDV Binh Thuan has made great progress, besides there are certain
limitations in the credit process, humans and general business development strategy of
the branch.
From the current situation of credit quality combined with customer surveys, the
thesis has proposed solutions and recommendations for improving the quality of retail
credit in the future.
3. Keywords: Commercial bank, Credit quality, credit growth, risks.


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích

ATM

(Automatic teller machine) - Máy rút tiền tự động


BĐS

Bất động sản

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Bình

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Thuận

Chi nhánh Bình Thuận

CBNV

Cán bộ nhân viên

Citibank

First National City Bank of New York

GTCG/TTK

Giấy tờ có giá/Thẻ tiết kiệm

HĐQT


Hội đồng quản trị

HĐV

Huy động vốn

HSBC

Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limited

KD

Kinh doanh

KH

Khách hàng

KHBL

Khách hàng bán lẻ

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

L/C

(Letter of credit) - Thư tín dụng


LĐPT

Lao động phổ thơng

NCNO

Nhu cầu nhà ở

NH

Ngân hàng

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


vi
NHTM

Ngân hàng thương mại

NNo&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn




Quyết định

QTTD

Quản trị tín dụng

Iso

International Organization for Standardization – Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa

TD

Tín dụng

TDBL

Tín dụng bán lẻ

TMCP

Thương mại cổ phần

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

GIỚI THIỆU ....................................................................................................1

1.1.

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2.

Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................2

2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................2


2.1.

Mục tiêu tổng quát: ..........................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................ 2

3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................3

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................3

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................3

6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................3

7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................4

8.


TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ............................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................7
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .................................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ .....................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ ................................................................................7
1.1.2.1. Quy mơ khoản vay nhỏ, số lượng khoản vay nhiều ...........................................7
1.1.2.2. Các rủi ro thông tin bất cân xứng và rủi ro tác nghiệp .......................................8
1.1.2.3. Tín dụng bán lẻ địi hỏi chi phí cao ....................................................................9
1.1.2.4. Lợi nhuận mang lại cao ......................................................................................9
1.1.3. Phân loại tín dụng bán lẻ .......................................................................................9
1.1.3.1. Theo thời gian .....................................................................................................9
1.1.3.2. Theo mục đích vay ........................................................................................... 10


viii
1.1.3.3. Theo nguồn gốc khoản vay...............................................................................13
1.1.3.4. Theo hình thức bảo đảm ...................................................................................14
1.1.3.5. Theo phương thức hoàn trả nợ vay...................................................................14
1.1.4. Vai trị của tín dụng bán lẻ đối với nền kinh tế ...................................................15
1.1.4.1. Đối với kinh tế - xã hội .....................................................................................15
1.1.4.2. Đối với ngân hàng ............................................................................................ 16
1.1.4.3. Đối với khách hàng........................................................................................... 17
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................17
1.2.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng tín dụng .....................................................17
1.2.1.1. Khái niệm về chất lượng ..................................................................................17

1.2.1.2. Khái niệm về chất lượng tín dụng ....................................................................18
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ..................................................18
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ........................................................... 19
1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng ........................................................................................... 19
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính ........................................................................................22
1.2.4. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ...............23
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng bán lẻ........................................25
1.2.5.1. Nhân tố bên trong ............................................................................................. 25
1.2.5.2. Nhân tố bên ngồi ............................................................................................. 27
1.2.5.3. Nhân tố từ mơi trường vĩ mô ............................................................................28
1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BIDV
BÌNH THUẬN..............................................................................................................29
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất lượng tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng ............29
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank ...29
1.3.1.2. Kinh nhiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank .30
1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bình Thuận về nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ .....................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẾN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH
THUẬN .........................................................................................................................35
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN ...................................35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và
phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận ............................................................... 35


ix
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Bình Thuận .......................................................................................35
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận .......................................................................38
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ..................................................................................38
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ........................................................................................... 39
2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ ............................................................................................. 40
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH BÌNH THUẬN.............................................................................................. 41
2.2.1. Q trình phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận................................................................................41
2.2.2. Chính sách, quy trình tín dụng bán lẻ ..................................................................42
2.2.2.1. Chính sách tín dụng đối với khách hàng bán lẻ................................................42
2.2.2.2. Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ ...........................................43
2.2.3. Tình hình phát triền tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận................................................................................44
2.2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận................................................................................48
2.2.4.1. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận thơng qua các chỉ tiêu định
tính .................................................................................................................................48
2.2.4.2. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận qua các chỉ tiêu định lượng
.......................................................................................................................................49
2.2.5. Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận................................................................................51
2.2.5.1. Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở ........................................................................51
2.2.5.2. Sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh ..............................................55
2.2.5.3. Sản phẩm cho vay cầm cố GTCG/TTK ........................................................... 58
2.2.5.4. Sản phẩm cho vay tiêu dùng khơng có tài sản bảo đảm ...................................61
2.2.5.5. Sản phẩm cho vay mua ô tô tiêu dùng .............................................................. 64
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH THUẬN .....................................................................................67
2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................67
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý chất lượng tín dụng bán
lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Thuận ..........69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 72


x
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỀN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN................................................73
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH
THUẬN .........................................................................................................................73
3.1.1. Định hướng chung của BIDV:.............................................................................73
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận............74
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẨT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỒ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẾN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH THUẬN .....................................................................................74
3.2.1. Giải pháp về điều chỉnh chính sách tín dụng bán lẻ ............................................74
3.2.2.

Giải pháp về nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng bán lẻ ....................77

3.2.3.

Giải pháp về quản lý nợ xấu ............................................................................78

3.2.4.

Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động tín dụng bán lẻ ....................79


3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .........................................................................................80
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan tổ chức Nhà nước ............................................................ 80
3.3.1. Kiến nghị với

Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận .....................................81

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 85
Tiếng Việt .....................................................................................................................85
Tiếng Anh .....................................................................................................................87
WEBSITE .....................................................................................................................88


xi
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015 - 2019

42

Bảng 2.2. Mức biến động về tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015 - 2019

43


Bảng 2.3. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận giai
đoạn 2015 - 2019
Bảng 2.4. KQKD sản phẩm TDBL cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở
năm 2015 - 2019
Bảng 2.5. KQKD sản phẩm cho vay phục vụ SXKD BL năm 2015 2019
Bảng 2.6. KQKD cho vay cầm cố CTCG/TTK BL năm 2015 - 2019
Bảng 2.7. Sản phẩm cho vay tiêu dùng khơng có TSBĐ BL năm
2015 - 2019
Bảng 2.8. Sản phẩm cho vay mua ô tô tiêu dùng BL năm 2015 2019

46

50

53
56
59

62


xii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Tên hình, biểu đồ
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV Bình Thuận
Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động của BIDV Bình Thuận từ năm 2015 2019

Trang
35
37


Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay của BIDV Bình Thuận từ năm 2015 - 2019

38

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ biến động về tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015-2019

43

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở năm 2015-2019

52

Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay phục vụ SXKD BL năm 2015-2019

55

Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay cầm cố GTCG/TTK BL năm 2015-2019

58

Biểu đồ 2.7. Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp năm 2015-2019

61

Biểu đồ 2.8. Dư nợ cho vay mua ô tô tiêu dùng năm 2015-2019

64



1

MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trước thềm hội nhập kinh tế Thế giới, hệ thống tín dụng Ngân hàng thương
mại (NHTM) được xem là cầu nối trung gian quan trọng về nguồn vốn giữa các
chủ thể trong nền kinh tế, nó giúp điều hịa cung cầu về vốn, điều phối nguồn vốn
từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh
tế.
Với thu nhập ngày càng tăng, kinh tế ngày càng phát triển và thị trường Ngân
hàng ngày càng cạnh tranh đòi hỏi các NHTM phải có chiến lược và giải pháp theo
kinh doanh hợp lý theo hướng Ngân hàng đa năng bằng việc đa dạng hóa các sản
phẩm cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Theo đó, việc nâng cao chất
lượng tín dụng, trong đó mảng tín dụng bán lẻ đang là một trong những xu thế tất
yếu và quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của các Ngân
hàng.
Theo như định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) trong thời gian qua là phấn đấu trở thành một trong 20 Ngân
hàng hiện đại có chất lượng hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam
Á và là một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2020. Một
trong những mục tiêu được đề cập và ưu tiên hàng đầu là phát triển hoạt động Ngân
hàng bán lẻ, tập trung nắm giữ thị phần về huy động vốn, dư nợ tín dụng và chất
lượng dịch vụ. Hòa chung với mục tiêu toàn hệ thống và nhận thức được tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng của mảng bán lẻ, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận (BIDV Bình Thuận) cũng
đặt ra các mục tiêu đẩy mạnh phát triển bền vững trong thời gian tới đây. Do đó,
với những kiến thức học tập được và kinh nghiệm làm việc thực tế tại chi nhánh tôi
quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng bán lẻ
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh



2
Bình Thuận” để nghiên cứu cho bài luận văn thạc sỹ. Phạm vi nghiên cứu tập
trung vào hoạt động của BIDV Bình Thuận trực thuộc hệ thống BIDV.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, mặc dù các bài nghiên cứu về mảng tín dụng bán lẻ của các NHTM
khá phổ biến, tuy nhiên vẫn chưa có một bài nghiên cứu nào dành cho BIDV Bình
Thuận về mảng tín dụng bán lẻ, mặt khác Ban lãnh đạo BIDV Bình Thuận ln
mong muốn việc thúc đẩy tín dụng bán lẻ tại đơn vị là một trong những mục tiêu
hàng đầu của chi nhánh, tuy nhiên kết quả đạt được trong thời gian qua chưa được
như kỳ vọng, bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu chi nhánh đang có xu hướng tăng trở lại. Từ
đó tác giả nhận thấy việc nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình
Thuận là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó giúp cho Ban lãnh đạo của đơn vị có một
cái nhìn tổng quan nhất về vị trí và tầm quan trọng của nó, từ đó có các biện pháp
khắc phục các thiếu sót và tồn tại như: vấn đề giải quyết nợ xấu, vấn đề nâng cao
chất lượng dịch vụ, vấn đề cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn, vấn
đề năng lực cán bộ, mở rộng thị phần,.... đồng thời tác giả cũng hy vọng nghiên
cứu sẽ mang lại các ý kiến đóng góp cho đơn vị trong việc đưa ra các biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mảng tín dụng bán lẻ nói riêng và
mang nó lên một tầm cao mới, phù hợp với các chiến lược kinh doanh mà đơn vị
đã đề ra.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận trên cơ sở phân
tích thực trạng chất lượng tín dụng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận giai đoạn
2015 - 2019.

Xác định những tồn tại và các nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng bán lẻ
tại BIDV Bình Thuận chưa được như mong đợi.


3
Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình
Thuận.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Bình Thuận ra sao?
Những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình
Thuận chưa được như mong đợi?
Để nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận cần thực hiện những
giải pháp nào?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nêu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu Chất lượng tín dụng bán lẻ
tại BIDV Bình Thuận.
Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bình Thuận.
 Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 - 2019
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài luận văn tác giả nghiên cứu theo “Phương pháp định tính” như sau:
Phương pháp thống kê: Tác giả thu thập số liệu thông qua các báo cáo tài chính,
báo cáo hoạt động kinh doanh và các báo cáo lưu hành nội bộ khác liên quan đến hoạt
động tín dụng bán lẻ của BIDV Bình Thuận,...trong giai đoạn từ 2015 - 2019 từ đó
thống kê thành các bảng, biểu đồ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: Từ những số liệu đã thống kê, tác giả so sánh số liệu qua
các năm để đưa ra nhận xét, đánh giá.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những số liệu đã thống kê kết hợp với các so
sánh trên, tác giả sẽ phân tích để làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ đã nêu ra,

đồng thời sẽ diễn giải và đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung nghiên cứu cần tập trung vào
các vấn đề sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ, chất lượng tín dụng bán
lẻ tại các NHTM. Cụ thể tác giả tìm hiểu về khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng và các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng bán lẻ.
Thứ hai: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận. Cụ thể tác
giả phân tích dư nợ cho vay bán lẻ của chi nhánh qua các năm, tỷ lệ nợ xấu và so sánh
cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo mục đích vay. Qua đó đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố, đến chất lượng tín dụng bán lẻ để tìm ra các ngun nhân cũng như hạn chế
và cách khắc phục để bảo đảm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất.
Thứ ba: Dựa trên kết quả phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ và một số giải pháp đối với hoạt động
bán lẻ tại BIDV Bình Thuận.
7. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận cơ
bản về tín dụng bán lẻ nói riêng và tín dụng nói chung. Từ đó cho thấy được ý nghĩa
của việc nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ trong tại hệ thống NHTM nói chung và
tại BIDV Bình Thuận nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc phân tích thực trạng
tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Thuận, qua đó đưa ra những tồn đọng và yếu kém trong
hoạt động tín dụng bán lẻ gây ra rủi ro và tổn thất cho việc kinh doanh của Ngân hàng.
Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
bán lẻ tại BIDV Bình Thuận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm
thiểu rủi ro mất vốn và tăng sự tin cậy của khách hàng đối với đơn vị. Ngoài ra, dựa
trên các giải pháp đề xuất này, tác giả mong muốn sẽ giúp ích được nhiều NHTM khác

trong hệ thống nói chung và hệ thống BIDV nói riêng.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng đã được thực
hiện với phạm vi và các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Trong đó khá nhiều nghiên


5
cứu tiếp cận về lý luận, phân tích thực trạng và giải pháp phát triển tại một số Ngân
hàng cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu được thực hiện ở các môi trường,
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tác giả đã tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu
có liên quan như sau:
Lê Khắc Trí (2007) đã nêu về quản điểm của hai hình thức bán bn và bán lẻ và
q trình chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng bán lẻ, giảm tỷ trọng bán bn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra xu hướng, triển vọng và các giải pháp để phát triển
tín dụng bán lẻ trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên những giải pháp trong bài viết, chủ
yếu thuộc về các cơ quan quản lý như Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Hiệp hội Ngân
hàng để xây dựng khung pháp lý và chương trình hành động nhằm giúp hệ thống
NHTM thuận lợi hơn phát triển tín dụng bán lẻ trong giai đoạn hội nhập mới của Đất
nước.
Nguyễn Thị Thu Đông (2012) chỉ ra mơ hình định lượng của các quan hệ lượng
hóa trong sự thay đổi chất lượng tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, tác giả
đã mô hình hóa các mối quan hệ trong các biến phản ánh chất lượng tín dụng và những
yếu tố có thể tác động đến chất lượng tín dụng. Trong đó có các biến như yếu tố về
con người, về công nghệ, về kinh tế thị trường, ....
Lê Thị Thanh Mỹ (2017) hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
chất lượng tín dụng, phân tích chất lượng tín dụng trong hoạt động của NHTM, kèm
theo đó phân tích các ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến
hoạt động của NHTM, dựa theo nội dung phân tích chất lượng tín dụng tại các NHTM
trên địa bàn đồng thời đề xuất các giải pháp hồn thiện phân tích chất lượng tín dụng.
Vũ Anh Quân (2017) nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng cũng như hiệu quả hoạt

động của tín dụng bán lẻ và những nhân tố liên quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động để nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Hà Nội, những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn thông qua các chỉ tiêu
đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trên địa
bàn thông qua các yếu tố như: Tăng trưởng tín dụng ổn định, tăng chênh lệch giữa lãi
suất huy động vốn và cho vay, nâng cao công tác định giá tài sản, giảm nợ xấu, nâng
cao công tác quản lý lương nhân viên…


6
Nguyễn Xuân Bang (2017) làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của pháp luạt trong công
tác bảo đảm an tồn trong q trình cấp tín dụng tại các NHTM; Bên cạnh đó, tác giả
phân tích, đánh giá thực trạng hiện tại của pháp luật Việt Nam và các nhân tố ảnh
hưởng trong việc bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, thực tiễn thực hiện
các quy định pháp luật này, trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật trong bảo đảm an tồn trong hoạt
động cấp tín dụng của các NHTM ở Việt Nam.
Nguyễn Thu Nga (2017) đã đánh giá những nhân tố tác động của rủi ro tín dụng
đối với hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của ngân hàng, qua đó góp phần hồn
thiện về lý thuyết trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và rủi ro trong kinh
doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra những giải pháp để cơ
quản lý Nhà nước như Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác hỗ trợ
hoạt động các NHTM về quản trị rủi ro tín dụng từ đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho ngân hàng.
Levesque & McDougall (1996) nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng và tầm
quan trọng của sự hài lòng khách hàng đến với Ngân hàng bán lẻ thông qua các nhân
tố tác động mang vai trò quyết định đối với ngân hàng. Trong nghiên cứu cũng chỉ rõ
các nhân tố về dịch vụ và khả năng phục vụ như con người, môi trường kinh tế - xã
hội, yếu tố về công nghệ, … đều là các nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng
và mức độ trung thành của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Dinh Thi Thanh Huyen & Kleimeie (2007) sử dụng phương pháp tính điểm
cụ thể trong cơng tác cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ, yếu tố cần thiết phải áp
dụng phương pháp này đặc biệt đối với các nước mới phát triển về thị trường tài chính.
Thơng qua hương pháp chấm điểm khách hàng giúp Ngân hàng có cái nhìn tổng quan
về việc đánh giá khoản vay một cách chính xác hơn, từ đó đưa ra mức lãi suất và mức
rủi ro cho từng khách hàng, từ đó giúp Ngân hàng quản trị hoạt động cho vay bán lẻ
của mình tốt hơn.


7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ
Theo khoản 14, điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (2010):
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam
kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ cấp tín dụng khác”. Khái niệm cấp tín dụng ở đây bao gồm tín dụng bán lẻ và tín
dụng bán bn.
Với tín dụng bán lẻ, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính xác nào về nó.
Theo Lê Khắc Trí (2008) “tín dụng bán lẻ là những hình thức cho vay trực tiếp đến
các người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ”.
Tín dụng bán lẻ của ngân hàng được hiểu là sự tin tưởng, tín nhiệm hoặc dùng
sự tin tưởng và tín nhiệm đó để chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có hồn trả giữa
ngân hàng và khách hàng (cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và vừa,…) trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định
và kèm theo rủi ro.

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Hồ Diệu, Bùi Diệu Anh và Lê Thị Hiệp
Thương (2009) về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng có đưa ra một số đặc điểm của tín
dụng bán lẻ như sau:
1.1.2.1. Quy mơ khoản vay nhỏ, số lượng khoản vay nhiều
Tín dụng bán lẻ nói chung phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân , hộ gia
đình là chủ yếu và doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa vay vốn để phục vụ hoạt động kinh
doanh, nhu cầu đời sống của mình, …
Tín dụng bán lẻ có thể coi là sản phẩm để phục vụ một số lượng lớn nhiều khách
hàng nhỏ lẻ với số tiền cho vay ít và các sản phẩm vô cùng đa dạng.


8
Đối với thơng tin tài chính cũng như các thơng tin về báo cáo của khách hàng bán
lẻ thường có chất lượng thấp hơn và khó xác định và hầu hết các loại báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khơng qua kiểm tốn.
Thời gian vay vốn đối với khách hàng bán lẻ có xu hướng vay dài hơn so với bán
buôn do đặc thù đa số vay mua nhà, đất ở, ô tô, … và các khoản vay này thường có
nhu cầu lớn hơn so với nguồn thu của chính khách hàng, do đó việc kéo dài thời gian
vay vốn cũng góp phần làm cho khách hàng dễ dàng và thoải mái trong việc hoàn trả
nợ vay.
Đối với nhu cầu cấp tín dụng về bán lẻ thường chịu nhiều tác động của chu kỳ
kinh tế; khi kinh tế tăng trưởng thì thu nhập tăng, các nhu cầu về vốn, đầu tư tăng cao;
ngược lại khi kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì nhu cầu vay cũng như chi
tiêu lại có xu hướng giảm.
1.1.2.2. Các rủi ro thông tin bất cân xứng và rủi ro tác nghiệp
Rủi ro thông tin bất cân xứng
Để ra quyết định cho vay một khách hàng thì thông tin về pháp lý, nhân thân
khách hàng được xem là một trong những yếu tố tiên quyết bên cạnh tính hợp lý, hợp
pháp về nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ và tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Đối tượng khách hàng bán lẻ thường phức tạp về nhân thân, nguồn thu nhập,
mục đích vay vốn nên việc cán bộ quản lý khách hàng phải thu thập thông tin khá
nhiều và thường dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng và khó mà đánh giá một cách
chính xác được. Ngoài ra nguồn thu nhập để trả nợ vay ngân hàng thường chỉ đánh giá
trong qua khứ và hiện tại nên trong tương lai nếu khách hàng vay gặp các rủi ro bất
khả kháng như sức khỏe, bị sa thải hoặc các biến cố không thể lường trước cũng phần
nào ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ và khơng thể hồn trả được nợ vay cho ngân
hàng.
Rủi ro tác nghiệp
Do đặc thù của các khoản tín dụng bán lẻ là quy mô khoản vay nhỏ, số lượng
khoản vay lớn, do đó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao cũng như nâng cao năng
suất làm việc thì địi hỏi cán bộ quản lý khách hàng phải làm việc một cách cẩn thận
và nhanh chóng. Vì vậy, các q trình thu thập hồ sơ, thẩm định tín dụng thường bị bỏ
qua nhiều khâu và không thẩm định kỹ lưỡng, thậm chí lợi dụng cơng tác quản lý lỏng


9
lẻo cũng như quy định chưa chặt chẽ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khách hàng hoặc
gây ra các rủi ro tổn thất cho chính ngân hàng nơi mình làm việc.
1.1.2.3. Tín dụng bán lẻ địi hỏi chi phí cao
Chi phí cho tín dụng bán lẻ thường lớn hơn mức bình quân chung, do các khoản
vay nhỏ lẻ, số lượng thường nhiểu nên chi phí cho cơng tác quản lý, mở rộng mạng
lưới, tiếp thị hay phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng cũng như các chi phí liên
quan như văn phịng phẩm, cơng tác phí và các chi phí hỗ trợ khác thường rất cao; Bên
cạnh đó, nhu cầu sử dụng nguồn vốn trung dài hạn cao dẫn đến các chi phí về vốn
cũng thường rất cao.
1.1.2.4. Lợi nhuận mang lại cao
Do hầu hết dư nợ của tín dụng bán lẻ là dư nợ vay dài hạn nên lãi suất cho vay
của các khoản vay này đều cao hơn mặt bằng chung so với các sản phẩm cho vay khác
của ngân hàng. Việc này xuất phát từ đặc điểm tín dụng bán lẻ có thời gian vay dài, chi

phí vốn cao do đó rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu cao hơn. Mặt khác, lợi nhuận
mang lại từ mỗi khoản vay lại nhiều, số lượng lớn nên phần nào cũng đóng góp đáng
kể trong tổng số lợi nhuận mà ngân hàng thu được. Ngoài ra do số lượng khách hàng
lớn nên việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ gia tăng của ngân hàng nhiều nên góp phần
tăng thu từ dịch vụ và các sản phẩm bán chéo cho ngân hàng.
1.1.3. Phân loại tín dụng bán lẻ
Cùng với đặc điểm của tín dụng bán lẻ thì nhóm tác giả Hồ Diệu, Bùi Diệu Anh
và Lê Thị Hiệp Thương (2009) còn đưa ra một số cách phân loại về tín dụng bán lẻ
như sau:
1.1.3.1. Theo thời gian
Căn cứ theo tiêu chí thời gian, TDBL chia thành 3 loại: ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn.
Cho vay ngắn hạn: Là khoản vay đến 12 tháng tính từ ngày giải ngân đầu tiên,
góp phần vào việc bù đắp nguồn vốn thiếu hụt tạm thời của khách hàng.
Cho vay trung hạn: Là khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng năm đến 60
tháng. Đối với bán lẻ, cho vay trung hạn phục vụ cho các khoản vay có thời gian vay
dài hơn như mua ô tô, vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, …


10
Cho vay dài hạn: Là khoản vay có thời gian vay vốn từ 60 tháng trở lên. Cho
vay dài hạn số tiền vay thường lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao hơn. Các sản phẩm cho
vay dài khách hàng thường là mua nhà, đất, …
1.1.3.2. Theo mục đích vay
Theo tiêu chí này có thể phân TDBL thành các loại như sau:
 Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng BĐS
Sản phẩm này cho vay với khách hàng đang có nhu cầu vay vốn với mục đích
tiêu dùng và có tài sản bảo đảm là bất động sản.
Đối tượng vay vốn là tất cả các khách hàng có nhu cầu vay vốn đúng mục đích
vay, có nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên và đáp ứng đầy đủ tất cả điều kiện vay

vốn theo quy định của ngân hàng.
Phương thức cho vay: Theo món hoặc thấu chi
Lợi ích của khách hàng: Phục vụ đa dạng hơn về các nhu cầu về vốn cho khách
hàng
Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận phù hợp với thời
gian theo quy định của ngân hàng.
 Cho vay tiêu dùng không có TSBĐ:
Đây là khoản vay mà khách hàng có nhu cầu vay vốn với mục đích tiêu dùng,
phục vụ đời sống, sinh hoạt cá nhân nhưng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản
nào của khách hàng.
Thường các khoản vay này có rủi ro cao hơn nên đối tượng vay vốn thường là
người có uy tín, lịch sử tín dụng tốt. Do đó, đối tượng khách hàng này cán bộ quản lý
khách hàng cần thẩm định kỹ lưỡng và đề xuất hạn mức cho vay phù hợp.
Lãi suất cho vay đối với các khoản vay này thường cao hơn lãi suất cho vay với
khoản vay thơng thường có tài sản bảo đảm, nguyên nhân do rủi ro mà khách hàng
mang lại cao hơn và chi phí quản lý cũng nhiều hơn.
 Cho vay nhu cầu nhà ở:
Đây là sản phẩm mà ngân hàng thực hiện cho vay vốn đối với khách hàng cá
nhân vay các nhu cầu như mua, nhận chuyển nhượng về nhà ở để phục vụ mục đích
nhu cầu đời sống.
Lợi ích của khách hàng:


11
+ Thời hạn cho vay dài lên đến 20 năm.
+ Mức cho vay tối đa lên tới 100% giá trị tài sản
+ Được nhận chính tài sản mục đích vay vốn làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
 Cho vay mua ô tô
Vay mua ô tô là sản phẩm đáp ứng nhu cầu mua xe ô tô của khách hàng cá nhân
để phục vụ nhu cầu đời sống và đi lại hàng ngày.

Thời gian vay thường linh hoạt lên đến 84 tháng, giá trị khoản vay có thể đạt đến
100% giá trị xe tùy theo xuất xứ, loại xe và tài sản bảo đảm bảo đảm cho giá trị khoản
vay.
Lợi ích của khách hàng:
+ Giá trị khoản vay lớn và thời gian vay lên đến 84 tháng
+ Khách hàng có thể thế chấp chính chiếc xe làm tài sản bảo đảm.
+ Thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng.
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh
Sản phẩm này là hình thức vay vốn bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và/hoặc trung,
dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng bán lẻ là cá nhân, hộ
gia đình và gia đình, bao gồm:
+ Cho vay vốn lưu động sản xuất kinh doanh
+ Cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản cố định, tài sản trung dài hạn khác
+ Phát hành bảo lãnh và các cam kết thanh tốn khác
Lợi ích của khách hàng:
+ Thời gian vay vốn cho khoản vay ngắn hạn lên đến 12 tháng, trung và dài hạn
lên đến 60 tháng.
+ Hình thức vay đa dạng
+ Tùy theo thời gian vay mà khách hàng có thể hưởng lãi suất và chủ động về
thời gian vay trả nợ phù hợp với nhu cầu vốn của mình.
 Vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm
Là hình thức cho vay có đảm bảo bằng chứng nhận do ngân hàng đó hoặc các tổ
chức tín dụng khác phát hành để đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn của khách hàng
khi các giấy chứng nhận này chưa đến hạn theo như thỏa thuận giữa khách hàng và
ngân hàng.


12
Tỷ lệ cho vay dựa trên nhu cầu thực tế và giá trị tài sản cầm cố nhưng không
được lớn hơn giá trị đáo hạn của tài sản cộng cho phần lãi vay phát sinh trong quá

trình cầm cố.
Thời gian vay khơng vượt q thời hạn cịn lại đã được thỏa thuận trên giấy tờ có
giá.
Lãi suất cho vay thường thấp hơn so với các khoản vay của tài sản bảo đảm
thơng thường.
 Chiết khấu giấy tờ có giá:
Là hình thức ngân hàng mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá
chưa đến hạn thanh tốn từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy
tờ có giá đó sau một khoản thời gian được xác định tại hợp đồng thỏa thuận giữa
khách hàng với ngân hàng.
 Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết để đầu tư kinh doanh chứng
khốn
Là hình thức đáp ứng các nhu cầu vốn khách hàng bằng việc cho khách hàng cầm
cố chứng khốn niêm yết tại các cơng ty chứng khoán đã ký hợp đồng hợp tác với
ngân hàng.
Lợi ích của khách hàng:
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các nhà đầu tư chứng khoán.
+ Mức cho vay đến 50% giá trị định giá cổ phiếu cầm cố và tối đa lên đến 05 lần
mệnh giá cổ phiếu cầm cố.
+ Linh hoạt và dễ dàng giao dịch, sử dụng cũng như được hưởng các dịch vụ
khác của ngân hàng.
 Cho vay hỗ trợ chi phí du học
Đây là hình thức cấp vốn dành cho khách hàng bán lẻ là du học sinh tại các cơ sở
đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở liên kết đào tạo trong nước và nước ngồi với các hình
thức du học nước ngoài hoặc du học tại chỗ và chỉ hỗ trợ đối với các chi phí phát sinh
trong q trình du học sinh học tập ở nước ngoài bao gồm: chi phí đi lại, chi phí ăn ở
tại nước ngồi, bảo hiểm, visa – hộ chiếu, học ngoại ngữ và các chi phí hợp lý khác.
Thời hạn cho vay với sản phẩm này tối đa lên đến 10 năm tùy theo khóa học và
tùy theo đối tượng du học sinh.



×