Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam Trung Quốc Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 93 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH THU

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH THU

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VINH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


1



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2020
Tác giả

LÊ MINH THU


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “tác động của tỷ giá hối đoái đến
cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình của các giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh để hồn
thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng
Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, các thầy giáo, cô giáo đã
tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh – người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tơi hồn thành
đề tài nghiên cứu khoa học này.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thểcịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
sự chỉ dẫn của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

LÊ MINH THU


ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan
hệ giữa tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng theo mơ hình Vector hiệu chỉnh
sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng ADF và PP; kiểm định đồng
liên kết Johansen; kiểm định nhân quả Granger... được áp dụng thông qua ứng dụng
các mơ hình hồi quy với chuỗi dữ liệu thông qua sử dụng phần mềm Eview và SPSS.
Kết quả cho thấy tác động qua lại giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời làm rõ thêm một số nghiên cứu chuyên sâu sự
cân bằng về hoạt động ngoại thương, đặt trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Nghiên cứu này tập trung vào dòng
thương mại bao gồm 10 mặt hàng xuất khẩu (bao gồm hải sản, hạt điều, sắn và các
sản phẩm từ sắn, dầu thô, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giầy dép các
loại, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác) và 11 mặt
hàng nhập khẩu (bao gồm thức ăn gia súc và nguyên liệu, xăng dầu các loại, hố
chất, sản phẩm hố chất, phân bón các loại, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, vải các
loại, nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác). Vì vậy, nghiên cứu có ý
nghĩa nhất định đối với cả nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính, các doanh nghiệp và
nhà hoạch định chính sách.
Từ khóa: tỷ giá thực song phương



SUBJECT: THE IMPACT OF EXCHANGE RATE ON TRADE BALANCE
BETWEEN VIETNAM AND CHINA

ABSTRACT
The objective of study contributes is to provide empirical evidence on the
relationship between the real bilateral exchange rate and the Vietnam-China trade
balance.
The study contributes used quantitative method according to Vector model of
error correction (VECM) in combination with stop tests ADF and PP; Johansen coordination test; Granger causality test ... is applied through the application of
regression models with data series through the use of Eview and SPSS software.
The results show the interaction between the exchange rate and the VietnamChina trade balance, as well as some more in-depth studies on the balance of foreign
trade activities, placed in the relationship between exchange rate and Vietnam China trade balance. The study contributes focuses on the trade flows that include
10 exports (including seafood, cashew nuts, cassava and cassava products, crude oil,
rubber, wood and wood products, textiles and footwear. sandals of all kinds,
computers and components, machinery and equipment and other spare parts) and 11
imported goods (including animal feed and raw materials, assorted petrol and oil,
chemicals, chemical products, fertilizers of all kinds, pesticides and raw materials,
fabrics, textile materials, leather, shoes, iron and steel of all kinds, computers,
electronic products and components, machinery and equipment, tools and other spare
parts). Therefore, the study contributes has implications for both economic and
financial researchers, businesses and policy makers.
Keywords: bilateral real exchange rate


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................4
1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ...............................................................................4
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU .................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI..........................................................................................................................6
2.1.1 Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái .................................................................6
2.1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái ...............................................................6
2.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái ......................................................................6
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực ...............................................7
2.1.2 Cơ sở lý luận về cán cân thương mại .....................................................10
2.1.2.1 Khái niệm về cán cân thương mại .....................................................10
2.1.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ......................................10


2.1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI .................................................................................................11
2.1.4 HIỆU ỨNG PHÁ GIÁ TIỀN TỆ - ĐIỀU KIỆN MARSHALL –
LERNER ............................................................................................................12

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.....................................14
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới............................................14
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................20
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................21
3.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..............21
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................21
3.1.2. Mơ tả biến và các phương pháp đo lường ............................................22
3.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................23
3.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU .........................................................................................24
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................25
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................26
3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................26
3.4.2. Kỹ thuật phân tích số liệu ......................................................................26
3.4.2.1. Thống kê mơ tả số liệu .....................................................................27
3.4.2.2 Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................27
3.4.2.3. Kiểm định đồng liên kết Johansen ...................................................28
3.4.2.4. Phương pháp ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM (Vector
Error Correction model) ................................................................................29
3.4.2.5. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình .................................................30
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................33
4.1. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ 20082018 ........................................................................................................................33
4.1.1 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018 ......33


4.1.2 Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn 2008 - 2018.........................................................................................35
4.1.2.1. Mặt hàng xuất khẩu chính: ...............................................................35

4.1.2.2. Mặt hàng nhập khẩu chính: ..............................................................37
4.2 THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM –TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2008 – 2018 .....................................................................................38
4.2.1 Thực trạng tại Trung Quốc .....................................................................38
4.2.2 Thực trạng tại Việt Nam .........................................................................39
4.3. KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI........................................................................................................................42
4.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit roots tests) .........................................42
4.3.2. Kiểm định giới hạn ARDL (ARDL-Bound) cho sự đồng liên kết ......43
4.3.3. Các kiểm định nhân tác động quả ngắn và dài hạn Granger .............45
4.3.3.1 Trong dài hạn: ...................................................................................45
4.3.3.2 Trong ngắn hạn: ................................................................................46
4.3.3.3 Tác động đến các mặt hàng cụ thể: ...................................................47
Kết luận: ................................................................................................................48
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................51
5.1 Kết luận ...........................................................................................................51
5.2. Hàm ý quản trị giúp hồn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm mục
tiêu cải thiện thực trạng xuất nhập khẩu ...........................................................51
5.2.1. Giải pháp trong ngắn hạn ......................................................................51
5.2.1.1. Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ .....................................51
5.2.1.2. Neo tiền đồng vào một rổ ngoại tệ ...................................................52
5.2.1.3. Thu hẹp biên độ tỷ giá ......................................................................53
5.2.2. Giải pháp trong dài hạn .........................................................................53
5.2.2.1. Về cơ chế điều hành tỷ giá: ..............................................................53
5.2.2.2. Giảm bớt vai trị của tỷ giá trong việc duy trì khả năng cạnh tranh
của hàng hóa ..................................................................................................53
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................54



KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56
Tài liệu Tiếng Việt .................................................................................................56
Tài liệu Tiếng Anh .................................................................................................57
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CHÍNH THỨC .................................................................59


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung viết tắt tiếng Anh

ARDL

AutoRegressive
Lag

Distributed

ASEAN

The Association of Southeast
Asian Nations

Nội dung viết tắt tiếng Việt
Mơ hình tụ hồi quy và phân
phối độ trễ
Các quốc gia Đông Nam Á
Cán cân thương mại


CCTM
CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

ECM

Enterprise content management

Mơ hình Hiệu chỉnh sai số

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

The International
Fund


Quỹ tiền tệ thế giới

NFA

Net Foreign Assets

Tài sản nước ngồi rịng

NER

Nominal Bilateral Exchange
Rate

Tỷ giá danh nghĩa song phương

NEER

Nominal Effective Exchange
Rate

Tỷ giá danh nghĩa đa phương

RER

Bilateral Real Exchange Rate

Tỷ giá thực song phương

REER


Nominal Effective Exchange
Rate

Tỷ giá thực đa phương

Monetary

TGHĐ

Tỷ giá hối đối

VECM

Mơ hình Vector hiệu chỉnh sai
số

VND

Việt Nam Đồng


Từ viết tắt

Nội dung viết tắt tiếng Anh

Nội dung viết tắt tiếng Việt

USD

Đô La Mỹ


CNY

Nhân Dân Tệ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
 Danh mục bảng
Bảng 3.1. Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu .............................................26
Bảng 4.1. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2008 – 2018 .......................................................................................36
Bảng 4.2: Kiểm định ADF và DF-GLS ở mức vi phân bậc 0 ...........................46
Bảng 4.3: Kiểm định ở mức vi phân bậc 1 ........................................................46
Bảng 4.4: Quyết định sự đồng liên kết ..............................................................48
Bảng 4.5. Các hệ số dài hạn ước tính sử dụng phương pháp ARDL ................49
Bảng 4.6: Mối quan hệ nhân quả trong mơ hình xuất khẩu và tỷ giá................49
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định .............................................................................50
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định đối với các mặt hàng xuất khẩu ..........................50
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đối với các mặt hàng nhập khẩu .........................51
 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – Trung
Quốc giai đoạn 2008 – 2018 ..............................................................................37
Biểu đồ 4.2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai
đoạn 2008 – 2018 ..............................................................................................38
Biểu đồ 4.3. Tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung
Quốc giai đoạn 2008 – 2018 ..............................................................................39
Biểu đồ 4.4. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Trung Quốc giai
đoạn 2008 – 2018 ..............................................................................................40
Biểu đồ 4.5. Tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Trung
Quốc giai đoạn 2008 – 2018 ..............................................................................40

Biểu đồ 4.6. Tình hình biến động tỷ giá hối đối thực song phương Việt Nam –
Trung Quốc (RER) giai đoạn 2008 – 2018 .......................................................41


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đồng thời trình bày phương pháp
nghiên cứu và bố cục nghiên cứu.
1.1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Giá cả hàng hóa, hoạt động xuất nhập khẩu, thặng dư/thâm hụt cán cân thương
mại chịu tác động mạnh mẽ của tỷ giá hối đối. Nhìn chung, chính sách tỷ giá hối
đối của nước ta hiện tại là dần đưa tỷ giá tiến sát đến với tỷ giá thị trường, sự can
thiệp của nhà nước trong chính sách tỷ giá đã giúp cho tỷ giá biến động theo hướng
có thể dự đốn được. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tỷ giá vẫn còn khá nhiều
hạn chế khi Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện neo đồng nội tệ với đồng USD và
chưa thực sự quan tâm đến các đồng ngoại tệ khác. Nhận thấy thực trạng này, tác giả
muốn đưa ra cái nhìn tổng quan và phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái (tỷ giá
giữa VND và CNY) và cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc, từ đó nêu lên
được một số giải pháp có thể thực hiện được để ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cải
thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc.
Kinh tế thế giới đang trong quá trình giao thoa và hội nhập mạnh mẽ. Việt Nam
cũng là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng này. Việc các
nền kinh tế cùng bắt tay nhau để tạo thành một khối cùng hoạt động đã tạo ra những
cơ hội cũng như thách thức vô cùng lớn. Hàng rào thuế quan, bảo hộ thương mại và
tỷ giá hối đoái sẽ bị chi phối và biến động rất lớn. Theo Akorli (2017) khi nghiên
cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Ghana đã chỉ ra được tỷ
giá hối đối có ảnh hướng đến cán cân thương mại và ảnh hưởng sâu rộng đến nền
kinh tế đất nước.
Theo lý thuyết truyền thống, đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt

Nam thì khi tỷ giá tăng thì sẽ dẫn đến sự thay đổi mức giá tương đối giữa hàng hóa
xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu, cụ thể là giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên
rẻ hơn, trong khi giá hàng nhập khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn. Sự thay đổi này sẽ kích
thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, dẫn đến cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên,
các tác động trên thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy. Ở mỗi nền kinh
tế với các biến số khác nhau, phá giá sẽ có ảnh hưởng đến cán cân thương mại ở các
mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, ngồi việc xét đến góc độ xuất nhập khẩu, Chính
phủ cịn cân nhắc về tổng hồ lợi ích của việc phá giá đem lại. Tỷ giá tăng cũng sẽ
khiến nợ nước ngồi của Chính phủ và các tổ chức sẽ gia tăng gây khó khăn cho hoạt
động và quá trình trả nợ. Đây là một trong những vấn đề lớn cần phải được cân đong
đo đếm thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.


2
Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chính sách phá giá đồng Nhân Dân Tệ,
duy trì chiến tranh thương mại với Mỹ, đưa nền kinh tế thế giới nói chung và nền
kinh tế Việt Nam nói riêng rơi vào trạng thái bất ổn. Việc Trung Quốc đưa ra những
động thái trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cán cân thương mại Việt Nam-Trung
Quốc. Tình hình này đặt ra vấn đề lớn đối với Việt Nam để thực hiện mục tiêu cải
thiện cán cân thương mại khi Trung Quốc là một thị trường quan trọng. Theo Tổng
cục hải quan trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc đạt 16,7 tỷ USD, chiếm 26,72% thị trường xuất khẩu châu Á và chiếm 13,63%
thị trường xuất khẩu toàn thế giới. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong 6
tháng đầu năm 2019 đạt 35,7 tỷ USD, chiếm 36,73% so với thị trường châu Á và
chiếm 29,53% thị trường thế giới. Theo Tổng cục thống kê, từ năm 2001, cán cân
thương mại Việt Nam – Trung Quốc liên tiếp bị thâm hụt và có chiều hướng bất lợi
cho Việt Nam. Những định hướng và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại,
giảm nhập siêu từ Trung Quốc giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển kinh tế bền vững.
Việc phá giá đồng nội tệ là một trong những biện pháp được cân nhắc nhằm cải

thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, hiệu quả của nó vẫn cịn tồn tại nhiều ý kiền trái chiều. Theo Nguyễn Thị Ánh
Linh và Hoàng Thị Kim (2016), muốn đạt được mục tiêu thặng dư CCTM cần có sự
giảm giá đồng tiền một cách đáng kể để đem lại lợi thế thương mại quốc tế trên
phương diện giá cả. Ông Lê Minh Hưng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
nhận định phá giá nội tệ không phải là một giải pháp thích hợp nhằm hỗ trợ xuất
khẩu trong điều kiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Có thể nhận
thấy sự khác nhau về quan điểm của các chuyên gia cho thấy cần một đáp án rõ ràng
và đáng tin cậy hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt
Nam – Trung Quốc trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Các quan điểm khác nhau
về việc phá giá đồng Việt Nam cho thấy sự thiếu thiếu nhất quán về mối quan hệ
giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam. Từ những nhận định trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “tác động
của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc”
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái
đến cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc theo dịng thương mại giữa 2 nước.
Từ đó, đề xuất các giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái nhằm giảm thâm hụt cán cân
thương mại.
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:


3
 Phân tích thực trạng cán cân thương mại và biến động tỷ giá hối đoái
của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
 Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt
Nam – Trung Quốc theo dòng thương mại giữa 2 nước trong dài hạn và
ngắn hạn.
 Đề xuất các giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái nhằm giảm thâm hụt

cán cân thương mại.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu cụ thể cần thực hiện các câu hỏi sau
 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc ảnh
hưởng như thế nào đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với
hàng hóa Trung Quốc?
 Tỷ giá hối đối có tác động đến cán cân thương mại Việt Nam – Trung
Quốc ở mức độ như thế nào?
 Các mặt hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể chịu ảnh hưởng như thế
nào bởi sự thay đổi tỷ giá?
 Những giải pháp nào giúp điều hành tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán
cân thương mại?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương
đến cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện cho Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2018.
Phạm vi nội dung: Chỉ thực hiện nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái
thực đến cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Phạm vi dữ liệu: Bộ số liệu về giá trị thương mại (giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu) giữa Việt Nam và Trung Quốc được thu thập từ nguồn số liệu của Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đối thực, do đó, số liệu
về tỷ giá hối đối thực sẽ được tác giả tính tốn dựa trên tỷ giá hối đoái danh nghĩa
VND/CNY, chỉ số giá cả trong nước của Việt Nam và Trung Quốc. Bộ số liệu về tỷ
giá hối đoái danh nghĩa được thu thập từ nguồn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF.


4

Bộ số liệu về chỉ số giá tiêu dùng theo tháng đối với tất cả các mặt hàng tính trên các
quốc gia Việt Nam và Trung Quốc được thu thập từ nguồn số liệu của OECD - Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế. Bộ số liệu về chỉ số giá tiêu dùng theo tháng đối
với tất cả các mặt hàng của Việt Nam được thu thập từ nguồn số liệu của Quỹ Tiền
tệ thế giới - IMF.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu được thực hiện bằng
phương pháp định lượng theo mơ hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với
các kiểm định tính dừng ADF và PP; kiểm định đồng liên kết Johansen; kiểm định
nhân quả Granger... Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam.
Được áp dụng thơng qua ứng dụng các mơ hình hồi qui với chuỗi dữ liệu thông qua
sử dụng phần mềm Eview và SPSS.
1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Thông qua kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng
01/2008 đến tháng 12/2018. Tác giả sử dụng giá trị xuất nhập khẩu song phương là
biến phụ thuộc chính cùng với ước tính ARDL, dữ liệu của tổng xuất khẩu (sang
Trung Quốc) và nhập khẩu (từ Trung Quốc) và một số mặt hàng quan trọng được
thu thập từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Dữ liệu xuất khẩu/nhập khẩu bao gồm các
nhóm hàng hóa chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu. Từ đó, đề xuất gợi
ý về điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm phát triền ổn định tỷ giá hối đoái, đồng
thời giúp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương của Việt Nam – Trung Quốc.
Nghiên cứu này nhằm mục đích để hiểu rõ thêm mối quan hệ tác động qua lại
giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc nói chung đồng
thời làm rõ thêm một số nghiên cứu chuyên sâu sự cân bằng về hoạt động ngoại
thương, đặt trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu có ý nghĩa nhất định đối với cả nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính, các

doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách.
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Luận văn bao gồm 5 chương, ngoài ra cịn có các phần mục lục, phụ lục, tài
liệu tham khảo, danh mục bảng, danh mục đồ thị và chữ viết tắt.
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu


5
Nội dung chương này trình bày một cách tổng quát nhất về nghiên cứu bao
gồm: Lí do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các học thuyết liên quan
Nội dung chương này sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến mối quan
hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Nội dung chương 3 trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mơ hình đo lường
mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam bao gồm: Phương
pháp nghiên cứu mơ hình, dữ liệu nghiên cứu và các kết quả thực nghiệm phản ánh
mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Nội dung chương này trình bày tổng quan về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Trình bày quy trình nghiên cứu.
Các nội dung về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam
– Trung Quốc được kiểm định dựa trên các kiểm định mối quan hệ trong dài hạn và
trong ngắn hạn với mơ hình Granger.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả thực nghiệm, nội dung chương này trình bày những kết quả chính
của mơ hình, một số kiến nghị gắn liền với chính sách, biện pháp nhằm đưa ra các
chính sách phù hợp cùng với những hạn chế của nghiên cứu này.



6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
2.1.1 Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái
2.1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đối
Theo Từ điển Tài chính Farlex (Farlex Financial Dictionary) (2012), tỷ giá
được định nghĩa là tương quan sức mua/giá trị giữa hai đồng tiền.
Theo Krueger (1983), tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng
ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền
được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập tới tương quan sức mua hàng
hóa và dịch vụ giữa chúng.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), tỷ giá hối đoái thực (tỷ giá thực) là chỉ tiêu
phản ánh sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, được xác định bằng tỷ giá danh nghĩa đã
điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở nước ngoài. Trong trao đổi thương
mại quốc tế, tỷ giá thực có ý nghĩa như sau:
Nếu tỷ giá thực (Er) lớn hơn 1: Nội tệ được xem là định giá thấp và sẽ tạo nên
vị thế cạnh tranh thương mại tốt hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là có thể tạo điều
kiện thuận lợi để tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu và ngược lại. Còn nếu Er = 1,
tức là ExP* = P có nghĩa là hai đồng tiền được xem là ngang giá sức mua.
Theo Đinh Xuân Trình (2009), Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được
điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá danh nghĩa
tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh
tranh thương mại quốc tế.
Từ các khái niệm trên cho thấy, tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền
của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia
hay khu vực khác, hay nói cách khác, tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu
thị thông qua đồng tiền khác.
2.1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đối

Tùy theo các khía cạnh nghiên cứu khác nhau và các căn cứ khác nhau để
phân loại tỷ giá hối đoái. Theo Hồ Hải Yến và Nguyễn Tấn Linh (2016), tỷ giá hối
đoái gồm:
Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate – NER) là
giá trị của một đồng tiền khác mà đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch
vụ giữa chúng.


7
Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) là chỉ số được tính tốn để xác định
một đồng tiền là lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền còn lại
𝑛

𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖 = ∑ 𝑒𝑗𝑖 ∗ 𝑊𝑗
𝑖=1

Với tại thời điểm t = i
Quốc gia n có đối tác quan hệ thương mại
𝑒𝑗𝑖 : chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương
W1, W2, W3,… Wn là tỷ trọng của tỷ giá song phương, được xác định trên cơ
sở tỷ trọng thương mại (1, 2,…n)
Tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate – RER) là tỷ giá danh
nghĩa song phương được điều chỉnh bởi tỷ giá làm phát giữa trong nước và nước
ngoài, phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ
0
𝑒𝑅𝑡

=

𝑒𝑡0


𝐶𝑃𝐼𝑡0∗

∗ 100%
𝐶𝑃𝐼𝑡0

0
Với 𝑒𝑅𝑡
là chỉ số tỷ giá thực song phương tại thời điểm t so với thời điểm 0

𝑒𝑡0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương tại thời điểm t so với thời điểm 0
𝐶𝑃𝐼𝑡0 là chí số giá tiêu dùng ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0
𝐶𝑃𝐼𝑡0∗ là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0
Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER) là tỷ giá danh
nghĩa đa phương được điểu chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước
còn lại:
REERi = NEERi ∗

𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤
𝐶𝑃𝐼𝑖𝑉𝑁

Với i là kỳ tính tốn
𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các đối tác thương mại
𝐶𝑃𝐼𝑖𝑉𝑁 là chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực
Các yếu tố tác động đến tỷ giá thực trong dài hạn
Thứ nhất là tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền.


8

Theo Đỗ Đức Bình (2008) về lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá giữa hai
đồng tiền phải biến động để phản ánh tương quan lạm phát giữa chúng theo cơng
thức:
∆E =

𝛱−𝛱∗
𝑋100%
1+𝛱∗

Trong đó ∆E là tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá sau một năm
𝛱 : Tỷ lệ lạm phát/năm trong nước
𝛱 *: Tỷ lệ lạm phát/năm nước ngồi
Vì 𝛱 và 𝛱 * là tỷ lệ lạm phát nên ít thay đổi trong ngắn hạn mà chỉ thay đổi
từ từ trong dài hạn. Vì vậy, tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu
hướng vận động của tỷ giá trong dài hạn.
Từ công thức trên, ta nhận thấy được mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát theo
tỷ lệ nghịch. Quốc gia nào có mức lạm phát cao hơn thì sức mua của đồng tiền chính
quốc gia đó sẽ giảm đi.
Ngoại hối đề cập đến việc trao đổi tiền tệ toàn cầu trên một thị trường phi tập
trung – còn được gọi là trao đổi tiền tệ bằng giao dịch không qua quầy (OTC). Thị
trường ngoại hối rất lớn và có tính thanh khoản cao nên có thể coi ngoại hối cũng là
một loại hàng hố đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân
tố làm cho nó biến động như mức độ lạm phát và giảm phát, cung và cầu ngoại hối
trên thị trường...
Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định và là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, đặc biệt là
khi tỷ giá hối đối được xây dựng trên cơ sở tính tốn lạm phát. Do đó, cần phân tích
kỹ trạng thái lạm phát của nền kinh tế khi tiến hành xem xét và điều hành công cụ tỷ
giá để tránh gây ra các tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Thứ hai là giá cả hàng hóa XNK.

Giá cả của hàng hóa XNK tăng hay giảm đều có tác động lớn đến cán cân
thương mại. Ví dụ như giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng khiến cung hàng hóa tăng,
cầu ngoại tệ giảm, từ đó sẽ khiến cho tỷ giá giảm và ngược lại. Giá cả của hàng hóa
nhập khẩu tăng khiến cung hàng hóa giảm, cầu ngoại tệ tăng, từ đó sẽ khiến cho tỷ
giá tăng.
Những thay đổi của giá cả hàng hóa XNK dù lớn hay nhỏ, đều sẽ có những
tác động tích cực, tiêu cực đến tỷ giá và cán cân thương mại.
Thứ ba là thu nhập thực của người cư trú và người không cư trú


9
Nếu thu nhập thực của người cư trú tăng so với người khơng cư trú, nhập khẩu
rịng sẽ tăng lên, kéo theo đó là làm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá từ đó cũng sẽ tăng lên.
Ngược lại, nếu thu nhập của người cư trú giảm so với người không cư trú, xuất khẩu
rịng sẽ tăng lên, kéo theo đó là làm làm tăng cung ngoại tệ, tỷ giá từ đó cũng sẽ giảm
xuống.
Thứ tư là thuế quan và hạn ngạch trong nước
Mức thuế quan và hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu tăng và giảm tương ứng
sẽ làm giảm cung ngoại tệ, tăng tỷ giá. Và cũng ngược lại, mức thuế quan và hạn
ngạch đối với hàng nhập khẩu giảm và tăng tương ứng sẽ làm tăng cung ngoại tệ,
giảm tỷ giá.
Thứ năm là tâm lý sính ngoại
Tâm lý sính ngoại hay cịn gọi là tâm lý ưa thích tiêu dùng hàng nước ngồi
hơn hàng hóa trong nước thì nước đó sẽ có nhu cầu nhập khẩu cao hơn. Điều này
làm cầu ngoại tệ tăng và khiến tỷ giá cũng tăng theo.
Thứ sáu là các yếu tố quyết định đến thu nhập từ người lao động nước ngoài
Những yếu tố về mức lương, tỷ lệ tiết kiệm, mức sẵn sàng chi tiêu của người
lao động, các yếu tố khác về đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, suất sinh lời cũng
có những tác động rất lớn đến cán cân thu nhập và ảnh hưởng đến tỷ giá. Cán cân
thu nhập ròng dương, đồng nghĩa với việc thu lớn hơn chi sẽ làm cung ngoại tệ tăng

và khiến cho tỷ giá giảm đi. Ngược lại, cán cân thu nhập ròng âm, đồng nghĩa với
việc thu nhỏ hơn chi sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng và khiến tỷ giá tăng lên.
Những nhân tố trên tác động đến từng cán cân bộ phận của cán cân vãng lai
(bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân chuyển giao một chiều và
cán cân thu nhập), qua đó tác động đến xu hướng biến động tỷ giá trong dài hạn.
Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn
Về sự tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền
Theo lý thuyết ngang giá lãi suất (Đỗ Đức Bình, 2008), tỷ giá giữa hai đồng
tiền phải biến động để phản ánh tương quan mức lãi suất giữa chúng, theo cơng thức
∆E =

R−R∗
X100%
1+R∗

Trong đó ΔE là tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá sau một năm.
R: Mức lãi suất trên năm của nội tệ
R*: Mức lãi suất/ năm của ngoại tệ


10
Vì R và R* là mức lãi suất, nên tần suất thay đổi phụ thuộc vào chính sách
tiền tệ của NHTW. NHTW thường xuyên thay đổi lãi suất để tác động tích cực đến
nền kinh tế, tần suất thay đổi lãi suất càng nhiều làm cho tỷ giá biến động càng nhanh.
Chính vì vậy, tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền quyết định xu hương vận động
của tỷ giá trong ngắn hạn
Về sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối (Forex)
Động thái của NHTW về việc mua vào ngoại tệ trong nền kinh tế sẽ làm tăng
cầu ngoại tệ trên Forex và khiến tỷ giá tăng. Điều ngược lại cũng xảy ra nếu NHTW
có động thái bán ngoại tệ, cung ngoại tệ trên Forex sẽ tăng và khiến tỷ giá giảm.

Ngày nay, các NHTW (trong đó có Việt Nam) thường xuyên can thiệp đến tỷ
giá bằng cách mua bán ngoại tệ trên Forex nhằm mục đích điều tiết nền kinh tế.
2.1.2 Cơ sở lý luận về cán cân thương mại
2.1.2.1 Khái niệm về cán cân thương mại
CCTM theo Đỗ Đức Bình và Ngơ Thị Tuyết Mai (2013) là một mục trong tài
khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những
thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian
nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu)
giữa chúng. Cán cân thương mại phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất
khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0,
thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì
cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương
mại ở trạng thái cân bằng.
Theo Đặng Thị Huyền Anh (2012), CCTM chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như tỷ giá, lạm phát, giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu, thu nhập của người
không cư trú, thuế quan và hạn ngạch ở nước ngồi… Trong đó, yếu tố tỷ giá ln
được coi là nhân tố chính tác động lên CCTM.
2.1.2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng
Tốc độ gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu
biên (MPZ). MPZ là một thành phần trong lí thuyết kinh tế vĩ mơ của Keynes, trong
đó, MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn tiêu dùng cho nhập khẩu.
Ngoài ra, các quốc gia tiêu thụ nhiều hàng nhập khẩu hơn khi thu nhập của người
dân tăng lên có tác động đáng kể đến thương mại tồn cầu. Nếu một quốc gia mua
một lượng lớn hàng hóa từ nước ngồi rơi vào khủng hoảng tài chính, thì mức tác


11
động của quốc gia đó lên các nước xuất khẩu phụ thuộc vào MPZ và lượng hàng hóa
nhập khẩu của quốc gia đó.

Tỷ giá hối đối là yếu tố rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia
Tỷ giá hối đoái là yếu tố rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia
vì nó là cơng cụ rất hữu hiệu để tính tốn và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ,
giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng
suất lao động quốc tế,... Từ đó, nó sẽ giúp ta tính tốn được hiệu quả của các giao
dịch ngoại thương, các hoạt động đầu tư nước ngoài, vay vốn, hiệu quả của các chính
sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước. Mặt khác, cũng vì tỷ giá hối đối ảnh hưởng
đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường
quốc tế. Trong trường hợp này, đồng nội tệ tăng giá làm cho giá cả hàng hóa trong
nước trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước ngồi. Việc này giúp việc nhập
khẩu thuận lợi hơn, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và dẫn tới là xuất khẩu ròng
của quốc gia suy giảm. Việc tỷ giá tăng cao, đồng nội tệ mất giá, ít nhiều có thể giúp
cải thiện CCTM. Tùy vào việc đứng trên góc độ của nhà nhập khẩu hay xuất khẩu,
sẽ có kỳ vọng về việc đồng nội tệ tăng giá hay giảm giá. Ví dụ, đối với nhà nhập
khẩu, đồng nội tệ giảm giá làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối so với hàng
nội. Điều này sẽ gây khó khăn cho hàng hóa nước ngồi trên thị trường nội địa và
lợi thế cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, dẫn tới xuất khẩu rịng tăng.
2.1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐỐI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI
Theo Hồ Hải Yến và Nguyễn Tấn Linh (2016), trong trường hợp đồng tiền
nội tệ bị giảm giá, đồng nghĩa với việc tỷ giá tăng, thì có thể tác động theo ba chiều
hướng: Hiệu ứng giá (Price effect) nếu quan sát theo cầu và tiêu dùng; Hiệu ứng giá
trị (Value effect) nếu quan sát theo sản xuất và cung ứng hàng hóa và hiệu ứng khối
lượng (volume effect), nếu quan sát theo việc thay đổi cầu và cung ứng hàng hóa.
Hiệu ứng giá cả (price effect) là ảnh hưởng do sự thay đổi giá cả đối với lượng
cầu về một hàng hóa gây ra (Nguyễn Văn Ngọc 2006). Khi tỷ giá tăng, giá trị xuất
khẩu sẽ trở nên rẻ hơn khi được tính bằng ngoại tệ và ngược lại, giá trị nhập khẩu
tăng khi tính bằng đồng nội tệ, khi đó xảy ra hiệu ứng giá cả. Hiệu ứng giá cả của
giá trị nhập khẩu làm cán cân thương mại trở nên thâm hụt trong khi hiệu ứng giá cả
của giá trị xuất khẩu không tác động trực tiếp đến CCTM mà tác động gián tiếp thông

qua hiệu ứng khối lượng. Hiệu ứng giá trị tạo điều kiện cải thiện CCTM theo 2
hướng: Giả sử tỷ giá tăng khơng làm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ trở nên rẻ
hơn, làm cho cầu xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu không tăng. Tuy nhiên, giá trị
xuất khẩu quy đổi ra nội tệ lại tăng, làm cho CCTM trở nên thặng dư. Và giả sử giá


12
trị nhập khẩu tính bằng nội tể khơng trở nên đắt hơn khi tỷ giá tăng nhưng các công
ty xuất khẩu chỉ nhận được thanh toán nhỏ hơn bằng đồng nội tệ và ít lợi nhuận hơn.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hiệu ứng giá cả tác động đến CCTM gián tiếp
thơng qua hiệu ứng khối lượng. Cịn hiệu ứng khối lượng có thể làm thặng dư CCTM
theo hướng như sau: Khi tỷ giá tăng, giá trị nhập khẩu bằng nội tệ trở nên đắt hơn,
cầu về nhập khẩu cũng như khối lượng nhập khẩu giảm, có thế làm cải thiện CCTM.
Đồng thời, giá trị xuất khẩu trở nên rẻ hơn tính bằng ngoại tệ, kéo theo cầu về xuất
khẩu tăng. Vậy CCTM trở nên thặng dư hay thâm hụt phụ thuộc vào hiệu ứng giá cả
và hiệu ứng khối lượng bên nào các tác động mạnh hơn.
Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng, giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ thường sẽ trở
nên rẻ hơn và giá trị nhập khẩu bằng nội tệ sẽ trở nên đắt hơn. Trong khi đó, các hợp
đồng thương mại ký kết bằng tỷ giá cũ chưa áp dụng ngay tỷ giá mới, các công ty
xuất khẩu nội địa chưa huy động ngay nguồn lực đủ để sản xuất theo kịp với cầu
xuất khẩu cầu nội địa. Cũng như vậy, trong ngắn hạn, cầu nhập khẩu khơng thể tăng
nhanh chóng do tâm lý của người tiêu dùng chưa kịp thay đổi, người tiêu dùng trong
nước sẽ mất thời gian cân nhắc sản phẩm nội địa thay thế rẻ hơn. Vì vậy trong ngắn
hạn sx phát sinh ra độ trễ, khiến cho giá trị xuất khẩu chưa tăng ngay, trong khi giá
trị nhập khẩu chưa giảm ngay do tác động của tỷ giá tăng. Vì vậy, CCTM chưa bị
tác động. Tuy nhiên, trong dài hạn, khối lượng và giá trị xuất khẩu và nhập khẩu điều
chỉnh sẽ tác động làm cải thiện CCTM.
Wilson (2001) đã kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại song phương
thực đối với hàng hóa trao đổi và tỷ giá hối đoái thực của Singapore, Hàn Quốc và
Malaysia, tương ứng với Mỹ và Nhật Bản. Lord (2002) cho thấy sự thay đổi của tỷ

giá thực đa phương ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế và xuất
khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế và một số thị trường khu vực. Phan Thanh
Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007) cho thấy tỷ giá thực có tác động đến cán cân
thương mại trong dài hạn. Tô Trung Thành (2007) cho thấy cú sốc của cầu nội địa
đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích mức độ thay đổi của cán cân thương
mại trong khu vực. Bên cạnh đó, Phạm Thị Tuyết Trinh (2012) cho thấy tỷ giá có tác
động tích cực đến cán cân thương mại, trong khi đó kết tỷ giá thực đa phương có tác
động tiêu cực đến cán cân thương mại trong ngắn hạn.
Như vậy, từ những nghiên cứu và nhận định trên cho thấy tỷ giá hối đoái và
cán cân thương mại có sự tác động qua lại lẫn nhau.
2.1.4 HIỆU ỨNG PHÁ GIÁ TIỀN TỆ - ĐIỀU KIỆN MARSHALL – LERNER
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại thay đổi qua thời gian và được chia thành hai loại đó là quan hệ trong ngắn hạn
và quan hệ trong dài hạn. Đầu tiên, đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ đồng


×