MÔN: TÂM LÝ DU KHÁCH
CHỦ ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ KHÁCH DU
LỊCH MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
I: Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á
- Đông Nam Á (ĐNA) là khu vực nằm phía Đơng Nam
của châu Á, với diện tích 4.494.047 km2, bao gồm 11
quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Phi-lip-pin,
Singapore, Thái Lan và Bruney.
II: Con người và đất nước Campuchia
2.1.1.Khái quát đất nước Cămpuchia
• Vị trí địa lý:
Campuchia thuộc khu vực Đơng Nam Á, nằm ở Tây
Nam bán đảo Đơng Dương; phía Bắc giáp Lào, phía Tây và
Tây Bắc giáp Thái Lan, phía Đơng và Đơng Nam giáp Việt
Nam, phía Nam và Tây Nam trơng ra Vịnh Thái Lan.
• Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình núi và cao nguyên (đồng bằng chiếm
75%),mạng lưới sơng ngịi kênh rạch chằng chịt.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa mưa khơ rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình 25-30°C.
• Kinh tế-Xã hội:
- Tên nước: Vương quốc Campuchia. Thủ đô:
PhnomPenh
Ngày quốc khánh: 9/11/1953
- Dân số: 14,2 triệu người (2008),chủ yếu là người
Khơme.
- Ngôn ngữ: tiếng Khơme.
- Tôn giáo: Đạo Phật được tôn làm quốc giáo.Trong tín
ngưỡng dân gian có tục thờ thần rắn bảy đầu Niak- vị thần
của sự hòa hợp đất nước và bảo hộ sự trường tồn của xứ sở.
2.1.2.Một số đức tính tiêu biểu của người Cămpuchia
• Đó là tính cần cù, giản dị, chất phác, sống tình nghĩa
họ giúp đỡ nhau trong công việc đồng áng, xây dựng
nhà cửa, chăn ni và làm thủy lợi.
• Người Cămpuchia rất hiếu khách, họ tiếp khách thập
phương ở Sala (nhà khách cơng cộng)
• Họ tơn trọng người già và các sư sãi. Trọng tính khiêm
tốn, lịng trung thực và ưa thích sự dí dỏm.
• Hạn chế: do bản tính thật thà, chất phác, dễ tin người
nên đôi khi người Cămpuchia đánh giá một số việc
thiếu chính xác.
2.1.3.Đặc điểm giao tiếp của du khách Cămpuchia
• Ngồi giao tiếp bằng tiếng Khơme thì tại một số điểm
du lịch người dân có thể sử dụng tiếng anh ở mức độ
đơn giản.
• Người Cămpuchia thường khơng nói q to mà
thường tỏ thái độ khiêm tốn,kín đáo.
• Họ khơng thích ba hoa và ghét những cử chỉ suồng sã
với phụ nữ.
• Họ chào nhau bằng cách hai tay chắp lại và vái ngang
tầm mặt (theo kiểu nhà Phật). Khi nói chuyện người
Cămpuchia thường ngồi xoải chân lên sàn, hai chân
gấp xi về phía trước cịn khi đi, họ bước chân chậm
rãi và từ tốn.
Không nên: sờ vào đầu hoặc vỗ vai với các cử chỉ quá thân
mật khi giao tiếp .
2.1.4.Nhu cầu và sở thích:
• Trang phục:
+ Người Cămpuchia thường quấn quanh người bằng
một tấm vải rộng (gọi là tấm Sampốt )và buộc giữa hai
chân.
Sampot là trang phục truyền thống của Campuchia, nó cũng tương tự
như trang phục truyền thống của các nước láng giềng Lào và Thái Lan…
Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3m và rộng 1m, được quấn
xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, nút thắt sau
đó được kéo lên giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim
loại. Do cách mặc đặc biệt nên Sampot của đất nước Campuchia lại gần
giống với một chiếc quần hơn là váy. Điều đó khiến cho chúng có một vẻ
đặc biệt mà khơng có trang phục của đất nước nào có được.
+ Trong những ngày hội phụ nữ thường quấn một
tấm Sampốt có màu sặc sỡ, cổ chồng khăn lụa đỏ, mang
trang sức và tay cầm dù trắng.
+ Họ buộc thắt lưng màu xanh hoặc pha bằng nhiều
màu sặc sỡ.
+ Nét độc đáo nhất của y phục Khơme là chiếc khăn
choàng (Krama) được dệt kẻ ơ bằng sợi có pha màu: xanh
nước biển, trắng và đỏ sẫm.Họ thường quấn khăn lên đầu
hoặc chồng lên cổ.
Món ăn:
+ Vào ngày lễ,người Cămpuchia thích ăn các món: Cha ka
dao, gà nấu cà ri, porohoc, kho tice.
+ Ngày thường họ ăn cơm với các món: Thịt lợn, canh
chua, cá nướng với xoài và các loại mắm.
+ Ngồi ra họ cịn ăn rất nhiều cơn trùng,phổ biến nhất là
dế chiên, nhện chiên. Các món ăn của họ ngọt hơn so với
món ăn của người Việt, có nhiều vị cay và thơm.
+ Họ cũng ăn nem và phở như người Việt. Chỉ khác họ
cho thêm giá đỗ và rau vào phở gọi là món “Cui tiên”.
+ Ở Cămpuchia hoa nhài, hoa sen, hoa đại được coi là
những loài hoa quý. Họ thường kết hoa nhài hoặc hoa đại
thành một vong tròn quàng vào cổ khách.
+ Các mặt hàng lưu niệm được yêu thích ở đây là tượng
Phật bốn mặt, tượng điêu khắc tiên nữ Apsara.
Đặc biệt trên Pelica (bàn thờ) ở Cămpuchia mọi đồ lễ đều
được ấn định là 5 (5 ngọn nến, 5 nén hương, 5 bánh bỏng,
…)
2.1.5.Một số điều kiêng kị phổ biến của người Cămpuchia
• Kị thắp hương với các số chẵn.
• Kiêng véo tai hay gõ lên đầu người khác.
• Khơng tặng đồ vật có màu tím.
• Không biểu lộ sự thân mật thái quá đối với phụ nữ ở
nơi đơng người.
• Những người theo Đạo Phật “kiêng khơng sát sinh,
khơng trộm cắp, khơng nói bậy, khơng uống rượu”.
2.1.6.Một số ngày lễ chính của Cămpuchia
• Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác
đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ
của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như:
ngày tết của người Khmer, ngày lễ phật, ngày lễ cầu
mùa hoàng cung, lễ cầu hồn và ngày hội nước là có sự
thay đổi sớm hay muộn hơn so với lịch Tây.
•
Sự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một
số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như
Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ, v.v. cũng
được phần lớn người dân đón nhận với tinh thần tương
tự như là ngày lễ chính thức theo quy định.
III: Con người và đất nước Thái Lan
3.1.1.Đôi nét về đất nước Thái Lan
Vị trí địa lý: Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đơng
Nam Á.Với diện tích đất liền: 511.770 km2.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.
Nhờ nằm trên các trục giao thông quan trọng nối
các đại dương và châu lục nên có vị trí hết sức thuận lợi
cho sự phát triển các ngành dịch vụ vận tải, du lịch và
thương mại.
3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội
• Dân số: Khoảng 64 triệu người, đơng thứ 21 trên thế
giới.
• Dân tộc: Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là
người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần cịn lại là
những nhóm dân tộc thiểu số như Mơn, Khmer và các
bộ tộc khác. Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp
pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.
• Ngơn ngữ: Tiếng Thái
• Thủ đơ: Bangkok.
Hiện nay ở Thái Lan có hai vạn bảy nghìn ngơi chùa, trong
đó có rất nhiều chùa đẹp rực rỡ với kiến trúc độc đáo
3.1.3.Một số nét tính cách của người dân tộc Thái:
• Người nơng dân Thái rất giản dị,hiền hịa, độ lượng và
mến khách.
• Quan niệm về luân hồi, nhân quả,chiếm ưu thế trog tư
tưởng của người dân Thái
• Đặc biệt lịng tơn kính là một truyền thống khó phai
nhạt ở người Thái (lịng tơn kính Vua và Hồng Hậu;
lịng tơn kính các vị vi sư xuất gia; lịng tơn kính của
học trị với thầy giáo..)
• Một số giỏi kiềm chế, mềm dẻo và linh hoạt trong
chính sách đối ngoại đã giúp họ tránh khỏi các cuộc
xâm lược ngoại bang.
• Điểm mâu thuẫn của người Thái là một mặt họ dạy
cho học sinh những giáo huấn của Đạo Phật về tính
thiện bỏ ác.Ai đi vào chùa cũng phải ăn mặc kín
đáo.Mặt khác họ lại cho phép tồn tại cơng khai sự phát
triển của loại hình du lịch có tên Sex tour.
• Và Thái Lan cịn là đất nước có tỉ lệ người phẫu thuật
chuyển giới lớn với mục đích kinh doanh và mua vui
cho khách du lịch.
3.1.4.Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch Thái Lan
• Người Thái thường gọi nhau bằng tên, không bắt tay
hoặc ôm hôn khi gặp mặt mà chắp tay trước ngực rồi
cúi đầu vái chào…Động tác vái được dùng cả khi tạm
biệt,xin lỗi và cảm ơn.
• Trong lời nói của họ ln xuất hiện từ “khrắp”.
• Người Thái thường khơng hay nói chuyện ồn ào trên
xe, không to tiếng hay cười đùa hết cỡ ở nơi cơng
cộng. Người lái xe thì xếp hàng trật tự khi tắc đường
và khơng bấm cịi ầm ĩ trên đường đi.
• Khi có những khúc mắc nội bộ, họ thiên về cách
thuyết phục mềm mỏng, coi trọng tình cảm và đề cao
tính cộng đồng.
3.1.5.Một số nhu cầu, sở thích của người Thái Lan
• Theo thống kê, đầu năm 2006 đã có 67.789 lượt khách
Thái Lan đến Việt Nam. Họ thường đến các thành phố
Hồ Chí Minh, Huế và Hạ Long.
• Trang phục: Khi đi chơi, phụ nữ Thái thích mặc váy
diêm dúa, kiểu cách cịn thanh niên thích mặc áo
phơng quần bị.
• Ẩm thực:
+ Các món ăn Thái rất độc đáo, chúng được chế biến
bằng nhiều loại nguyên liệu và sử dụng nhiều gia vị khác
nhau. Các món ăn thường rất cay và được trưng bày khá
cầu kỳ.
+ Người Thái rất thích món lẩu ở Việt Nam, đặc biệt là
lẩu hải sản.
+ Họ khơng ăn thịt chó, rùa, rắn, lươn, trứng vịt lộn.
+ Ngoài ra khác với người Châu Âu, người Thái trên
đường đi rất hay ăn vặt.
• Vào thời gian rảnh rỗi, du khách Thái Lan thích đọc
báo, đánh bạc, xem ca nhạc hoặc xem phim Mỹ.
• Họ nhiệt tình với nhiều môn thể thao như: bốc hạng
cân nặng, quyền Anh và cầu mây được hâm mộ hơn
cả,…
• Biểu tượng của Thái Lan là voi trắng, chính vì vậy
khách du lịch đến đây thường mua tượng voi trắng
hoặc mặt dây truyền là tượng Phật bốn mặt được thỉnh
cầu trong chùa về làm kỉ niệm.
3.1.6.Một số điều kiêng kị của người Thái
• Khơng chỉ tay vào những biểu tượng phồn thực ở các
nhà hàng.
• Không được leo lên tùy tiện di chuyển tượng Phật.
Phụ nữ không được dùng tay đưa đồ vật trực tiếp cho
nhà sư. Không ăn mặc hở hang khi vào chùa. Khơng
được thắp hương với các con số chẵn.
• Khơng ngồi chĩa chân vào người khác hoặc dùng chân
để đá bất kì vật nào.
• Khơng được vi phạm luật cao thấp.
• Khơng phê bình chế độ qn chủ, bài bác đạo Phật
hoặc chỉ trích nhà Vua.
3.1.7.Một số ngày lễ của Thái Lan
• Cũng như một số nước trong khu vực Châu Á, ngày lễ
Thái Lan cũng được chia làm 2 phần: phần lễ và phần
hội.
• Tiêu biểu:
+ Năm mới truyền thống của Thái Lan (SongKran):
từ 12- 14/4 dương lịch.
+ Lễ đăng quang của vua Rama IX: Ngày 5 tháng 5.
+ Phật đản: Rằm tháng 4 (âm lịch).
+ Ngày quốc khánh (mừng sinh nhật Vua Rama IX):
Ngày 5 tháng 12.
+ Ngày sinh nhật Hồng hậu Xirikit (cịn gọi là ngày bà
mẹ): Ngày 12 tháng 8.
IV: Con người và đất nước Singapore
4.1.1.Đôi nét về đất nước Xingapo:
Singapore được thế giới biết đến trước tiên là một hịn đảo
nằm ở vị trí cuối cùng của bán đảo qua những câu chuyện
kể của người Trung Hoa vào thế kỷ thứ 3. Trong suốt thế kỷ
14, Singapore được đặt tên mới là “Singapura” hay
“Thành phố sư tử”.
• Điều kiện tự nhiên:
+ Xingapo gồm 50 hịn đảo, trong đó có 20 đảo có
người ở.
+ Với diện tích q nhỏ, Xingapo khơng có đủ nước
ngọt mà phải nhập khẩu từ Malayxia (khoảng 50% lượng
nước).
• Kinh tế- xã hội:
+ Số dân: 4.839 tr người (2008).Gồm người Hoa,
người Malai, người Ấn Độ,…
+ Tôn giáo: rất đa dạng, trong đó có Đạo Phật, Đạo
Hồi, Thiên Chúa giáo và Đạo Hinđu.
+ Kinh tế Xingapo chủ yếu dựa vào tài chính, thương
mại, dịch vụ vận chuyển và du lịch. (Xingapo là trung tâm
lọc dầu và đóng tàu lớn thứ 3 trên TG. Đồng thời là nước
sản xuất ổ cứng vi tính chiếm 77% sản lượng trên thế giới.
4.1.2.Những đặc điểm tính cách của người Xingapo
• Họ coi trọng việc tiếp thu các tri thức khoa học của
phương Tây nhưng bài trừ lối sống xa xỉ, mại dâm ,
nghiện hút và đánh bạc.
• Tơn trọng các giáo huấn của đạo Khổng, coi trọng gia
đình và người cao tuổi.
• Tinh thần học hỏi nghiêm túc, thái độ triệt để chống
tham nhũng, cần cù, kỉ luật và tiết kiệm.
Từ một làng chài nhỏ bé Xingapo đã trở thành
một trong bốn con rồng Châu Á.
• Họ tơn trọng luật pháp, những hành vi gây ô nhiễm
môi trường đều bị phạt rất nặng.
Nhờ vậy, họ đã làm cho đất nước mình sạch, đẹp
như một vườn hoa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
du lịch.
4.1.3.Đặc điểm giao tiếp của du khách Xingapo
• Trong cơng việc họ nói tiếng Anh là chủ yếu, khi đi du
lịch họ ít khi nói tiếng Trung hay tiếng Malai.
• Trang phục: Người Malai ở Xingapo khơng trùm kín
mặt, một số người cịn mặc áo phơng quần bị thay cho
những chiếc váy.
• Giao tiếp: họ bắt tay theo kiểu phương Tây, không ôm
hôn, chắp vái như người Thái.
• Họ rất kín đáo trong việc bày tỏ tình cảm với người
khác giới và khá bình đẳng giới.
4.1.4. Một số sở thích của người Xingapo
• Sở thích ăn uống của mỗi người phụ thuộc vào nguồn
gốc dân tộc và tơn giáo của người Xingapo. Thậm chí
có những nhà hàng chỉ chuyên nấu món ăn dành riêng
cho người theo Đạo Hồi. Để phù hợp với cuộc sống
hiện đại nhiều người có thói quen dùng bữa trưa với
các món ăn nhanh kiểu Mỹ.
• Khách gốc Malai thích các tranh sơn mài, tranh phong
thủy của VN nhưng trong tranh khơng được có con
vật.
• Nhiều người thích màu đỏ, màu vàng và các con số
đẹp theo quan niệm của người Trung Quốc.
4.1.5.Những điều kiêng kị của người Xingapo
• Họ tùy theo nguồn gốc dân tộc mà có những điều
kiêng kị riêng.
VD: Người Hồi giáo không dùng tay trái khi ăn, khơng
mặc áo ngắn tay khi tiếp khách,…
Ngồi ra họ cịn kiêng kị một số điều như:
• Khơng nhận quà biếu dưới bất kì hình thức nào vì
quan hệ cơng việc.
• Khơng gây mất vệ sinh nơi cơng cộng.
• Khơng bài bác tơn giáo.
• Khơng để thừa nhiều thức ăn trong các bữa ăn tự chọn.
4.1.6.Một số ngày lễ chính trong năm
• Lễ mừng năm mới của người Trung Quốc được tổ
chức trong hai ngày đầu tháng giêng, với hàng trăm
kiểu lồng đèn rực rỡ được trang trí truyền thống.