Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CHUYÊN đề PHÂN lập, CHIẾT XUẤT, KIỂM NGHIỆM và TIÊU CHUẨN hóa dược LIỆU MĂNG cụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUTECH
KHOA DƯỢC
NHÓM -LỚP 17DDUB3
NGUYỄN VĂN TUẤN ANH
MỸ DUYÊN
CÁT NGUYÊN
NGÔ THỊ NHO
NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM

CHUYÊN ĐỀ
PHÂN LẬP, CHIẾT XUẤT, KIỂM NGHIỆM VÀ TIÊU
CHUẨN HĨA DƯỢC LIỆU MĂNG CỤT

TP. Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUTECH
KHOA DƯỢC

NHÓM -LỚP 17DDUB3
NGUYỄN VĂN TUẤN ANH
TRẦN THỊ MỸ DUYÊN
PHÙNG VÕ CÁT NGUYÊN
NGÔ THỊ NHO
NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM

CHUYÊN ĐỀ
PHÂN LẬP, CHIẾT XUẤT, KIỂM NGHIỆM VÀ TIÊU


CHUẨN HÓA DƯỢC LIỆU MĂNG CỤT

GV hướng dẫn: ThS. Trương Đỗ Quyên

TP. Hồ Chí Minh - 2020


MỤC LỤC
Table of Contents
Type chapter title (level 1)
Type chapter title (level 2)

1
2

Type chapter title (level 3) 3
Type chapter title (level 1)
Type chapter title (level 2)

4
5

Type chapter title (level 3) 6

LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN
1.1. TÊN GỌI CỦA DƯỢC LIỆU
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ
1.2.1. Đặc điểm hình thái
1.2.2. Phân bố
1.3. BỘ PHẬN DÙNG
1.4. VI PHẪU
1.4.1. Thân
1.4.2. Lá
1.4.3. Phiến lá
1.4.4. Cuống lá
1.4.5. Vỏ quả
1.5. NUÔI TRỒNG THU HÁI
1.6. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

2. HOẠT CHẤT


2.1. HOẠT CHẤT CHÍNH
2.1.1. Tanin
2.1.2. Xanthone
2.1.3. Garcinone
2.2. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
2.2.1. Chống oxy hóa
2.2.2. Kháng nấm, kháng vi khuẩn
2.2.3. Hoạt động độc tế bào
2.2.4. Các tác dụng khác

3. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP

3.1. CHIẾT XUẤT
3.1.1. Yêu cầu
3.1.2. Chiết toàn phần
3.1.3. Chiết các xanthone

3.1.4. Chiết các mangostin
3.2. PHÂN LẬP
3.2.1. Các phương pháp phân lập xanthone
3.2.2. Phân lập các hợp chất xanthon bằng phương pháp sắc ký
cột (SKC)

4. KIỂM NGHIỆM
4.1. ĐỊNH TÍNH
4.1.1. Cảm quan
4.1.2. Các phản ứng định tính
4.1.2.1.

Các phản ứng màu

4.1.2.2.
Sắc ký lớp mỏng
4.2. ĐỊNH LƯỢNG
4.2.1. Phương pháp đo phổ UV
4.2.2. Phương pháp HPLC
4.2.3. Phương pháp TLC fingerprints
4.2.4. Phương pháp khác

4.3. CHỈ TIÊU KHÁC
4.3.1. Độ ẩm
4.3.2. Tro toàn phần

4.3.3. Tro không tan trong acid hydrocloric
4.3.4. Tạp chất
4.3.5. Bảo quản


5. CƠNG DỤNG
5.1.
5.2.

ĐƯỜNG TIÊU HĨA
BỆNH VỀ DA

5.3.

CÁC BỆNH KHÁC

6. CÁC BÀI THUỐC VÀ CHẾ PHẨM
6.1. BÀI THUỐC
6.2. CHẾ PHẨM


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo cho chúng em một mơi trường học tập lành mạnh
và tiến bộ. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ mơn – Cơ
Trương Đỗ Qun đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu về
cuộc sống cũng như kiến thức chun mơn và cịn làm cho chúng em u thích bộ
mơn Dược liệu nhiều hơn.
Với vốn kiến thức còn hạn chế và đây cũng là lần đầu tiên chúng em làm bài báo
cáo với hình thức tiểu luận nên sẽ khơng tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cơ. Đó sẽ là hành trang q
giá để chúng em có thể hồn thiện và cống hiến những kiến thức ít ỏi của mình vào
sự nghiệp tiến bộ xã hội sau này.
Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn gia đình, người thân và cảm ơn các bạn thành viên
trong nhóm đã hết sức cố gắng hồn thành tốt nhất bài báo cáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


/>
Dmitriy Obolskiy
1

, Ivo Pischel,
2

Nisarat Siriwatanametanon
1

and Michael Heinrich
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


TLC: sắc ký lớp mỏng
HPLC: sắc ký lỏng hiệu năng cao
NMR: cộng hưởng từ hạt nhân
IR : quang phổ hồng ngoại
UV : quang phổ tử ngoại khả kiến
MS : khối phổ
RSD: độ lệch chuẩn tương đối
RP-HPLC: Sắc ký hấp phụ pha đảo
SKC: Sắc ký cột


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiệu suất tương đối của các phần chiết
Bảng 3.2. Các chất phân lập được từ măng cụt
Bảng 4.1. Các thông số xác nhận phương pháp để phân tích định lượng tổng số
mangostin theo α mangostin bằng phương pháp đo quang phổ UV
Bảng 4.2. Độ đúng trong ngày và độ đúng khác ngày của α-mangostin bằng phương
pháp đo quang phổ UV
Bảng 4.3. Độ đúng trong ngày và độ đúng khác ngày của α-mangostin bằng phương
pháp HPLC
Bảng 4.4. Độ đúng trong ngày và độ đúng khác ngày của α-mangostin bằng phương
pháp đo quang phổ UV


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Dược liệu măng cụt

Hình 1.2. Hoa thức, hoa đồ
Hình 1.3. Vỏ khơ dược liệu măng cụt
Hình 1.4. Hình ảnh vi phẫu thân

Hình 1.5. Vi phẫu gân giữa lá
Hình 1.6. Vi phẫu phiến lá
Hình 1.7. Hỉnh ảnh vi phẫu cuống lá
Hình 2.1. Cấu trúc procyanidin A-2
Hình 2.2. Cấu trúc procyanidin B-2

Hình 2.3. Khung cơ bản của xanthone
Hình 2.4. Cấu trúc α-mangostin

Hình 2.5. Cấu trúc γ-mangostin
Hình 2.6. Cấu trúc β-mangostin
Hình 2.7. Cấu trúc garcinone E
Hình 4.1. Ảnh bột dược liệu Măng cụt
Hình 4.2. Dấu vân tay HPLC của chiết xuất vỏ quả G. mangostana
Hình 4.3. Sắc ký đồ TLC của dịch chiết từ vỏ quả G. mangostana


Hình 6.1. Nước ép măng cụt đóng lon
Hình 6.2. Trà măng cụt
Hình 6.3. Bột măng cụt khơ đóng gói
Hình 6.4. Măng cụt sấy

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết xuất
Sơ đồ 3.2. Quy trình phân tách cặn diclometan


MỞ ĐẦU
Nhờ khí hậu ơn hịa, hệ động thực vật phát triển phong phú và đa dạng. Đặc biệt là
những vị thuốc có dược tính q giá đã được tổ tiên ta sử dụng để phòng bệnh, chữa

bệnh rất hiệu quả. Đúc kết từ những kinh nghiệm và ý chí tìm tịi, nghiên cứu những
dược liệu có giá trị với đời sống thực tiễn, rất nhiều những ghi chép, sách vở truyền
từ đời này sang đời khác được trân trọng và gìn giữ cho đến ngày nay.
Với những tiến bộ của nền khoa học hiện đại trên thế giới đã giúp cho ngành dược
liệu học của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày càng phát triển và gặt
hái được nhiều thành công. Xu hướng sử dụng dược liệu và những hoạt chất tinh
chế từ dược liệu ngày càng phổ biến nhằm tìm tịi, phát hiện những tính năng mới
có thể ứng dụng trong y học.
Trong số rất nhiều dược liệu được nghiên cứu cho đến hiện nay, cây Măng cụt
(Pericarpium Garciniae mangostanae) vừa là một loại quả có mùi vị thơm ngon,
giàu chất dinh dưỡng vừa là một vị thuốc nhân gian dùng để chữa các bệnh vê
đường tiêu hóa như lỵ, tiêu chảy hay dùng để trị nhiễm trùng vết thương, ung nhọt
mạn tính. Để hiểu rõ hơn về cơ chế chữa bệnh cũng như định danh được các thành
phần hóa học chính trong cây, các phương pháp để chiết xuất, phân lập ra dược
chất, các công dụng khác của dược liệu làm dồi giàu nguồn dược liệu quý giá xung
quanh ta nói riêng và Việt Nam nói chung. Đó là nguồn động lực để chúng em làm
đề tài nghiên cứu về loại dược liệu này.



1. PHẦN TỔNG QUAN:
1.1.

TÊN GỌI CỦA DƯỢC LIỆU
Tên gọi: cây Măng cụt.
Tên gọi khác: Sơn trúc tử, Giáng châu
Tên khoa học: Garcinia mangostana L.
Họ: Bứa (Clusiaceae)

1.2.


ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ

1.2.1. Đặc điểm hình thái
Cây to có thể cao tới 20m. Vỏ chứa một chất gôm màu vàng. Lá
dày, dai, màu lục sẫm, hình thn dài 15-20cm, rộng 7-10cm.
Hoa đơn tính hay lưỡng tính 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị. Bầu
5– 8 ô, mỗi ô chứa một nỗn.
Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngồi màu đỏ sẫm,
dày cứng, phía dưới có lá đài, phía đỉnh có đầu nhụy.
Hạt có áo hạt dày trắng, vị chua ngọt, ăn được. Cây trồng ở Miền
Nam nước ta để lây quả ăn.


Hình 1.1. Dược liệu măng cụt

Hình 1.2. Hoa thức, hoa đồ

1.2.2. Phân bố


Cây măng cụt có nguồn gốc Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua
Moluku, ngày nay bắt gặp khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanmar
cũng như Sri Lanka, ...
Măng cụt hiện được trồng rộng rãi ở Nam bộ nước ta. Ngồi ra
cịn được trồng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như:
Philipin, Indonesia, Malaysia, …

1.3.


BỘ PHẬN DÙNG
Vỏ quả chín phơi hay sấy khơ.
Mơ tả: Mảnh vỏ quả màu đỏ nâu, hơi cong queo, kích thước từ 3 cm
đến 5 cm. Vỏ quả ngồi có màu nâu sậm, khá nhẵn, vỏ quả giữa có
màu đỏ nâu, vết bè ở phần này cho thấy có nhưng ống tiết chứa chất
nhựa màu vàng hay vàng cam.  Vỏ quả trong màu nâu nhạt, nhằn,
nhìn thấy rõ những mạch dẫn nhựa nhỏ và những vết hằn của múi.
Đơi khi cịn sót lại những lá đài đồng trưởng có hình gần như
trịn, đính trên cuống.

Hình 1.3. Vỏ khô dược liệu măng cụt


1.4.

VI PHẪU

1.4.1. Thân
Vi phẫu tiết diện trịn.  
Các mơ gồm: Biểu bì 1 lớp tế bào hình tam giác đỉnh bầu, kích
thước đều, lớp cutin rất dày; rải rác bị bong ra do các lớp bần và lỗ
vỏ. Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình bầu dục hay đa giác góc tù, vách
dày, có tế bào mơ cứng rải rác. Trụ bì hóa sợi, tế bào hình đa giác
xếp thành cụm nhỏ trên đỉnh chùy libe. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể
liên tục, vùng libe dày khoảng ½ vùng gỗ. Libe 1 gồm vài lớp tế
bào vách uốn lượn, xếp lộn xộn, bị ép dẹp thành cụm nhỏ ở dưới
cụm sợi trụ bì. Libe 2 tạo thành chùy đỉnh nhọn kích thước gần
tương đương, tế bào hình đa giác xếp thành dãy xuyên tâm khá
rõ. Gỗ 2, mạch gỗ hình đa giác gần trịn hay bầu dục, xếp lộn xộn
trong vùng mô mềm gỗ 2; mô mềm gỗ bao quanh mạch, tế bào

hình đa giác, vách tẩm chất gỗ hay hóa sợi thành cụm xen lẫn
nhau. Gỗ 1 phân bố đều, mỗi bó 2-3 mạch gỗ hình trịn, kích thước
nhỏ; mơ mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác vách cellulose hay hóa mơ
cứng. Tia tủy phân bố đều và hẹp ở vùng gỗ loe rộng dần ở vùng
libe (do mô mềm vỏ chen vào), 1-2 dãy tế bào hình đa giác thn.
Thân già vùng tủy rất hẹp, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, hóa
mơ cứng. Nhiều túi tiết ly bào trong mô mềm vỏ và tủy (thân non).
Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hình khối trong mơ mềm
vỏ, tủy, tia libe. Tinh bột trong mô mềm vỏ.


Hình 1.4. Hình ảnh vi phẫu thân

1.4.2. Lá
Vi phẫu hơi lồi ở mặt trên, mặt dưới lồi hình chữ U có đỉnh nhọn.
Biểu bì 1 lớp tế bào dạng hình thang đáy nhỏ phía ngồi, kích
thước đều, lớp cutin rất dày. Mơ mềm vỏ khuyết, tế bào hình cầu
hoặc đa giác, kích thước khơng đều, xếp lộn xộn. Hệ thống
dẫn gồm nhiều cung libe gỗ (9-10) xếp gần liên tục thành vịng
khơng trịn với gỗ ở trong và libe ở ngồi, bên trong vịng libe gỗ
này có 5-6 cung libe gỗ nhỏ hơn với gỗ ở trên và libe ở dưới.
Mạch gỗ tế bào hình đa giác, kích thước khơng đều, xếp dãy
khơng rõ; mơ mềm gỗ, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, vài tế
bào hóa sợi. Libe bắt màu đậm, khó thấy rõ tế bào, vách dày, xếp
lộn xộn. Bao phía ngồi bó dẫn (bên ngồi libe) có khoảng 6-7 lớp
tế bào hóa sợi, tế bào hình đa giác nhỏ vách rất dày; phía trong của
gỗ là vịng tế bào hóa mơ cứng. Nhiều bó libe gỗ rời cấu tạo gồm
gỗ ở trên libe ở dưới xếp trong vùng mô mềm ở 2 bên vịng libe gỗ
chính, mỗi bó có vịng mơ cứng bao xung quanh. Mơ mềm
tủy đạo. Nhiều túi tiết ly bào trong mơ mềm vỏ. Tinh thể calci

oxalat hình cầu gai rất nhiều trong mô mềm vỏ và tủy.


Hình 1.5. Vi phẫu gân giữa lá

1.4.3. Phiến lá
Biểu bì trên tế bào hình vng gần đều, biểu bì dưới tế bào hình
chữ nhật nằm khơng đều; lớp cutin rất dày ở cả 2 biểu bì. Mơ giậu
2-3 lớp, tế bào hình đa giác thn dài, chứa nhiều lục lạp. Mô
mềm khuyết chiếm khoảng 1/10 bề dày thịt lá, tế bào hình dạng
thay đổi. Nhiều túi tiết ly bào ở sát mơ giậu. Trong thịt lá có nhiều
bó gân phụ nhỏ bị cắt ngang với gỗ ở trên libe ở dưới được bao bởi
vịng mơ cứng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong
mơ mềm thịt lá.

Hình 1.6. Vi phẫu phiến lá


1.4.4. Cuống lá
Vi phẫu gần tròn mặt trên hơi phẳng. Biểu bì, 1 lớp tế bào hình
tam giác đầu nhọn, lớp cutin rất dày. Mơ mềm đạo, tế bào hình
trịn hay đa giác trịn vách dày, kích thước khơng đều, nhiều tế bào
ở sát cung libe gỗ chứa tinh bột. Libe gỗ xếp thành hình cung chữ
c hai đầu uốn cong vào, libe ở ngồi, gỗ ở trong. Libe gồm các tế
bào hình đa giác vách dày uốn lượn, xếp lộn xộn. Mạch gỗ hình đa
giác xếp thành dãy; mơ mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách
cellulose. Quanh bó dẫn (bên ngồi libe) rải rác có tế bào hóa mơ
cứng. Túi tiết ly bào, rất nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, tế
bào có tinh bột có trong vùng mơ mềm.


Hình 1.7. Hỉnh ảnh vi phẫu cuống lá

1.4.5. Vỏ quả
Vi phẫu từ ngồi vào trong gồm: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ
nhật đứng, kích thước khá đều, lớp cutin dày. Mơ mềm đạo 6-7
lớp, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, chứa
nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai và túi tiết ly bào. Mơ
cứng 12-14 lớp, tế bào hình đa giác góc trịn, vách dày, ống trao
đổi rõ, kích thước khơng đều, xếp thành vịng gần liên tục. Mô


mềm đạo, tế bào hình đa giác, nhiều túi tiết ly bào, mạch gỗ bị cắt
dọc trong vùng mơ mềm đạo.

1.5.

NI TRỒNG VÀ THU HÁI
Măng cụt là một loại cây đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe, cần
điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và không được trồng lên cao
quá vĩ tuyến 10 -15 ᴼ. Cây lớn rất chậm, sau 2 – 3 năm chỉ cao tới đầu
gối, và chỉ bắt đầu cho quả sau 10 -15 năm trồng, tuổi thọ cây dài, cây
già 60 -70 năm vẫn ra hoa và cho quả tốt.
Thu hoạch khi vỏ quả đã chuyển sang màu đỏ hoặc màu tím. Bỏ phần
thịt quả và hạt, lấy vỏ dùng tươi hay phơi khơ.

1.6.

THÀNH PHẦN HĨA HỌC
Áo của hạt (thịt quả): có vị ngọt, thơm ngon. Theo phân tích, trong
100g phần ăn được của quả măng cụt có chứa các thành phần sau:

protein 0,7g; lipid 0,8g; glucid 18,6g; các chất khoáng: Ca 18mg, P
11mg, Fe 0,3mg. Các vitamin: vitamin B1 0,06mg, vitamin B2
0,01mg, vitamin C 2mg.
Vỏ quả: chứa tanin, chất nhựa và các dẫn xuất xanthon, cùng với
flavan monomer là (-)-epicatechin.
Các xanthon trong vỏ quả măng cụt phần lớn là các dẫn chất prenyl
hóa.
Trong các xanthon, α-mangostin có hàm lượng cao nhất.
Các chất được biết là : α, β và γ-mangostin, isoman-gostin, Rmangostin, garcinon B, D, E, m angostanin, 1,7-dihyfroxy-2-(3methyl-but-2-enyl)-3-methoxy-xanthon, mangostinon, mangostenon
A, mangostenol, mangostanol, torvophylin A, B, demethylcalabaxanthon, trapezifolixanthon, cudraxanthon G, 8-hydroxycudraxanthon
G, mangostingon, gartanin, 8-deoxygartanin, garcimangoson B,
smeathxanthon A và mangostinon.


Các xanthon có tinh thể màu vàng, khơng vị, tan trong cồn, ether và
dung dịch kiềm; không tan trong nước. Khi tác dụng với FeCl3 các
chất này cho màu lục đen nhạt, với acid sunfuric cho màu đỏ.

2. HOẠT CHẤT
2.1.

HOẠT CHẤT CHÍNH

2.1.1. Tanin
Chủ yếu trong vỏ quả 7% - 13%.
Các tanin đã được biết trong vỏ măng cụt gồm procyanidin A-2, B-2.

Hình 2.1. Cấu trúc procyanidin A-2



Hình 2.2. Cấu trúc procyanidin B-2

2.1.2. Xanthone
Xanthone là một chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học
thuộc hợp chất polyphenol. Với khung cơ bản là xanthene-9-one.
Đây là một thành phần cấu trúc đặc biệt đại diện bởi hệ thống
vòng thơm ba vòng. Cấu trúc của thexanthene-9-one là đối xứng
và cacbon được đếm dựa trên quy ước sinh tổng hợp. Cấu trúc của
thexanthene-9-one là đối xứng và cácbon được đếm dựa trên quy
ước sinh tổng hợp.
Các xanthones tự nhiên có thể được chia nhỏ, dựa trên bản chất
của các nhóm thế, thành các xanthones đơn giản được tạo oxy,
xanthones được glycosyl hóa, các prenylatedxanthones và các dẫn
xuất của chúng, dimer xanthone, xanthonolignoids và các loại
khác.


Hình 2.3. Khung cơ bản của xanthone
Trong số các hoạt chất xanthone từ vỏ quả măng cụt, hoạt chất αmangostin có hàm lượng cao nhất, chiếm khoảng 0,02 - 0,2 %.

Hình 2.4. Cấu trúc α-mangostin
Tiếp theo là γ-mangostin và β- mangostin, chiếm khoảng 0,016 0,07 %.


Hình 2.5. Cấu trúc γ-mangostin

Hình 2.6. Cấu trúc β-mangostin

2.1.3. Garcinone
Hàm lượng của các chất garcinone, đặc biệt là garcinone E chiếm

khoảng 0,01 - 0,035 %.

Hình 2.7. Cấu trúc garcinone E

2.2.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

2.2.1. Chống oxy hóa


Các xanthon trong vỏ măng cụt có tác dụng chống oxy hóa. Kết
quả thử nghiệm cho thấy γ-mangostin có tác dụng chống oxy hóa
mạnh nhất, mạnh hơn cả tocopherol và BHA. Các mangostin có
tác dụng ức chế sự oxy hóa các lipoprotein, làm giảm cholesterol
xấu nên có thể dùng trong giảm cân.

2.2.2. Kháng nấm, kháng vi khuẩn
Những chất xanthon của măng cụt có tác dụng chống viêm,
kháng nấm, kháng khuẩn đặc biệt là có tác dụng kháng
Staphylococcus aureus chủng kháng methicinllin. Trong các
xanthon đã được thực nghiệm, α, β-mangostin và garcino B có
tác dụng mạnh hơn cả.
Ngồi ra, tác động hiệp lực giữa α-mangostin và các kháng sinh
bán sẵn trên thị trường đã bị giảm bớt. Gợi ý α-mangostin đơn
độc kết hợp với gentamicin chống lại VRE, và kết hợp với
vancomycin hydrochloride chống lại MRSA, có thể hữu ích
trong việc kiểm soát nhiễm VRE và MRSA, và cần được nghiên
cứu thêm trên mơ hình in vivo.
α- và β-mangostins cũng như garcinone B được chứng minh là

có tiềm năng chống bệnh lao mạnh với giá trị MIC là 6,25 μg /
mL.
2.2.3. Hoạt động độc tế bào
Garcinon B và γ-magostin có tác dụng mạnh trên dòng tế bào ung
thư CEM-SS với IC 50 tương ứng là 3,2 và 4,5 μg/ml. α-magostin
và mangostanol cũng có tác dụng nhưng yếu hơn.
α-, β- và γ-mangostins các xanthones này ức chế mạnh sự phát
triển tế bào của dòng tế bào DLD-1 của người ung thư ruột kết với
mối tương quan giữa số lượng các nhóm hydroxyl trong các cấu
trúc của chúng và tế bào kháng sinh.
Một nghiên cứu khác cho thấy dịch chiết methanol thô từ cây
pericarpof G. mangostana có tác dụng chống tăng sinh mạnh bằng
cách gây chết tế bào apoptotic trên dòng tế bào ung thư vú
SKBR3human.
Một số nghiên cứu khác cũng báo cáo khả năng chống oxy hóa của
xanthones bao gồm đặc tính gây độc tế bào chống lại ung thư vú,


×