Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.35 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống, dược liệu đóng một vai trò rất quan trọng nhằm ngăn
ngừa bệnh tật và bảo tồn sức khỏe. Ngày nay, dược liệu làm từ thực vật ngày
càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm: vừa đáp ứng được nhu cầu người
bệnh, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và
đặc biệt là ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Những tính năng ưu việt trên
cũng là lý do để chúng ta cần coi trọng nguồn dược liệu quý giá của thiên
nhiên và coi đó như một loại cây công nghiệp cao cấp.
Thế kỉ 21 là thế kỉ sinh học và công nghệ sinh học. Dược liệu là tài
nguyên di truyền - tài nguyên tái tạo. Do vậy, việc gìn giữ và phát huy tài
nguyên di truyền trở thành yêu cầu cấp thiết. Dùng thế mạnh dược liệu đẩy
mạnh công nghiệp dược, đưa ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế
kỹ thuật mũi nhọn đất nước ta sẽ góp phần quan trọng đưa kinh tế - xã hội
phát triển, tạo nên hình ảnh Việt Nam - một cường quốc về dược liệu.
Xu hướng hiện nay của nền y dược học Việt Nam là kết hợp y dược học
hiện đại và y dược học cổ truyền. Do đó, cây dược liệu Việt Nam đang được
quan tâm chú ý phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh. Tiềm năng của thảm thực
vật nước ta rất lớn. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở nước ta trong
những năm gần đây là nạn phá rừng, làm rẫy, khai thác gỗ quý vẫn liên tiếp
xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng, lâm tặc ngang nhiên lộng hành, quấy rối Nếu không có biện
pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng nói
chung và nguồn dược liệu tự nhiên nói riêng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.
Các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận với điều kiện khí hậu và
địa hình đa dạng, đặc thù, là nơi có tiềm năng phát triển nguồn dược liệu
phong phú. Việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu có ý nghĩa quan
1
trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cải tạo môi trường của
vùng nói riêng, của Việt Nam nói chung.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu về tình hình sản xuất, chế biến và


tiêu thụ cây dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận vẫn
đề mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, do yêu cầu cấp bách của việc bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên cây thuốc nên đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây thuốc ở Việt
Nam. Các đề tài này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu về sản xuất một
số loại cây thuốc ở một số vùng nhất định, các đề tài tiêu biểu là:
1. Đề tài: 
 Thuộc đề tài cấp Nhà nước KC.10-02: "Xây dựng quy trình sản
xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để bào chế một số chế phẩm chất lượng
cao", do Ths. Vũ Thị Thuận làm Chủ nhiệm.
2. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:  !!
"#$%&'&( do PGS.TS. Ngô Anh làm Chủ nhiệm
3. Đề tài: $!)"*+,-.*/$0
112$(,-345(&67*81$09
!:;<34=>(+0do Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi
trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam chủ trì thực hiện.
Các công trình Việc nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam cũng đã được
xuất bản thành sách, có thể kể đến một số công trình sau đây:
1. Đỗ Tất Lợi,?@&1>+>7&1>$ Nxb Thời đại,
Hà Nội 2011.
2. Nguyễn Viết Thân, @  &1 >  $  >+  ?  =+  &1
&A/, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội 2012.
3. Văn Nhạc, B&+=+&1=C&D@EF!:, Nxb Văn hoá
Dân tộc, Hà Nội 2007.
2
Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, cho đến nay, việc
nghiên cứu tổng hợp về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu
tại các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận vẫn là một vấn đề mới, cần

được tìm hiểu sâu sắc hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây
dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiều về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu tại
các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất, đổi mới công
nghệ chế biến và đẩy mạnh khâu tiêu thụ cây dược liệu tại các huyện ngoại
hthành Hà Nội và vùng phụ cận.
5. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài không nghiên cứu sâu về các loại cây dược liệu mà chỉ
hướng vào việc tìm hiều tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu.
- Địa điểm nghiên cứu: Các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận,
trong đó chú trọng vào các vùng dược liệu điển hình (Ba Vì, Nghĩa Trai,
Khoái Châu - Hưng Yên, Ninh Hiệp, Mê Linh, Tam Đảo,….)
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012.
6. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
GHIHF1 J
- Về tình hình sản xuất cây dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội
và vùng phụ cận: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội,
thực trạng sản xuất và tiềm năng phát triển cây dược liệu.
- Về tình hình chế biến cây dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội
và vùng phụ cận: Nghiên cứu thực trạng chế biến, đề xuất các giải pháp đổi
mới công nghệ chế biến.
3
- Về tình hình tiêu thụ cây dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội và
vùng phụ cận: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ cây dược liệu, đề xuất các giải
pháp mở rộng thị trường, tạo đầu ra cho cây dược liệu.
GHKHL<,-, J

- Tham khảo, kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu, thống kê đã có và
mới nhất liên quan.
- Thu thập các thông tin trực tiếp ngoài thực địa.
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu của kết quả điều tra
đánh giá nhanh nông thôn của các chuyên đề khác trong dự án đánh giá tiềm
năng và tổ chức áp dụng mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàncác huyện
ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận.
7. Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy.
- Về thực tiễn: Đề tài góp phần xây dựng và phát triển vùng dược liệu tại
các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận.
4
NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư xã hội đối với việc xây
dựng vùng dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận
1.1. Điều kiện tự nhiên
Các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận nằm trọn trong Đồng
bằng sông Hồng - là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông
Hồng với một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời, là một trong hai vựa
lúa lớn nhất cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận
lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Vùng bao gồm một phần
đồng bằng châu thổ màu mỡ, vùng đồi núi với một số tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên du lịch.
Đồng bằng sông Hồng có địa hình cơ bản là thấp và bằng phẳng, dốc
thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao giảm từ 10 – 15m đến mực nước
biển và có sự phân hóa giữa các khu vực. Sự phân hóa của địa hình cũng
như các điều kiện tự nhiên khác chi phối tập quán sản xuất của dân cư.
Các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận có độ cao trung bình từ
15m đến 20m so với mặt biển. Ở đây có dãy Tam Đảo, Huyện Tam Đảo,

Tỉnh Vĩnh Phúc. có độ cao trung bình khoảng 800m, lượng mưa trung bình
năm là 2630,9 mm, nhiệt độ trung bình năm 18 độ C, quanh năm mát là điều
kiện rất thuận lợi để phát triển dược liệu. Khu vực đồi núi ở phía bắc và phía
Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ
cao từ 20m đến hơn 400m, đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Ở đây có
nhiều thuận lợi để phát triển các vườn ươm, trồng và nhân rộng các loại
giống cây thảo dược. Khu vực này có nhiều loại thảo dược quý.
Về thổ nhưỡng, đất phù sa đóng vị trí quan trọng tại khu vực. Đây là một
hỗn hợp cát trộn với limông, có nhiều nitơ, kali, mangiê do đó, đất ở đâu
cũng xốp, dễ cày cấy và không thẩm thấu nên dễ dàng biến thành đồng ruộng
được tưới nước. Tính chất mầu mỡ và đa dạng của đất rất phù hợp với nhiều
5
loại cây trồng, nhất là lúa và các cây hoa màu. Các huyện vùng rìa đồng bằng
sông Hồng có 2 kiểu là đồng bằng thềm phù sa cổ xen đồi sót và đồng bằng
thềm phù sa cổ. Kiểu thứ nhất phổ biến ở rìa phía Bắc và Tây Bắc. Địa hình
phần lớn là gò đồi và bậc thềm cao ráo, mạng lưới sông suối thưa. Cư dân ở
đây chọn đồng ruộng ở địa thế cao. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp trung
bình của vùng chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên, trong đó 70% đất có độ phì
từ trung bình trở lên. Ngoài số đất đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích
khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn khá lớn.
Mạng lưới sông ngòi đồng bằng khá dày đặc, bao gồm hạ lưu và chi lưu
của hai sông lớn đổ ra biển là sông Hồng và sông Thái Bình, các sông nhỏ
chảy trong các ô nội địa và rất nhiều kênh đào tưới tiêu lớn nhỏ. Sông Hồng
góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất của
khu vực này. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu
tấn/năm. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở
rộng vùng châu thổ.
Các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận đều có chung kiểu khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5
- 23,50C. Khí hậu của vùng độc đáo khác hẳn với tất cả các đồng bằng khác ở

miền Trung và miền Nam đó là có mùa đông lạnh, mưa ít, lượng mưa trung
bình năm là 1400 - 2000mm. Lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Do chịu ảnh
hưởng của biển, khu vực này có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Mùa mưa và mùa
nhiệt khá trùng nhau nên việc tận dụng tài nguyên nhiệt, nước, đất khá thuận
lợi. Trong mùa khô, các cơn mưa phùn đóng vai trò rất quan trọng (trong mùa
này lượng mưa thường dưới 100mm), lượng ẩm của nó giúp cho các loại cây
trồng đặc biệt là cây thảo dược phát triển. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận
lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn dạng thứ sinh, tập trung trong huyện
Sóc Sơn. Ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp đang được gấp rút
trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật, bảo vệ
6
môi sinh. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như
cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Hà Nội và vùng phụ cận
là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung
cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả
nước. Hiện nay, các huyện ngoại thành và vùng phụ cận đã hình thành các
vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng), các vùng chuyên
canh dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong nước và
dành một phần để xuất khẩu.
1.2.Đặc điểm dân cư xã hội
Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ
dân số trung bình là 1238 người/km
2
(năm 2007), nơi dân cư đông nhất của
vùng là Hà Nội (1805 người/km
2
). Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng
sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao
với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong

vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô
thị khá dày đặc. Ngoài ra, Đồng bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời
và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú
của con người. Việt Nam là nước có diện tích canh tác tính theo đầu người rất
thấp (892m
2
). Trên cái nền chung ấy, chỉ số này ở Ðồng bằng sông Hồng còn
thấp hơn nhiều do bị sức ép quá nặng nề của dân số. Ở đây, bình quân mỗi
đầu người chỉ đạt khoảng ½ con số trung bình của cả nước. Đời sống người
dân ở Đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó khăn do kinh tế dịch chuyển
chậm, dân số quá đông. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm
canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện
nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000km, hệ thống đê điều
được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác. Cơ sở vật chất của vùng
cũng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông. Đồng
bằng sông Hồng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng suất lúa rất cao.
7
Ngoài lùa, hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng nói chung, Hà Nội và
vùng phụ cận nói riêng đều phát triển một số cây dược liệu đem lại hiệu quả
kinh tế lớn.
Người dân các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận sinh sống
chủ yếu bằng nông nghiệp, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn
rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên do nông nghiệp lúa nước có tính
mùa vụ nên đòi hỏi lao động nặng nhọc và tập trung. Duy trì mật độ dân số
cao lại không cho phép phát triển ngành chăn nuôi như ở các nước ôn đới,
thu nhập bình quân đầu người thấp. Tính thời vụ khắt khe của hoạt động
trồng lúa làm xuất hiện hiện tượng dư thừa lao động vào lúc nông nhàn và
thiếu nhân lực vào lúc thời vụ (cày cấy và gặt hái) luôn luôn diễn ra. Người
nông dân luôn phải phát triển các nghề thủ công và các nghề phi nông

nghiệp khác để sử dụng lao động dư thừa trong lúc nông nhàn, nhưng lao
động dư thừa này ngay sau đó phải quay về với sản xuất nông nghiệp lúc
thời vụ. Do vậy các hoạt động phi nông nghiệp khó trở thành các hoạt động
chuyên môn hóa, tiến tới cho sự hình thành công nghiệp và là cơ sở cho sự
phát triển của đô thị. Công nghiệp là động lực cơ bản để chuyển dịch sự
phân công lao động xã hội và quá trình đô thị hóa.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra với tốc độ tương đối
nhanh tại Hà Nội và vùng phụ cận từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước.
Biểu hiện của nó là việc thành lập các khu công nghiệp, mở rộng diện tích
các đô thị và xây dựng các khu đô thị mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đó, các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng
những năm qua cũng đã làm phát sinh các vấn đề xã hội nổi cộm. Quá trình
thu hồi đất nông nghiệp do phát triển khu công nghiệp và xây dựng các khu
đô thị mới đã làm cho hàng nghìn chục hộ nông thôn, chủ yếu là nông dân
mất đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp và giảm dần. Người mất việc
làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào
tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông nghiệp là rất
8
khó. Do đó, số lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất tăng nhanh
ở tất cả các tỉnh. Thực tế là không phải tất cả lao động dư thừa do mất đất
nông nghiệp đều có việc làm mới ở các khu công nghiệp. Một bộ phận rất
lớn nông dân mất đất phải tự tìm việc làm một cách tự phát không ổn định
với rất nhiều ngành nghề để kiếm sống, phổ biến là sự di cư lên thành phố để
làm thuê bằng các loại hình dịch vụ với mức lương thấp. Hiện tượng này tập
trung nhiều nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng và các khu công nghiệp mới, đô thị
mới trong vùng và cả nước. Môi trường sinh thái tại nhiều khu vực bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Việc mở rộng diện tích đất công nghiệp và chuyên
dùng làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp, mật độ dân số ngày càng cao;
trong khi đó các yếu tố có lợi cho môi trường sinh thái như nguồn nước
sạch, thảm thực vật, cây xanh giảm dần. Tại khu vực nông thôn đã có sự

phân hóa thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư. Trong bối cảnh đó, cư
dân trong vùng đã cố gắng tìm tòi để tạo ra những chuyển dịch trong cơ cấu
kinh tế tại nông thôn bằng cách tăng vụ, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu
mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản,
riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp,
cây thực phẩm và cây dược liệu.
Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải tại đồng bằng sông Hồng
trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao
thông vận tải quan trọng. Đồng bằng sông Hồng có hai trung tâm kinh tế lớn
là Hà Nội và Hải Phòng. Các thành phố lớn như Hà Nội - Hải Phòng - Hạ
Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế phát triển mạnh của vùng và
có sự lan toả, thu hút với các vùng, tỉnh lân cận. Đây là điều kiện để mở
rộng thị trường, phát triển khâu chế biến và tiêu thụ cây dược liệu.
Sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới về
việc đẩy mạnh phát triển cây dược liệu cũng góp phần quan trọng cho việc
hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu ở khu vực, tận dụng nguồn lao
9
động dồi dào và giúp người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất
cây dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu tại các
huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận hiện nay
Hiện nay, ngoài nguồn cung cấp cây thuốc nam chủ yếu lấy từ rừng tự
nhiên (trên núi Ba Vì và Vườn Quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Tam Đảo),
Hà Nội và vùng phụ cận đã hình thành một số vùng chuyên cạnh cây dược
liệu, cụ thể như sau:
2.1. Vùng dược liệu Ba Vì:
Ba Vì là huyện vùng bán sơn địa của Thành phố Hà Nội, có diện tích tự
nhiên trên 428 km2, gồm 30 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi là
Khánh Thượng, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Minh Quang và Ba

Trại có đông đồng bào Mường, Dao sinh sống.
Huyện được thiên nhiên ban tặng có diện tích đồi núi rộng thích nghi
cho cây thuốc nam phát triển, có rừng nguyên sinh vườn Quốc gia Ba Vì
được bảo tồn và là tiềm năng của nguồn dược liệu phong phú, nhất là cây
thuốc quý được dùng trong y học cổ truyền như ba kích, sa nhân, thảo quả,
hoa tiên… Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc
huyện Ba Vì, thủ đô Hà Nội và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa
Bình, tổng diện tích là 11.372 ha. Hệ thực vật có trên 1.000 loài, trong số đó
có khoảng 200 loài cây dược liệu.
Hàng trăm năm nay đồng bào Mường, Dao ở Ba Vì có truyền thống
làm thuốc dân tộc bằng biện pháp nghiên cứu sử dụng thảo dược trong thiên
nhiên để chữa bệnh cho mình và bán ra ngoài. Cho đến nay, cộng đồng
người Dao ở đây đã sưu tầm được 283 loại cây thuốc khác nhau, trong đó có
nhiều cây thuốc quý. Việc sản xuất và kinh doanh cây thuốc của bà con
người Dao ở đây mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhất là từ khi một số sản
phẩm chế biến và sản xuất từ cây thuốc nam được tiêu thụ phổ biến trên thị
10
trường. Hầu hết các gia đình người Dao (90% trong số 450 hộ) biết làm
thuốc nam, trong đó một nửa số này chuyên làm thuốc và có nguồn thu nhập
chính từ cây thuốc, nửa còn lại làm thuốc theo thời vụ. Nguồn thu nhập bằng
nghề làm thuốc nam tự do chiếm 70% tổng thu nhập toàn xã. Nhiều thôn,
bản như Yên Sơn, Hợp Sơn, Hợp Nhất (xã Ba Vì) có tới trên 90% hộ dân
làm thuốc Nam. Ước tính, mỗi năm nguồn dược liệu trên địa bàn huyện đã
cung cấp khoảng 15.000 tấn nguyên liệu thuốc Nam để chữa bệnh cho nhân
dân trong vùng và cả nước. Hội Đông y huyện Ba Vì có 132 người, trồng
được 38.200 m2 với trên 75 loài cây.
Tuy nhiên, do vẫn sống trong vùng chân núi, gắn liền với thảm thực vật
phong phú của vườn quốc gia Ba Vì, nên người dân tại đây vẫn trồng các
cây thuốc trong vườn hộ hoặc xung quanh nhà của mình. Hoạt động kinh tế
manh mún và tự phát theo từng hộ, chưa được tổ chức để tạo thành một sức

mạnh tập thể chung.
2.2. Vùng dược liệu Ninh Hiệp:
Ở xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) có thôn 8, còn gọi là thôn Ninh
Giang, là nơi có nghề trồng và chế biến cây thảo dược lâu đời. Tuy nhiên,
ngày nay thảo dược ở đây chủ yếu được thu mua từ khắp các tỉnh phía Bắc
và Trung Quốc. Dược liệu được nhập thô về, sau đó sẽ phân loại, sấy khô,
thái lát, đóng gói rồi phân bổ đi các nơi. Hiện nay, toàn thôn 8 có 254 hộ chế
biến thuốc, chiếm 60% tổng số hộ; tạo doanh thu hàng năm khoảng 200 tỷ
đồng, chiếm gần 80% tổng doanh thu toàn thôn.
Người dân Ninh Giang hiện chế biến khoảng 3.000 vị thuốc khác nhau,
mỗi hộ tập trung vào một vài sản phẩm thế mạnh. Thuốc sau khi sơ chế tại
làng được bán cho các công ty dược, các lương y…
Đầu năm 2010, Ninh Giang đã được UBND thành phố Hà Nội công
nhận là làng nghề thuốc bắc, thuốc nam truyền thống.
2.3. Vùng dược liệu Nghĩa Trai
11
Xã Nghĩa Trai thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có nghề trồng và
sơ chế dược liệu từ lâu đời. Hiện nay Nghĩa Trai còn trên 20 mẫu trồng dược
liệu, và người dân đã mạnh dạn phát triển nghề bằng cách tỏa ra các tỉnh thu
mua nguyên liệu về chế biến. Sau khi thu hoạch, dược liêu đều được sơ chế
sạch sẽ, thái nhỏ rồi phơi khô dưới nắng tự nhiên hoặc sấy trên lò cao rồi
đóng bao và mang đi tiêu thụ. Thị trường chủ yếu của Nghĩa Trai là những
đại lý dược ở các thành phố lớn, các công ty dược: Traphaco, Bảo Long và
xuất sang Trung Quốc. Ngoài ra Nghĩa Trai còn là địa chỉ tin cậy của những
phòng chẩn trị y học cổ truyền phương Đông trong và ngoài tỉnh. Nguồn
dược liệu chính của địa phương đã được trồng và khai thác từ lâu là các vị
thuốc nam có giá trị như Hoắc hương, Cúc hoa, Tía tô, Củ mỡ, Mã đề,
Hương nhu và có thời có cả Cánh hoa đào Cả thôn Nghĩa Trai tự trồng và
chế biến được trên 20 loại dược liệu. Hiện Công ty Traphaco với dự án đầu
tiên mở tại Nghĩa Trai. Người trồng dược liệu yên tâm vì có ngay nguồn tiêu

thụ cùng cơ sở chế biến hiện đại tại địa phương.
Với thế mạnh là các dược liệu sẵn có tại địa phương, hiện nay, Công ty
dược vật tư y tế Hưng Yên đã nghiên cứu sản xuất được các sản phẩm quý
như Rượu long nhãn, Đại bổ thập toàn. Đặc biệt sản phẩm Rượu long nhãn
chế biến từ quả nhãn Hưng Yên là sản phẩm bổ dưỡng rất tốt, đang được
đưa ra thị trường với chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
2.4. Vùng dược liệu Khoái Châu:
Khoái Châu là vùng nổi tiếng về trồng cây thảo dược ở Hưng Yên. Đa
số các xã như Tân Dân, Bình Minh, Đông Tảo, đều trồng Cây dược liệu.
Tuy nhiên xã Bình Minh là vùng dược liệu lớn nhất của huyện. Tổng diện
tích trồng cây dược liệu trên địa bàn xã hiện đạt hơn 100ha. Người dân của
xã còn đi các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình thuê đất trồng
cây dược liệu.
Xã Bình Minh gồm hơn 2.000 hộ gia đình thì hầu hết các hộ đều có
người tham gia vào việc trồng và chế biến các loại cây dược liệu, cây tinh
12
dầu. Hiện tại, Bình Minh là nơi cung cấp nguồn cây dược liệu, cây tinh dầu
lớn nhất cả nước, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên cơ
sở tiềm năng đất đai và đặc điểm giống cây, người dân nơi đây từ đầu những
năm 90 của thế kỷ trước đã mạnh dạn đưa một số cây dược liệu, cây tinh dầu
như Đinh lăng, Địa liền, Truật nam, Hương nhu, Bạc hà, Húng quế… từ các
nơi khác về trồng. Hiện nay, ở Bình Minh đã trồng hàng chục loại cây dược
liệu, cây tinh dầu cho thu hoạch loại ít nhất cũng từ 5-10 tấn nguyên liệu,
loại nhiều có thể lên tới 500-600 tấn. Ở xã Bình Minh, đất trồng lúa được
chuyển đổi thành vườn, trồng cây ăn quả xen lẫn với cây dược liệu. Việc
trồng và sơ chế cây dược liệu ở Bình Minh đã và đang hình thành những mô
hình liên kết sản xuất và phân công lao động ngày càng rõ.
2.5. Vùng dược liệu Tam Đảo
Với nguồn dược liệu quý, phong phú, tự nhiên, Tam Đảo từ xưa đã nổi
tiếng với nhiều cây thuốc quý có khả năng trị bệnh cứu người. Hiện núi rừng

Tam Đảo còn tồn tại hơn 700 loài cây thuốc quí, trong đó có những cây
không có trong từ điển sách thuốc Việt Nam, chỉ có người lương y dân tộc
thiểu số Sán Dìu biết và lưu truyền như: cây tàu pú shong, cây Ngòi mỵ u,
Vong hoi lô, Vong ngòi cú (tiếng Sán Dìu) dùng chữa bệnh thương hàn,
xương khớp, thần kinh, đường ruột
Theo nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương, cây dược liệu trồng
tại Tam Đảo phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết và có
hàm lượng vật chất khô tương đối cao, chất lượng dược liệu tốt. Vì vậy,
trồng cây dược liệu là phù hợp, vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích
đất vườn đồi, vừa cung cấp nguyên liệu dược liệu, góp phần bảo tồn và phát
triển nguồn dược liệu quý hiếm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, phát triển thảm thực vật, chống xói mòn ở những vùng có
vườn đồi dốc, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn, miền núi.
Các hộ dân trồng cây dược liệu đều được Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh
Vĩnh Phúc ký hợp đồng thu mua toàn bộ.
13
Xác định cây thuốc là một trong những nhóm lâm sản ngoài gỗ quan
trọng nhất tại địa phương, mới đây, dự án “Bảo tồn và phát triển cây lâm sản
ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Tam Đảo” hỗ trợ kinh phí nhân rộng một số
vườn thuốc. Sự kết hợp giữa bảo tồn và trồng mới các loại cây dược liệu trên
những vùng đất còn hoang hoá tại Tam Đảo không chỉ đem lại nguồn thuốc
chữa bệnh cứu người mà còn giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống ổn
định hơn.
3. Một số nhận xét và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc
sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu tại các huyện ngoại thành Hà
Nội và vùng phụ cận
3.1. Nhận xét
Hiện nay, nghề trồng và chế biến dược liệu ở Hà Nội và vùng phụ cận
đang được chính quyền tại các địa phương khuyến khích phát triển và có các
biện pháp kêu gọi đầu tư. Các vùng dược liệu đã được quy hoạch thành vùng

nguyên liệu của các nhà may sản xuất, cụ thể:
Công ty Traphaco với dự án đầu tiên mở tại Nghĩa Trai; Công ty dược
vật tư y tế Hưng Yên đã nghiên cứu sản xuất được các sản phẩm quý như
Rượu long nhãn, Đại bổ thập toàn. Đặc biệt sản phẩm Rượu long nhãn chế
biến từ quả nhãn Hưng Yên là sản phẩm bổ dưỡng rất tốt, đang được đưa ra
thị trường với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chắc chắn sẽ chinh phục được cả
những khách hàng khó tính.
Công ty Cổ phần dược trung ương Mediplantex có 02 nhà máy sản xuất
dược phẩm hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO, với công suất đạt 500
triệu viên/năm: Nhà máy dược phẩm số 01đặt tại 356 Đường Giải Phóng – Hà
Nội. Nhà máy dược phẩm số 02 đặt tại thôn Trung Hậu – Xã Tiền Phong - Mê
Linh - Hà Nội với diện tích 20.000 m2. Ngoài ra công ty còn có xưởng chiết
xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp các nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu
trong nước với trang thiết bị máy móc hiện đại đặt tại Mỹ Đình - Từ Liêm –
Hà Nội và hai phòng kiểm tra chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn GLP. Công
14
ty đã chế biến,chiết xuất và tinh chế các loại cây tinh dầu (Bạc hà, Sả, Tràm,
Hồi, Quế…). Các loại thuốc sốt rét ( Artemisinin, Artersunat, Artemethe,…).
Berberin, Rutin các loại thuốc y học cổ truyền được bào chế hiện đại phục vụ
tiêu dùng cả nước và xuất khẩu. Công ty cũng đã thực hiện thành công nhiều
đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp Bộ.
Với những hoạt động cụ thể của các nhà máy, người trồng dược liệu yên
tâm vì có ngay nguồn tiêu thụ cùng cơ sở chế biến hiện đại tại địa phương.
Hiện nay, ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng đã có các dự án bảo tồn và
phát triển cây thuốc, cụ thể:
Dự án bảo tồn cây thuốc tại Vườn Quốc gia Ba Vì, do Australia tài trợ
giúp cho các cộng đồng địa phương bảo vệ, quản lý vững chắc một số loài
dược thảo truyền thống. Dự án đã thống kê các loài cây thuốc chữa bệnh theo
truyền thống, xác định các cây thuốc có tầm quan trọng nhất đối với địa
phương về tập quán sử dụng và giá trị kinh tế. Việc đánh giá các quá trình

sinh thái học có liên quan đến các loài cây thuốc, như tần số xác định, độ
phong phú và các biểu đồ về nơi cư trú có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ bảo vệ
quản lý cây thuốc lâu dài. Vì thông qua các quá trình này, người ta dự tính
rằng với tốc độ khai thác như hiện nay, nguồn dược liệu có thể suy kiệt trong
ba năm tới. Dự án đã khuyến khích gieo trồng các loài cây thuốc cùng với
những cây ăn quả khác, gieo trồng lại các loài đã bị đe doạ cạn kiệt cây thuốc
của vườn Quốc gia, coi đó là chiến lược tái tạo (bảo tồn). Dự án cung cấp các
dữ liệu nền cần thiết để xây dựng một vườn ươm cây thuốc, đã cùng đồng bào
địa phương xây dựng danh sách các cây thuốc ưu tiên và hình thành các
phương pháp nhân giống. Trong số bốn mươi loài quan trọng nhất được các
lương y liệt kê, có 23 loài được thu nhập và nhân giống trong vườn ươm của
dự án, 86 cây thuốc được đưa vào thử nghiệm và phát giống cho các lương y
địa phương, cho nhân viên trồng quốc gia và nhân dân để gieo trồng tại các
vườn gia đình. 200 lương y địa phương cam kết sẽ trồng các loài cây thuốc để
15
tạo thu nhập và bổ sung cho các loại cây đã bị cạn kiệt của vườn quốc gia Ba
vì, coi như một công việc thường nhật.
Dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam” tại xã Bình Dương (Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc) được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi trường toàn cầu tài
trợ, đã hoàn thành sau 2 năm.Dự án đã chọn những cây trồng trên quy mô
rộng có giá trị chữa bệnh và hiệu quả kinh tế đã được kiểm nghiệm tại địa
phương thông qua các lương y, những cây mà nhân dân đã biết đặc điểm sinh
thái và biết kỹ thuật gieo trồng, thu hái, bảo quản và chế biến. Dự án còn mời
các chuyên gia dược liệu và chuyên gia giống về chọn giống cây thuốc gieo
trồng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chọn đất để xây dựng
vườn cây bảo tồn, làm mô hình trình diễn cho người dân áp dụng triệt để đất
vườn, tận dụng không gian canh tác dưới vườn cây ăn quả để trồng Nghệ đen,
Gừng, Địa liền vẫn cho năng xuất cao. Đã bảo tồn tập trung cho 50 loài cây
thuốc chữa bệnh thông thường và một số cây có nguy cơ biến mất khỏi địa
phương như Cối xay, Cỏ sả, Bạch hoa xà, Hoàn ngọc, Dấp cá

Các dự án bảo tồn và phát triển cây thuốc đã kết hợp với cư dân địa
phương làm đối tác hoạt động, đề cao vai trò của người dân địa phương làm
đối tác hoạt động bảo tồn, trên nguyên tắc thoả thuận, bàn bạc với những
người dân địa phương về cách thức bảo tồn, yêu cầu bảo tồn, các giải pháp
nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư sống trong và quanh
khu vực bảo tồn. Sau khi thị trường cây thuốc được mở rộng, các hộ gia đình
cũng đã mở rộng thêm vườn thuốc, trồng thêm nhiều chủng loại cây thuốc tại
địa phương, nhất là những cây có giá trị về dược liệu và kinh tế.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học- tài
nguyên cây thuốc được tiến hành dưới nhiều hình thức như đã nhắc ở trên, phát
thanh, tổ chức tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo
quản, thu hoạc nguồn dược liệu đồng thời hướng dẫn người dân dùng thuốc trị
bệnh thông thường theo y học Cổ truyền. Nhiều hộ nông dân tham gia các dự
án được trang bị kiến thức về phương pháp canh tác, nâng cao hiệu quả gieo
16
trồng. Phụ nữ đã đóng vai trò tích cực tham gia dự án. Họ còn làm công tác
tuyên truyền, được tập huấn nên họ đã hiểu được tác dụng của từng cây thuốc,
biết sử dụng những bài thuốc đớn giản, từ các loại dược liệu làm thuốc bổ cho
người già, dinh dưỡng cho trẻ em, chữa bệnh thông thường cho phụ nữ. Qua
tổng kết các dự án, địa phương đã đánh giá về tác động kihn tế- xã hội, góp
phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho phụ nữ
và trẻ em, tăng thu nhập gấp nhiều lần so với trồng lúa, hiểu biết giá trị của
nguồn tài nguyên- cây dược liệu sẵn có tại chỗ của địa phương, đặc biệt tác
động về môi trường, nâng cao nhậnthức của người dân về bảo tồn nguồn gen
và phát triển những loài câu thuốc có giá trị về kinh tế lẫn dược liệu.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các làng nghề hiện nay cũng đang
đứng trước nhiều thử thách mới: đất đai chật chội, không ít hộ phải phơi thuốc
dọc đường không bảo đảm vệ sinh môi trường. Việc sản xuất giữa khu dân cư
gặp nhiều bất cập. Ý tưởng xây dựng điểm công nghiệp làng nghề đã được
nhiều địa phương triển khai nhưng chưa thu được kết quả. Mặt khác, đa số các

hộ sản xuất dược liệu vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Khâu
bảo quản dược liệu chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn. Việc dùng diêm sinh để bảo
quản dược liệu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Việc rửa các loại
dược liệu sau công đoạn hấp diêm sinh gây ô nhiễm nguồn nước.
Cách thức sản xuất dược liệu đa phần mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không thống
nhất về phương pháp, không có sự liên kết trong sản xuất. Việc khai thác dược
liệu từ các vườn quốc gia làm số lượng loài dược liệu giảm sút nghiêm trọng, một
số loài có nguy cơ tuyệt chủng (Hoa tiên, Máu người, Củ dòm, Dó đất…), nguy
cơ khan hiếm nguồn nguyên liệu cũng là điều đã được dự báo trước. việc trồng
cây dược liệu còn theo tập quán, tùy tiện, trồng hỗn tạp nhiều loại cây dưới tán
rừng. Đồng thời, việc sử dụng thuốc Nam chủ yếu theo truyền miệng, chưa qua
đào tạo nên hiệu quả sử dụng dược liệu chưa cao, bài thuốc ngày càng mai một,
năng suất dược liệu thấp, kinh tế của bà con gặp nhiều khó khăn.
3.2. Một số kiến nghị
17
Trước hết, cần thiết phải khẳng định dược liệu là chiến lược lâu dài phát
triển ngành dược nước ta hay nói một cách khác , đây là một bộ phận trọng
yếu của chiến lược ngành dược. Sau đó, những yêu cầu sau đây cần được
xúc tiến nghiêm túc:
- Hiện nay nhiều loài cây dược liệu quý đã khai thác quá nhiều, đang trở
nên cạn kiệt như: Hoàng liên, trúc tích, nhân sâm, hà thủ ô, cây khúc khắc…
Do vậy, việc nuôi trồng, bảo tồn cây thuốc quý đang là vấn đề bức xúc cần
quan tâm. Các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách quy hoạch vùng
trồng cây thuốc nam, hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nâng cao trình độ sản xuất và
sử dụng dược liệu cho người lao động. Điều này không chỉ giúp chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất mà còn giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho bà con, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các
huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận.
- Cần xây dựng thương hiệu cho các làng nghề thuốc Nam trên địa bàn.
Đây là một hướng đi tốt nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đồng thời,

trên địa bàn các huyện có điểm du lịch sinh thái, việc đào tạo, phát triển nghề
thuốc Nam kết hợp với du lịch cộng đồng sẽ thu hút được lượng du khách
đông đảo đến đây, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân.
- Để duy trì và phát triển nguồn dược liệu cũng như giữ vững và phát
triển nghề chữa bệnh bằng thuốc nam có từ lâu đời của người dân, cần có một
cơ chế quản lý và các phương pháp bảo tồn thích hợp với nét đặc thù riêng
của từng vùng.
- Đối với các địa bàn của hai Vườn quốc gia, cần có các biện pháp để
cân bằng lợi ích của người dân với việc bảo vệ đa dạng sinh học ở các Vườn
Quốc gia. Bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý phục vụ công tác quản lý và
bảo tồn đa dạng sinh học thì vấn đề quy hoạch, hình thành vùng dược liệu là
rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi nguồn tài nguyên đã có
sẵn trong tự nhiên, vấn đề chỉ là trồng ở đâu, quản lý và khai thác sử dụng
như thế nào cho hợp lý. Tập trung lựa chọn bảo tồn những loài cây thuốc có
18
nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, các loại cây quý
hiếm, không bảo tồn tràn lan các loài cây đã bị thoái hóa về nguồn gen. Công
việc này cần được kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý và khai thác các
nguồn dược liệu.
- Việc nghiên cứu về dược liệu cần được tiến hành thường xuyên với
những đề tài thiết thực, gắn liền nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ, cải tiến
phương pháp để có những sản phẩm có giá trị cao hơn.
- Xây dựng và phát triển những trang trại trồng và cung ứng cây thuốc
nguyên liệu, trang bị cho người dân những kiến thức và phương pháp hiện
đại. Sự quan tâm, giúp đỡ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật của ngành y tế cũng
như các đơn vị kinh doanh dược trong bảo quản và chế biến, là rất cần thiết,
giúp người dân đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất để phát triển.
- Các công ty sản xuất cần đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất dược
phẩm, tích cực tìm nguồn vốn và đối tác, mở rộng sản xất và tiêu thụ.
19

KẾT LUẬN
Cây dược liệu có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân và góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội. Các
kết quả nghiên cứu đã cho thấy dược liệu Việt Nam, hoàn toàn có thể đáp ứng
đầy đủ nhu cầu thuốc, thực phẩm chức năng cho nhân dân ta và xuất khẩu.
Các huyện ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận, với một vị trí tự nhiên đặc
biệt và hệ sinh thái phong phú và đa dạng là nơi có tiềm năng to lớn về tài
nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung. Do đó, việc
trồng cây dược liệu đang là một hướng đi hiệu quả đối với khu vực này.
Để phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu tại các huyện ngoại
thành Hà Nội và vùng phụ cận, trong những năm tới cần đầu tư trực tiếp
nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác nghiên cứu,
đào tạo và huấn luyện, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, truyền
thông và xuất bản, công nghệ, qui hoạch, xây dựng vùng trồng dược liệu; Đầu
tư cho doanh nghiệp xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà; Đầu tư theo cách cấp
đất, cấp vốn không hoàn lại, cho vay dài hạn không lãi suất và miễn thuế,
tùy thuộc vào từng dự án cụ thể; Các hoạt động kết gắn chặt chẽ và lâu dài
với địa phương, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn tạo điều kiện hỗ trợ
các dự án thành công.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Đề tài khoa học
1. 2. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ:  !!
"#$%&'&( do PGS.TS. Ngô Anh làm
Chủ nhiệm
2. Đề tài: $!)"*+,-.*/$0
112$(,-345(&67*81$
09!:;<34=>(+0do Trung tâm Khoa học
Công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam chủ trì
thực hiện.

3. Đề tài: 
 Thuộc đề tài cấp Nhà nước KC.10-02: "Xây dựng quy
trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để bào chế một
số chế phẩm chất lượng cao", do Ths. Vũ Thị Thuận làm Chủ nhiệm.
II. Sách chuyên khảo
1. Đỗ Tất Lợi,?@&1>+>7&1>$ Nxb Thời đại,
Hà Nội 2011.
2. Văn Nhạc, B&+=+&1=C&D@EF!:, Nxb Văn
hoá Dân tộc, Hà Nội 2007.
3. Nguyễn Viết Thân, @  &1 > $  >+ ? =+  &1
&A/, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội 2012.
III. Tài liệu từ mạng internet
1. Lê Hồng Đạt, (0F!=>J?MN*?O,
nguồn: />option=com_content&task=view&id=1329&Itemid=28
2. Phương Đông, (P    !    +$  Q  M, nguồn:
/>3. Nguyễn Huy Văn, R01),-,,-.9*+),S$'
9>$, nguồn />giai-phap-phat-trien-du-c-lieu-va-san-pham-tu-du-c-lieu-tai-viet-nam

21

×