Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÀI TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.04 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
TÊN ĐỀ TÀI: THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Hà Nội, 2021
MỤC LỤC

A. Phần mở đầu...............................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..................................................................3
2. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................3
3. Tổng quan nghiên cứu.........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................4
B. Phần nội dung............................................................................4
Chương I: Khái quát lý luận về thất nghiệp......................4
1. Khái niệm, thước đo và tác động........................................4
2. Phân loại thất nghiệp...........................................................6
3. Quy mô thất nghiệp..............................................................8
Chương II: Phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay..........................................................................................9
1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay...................9
2. Cơ cấu dân số của những người thất nghiệp..................11
3. Nguyên nhân của thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.....................................................................................13
Chương III: Giải pháp cho thực trạng thất nghiệp ở Việt
Nam hiện nay..............................................................................15


C. Kết luận.....................................................................................16
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................17

2


A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đã có khơng
ít bước nhảy vọt về nhiều mặt, đưa văn minh nhân loại ngày càng
trở nên tân tiến. Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của
toàn cầu, nước ta cũng đạt được những thành tựu nhất định về khoa
học kĩ thuật ở các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu,...Nhưng
bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta cũng có rất nhiều vấn đề
cần được quan tâm và có những hành động để giảm thiểu tối đa như
tệ nạn xã hội, thất nghiệp, lạm phát,...Có quá nhiều vấn nạn trong
xã hội ngày nay cần được giải quyết nhưng có lẽ vấn đề gây nhức
nhối và được quan tâm hàng đầu hiện nay chính là thất nghiệp.
Thất nghiệp – một trong những vấn đề kinh niên của nền kinh tế. Bất
kì quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng vẫn tồn tại thất nghiệp,
chỉ là vấn đề thất nghiệp ở mức thấp hay cao mà thôi. Nền kinh tế
Việt Nam trong những năm gần đây gặp khơng ít khó khăn và chịu
tác động của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỉ lệ thất nghiệp ở nước
ta ngày càng gia tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề cho xã hội
3


như : gia tăng tệ nạn xã hội, sự phân biệt giàu nghèo, sụt giảm nền
kinh tế,...Tuy Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể trong

nền kinh tế nhưng vấn đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao
động vẫn đang còn là vấn đề nan giải của xã hội hiện nay.
Với đề tài này, em hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thất
nghiệp cũng như các biện pháp giảm thiểu thất nghiệp của nước ta
để có những kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Thất nghiệp là gì? Ở Việt Nam, thực trạng thất nghiệp diễn ra như
thế nào?
Và trước thực trạng như vậy, giải pháp nào có thể đưa ra để giảm
thiểu thực trạng thất nghiệp tại nước ta?
3. Tổng quan nghiên cứu
Nghề nghiệp – việc làm là vấn đề được nhiều ngành khoa học quan
tâm nghiên cứu trước hết không chỉ bởi nó là vấn đề quan trọng và
cấp thiết đối với các tầng lớp nhân dân lao động đặc biệt là tầng lớp
sinh viên mà đó cịn là vấn đề chiến lược trong chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đã có khá nhiều các cơng
trình nghiên cứu lớn nhỏ được thực hiện và đăng tải kết quả dưới
dạng các bài báo hay các sách chuyên khảo. Do khuôn khổ thời gian
nên em chỉ xin đề cập đến một số tài liệu mà mình đã đọc và tìm
hiểu được.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng phương pháp lý luận kết hợp với phương pháp thu
thập thơng tin và phân tích tài liệu.

4


B. Phần nội dung
Theo Văn Công (2017) mỗi nước đều có những căn bệnh vĩ mơ
chưa khi nào giải quyết được một cách triệt để như thất nghiệp, lạm

phát, năng suất lao động tăng chậm, cán cân thanh toán thâm hụt
triền miên v.v. Trong đó căn bệnh được coi là phổ biến và nan giải,
đó là thất nghiệp mà cụ thể là ta sẽ đi nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề
thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Ở chương đầu tiên chúng ta sẽ
nghiên cứu về các khái niệm, những nội dung lý luận liên quan đến
thất nghiệp. Và phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện
nay, đồng thời đưa ra các giải pháp cho thực trạng này thông qua
lần lượt hai chương là chương II và chương III.

Chương I: Khái quát lý luận về thất nghiệp
1. Khái niệm, thước đo và tác động
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu về thất nghiệp, việc cần làm
trước tiên là làm rõ các khái niệm có liên quan.
Theo tác giả J.L, Những người trong độ tuổi lao động là những
người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định của
pháp luật. Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động
đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc
làm. Người có việc làm là những người đang làm việc trong các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Người thất nghiệp là người
hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm
việc làm.Ngồi những người có việc làm và thất nghiệp cịn có
những người về hưu, người đang đi học, người nội trợ gia đình, người
khơng có khả năng lao động, một số người khơng muốn tìm việc làm
với các lý do khác nhau. (J.L, 2021)
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so
với tổng số người trong lực lượng lao động. Đây là chỉ tiêu phản ánh
5


khái quát tình trạng thất nghiệp ở một quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp tự

nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà tại đó thị trường lao động cân bằng.
Ngồi ra cũng cần phân biệt thất nghiệp trật tự, thất nghiệp trá
hình, bán thất nghiệp.
Những khái niệm trên đều ít nhiều phản ánh tình trạng thất
nghiệp và lao động trong một quốc gia. Tuy vậy, thước đo về tình
trạng thất nghiệp cũng cịn có những thiếu sót.
Thứ nhất, khi nền kinh tế suy thối, tỷ lệ thất nghiệp cao, tìm
việc làm khó khăn, có người do khơng tìm được việc trong thời gian
dài nên có thể lâm vào trạng thái tuyệt vọng và không tiếp tục đăng
ký xin việc, số thống kê thường bỏ qua những người này.
Thứ hai, khi có tình trạng thất nghiệp nặng nề, một số người có
việc làm đầy đủ trở thành có việc từng phần. Mặc dù có việc làm,
thực tế những người này chỉ là có việc làm từng phần. Nhưng số liệu
thống kê vẫn đánh gia họ có việc làm 100%.
Thứ ba, trong thước đo khơng phân biệt được tình hình người lao
động có trình độ cao do thất nghiệp phải làm những cơng việc giản
đơn như giáo sư, tiến sĩ đi đạp xích lơ, hớt tóc,…
Thứ tư, người làm nghề tự do, ví dụ: người buôn bán nhỏ thu
nhập thấp, sống lay lắt. Những người này thuộc khu vực khơng chính
thức của nền kinh tế (gọi là kinh tế “vỉa hè”) nhưng chiếm tỷ lệ khá
lớn cũng khơng được coi là có việc làm.
Thứ năm, ảnh hưởng của thất nghiệp đến phúc lợi xã hội.
Nguyễn Văn Dương (2021) đã chỉ ra người thất nghiệp, tỷ lệ thất
nghiệp khơng đo được chính xác mức độ nghèo khổ của thất nghiệp
đối với từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: một chủ gia đình khi thất nghiệp
khác nhiều so với một chàng sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng
khơng kiếm được việc làm. Thất nghiệp có tác động rất lớn đến cả cá
nhân người bị thất nghiệp lẫn xã hội.
6



Với bản thân người thất nghiệp, khi khơng có việc làm, thu nhập
của họ giảm sút, kỹ năng chuyên môn bị xói mịn, niềm tin đối với
cuộc sống suy giảm và tâm trạng u uất.
Với xã hội, tình trạng thất nghiệp cũng là một chi phí mà xã hội
phải i gánh chịu. Thất nghiệp càng nhiều, giá phải trả càng lớn.
Những khoản chi phí do tình trạng thất nghiệp gây ra có thể kể đến
như : Chính phủ phải có khoản chi về trợ cấp thất nghiệp, khoản thu
từ thuế thu nhập cho ngân sách giảm sút, nguồn lực lãng phí, sản
lượng sút kém. Ngồi ra, thất nghiệp làm cho các tệ nạn xã hội gia
tăng (cờ bạc, trộm cướp, mại dâm…) gây tổn thương về mặt tâm lý
và niềm tin của nhiều người.
Để tìm ra các giải pháp cho tình trạng thất nghiệp, người ta
thường phân loại (hoặc đánh giá cơ cấu) của thất nghiệp.
2. Phân loại thất nghiệp
Theo các tác giả trong bài nghiên cứu “Thất nghiệp ở Việt Nam
thực trạng nguyên nhân và giải pháp”, Thất nghiệp có thể được
phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: theo giới tính, theo lứa
tuổi, theo vùng lãnh thổ, theo nghề chuyên môn hoặc theo lý do thất
nghiệp (bỏ việc, mất việc, quay lại làm việc), theo tình hình phát
triển kinh tế, thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường và thất nghiệp
do tự nguyện. Trong các cách phân loại trên thất nghiệp theo tình
trạng phát triển kinh tế, thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường và
thất nghiệp do sự tự nguyện được xem xét kỹ hơn. (Duy et al., 2013)
Ngọc Nguyễn (2021) chỉ ra rằng, thất nghiệp theo tình hình phát
triển kinh tế hay thất nghiệp phân theo nguyên nhân hay nguồn gốc
của nó. Đây là loại thất nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp.
Nó bao gồm thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp luân phiên, cọ sát),
thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ.


7


Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động không
muốn làm công việc cũ đang trong thời gian tìm kiếm cơng việc mới
hoặc nơi làm việc tốt hơn, kể cả những người mới bước vào thị
trường lao động đang tìm việc hoặc đã tìm được việc nhưng trong
thời gian chờ đi làm. Mọi xã hội, mọi thời gian đều có loại thất
nghiệp này.
Thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp xảy ra khi có sự cân đối giữa
cung và cầu về các loại lao động ở các ngành nghề khác nhau, mặc
dù trong thị trường lao động tổng thể, cung, cầu vẫn có khả năng
cân đối. Loại thất nghiệp này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh
tế và khả năng điều chỉnh cung của thị trường lao động. Thất nghiệp
cơ cấu sinh ra do sự khơng tương hợp giữa người đi tìm việc với bản
thân công việc. Cụ thể như không tương hợp về kỹ năng (thiếu người
sử dụng máy vi tính, thừa lái xe ô tô con), không tương hợp về địa
điểm (kỹ sư lâm nghiệp ở Hà Nội nhiều hơn ở Lào Cai). Loại này cịn
bao gồm cả thất nghiệp có tính thời vụ.
Thất nghiệp chu kỳ (còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu) xảy ra
khi mức cầu chung về lao động giảm sút.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường là thất nghiệp xảy ra khi
tiền lương được ấn định không phải bởi các lực lượng thi trường và
cao hơn mức lương thực tế cân bằng của thị trường lao động. Loại
này do yếu tố chính trị, xã hội tác động.
Thất nghiệp phân theo mức độ tự nguyện của người lao động
bao gồm: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Thất nghiệp tự nguyện là một bộ phận người lao động không làm
việc do việc làm và mức lương không phù hợp với mong muốn của
họ. Loại này ứng với thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp không tự

nguyện là bộ phận người khơng có việc làm mặc dù đã chấp nhận
làm việc với mức lương hiện hành. Loại này ứng với thất nghiệp chu
kỳ.
8


Theo nghiên cứu của Bá Ngọc (2007) phân loại thất nghiệp theo sự
tự nguyện là cơ sở để xây dựng hai đường cung về lao động trong
W1
mơ hình
về thị trường lao động.
P

SL
A

B

S1 L
C

W
P

E
W*
P

DL
Số lượng

Lao động

DL : đường cầu về lao động.
SL : đường cung về lao động thể hiện số người muốn và chấp
nhận làm việc ở mỗi mức lương thực tế hiện hành.
S’L : đường cung về lao động thể hiện số người mong muốn làm
việc ở mỗi mức lương thực tế (bao gồm cả số người thất nghiệp tự
nguyện tại mỗi mức lương). Đường này biểu thị số người tham gia
vào lực lượng lao động ở mỗi mức lương (thực tế).
Tại W*/P: cung bằng cầu về lao động đồng thời số người thất
nghiệp không tự nguyện bằng 0.
Tại W1/P: AB: số người thất nghiệp không tự nguyện.
BC: số người thất nghiệp tự nguyện.
3. Quy mô thất nghiệp
Quy mô thất nghiệp được thể hiện ở số lượng người thất nghiệp
tại một thời điểm nào đó. Quy mơ thất nghiệp chịu tác động bởi số
người mới bị mất việc và số người thất nghiệp mới tìm được việc
làm.

9


Đánh giá quy mơ thất nghiệp người ta cịn căn cứ vào thời gian
thất nghiệp trung bình. Thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài
bình quân về thời gian thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Ví dụ: Có 8 người thất nghiệp trong đó 3 người thất nghiệp 12 tháng
và 5 người thất nghiệp 6 tháng thì:
“Thời gian thất nghiệp trung bình” = [(3x12 tháng) + (5x6 tháng)] /
8 = 8,25/tháng


Chương II: Phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Xét trên tổng thể thị trường lao động, tình trạng dư cung vẫn
cịn phổ biến. Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề,
nhất ỉà đào tạo nghề chính quy cịn thấp dẫn đến chất lượng lao
động không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Trong
những năm gần đây, mặc dù tình trạng học vấn của lao động không
ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng
nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Đề tài “Sinh viên:
Tốt nghiệp và thất nghiệp” chỉ ra, lượng sinh viên tốt nghiệp từ các
trường đại học,cao đẳng chính quy trong cả nước không cỏ việc làm
ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học trở đảm
nhận các công việc không cần bằng cấp, hiện tượng sinh viên sau
khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các cơng việc khơng cần
đến trình độ đại học đang dần khơng cịn xa lạ (Đồn, Nguyễn, &
Nguyễn, 2014)
Ở Việt Nam, khái niệm thất nghiệp được hiểu là những người
khơng có việc làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng
làm việc ngay khi có cơ hội việc làm trong giai đoạn tham chiếu.
10


Tác giả Anh Hoàng nhận định “Việt Nam là một trong những
nước đang phát triển, chủ yếu vẫn là nguồn lao động thủ công, khi
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự diễn ra thì nguồn nhân lực
của Việt Nam sẽ bị đào thải và thất nghiệp, robot và công nghệ hiện
đại sẽ thống lĩnh thị trường lao động. Nếu khơng nhanh chóng thay
đổi, trong tương lai gần chúng ta chắc chắn sẽ trở thành “nơ lệ” của
robot” (Anh Hồng, 2018)

Đổi mới kinh tế và chính trị trong 30 năm qua đã thúc đẩy phát
triển kinh tế và nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc
gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung
bình thấp từ năm 2008. Mặc dù vậy, nghiên cứu của Lê Thị Thảo
Nguyên (2017) chỉ ra rằng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và
hệ thống an sinh xã hội nói chung tại Việt Nam vẫn chưa hồn thiện
để phục vụ tốt người lao động, do đó đa số người dân phải làm mọi
công việc để tạo ra thu nhập ni sống bản thân và gia đình. Đây
cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
thường thấp hơn so với các nước đang phát triển.
Bài báo của Thu Hiền (2020) chỉ ra từ kết quả TĐTDS&NO 2019, tỷ
lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam là 2,05%;
trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi
trở lên là 2,00%, còn ở nữ giới là 2,11%. Bên cạnh đó, Kết quả
TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất
nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nơng thơn cũng có sự
khác biệt khá lớn. Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực
nơng thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp
hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp chung
của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nơng thơn chỉ có 1,64% (trong đó
ở nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ
lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở nam giới là 2,86%, cịn ở nữ giới là
3,01%). Sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thơng tin về việc làm, trình
11


độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng lựa chọn cơng việc linh hoạt
của người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch
này.
Tính theo vùng kinh tế, Đơng Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động

từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp cao nhất cả nước với 2,65% dân số; tại
đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,96%, ở nơng thơn là 2,14%;
cịn theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới
trong Vùng với mức tương ứng là 2,71% và 2,60%. Đứng thứ 2 là
Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42% số dân
trong vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 2,14%. 2
Vùng kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước lần lượt là Trung
du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây Nguyên 1,50%.
Nhìn vào biểu đồ 1, ta thấy tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về
nhóm lao động có trình độ cao đẳng (3,19%), tiếp đến là nhóm có
trình độ đại học (2,61%). Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn lại là
những lao động trình độ thấp hơn như trung cấp (1,83%), sơ cấp
(1,3%) và khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật (1,99%). Riêng đối
với nhóm có trình độ trên đại học, do nhu cầu cao về trình độ chun
mơn trong thời kỳ đổi mới nên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (chỉ
1,06%). Các số liệu cũng cho thấy, hầu như ở các trình độ chun
mơn kỹ thuật tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới luôn cao hơn so với nam
giới, đặc biệt đối với nhóm lao động có trình độ sơ cấp (có tỷ lệ
4,57%).
2. Cơ cấu dân số của những người thất nghiệp
Theo Kết quả TĐTDS&NO 2019, những người thất nghiệp thường
có độ tuổi khá trẻ. Hầu hết nguồn thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54
tuổi (chiếm tới 91,7% tổng số người thất nghiệp của cả nước) mà
trong đó: tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15-54 tuổi cao hơn nữ
giới trong cùng độ tuổi, tương ứng là 92,6% tổng số nam giới thất
nghiệp và 90,9% tổng số nữ giới thất nghiệp. Người trong độ tuổi từ
12


25-54 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, chiếm gần một nửa tổng số

lao động thất nghiệp của cả nước (47,3%); và thực trạng này ở khu
vực thành thị lên tới 52,7% và ở khu vực nông thôn là 42,9%.
Điều đáng nói là kết quả tổng điều tra cũng chỉ ra rằng đối với
tỷ lệ lao động thất nghiệp theo trình độ tốt nhất đạt được thì người
thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao trong
tổng số lao động thất nghiệp (18,9%) trong khi người thất nghiệp
chưa được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn (bao gồm: Sơ
cấp, trung cấp) chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều (6,6%).
Tác giả Thu Hiền (2020) lý giải rằng có hiện trạng này là do nhóm
lao động có trình độ chun mơn thấp thưởng sẵn sàng làm các
cơng việc giản đơn và khơng địi hỏi chuyên môn cao với mức lương
thấp trong khi những người có trình độ học vấn cao lại cố gắng tìm
kiếm cơng việc với mức thu nhập phù hợp hơn. Ngồi ra, chính sách
tuyển lao động của các nhà tuyển dụng đối với nhóm lao động có
trình độ cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy, bởi yêu cầu đối với lao
động đã qua đào tạo ở các trình độ càng cao cảng khắt khe hơn so
với lao động giản đơn và cũng do nhóm lao động đã qua đào tạo
thường có yêu cầu về mức mức thu nhập cao hơn nhóm lao động
giản đơn.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, thất nghiệp
đã trở thành vấn đề mang tính chất tồn cầu, khơng loại trừ một
quốc gia nào từ những nước nghèo đói cho đến những nước đang
phát triển hay có nền cơng nghiệp phát triển. Do vậy, các số liệu cụ
thể về tình trạng thất nghiệp từ Kết quả TĐTDS&NO 2019 sẽ góp
phần làm rõ nét hơn bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam; để từ đó
Chính phủ có chiến lược cụ thể giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc
làm, nâng cao đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

13



3. Nguyên nhân của thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện
nay
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu là do suy
thối kinh tế tồn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
có doanh nghiệp phải đóng cửa hồn tồn do sản phẩm làm ra
khơng tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính
vì vậy họ phải cắt giảm bớt nguồn nhân lực khiến nhiều người mất
việc làm. Khơng những vậy tình hình dân số tăng nhanh cũng khiến
cơ hội việc làm của nhiều người gặp khó khăn.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là sinh viên tốt
nghiệp ra trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm việc kể cả những
sinh viên xuất thân và lớn lên từ những miền quê. Họ chấp nhận ở lại
thành phố để làm việc dù là việc không đúng với ngành được đào
tạo hoặc có thu nhập thấp. Như vậy một số nơi như hải đảo, vùng
sâu, vùng xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trong khi
thành phố vẫn phải đương đầu với sức ép của tình trạng thất nghiệp.
Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp cầm trên tay tấm bằng đỏ đại học
nhưng vẫn phải đi làm công nhân; 2- 3 năm mỏi mắt không kiếm
được việc làm đúng chuyên ngành đã được đào tạo vì đa phần đều bị
các doanh nghiệp “từ chối” do thiếu kinh nghiệm.
Một trong những nguyên nhân chính là cung khơng gắn với cầu.
Người “cung” nguồn nhân lực chính là các trường đại học, cao đẳng
thuộc Bộ giáo dục quản lý. Trách nhiệm của người đứng đầu ngành
giáo dục như thế nào khi hàng năm, số lượng sinh viên ra trường ồ
ạt nhưng các trường thi nhau mở các ngành tràn lan xảy ra tình
trạng “thừa thầy thiếu thợ” ? Nhấn mạnh việc này trong buổi chất
vấn tại Uỷ ban Quốc hội gần đây, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết:
Việc thừa thầy thiếu thợ không hồn tồn đúng mà vì chúng ta đang
thiếu thợ lành nghề, thừa thợ chưa đạt chuẩn . Bộ trưởng cũng thừa

nhận rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên mới
14


ra trường khó xin việc là do chất lượng đào tạo chưa tốt, vấn đề quy
hoạch nguồn nhân lực cũng chưa được chú ý, sự gắn kết các trường
đại học, cao đẳng với doanh nghiệp chưa chặt chẽ và quy mô đào
tạo của trường chưa được cân đối. Thêm vào đó là xuất phát từ hiện
tượng học giả bằng thật, chạy theo ứng thí và cách tuyển dụng của
nhiều doanh nghiệp, tổ chức quá coi trọng bằng cấp, không chú
trọng đến kỹ năng của người ứng tuyển, nhiều sinh viên mới tốt
nghiệp bị “từ chối” vì bị chê là thiếu kinh nghiệm, kỹ năng mặc dù
đa số các trường đều có khoảng thời gian để sinh viên năm cuối “cọ
sát” với thực tế về ngành nghề được đào tạo.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan - Trưởng Phịng Chính trị và cơng tác
sinh viên, trường ĐH KHXH & NV - cho rằng “Có một độ “vênh” nhất
định giữa đào tạo đại học và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Độ vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng
và mềm của sinh viên. Trên thực tế, sinh viên mới tốt nghiệp thường
phải được đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các
nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái
độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ
năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiện
lao động xuất kinh doanh. Nhà nước vẫn chưa có chính sách hợp lý
để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra
trường yên tâm công tác và phát huy hết khả năng, chẳng hạn như
chính sách đối với những người về công tác tại những vùng sâu,
vùng xa, hải đảo chưa hợp lí cho lắm nên khơng thu hút được sinh
viên sau khi ra trường tự nguyện về đây công tác.” (“Tình hình thất
nghiệp ở Việt Nam hiện nay,” n.d.)


15


Chương III: Giải pháp cho thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
Từ nhận định của bài báo về “Giải pháp giải quyết vấn đề thất
nghiệp ở Việt Nam”, tác giả cho rằng “Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, sử
dụng tốt hơn nguồn lực khan hiếm, tăng niềm tin, tạo sự ổn định
trong đời sống chính trị xã hội là nỗ lực của mọi quốc gia trong các
thời kỳ. Gắn với chu kỳ phát triển kinh tế, mỗi loại thất nghiệp có
những cách thức giải quyết khác nhau.” (“Giải pháp giải quyết vấn đề thất
nghiệp ở Việt Nam.,” 2014)
Đối với thất nghiệp tự nhiên: xã hội cần có thêm nhiều việc làm
tạo ra mức tiền công tốt hơn, tạo ra những thay đổi tích cực trên thị
trường lao động. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, về phía Nhà
nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ; hỗ
trợ vốn để mở thêm các doanh nghiệp mới, tăng quy mơ của doanh
nghiệp nhỏ; hồn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại; cung
cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu lao động.
Đối với thất nghiệp chu kỳ, Chính phủ sử dụng hai chính sách
chính trong chính sách chống suy thối nói chung, đó là chính sách
tài khố và chính sách tiền tệ để tăng mức tổng cầu, phục hồi kinh
tế, giảm thất nghiệp. Nếu sử dụng riêng rẽ từng chính sách, đều có
những kết cục khơng mong đợi ví dụ như làm cho giá tăng hoặc đầu
tư (I) giảm. Do vậy, cần sử dụng kết hợp cả hai chính sách sẽ có khả
năng kiểm sốt được tổng câu, ổn định thu nhập (sản lượng) ở mức
dự kiến sát với mức sản lượng tiềm năng. Hơn nữa cần có một cơ
quan phối hợp điều hành.
Tác giả Phạm Thị Bạch Tuyết cho rằng: “Những chuyển biến tích
cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh

các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm
mới cho lực lượng lao động trong thời gian tới. Tuy nhiên, trình độ
học vấn cịn có sự phân hóa giữa nơng thơn với thành thị và theo các
16


vùng lãnh thổ. Ở nơng thơn, tuy trình độ học vấn của lực lượng lao
động đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với khu
vực thành thị.” (Bạch Tuyết, 2014)
Đối với thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tạm thời để người lao
động có thơng tin chính xác và có kỹ năng lao động đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế, Chính phủ nên tham gia vào q trình cung cấp
thơng tin cũng như hồn thiện việc cung cấp thông tin, tài trợ cho
việc mở những trung tâm đào tạo và có biện pháp kiểm sốt chương
trình đào tạo; có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
vào các chương trình đào tạo; hạ thấp mức lương tối thiểu khi tỷ lệ
thất nghiệp cao; hạ thấp mức trợ cấp thất nghiệp làm giảm lợi ích
của việc khước từ cơng việc và khuyến khích những người làm việc
bằng cắt giảm thuế thu nhập, tăng lợi ích của việc đi tìm cơng việc.
Bài báo “Cách mạng cơng nghệ 4.0: Ngại khó sẽ thất nghiệp” đã
chỉ ra rằng, “một khi cuộc CMCN 4.0 đã thật sự diễn ra thì có tới 70%
lao động gia cơng thủ cơng sẽ mất đi vì nhiều ngành nghề cũ khơng
cịn, thay vào đó sẽ có nhiều ngành nghề mới và nhân lực mới được
thay thế. “Người ta cần những ngành nghề chất lượng cao, do đó lực
lượng lao động cũng địi hỏi chất lượng cao, tức là được đào tạo một
cách bài bản. Điều đó cho thấy, trong giai đoạn sắp tới học tập vẫn
là nhân tố quyết định. Tuy nhiên, các ngành đào tạo cũng phải thay
đổi làm sao để thích ứng kịp thời. Nếu không thay đổi, đào tạo ra sẽ
không thể giải quyết được nhu cầu việc làm… Cuộc CMCN 4.0 chắc
chắn sẽ biến đổi tất cả đời sống xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi

như thế nào thì sự thay đổi đều bắt nguồn từ chính chúng ta, và sự
thay đổi phải bắt nguồn từ chính hơm nay” (Thương Thương, 2018)
Đối với sinh viên thì hiện nay rất nhiều người chọn trường đại
học nhưng khơng có sự định hướng cho khả năng của đầu ra sau này
mà chỉ chọn vì nó đang “hot”. Đây là một tư tưởng tiêu cực có ảnh
hưởng khơng tốt tới q trình phát triển kinh tế - xã hội gây ra tình
17


trạng thừa thiếu bất hợp lý. Ta có thể thấy rõ khi mà vừa qua ở các
ngân hàng đã có rất nhiều đợt cắt giảm nhân sự. Chưa kể đến tâm lý
hiện nay của nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học
với suy nghĩ chỉ có con đường học đại học mới có thể dẫn tới sự
thành cơng. Phải nói rằng có được tấm bằng đại học để ra nghề là
một điều rất cần và quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng
đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập nghiệp.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn cho rằng “Đổi mới và tăng
cường hơn các chương trình giáo dục theo hướng nghề nghiệp và
hướng tiếp cận khởi nghiệp để khích lệ khát vọng thành công và
thách thức, thái độ đối với khởi nghiệp, nhận thức kiểm soát hành vi,
kinh nghiệm khởi nghiệp và tính sáng tạo sẽ mang lại nhiều ích lợi
trong việc gia tăng dự định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam.”
(Anh Tuấn, 2019)
Vì lẽ đó, bản thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ
huynh cần phải đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con
em mình và hồn cảnh gia đình mà vẫn có ích cho xã hội. Những
sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong
việc chọn cho mình một nơi làm việc.
C. Kết luận
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam

hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song
có lẽ vấn đề nóng bỏng hiện nay khơng chỉ có ở Việt Nam chúng ta
quan tâm, mà nó cịn được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất
nghiệp. Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài viết chính
vì thế mà bài viết này chúng ta khơng đi sâu tìm kiểu được hết tường
tận các khía cạnh cụ thể. Nhưng từ những phân tích trên, cũng như
tình hình thực tế ở nước ta hiện nay có thể thấy được tầm quan
trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách ngày nay. Có
được điều đó là phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta, những chủ
18


nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt, đối với sinh viên trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – những chủ nhân tương lai của
đất nước thì đây là vấn đề mà chúng ta cần phải hết sức lưu tâm và
để ý, bên cạnh đó bản thân phải trau dồi kiến thức, tận dụng thời
gian và nâng cao năng lực để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế
trong thời đại mới.

19


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nơng thơn và vùng
kinh tế - xã hội (Đơn vị: %)
Thành thị, nơng
Chu
ng

thơn

Thành
Nơng

Giới tính
Nam

Nữ

thị

thơn

2,05

2,93

1,64

2,00

1,20

2,15

1,02

1,22

1,18


1,87

2,78

1,47

1,99

1,75

2,14

3,38

1,70

2,07

2,21

Tây Ngun

1,50

1,82

1,37

1,40


1,60

Đơng Nam Bộ

2,65

2,96

2,14

2,60

2,71

Đồng bằng sơng Cửu Long

2,42

3,39

2,12

2,07

2,87

TỒN QUỐC
Trung du và miền núi phía
Bắc
Đồng bằng sơng Hồng

Bắc Trung Bộ và Dun hải
miền Trung

2,1
1

Biểu 2: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nông thôn và
chuyên môn kỹ thuật (Đơn vị: %)

Chung

TỔNG SỐ
Không có trình độ
CMKT
Sơ cấp

Thành thị, nơng

Giới

thơn
Thành
Nơng

tính
Na
Nữ
m
2,0 2,


thị

thơn

2,05

2,93

1,64

1,99

2,94

1,67

1,30

1,88

0,88

20

0
2,0

11
1,9


4
0,8

3
4,5

3

7


Trung cấp

1,83

2,62

1,24

Cao đẳng

3,19

4,34

2,19

Đại học

2,61


3,11

1,70

Trên Đại học

1,06

1,13

0,60

1,6

2,1

1
3,0

3
3,2

7
2,4

9
2,7

8

0,9

5
1,1

9

4

Biểu 3: Tỷ lệ lao động thất nghiệp theo giới tính, nhóm tuổi và thành
thị, nông thôn (Đơn vị: %)
Tỷ trọng
Tổng số

Nam

Nữ

nữ
trong

TỔNG SỐ

100,0

100,0

100,0

tổng số

48,7

15-24 tuổi

44,4

45,7

43,1

47,2

25-54 tuổi

47,3

46,9

47,8

49,2

55-59 tuổi

3,9

3,2

4,6


57,9

60 tuổi trở lên

4,4

4,2

4,5

50,4

Thành thị

100,0

100,0

100,0

48,5

15-24 tuổi

42,5

40,2

45,0


51,3

25-54 tuổi

52,7

54,7

50,4

46,4

55-59 tuổi
60 tuổi trở lên

2,8
2,0

2,9
2,2

2,7
1,9

47,4
44,8

Nông thôn

100,0


100,0

100,0

48,9

15-24 tuổi
25-54 tuổi
55-59 tuổi
60 tuổi trở lên

46,1
42,9
4,8
6,2

50,4
40,2
3,6
5,8

41,5
45,7
6,2
6,6

44,1
52,1
62,9

52,0

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh Hồng. (2018). Khơng thay đổi sẽ là “nô lệ” của robot | giaoduc.edu.vn.
Retrieved August 10, 2021, from />Anh Tuấn, N. (2019). CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DỰ ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
CỦA THANH NIÊN Ở VIỆT NAM.
Bá Ngọc, N. (2007). Thất nghiệp thanh niên và định hướng nghề nghiệp. Nghiên cứu
kinh tế (Vol. 345). Retrieved from
/>2007038.pdf
Bạch Tuyết, P. T. (2014). THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM,
60.
Đồn M. H., Nguyễn T. P., & Nguyễn T. L. (2014). Sinh viên: Tốt nghiệp và thất
nghiệp. Retrieved August 10, 2021, from
/>Dương N. V. (2021, February 19). Thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất
nghiệp đến kinh tế? Luật Dương Gia. Retrieved August 10, 2021, from
/>Duy, Đ., Hạnh, P., Huyền, L., Trúc, N., Yến, T., Việt, L., & Hựu, Đ. (2013). THẤT
NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.
Retrieved August 10, 2021, from />22


%E1%BA%A4T_NGHI%E1%BB%86P_%E1%BB%9E_VI%E1%BB
%86T_NAM_TH%E1%BB%B0C_TR%E1%BA%A0NG_NGUY
%C3%8AN_NH%C3%82N_V%C3%80_GI%E1%BA%A2I_PH%C3%81P
Giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam. (2014, April 26). Dân Kinh Tế.
Retrieved August 10, 2021, from />J.L. (2021). Thất nghiệp: Khái niệm và tác động của thất nghiệp. Giao dịch tài chính.
Retrieved August 10, 2021, from />Lê Thị Thảo, N. (2017). Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay

(Thesis). Đại học Trà Vinh. Retrieved August 10, 2021, from
/>Ngọc N. (2021, July 22). Những tác động của thất nghiệp đối với nền kinh tế. Cẩm
nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020. Retrieved August
10, 2021, from />Thu Hiền. (2020). Thất nghiệp ở Việt Nam—Vài nét thực trạng. Retrieved August 10,
2021, from />
23


Thương Thương. (2018). Cách mạng cơng nghệ 4.0: Ngại khó sẽ thất nghiệp.
Retrieved August 1, 2021, from />Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân, phương hướng
và giải pháp khắc. (n.d.). . Retrieved August 10, 2021, from
/>Văn Công, N. (2017). Nguyên Lý Kinh Tế Vĩ Mô.

24



×