Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 203 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
TS. Hoàng Xuân Phương

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ
của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hồn thành luận án,
phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
+ PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải và TS. Hoàng Xuân Phương là những người thầy
dẫn tận tình, chỉ dạy, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận án.
+ Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào tạo, tập thể các thầy cô thuộc Bộ môn
Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận án này.

+ Lãnh đạo Tỉnh Bắc Ninh, cùng các Sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã,
phố, nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã hỗ trợ cập nhật số liệu, cung cấp tài
phối hợp giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu thực hiện luận án.
+ Xin cảm ơn các hộ gia đình, cở sở sản xuất kinh doanh cho phép tôi điều tra
vấn, tham gia cùng theo dõi mơ hình tại địa bàn nghiên cứu, đã tạo mọi điều kiện cho
trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
+ Xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên hỗ trợ
tôi trong suốt q trình thực hiện luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Thanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... vii
Danh mục bảng.............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................ xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract ............................................................................................................... xiv
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ......................................................... 3

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.5.2.


Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất và sử dụng đất nông nghiệp ........................................ 4

2.1.1.

Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp ............................................................... 4

2.1.2.

Sử dụng đất nông nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng ....................................... 4

2.1.3.

Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ................................................................... 12

2.1.4.

Đánh giá thích hợp đất đai theo FAO ............................................................... 14

2.2.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp
phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và
Việt Nam........................................................................................................... 18


2.2.1.

Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp..................................................... 18

iii


2.2.2.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp ở
một số quốc gia trên thế giới và những bài học kinh nghiệm ........................... 19

2.2.3.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất phụ vụ tái cơ
ngành nông nghiệp của Việt Nam .................................................................... 27

2.3.

Một số nghiên cứu về chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái
cấu ngành nông nghiệp ..................................................................................... 34

2.4.

Định hướng nghiên cứu của đề tài luận án ....................................................... 39

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 42
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 42


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh .................................... 42

3.1.2.

Đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 42

3.1.3.

Đánh giá sử dụng đất thích hợp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh............................. 42

3.1.4.

Ứng dụng mơ hình tốn tuyến tính đa mục tiêu xác định cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 42

3.1.5.

Điều tra, khảo sát những mơ hình sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông
nghiệp của các tiểu vùng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 42

3.1.6.

Đề xuất giải pháp chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ
ngành nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ................................................................. 43


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.................................................. 43

3.2.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ................................................................. 43

3.2.3.

Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp................................................... 45

3.2.4.

Phương pháp đánh giá SWOT .......................................................................... 49

3.2.5.

Ứng dụng mô hình tốn tuyến tính đa mục tiêu xác định cơ cấu sử dụng
đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ......................... 50

3.2.6.

Phương pháp điều tra khảo sát mơ hình ........................................................... 51


3.2.7.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 52
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh ...................... 52

iv


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và môi trường ................................ 52

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 61

4.1.3.

Mục tiêu và nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ........ 67

4.2.

Đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 68

4.2.1.


Biến động về sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2018 ........................ 68

4.2.2.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2018 ............. 70

4.2.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh ............................. 71

4.2.4.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức (SWOT) của sử
đất sản xuất nông nghiệp trên các tiểu vùng tỉnh Bắc Ninh ............................. 81

4.2.5.

Lựa chọn loại, kiểu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có triển vọng cho
đánh giá sử dụng đất nơng nghiệp thích hợp ở tỉnh Bắc Ninh ......................... 85

4.3.

Đánh giá sử dụng đất thích hợp tỉnh Bắc Ninh ................................................ 86

4.3.1.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Bắc Ninh ................................................ 86

4.3.2.


Xác định các yêu cầu của LUT cho đánh giá sử dụng đất thích hợp ............. 101

4.3.3.

Đánh giá sử dụng đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........... 103

4.4.

Ứng dụng mơ hình tốn tuyến tính đa mục tiêu xác định cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc
Ninh ................................................................................................................ 105

4.4.1.

Xây dựng mơ hình bài tốn tối ưu đa mục tiêu xác định cơ cấu sử dụng
nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh ............................................................................. 105

4.4.2.

Kết quả giải bài toán ....................................................................................... 109

4.5.

Điều tra khảo sát một số mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả
địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................... 111

4.5.1.

Mơ hình sản xuất lúa tập trung theo hướng hàng hóa .................................... 113


4.5.2.

Mơ hình 2 lúa - cây vụ đơng ........................................................................... 114

4.5.3.

Mơ hình chun rau màu ................................................................................ 115

4.5.4.

Mơ hình trồng hoa .......................................................................................... 118

4.5.5.

Mơ hình trồng cây ăn quả ............................................................................... 119

4.6.

Đề xuất giải pháp chuyển đổi sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu nông
của tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................... 121

v


4.6.1.

Định hướng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu
nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ...................................................................... 121


4.6.2.

Đề xuất giải pháp chuyển đổi sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 127

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 131
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 131

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 132

Danh mục các cơng trình đã công bố liên quan đến luận án ........................................ 134
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 135
Phụ lục ........................................................................................................................ 141

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTN&MT
BVTV
CCNNN
CNH
CVĐ

Nghĩa tiếng Việt

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ Thực vật
Cây công nghiệp ngắn ngày
Cơng nghiệp hóa
Cây vụ đơng

ĐBSCL
ĐBSH
ĐGĐĐ
DTĐSXNN
ĐTH
FAO
GDP
GIS
GRDP

Đồng bằng sơng Cửu Long
Đồng bằng sơng Hồng
Đánh giá đất đai
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
Đơ thị hóa
Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên hợp quốc
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống thông tin địa lý
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

GTNT
GTSX
HĐH
HTX

KCN
KLN
LMU
LUT
MOLP
NNCNC

Giao thông nông thôn
Giá trị sản xuất
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Khu cơng nghiệp
Kim loại nặng
Đơn vị đất đai
Loại sử dụng đất
Mơ hình tối ưu đa mục tiêu tuyến tính
Nơng nghiệp cơng nghệ cao

NTTS
QCVN
SXNN
TCVN
TNHH
TPCG
UBND

Ni trồng thủy sản
Quy chuẩn Việt Nam
Sản xuất nông nghiệp
Tiêu chuẩn Việt Nam

Thu nhập hỗn hợp
Thành phần cơ giới
Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn Ao Chuồng

vii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Biến động đất nông nghiệp trong cả nước giai đoạn 2010-2018 ..................... 30

2.2.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000- 2018 của
cả nước ............................................................................................................. 31

3.1.

Phân cấp chỉ tiêu kinh tế của LUT ở Bắc Ninh................................................ 47


3.2.

Phân cấp chỉ tiêu xã hội của các LUT ở Bắc Ninh .......................................... 47

3.3.

Phân cấp chỉ tiêu môi trường của các LUT ở Bắc Ninh .................................. 48

3.4.

Phân tích SWOT trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại các tiểu
ở tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 49

4.1.

Các nhóm đất chính theo Hệ thống phân loại FAO-UNESCO ở tỉnh
Ninh .................................................................................................................. 58

4.2.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh so với đồng bằng Sông Hồng và cả
nước (2005 - 2020) ........................................................................................... 61

4.3.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Bắc Ninh (2005-2020) ............ 63

4.4.


Thực trạng dân số và lao động qua các năm 2005 - 2018 ................................ 66

4.5.

Biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2018 ............................ 69

4.6.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 2018 .................................................................................................................. 71

4.7.

Hiệu quả kinh tế, xã hội của các LUT theo các tiểu vùng sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ................................................................................. 75

4.8.

Hiệu quả môi trường của các LUT theo các tiểu vùng sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ................................................................................. 76

4.9.

Kết quả trung bình hàm lượng KLN và quy chuẩn môi trường trong mẫu
đất tại các tiểu vùng nghiên cứu ....................................................................... 78

4.10.

Hiệu quả chung của các LUT theo các tiểu vùng thuần, tỉnh Bắc Ninh ........ 81

4.11.


Phân tích SWOT về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng nông
nghiệp thuần, tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 81

4.12.

Phân tích SWOT về sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp ở tiểu vùng chịu
động của q trình CNH tỉnh Bắc Ninh ........................................................... 82

viii


4.13.

Phân tích SWOT về sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp ở tiểu vùng chịu
động của quá trình ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 82

4.14.

Từ phân tích SWOT xác định và đưa ra những giải pháp cho hướng
chuyển đổi cơ cấu các LUT ở tỉnh Bắc Ninh ................................................... 83

4.15.

Các LUT và kiểu sử dụng đất nông nghiệp tiềm năng cho đánh giá đất
thích hợp của tỉnh Bắc Ninh............................................................................. 86

4.16.

Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai ......................................... 87


4.17.

Diện tích các đơn vị đất theo phân loại đất của tỉnh Bắc Ninh ........................ 88

4.18.

Tổng hợp diện tích đất theo địa hình tương đối ở tỉnh Bắc Ninh .................... 90

4.19.

Tổng hợp các diện tích đất theo các nhóm thành phần cơ giới ........................ 91

4.20.

Tổng hợp các diện tích đất theo khả năng tưới tỉnh Bắc Ninh ......................... 92

4.21.

Diện tích đất theo khả năng tiêu nước.............................................................. 93

4.22.

Các đơn vị đất đai (LMU) đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh… ........ 95

4.23.

Tổng hợp hiện trạng các LMU phân bố ở các nhóm và đơn vị đất.................. 98

4.24.


Các LUT và kiểu sử dụng đất triển vọng tỉnh Bắc Ninh................................ 101

4.25.

Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất ....................................... 102

4.26.

Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai.................................................... 103

4.27.

So sánh tiềm năng sử dụng đất thích hợp (S1+S2) và hiện trạng sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp (2017) .................................................................... 104

4.28.

Giá trị hệ số của các hàm mục tiêu (ct_k_v) ..................................................... 106

4.29.

Tổng hợp diện tích của các LUT đánh giá (dk_v) theo 2 mức độ thích hợp
cao (S1+ S2) của tỉnh Bắc Ninh ..................................................................... 107

4.30.

Tổng diện tích của các loại sử dụng đất theo yêu cầu phát triển (dk_v) .......... 108

4.31.


Tổng hợp kết quả giải bài toán theo các loại sử dụng đất .............................. 109

4.32.

Hiện trạng diện tích các loại sử dụng đất 2018 .............................................. 110

4.33.

So sánh tăng (+), giảm (-) về diện tích các LUT sản xuất nông nghiệp
hiện trạng (2018) ............................................................................................ 111

4.34.

Tổng hợp các mơ hình khảo sát ở 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp ở
Bắc Ninh ........................................................................................................ 112

4.35.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mơ hình lúa chất lượng cao .................... 113

4.36.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mô hình lúa nếp ...................................... 114

4.37.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mơ hình ................................................... 115

ix



4.38.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mơ hình ................................................... 115

4.39.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mô hình chuyên rau ................................ 116

4.40.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mơ hình rau muống ................................ 117

4.41.

Hiệu quả thu được từ sản xuất của mơ hình rau an tồn ................................ 117

4.42.

Hiệu quả thu được từ sản xuất mơ hình rau thuỷ canh .................................. 118

4.43.

Hiệu quả thu được từ sản xuất mơ hình chun hoa lan ................................ 119

4.44.

Hiệu quả thu được từ sản xuất mơ hình chun hoa ly - hoa ......................... 119


4.45.

Hiệu quả thu được từ sản xuất mô hình trồng cây ăn quả .............................. 120

4.46.

Một số chỉ tiêu định hướng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp Bắc Ninh
giai đoạn 2021-2030....................................................................................... 123

4.47.

Định hướng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp đến 2030 ......................... 125

4.48.

Định hướng chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong các tiểu
vùng đại diện ở tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 127

x


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.


Sơ đồ quy trình đánh giá đất thích hợp theo FAO ......................................... 16

4.1.

Biểu đồ một số yếu tố khí hậu tỉnh Bắc Ninh ................................................ 55

4.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2020 .......... 62

4.3.

Biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2018 .......................... 70

4.4.

Phân tiểu vùng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh .................................. 72

4.5.

Cơ cấu diện tích các LUT tiểu vùng 1............................................................ 73

4.6.

Cơ cấu diện tích các LUT tiểu vùng 2............................................................ 73

4.7.

Cơ cấu diện tích các LUT tiểu vùng 3............................................................ 74


4.8.

Bản đồ đơn vị phân loại đất của tỉnh Bắc Ninh.............................................. 89

4.9.

Bản đồ đơn tính phân cấp địa hình tương đối ở tỉnh Bắc Ninh ...................... 90

4.10.

Bản đồ đơn tính theo nhóm thành phần cơ giới ở tỉnh Bắc Ninh................... 91

4.11.

Bản đồ đơn tính chế độ tưới của tỉnh Bắc Ninh ............................................. 93

4.12.

Bản đồ đơn tính chế độ tiêu của tỉnh Bắc Ninh.............................................. 94

4.13.

Bản đồ đơn vị đất đai của tỉnh Bắc Ninh ....................................................... 97

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Thanh
Tên luận án: Nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành

nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 9.85.01.03.

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
1. Đánh giá thực trạng và khả năng chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nơng nghiệp trên cơ sở đánh giá thích hợp đất đai và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
2. Đề xuất giải pháp chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ
cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp đã được áp dụng cho nghiên cứu gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm số liệu tài liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất từ Cục thống kê, Sở Tài nguyên & Môi
trường, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Công thương và các đơn vị khác của tỉnh Bắc
Ninh từ giai đoạn 2005 đến 2018.
- Phương pháp thu thâp số liệu sơ cấp: điều tra nơng hộ về tình hình sử dụng đất
nơng nghiệp ở 3 tiểu vùng đại diện của tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất và Phương pháp đánh giá sử dụng đất
thích hợp theo theo quy trình đánh giá đất sản xuất nơng nghiệp TCVN 8409:2012.
- Phương pháp SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các
tiểu vùng sản xuất nông nghiệp đại diện ở tỉnh.
- Phương pháp ứng dụng mơ hình tốn tuyến tính đa mục tiêu xác định cơ cấu thay
đổi loại sử dụng đất (LUT) cho mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp điều tra khảo sát đánh giá hiệu quả mơ hình sử dụng đất sản xuất
nơng nghiệp.
Kết quả chính và kết luận

- Bắc Ninh với tổng diện tích tự nhiên 82.271,11 ha, trong đó đất nơng nghiệp là
48.358,89 ha, là tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội. Trong vài thập kỉ qua

xii


nhờ phát triển CNH và ĐTH kinh tế của tỉnh luôn đạt được ở mức tăng trưởng cao và ổn
định so với cả nước và vùng ĐBSH. Trước xu hướng phát triển mạnh về cơng nghiệp và
đơ thi hóa đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp và trước mắt là
những thay đổi đối với sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng
đáp ứng cho các mục tiêu phát triển xã hội của tỉnh đặt ra từ nay đến 2030.
- Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở 3 tiểu vùng sản
xuất nông nghiệp đại diện trong tỉnh đã xác định được các LUT chính gồm: LUT chuyên
2 vụ lúa; LUT 2 lúa - CVĐ; LUT chuyên rau, màu; LUT Hoa, cây cảnh; LUT Cây ăn
quả. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững theo các tiêu chí kinh tế, xã hội và mơi
trường cho thấy các LUT có tiềm năng cho sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp
là LUT Chuyên rau- màu; LUT Hoa, cây cảnh, LUT Cây ăn quả cho hiệu quả cao, LUT 2
lúa – CVĐ cho hiệu quả trung bình và LUT 2 lúa cho hiệu quả thấp nhất.
- Kết quả đánh giá sử dụng đất thích hợp đất sản xuất nơng nghiệp đã xác định được 82
LMU dựa trên các đặc tính và tính chất đất. Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp ở các mức rất thích hợp và thích hợp (S1+S2) đối với từng LUT cây
trồng đã chỉ ra cho thấy về diện tích thích hợp cho LUT 2 lúa là 36.405,82 ha; LUT 2 lúaCVĐ là 22.328,74 ha; LUT chuyên rau, màu là 32.038,05 ha; LUT chuyên hoa- cây cảnh là
13.714,78 ha và LUT CAQ là 14.974,52 ha. Các kết quả đánh giá đất đã cho thấy tiềm năng
phát triển các LUT có hiệu quả và sản xuất hàng hóa cho mục tiêu tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ở Bắc Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa cịn rất lớn, cần tập trung phát triển các LUT
2 lúa- CVĐ; LUT chuyên rau, màu; LUT hoa, cây cảnh trong tương lai.
- Dựa trên kết quả đánh giá đất đai và áp dụng toán tối ưu đa mục tiêu nhằm thay đổi
cơ cấu sử dụng đất hiện trạng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
đến 2030 đã xác định so với hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần có những
thay đổi, chuyển đổi diện tích LUT chuyên 2 vụ lúa 26.465,84 ha chuyển sang các LUT

có triển vọng, cho hiệu quả sử dụng đất cao theo hướng sản xuất hàng hóa; diện tích
LUT 2 lúa - CVĐ giảm 1.397,63 ha; LUT chuyên rau, màu là 1.621,61 ha; diện tích
LUT hoa, cây cảnh là 2.221,29 ha và diện tích LUT Cây ăn quả 590,64 ha.
- Để đạt được những thay đổi về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện những giải sau pháp về: Quy
hoạch, quản lý đất nông nghiệp; Chuyển đổi cơ cấu các loại sử dụng đất thích hợp trong
sản xuất nơng nghiệp; Nâng cao độ phì và bảo vệ môi trường đất nông nghiệp và Thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
- Sáu kết luận được tổng kết từ các nội dung nghiên cứu của đề tài đóng góp
những chuyển đổi trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho tái cơ cấu ngành
nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Xuan Thanh
Thesis title: Studying on the change of agricultural land use to serve the restructure of
agricultural sector in Bac Ninh province.
Major: Land Management

Code: 9.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
1. To evalute current land use and ability of agricultural land use change for
restructuring agricultural sector that base on the suitable land use evaluation and
increasing effective of agricultural commodity production to meet well the requirement
of socio-economic development in Bac Ninh province in the year of 2030.
2. To propose solutions to change agricultural land use for restructuring of

agricultural sector in Bac Ninh province.
Researching methods
The following methods were applied in study:
- The secondary data was collected in cluding socio-economic conditions, land use
from the Department of Statistics, Department of Natural Resources and Environment,
Department of Agriculture and Rural Development, Department of Industry and Trade
and other offices of Bac Ninh Province from 2005 to 2018.
- Primary data was collected land use data of household survey in 3 sub presentative
area of agricultural production in Bac Ninh province.
- Methods of land effective assessment and evaluation of suitable land use was
applied following the process of evaluation of agricultural land use - TCVN 8409:2012.
- SWOT method was used to evaluate strengths, weaknesses, opportunities and
challenges in sub presentative areas of agricultural production.
- Application of multi-objective linear mathematical models is used to identify the
change of agricultural land use for the goal of restructure of agricultural sector in Bac
Ninh province.
- Methods of investigation, monitoring and evaluation of practice models of
agricultural land use was selected to apply in the research.
Main findings and conclusions
- Bac Ninh with a total natural area of 82,271.11 ha, of which agricultural land is
48,358.89 ha, is a province with many advantages for socio-economic development. In

xiv


the past few decades, thanks to the industrialization and urbanization development, the
province's economy has always achieved a high and stable growth rate compared to the
whole country and the Red River Delta region. In the face of the strong trend of industrial
development and urbanization, it is necessary to restructure the agricultural sector and in
the immediate future, changes to agricultural land use to improve efficiency. and meet the

social development goals of the province from now to 2030.
- Results of survey and current agricultural land use in 3 sub agricultural productive
areas of province that there were 6 main LUTs, as follows: LUT 2 rice; LUT 2 rice winter crops; LUT special vegetables- up land crop; LUT flowers and ornamental plants;
LUT fruit tree and LUT aquaculture. The results of land evaluation for sustainable land
use that base on effective of economic, social and environmental the results have indicate
LUT specifying vegetables and up land crops, LUT flower and and ornamental plants;
LUT fruit tree obtained high effect; LUT 2 rice - winter crops obtained medium effect;
and LUT 2 rice obtained lowest effect.
- The results of suitable land evaluation that determined 82 land mapping unit
(LMU) based on the land qualities and soil properties. The classification of suitable land
use for agricultural land use types was at high and medium suitable levels (S1 + S2) for
each LUT as follows: for LUT 2 rice has total of 36,405.82 ha; LUT 2 rice - winter crops
has total of 22,328.74 ha; The LUT vegetables and upland crops has total of 32,038.05 ha;
LUT Flowers and ornamental plants has total of 13,714.78 hectares; Fruit trees was
14,974.52 ha. The results of land evaluation showed that potential orientation to develop
the effective LUTs to follow commodity production is still large in Bac Ninh for purpose
of restructure of agricultural sector that including: LUT 2 rice - winter crops, LUT
vegetables and up land crops, LUT flowers and ornamental plants and LUT fruit tree.
- Basing on the results of land evaluation and future development objectives, the
multi-objective linear mathematical model was applied to change the structure of
agricultural land use for the purposes of restructure of agricultural sector in Bac Ninh
province to the year 2030 that need to decrease of 26.465,84 ha of LUT 2 rice to
promising LUTs, for high land use efficiency in the direction of commodity production;
the area of LUT 2 rice - Winter crop decreased by 1,397.63 ha; LUT specializing in
vegetables and crops is 1,621.61 ha; the area of flower and ornamental plant LUT is
2,221.29 ha and the area of fruit tree LUT is 590.64 ha.
- In order to achieve changes in the structure of agricultural land use for agricultural
restructuring in Bac Ninh province, the following solutions should be implemented:
Planning and management of agricultural land; Changing the structure of suitable land
use types in agricultural production; Improve fertility and protect the environment of

agricultural land and product consumption market.
- Six conclusions was obtained from research contents to contribute for change of
agricultural land use to serve restructure of the agricultural sector in Bac Ninh province.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử đã chỉ ra cho thấy khả năng sản xuất và sử dụng tài ngun đất nơng
nghiệp đóng vai trị vô cùng quan trọng cho sự phát triển xã hội của loài người bởi
chúng đảm bảo cho khả năng sinh tồn, tạo ra môi trường sống của con người và
phục vụ cho nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia từ thủa khai
sinh ban đầu cho đến hiện tại. Ngày nay, tuy trên thế giới đã phân chia các mức độ
khác nhau theo các nhóm quốc gia phát triển, đang phát triển và chậm phát triển
vai trị của sản xuất nơng nghiệp khơng cịn giữ vai trị độc tơn ở các nước phát
triển song sản xuất nơng nghiệp cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với các quốc gia đang
phát triển và chậm phát triển bởi ở những quốc gia này nền nông nghiệp cịn đóng
vai trị quan trọng “đối với sự tăng trưởng kinh tế, vấn đề giải quyết công ăn việc
làm và thu nhập của số đông các nông hộ sống ở vùng nông thôn” (DFID, 2002).
Cùng với sự phát triển, quỹ đất của mỗi quốc gia phải chia sẻ cho các mục đích sử
dụng khác nhau song mục đích sử dụng cho nơng nghiệp ở các nước đang phát
triển cịn vai trị nền tảng cho sự phát triển xã hội vì nó là nguồn cung cấp lương
thực cho quốc gia và đảm bảo cuộc sống, nơi cư trú, tạo thu nhập và công bằng xã
hội của đa số người dân sống ở nơng thơn (ILC, 2012). Đất có tiềm năng sử dụng
cho mục đích sản xuất nơng nghiệp trên thế giới là có hạn, đặc biệt ở các quốc gia
đang phát triển nơi tập trung mật độ dân số cao thì diện tích quỹ đất này cùng tỷ lệ
bình qn theo đầu người lại càng thấp và thường không ổn định do phải chia sẻ
cho các mục đích sử dụng phi nơng nghiệp, do đó để đáp ứng các nhu cầu cho các
giai đoạn phát triển về kinh tế, xã hội khác nhau địi hỏi ngành nơng nghiệp phải tái

cơ cấu ở phạm vi quốc gia và trong từng vùng sản xuất riêng rẽ. Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp là những thay đổi về các mục tiêu sản xuất cho phát triển, chúng địi
hỏi sự vào cuộc của tồn xã hội và sự tham gia mang tính liên ngành và trong phạm
vi ngành nông nghiệp những thay đổi về sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất là
những đột phá cần thiết phải tiến hành nhằm đảm bảo cho các mục tiêu nâng cao
hiệu quả và duy trì sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể thay
thế trong sản xuất nông nghiệp.
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhất trong cả nước và vùng ĐBSH với tổng diện tích
tự nhiên là 82.271,11 ha, nằm sát thủ đơ Hà Nội và vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc

1


Việt Nam. Trước đây Bắc Ninh là tỉnh sản xuất nông nghiệp thuần song trong giai
đoạn hiện nay tỉnh đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hố (CNH) và đơ thị hố
(ĐTH) đã làm ảnh hưởng tới diện tích đất nơng nghiệp phải giảm cho các mục đích
phi nơng nghiệp. Trước những thay đổi phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của tỉnh
theo yêu cầu phát triển cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và một
trong những vấn đề cần quan tâm trước tiên đó chính là sự thay đổi về sử dụng nơng
nghiệp nhằm đáp ứng các mục tiêu tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong
sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân sống trong vùng nông thôn
tương xứng với xu hướng phát triển xã hội của tỉnh. Trong điều kiện quỹ đất sản
xuất nông nghiệp hạn chế về diện tích và cần thiết phải ổn định những vùng sản xuất
đặc trưng để đáp ứng các mục tiêu tái cơ cấu cho phát triển xã hội của tỉnh, sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp cần phải có những đột phá xây dựng theo hướng thâm canh
sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa phục vụ sự nghiệp phát triển CNH,
ĐTH và xây dựng nơng thơn mới đang diễn ra. Để có cơ sở khoa học và đề xuất các
giải pháp cho sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn
2015- 2030 của tỉnh cần có những đánh giá, phân tích cụ thể về hiện trạng, xu
hướng thay đổi trong sử dụng đất và xác định được cơ cấu sử dụng đất cho sản xuất

sản xuất nông nghiệp hiệu quả đáp ứng cho các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp
của tỉnh đã đặt ra, NCS đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất
nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh".
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng và khả năng chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở đánh giá thích
hợp đất đai và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp hàng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
2. Đề xuất giải pháp chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ tái
cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực trạng, biến động sử dụng đất đai và đất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Các loại, kiểu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có triển vọng cho đánh giá
sử dụng đất thích hợp ở tỉnh Bắc Ninh.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Giới hạn của nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đánh
giá đối tượng đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian liên quan đề tài:
+ Nguồn số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế-xã hội, biến động về sử dụng đất đai
và đất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh được thu thập từ 2005 đến 2018 và năm 2020;
+ Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được điều tra từ
năm 2016 đến 2018, trong đó nghiên cứu đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất thích hợp, hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp phục vụ phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh Bắc Ninh.
Xác định việc chuyển đổi các loại sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp dựa
trên cơ sở đánh giá đất thích hợp và ứng dụng mơ hình tốn tuyến tính đa mục tiêu để
giải quyết những mục tiêu cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến 2030.
Xây dựng được định hướng và giải pháp chuyển đổi sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trong điều kiện quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế của tỉnh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất
nơng nghiệp thích hợp, hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ cho mục
tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện phát triển CNH và ĐTH ở tỉnh
Bắc Ninh và những tỉnh có điều kiện sinh thái tương đồng thuộc vùng ĐBSH.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả điều tra thực trạng, đánh giá sử dụng đất thích hợp và ứng dụng mơ hình
tốn tuyến tính đa mục tiêu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và yêu cầu phát
triển xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 đã xác định cơ cấu sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và sản xuất hàng hóa. Kết quả nghiên cứu
đã xác định chuyển đổi 26.465,84 ha LUT 2 vụ lúa sang các LUT có triển vọng, cho
hiệu quả sử dụng đất cao theo hướng sản xuất hàng hóa; giảm 1.397,63 ha LUT 2 lúa
- CVĐ; mở rộng diện tích các LUT chuyên rau, màu 1.621,61 ha; LUT chuyên hoa,
cây cảnh 2.221,29 ha và diện tích LUT Cây ăn quả 590,64 ha.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp

Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology) khái niệm đất
đai (Land) được xác định là một vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý
của bề mặt trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính
chất chu kỳ có thể dự đốn được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó
(khơng khí, thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú,
những hoạt động hiện nay và trong quá khứ của con người ảnh hưởng tới việc sử
dụng đất trong hiện tại và tương lai (Christian & Stewart, 1968). Đất đai được sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống của lồi người như khai thác
các tài nguyên khoáng sản, phát triển cơng nghiệp, cảnh quan, du lịch... song có
một mục đích quan trọng nhất đó là đất sử dụng cho mục đích sản xuất nơng
nghiệp ni sống lồi người trên tồn bộ hành tinh trái đất. Như vậy, có thể thấy
đất không chỉ là không gian sống của con người, của mọi hoạt động sản xuất mà
còn là nơi tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Theo định nghĩa phân loại đất nông nghiệp tại Luật Đất đai (2013) đã phân
định rõ đất nơng nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng và đất sản xuất nông nghiệp là đất nơng nghiệp sử dụng vào mục
đích sản xuất nơng nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
Ngồi ra cịn khái niệm về đất nơng nghiệp khác liên quan tới đất sử dụng để xây
dựng nhà kính, nhà lưới phục vụ mục đích trồng trọt, bao gồm cả hình thức trồng trọt
khơng trực tiếp trên đất như xây dựng chuồng trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,
mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, ươm tạo cây giống... (Luật Đất đai, 2013).
2.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp và những yếu tố ảnh hƣởng
Theo Douglass (1998) trong cơng trình “Áp dụng lý thuyết kinh tế và phương
pháp định lượng trong giải thích các thay đổi về kinh tế và tổ chức” đã chia quá
trình phát triển của mỗi nền kinh tế thành 4 thời kỳ thì sản xuất nông nghiệp đã
được xây dựng và phát triển theo: 1/ Bắt đầu từ thời kỳ tự cung, tự cấp trong quy
mô nông nghiệp làng xã; 2/ Thời kỳ sản xuất nơng nghiệp hàng hóa quy mơ nhỏ
với quan hệ sản xuất, kinh doanh vượt ra ngoài phạm vi làng xã vươn tới vùng; 3/


4


Thời kỳ sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với quy mơ trung bình ở phạm vi quốc gia
và thời kì sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với quy mơ lớn, quan hệ sản xuất kinh
doanh ở các phạm vi quốc gia và xuyên quốc gia.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp là sự
tương tác giữa con người và tài nguyên đất trong quá trình sản xuất, chúng đóng
vai trị là nhân tố cơ bản cho các hoạt động và phát triển của sản xuất nông nghiệp
để tạo ra những hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
Theo Phạm Tiến Dũng (2009) sử dụng đất nơng nghiệp nhằm vào các mục
đích chính sau:
- Sử dụng hợp lý đất đai để tạo ra hiệu quả kinh tế trong không gian sử dụng
đất đai.
- Phân bố hợp lý cơ cấu trên diện tích đất đai sử dụng để hình thành cơ cấu
kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất phải thích hợp để tạo quy mô về kinh tế sản xuất.
- Đảm bảo mật độ sử dụng thích hợp cho hiệu quả kinh tế theo hướng tập
trung thâm canh.
Đứng trên quan điểm kinh tế và phát triển sử dụng đất nơng nghiệp có
những ngun tắc sau:
+ Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý: có nghĩa là đất nơng
nghiệp cần được sử dụng triệt để về diện tích và chúng được bố trí cây trồng phù
hợp với từng loại đất để vừa nâng cao được năng suất cây trồng, vật ni vừa duy
trì được độ phì nhiêu của đất.
+ Đất nơng nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao: theo nguyên tắc
chung là đầu tư vào sử dụng đất phải đem lại hiệu quả cao theo mong muốn.
+ Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng bền vững: khả năng bền vững
đòi hỏi sự bảo tồn cả về số lượng và chất lượng không những để đáp ứng mục đích
trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của

thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái, mơi
trường. Vì vậy cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nơng nghiệp kết hợp hài hịa
lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài (Đỗ Kim Chung - 1997).
Theo Trung Tâm Thông Tin Tư liệu Khoa học và Cơng nghệ quốc gia (2002)
Diện tích đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp trên thế giới có 3.256 triệu ha,

5


trong đó diện tích đất tốt thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp chỉ chiếm 12,6% cịn
lại những loại đất xấu chiếm 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên tồn thế giới đã sử
dụng khoảng 1.500 triệu ha (chiếm 10,8% tổng diện tích tự nhiên trên thế giới),
trong đó có 46% diện tích là khai thác thuận lợi cho sản xuất cịn lại 54% có những
hạn chế chưa được khai thác. Kết quả đánh giá chung đất nông nghiệp trên thế giới
cũng cho thấy có 14% cho năng suất cao, 28% cho năng suất trung bình và 58% chỉ
đạt được năng suất thấp (Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ
quốc gia, 2002).
Sử dụng nông nghiệp về khái quát có thể phân vùng đồng bằng các loại đất
chủ yếu được hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa từ các hệ thống sơng, đất có đặc
điểm điều kiện khí hậu đồng nhất, địa hình khá bằng phẳng, đất có độ phì khá, tưới
tiêu thuận lợi, dễ hình thành các vùng sản xuất lớn và có thể canh tác được nhiều
loại cây trồng. Ngược lại vùng đồi núi tuy phong phú về loại đất song điều kiện
tiểu vùng khí hậu thay đổi theo đới độ cao, địa hình chia cắt phức tạp, đa dạng về
loại đất và có đặc điểm rất khác nhau về đặc điểm thổ nhưỡng, thảm thực vật,
nguồn nước vì vậy quá trình sử dụng đất cũng gặp khó khăn hơn so với đồng bằng.
Tuy nhiên, về khả năng sản xuất nông nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu đã xác
định và tổng hợp chúng phụ thuộc vào các nhóm yếu tố chính sau (Phạm Tiến
Dũng, 2009):
- Nhóm các yếu tố điều kiện tự nhiên:
+ Trước tiên là điều kiện khí hậu, thời tiết của các vùng là các yếu tố đuợc đặc

biẹt quan tâm, chú ý ở phạm vi các vùng sản xuất nơng nghiệp, tác động của khí
hậu, thời tiết khơng chỉ phụ thuộc vào tính chất của chúng về ánh sáng, lượng mưa,
độ ẩm... mà còn phụ thuộc vào cuờng độ của chúng. Những thay đổi về mặt cuờng
độ và tác động ngồi giới hạn thích hợp của khí hậu thời tiết đối với cây trồng và
vạt nuôi, sẽ dẫn tới giảm năng suất, giảm về hiệu quả kinh tế và thậm chí cịn triệt
tiêu khả năng sản xuất đối với các đối tượng sản xuất.
+ Đất đai là nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng quan trọng và là co sở cho
mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điều kiện đất đai có ảnh huởng rất lớn đến sử
dụng đất về nang suất và hiệu quả kinh tế mà chúng tạo ra. Những vùng đất có địa
hình thích hợp, độ phì và nguồn nuớc dồi dào có thể phù hợp cho nhiều loại cây
trồng phát triển và là co sở cho phát triển một nền sản xuất nơng nghiệp tồn diện
(trồng trọt, chăn ni, NTTS). Nếu những vùng đất có tiềm năng và tập trung đuợc

6


quy hoạch hợp lý sẽ rất có lợi cho sản xuất hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng và tăng khả năng cạnh tranh trong
sản xuất. Nguợc lại những vùng đất đai nghèo nàn, manh mún, địa hình chia cắt sẽ
gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và thường cho nang suất và hiệu quả kinh tế
trong sản xuất không cao.
Theo FAO (1976) Sử dụng đất nông nghiệp ở mỗi quốc gia luôn tùy thuộc
vào điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, với cùng một lượng đầu tư lao động
và vốn nhất định, lượng sản phẩm nơng nghiệp được tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc
vào những điều kiện của môi trường tự nhiên như độ màu mỡ đất, địa hình, khí
hậu... (FAO, 1976). Nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo đã sớm đề xuất quan
điểm cho rằng giá đất canh tác là do độ phì nhiêu của đất quyết định; đất đai càng
có độ phì cao thì người sử dụng đất càng dễ chấp nhận trả giá cho việc sử dụng
chúng. Về định nghĩa “Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể thoả mãn các nhu
cầu của cây về các nguyên tố dinh dưỡng, nước, khơng khí, nhiệt và mơi trường

thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển” (Nguyễn Hữu Thành & cs.,
2017). Độ phì nhiêu đất là đặc tính chất lượng cơ bản để sử dụng đất của con người
cho mục đích sản xuất nơng nghiệp. Cùng với trình độ phát triển về khoa học kỹ
thuật độ phì đất còn là kết quả do sự tương tác giữa các đặc tính đất tự nhiên và
hoạt động sử dụng đất của con người tạo ra. Đất có độ phì nhiêu có thể cung cấp
những yêu cầu cần thiết và những điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Nói về ý nghĩa
kinh tế thì “thu nhập trong sử dụng đất đai là phần còn lại sau khi đã khấu trừ
những chi phí vật chất và phần thù lao trong các yếu tố sản xuất từ tổng thu nhập
sản xuất được gọi là địa tô kinh tế. Khả năng sản xuất của các vùng đất khác nhau
còn phụ thuộc vào định hướng quy hoạch sử dụng đất quy hoạch có ảnh hưởng rất
lớn đến phát triển kinh tế xã hội, cụ thể nó đóng góp trong việc phân bổ, cung cấp
đất và không gian cho các hoạt động sản xuất cùng các hoạt động phát triển cơng
nghiệp hố, đơ thị hố (Long & cs., 2007). Quy hoạch nói chung và quy hoạch sử
dụng đất nơng nghiệp nói riêng là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng, quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất (Đồn
Cơng Quỳ & cs., 2006).
Để nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất tổ chức FAO (1989) đã khẳng
định quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện được phân bố không gian
sản xuất, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất hợp lý và đường sá liên kết

7


không gian sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả và thuận lợi. Ngoài
ra quy hoạch cần phải có sự tham gia của người dân để kiểm nghiệm, so sánh giữa
nhu cầu thực tiễn với lý thuyết phát triển bền vững.
Ở Việt Nam khi thay đổi sản xuất theo định hướng thị trường đòi hỏi các nhu
cầu thâm canh cao và sản xuất hàng hoá tập trung theo Nghị quyết của Quốc hội về
bảo vệ đất sản xuất nơng nghiệp quy hoạch có vai trị quan trọng trong việc tạo ra

các vùng sản xuất trọng tâm không bị xâm phạm bới các hoạt động khác (vùng
chuyên lúa, vùng rau màu, vùng trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả hay
chuyên trồng hoa, cây cảnh...). Giữ gìn, duy trì và bảo vệ các vùng đất tốt có chất
lượng cao cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả hơn cả ở góc độ kinh tế và
cảnh quan mơi trường.
- Nhóm yếu tố điều kiện về kinh tế - xã hội
Bước vào thời kỳ phát triển của đất nước, đẩy mạnh CNH-ĐTH, nhiều nhà
máy, xí nghiệp, khu đơ thị mới... được đầu tư xây dựng, làm cho nhu cầu sử dụng
đất cho mục đích chuyên dùng tăng cao. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và MT
(2011), trong vịng 10 năm từ 2000 đến 2010, diện tích đất phi nơng nghiệp của cả
nước đã tăng 855 nghìn ha (từ 2.850 nghìn ha năm 2000 lên 3.705 nghìn ha năm
2010); trong đó đất khu cơng nghiệp tăng 75 nghìn ha (từ 22,6 nghìn ha năm 2000
lên 97,7 nghìn ha năm 2010). Cũng trong giai đoạn này, đã có khoảng 5,5 triệu ha
đất hoang hóa được khai thác đưa vào sử dụng; nhiều nhà máy chế biến hiện đại,
khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đầu tư xây dựng... (Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2014).
Phát triển nông nghiệp cũng giống như các ngành sản xuất vật chất khác của
xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường,
kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (Đặng Kim Sơn,
2008). Bên cạnh đó sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng hàng hố nhằm nâng cao
hiệu quả, tăng giá trị gia tăng và thu nhập của người dân địa phương (Đỗ Văn Nhạ
& Trần Thanh Toàn, 2016).
- Nhóm yếu tố trình độ sản xuất và khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ.
Đây là những yếu tố liên quan tới kiến thức, kinh nghiệm của nông dân hay
người chủ sử dụng đất trực tiếp tạo ra các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Thực

8



×