Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Đại Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.89 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
Mơn: Hóa học - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mn = 55;
Ca = 40; Br = 80)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động?
A. Cu, Ag, Fe, Al
B. Cu, Pb, Zn, Al
C. Na, Al, Fe, Cu
D. Na, Cu, Fe, Al
Câu 2: Khi cho 1 mẩu giấy quỳ tím vào cốc nước Clo, hiện tượng đầy đủ quan sát được là
A. Giấy quỳ tím khơng đổi màu.
B. Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, rồi nhanh chóng bị mất màu.
C. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, rồi nhanh chóng bị mất màu.
D. Giấy quỳ tím chỉ chuyển sang màu đỏ.
Câu 3: Chất nào sau đây có thể dùng để điều chế Clo trong phịng thí nghiệm?
A. KMnO4
B. FeCl3
C. NaCl
D. N2O5
Câu 4: Clo phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường tạo thành sản phẩm gồm
A. NaCl, NaClO
B. NaCl, H2O
C. NaClO, H2O


D. NaCl, NaClO, H2O
Câu 5: Để phân biệt 2 khí CO và CO2 riêng biệt, người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. HCl
B. Ca(OH)2
C. CuSO4
D. NaCl
Câu 6: Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch KOH, sản phẩm thu được là
A. NaOH, KHCO3
B. Na2CO3, KOH
C. K2CO3, NaOH
D. Na2CO3, K2CO3, H2O
Câu 7: Khi làm thí nghiệm, Clo cịn thừa có thể được hấp thụ tốt nhất bởi dung dịch
A. HCl.
B. Ca(OH)2.
C. NaCl.
D. H2SO4 đặc.
Câu 8: Dãy nào sau đây chỉ gồm các hợp chất hữu cơ?
A. HCl, NaCl, NaOH, Na2O.
B. CH4, C2H6O, CO2, C6H6.
C. CH4, C2H4, C2H6O, CH3Cl
D. NaHCO3, CH4, C6H6, C2H6O.
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là không đúng về Clo?
A. Clo là khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị.
B. Clo có thể tác dụng với hầu hết các kim loại ở nhiệt độ cao
C. Clo nặng hơn khơng khí.
D. Clo tan nhiều trong nước.
Câu 10: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau?
A. SiO2 và NaOH
B. SiO2 và H2O
C. SiO2 và H2SO4

D. SiO2 và CO2
Câu 11: Thuốc thử để phân biệt Metan và Etilen trong 2 lọ riêng biệt là
A. Nước
B. dung dịch NaOH C. Nước vôi trong
D. dung dịch Brom
Câu 12: Hợp chất hữu cơ C3H7Cl có mấy cơng thức cấu tạo?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0đ) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các khí sau đựng trong các lọ riêng biệt,
mất nhãn: CH4, CO2, H2, C2H4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2. (3,5đ) Để điều chế Clo, người cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hồn tồn với dung dịch HCl
đặc, đun nóng.
a. Tính thể tích khí Clo thu được (đktc)?
b. Cho lượng Clo ở trên tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol của
các chất trong dung dịch thu được. Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng
kể.
Câu 3. (1,5đ) Khi đốt cháy hồn tồn V lit hỗn hợp khí A gồm Metan (CH4) và Etilen (C2H4) theo
tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:2 thu được 11,2 lit khí Cacbon dioxit (CO2).
Dẫn 2V lit hỗn hợp A ở trên đi qua bình đựng nước Brom dư, sau phản ứng khối lượng
bình nước Brom tăng hay giảm đi bao nhiêu gam?
Biết: các phản ứng xảy ra hồn tồn, thể tích khí đo ở đktc.
===== HẾT =====


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
Mơn: Hóa học - Lớp 9
NỘI DUNG

CÂU

BIỂU ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM

1-B; 2-C; 3-A; 4-D; 5-B; 6-D; 7-B; 8-C; 9-A; 10-A; 11-D; 12-C

Mỗi đáp án
đúng cho
0,25đ
x 12 = 3đ

II. TỰ LUẬN
- Lấy các mẫu thử
- Cho các mẫu thử vào dung dịch nước vôi trong dư, mẫu nào làm nước
vơi trong vẩn đục là khí CO2

0,5đ

 CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 
- Cho các mẫu còn lại vào nước Brom, mẫu nào làm nước Brom nhạt
màu (mất màu) là C2H4

Câu 1
(2,0đ)

 C2H4Br2
C2H4 + Br2 
- Đốt 2 mẫu còn lại rồi cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, trường
hợp nào làm nước vôi trong vẩn đục thì mẫu ban đầu là CH4, mẫu cịn lại
là H2.

0,5đ

0,5đ

t
2H2 + O2 
 2H2O
0

t
 CO2 + 2H2O
CH4 + 2O2 
0

a)

0,5đ

 CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 
17, 4

nMnO2 
 0,2(mol )
87

0,25đ

t
 MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
MnO2 + 4HCl 
0,2

0,2 (mol)
Thể tích khí Clo là: V = 0,2.22,4 = 4,48 (lit)

PTHH:

Câu 2
(3,5đ)

0

b) Số mol NaOH: nNaOH = 0,5.1=0,5 (mol)
Phương trình hóa học:

 NaCl + NaClO + H2O
2NaOH + Cl2 
0,4←
0,2→
0,2
0,2(mol)

NaOH còn dư: 0,5 - 0,4 = 0,1 (mol)
0,1
CM (NaOH ) 
 0,2( M )
0,5

CM (NaCl)  CM (NaClO) 

0,2
 0, 4( M)
0,5

0,5đ
0,5đ
0,25đ

(2)

0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ


nCO2 

11,2
 0,5(mol)
22, 4


Vì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ mol nên gọi số mol các khí trong V lit hỗn
hợp A: nCH4  x(mol) thì nC2 H4  2 x(mol)
t
Các PTHH C2H4 + 3O2 
 2CO2+ 2H2O
0

(1)

CH4 + 2O2 
(2)
 CO2 + 2H2O
Theo pt (1) và (2) nCO2  2nC2 H4  nCH4  4 x  x  0,5(mol)
t0

Câu 3
(1,5đ)

0,25đ

Tìm được x = 0,1 mol
Trong V lit hỗn hợp A có 0,1 mol CH4 và 0,2 mol C2H4
Trong 2V lit hỗn hợp A có 0,2 mol CH4 và 0,4 mol C2H4
A + nước Brom:
H2O
PTHH: C2H4 (k)+ Br2 (dd) 
(3)
 C2H4Br2 (dd)
Khối lượng bình nước Brom tăng lên là khối lượng của Etilen

mC2 H4  0,4.28  11,2(g)

Vậy sau phản ứng, khối lượng bình nước Brom tăng thêm 11,2 gam.

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ



×