Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIAI ĐOẠN HƯƠNG VÀ GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THẾ DIỄN

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
GIAI ĐOẠN HƯƠNG VÀ GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THẾ DIỄN

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
GIAI ĐOẠN HƯƠNG VÀ GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. CHÂU TÀI TẢO
GS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG


2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết Tôi xin chân thành cản ơn quý Thầy/Cô Khoa Thủy sản – Trường
Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho Tơi hồn
thành chương trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn GS.TS. Nguyễn
Thanh Phương và TS. Châu Tài Tảo đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, chỉ
dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho Tơi hồn thành nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Hương và thầy cô, cán bộ
Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế biến Thủy sản đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ Tơi
trong thời học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Võ Nam Sơn đã tư vấn cho Tơi phương
pháp thí nghiệm, xử lý kết quả nghiên cứu và góp ý cho bài viết.
Xin cảm ơn đến dự án iAQUA và SEAT đã hỗ trợ kinh phí và trang thiết bị
cho Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã
động viên giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và hồn thiện luân văn của tôi.
Chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng cá nước ngọt có giá trị
kinh tế cao của nước ta hiện nay, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, nghề sản xuất cá tra đang gặp nhiều khó khăn về sự thay đổi và ảnh
hưởng của sự thay đổi điều kiện thời tiết bất thường và sự nóng lên của trái đất;
nhiệt độ được xem là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát

triển của cá.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá tra giai đoạn cá hương và
giống được nghiên cứu qua hai thí nghiệm trên cá hương (1,57 g/con) lên giống
nhỏ và cá giống nhỏ (13,5 g/con) lên giống lớn trong hệ thống tuần hoàn. Giai
đoạn cá hương được thí nghiệm ở ba mức nhiệt độ 27oC, 33oC và nhiệt độ tự
nhiên (khơng khiểm sốt nhiệt độ); và giai đoạn cá giống ở các mức nhiệt độ
27oC, 30oC, 33oC, 36oC và 39oC trong hệ thống nước tuần hoàn. Giai đoạn cá
hương ương ở nhiệt độ 33oC và 27oC tăng trưởng và phát triển tốt hơn cá ương ở
nhiệt độ tự nhiên và ở nhiệt độ 33oC tăng trưởng của cá cao gấp 1,5 lần so với
nhiệt độ 27oC và 3,5 lần so với nhiệt độ tự nhiên. Giai đoạn cá giống ương ở nhiệt
độ 33oC cho kết quả tăng trưởng về khối lượng, tỷ lệ sống, chiều dài của cá tốt
hơn các mức nhiệt độ 27oC, 30oC và 36oC; nhưng ở nhiệt độ 39oC thì cá chết
100% sau 30 ngày ương. Hệ số thức ăn của cá cũng thay đổi theo nhiệt độ ương,
ở cá hương hệ số thức ăn là 1.05 và cá giống nhỏ là 1,27. Cá tra ương nhiệt độ
33oC cho sự tăng trưởng khối lượng và chiều dài, tỷ lệ sống và FCR tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng việc tăng nhiệt độ nước ương
để tăng trưởng cá nhanh và sự gia tăng nhiệt độ môi trường do tác động của biến
đổi ở mức không quá 33oC sẽ không ảnh hưởng đến ương cá tra giống.

ii


ABSTRACT

Tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) is a cultured freshwater species
with high economic values in Viet Nam, especially in Mekong delta. However,
Tra catfish production has being faced on the difficulties in term of abmormal
weather fluctuation due to climate change and global warming up; the
temperature is a main factor to affect on the growth and development of fish.
The effects of temperature on the growth of fish from fry to fingerling was

determined through to two experiments on nursing the fry (1.57 g/ind.) up to
small fingerling (13.5 g/ind.); and small fingerling to fingerling in the recycle
aquaculture system (RAS). Nursing phase of the fry to small fingerling was setup
at tree levels of temperature such as 27oC, 33oC and non-controlled temperature
(room temperature); and nursing phase of small fingerling to fingerling was set up
at temperature levels of 27oC, 30oC, 33oC, 36oC và 39oC in RAS. The result
indicated that 33oC and 27oC treatments had the greater growth than that of room
temperature treatment; and the 33oC treatment had 1.5 time of weight growth
higher than that of 27oC treatment and 3.5 times that of room temperature
treatment. The feed conversion ratio (FCR) of 33oC treatment was 1.05. In the fry
nursing phase, the 33oC and 27oC treatments had the greater growth and
development than that of room temperature treatment; and the 33oC treatment had
1.5 times of weight growth higher than that of 27oC treatment and 3.5 times that
of room temperature treatment. In the small fingerling nursing phase, the growth
of fish in weight and length, and survival rate of 33oC treatment was greater than
those of 27oC, 30oC and 36oC treatments; but in the 39oC treatment, all of fish
(100%) was died after 30 days nursing. The feed conversion ratios (FCR) were
different among nursing temperature treatments, in the fry nursing phase had FCR
of 1.05 and FCR of 1.27 in the small fingerling nursing phase. Nursing tra catfish
in the temperature of 33oC resulted in the greatest in term of the growth of weight
and length, survival rate and FCR.
Result indicate that the applicattion of increasing the temperature of nursing
water can be employed to increase the growth of tra catfish, and the increase
temperature of water environment not exceeding 33oC by climate change does not
influence to the efficient nursing of tra catfish.
iii


CAM KẾT KẾT QUẢ TRONG NGHIÊN CỨU
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành hoàn toàn dựa trên kết quả

nghiên cứu của Tôi và kết quả của luận văn này chưa sử dụng cho luận văn nào
khác.
Ngày 15 tháng 02 năm 2017
Ký tên

Nguyễn Thế Diễn

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i
TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii
ABSTRACT ..................................................................................................................... iii
CAM KẾT KẾT QUẢ TRONG NGHIÊN CỨU ..............................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁ TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: ...................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.3 Nội dung của đề tài .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 : ..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................. 3
2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ................ 3
Hiện nay, tên khoa học của cá tra được sử dụng là Pangasianodon hypophthalmus và
tên tiếng Anh là striped catfish. Theo fishbase (www.fishbase.org/) thì cá tra được

phân loại như sau: .......................................................................................................... 3
2.2 Đặc điểm sinh trưởng, tính ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ................. 3
2.3 Tình hình sản xuất và ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)............ 4
2.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống tuần hoàn nước ................................................. 6
2.5 Một số ứng dụng cơng nghệ tuần hồn nước trong nuôi trồng thủy sản .................. 7
2.6 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên động vật thủy sản ..................... 8
CHƯƠNG 3: .................................................................................................................... 11
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 11
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 14
3.2.1 Thí nghiệm về tăng trưởng của cá tra giai đoạn cá hương lên cá giống ở ba
mức nhiệt độ khác nhau (27oC, 33oC và khơng kiểm sốt nhiệt độ-nhiệt độ theo mơi
trường tự nhiên) trong hệ thống nước tuần hồn ..................................................... 14
3.2.2 Thí nghiệm khảo sát sự tăng trưởng của cá tra giống ở các mức nhiệt độ khác
nhau (gồm 27oC; 30oC, 33oC, 36oC và 39oC) trong hệ thống tuần hoàn. ................ 15
3.2.3 Quản lý và chăm sóc ....................................................................................... 17
3.2.4 Phương pháp tính tốn và phân tích ................................................................ 17
3.3 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................... 17
CHƯƠNG 4: .................................................................................................................... 19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 19
4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá tra giai đoạn cá hương lên cá
giống............................................................................................................................. 19
4.1.1 Các yếu tố mơi trường bể thí nghiệm .............................................................. 19
4.1.2 Tương quan của các yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm .......................... 20
v


4.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trưởng của cá ......................................... 21
4.1.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng chiều dài của cá hương................... 22
4.1.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng tuyệt đối và tương đối (tăng trưởng

đặc biệt) của cá ......................................................................................................... 24
4.1.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả ương của cá hương ............................. 25
4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá tra giống ương trong hệ thống
nước tuần hoàn ............................................................................................................. 26
4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá tra ở nghiệm thức 39oC .......... 26
4.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường trong thí nghiệm ................................ 27
4.2.3 Kết quả tương quan các yếu tố mơi trường trong bể thí nghiệm .................... 29
4.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trưởng khối lượng của cá ...................... 30
4.2.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trưởng chiều dài của cá ......................... 32
4.2.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ số tăng trưởng của cá ............................. 33
4.2.7 Hiệu quả ương cá giống ở các mức nhiệt độ khác nhau ................................. 34
4.3 Thảo luận chung ..................................................................................................... 35
CHƯƠNG 5: .................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................. 38
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 38
5.2 Đề xuất ................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 39

vi


DANH MỤC CÁ TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL
HTTH
NT
NTTS
RAS

: Đồng bằng sơng Cửu Long

: Hệ thống tuần hồn
: Nghiệm thức
: Nuôi trồng thủy sản
: Recirculating aquaculture sytems

vii


DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm 1 .................... 20
Bảng 4.2. Ma trận tương quan tuyến tính (Pearson) cặp giữa
các biến chất lượng nước trong hệ thống ni thí nghiệm 1 ..... 20
Bảng 4.3. Khối lượng qua thời gian ương (g/con) thí nghiệm 1................ 22
Bảng 4.4. Chiều dài qua thời gian ương (cm) thí nghiệm 1....................... 23
Bảng 4.5 Tăng trưởng đặc biệt (%) của cá qua các đợt thu mẫu
ở thí nghiệm 1 ............................................................................ 24
Bảng 4.6 Hiệu quả kỹ thuật thí nghiệm ương cá hương - giống ............... 26
Bảng 4.7 Các yếu tố mơi trường nước bể ni của thí nghiệm 2 ............. 28
Bảng 4.8. Ma trận tương quan cặp giữa các biến chất lượng
nước trong hệ thống ni thí nghiệm 2… ................................. 29
Bảng 4.9. Khối lượng qua thời giang ương giống ở các nhiệt độ khác nhau
(g/con) của thí nghiệm 2 ............................................................ 31
Bảng 4.10. Chiều dài qua thời gian ương giống ở các nhiệt độ khác nhau
(cm) của thí nghiệm 2 ................................................................ 32
Bảng 4.11 Tăng trưởng đặt biệt của cá giống trong các nghiệm
thức nhiệt độ khác nhau qua các đợt thu mẫu của thí nghiệm 2 34
Bảng 4.12 Hiệu quả ương cá giống ở các nhiệt độ khác

nhau của thí nghiệm 2 ................................................................ 35

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1: Hệ thống tuần hồn RAS-1........................................................ 11
Hình 3.2: Hệ thống tuần hồn RAS-2........................................................ 12
Hình 3.2: Hệ thống tuần hồn RAS-3........................................................ 13
Hình 4.1. Tăng trưởng về khối lượng (g/con) của cá qua các đợt
thu mẫu của thí nghiệm 1 .......................................................... 22
Hình 4.2. Tăng trưởng về chiều dài (cm) của cá qua các đợt
thu mẫu của thí nghiệm 1 .......................................................... 23
Hình 4.3. Diễn biến cá chết (% tích lũy) theo thời
gian ni ở nghiệm thức 39oC ................................................... 27
Hình 4.4. Tăng trưởng về khối lượng (g/con) qua các đợt
thu mẫu của thí nghiệm 2 .......................................................... 31
Hình 4.5. Tăng trưởng về chiều dài (cm/con) qua các đợt
thu mẫu của thí nghiệm 2 .......................................................... 32

ix


CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thuỷ sản nước ngọt
nuôi và xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản nước ta trong các thập niên qua. Từ

năm 1996, khi sản xuất giống cá tra nhân tạo thành cơng thì phong trào ni cá
tra phát triển mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng; cá được chuyển dần ni từ mơ
hình lồng bè, đăng quầng sang nuôi ao với quy mô và đầu tư kỹ thuật cao hơn, sử
dụng hồn tồn thức ăn viên cơng nghiệp (Nguyễn Thanh Phương và ctv. 2016).
Theo Tổng cục Thủy sản (2015) thì sản lượng thủy sản ni cả nước ước đạt
3,533 triệu tấn, trong đó sản lượng cá tra 1,221 triệu tấn và diện tích ni đạt
5.000 ha. Ngành sản xuất cá tra đang phát triển rất mạnh, đặt biệt là vùng đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2014 thì vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở
sản xuất cá tra giống, hơn 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250 ha cung
cấp hơn 2 tỷ con giống cho nhu cầu nuôi (Tổng cục Thủy sản, 2014). Sự phát
triển nhanh về diện tích ni thì nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống tốt
đang đặt ra với nghề nuôi cá tra. Tuy vậy, chất lượng giống cá tra và tỉ sống sống
giai đoạn ương hiện đang giảm do sự phát triển nhanh về số trại sản xuất giống,
nhiều trại qui mô nhỏ, chất lượng đàn cá bố mẹ chưa được quản lý tốt,.... Tỉ lệ
sống cá ương từ giai đoạn cá bột lên hương chỉ từ 30% (Bui et al., 2010) và tỉ lệ
sống từ giai đoạn cá hương lên giống chỉ đạt 21% (Tổng cục Thủy sản, 2014).
Trong ni cá tra hiện nay thì chi phí con giống chỉ chiếm 6,9% tổng chi phí
(Nguyễn Thanh Phương và ctv. 2016) nhưng là yếu tố có tính quyết định đến tỉ lệ
sống, năng suất và hiệu quả của nuôi cá thương phẩm. Cải thiện hiệu quả ương cá
giống từ giai đoạn bột đến hương đến giống, đặc biệt là trong điều kiện bị tác
động của thời tiết do biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề trọng tâm trong
phát triển bền vững nghề nuôi cá tra trong thời gian tới. Nhiệt độ tăng do tác động
của biến đổi khí hậu hiện đang được dự báo ở Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL, theo
dự báo này thì nhiệt độ sẽ tăng từ mức trung bình hiện tại là 27oC lên 30oC trong
thế kỷ tới (IPCC, 2007). Cá tra là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ có ảnh hưởng
đến đời sống, trong đó có tăng trưởng của cá. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh
hưởng nhiệt độ lên đối tượng cá tra hiện cịn rất hạn chế, vì thế nghiên cứu về
‘‘Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) giai đoạn hương và giống’’ được thực hiện.


1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là xác định được nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng của
cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn hương và giống qua đó khuyến
cáo biện pháp kỹ thuật thích hợp để cải tiến hiệu quả ương và chất lượng cá tra
giống phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
1.3 Nội dung của đề tài
a) Khảo sát sự tăng trưởng của cá tra giai đoạn cá hương lên cá giống ở ba
mức nhiệt độ (27oC, 33oC và khơng kiểm sốt nhiệt độ - nhiệt độ theo môi trường
tự nhiên) trong hệ thống nước tuần hoàn.
b) Khảo sát sự tăng trưởng của cá tra giống ở các mức nhiệt độ khác nhau
(gồm 27oC; 30oC, 33oC, 36oC và 39oC) trong hệ thống tuần hoàn.

2


CHƯƠNG 2 :
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Hiện nay, tên khoa học của cá tra được sử dụng là Pangasianodon
hypophthalmus và tên tiếng Anh là striped catfish. Theo fishbase
(www.fishbase.org/) thì cá tra được phân loại như sau:
Ngành:

Chordata

Lớp cá có vây: Actinopterygii
Bộ cá nheo:


Siluriformes

Họ cá da trơn: Pangasiidae
Giống cá tra:

Pangasianodon

Loài cá tra:

Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,1878)

Cá tra nằm trong danh sách 30 loài cá thuộc họ Pangasiidae (www.
fishbase.org), phân bố chủ yếu ở các nước gần khu vực sông MêKong như Thái
Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Ở nước ta, đặc biệt là khu vực ĐBSCL thì cá
tra là đối tượng cá nước ngọt chính của ngành ni trồng thủy sản. Hiện nay, tổng
sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 3,53 triệu tấn trong đó sản lượng
cá tra chiếm 1,22 triệu tấn với diện tích ni đạt hơn 5.000 ha (Tổng cục Thủy
sản, 2015).
2.2 Đặc điểm sinh trưởng, tính ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Cá tra là loài tăng trưởng nhanh, cá đạt khối lượng trung bình 0,7-0,8 kg/con
sau một năm khi ni trong ao hộ gia đình và đạt khối lượng 1,5-1,6 kg/con khi
ni bằng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao (Lê Như Xuân và ctv., 1994).
Khi nuôi trong ao đất cá lớn nhanh, đạt kích cỡ 1 đến 1,5 kg/con sau 1 năm nuôi,
cá lớn nhanh trong vài năm sau và kích cở có thể đạt đến 25 kg trong 10 năm
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật, dạ dày to,
ruột ngắn (Nguyễn Văn Thường và Dương Thúy Yên, 2016). Cá bột ngay sau khi
hết hỗn hồn thì thể hiện tập tính háo ăn và thích ăn mồi tươi sống. Vì vậy, hiện
tượng cá ăn lẫn nhau trong bể ấp hoặc bể ương, kể cả khi vớt cá bột trên sông đã
được ghi nhận. Nhằm hạn chế sự ăn nhau của cá, khi hết nỗn hồn khoảng 20

giờ người ni đưa cá bột xuống ao ương để hạn chế việc chúng ăn lẫn nhau
(Tiêu chuẩn Việt Nam 28 TCN211:2004).
3


Thức ăn ban đầu của cá chủ yếu là động vật phiêu sinh, mùn bã hữu cơ,
động vật đáy vừa kích cỡ miệng của chúng. Khi lớn cá thể hiện phổ tính ăn rộng,
ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật, nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Cá có thể
sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc
thực vật. Trong ao ni, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác
nhau như cám, rau, động vật đáy (Nguyễn Văn Thường và Dương Thúy Yên,
2016).
Theo Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Anh Tuấn (2016) thì cá tra có tốc
độ tăng trưởng tương đối nhanh, cịn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài; cá ương
trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 g); cá từ khoảng 2,5 kg trở
đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cá tra ở giai
đoạn bột lên hương tốc độ tăng tưởng rất nhanh, sau 20 đến 25 ngày ương thì cá
đạt kích cỡ khoảng 2,7–3,0 cm theo qui định kích cỡ cá hương (Tiêu chuẩn Việt
Nam 28 TCN211:2004).
2.3 Tình hình sản xuất và ương giống cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus)
Trước năm 1996 người ni phụ thuộc hồn tồn vào nguồn giống tự nhiên
chủ yếu ở hai tỉnh Đống Tháp và An Giang, chủ yếu mua lại từ những ngư dân
vớt cá bột trên sông vào tháng 5-6 hàng năm (Nguyễn Thanh Phương và ctv.
2016). Nghề nuôi cá tra ngày càng mở rộng diện tích, cộng thêm nguồn cá bột
ngày càng khan hiến do sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động
của điều kiện tự nhiên và sự khai thác quá mức nên các nghiên cứu về sản xuất
giống đã được tiến hành và năm 1996 kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo thành
cơng góp phần thúc đẩy nghề ni cá tra bắt đầu phát triển. Sự thành công trong
sản xuất giống cá tra nhân tạo giúp chủ động cung cấp nguồn giống đáp ứng được

nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và đã trở thành một trong những điều
kiện quan trọng cho sự phát triển nghề nuôi của của nước nói chung và ĐBSCL
nói riêng mạnh (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2016).
Mật độ thả cá giống tăng dần theo sự phát triển của ngành sản xuất cá tra ở
vùng ĐBSCL (Nguyễn Thanh Phương và ctv. 2016). Từ năm 2004 với mật độ thả
trung bình 20,5 con/m2, năm 2006 mật độ tăng lên 28,5 con/m2, đến gia đoạn
2008 -2010 thì mật độ thả ni tăng lên cao từ 40 – 60 con/m2 (Nguyễn Thanh
Phương và ctv.2016). Hiện nay, mật độ thả nuôi dao động từ 45,7 – 74,3 con/m2
phụ thuộc vào hình thức và điều kiện kỹ thuật nuôi (Phạm Thị Thu Hồng và ctv.,
2015).
4


Năm 2012, ĐBSCL có 1.209 cơ sở sản xuất ương dưỡng cá tra giống, giảm
so với năm 2011 (2.130 cơ sở); sản xuất được trên 3 tỷ con giống (2011 trên 4 tỷ
con), trong khi nhu cầu giống nuôi là 1,6-1,9 tỷ con (Tổng cục Thống kê, 2013).
Từ cuối năm 2011 đến nay do ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó
khăn, nhiều hộ ni cá phải treo ao hoặc thu hẹp diện tích, nên số lượng các cơ sở
sản xuất giống cá tra đã giảm mạnh. Theo Nguyen Thanh Phuong et al. (2013) thì
người ni thường thả giống với mật độ 500-800 cá bột/m2, sau khoảng 20 đến 45
ngày ương trọng lượng cá bột chuyển thành cá hương khoảng 3000-4000 con/kg.
Tỷ lệ sống giai đoạn ương cá bột lên hương 30-50% và giai đoạn hương lên giống
40-50%. Theo kết quả điều tra cá tra bột ương trong đất có mật độ trung bình 724
cá bột/m2, thời gian ương trung bình 2,72 tháng (từ 2,5–3 tháng), tỷ lệ sống trung
bình 16,6% phụ thuộc vào mùa; khoảng 15-20% vào tháng 4-5 và tỷ lệ sống thấp
ở các tháng con lại (Nguyen Thanh Phuong et al., 2013). Giai đoạn nhỏ được cho
ăn thức ăn tự nhiên đã được gây ni tự nhiên trong ao cộng thên thức ăn có chứa
hàm lượng đạm từ 30-45% dạng mảnh nhỏ, cho ăn 3-3 lần/ ngày với tỷ lệ khác
nhau 6-8% trong lượng thân. Ngồi ra, người ni cịn bổ sung thêm các chất
dinh dưỡng như vitamin C.

Kết quả điều tra cá hộ ương ni giống ở ĐBSCL thì mật độ ương giống cá
bột dao động từ 250- 2.000 cá bột/m2, trung bình 863 cá bột/m2 (Bui Minh Tam et
al., 2010). Nhìn chung mật độ thả giống có sự gia tăng rất lớn từ khi xuất hiên
nghề nuôi đến nay. Trong những năm đầu mật độ thả giống khoảng 250.000
con/ha, nhưng đến những năm gần đây mật độ lên đến 480.000 con/ha và trung
bình từ 476.000–503.000 con/ha (Nguyễn Thanh Phương, 2013). Qua sự phát
triển của nghề nuôi cá tra mật độ tăng rất nhanh, nhưng chưa thấy có sự ảnh
hưởng của mật độ lên năng suất.
Theo Silva (2011) thì quy mơ các trại ương ở ĐBSCL trung bình 1,3 ha tập
trung chủ yếu ven sơng nhằm chủ động nguồn nước. Trong đó ao ương cá bột có
diện tích trung bình 0,44 ha và độ sâu trung bình 1,8 m. Ao ương cá hương lên
giống diện tích trung bình 0,48 ha và độ sâu 2,2 m. Theo Quy tác thực hành quản
lý tốt cho ni cá tra ở ĐBSCL phiên bản 3.0. Theo đó ao ni phải gây màu
nước và bón phân nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên trước khi thả cá bột, mật độ
thả 300-350 con/m2, các yếu tố môi trường quản lý theo dõi thường xuyên. Trong
2 tuần đầu cho cá bột ăn bằng lòng đỏ trứng gà kết hợp bột nành với tỉ lệ 50 lòng
đỏ trứng gà + 2 kg bột nành/ha/lần. Cho ăn 6 lần/ngày. Thời gian ương khoảng 3
tuần, kích cở 3.000 con/kg. Tỷ lệ sống ước lượng khoảng 30%. Đối với giai đoạn
ương cá hương lên giống mật độ thả 100 – 150 con/m2,cho cá ăn thức ăn với kích
5


cở phù hợp với kích cở cá, cho ăn 2-3 lần/ ngày với tỷ lệ 7-10% trong lượng thân.
Tỷ lệ sống khoảng 50 - 70%.
Hiện nay người dân làm nghề ương dưỡng cá tra ở khu vực ĐBSCL có tỷ lệ
sống còn rất thấp dưới 10%. Tỷ lệ hao hụt cáo tập trung chủ yếu trong 30 ngày
đầu từ giai đoạn cá bột chuyển sang cá hương. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống của cá bột như: Cá bột kém chất lượng; vận chuyển và thả cá bột không
đúng theo yêu cầu kỹ thuật, cá con bị các loài địch hại tiêu diê ̣t (cá dữ, nòng nọc,
bọ gạo), đặc biệt yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống do thiếu nguồn thức ăn tự

nhiên hoặc người nuôi cung cấp các nguồn thức ăn không phù hợp với nhu cầu
cũng như kích cỡ miệng của cá tra bột (Đỗ Văn Thông, 2014).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
tra Pangasianodon hypophthalmus trong bể xi măng kích cở 4,5x2x1 m được
(Abdul et al., 2014) thực hiện. Nghiên cứu thực hiện với cá tra có kích cỡ trung
bình 1,52 cm/con và khối lượng 1,08 g/con, thực hiện với 3 nghiệm thức mật độ
là 100 con/bể, 150 con/bể và 200 con/bể và lập lại 2 lần và được cho ăn thức ăn
có hàm lượng đạm 35%, cho ăn theo tỷ lệ 10%, 5% và 3% cho lần lượt các tháng
thứ 1, 2 và 3. Kết quả cho thấy sau 90 ngày ương thì mật độ ương 100 con/bể có
khối lượng 27,5±2,5 g (cao nhất), 150 con/bể là 22,4±2,8 g và 200 con/bể thấp
nhất 18,2±3,5 g; nhưng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khác nhau khơng có ý
nghĩa thống kế giữa các nghiệm thức (p> 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống cao nhất
100% ở mật độ 100 con/bể, 96% ở mật độ 150 con/bể (96%) và 90% mật độ 200
con/bể. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ ương có ảnh hưởng lớn đến tăng
trưởng, hệ số FCR và tỷ lệ sống (Abdul et al., 2014).
2.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống tuần hồn nước
Hệ thống tuần hồn nước trong ni trồng thủy sản - Recirculating
Aquaculture Sytems (RAS) là hệ thống khép kín, khơng thay nước hoặc chỉ thay
một ít. Nước trong hệ thống nuôi được tái sử dụng liên tục và ổn định chất lượng
nhờ lọc sạch qua nhiều khâu, sau đó cung cấp ngược lại cho bể ni (Timmons et
al., 2002). Trong hệ thống tuần hồn nước thì có thể chia thành hai dạng là hệ
thống tuần hoàn nước hoàn toàn và bán tuần hoàn. Tùy vào điều kiện và vấn đề
kinh tế mà có thể áp dụng các hệ thống khác nhau. Mặc dù khác nhau nhưng
chúng có cùng nguyên lý hoạt động: Loại bỏ chất thải rắn TSS, loại bỏ chất thải
hòa tan và bộ phận khử trùng.

6


Hệ thống RAS bao gồm các bộ phận: Bể nuôi cá, bộ phận loại bỏ chất thải

rắn (lọc cơ), bể chứa, bộ phận lọc sinh học, bộ phận diệt khuẩn (UV, Ozone), bộ
phận loại khí (Degassing).
Nước trong hệ thống ni được tái sử dụng và ổn định chất lượng nhờ lọc
sạch qua nhiều khâu sau đó cung cấp ngược lại cho bể nuôi. Các khâu này bao
gồm: hệ thống lọc chất rắn (Mechenical filter); lọc sinh học (Biofilter) khử NH3,
NO2 và NO3 nhờ hoạt động của các nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm; hệ thống
khử trùng (UV, Ozon); bộ phận khử khí (Degassing) và hệ thống cung cấp oxy.
Chất thải trong hệ thống nhiều hay ít phục thuộc vào: độ vụn nát của thức ăn
và tỉ lệ thức ăn thừa, độ tiêu hóa của đối tượng thủy sản, nguyên liệu và kỹ thuật
sản xuất sản xuất thức ăn, thời gian chất thải lưu trong hệ thống.Trong hệ thống
tuần hoàn nước thì chất thải được chia làm hai loại là chất thải rắn và chất thải
hòa tan. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn lơ lửng (TSS) và chất thải rắn hòa tan
(TDS), các chất cần loại ra ngay khỏi hệ thống vì ảnh hưởng đến đối tượng thủy
sản và giảm hiệu quả của hệ thống lọc sinh học và dễ bị phân hủy thành các chất
độc. Chất thải hòa tan bao gồm các chất hữu cơ hòa tan và các sản phẩn bài tiết
(N-NH4, CO2), trong đó tổng đạm amon là chất thải nguy hiểm đối với cá cần loại
bỏ ra hệ thống hay chuyển hóa thành chất khơng độc nitrit (N-NO3).
Ờ Châu Âu và các nước phát triển đã ứng dụng công nghệ RAS trong nuôi
thâm canh các lòai cá, do nguồn nước sử dụng rất hạn chế phải trả phí cao. Khi áp
dụng RAS lượng nước cho phép tái sử dụng lên đến 90-99%, chất lượng nước
được quản lý chạt chẻ và điều chỉnh các yếu tố thích hợp cho sự phát triển của cá
(Heinen et al., 1996).
2.5 Một số ứng dụng cơng nghệ tuần hồn nước trong nuôi trồng thủy
sản
Hiện nay RAS được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu và ở các nước
phát triển đã áp dụng RAS để nuôi một số đối tượng như cá hồi, cá rơ phi,trong
đó cá trê phi đạt sản lượng khoảng 250 kg/m3/vụ (James et al., 2006). Qua đó
RAS đã đem lại hiệu quả cao và góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của
nghề nuôi trồng thủy sản trên thới giới. Thạch Thanh và ctv. (1999) khi bố trí tiến
hành thí nghiện ương ấu trùng tơm sú với 3 thí nghiệm: thay nước, khơng thay

nước và hệ thống lọc sinh học cho thấy sực khác biệt về tỉ lệ sống PL 7. Kết quả
cho thấy thí nghiệm ở hệ thống khơng thay nước có tỉ lệ sống thấp nhất 33%, tiếp
đến là thí nghiệm thay nước cho tỉ lệ sống 41% và ở hệ thống lọc sinh học cho tỉ
lệ sống cao nhất 50%. Theo Sam, 1999. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tôm đẻ trứng
7


trong hệ thống nước cung cấp bình thường cho tỉ lệ khoảng 4% , trong khi đó hệ
thống tuần hồn cho tỉ lệ tôm đẻ trứng từ 6-8%. Chẳng hạn đối với tôm thẻ chân
trắng L. vannamei trong hệ thống cấp nước bình thường sinh sản khoảng 90.000
ấu trùng, cịn trong hệ thống tuần hoàn cho tỉ lệ cao hơn 120.000 ấu trùng.
Một nghiện cứu về việc sử dụng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau
trong hai hệ thống RAS và hệ thống nước chảy tràn trong nuôi cá tra thâm canh
cho thấy. Trong hệ thống RAS, nghiệm thức sử dụng protein có hàm lượng 38%
có năng suất 120 - 144 kg/m3 và tỷ lệ sống đạt 95 - 97% cao hơn so với sử dụng
thức ăn có hàm lượng protein 26%, năng suất 110 - 130 kg/m3 và tỷ lệ sống 85 95%. Chất lượng cá ở hai nghiệm thức đạt loại I và khơng có khác biệt so với
nuôi trong ao, lồng bè. So sánh hai nghiện thức của RAS và hệ thống nước chảy
tràn liên tục (10m3 nước/kg cá) có kích cỡ cá giống nhau, tuy nhiên tỉ lệ sống lớn
hơn 97%, năng suất 160 - 190 kg/m3 ở hệ thống nước chảy tràn liên tục lớn hơn
so với nuôi trong hệ thống RAS. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa RAS và hệ
thống nước chảy tràn liên tục là tỉ lệ thay nước và việc sữ dụng nước. Qua kết quả
cho thấy tỉ lệ thay nước của RAS chỉ 2%/ngày và hiệu quả sử dụng là 75-200
lít/kg cá trong khi hệ thống chảy liên tục tỷ lệ thay nước lên đến 1600% và hiệu
quả sử dụng nước 15-20m3/kg cá (Nguyễn Nhứt, 2013). Qua kết quả có thể ứng
dụng RAS trong việc nâng cao nâng suất và hiệu quả sử dụng nước củng như chất
lượng thịt cá trong nuôi cá thương phẩm.
Theo Lý Văn Khánh (2013), thí nghiệm ương cá chình hoa (Anguilla
marmorata) với ba loại thức ăn trong hệ thống tuần hồn. Thí nghiệm được bố trí
trong 6 bể 2 m3, kích cở cá chình 60 g/con, ương với mật 20 con/m3. Sau 8 tháng
ương, kết quả cho thấy nghiệm thức cho ăn kết hợp với cá tạp có tỷ lệ sống cao

nhất 90% so với ăn thức ăn nhân tạo 70% và cho ăn cá tạp có tỷ lệ sống thấp nhất
53,8%. Qua kết qaủ cho thấy ương cá chình trong hệ thống tuần hồn thì thức ăn
nhân tạo kết hợp với cá tạp cho hiệu quả cao và có thể chủ động sử dụng thức ăn
nhân tạo khi nguồn thức ăn cá tạp khan hiến. Tuy nhiên nghiên cứu cho đi sâu
vào gải thích hiệu quả của hệ thống tuần hồn trong việc loại bỏ chất hữu cơ, từ
đó lý giải cho việc cải thiện chất lượng nước trong thí nghiệm.
2.6 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên động vật thủy sản
Động vật thủy sản là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Nhiệt độ ảnh hưởng lên quá trình trao
đổi chất của cá, khi nhiệt độ cao thì quá trình trao đổi chất sẽ tăng do tăng hoạt
tính của enzyme tiêu hóa và khi nhiệt độ thấp thì quá trình ngược lại (Trần Thị
8


Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Theo Boyd (1998) (trích dẫn của Võ
Trường Chinh, 2014) thì các sinh vật sống ở vùng nhiệt đới có khoảng nhiệt độ
phát triển tốt nhất ở 25-32oC, khi nhiệt độ dao động lớn sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng của sinh vật.
Nghiên cứu của Daniel (2014) trên cá da trơn Lophiosilurus alexandri thực
hiện ở các mức nhiệt độ 23oC, 26oC, 29oC và 32oC. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển trong khoảng 27 đến 28oC, nhiệt độ tốt nhất
cho sự tăng trưởng là ở 27,8oC, nhiệt độ giúp cho cá chuyển đổi thức ăn tốt nhất ở
26,2oC và ở mức nhiệt độ 28,8oC. Theo nghiên cứu của Peter and Thomas (1987)
thực hiện trên cá bột và cá giống cá trê phi (Clarias gariepinus) cho thấy tốc độ
tăng tưởng của cá bột và cá giống tăng trưởng cao từ 25-33oC, nghiên cứu cho
thấy ở 30oC là nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng và các quá trình sinh lý của cá
bột và cá giống.
Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Sáng (2013) cho thấy nhiệt độ thích hợp
cho sự ấp nở trứng tốt nhất của cá mú hoa nâu (Epinephelus fuscoguttatus) ở điều
kiện độ mặn 30o/oo là 29oC và cá mú dẹt (Cromileptes altivelis) ở điều kiện độ

mặn 29o/oo là 28oC. Nghiên cứu của Alejandro et al. (2000) trên cá nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus) cho thấy tăng trưởng tốt nhất của cá ở nhiệt độ 27,1oC với
nồng độ oxy 100% bảo hịa so với khơng khí, ngược lại ở nồng độ oxy ở mức
30% thì tốc độ tăng trưởng của cá không thay đổi khi nhiệt độ dưới 22,8 oC. Kết
quả nghiên cứu của Heather et al. (2014) cũng cho thấy ở khoảng nhiệt độ 2731oC cá nheo Mỹ sẽ tăng trưởng về trọng lượng và chiều nhiều hơn ở nhiệt độ 3236oC. Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng trên cá tại tượng
(Osphronemus goramy) giống của Võ Quốc Hào (2015) cho thấy giới hạn nhiệt
độ của cá tai tượng từ 14,3–41,0oC và tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất ở 31oC,
thấp nhất ở 22oC nhưng từ 34oC tốc độ tăng trưởng giảm. Qua đó cho thấy nhiệt
độ ảnh hưởng tới tăng trưởng của cá.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kiều Linh (2015) về ảnh hưởng của nhiệt
độ và độ mặn trên cá tra (Pangasianodon hypophthamus) giống cho thấy nhiệt độ,
độ mặn và sự tương tác giữa chúng có ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn của cá, cá tăng trưởng tốt nhất và hiệu quả sử dụng thức tốt nhất ở
nhiệt độ 35oC và độ mặn 6o/oo. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn
(2009) ở cá cá da trơn độ tiêu hóa thức ăn của cá ở 28oC là 94% và độ tiêu hóa sẽ
giảm cịn 70% ở nhiệt độ 23oC, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) độ tiêu
hóa sẽ tăng từ 26- 32oC, độ tiêu hóa sẽ giảm khi nhiệt độ tăng trên. Theo nghiên
9


cứu của Lê Thị Kiều Trang (2015) thì cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
giống có khả năng chịu đựng được nồng độ nitrit cao (LC50-96 giờ N-NO2- là
93,62mg/lít) ở nhiệt độ 28-29oC là tốt nhất so với các mức nhiệt độ 24-25oC và
33-34oC và ở mức nhiệt độ 24-25oC ở nồng độ nitrit cao thì tăng trưởng của cá ở
mức thấp nhất so với các nhiệt độ còn lại. Nghiên cứu của Phan Vĩnh Thịnh
(2013) cho thấy cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở 24oC và 36oC sẽ bị
stress sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của cá, cá tăng trưởng tốt nhất ở 34 oC và
thấp nhất ở 24oC, ở các mức nhiệt độ 32oC và 34oC thì tăng trưởng khơng có sự
khác biệt.
Qua các nghiên cứu thì yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đên quá trình

tăng trưởng và phát triển của, mỗi lồi cá có khoảng thích nghi nhiệt độ khác
nhau.

10


CHƯƠNG 3:
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
a) Thiết bị dụng cụ trong thí nghiệm
Nghiên cứu được tiến hành trên 3 hệ thống nước tuần hoàn (RAS) với các
dạng thiết kết khác nhau gọi là RAS-1, RAS-2 và RAS-3.
Hệ thống RAS-1: gồm 2 hệ thống RAS-1, với thiết kế mỗi hệ thống gồm 3
bể nuôi (thể tích 2 m3/bể, chứa 1 m3 nước ương cá), một trống lọc cơ, một bể
chứa nước (1 m3), 3 bể lọc sinh học mỗi bể (2 m3), hệ thống diệt khuẩn bằng đèn
UV và hệ thơng loại khí. Hoạt động của hệ thống là nước từ bể nuôi chảy tràn và
được loại bỏ chất rắn bởi trống lọc cơ đi vào bể chứa, nước từ bể chứa được bơm
(10 m3/giờ) qua hệ thống lọc sinh học quay về bể chứa, nước từ bể chứa được
bơm (2,5 m3/giờ) qua hệ thống diệt khuẩn UV và loại bỏ khí độc qua bộ phận loại
khí sau đó cung cấp lại cho bể ni.

Hình 3.1: Hệ thống tuần hoàn RAS-1
Lọc cơ
học

Bể lắng
(1 m3)

Gồm 3 bể ni
(1 m3)


3 bể lọc sinh
học (2 m3)
Bộ phận
loại khí

UV

Sơ đồ hệ thống tuần hoàn RAS-1
11


Hệ thống RAS-2: Một hệ thống RAS-2, với thiết kế gồm 3 bể nuôi (1 m3),
một bể lọc sinh học (0,5 m3), một bể lắng (0,5 m3). Hoạt động của hệ thống là
nước từ bể nuôi tự chảy tràn qua bể lọc sinh học sau đó qua bể lắng, nước từ bể
lắng được máy bơm (2,5 m3/giờ) qua hệ thống diệt khuẩn UV sau đó cấp ngược
lại vào 3 bể nuôi, định kỳ 7 ngày siphon bể lắng 1 lần và cấp lại nguồn nước mới
bằng với lượng nước ban đầu.

Hình 3.2: Hệ thống tuần hồn RAS-2
Lọc sinh học
(0.5 m3)

Gồm 3 bể nuôi
(1 m3)

Bể lắng
(0,5 m3)

UV

Sơ đồ hệ thống tuần hoàn RAS-2

Hệ thống RAS-3: Gồm 05 hệ thống RAS-3, với thiết kế mỗi hệ thống gồm
3 bể nuôi (0,5 m3/bể, chứa 300 L nước ương), một bể lọc sinh học (0,2 m3), một
bể lắng (0,1 m3). Hoạt động của hệ thống là nước từ bể nuôi tự chảy tràn qua bể
lọc sinh học sau đó qua bể lắng, nước từ bể lắng được máy bơm (1,3 m3/giờ) cấp
ngược lại vào 3 bể nuôi, định kỳ 7 ngày siphon bể lắng 1 lần và cấp lại nguồn
nước mới như ban đầu.
12


Hình 3.3: Hệ thống tuần hồn RAS-3.
Lọc sinh học
200 L

3 Bể ni
(500 L)

Bể lắng 100

L

Sơ đồ hệ thống tuần hồn RAS-3

- Oxy cho bể ương và hệ thống lọc được cung cấp bằng cách sục khí liên tục
và hàm lượng có thể đạt mức bảo hịa.
- Các dụng cụ và vật tư dùng cho thí nghiệm gồm:
Chai thủy tinh, chai nhựa dùng để thu mẫu phân tích chỉ tiêu N-NO2, TAN,
Dụng cụ tăng nhiệt (heater, hiệu Mennekes, nước sản xuất Đức) để tăng
nhiệt và có chế độ điều chỉnh nhiệt độ tự động;

Máy làm lạnh nước tự động (TECO).
Máy điều hòa nhiệt độ Mitsubishi 2 HP.
Máy đo Oxy, pH và nhiệt độ (hiệu YSI, nước sản xuất Mỹ).
Thước đo, cân hai số lẻ.
Dụng cụ thu mẫu cá tra: lưới thu chuyên dụng, chai nhựa.
Các dụng cụ phân tích: kim mũi nhọn, trắc vi thị kính.
13


Các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm bao gồm thức ăn cơng nghiệp (hiệu
Aquafeed, kích cỡ 1,5 mm, hàm lượng đạm là 26% theo công bố của nhà sản
xuất).
b) Nguồn nước dùng trong các thí nghiệm
Nước dùng trong thí nghiệm là nước sinh hoạt. Nước được trữ trong bể có
thể tích 2 m3 và sục khí liên tục nhằm loại bỏ hàm lượng chlorine sử dụng để khử
trùng nguồn nước.
c) Nguồn cá dùng trong thí nghiệm
- Cá hương sử dụng cho thí nghiêm từ 1,0-2,0 g, được ương lên từ cá bột lên
cá hương trong bể tại Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế biến Thủy sản - Khoa Thủy
sản, trường Đại học Cần Thơ để bố trí thí nghiệm.
- Cá giống có kích cỡ từ 12 – 14 g, được mua từ trại ương giống Nguyễn
Anh Dũng ở thành phố Cần Thơ và vận chuyện về Khoa Thủy sản, trường Đại
học Cần Thơ để bố trí thí nghiệm.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 thí nghiệm với cùng thời gian bố trí
song song như sau:
3.2.1 Thí nghiệm về tăng trưởng của cá tra giai đoạn cá hương lên cá
giống ở ba mức nhiệt độ khác nhau (27oC, 33oC và khơng kiểm sốt nhiệt độnhiệt độ theo môi trường tự nhiên) trong hệ thống nước tuần hồn
a) Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần trong cùng hệ thống tuần hồn, bố trí

mỗi bể ni có mật độ giống nhau 1.000 con/m3.
Nghiệm thức 1: nhiệt độ 27±1oC.
Nghiệm thức 2: nhiệt độ 33±1oC.
Nghiệm thức 3 (đối chứng): không khống chế nhiệt độ (theo nhiệt mơi
trường tự nhiên - nhiệt độ phịng).
b) Mơ tả thí nghiệm
Các nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 được thực hiện trong hệ thống tuần
hoàn RAS-1, nghiệm thức 3 thực hiện trong hệ thồng tuần hoàn RAS-2. Mỗi
nghiệm thức gồm 3 bể nuôi (1 m3/bể nước ương), bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với
3 lần lặp lại.
14


×