Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BTHK-Ly luan chung ve Nha nuoc va phap luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.54 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ SỐ: 09
HỌ VÀ TÊN

: NGUYỄN VĂN CƯƠNG

MSSV

: K18BCQ052

LỚP

: K18BCQ

Hà Nội, 2019
NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 1


MỤC LỤC
STT ... NỘI DUNG ...................................................................................... TRANG
A ...

MỤC LỤC ............................................................................................. 2


B ... CÂU HỎI .............................................................................................

3

C ... BÀI LÀM ............................................................................................... 3
1.

...

Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” ........

2.

...

Điểm giống và khác nhau trong quan điểm về nguồn

3

của pháp luật của tác giả Nguyễn Thị Hồi trong bài viết
so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã
được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật

3.

...

........................................................................................ 6


Vị trí, vai trị của từng loại nguồn của pháp luật
Việt Nam hiện nay................................................................................... 8

D

...

KẾT LUẬN .............................................................................................. 12

NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 2


CÂU HỎI
Đề số 9: Thông qua các bài viết: “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí
Luật học, số 2/2008); “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Thị Hồi (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128) tháng 8/2008), em hãy:
1. (5điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” trong khoảng
1200 từ (không quá 3 trang A4).
2. (3 điểm) Cho biết quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì
giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã được học trong môn học
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật?
3. (2 điểm) Cho biết vị trí, vai trị của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay?

BÀI LÀM
1. Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” :
Bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” của tác giả Nguyễn Thị Hồi đã đem
đến cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc và đa chiều hơn về một trong những khái niệm cơ
bản của lí luận nhà nước và pháp luật và cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà

khoa học. Phần lớn nội dung bài viết, tác giả đã viện dẫn ra nhiều quan điểm khác nhau về
“nguồn của pháp luật” dưới các tên gọi khác nhau, đã được đề cập trong nhiều cơng trình
nghiên cứu về pháp luật ở trong và ngồi nước để thấy rõ rằng hiện tại vẫn chưa có định
nghĩa về nguồn pháp luật được đa số các nhà nghiên cứu và thực hành pháp luật thừa nhận.
 Trước hết, tác giả mở rộng nghiên cứu ra phạm vi quốc tế:
* Trích dẫn Từ điển Black Law, tác giả đưa ra nhận định “nguồn của pháp luật” là
khái niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và có thể được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau.
- Theo nghĩa hẹp, nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những nơi có
chứa đựng các quy định mà các thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết vụ án.
- Theo nghĩa rộng, nói đến nguồn của pháp luật là nói đến nguồn gốc của các khái
niệm, các tư tưởng pháp lí; nói đến các chủ thể có thẩm quyền ban hành pháp luật; nói đến
các quy định của pháp luật; nói đến nơi chứa đựng các quy định của pháp luật nói chung và
các quy định về hiệu lực của các đạo luật và các quyết định của toà án…
* Tác giả nêu ra quan điểm của một số học giả Pháp cho rằng trong thực tế, pháp luật
có hai nguồn sau:
- Nguồn nội dung là nguồn quan trọng nhất vì là nguồn cơ bản nhất, nó giúp cho việc
lí giải các câu hỏi tại sao người ta lại ban hành quy phạm này mà không ban hành quy
phạm khác? Lý giải việc ấn định thời hạn hay trật tự ưu tiên v.v…
- Nguồn hình thức là các phương pháp thiết lập các quy phạm pháp luật, tức là các
cách thức và văn bản thơng qua đó các quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lí, trở
thành bộ phận của pháp luật thực định và phát huy hiệu lực, nguồn hình thức bao gồm:
+ Các nguồn hình thức được thiết lập để làm nguồn: các nguồn này có hiệu lực nhờ
vào hình thức trình bày của chúng (chúng là nguồn bởi vì chúng đã được ban hành bởi các
cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất có thẩm quyền làm luật và làm cho luật trở nên bắt
buộc, nhờ vào chế tài trong trường hợp cần thiết). Về nguyên tắc, chỉ có những nguồn loại
NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 3



này mới là nguồn pháp luật, tuy nhiên trong thực tế chúng không phải và cũng không thể
là những nguồn duy nhất vì chúng có một số hạn chế nhất định như tính chất tương đối bất
biến, khó có thể phù hợp được với những sự thay đổi và phát triển khơng ngừng của thực
tế, v.v…
+ Các nguồn hình thức tự nhiên: Các quy phạm và nguồn tự nhiên xuất phát từ cái mà
người ta cho là mối tương quan hợp lí, là sự phân chia cơng bằng về mặt lợi ích giữa các
chủ thể pháp luật theo trật tự tự nhiên: người ta gọi đó là tập quán và các nguyên tắc chung
về pháp luật đúc kết từ những cơng trình nghiên cứu lí luận và được thừa nhận như chúng
vốn có.
Nói chung, nguồn luật trong pháp luật quốc gia thường có các loại và được xếp loại
theo thứ bậc sau: Hiến pháp, luật, văn bản dưới luật, tập quán và án lệ; còn nguồn của pháp
luật quốc tế hiện đại được xếp theo thứ bậc như sau: Điều ước quốc tế, tập quán, các nguồn
khác, tức là các nguồn phái sinh từ các nguồn trên, đó là: Các nguyên tắc chung của pháp
luật, án lệ, các học thuyết và cơng lí”.
* Hans Kelsen - học giả người Đức cho rằng nguồn của pháp luật là khái niệm không
rõ ràng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Những quy phạm chung của hiến
pháp và các quy phạm chung khác được ban hành phù hợp với hiến pháp và tập quán được
coi là nguồn của pháp luật. Ở nghĩa rộng nhất, nguồn của pháp luật biểu thị mọi quy phạm
pháp luật, không chỉ những quy phạm chung mà cả những quy phạm pháp luật riêng biệt,
tức là các quy phạm đặt ra quyền hoặc nghĩa vụ pháp lí. Có thể thấy quan niệm này của
Kelsen chủ yếu đề cập nguồn hình thức của pháp luật.
 Quay trở lại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Hồi tiếp tục bắt gặp vấn đề “nguồn của
pháp luật” được đề cập trong các giáo trình, sách tham khảo và các tạp chí về pháp luật từ
các góc độ, các mức độ khác nhau.
* Nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành pháp luật sử dụng hai thuật ngữ
“nguồn của pháp luật” và “hình thức của pháp luật” với nghĩa như nhau. Trong một số sách
và giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật có ý kiến cho rằng hình thức của pháp luật
gồm có hình thức bên trong và hình thức bên ngồi của pháp luật. Hình thức bên trong của
pháp luật bao gồm các nguyên tắc chung của pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật, chế

định pháp luật và quy phạm pháp luật. Hình thức bên ngoài của pháp luật là sự biểu hiện ra
bên ngoài của nó, bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật, luật
tơn giáo. Từ đó các tác giả có sự đồng nhất giữa bộ phận “hình thức bên ngồi của pháp
luật” với “nguồn của pháp luật. Ví dụ: Trong cuốn sách chuyên khảo “Những vấn đề lí
luận cơ bản về nhà nước và pháp luật”, các tác giả viết: “Hình thức bề ngồi hay nguồn
của pháp luật gồm có các văn bản pháp luật (kể cả các văn bản quy phạm), các hiệp ước
quốc tế, tập quán và tục lệ quốc tế, các hợp đồng (khế ước), luật tục, án lệ, những quy định
của luật tôn giáo (chẳng hạn luật Hồi giáo), các học thuyết khoa học pháp lí”.
* Một số học giả khác cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp
luật là những hình thức pháp luật với quan niệm rằng “Hình thức pháp luật là cách thức mà
giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật”. Đây là một
quan niệm đã cũ và khơng hồn tồn chính xác về hình thức của pháp luật bởi vì pháp luật
là do nhà nước ban hành ra và bảo đảm thực hiện thì nội dung của pháp luật là ý chí của
nhà nước, cịn hình thức của pháp luật sẽ là cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý
chí đó thành pháp luật mà trong ý chí của nhà nước thì vừa có ý chí của giai cấp thống trị
vừa có ý chí chung của tồn xã hội chứ khơng đơn thuần chỉ là ý chí của giai cấp thống trị.
NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 4


* Có học giả lại cho rằng khái niệm hình thức pháp luật và nguồn pháp luật khơng hồn
tồn đồng nhất mà có nhiều điểm khác nhau. Nguồn của pháp luật được tiếp cận dưới
nhiều phương diện khác nhau cả về lí luận và thực tiễn. Trong các giáo trình luật chuyên
ngành, cụm từ “nguồn của luật” được sử dụng khá phổ biến. Chẳng hạn, nguồn của luật
hiến pháp, nguồn của luật kinh tế… được hiểu là những văn bản quy phạm pháp luật có
chứa đựng các quy phạm pháp luật của ngành luật đó.
* Có tác giả quan niệm rằng hình thức bên ngồi là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp
luật, là những cái chứa đựng nội dung các quy tắc pháp luật - quy tắc hành vi theo ý chí
nhà nước. Hình thức bên ngồi của pháp luật cịn gọi là nguồn của pháp luật. Có thể thấy

quan niệm này về nguồn của pháp luật chỉ đề cập nguồn hình thức mà chưa đề cập nguồn
nội dung của nó.
*Cá biệt có tác giả dùng thuật ngữ “nguồn gốc của pháp luật” để chỉ nguồn của pháp
luật. Nguồn gốc của pháp luật gồm có nguồn gốc của pháp luật quốc nội và nguồn gốc của
pháp luật quốc tế.
 Sau khi đưa ra rất nhiều các quan điểm khác nhau về “nguồn của pháp luật” như
trên, từ phương diện lí luận, thực tiễn pháp lí, tác giả Nguyễn Thị Hồi cho rằng nguồn và
hình thức của pháp luật là những khái niệm khác nhau, không thể đồng nhất với nhau, mặc
dù chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau. Nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất
cả những gì mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành, giải thích
pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế.
Tác giả đi đến kết luận: nguồn của pháp luật gồm có nguồn nội dung và nguồn hình thức.
* Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn ngun của pháp luật bởi vì nó
được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích
pháp luật. Ví dụ: đường lối chính sách của Đảng, các nguyên tắc chung của pháp
luật, các điều ước quốc tế mà nhà nước kí kết, các học thuyết khoa học pháp lí,... là
những nguồn nội dung của pháp luật.
* Nguồn hình thức của pháp luật là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp
luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp
luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết
các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế. Các nguồn hình thức cơ bản là tập quán, án
lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
Ngồi ra, tác giả Nguyễn Thị Hồi cịn đề cập đến các loại nguồn quan trọng khác tuỳ
theo quy định của mỗi nước trong mỗi giai đoạn phát triển. Chẳng hạn, theo một số học giả
thì hệ thống pháp luật Roman - Giecman có các nguồn là: Luật, tập quán, thực tiễn xét xử
của toà án, học thuyết, những nguyên tắc chung; nguồn của pháp luật Anh bao gồm: Thực
tiễn xét xử của toà án, luật, tập quán, học thuyết và lí trí; nguồn của pháp luật Mĩ bao gồm:
Thực tiễn xét xử của toà án, pháp luật thành văn; nguồn của pháp luật XHCN bao gồm:
Luật, thực tiễn xét xử, tập quán và những quy tắc trong nếp sống công cộng XHCN...
Bên cạnh các loại nguồn trên, trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, pháp luật của đa số

các nhà nước đương đại đều có thêm các nguồn mới là những tập quán và điều ước quốc tế
mà nhà nước đó cơng nhận hoặc phê chuẩn, tức là những nguồn mà pháp luật của các nhà
nước trước đây khơng hề có.

NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 5


2. Điểm giống và khác nhau trong quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả
Nguyễn Thị Hồi trong bài viết so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã
được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
 Điểm giống nhau:
Quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Hồi và cách hiều về “nguồn của pháp luật” mà
em được học trong môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đều giống nhau ở chỗ:
- Thừa nhận rằng trong khoa học pháp lý hiện nay đang tồn tại nhiều quan niệm khác
nhau về nguồn của pháp luật.
- Đều đưa ra nhận định “nguồn của pháp luật” và hình thức bên ngồi của pháp luật có
liên quan với nhau, có mối quan hệ gắn bó với nhau.
- Đều cho rằng nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức.
+ Nguồn nội dung: là xuất xứ, căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ
thể của pháp luật. (các yếu tố kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức…)
+ Nguồn hình thức của pháp luật: là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp
luật trong thực tế - nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, là những căn cứ
mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra
trong thực tế (các nguồn hình thức cơ bản là tập quán, án lệ và văn bản quy phạm
pháp luật.)
- Đều nhìn nhận tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật vừa là 3
hình thức bên ngồi chủ yếu của pháp luật lại vừa là 3 nguồn quan trọng của pháp
luật.

- Đều giới thiệu về nhiều loại nguồn khác của pháp luật (ngoài tập quán pháp, tiền lệ
pháp, văn bản quy phạm pháp luật) như: điều ước quốc tế, chuẩn mực đạo đức xã
hội, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền, các tư tưởng, học thuyết, tín
điều tơn giáo, hợp đồng, pháp luật nước ngoài, v.v…
 Điểm khác nhau:
- Mặc dù đều đưa ra nhận định “nguồn của pháp luật” và hình thức bên ngồi của
pháp luật có mối quan hệ gắn bó với nhau, nhưng:
+ Tác giả Nguyễn Thị Hồi cho rằng “nguồn và hình thức của pháp luật là những khái
niệm khác nhau, không thể đồng nhất với nhau, mặc dù chúng có mối liên hệ gắn bó
với nhau”, nghĩa là tác giả phủ nhận các quan điểm coi “nguồn của pháp luật” chính
là “hình thức bên ngồi của pháp luật” hoặc “nguồn của pháp luật” chính là “hình
thức của pháp luật”.
+ Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp cận khái niệm “hình thức
bên ngồi của pháp luật” song song với khái niệm “hình thức bên trong của pháp
luật” – hợp thành “hình thức của pháp luật”. Trong đó, “hình thức bên trong của
pháp luật” là cơ cấu bên trong, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành
pháp luật cịn “hình thức bên ngồi của pháp luật” là phương thức tồn tại của pháp
NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 6


luật. Giáo trình nhận định tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
là 3 hình thức bên ngoài chủ yếu của pháp luật; ngay tiếp sau đó giáo trình lại giới
thiệu tập qn pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật vừa là “hình thức bên
ngoài của pháp luật” lại vừa là một trong 3 nguồn cơ bản của pháp luật, điều này có
nghĩa rằng có “một sự nhập nhằng”, một “phần giao thoa” giữa 2 khái niệm “hình
thức bên ngồi của pháp luật” và “nguồn của pháp luật”. Giáo trình khơng đưa ra
khẳng định “hình thức của pháp luật” hay “hình thức bên ngồi của pháp luật”
khơng thể đồng nhất với khái niệm “nguồn hình thức của pháp luật” nhưng giáo

trình có chỉ ra 2 quan điểm khác nhau của giới chuyên môn: một là, “nguồn của
pháp luật” được hiểu đồng nhất với “hình thức bên ngồi của pháp luật”; hai là,
“nguồn của pháp luật” có phạm vi rộng hơn hình thức bên ngồi của pháp luật.
- Mặc dù trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khi giới thiệu về
khái niệm “nguồn của pháp luật” có mở đầu bằng việc xem xét quan niệm “nguồn
của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức”, chính là quan niệm mà
tác giả Nguyễn Thị Hồi đã kết luận trong bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp
luật”, tuy nhiên giáo trình có phần xem nhẹ “nguồn nội dung của pháp luật” và đưa
ra nhận định: “trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội
dung của pháp luật nhìn chung khơng có nhiều ý nghĩa, vì thế nó ít được đề cập.
Ngược lại, vấn đề nguồn hình thức của pháp luật ln được quan tâm trên cả bình
diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, từ sau đây, trong
phạm vi giáo trình này, vấn đề nguồn của pháp luật chỉ được đề cập trên khía cạnh
nguồn hình thức của nó.” Điều này khiến cho khái niệm “nguồn của pháp luật” mà
giáo trình đưa ra có phần bị giới hạn hơn quan niệm của tác giả Nguyễn Thị Hồi và
phải chăng tác giả Nguyễn Thị Hồi đang muốn tìm lại vị trí xứng đáng cho bộ phận
“nguồn nội dung của pháp luật”, cũng như đi đến một khái niệm hoàn chỉnh, chính
xác hơn về “nguồn của pháp luật”. Cụ thể:
+ Giáo trình đưa ra khái niệm: “nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa
đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức
trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.”
+ Tác giả Nguyễn Thị Hồi bổ sung: “nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ
được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải
thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra
trong thực tế.
Có thể nhận ra sự khác nhau trong 2 quan niệm nêu trên, Giáo trình chỉ nhìn
nhận “nguồn của pháp luật trên khía cạnh “nguồn hình thức” – “tất cả các yếu tố
chứ đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý....”- “nguồn hình thức” cung cấp các căn cứ
pháp lý cho các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các vụ việc pháp lý; còn tác giả
Nguyễn Thị Hồi đưa ra khái niệm “nguồn của pháp luật” đã bao hàm “nguồn nội


NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 7


dung” và “nguồn hình thức” – “nguồn nội dung” mới là nguồn chủ đạo cung cấp các
căn cứ cho các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành,
giải thích pháp luật, cịn “nguồn hình thức” chứa đựng hoặc cung cấp các căn cứ để
các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để áp dụng vào việc giải quyết các vụ
việc pháp lí xảy ra trong thực tế.
- Trong khi Giáo trình nhận định văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ
pháp (cộng thêm điều ước quốc tế trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu
rộn) là những nguồn cơ bản, các loại khác được coi là những nguồn khơng cơ bản,
có giá trị bổ sung, thay thế khi trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc có
những hạn chế, khiếm khuyết thì trong bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật”,
tác giả Nguyễn Thị Hồi lại đưa ra nhiều loại nguồn quan trọng khác theo đặc trưng
hay cá biệt từng quốc gia trong từng giai đoạn. Chẳng hạn, theo một số học giả thì
hệ thống pháp luật Roman - Giecman có các nguồn là: Luật, tập quán, thực tiễn xét
xử của toà án, học thuyết, những nguyên tắc chung; nguồn của pháp luật Anh bao
gồm: Thực tiễn xét xử của toà án, luật, tập quán, học thuyết và lí trí; nguồn của pháp
luật Mĩ bao gồm: Thực tiễn xét xử của toà án, pháp luật thành văn; nguồn của pháp
luật XHCN bao gồm: Luật, thực tiễn xét xử, tập quán và những quy tắc trong nếp
sống công cộng XHCN hay Đường lối, chính sách của Đảng ở Việt Nam…
2. Vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay:
 Nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam:
* Đường lối chính sách của Đảng:
Ở Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng là một trong các nguồn nội dung quan
trọng của pháp luật vì pháp luật là sự thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng nhằm
bảo đảm cho đường lối chính sách đó có thể được triển khai và thực hiện trong toàn xã hội.

Đường lối, chính sách của Đảng được coi là nguồn nội dung của pháp luật bởi vì chúng có
vai trị định ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một
giai đoạn nhất định cũng như những phương pháp, cách thức cơ bản để thực hiện những
mục tiêu phương hướng này. Bên cạnh đó, nội dung các quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không
được trái với đường lối, chính sách của Đảng. Nhờ có những đường lối, chính sách đó, góp
phần làm chuyển biến tích cực cơng tác củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng nói riêng và
đất nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
* Nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội:
Đây cũng là một trong những nguồn nội dung quan trọng của pháp luật, một trong
những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật. Để tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải ban hành các quy định pháp
luật cụ thể nhằm xây dựng đồng bộ các loại thị trường (thị trường lao động, thị trường

NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 8


hàng hoá, thị trường bất động sản, thị trường tài chính…); cụ thể hố các chính sách tài
chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập…; sắp xếp, cơ cấu lại các ngành kinh tế, điều
chỉnh các quan hệ kinh tế theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn, chiều hướng vừa
thúc đẩy sự tăng trưởng, vừa bảo đảm sự cân đối và ổn định của nền kinh tế – xã hội.
* Các tư tưởng, học thuyết pháp lí:
Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng có thể trở thành nguồn nội dung của pháp luật.
Chẳng hạn, theo Điều 2 của Hiến pháp hiện hành của nước ta thì, “Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quy định này của Hiến
pháp được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; tư tưởng chủ quyền nhân dân; tư tưởng nhà nước
pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực nhà nước.
 Các loại nguồn hỗn hợp cơ bản của pháp luật Việt Nam:
* Văn bản quy phạm pháp luật:
Đây là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật Việt
Nam. Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp lý thực tế thuộc
thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các VBQPPL. VBQPPL là văn bản do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc
xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
VBQPPL ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau. Đứng
đầu thang bậc giá trị pháp lý trong hệ thống VBQPPL là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ
bản của Nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,…
VBQPPL khơng chỉ là nguồn hình thức mà cịn có thể là nguồn nội dung của pháp
luật, bởi, nếu xét về nội dung thì các quy định trong các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn
lại có thể trở thành nguồn nội dung cho các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn. Chẳng hạn,
các quy định của Hiến pháp là nguồn nội dung của tất cả các VBQPPL khác vì các quy
định trong các văn bản ấy được xây dựng, ban hành dựa trên cơ sở các quy định của Hiến
pháp, trong nhiều trường hợp là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá nhằm thực hiện Hiến pháp trong
thực tế…
* Tập quán pháp:
Việt Nam đã chính thức thừa nhận tập quán pháp là một loại nguồn của pháp luật từ
năm 1995 khi nhà nước ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên. Từ đó đến nay, tập quán pháp
ngày càng được coi trọng sử dụng, trình tự, thủ tục, cách thức áp dụng tập quán pháp cũng
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, tập quán pháp chỉ được coi là nguồn thứ yếu của pháp
luật Việt Nam bởi các quy định của nó chủ yếu tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường
chỉ được hiểu một cách ước lệ, thiếu rõ ràng, cụ thể, khó bảo đảm cho việc hiểu và áp dụng
NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ


Trang 9


thống nhất trong phạm vi rộng. Song, ưu điểm của phong tục tập quán là hình thành từ thực
tiễn cuộc sống, từ những thói quen ứng xử hàng ngày nên rất gần gũi với nhân dân và
thường được nhân dân tự giác thực hiện. Vì vậy, phong tục tập quán có thể góp phần bổ
sung cho chỗ thiếu của pháp luật, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật nên cần được
tiếp tục sử dụng cùng với các VBQPPL. Điều cần thiết hiện nay là phải có hình thức xác
định cụ thể những tập quán được Nhà nước thừa nhận để bảo đảm cho việc áp dụng pháp
luật được thống nhất và bảo đảm công bằng xã hội.
Phong tục tập quán vừa có thể là nguồn nội dung, vừa có thể là nguồn hình thức của
pháp luật. Những phong tục tập quán tiến bộ, tốt đẹp, phù hợp với ý chí của Nhà nước,
được Nhà nước thừa nhận sẽ trở thành nguồn nội dung của pháp luật. Ví dụ, việc Nhà nước
thừa nhận phong tục ăn Tết Nguyên đán, phong tục Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3
âm lịch đã dẫn đến quy định cho phép người lao động, cán bộ, công chức, học sinh, sinh
viên… được nghỉ làm việc, học tập trong những ngày này.
Phong tục tập quán là nguồn hình thức của pháp luật trong những trường hợp nó được
áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Việc thừa nhận phong tục tập
quán là nguồn hình thức của pháp luật đã được thể hiện cụ thể trong một số đạo luật của
nước ta. Ví dụ, Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật
không quy định và các bên khơng có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán;… Tập quán…
không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.
* Án lệ:
Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã chính thức thừa nhận vai trị của án lệ. Theo
quy định này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết
định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tịa án, tổng kết phát triển thành án lệ
và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Án lệ là loại nguồn rất quan trọng của pháp luật ở các nước thuộc hệ thống thông luật.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, án lệ vẫn chưa được thừa nhận một cách chính thức;

song, nếu theo tinh thần của Nghị quyết số 48 thì trong tương lai gần, án lệ có thể được coi
là một trong các nguồn hình thức của pháp luật nước ta.
* Điều ước quốc tế:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều ước quốc tế là một loại nguồn
pháp luật quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng. Điều đó được thể hiện rõ trong
nhiều VBQPPL hiện hành là “trong trường hợp điều ước quốc tế mà VBQPPL Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của văn bản này thì tuân theo các quy
định của điều ước quốc tế đó”. Nếu về cùng một vấn đề mà giữa pháp luật trong nước và
điều ước quốc tế có quy định khác nhau thì thứ tự ưu tiên áp dụng lần lượt là Hiến pháp,
điều ước quốc tế, các văn bản luật, các văn bản dưới luật.

NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 10


 Các loại nguồn khác:
* Các nguyên tắc chung của pháp luật:
Đây là những nguyên lý, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho tồn bộ q trình xây
dựng và thực hiện pháp luật trong thực tế. Có những nguyên tắc chỉ là nguồn nội dung của
pháp luật. Chẳng hạn, theo Điều 8 của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì, “tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự …”. Quy định này xuất phát từ
một nguyên tắc chung của pháp luật là khơng ai bị coi là có tội nếu tội đó khơng được quy
định trong luật hình.
Song, có những nguyên tắc vừa là nguồn nội dung, vừa là nguồn hình thức của pháp
luật. Ví dụ, ngun tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này được coi là nguồn nội
dung của pháp luật vì các quy định của pháp luật trong nhiều lĩnh vực được ban hành ra
nhằm thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước phục vụ cho sự phát triển tự do, toàn
diện của mỗi cá nhân, bảo đảm công bằng xã hội, xố đói, giảm nghèo… Với tư cách là
nguồn hình thức của pháp luật, nguyên tắc này đòi hỏi khi xác định mức bồi thường thiệt

hại xảy ra trong thực tế phải tuỳ từng trường hợp cụ thể của nạn nhân và của người gây
thiệt hại, có trường hợp chỉ yêu cầu bồi thường những thiệt hại trực tiếp; song, có trường
hợp lại phải yêu cầu bồi thường cả những thiệt hại trực tiếp lẫn những thiệt hại gián tiếp.
* Quy tắc của các hội nghề nghiệp:
Loại nguồn dự kiến này mới chỉ được đề cập đến trong Nghị quyết số 48 nói trên mà
dường như chưa có tiền lệ ở Việt Nam và cũng chưa được thừa nhận chính thức về mặt
Nhà nước. Chỉ mới có quy định của các tổ chức chính trị – xã hội là đã được thừa nhận một
cách gián tiếp trong một số văn bản. Ví dụ, Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 1998 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2003) đã thừa nhận một cách gián tiếp rằng quy định của các tổ chức
chính trị – xã hội cũng có thể được thừa nhận là một trong các nguồn hình thức của pháp
luật thơng qua việc thừa nhận những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm
kỳ trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, người
đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã… cũng là cán bộ, cơng chức. Theo đó, những
cán bộ, cơng chức thuộc loại này nếu vi phạm kỷ luật của các tổ chức đó thì khi xử lý họ,
quy định của các tổ chức đó cũng sẽ được viện dẫn và áp dụng.
* Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội:
Các quan niệm đạo đức xã hội nhiều trường hợp được pháp luật dẫn chiếu làm căn cứ
pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Trong nhiều trường hợp pháp luật quy
định, các chủ thể thực hiện hành vi không được trái với quan niệm đạo đức xã hội.
* Pháp luật nước ngoài
Trong điều kiện hiện nay, pháp luật nước ngoài được coi là một nguồn của pháp luật
Việt Nam. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo những điều kiện cũng như thủ
tục, trình tự do pháp luật quy định.

NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 11


KẾT LUẬN

Bài viết: “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí Luật học, số2/2008) và bài
“Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hồi (Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128) tháng 8/2008) đã đem đến cho em những hiểu biết mới
mẻ, những góc nhìn đầy đủ hơn về “nguồn của pháp luật” từ phạm vi các nghiên cứu quốc
tế cho đến Việt Nam. Mặc dù còn nhiều điểm chưa được thống nhất trong giới khoa học
pháp lý về khái niệm “nguồn của pháp luật” nhưng cùng với môn học Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật, tác giả Nguyễn Thị Hồi cùng với các giáo viên bộ môn đã giúp em
bước đầu có những kiến thức vỡ lịng về pháp luật nói chung cũng như nguồn của pháp
luật nói riêng, là nền tảng để em tiếp tục học tập và nghiên cứu sâu hơn về pháp luật.

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

NGUYỄN VĂN CƯƠNG – MÃ SINH VIÊN: K18BCQ052 – LỚP: K18BCQ

Trang 12



×