Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP sài gòn thương tín chí nhánh quận 11 luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC TRÍ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NHTMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CN QUẬN 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC TRÍ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NHTMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CN QUẬN 11
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01


LUẬN ÁN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
***

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, các số liệu và kết quả có được trong
Luận văn là hồn tồn trung thực.

Hồ Chí Minh, năm 2020
Học viên

NGUYỄN QUỐC TRÍ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô đã truyền đạt những kiến
thức quý giá trong hai năm học tại Chương trình Đào tạo Sau đại học - Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt với TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã

trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tơi để tơi hồn thành được luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, cũng như các đồng nghiệp tại NHTMCP Sài Gịn
Thương Tín - CN Quận 11 và tại các chi nhánh khác của ngân hàng tại thành phố
Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong cơng tác để tơi có thêm thời gian cho q
trình học tập tại Trường và hồn thành được luận văn này.

Hồ Chí Minh, năm 2020
Học viên

NGUYỄN QUỐC TRÍ


iii

TÓM TẮT
Tiêu đề:
Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP
Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quận 11.
Tóm tắt:
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay
KHDN tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh Quận 11. Từ việc nghiên
cứu cơ sở lý luận các nghiên cứu trước và thảo luận chuyên gia, tác giả đã đề xuất
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gòn
Thương Tín - Chi nhánh Quận 11 gồm: Nhân viên cho vay (NV); Quy trình cho
vay (QT); Khả năng cạnh tranh (CT), Chính sách cho vay (CS) và Nguồn vốn huy
động (HD)
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến hoạt động cho vay KHDN chịu ảnh
hưởng bởi 5 yếu tố, với 4 yếu tố có tác động cùng chiều và được sắp xếp theo thứ
tự mức độ ảnh hưởng giảm dần bao gồm: Nhân viên cho vay (NV); Quy trình cho
vay (QT); Chính sách cho vay (CS) và Nguồn vốn huy động (HD), và yếu tố Khả

năng cạnh tranh (CT) có tác động ngược chiều đến hoạt động cho vay KHDN tại
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đề ra một số giải pháp, kiến nghị liên quan
nhằm nâng cao hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gịn Thương Tín - Chi nhánh Quận 11
Từ khóa: Cho vay Khách hàng doanh nghiệp, Các yếu tố ảnh hưởng, Sacombank.


iv

ABSTRACT
Title:

Factors affecting corporate lending activities at Saigon Thuong Tin

Commercial Joint Stock Bank - District 11 Branch
Astract
The purpose of the thesis is to study the factors affecting Corporate Banking
lending at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank - District 11 Branch.
From the study of the theoretical basis of previous studies and discussing experts,
The fake has given the factors affecting the lending activities to corporate
customers at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank - District 11 branch
including: Loan officer (NV); Loan Process (QT); Competitiveness (CT), Lending
Policy (CS) and Deposit (HD).
The results of regression analysis show that the variable corporate lending activities
are affected by 5 factors, with 4 factors having the same directional impact and
arranged in descending order of influence including: loan (NV); Loan Process
(QT); Lending policy (CS) and Deposit (HD), and Competitiveness (CT) have a
negative impact on corporate loans at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock
Bank - District 11 Branch.

From the research results, the author also proposed a number of solutions and
recommendations related to improving corporate lending activities at Saigon
Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank - District 11 Branch.
Keywords: Corporate loans, influencing factors, Sacombank


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACTiv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH .....................................................................x
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................1
1.1.

Lý do thực hiện đề tài ................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................3

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................3

1.7.

Kết cấu nghiên cứu ....................................................................................4

1.8.

Giới thiệu về NHTMCP Sài gịn Thương Tín và NHTMCP Sài Gịn

Thương Tín – Chi nhánh Quận 11 ...........................................................................4
1.8.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín. ......4

1.8.2. Giới thiệu về NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Quận 11: ........6
1.8.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín
– Chi nhánh Quận 1 ..................................................................................................7
1.8.4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN
Quận 11 ....................................................................................................................8
1.8.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN
Quận 11 ..................................................................................................................14


vi

1.9.

Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Sài

Gịn Thương Tín - CN Quận 11 .............................................................................14
1.9.1. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp ..........................................14
1.9.2. Thực trạng nợ xấu nhóm khách hàng doanh nghiệp..................................16
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP .....................................................................................19
2.1.

Các khái niệm ............................................................................................19

2.1.1

Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ...........19

2.1.1.1 Khái niệm: .............................................................................................. 19

2.1.1.2 Đặc điểm: ................................................................................................ 19
2.1.1.3 Các loại hình cho vay khách hàng doanh nghiệp: .................................. 20
2.2.

Các lý thuyết liên quan đến quyết định cho vay trong ngân hàng thương

mại

21

2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ...................21
2.1.2. Lý thuyết lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng (Adverse selection)....22
2.1.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động của ngân hàng (Moral hazard) ................23
2.3.

Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại

các ngân hàng thương mại ......................................................................................24
2.3.1

Yếu tố bên ngoài ........................................................................................25

2.3.2

Nhân tố bên trong ......................................................................................28

2.4.

Ý nghĩa của nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN


tại ngân hàng thương mại .......................................................................................33
2.5.

Các nghiên cứu có liên quan về tác động của các yếu tố đến hoạt động cho

vay KHDN tại ngân hàng thương mại ....................................................................35
2.6.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................36

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................40
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................41
3.1.

Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...................................41

3.1.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................41
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................43
3.2.

Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi ....................................................44


vii

3.2.1. Xây dựng thang đo .....................................................................................44
3.2.2. Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................46
3.3.

Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................47


3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ....................................................................47
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronback’s Alpha ...............................................47
3.3.3. Phân tích yếu tố khám phá EFA ................................................................48
3.3.4. Phân tích hồi quy bội .................................................................................49
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................51
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................52
4.1

Kết quả nghiên cứu ....................................................................................52

4.3.1. Kết quả định tính........................................................................................52
4.3.2. Kết quả thống kê mơ tả các biến................................................................53
4.2

Phân tích hồi quy .......................................................................................57

4.4.1. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronback’s Alpha ........................57
4.4.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ................................................................59
4.4.3. Kết quả phân tích hồi quy ..........................................................................63
4.4.4. Kiểm định mơ hình ....................................................................................64
4.4.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.........................................................64
4.4.4.2. Kiểm định tương quan giữa các biến .........................................................64
4.4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...........................................................65
4.3

Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................65

Nguồn: Tác giả tổng hợp ........................................................................................68
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................69

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................70
5.1.

Kết luận chung ...........................................................................................70

5.2.

Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng

doanh nghiệp tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11 .........................70
5.3.

Kiến nghị....................................................................................................71

5.4.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................i
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN

KQHĐKD

Chi nhánh

Phân tích nhân tố khám phát (Exploratory Factor
Analysis)
Kết quả hoạt động kinh doanh

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTC

Tổ chức tài chính

EFA


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động .........................................................................9
Bảng 1.2: Thị phần nguồn vốn huy động .................................................................10
Bảng 1.3: Tình hình dư nợ .......................................................................................11
Bảng 1.4: Tỷ trọng và chênh lệch dư nợ ..................................................................11
Bảng 1.5: Tỷ trọng và chênh lệch trong tổng thu dịch vụ ........................................13
Bảng 1.6: Tỷ trọng và chênh lệch khỏan mục dư nợ cho vay KHDN .....................16
Bảng 1.7: Nợ xấu cho vay nhóm KHDN .................................................................17
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ............................................35
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu.........................................................37
Bảng 3.1: Danh sách các chuyên gia tham khảo ý kiến ...........................................42
Bảng 3.2: Thang đo các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN ................44
Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát ...........................................................522
Bảng 4.2: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Nguồn vốn huy động .........................533
Bảng 4.3: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Chính sách cho vay ............................544
Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Khả năng cạnh tranh ..........................544
Bảng 4.5: Thống kê mô tả thang đo Nhân viên cho vay ........................................555
Bảng 4.6: Thống kê mô tả thang đo yếu tố Quy trình cho vay ..............................555
Bảng 4.7: Thống kê mô tả thang đo Hoạt động cho vay ........................................566
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ..............................................577
Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s ......................................................599
Bảng 4.10 Kết quả rút trích yếu tố .........................................................................599
Bảng 4.11: Kết quả ma trận xoay yếu tố ..................................................................60
Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s ...................................................622
Bảng 4.13: Kết quả xoay yếu tố ............................................................................622
Bảng 4.14: Kết quả EFA cho biến phụ thuộc .........................................................622
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy ....................................................................................633
Bảng 4.16: Kết quả tóm lược của mơ hình.............................................................655
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu ......................................................688



x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: NHTCP Sài gịn Thương Tín – Chi nhánh Quận 11 ..................................7
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 ..........7
Hình 1.3 : Thị phần huy động vốn ...........................................................................10
Hình 1.4: Tổng thu dịch vụ ......................................................................................13
Hình 1.5: Kết quả hoạt động tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11....14
Hình 1.6: Tình hình dư nợ cho vay KHDN ..............................................................15
Hình 1.7: Dư nợ cho vay KHDN phân theo lĩnh vực hoạt động..............................16
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................41


1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do thực hiện đề tài
Đối với các NHTM, tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn cho Ngân
hàng. Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro
nhất, và gây mất vốn dẫn tới mất an toàn vốn cho ngân hàng. Do vậy, việc cấp tín
dụng mang lại hiệu quả cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo rủi ro thấp luôn là vấn
đề được các ngân hàng quan tâm.
Hiện nay, với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận tối đa nên ngân hàng càng chú
trọng các mối quan hệ tín dụng với khách hàng, điều này dẫn đến môi trường cạnh
tranh giữa các ngân hàng ở mảng tín dụng, nhất là cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp ngày càng quyết liệt hơn và NHTMCP Sài Gịn Thương Tín cũng khơng
ngoại lệ. Theo cơng bố chính thức của NHNN tại thông tư số 22 về quy định các

giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, CN ngân hàng nước
ngồi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, đã nêu rõ lộ trình để từng bước siết chặt tỉ lệ
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn từ năm 2020
đến 2022 giảm từ 40% xuống cịn 30%. Do đó, hiện nay tại NHTMCP Sài Gịn
Thương Tín - CN Quận 11 thì nguồn vốn ngắn hạn huy động được tận dụng tối đa
để cho vay ngắn và trung hạn, mà theo lộ trình thì ngân hàng phải tuân thủ theo tỷ
lệ mới từ tháng 10/2020 đến hết tháng 9/2021, tỉ lệ này còn là 37%; Từ tháng
10/2021 đến hết tháng 9/2022 là 34% và từ tháng 1/2022 là 30%. Cho nên, trong
các khoảng thời gian này, CN cần phải đẩy mạnh cho vay đối với KHDN nhằm sử
dụng một cách hiệu quả đối với nguồn vốn ngắn hạn, cũng như tìm kiếm các nguồn
tài trợ dài hạn để đảm bảo nguồn vốn cho vay KHDN trong thời gian sắp tới.
Thực trạng tình hình dư nợ KHDN trên tổng dư nợ trong khoảng thời gian từ
2016-2019 của CN có xu hướng giảm, cụ thể giai đoạn 2017-2018 là hơn 29% thì
năm 2019 chỉ là 27.88%, và trên thực tế các KHDN tại CN hầu như là các khách
hàng lâu năm (Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo, Công ty TNHH Tân Tiến
Senko, Công ty TNHH SXTM Inox Hồng Phước Thành, Công ty TNHH SX và
TM Tổng Hợp Việt My), sự phát triển các KHDN mới hầu như rất ít nếu khơng nói


2

là khơng có khách hàng mới tại năm 2019. Bên cạnh đó sự cạnh tranh đối với các
ngân hàng khác về lãi suất, dịch vụ, các loại phí...buộc CN phải có những sự nhanh
nhạy nắm bắt nhu cầu cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp trong khi áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác là vơ cùng lớn.
Vì vậy, việc cho vay KHDN để vừa sử dụng vốn hiệu quả, vừa phải đạt được lợi
nhuận kế hoạch đặt ra mà chất lượng các khoản vay vẫn phải đảm bảo được tiêu chí
an tồn vốn được Ban giám đốc NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11
quan tâm hàng đầu. Trước tình hình đó địi hỏi NHTMCP Sài Gịn Thương Tín CN Quận 11 phải có những đánh giá cụ thể về hoạt động tín dụng doanh nghiệp
của CN hiện nay, cũng như đưa ra những chiến lược hành động để cạnh tranh tốt

với các ngân hàng khác trên địa bàn. Để có thể tìm hiểu sâu hơn các vấn đề trên, tác
giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh
Quận 11” làm đề tài thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố tác động và biện pháp nâng cao hoạt động cho vay KHDN
tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát, luận văn hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Xác định và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN
tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11.
(2) Đề ra các giải pháp, khuyến nghị liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ những mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, nghiên cứu sẽ tập trung trả
lời các câu hỏi sau:
(1) Các yếu tố nào tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại NH TMCP Sài
Gịn Thương Tín – CN Quận 11? Và mức độ tác động của các yếu tố này ra
sao?


3

(2) Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
KHDN tại Sacombank – CN Quận 11?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11
Đối tượng khảo sát: Thực hiện khảo sát các lãnh đạo, chuyên viên hiện đã và

đang làm công tác cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận
11, các chuyên viên cho vay KHDN đang cơng tác tại NHTMCP Sài Gịn Thương
Tín ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian và không gian: Chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng trong khoảng
thời gian từ 2016 – 2019 tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11.
Thời gian khảo sát: Tháng 03/2020 đến tháng 07/2020.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá sự
tác động của các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài
Gịn Thương Tín – CN Quận 11.
Phương pháp định lượng: sử dụng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu quan sát
và phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy, tìm ra yếu tố khám phá EFA, với dữ
liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 để tổng hợp dữ liệu,
tiến hành làm sạch dữ liệu, thực hiện các thống kê mơ tả, phân tích độ tin cậy, phân
tích yếu tố khám phá EFA, và kiểm định hồi quy để xác định mức độ tác động của
các yếu tố đến hoạt động cho vay KHDN.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận: Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động cho vay KHDN. Từ đó đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11.
Về mặt thực tiễn:


4

Bản thân tác giả hiện cũng đang công tác tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín –
CN Quận 11, do đó việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần cho chính ngân hàng nơi

tác giả làm việc, giúp nhận diện của các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay
KHDN nhằm nâng cao hoạt động cho vay KHDN tại NHTMCP Sài Gịn Thương
Tín – CN Quận 11.
1.7. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cho vay khách hàng doanh nghiệp và các nghiên
cứu liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
1.8. Giới thiệu về NHTMCP Sài gịn Thương Tín và NHTMCP Sài Gịn
Thương Tín – Chi nhánh Quận 11
1.8.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín.
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 21/12/1991 với vốn điều lệ ban đầu là 03 tỷ đồng, với địa bàn hoạt động
ven thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền
kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hố tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, Sacombank với vốn điều lệ ban đầu là 4 tỷ
đồng đã từ từ phát triển thành ngân hàng lớn như hiện nay. Sau 25 năm hoạt động
ngân hàng đã lớn mạnh trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ lên
tới 18.167 tỷ đồng, 22.972 tỷ đồng vốn tự có, 333.295 tỷ đồng tổng tài sản.
Một trong những sự kiện lớn có tác động tới sự hình thành và phát triển của
Sacombank là theo Quyết định số 1844 ngày 14/9/2015 của NHNN Việt Nam,
Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) từ ngày 01/10/2015.


5


Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của
Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông
của cả hai Ngân hàng.
Việc Southern Bank sáp nhập vào Sacombank là phù hợp với định hướng
chung của Chính phủ và NHNN trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an tồn và
chun nghiệp hơn.
Sau sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng
tài sản đạt 297.184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó vốn
điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên
toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người.
Với nguồn lực mạnh hơn, Sacombank có thể nâng cao hơn nữa về quy mô và
chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng khả năng cung ứng vốn ra thị
trường. Sacombank cũng đưa ra các phương án kỹ lưỡng để ổn định cả về nhân sự,
tài chính, kinh doanh, đặc biệt là các phương án quản trị rủi ro sau sáp nhập.
Logo:
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank.
Tên giao dịch: Sacombank.
Ngày thành lập: 21/12/1991.
Vốn điều lệ: 18.852 tỷ đồng ( tại thời điểm 03/2020)
Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: (+84)8 39 320 420.
Fax: (+84) 8 39 320 424.
Email:
SWIFT code: SGTTVNXX
Mã số thuế: 0301103908.
- Ngành nghề kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là thực hiện các giao dịch bao gồm huy

động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;
cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính
chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các


6

dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phếu vá các giấy
tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.
1.8.2. Giới thiệu về NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Quận 11:
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11 có trụ sở chính tại 970 Đường
3/2, Phường 12, Quận 11, Tp.HCM bao gồm hai phòng giao dịch: PGD Lê Đại
Hành và PGD Phó Cơ Điều.
Từ khi ra đời, CN Quận 11 thường xuyên bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, chủ động đáp ứng cao nhất các nhu cầu vay
vốn và dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh thực
hiện công việc kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn liền mạng lưới
với mục tiêu xây dựng thương hiệu, phát triển nguồn khách hàng đa dạng.
Các lĩnh vực hoạt động
Huy động vốn: Khai thác và huy động nguồn vốn của các tổ chức cá nhân
trong và ngoài địa bàn thông qua việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, nhận vốn ủy
thác của các tổ chức phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.
Tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng
VNĐ và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản
xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng cho vay xây dựng và
phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định.
Thanh toán và ngân quỹ: Thực hiện cho vay theo chỉ định của nhà nước và
theo ủy thác của các tổ chức cấp trên theo nghị định đã ban hành. Thực hiện chiết
khấu các loại chứng từ có giá, nghiệp cụ bảo lãnh dự thầu. Chuyển tiền nhanh bằng
hình thức chuyển tiền điện tửdịch vụkinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền nhanh qua

WESTER UNION thanh toán quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT.


7

Nguồn: Tác giả
Hình 1.1: NHTCP Sài gịn Thương Tín – Chi nhánh Quận 11
1.8.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHTMCP Sài Gịn
Thương Tín – Chi nhánh Quận 1
Cơ cấu của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11 gồm chi nhánh
chính đặt tại 970 Đường 3/2, Phường 12, Quận 11, Tp.HCM và hai phòng giao
dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Lê Đại Hành (347 Lê Đại Hành, Phường 13,
Quận 11, Tp.HCM) và Phòng giao dịch Phó Cơ Điều (121 - 123 Phó Cơ Điều,
Phường 04, Quận 11, Tp.HCM).

Nguồn: NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11


8

Theo sơ đồ trên các phịng ban có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Ban giám đốc
Giám đốc: Là người đứng đầu CN, thực hiện chỉ đạo và điều hành toàn bộ
hoạt động của CN, định ra phương hướng kinh doanh và là người có thẩm quyền về
việc thực hiện các điều khoản quy định kinh doanh và là người có thẩm quyền về
việc thực hiện các điều khoản quy định trong điều lệ NHTMCP Sài Gịn Thương
Tín và trước pháp luật.
Phó Giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc, trực tiếp phụ trách kinh
doanh, chỉ đạo nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra các bộ phận được phân cơng, nắm

tình hình thực tế, đề xuất các biện pháp chỉ đạo toàn diện và chịu trách nhiệm về
nội dung hoạt động.
Các phòng ban: Triển khai, hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ cho vay, thực
hiện hoạt động tín dụng đối với khách hàng, tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và
phát triển quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, trực tiếp giải ngân và thu lãi tiền
vay cho khách hàng.
Các phòng giao dịch: Thực hiện tất cả các giao dịch với khách hàng như nhận
tiền gửi, mở tài khoản, chuyển tiền, giải ngân, thu lãi, chi trả lãi, mua bán ngoại tệ,
thanh toán séc.
1.8.4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại NHTMCP Sài Gịn Thương
Tín - CN Quận 11
Để mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo tiềm lực về nguồn vốn và tạo
lợi nhuận cho NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 chú trọng mở rộng
mạng lưới hoạt động tại đô thị và mở rộng quan hệ tín dụng với các tập đồn.
Trước tình hình ngày càng cạnh tranh và phát triển của ngành ngân hàng,
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 tập trung vào các hoạt động kinh
doanh chủ yếu sau:
Hoạt động huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngồi nguồn vốn tự có của ngân
hàng, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 cũng tiến hành huy động
nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân với các hình thức sản
phẩm phong phú và đa dạng.


9

Nguồn vốn huy động của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11
thường từ các tổ chức kinh tế lớn như: Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo,
Công ty TNHH Tân Tiến Senko, và các cá nhân trên địa bàn thành phố, với nguồn
tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn ổn định được thể hiện qua bảng 4.1.

Tổng nguồn vốn huy động phân theo loại tiền chủ yếu tại CN là tiền gởi nội
tệ, và tiền gởi ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ, tiền gởi bằng vàng chỉ duy trì trong
năm 2016 là 20 tỷ. Đa phần các khoản tiền huy động này có kỳ hạn dưới 1 năm,
bình quân trong giai đoạn nghiên cứu chiếm 78.45%, và nguồn tiền gởi này được
huy động từ dân cư với tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2016-2019 là 92,11%.
Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

Khoản mục
2016

2017

2018

2019

1,280
30

1,499
24

1,648
18

1,795
26


20

0

0

0

1,330

1,523

1,666

1,821

235

264

318

397

1,060

1,214

1,303


1,387

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 - 24 tháng

32

40

36

30

Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên

3

5

9

7

1.330

1.523

1.666

1.821


Cơ cấu nguồn vốn theo phân loại tiền
Tiền gửi nội tệ
Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi VNĐ)
Tiền gửi bằng vàng
Tổng
Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Tổng

Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi tổ chức kinh tế

95

132

119

157

Tiền gửi từ dân cư

1,235

1,391

1,547


1,664

Tổng
1,330 1,523 1,666 1,821
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11)
Bảng 4.2 và hình 4.3 cho thấy thị phần nguồn vốn huy động của NHTMCP
Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 so với các tổ chức tín dụng khác tại TPHCM


10

chiếm tỷ trọng từ 4.3 đến 4.8% trong giai đoạn 2016-2019 và và có xu hướng biến
động khơng lớn theo chiều hướng giảm.
Bảng 1.2: Thị phần nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: %
Khoản mục
Thị phần NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN
Quận 11

2016
4.8

Năm
2017 2018
4.7

4.5

2019
4.8


Thị phần các TCTD khác
95.7 95.3 95.5 95.2
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11)

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11)
Hình 1.3 : Thị phần huy động vốn

Sở dĩ thị phần nguồn vốn huy động của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN
Quận 11 có xu hướng giảm so với các tổ chức tín dụng khác tại TPHCM, do các
nguyên nhân:
- Tình hình kinh tế trong và ngồi nước cịn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu
cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, dẫn đến một số tổ chức kinh tế hạn
chế vay vốn, tăng cường sử dụng vốn tự có để hoạt động kinh doanh và nguồn tiền
gửi từ kho bạc nhà nước giảm do tập trung giải ngân cho chi tiêu cơng.
- Tại TPHCM có nhiều NHTM hoạt động với lãi suất huy động cao và hấp
dẫn, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín – CN Quận 11 với chính sách lãi suất huy
động giai đoạn 2016-2019 hạn chế (vì lãi suất huy động của NHTMCP Sài Gịn
Thương Tín – CN Quận 11 tuân theo quy định về lãi suất huy động của NHTMCP
Sài Gịn Thương Tín thấp so với các NHTM khác trong quận 11 (Vietbank,


11

SCB...). Bên cạnh đó, nếu muốn tăng thêm lãi suất thì KHDN phải gửi số tiền lớn
và phải trình lên các cấp lãnh đạo cao hơn (tốn thời gian...) nên đã không cạnh
tranh được về mặt lãi suất, dẫn đến khách hàng xu hướng chuyển sang gửi tiền tại
các tổ chức tín dụng khác.
- CN NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 chưa làm tốt công tác
marketing và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, một số CN trên tồn hệ thống có

nợ xấu tăng cao, quỹ thu nhập không đủ lương ... đã phần nào tác động tiêu cực đến
tâm lý bộ phận cán bộ, ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn.
Hoạt động tín dụng: Tình hình dư nợ của CN trong giai đoạn 2016-2019
được thể hiện qua bảng 1.3 và bảng 1.4.
Bảng 1.3: Tình hình dư nợ
Năm
2016

Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Năm Năm
2017
2018 2019

Dư nợ phân theo thời hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn

156

175

213

238

Dư nợ trung, dài hạn

329

351


422

490

485

524

631

725

0

2

4

3

Dư nợ doanh nghiệp nhà nước

13

0

0

0


Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh

472

526

635

728

485

526

635

728

Dư nợ phân theo loại tiền
Dư nợ nội tệ
Dư nợ ngoại tệ
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 11)
Bảng 1.4: Tỷ trọng và chênh lệch dư nợ
Chênh lệch (tỷ đồng)


Tỷ trọng (%)
2016

2017

2018

2019

2017 so 2018 so 2019 so
2016
2017
201`8

Dư nợ phân theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn

32.16

33.27

33.54

32.69

19

38

25


Trung, dài hạn

67.84

66.73

66.46

67.31

22

71

68

100.00

99.62

99.37

99.59

39

107

94


Dư nợ phân theo loại tiền
Nội tệ


12

Ngoại tệ

0.00

0.38

0.63

0.41

2

2

-1

Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
DN nhà nước
DN nghiệp ngoài quốc
doanh
Tổng dư nợ

2.68


0

0

0

-13

0

0

97.32

100

100

100

54

109

93

100

100


100

100

41

109

93

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11)

Tại CN dư nợ theo thời gian vay trong giai đoạn 2016-2019 chủ yếu là cho
vay trung và dài dạn, dù về chênh lệch số tuyệt đối có gia tăng qua các năm nhưng
vẫn chiếm tỷ trọng bình quân là 66-67% trong tổng dư nợ, với nguồn tiền cấp tín
dụng nội tệ là chủ yếu. Dư nợ cho vay tại CN hoàn toàn được cấp cho các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (Chủ yếu là các công ty TNHH SXTM Inox Hồng Phước
Thành, Công ty TNHH SX và TM Tổng Hợp Việt My).
Như vậy, có thể nói tại CN nguồn tiền huy động chủ yếu là tiền gởi ngắn hạn
dưới 1 năm từ dân cư và dư nợ cho vay chính tại CN là cho vay trung và dài hạn,
chủ yếu đến từ các DN ngoài quốc doanh.
Hoạt động dịch vụ khác
Ngoài hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, thì các
hoạt động dịch vụ như hoạt động kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh
toán, thu hộ, dịch vụ kiều hối, quản lý tài sản hộ... cũng là hoạt động mang lại lợi
nhuận cho NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11. Trong những năm qua,
NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11 khơng ngừng cải thiện, phát triển
hoạt động dịch vụ với nhiều sản phẩm đa dạng để phục vụ khách hàng được thể
hiện qua hình 4.4.



13

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11)
Hình 1.4: Tổng thu dịch vụ

Trong tổng thu dịch vụ tại CN thì nguồn thu chính là thu từ dịch vụ thanh toán
trong nước và thu dịch vụ thẻ được thể hiện qua bảng 4.5, có tỷ trọng khá lớn trong
giai đoạn 2016-2019, cụ thể trong năm 2019 chiếm tỷ trọng tương ứng là 38.26 %
và 40%.
Bảng 1.5: Tỷ trọng và chênh lệch trong tổng thu dịch vụ
Tỷ trọng (%)

Chênh lệch (tỷ đồng)
2017 so 2018 so 2019 so
2016 2017 2018 2019
2016
2017
2018
Thanh toán trong nước 41.46 36.26 34.58 38.26
-0.1
0.4
0.7
Thanh toán quốc tế
14.63 16.48 13.08 16.52
0.3
-0.1
0.5
Kinh doanh ngoại tệ

2.44
4.40
2.80 4.35
0.2
-0.1
0.2
Dịch vụ kinh doanh thẻ 31.71 34.07 41.12 40.00
0.5
1.3
0.2
Dịch vụ bảo lãnh
4.88
3.30
4.67 4.35
-0.1
0.2
0
Dịch vụ khác
2.44
4.40
3.74 4.35
0.2
0
0.1
Tổng thu
100
100
100
100
0,9

1,6
0,8
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHTMCP Sài Gịn Thương Tín - CN Quận 11)


×