Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nhơn trạch nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.08 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN BẢO VÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỀN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN
NHƠN TRẠCH , NAM ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN BẢO VÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỀN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN
NHƠN TRẠCH , NAM ĐỒNG NAI


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 020121190250

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƯỚC KINH KHA

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm
tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện
Nhơn Trạch, Nam Đồng Nai” là bài nghiên cứu của chính tơi dưới sự hướng dẫn
của TS.Nguyễn Phước Kinh Kha.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tơi.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Trần Bảo Vân



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận văn này, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy
TS.Nguyễn Phước Kinh Kha , người Thầy đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho tơi hồn thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể Q Thầy Cơ của Trường Đại học Ngân hàng TP.
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập đến khi thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn các anh/chị đang công tác tại Agribank chi nhánh huyện
Nhơn Trạch đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài Luận văn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Trần Bảo Vân


iii

TÓM TẮT
Nguồn vốn huy động hết sức quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn vốn của Ngân hàng, nó là cơ sở để Ngân hàng tiến hành các nghiệp vụ
khác, có nguồn vốn dồi dào sẽ giúp Ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động
kinh doanh và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an tồn và hiệu quả. Do đó, để
mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì các ngân hàng phải bắt đầu
từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn, việc tìm giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động huy động vốn luôn là vấn đề trọng tâm của Agribank trong quá
trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Luận văn “Nâng cao hiệu quả huy động

vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh huyện Nhơn Trạch – Nam Đồng Nai” được thực hiện với mục tiêu
tìm ra các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết
kiệm tại Agribank Nhơn Trạch.
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp định tính như
so sánh, thống kê, phân tích số liệu lịch sử căn cứ dựa trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2019 thông qua các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả huy động vốn gồm: quy mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn
vốn, chi phí huy động hay uy tín của chi nhánh,… để xác định được tình hình thực
tế về cơng tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Nhơn Trạch, đánh giá
những mặt đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Nhơn
Trạch, Nam Đồng Nai.
Từ khóa: huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm, hiệu quả huy động vốn.


iv

ABSTRACT
Mobilized capital is very important and accounts for the largest proportion of
the Bank's total capital, it is the basis for the Bank to conduct other operations, with
abundant capital will help the Bank be proactive in operating and earning high
profits for the sake of safety and efficiency. Therefore, in order to expand and
improve business efficiency, banks must start from expanding and improving
capital mobilization efficiency, finding solutions to improve the efficiency of
capital mobilization activities is always Agribank's central issue in business
strategy planning process. Thesis "Improving the efficiency of mobilizing capital
from savings deposits at the Bank for Agriculture and Rural Development of
Vietnam, branch of Nhon Trach district - South Dong Nai" was conducted with the

aim of finding out the factors causes the impact on the mobilization of savings
deposits at Agribank Nhon Trach.
To complete the set objectives, the thesis uses qualitative methods such as
comparison, statistics, analysis of historical data based on the business performance
report of the branch from 2017 to 2019. through criteria to evaluate the efficiency
of capital mobilization including: size and growth rate, capital structure, cost of
mobilizing or reputation of branches,... to determine the actual situation of the
work. mobilize savings deposit capital at Agribank Nhon Trach, assess the
achievements as well as the shortcomings. On that basis, proposing a number of
solutions to improve the efficiency of savings deposit mobilization at the Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development - branch of Nhon Trach district,
South Dong Nai.
Keywords: capital mobilization, savings deposit, capital mobilization efficiency.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Agribank
Agribank Nhơn Trạch

Cụm từ tiếng Việt
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –
chi nhánh huyện Nhơn Trạch

ATM


Máy rút tiền tự động

BCTC

Báo cáo tài chính

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CĐKT

Cân đối kế toán

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐV

Huy động vốn

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TGTT

Tiền gửi thanh tốn

TTTT

Trung tâm thanh tốn

VAMC

Cơng ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VietinBank


Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ .......................................................................xi
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................4
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .......................................................................................................................... 7
1.1
1.1.1

Huy động vốn của Ngân hàng thương mại ................................................... 7
Khái niệm, chức năng và hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Error! Bookmark not defined.


1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại ............ Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại ........................................................7
1.1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại .....................................8
1.1.2

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.................................. 7

1.1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................10
1.1.2.2 Vai trò hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại ....................10
1.2

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại....................... 8

1.2.1

Khái niệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại ..... 8

1.2.2
Các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại
.................................................................................................................................... 9


vii

1.3
1.3.1

Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại ....10
Khái niệm ...................................................................................................10


1.3.2
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân
hàng thương mại .......................................................................................................10
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định lượng .............................................................................13
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định tính.................................................................................16
1.3.3
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.3.1 Các nhân tố bên trong ................................................................................18
1.3.3.2 Các nhân tố bên ngoài ...............................................................................19
1.4
Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng trên
địa bàn huyện Nhơn Trạch .......................................................................................14
1.4.1

Kinh nghiệm từ VietcomBank chi nhánh Đồng Nai ................................14

1.4.2

Kinh nghiệm từ VietinBank chi nhánh Đồng Nai ....................................15

1.4.3

Kinh nghiệm từ BIDV chi nhánh Đồng Nai ............................................15

1.4.4

Bài học rút ra đối với Agribank chi nhánh Nhơn Trạch ..........................16


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................25
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH, NAM ĐỒNG
NAI ...........................................................................................................................26
2.1.

Khái quát chung về Agribank chi nhánh Nhơn Trạch ..............................19

2.1.1.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nhơn Trạch ....................................19

2.1.2
Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Nhơn Trạch
..................................................................................................................................20
2.1.3.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Agribank chi nhánh huyện Nhơn Trạch
..................................................................................................................................21
2.1.4.

Kết quả một số hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 ................23

2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nhơn Trạch giai đoạn 20172019 ..........................................................................................................................30
2.1.4.2

Hoạt động huy động vốn .........................................................................32

2.1.4.3 Thị phần huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Nhơn Trạch trên
địa bàn huyện Nhơn Trạch .......................................................................................34



viii

2.1.4.4

Hoạt động cho vay ...................................................................................36

2.1.4.5

Hoạt động dịch vụ ...................................................................................38

2.2
Thực trạng và hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Nhơn
Trạch giai đoạn 2017 – 2019 ....................................................................................31
2.2.1

Chiến lược huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Nhơn Trạch.31

2.2.2

Nhóm các chỉ tiêu định lượng .................................................................31

2.2.2.1

Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm .............39

2.2.2.2

Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm ..................................................40


2.2.2.3

Chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm..................................................45

2.2,2,4

Cân đối vốn tiền gửi tiết kiệm và cho vay...............................................47

2.2.3

Nhóm chỉ tiêu định tính ........................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3.1

Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ............................................50

2.2.3.2

Ưu đãi cho khách hàng ............................................................................51

2.2.3.3

Uy tín của ngân hàng ...............................................................................51

2.3
Đánh giá chung thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại
Agribank Nhơn Trạch...............................................................................................43
2.3.1


Mặt được...................................................................................................43

2.3.2

Hạn chế .....................................................................................................44

2.3.3

Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................45

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................58
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH, NAM
ĐỒNG NAI ..............................................................................................................59
3.1
Định hướng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Việt
Nam ..........................................................................................................................59
3.1.1
Định hướng phát triển chung của Agribank Việt Nam năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 ...................................................................................................59
3.1.2
Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank Nhơn Trạch giai đoạn
2020 - 2015 ...............................................................................................................60
3.1.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank Nhơn Trạch giai đoạn
2020 - 2015 ...............................................................................................................60


ix


3.1.2.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của
Agribank Nhơn Trạch giai đoạn 2020 - 2015 ..........................................................61
3.2.2
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank
Nhơn Trạch ..............................................................................................................62
3.2.1

Đa dạng hóa sản phẩm và hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm .......53

3.2.2

Xây dựng chính sách lãi suất......................................................................53

3.2.3

Tính chủ động trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm................................64

3.2.4

Marketing và chăm sóc khách hàng ...........................................................64

3.2.5

Nâng cao chất lượng dịch vụ ......................................................................66

3.2.6

Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên ........................66

3.3


Kiến nghị ....................................................................................................68

3.3.1

Kiến nghị với chính quyền địa phương ......................................................68

3.3.2

Kiến nghị với Agribank Nam Đồng Nai ....................................................68

3.4

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................69

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................70
KẾT LUẬN .............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... xii


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1

Bảng 2.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nhơn Trạch
năm 2017 – 2019

Tình hình huy động vốn tiền gửi tại Agribank Nhơn Trạch
năm 2017 – 2019

Bảng 2.3

Hoạt động sử dụng vốn tại Agribank Nhơn Trạch năm 2017 – 2019

Bảng 2.4

Hoạt động dịch vụ tại Agribank Nhơn Trạch năm 2017 – 2019

Bảng 2.5

Quy mô hoạt động huy động vốn TGTK giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.6

Cơ cấu nguồn vốn TGTK giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.7

Chi phí trả lãi tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm/tổng chi phí
giai đoạn 2017 – 2019
Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tiền gửi tiết kiệm

giai đoạn 2017 - 2019


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu nguồn vốn TGTK theo kỳ hạn giai đoạn 2017 – 2019

Biểu đồ 2.2

Cơ cấu nguồn vốn TGTK theo loại tiền giai đoạn 2017 – 2019

Biểu đồ 2.3

Cơ cấu nguồn vốn TGTK theo đối tượng giai đoạn 2017 – 2019

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1

Mơ hình tổ chức của Agribank Nhơn Trạch


xii


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay thì Ngân hàng là một trong
những mảnh ghép quan trọng của nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo cuả Đảng và Nhà
nước, hệ thống NHTM nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, NHTM đang
dần dần từng bước trở thành “kênh dẫn vốn” quan trọng góp phần khơng nhỏ trong
việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong và ngồi nước, đóng vai trò là cầu nối
trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa các tác nhân thừa vốn và thiếu vốn. Với
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay, do
đó nguồn vốn huy động hết sức quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
nguồn vốn của Ngân hàng, nó là cơ sở để Ngân hàng tiến hành các nghiệp vụ khác,
có nguồn vốn dồi dào sẽ giúp Ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động kinh
doanh và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an tồn và hiệu quả. Do đó, có thể
khẳng định rằng để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì các
ngân hàng phải bắt đầu từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn, việc
tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn ln là vấn đề trọng tâm
của Agribank trong q trình hoạch định chiến lược kinh doanh.
Hoạt động huy động vốn tại Agribank ln giữ vai trị chủ đạo, đảm bảo đủ vốn
cho vay và thanh khoản trên toàn hệ thống. Theo thống kê tình hình huy động tiền
gửi tại Agribank tính đến ngày 31/12/2018 tổng nguồn vốn của Agribank đạt
1.282.449 tỷ đồng. Tuy nhiên tại Việt Nam thời gian vừa qua tình hình kinh tế chính trị có nhiều phức tạp và bất ổn gây khó khăn hơn trong việc HĐV của ngân
hàng. Hơn nữa, do đối tượng khách hàng của Agribank chủ yếu là nông nghiệp,
nông dân đã tác động khơng nhỏ đến tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân
gây khó khăn hơn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn tiền gửi. Bên cạnh
đó việc cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM về mọi mặt là điều khơng thể tránh
khỏi do đó, việc giữ vững vị trí và phát triển hơn về thị phần, chất lượng cũng như
nguồn vốn là yêu cầu cấp thiết đối với Agribank. Các NHTM có thể huy động vốn


2


bằng nhiều hình thức và nhiều kênh khác nhau, trong đó huy động vốn từ tiền gửi,
cụ thể là tiền gửi tiết kiệm, là hoạt động truyền thống và phổ biến nhất.
Trên thực tế hoạt động huy động vốn của Agribank Nhơn Trạch những năm
qua có sự phát triển tương đối ổn định, góp phần lớn trong việc mang lại hiệu quả
kinh doanh của chi nhánh nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Huyện Nhơn Trạch vốn dĩ là khu vực nông thôn, một số bộ phận người dân vẫn cịn
thói quen giữ tiền mặt tại nhà để chi tiêu khi cần thiết hơn là gửi vào Ngân hàng.
Với sự xuất hiện của hơn 40 ngân hàng, 35 Quỹ tín dụng nhân dân và TCTD khác
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng cùng sự phát
triển rầm rộ của tín dụng đen trong thời gian gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh gay
gắt giữa các ngân hàng. Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh nên buộc Agribank
Nhơn Trạch phải nâng cao năng lực kinh doanh để tồn tại trên thị trường, để làm
được điều đó Agribank Nhơn Trạch ln phải đảm bảo nguồn vốn dồi dào. Vì vậy,
vấn đề đặt ra là Agribank Nhơn Trạch cần có những giải pháp nào giúp tăng cường
HĐV, nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và xã hội, đảm bảo
hoạt động ngân hàng được ổn định. Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi đã quyết định
chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Nhơn Trạch –
Nam Đồng Nai ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là bên cạnh việc hệ thống hóa một số cơ sở lý
luận về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn TGTK của NHTM, luận văn
tập trung nghiên cứu tìm hiểu các hạn chế cịn tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng
đến hạn chế đó để tìm ra những giải pháp và một số kiến nghị phù hợp nhằm nâng
cao hơn hiệu quả hoạt động này tại Agribank Nhơn Trạch.
Để thực hiện được điều đó thì luận văn cần thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:
-


Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn từ TGTK tại Agribank
Nhơn Trạch giai đoạn 2017 - 2019.


3

-

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn từ TGTK tại chi nhánh.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
-

Thực trạng hiệu quả HĐV TGTK tại Agribank Nhơn Trạch giai đoạn 2017 –
2019 như thế nào?

-

Còn tồn tại những hạn chế nào và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó?

-

Agribank chi nhánh Nhơn Trạch cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu
quả HĐV TGTK?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu quả huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh huyện Nhơn Trạch qua các chỉ tiêu: quy mơ,

cơ cấu tiền gửi, chi phí vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn thơng qua
phân tích các số liệu cụ thể của chi nhánh trong giai đoạn 2017 – 2019.
Phạm vi nghiên cứu:
− Về không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Agibank chi nhánh Nhơn
Trạch – Nam Đồng Nai.
− Về thời gian: nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả HĐV TGTK tại
Agribank chi nhánh Nhơn Trạch thông qua các số liệu thu thập được giai đoạn
2017 – 2019. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về huy động vốn tiền gửi tiết
kiệm tại Agribank Nhơn Trạch mà không đi sâu nghiên cứu các hình thức huy
động vốn khác.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp định tính
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp nêu khái
quát một số khái niệm, định nghĩa cơ bản liên quan và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM, từ đó làm cở sở và nền tảng cho
việc phân tích số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.


4

Luận văn thống kê thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn nội bộ
(BCTC, Báo cáo tổng kết năm, Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD giai đoạn 2017 –
2019…) của chi nhánh cũng như các nguồn thông tin bên ngoài như trên sách báo
và internet… Từ những số liệu tổng hợp được tác giả tiến hành phân tích, so sánh
số liệu giữa các năm kết hợp với việc minh họa bằng bảng biểu, biểu đồ để có thể
đưa ra những nhận định cụ thể và trực quan hơn về thực trạng hiệu quả huy động
vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh Nhơn Trạch.
Bên cạnh đó tác giả có tham khảo ý kiến một số lãnh đạo và nhân viên tại chi
nhánh để thu thập thêm thông tin về hiệu quả huy động vốn TGTK tại chi nhánh từ

đó có những đề xuất giải pháp phù hợp hơn.

6. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề về huy động vốn tại NHTM tính đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu
với nhiều góc độ khác nhau, trong đó có các bài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến
như:
Đường Thị Thanh Hải (2014), ‘Nâng cao hiệu quả huy động vốn’, Tạp chí tài chính
số 5 – 2014. Tác giả nêu bốn nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn bao gồm: Thứ
nhất, vốn huy động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của ngân hàng; Thứ
hai: giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh; Thứ ba: giúp ngân hàng nâng cao
vị thế của mình trên thị trường; Thứ tư: quyết định năng lực cạnh tranh của ngân
hàng. Từ đó đưa ra các yếu tố nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Huỳnh Tấn Thành (2017), “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đắk Lắk ”, Luận văn Thạc
sĩ Trường đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Tác giả chỉ ra tình hình huy động
vốn tại BIDV - Chi nhánh Đơng Đắk Lắk đồng thời nêu một số nguyên nhân chủ
quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của chi nhánh từ đó đưa
ra những giải pháp chi nhánh đã thực hiện trong thời gian qua, cũng như những giải
pháp sẽ áp dụng trong thời gian tới nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn.


5

Lê Thị Thanh Quyền (2016), “Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai”. Luận văn
Thạc sĩ trường đại học Ngân hàng TP.HCM. Trong luận văn tác giả đã nêu một số
giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến
huy động vốn và kinh nghiệm của một số ngân hàng trong và ngoài nước.
Trịnh Thế Cường (2018), “Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam”, Luận án Tiến Sĩ , Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Tác giả đã nêu huy động vốn dưới góc độ quản lý kinh tế Agribank gồm: Hoạch
định chiến lược huy động vốn, ban hành các chính sách huy động vốn, tổ chức thực
hiện cơng tác huy động vốn và kiểm tra giám sát huy động vốn. Trên cơ sở đánh
giá các chỉ tiêu nhằm chỉ rõ kết quả, hạn chế và xác định nguyên nhân trong huy
động vốn của Agribank và đề xuất một số giải pháp về cơ chế điều hành, giải pháp
về cơ cấu nguồn vốn, về sản phẩm huy động, quy trình thủ tục giao dịch, kênh phân
phối, chăm sóc khách hàng,....
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trước đã khái quát những lý luận cơ bản
về huy động vốn, hiệu quả huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn
và các tiêu chí đo lường hiệu quả huy động vốn của NHTM, qua đó phân tích, đánh
giá thực trạng hiệu quả HĐV và đưa ra những giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu
quả huy động vốn. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh sẽ có hình thức và
chiến lược huy động vốn khác nhau, tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau, và
sẽ áp dụng các giải pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả huy động vốn nhằm đáp
ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Luận văn được nghiên cứu tại Agribank chi
nhánh huyện Nhơn Trạch với đặc trưng địa bàn chủ yếu là khu vực nông thôn, sử
dụng số liệu từ năm 2017 đến năm 2019 và hiện chưa có nghiên cứu nào được thực
hiện tại chi nhánh trong giai đoạn này. Luận văn đi theo hướng nghiên cứu hoạt
động huy động tiền gửi tiết kiệm, đi từ phân tích chung thực trạng hoạt động huy
động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh Nhơn Trạch giai đoạn 2017 –
2019, rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tồn tại từ đó đề xuất một số
giải pháp cho chi nhánh trong thời gian tới.


6

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm và hiệu quả huy
động vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2 - Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Nhơn Trạch – Nam
Đồng Nai.
Chương 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Nhơn Trạch –
Nam Đồng Nai.


7

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), “Huy động vốn là một trong những hoạt động
chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để
ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.”
Để có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh thì NHTM cũng như các
doanh nghiệp khác đều cần phải có nguồn vốn nhất định. Ngồi nguồn vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản có của NHTM thì vốn huy động là
nguồn vốn chính để NHTM thực hiện cho vay và đầu tư, điều đó có nghĩa vốn huy
động là “nguồn đầu vào” mang tính quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đối với các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, để có thể mở rộng kinh doanh NHTM
khơng chỉ dựa vào nguồn vốn tự có mà ln có các phương pháp thu hút được
nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
1.1.1.2. Vai trò hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), nghiệp vụ HĐV tuy không mang lại lợi nhuận

trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng, HĐV động vốn rất
quan trọng không chỉ với ngân hàng, khách hàng mà với cả nền kinh tế:
Đối với NHTM: Có thể nói nghiệp vụ HĐV góp phần giải quyết “đầu vào” của
ngân hàng. Nguồn vốn giúp ngân hàng có đủ vốn kinh doanh, mở rộng thị phần,
giữ thế chủ động trong kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh
khoản và quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. Mặt khác thông qua nghiệp
vụ HĐV NHTM có thể đo lường uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.


8

Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, an tồn và hiệu quả thì
cơng tác HĐV vẫn mang tính quyết định.
Đối với khách hàng: Nghiệp vụ HĐV cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm
và đầu tư sinh lợi; một nơi an toàn cho khách hàng cất giữ vốn tạm thời nhàn rỗi;
giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các nghiệp vụ khác của ngân hàng đặc biệt là
nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ tín dụng khi khách hàng có nhu cầu cần vốn cho
SXKD hoặc tiêu dùng.
Đối với nền kinh tế: Với tư cách là một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập
trung các khoản vốn nhỏ lẻ “tạm thời nhàn rỗi” trong dân cư thành những khoản
tiền lớn và đưa đến nơi cần vốn thông qua các hoạt động cho vay và đầu tư, qua đó
phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn tiền tệ này. Công tác HĐV của NHTM
càng hiệu quả thì hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng cao.
Mặt khác, các dòng lưu chuyển vốn trong nền kinh tế thường rất đa dạng và
phức tạp. Vì vậy, việc NHTM hoạt động có hiệu quả, tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế đều được huy động tập trung về ngân hàng thì hạn chế xảy ra các
hoạt động đầu cơ trên thị trường tài chính tạo các hệ quả khơng mong đợi cho nền
kinh tế. Từ đó mặc nhiên giúp NHTW kiểm sốt có hiệu quả hơn việc lưu chuyển
tiền tệ trong nền kinh tế.
1.1.2. Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Minh K iều (2009), TGTK là hình thức huy động truyền thống
của NHTM, là nguồn huy động chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu tiền gửi của bất kỳ
NHTM nào; theo đó NHTM sẽ cung cấp cho khách hàng một sổ tiết kiệm, trong
thời hạn gửi tiền khách hàng có thể sử dụng sổ này để cầm cố thế chấp hoặc chiết
khấu tại ngân hàng.
HĐV TGTK là quá trình NHTM áp dụng các phương pháp, cách thức khác
nhau để thu hút nguồn tài chính từ các cá nhân dân cư với trách nhiệm hoàn trả tiền
gốc lãi đúng hạn và đầy đủ. Huy động TGTK từ dân cư là nguồn ổn định và thường


9

xuyên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, là nguồn vốn có giá
tương đối rẻ đối với các NHTM nên họ ln tìm mọi cách để thu hút và duy trì
nguồn vốn này.
1.1.2.2. Các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương
mại
Được xem là nguồn tài nguyên tiềm năng nên các NHTM luôn thiết kế những
sản phẩm TGTK khác nhau như tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm gửi
góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học đường,…với những nét đặc trưng khác
nhau để phù hợp với nhu cầu đổi mới của khách hàng, tạo ra sự khác biệt với các
đối thủ cạnh tranh, nhưng chung quy vẫn gồm hai hình thức chính là tiền gửi khơng
kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
❖ Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi thêm hoặc rút ra bất kỳ lúc nào
và ngân hàng có nghĩa vụ chi trả khi có khách hàng có u cầu. Thơng thường
người tiêu dùng chọn hình thức này với mục đích nhờ ngân hàng giữ giúp những
khoản thu nhập chưa cần sử dụng đến thời điểm hiện tại, do đó tiết kiệm khơng kỳ
hạn có kỳ hạn ngắn, thậm chí được tính theo ngày, khơng có tính kế hoạch nên lãi

suất áp dụng cho loại tiền gửi này khá thấp.
❖ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn, là loại tiền gửi mà có sự thảo thuận giữa
khách hàng với ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất tiền gửi và khách hàng chỉ
được rút tiền ra khi đến hạn thanh toán. Trên thực tế để thu hút khách hàng thì ngân
hàng vẫn cho khách hàng có thể rút một phần hoặc toàn phần gốc trước hạn một
cách linh hoạt nhưng chỉ được hưởng lãi suất thấp (thông thường sẽ bằng lãi suất
không kỳ hạn). Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm đa dạng của khách
hàng, NHTM có nhiều loại kỳ hạn khác nhau, ứng với mỗi kỳ hạn là một lãi suất
khác nhau, thời hạn càng dài lãi suất càng cao và ngược lại. Các phương thức trả lãi
có thể chia thành trả lãi đầu kỳ, cuối kỳ hoặc định kỳ.


10

1.2. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm
Trong điều kiện canh tranh khốc liệt giữa các NHTM như hiện nay, bất kỳ một
biến động nào dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nói chung và hoạt động HĐV TGTK nói riêng.
Hiệu quả HĐV TGTK của NHTM là kết quả HĐV từ TGTK mà ngân hàng đạt
được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lợi cao
cho ngân hàng trong từng thời kỳ. Mặt khác, hiệu quả HĐV TGTK của NHTM còn
được so sánh giữa kết quả đạt được từ cơng tác HĐV TGTK và chi phí mà ngân
hàng phải bỏ ra để huy động được nguồn vốn đó. Kết quả đạt được càng cao và chi
phí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả càng cao, cũng có nghĩa là chỉ khi nào NHTM đạt
được kết quả cao nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất thì mới được gọi là có hiệu
quả. Tuy nhiên, trong thực tế để NHTM xác định được kết quả nào cao nhất với chi
phí thấp nhất rất là khó.
Như vậy, từ khái niệm trên có thể hiểu nâng cao hiệu quả HĐV TGTK là làm

sao để nguồn vốn huy động được từ TGTK có thể đáp ứng cao nhất nhu cầu sử
dụng vốn của ngân hàng. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng
vốn với chi phí hợp lý .
1.2.2. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mối tương quan
so sánh giữa kết quả thu được từ vốn huy động TGTK và chi phí bỏ ra để huy động
TGTK. Để đạt được lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đảm bảo cho các hoạt động
đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy một trong các mục tiêu của NHTM là đảm cho
hoạt động HĐV TGTK đạt hiệu quả cao.
Đối với khách hàng gửi tiết kiệm: Hiệu quả của hoạt động này được hiểu là
các lợi ích mà khách hàng thu được khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Hiệu quả này
có được là nhờ sinh lời từ khoản tiền người dân gửi cho ngân hàng sử dụng trong
một thời gian nhất định. Hiệu quả từ việc HĐV TGTK của ngân hàng đối với khách
hàng càng cao khi mức lãi suất và các ưu đãi khác họ được hưởng trên khoản tiền


11

họ đã gửi vào ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác hoặc với hình thức đầu
tư khác.
Đối với nền kinh tế: Hiệu quả HĐV TGKT của NHTM đối với xã hội được
nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lượng vốn này được sử dụng để bổ sung lượng
vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân thay vì sử dụng đồng vốn
đó vào các chỉ tiêu khác. Hiệu quả này có được là nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, tăng
cường các hoạt động SXKD, tạo nên công ăn việc làm cho người lao động, nâng
cao mức sống người dân thông qua sinh lợi của khoản tiết kiệm tại ngân hàng và
các lợi ích gián tiếp khi sử dụng vốn tiết kiệm để kinh doanh mang lại. Hiệu quả
của việc HĐV TGTK từ dân cư của NHTM đối với xã hội ngày càng cao trong điều
kiện đất nước đó đang cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế, nhất là các nước
đang phát triển như Việt Nam.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân
hàng thương mại
Hiệu quả HĐV TGTK không chỉ đánh giá chính xác, đúng đắn hoạt động HĐV
mà cịn phản ánh khả năng thích nghi của ngân hàng với nền kinh tế. Do đó, để
đánh giá hiệu quả huy động vốn TGTK của một NHTM cần dựa vào các chỉ tiêu cụ
thể:
❖ Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động TGTK
Quy mô nguồn vốn huy động TGTK của ngân hàng là tổng khối lượng vốn mà
ngân hàng huy động từ TGTK trong một thời gian nhất định, là một trong những
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐV TGTK của NHTM, cho thấy ngân hàng thành công
như thế nào trong việc thu hút khách hàng tin tưởng, gửi tiền tiết kiệm vào ngân
hàng. Quy mô càng lớn càng giúp ngân hàng dễ dàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn,
đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao tính thanh khoản, tính cạnh tranh và tăng vị
thế của ngân hàng trên thị trường. Để làm được điều này cần kết hợp nhiều yếu tố
như lãi suất, chiến lược marketing, uy tín của ngân hàng,…
Việc ngân hàng mở rộng hoạt động được an tồn khi nguồn vốn có tốc độ tăng
trưởng ổn định và phù hợp với quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do đó, trước


×