Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.8 KB, 5 trang )

Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
I. Đôi nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều
1. Tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải
qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có
truyền thống về văn học.
- Cuộc đời ơng gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế
kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn
chương Trung Quốc.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ
Hán và chữ Nơm.
- Một số tác phẩm như:


Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi
tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.



Tác phẩm chữ Nơm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...

2. Tác phẩm Truyện Kiều
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ
19 (khoảng 1805 - 1809).
- Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều
truyện” của Trung Quốc.
- Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành


công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Website: Download.vn

1


- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát.
b. Bố cục
Gồm 3 phần:


Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước



Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc



Phần thứ ba: Đoàn tụ

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
1. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công,
tàn bạo và coi trọng đồng tiền. Đặc biệt tác phẩm còn khắc họa số phận của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến - dù có tài năng nhưng khơng được làm
chủ cuộc đời của mình, phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực.
- Giá trị nhân đạo:



Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.



Tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân
chính của con người: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc…



Bài ca về tình u tự do, thủy chung cũng như ước mơ về một xã hội
cơng bằng.

2. Giá trị nghệ thuật
- Về ngơn ngữ:


Đỉnh cao của ngơn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát.



Sử dụng nhiều điển tích điển cố.



Ngơn ngữ đối thoại, độc thoại giúp bộc lộ tính cách, tâm trạng nhân vật.

- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc.
- Nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả
tâm lí con người: tả cảnh ngụ tình, tượng trưng ước lệ….
Website: Download.vn


2


III. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật
Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ
19). Đây được coi là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam trung
đại. Tác phẩm đã để lại nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật.
Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn
nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vơ tình gặp gỡ
Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp
gỡ và đính ước với nhau. Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định
bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là
Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán
vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ.
Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một
lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh
hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo ốn.
Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tơn Hiến, Kiều vơ tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau
đớn, nàng trẫm mình xuống sơng thì được sư Giác Duyên cứu. Lại nói Kim
Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải
biến cố thì đau lịng. Chàng kết hơn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm
mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đồn tụ. Túy
Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa
cũng là duyên bạn bầy”.
Giá trị nội dung của Truyện Kiều thể hiện ở giá trị hiện thực và nhân đạo. Trước
hết, về giá trị nhân đạo, tác phẩm đã khắc họa bức tranh hiện thực về một xã hội
bất công, tàn bạo và coi trọng đồng tiền. Đồng thời, Nguyễn Du còn cho thấy
một xã hội phong kiến bất công đã chà đạp con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Cuộc sống của gia đình Thúy Kiều đang bình yên. Nhưng chỉ vì một lời không

đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, cha Kiều bị bắt. Cuộc đời Kiều
phải rẽ sang hướng khác. Nàng phải từ bỏ duyên đẹp đẽ với Kim Trọng, bán
mình chuộc cha. Thúy Kiều cịn bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà
Website: Download.vn

3


lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ
nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng
một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở
thành hàng hố để cho người ta mua bán. Nàng cịn trở thành vợ lẽ, bị người ta
lăng nhục, đày đọa và cuối cùng phải tự vẫn.
Truyện Kiều đã bộc lộ sự trân trọng con người. Nguyễn Du đã xây dựng nhân
vật Thúy Kiều từ những vẻ đẹp từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng
đến ước mơ và tình u chân chính. Tác phẩm cịn thể hiện niềm thương cảm
sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuối
cùng, truyện là tiếng nói đề cao tình u tự do, khát vọng cơng lí và ngợi ca vẻ
đẹp phẩm chất của con người. Mối tình Kim Trọng và Thúy Kiều đã đi vào lịng
người đọc. Sự thủy chung, si tình của Kim Trọng khiến ta khơng khỏi ngưỡng
mộ. Ngồi ra, với Truyện Kiều, tác giả cịn thể hiện khát vọng cơng lí tự do với
hình tượng nhân vật Từ Hải, người anh hùng dám chống lại xã hội phong kiến
tàn bạo.
Tiếp đến là giá trị nghệ thuật mà đầu tiên phải kể đến về mặt ngôn ngữ. “Truyện
Kiều” được đánh giá là đạt đến trình độ mẫu mực về ngơn ngữ. Nguyễn Du đã
kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa ngơn ngữ bình dân và ngơn ngữ bác học.
Nhiều điển tích, điển cố được sử dụng để miêu tả tâm trạng, phẩm chất (“sông
Tương”, “sân Lai”, “gốc tử”, “nàng Ban”, hay “ả Tạ”…). Cách dùng từ tinh tế
là một trong những biệt tài của Nguyễn Du khi miêu tả nhân vật và cảnh vật. Ví
dụ như khi miêu tả nhân vật Tú Bà, tác giả đã sử dụng từ láy “nhờn nhợt”

(Thoắt trông nhờn nhợt màu da). Hay động từ “lẻn” (Mặt mo đã thấy Sở Khanh
lẻn vào) để làm nổi bật sự xảo quyệt của Sở Khanh…
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du cũng để lại những ấn tượng sâu
sắc. Nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng được sử dụng. Điều đó được thể hiện rõ
nét nhất trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Website: Download.vn

4


Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Nguyễn Du cũng rất thành công khi xây dựng tâm trạng nhân vật với bút pháp
tả cảnh ngụ tình. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là
một ví dụ điển hình:
“Buồn trơng cửa bể chiều hơm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Ngồi ra, việc sử dụng thể bát cũng đã mang lại những thành công to lớn cho

việc chuyển tải nội dung tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đây là thể
thơ vốn có rất nhiều yếu tố tạo hình và rất giàu tính nhạc, nhất là ở những đoạn
khắc họa chân dung nhân vật.
Qua phân tích trên, có thể khẳng định, Truyện Kiều của Nguyễn Du chứa đựng
nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm chính là di sản quý giá của
nền văn chương nước nhà.

Website: Download.vn

5



×