Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.13 KB, 45 trang )

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Ảnh: sưu tầm
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trị quan trọng quyết định đối với
sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa
khẩu phần ăn của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh.
Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem khơng
hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Ngồi ra, nếu
người mẹ tăng cân tốt, sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ, tương đương 36000 kcal, là
nguồn dự trữ để sản xuất sau khi sinh.
Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia
tăng các mô cho mẹ và cho việc tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4.8% do đó người
phụ nữ có thai cảm thấy nóng (3-6 tháng đầu: phát triển tử cung, các mô của mẹ, và
7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau.)
Thời gian mang thai khối lượng máu tăng 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất
đạm, sắt, acid folic, vitamin B6… Do vậy cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
DINH DƯỠNG 3 THÁNG ĐẦU
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thường có sự thay đổi về khẩu vị và Nơn ói do
tăng hormon nên có thể việc ăn uống bị hạn chế. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, nhu
cầu dinh dưỡng không tăng hơn so với trước khi mang thai. Phơi phát triển bình
thường nhờ dưỡng chất lấy từ dự trữ của mẹ. Lượng dưỡng chất cần thiết khơng lớn
vì phơi cịn nhỏ và cơ thể mẹ đáp ứng được. Chỉ khi dự trữ của mẹ cạn kiệt, mẹ suy
kiệt do ăn rất ít kéo dài mới gây ảnh hưởng đến thai nhi.


Để khắc phục triệu chứng nghén ở thai phụ trong giai đoạn này, có thể áp
dụng một số cách như sau:
1. Ăn bữa nhỏ, bữa phụ giàu dinh dưỡng mỗi 2 giờ.
2. Ăn các loại trái cây, thức ăn lỏng như sữa, phở, cháo, miến…
3. Tránh thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ… gây khó chịu.
4. Uống nước ngồi bữa ăn, tranh uống ngay trước, trong và ngay sau ăn.


5. Có thể bổ xung đa sinh tố, vi lượng mà khơng nên uống thuốc chống ói.
DINH DƯỠNG 6 THÁNG CUỐI
Trong 6 tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng tăng 10-30%. Lúc này các triệu
trứng nghén giảm hoặc mất đi, thai phụ tăng cảm giác ngon miệng, lượng ăn vào
tăng, đáp ứng đủ cho nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất. Hơn nữa, cơ thể cịn
có những đáo ứng thích nghi như thai phụ lúc này ít hoạt động hơn, năng lượng tiêu
hao cơ bản giảm, dạ dày và ruột hấp thu dưỡng chất cần thiết hiệu quả hơn cũng
góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng...

Ảnh: sưu tầm

Năng lượng: nhu cầu khuyến nghị ở 6 tháng cuối là 2.550 kcal/người, nghĩa là tăng
hơn so với người bình thường là 350 kcal. Chỉ cần uống thêm 2 ly sữa, 2 chén cơm
hoặc ăn thếm 2-3 bữa phụ như khoai, bắp, chè, bánh… cũng đủ đáp ứng nhu cầu
này.


Chất đạm (protein): do nhu cầu chất đạm tăng lên để tống hợp protein cho
cơ thể mẹ như tăng lượng máu, tử cung… đồng thời cung cấp protein cho thai nhi
và Nhau thai hình thành và phát triển, nên phụ nữ mang thai cần được cung cấp tối
thiểu 70g protein/ngày, cao hơn người Bình thường 15g/ngày. Chỉ cần 70g đậu các
loại cũng đủ cung cấp nguồn protein 15g/ngày hoặc hai chén cơm thêm sẽ cung cấp
thêm được 9g protein/ngày.
Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng:
Calci: khi mang thai, cơ thể mẹ cần lường calci gấp đơi Bình thường
(1.000mg calci/ngày) đế đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi. Nếu
việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể dẫn đến các triệu chứng vọp
bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối, và dẫn đến tình trạng lỗng
xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đế việc tạo

xương và các mầm răng ngay trừ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm
khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra dã có dấu
hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, tre có các cơn Khóc
tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết.
Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu khơng uống Sữa
vì Sữa là nguồn cung cấp calci dồi dào và dễ hấp thu nhất. Một ngày chỉ cần 2 ly
Sữa hoặc 100 -200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ cả xương hoặc cá chiên xù, cá lớn kho rục
xương, cá hộp, 50g mè… là đủ cung ứng nhu cầu calci cho thai phụ.
Sắt: nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình
thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Thiếu máu thiếu sắt trên phụ nữ
mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sảy thai, thai
chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là
liên quan đến ¼ trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các
tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.
Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40 mg/ngày có thể được cung cấp từ
những thức ăn giàu chất sắt như thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết…),
lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ… Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có


thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc
biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như sữa bột.
DHA
Đây là acid béo khơng no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega 3. Bà mẹ thiếu
DHA sẽ phải đối diện với các nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân.
DHA cần thiết cho việc phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển
hồn hảo của hệ thần kinh và võng mạc mắt cũng như não bộ của trẻ.
DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thuỷ sản, do đó, trước khi mang thai, phụ nữ nên
ăn nhiều các loại thực phẩm này để cung cấp đủ DHA cho cơ thể. Nên ăn ít nhất 34 bữa cá một tuần, nhất là các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu. Ngoài ra, nên
ăn các loại thực phẩm có chứa tiền DHA. Đó chính là các acid béo khơng no như
oleic, linoleic, liolenic có nhiều trong một số loại dầu ăn như dầu ô-liu, dầu hạt cải,

dầu hướng dương, dầu lạc hoặc các loại quả có chất béo như quả bơ.
Acid folic (vitamin B9): cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương
của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai
có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em. B9 có nhiều trong gan, men bia, các loại
rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, rau tần ô, đậu phộng, hạt dẻ, đậu, ngũ cốc,
thịt, sữa…
Ngoài ra một chế độ ăn hợp lý đa dạng sẽ giúp cơ thê người mẹ có đầy đủ
các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.
Iod và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số
các tổn thương không phục hồi được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng
trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như nơn ói, chán ăn.
Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặt biệt hàu
chứa 75mg kẽm/100g.
Thiếu Iod là nguyên nhân gây nên các bệnh đần độn, bướu cổ, chậm phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong tự nhiên iod có nhiều trong các loại hải sản,
rong biển..., nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp đầy đủ các


thức ăn này vì vậy sử dụng muối iod thay muối thường là biện pháp phòng ngừa
thiếu iod hiệu quả nhất.
Thiếu hụt dinh dưỡng khi bà mẹ mang thai
Một chế độ ăn cân đối hợp lý,giàu canxi sẽ giúp thai nhi phát triển tốt

(ảnh sưu tầm)
Khi mang thai, nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao
hơn ở mức bình thường vì nhu cầu này ngồi đảm bảo cung cấp cho các hoạt động
của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ (tăng chuyển hóa, tăng tích lũy mỡ,
tăng cân, tăng khối lượng tử cung, tăng lượng máu tuần hồn..) cịn cần thiết cho sự
phát triển của thai nhi.
Riêng với canxi, sắt và axit folic nhu cầu người mẹ mang thai cao hơn

nhiều so với bình thường (thường cao gấp đơi). Do vậy một chế độ ăn uống bình
thường sẽ khơng cung cấp các thành phần dinh dưỡng nêu trên nên dễ dẫn đến sự
thiếu hụt.
Cơ thể người mẹ có khoảng 1,2 kg canxi trong đó 99% tập trung ở xương
và răng chỉ có 1% ở trong máu và các tổ chức khác. Khi mang thai, bào thai trong
bụng mẹ cần nhiều canxi để phát triển hệ thống xương. Nếu mẹ không hấp thu đủ
canxi qua đường ăn uống, canxi từ cơ thể mẹ sẽ được huy động di chuyển sang thai
nhi dẫn đến hậu quả sau :


• Giảm lượng canxi trong máu người mẹ: Khi nồng độ canxi ion trong máu
hạ thấp có thể xuất hiện chuột rút, co giật (cơn tetani)
• Nếu q trình huy động canxi từ mẹ sang con diễn ra liên tục sẽ dẫn đến
người mẹ bị loãng xương.
Một chế độ ăn cân đối hợp lý,giàu canxi sẽ giúp thai nhi phát triển tốt,
người mẹ không bị thiếu canxi. Nhu cầu canxi của bà mẹ khi mang thai là 1.000 –
1.200 mg/ngày (cao gấp 2 lần so với bình thường). Canxi có nhiều trong số thực
phẩm : Sữa và các chế phẩm của sữa. Tôm, cua, cá là nguồn thực phẩm giàu canxi
với giá thành rẻ, đặc biệt là tôm, cua, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương là nguồn canxi
hữu cơ rất tốt có tỉ lệ hấp thu cao. Những bà mẹ mang thai nếu có biểu hiện chuột
rút cần hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi dưới các dạng chế phẩm thuốc và
thực phẩm có tăng cường canxi.
Khi mang thai người mẹ dễ bị thiếu máu. Qua số liệu điều tra của viện dinh
dưỡng có trên 30% bà mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ thai nghén. Q trình tạo máu
địi hỏi sự tham gia của nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, sắt, axit folic, vitamin
B6, vitamin B12... Khi mang thai nhu cầu chất sắt và axit folic cần nhiều thêm để
tăng tạo máu giúp tăng thể tích máu của người mẹ và thai nhi phát triển. Axit folic
ngoài việc tham gia cấu tạo hồng cầu cịn giúp cho q trình phân chia các loại tế
bào xảy ra bình thường.
Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, làm

tăng các nguy cơ sản khoa khi thai phụ sinh nở (xảy thai, băng huyết). Chất sắt phân
bố đều trong thực phẩm và tỉ lệ hấp thu, sử dụng trong cơ thể rất khác nhau. Thức
ăn nguồn gốc động vật nói chung (thịt, trứng, gan...) giàu chất sắt và có tỉ lệ hấp thu
cao, các loại đậu, đỗ có nhiều chất sắt và tỉ lệ hấp thu tương đối cao, các loại ngũ
cốc, lương thực đều nghèo chất sắt cho nên biện pháp phòng thiếu thiếu sắt cho bà
mẹ mang thai là tăng thêm các thực phẩm giàu sắt : thịt, trứng, gan, bầu dục, đậu đỗ
đồng thời chú ý ăn thêm rau quả để có đủ vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt được tốt.
Trong thời kỳ có thai, nhu cầu về axit folic (folat) tăng lên rõ rệt. Mức
khuyến nghị với phụ nữ có thai là 600mcg folat/ngày (phụ nữ bình thường chỉ 280
mcg/ngày). Nếu khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đoạn mang thai bị thiếu folat


sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và phát triển thai nhi bao gồm cân nặng sơ sinh
thấp, dị tật ống thần kinh (nứt ống thần kinh, thiếu một phần não, hở cột sống....)
dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy, thai chết lưu...
Nguồn thực phẩm chứa folat rất đa dạng: các loại rau xanh, đậu quả, nước
quả, gan, các hạt nảy mẩm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ..) đều giàu folat. Trong
thực phẩm folat dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Trong quá trình chế
biến tỉ lệ folat bị mất từ 50-90%. Lượng folat bị hao hụt đáng kể nếu thức ăn để lâu
ngoài ánh sáng. Để giúp có đủ folat trong khẩu phần, các bà mẹ cần ăn phối hợp
nhiều loại thực phẩm, tăng cường rau ăn, quả tươi, thực phẩm mua về cần chế biến
ngay và thực hiện ăn ngay sau khi nấu.
Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng chống thiếu máu các bà mẹ cần uống
bổ sung thêm viên sắt/folat hàng ngày (loại viên chứa 60mg sắt nguyên tố và 0,4 mg
axit folic ) ngay từ khi bắt đầu có thai đến sau đẻ 1 tháng.
7 nguyên tắc trong chế độ ăn của bà bầu
Một trong những nguyên tắc vàng giúp mẹ khỏe con khỏe là trong quá trình
mang thai, người mẹ nên bổ sung năng lượng sau mỗi 4 tiếng cho dù có đói hay
không, đặc biệt là đối với những thai phụ nghén nặng, sợ ăn.
Tinh chỉnh chế độ ăn

Hầu các thai phụ đều cần tăng lượng protein, các vitamin và khoáng chất như axit
folic và sắt, bổ sung thêm calo. Nếu chế độ ăn của bạn trước đó quá đơn điệu thì
bạn cần bắt đầu chuyển sang một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng hơn. Tuy
nhiên, nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.
Nhưng ăn tốt hơn khơng có nghĩa là ăn nhiều hơn bởi dù mang thai nhưng bạn chỉ
cần khoảng 300 calo mỗi ngày.
Loại bỏ sushi, hàu sống hay phô mai mềm ra khỏi thực đơn


(Ảnh minh họa)
Hãy tránh xa các loại hải sản sống (chẳng hạn như món gỏi hàu hoặc sushi cuộn gỏi
cá hồi), các loại sữa chưa thanh/tiệt trùng) hoặc các loại phô mai mềm, pate; các
loại thịt muối, không dùng nhiệt. Tất cả các loại thực phẩm kể trên đều có thể chứa
vi khuẩn gây hại cho thai nhi.
Một vài loại cá có chứa thủy ngân, một kim loại được cho là gây hại cho não của
thai nhi và trẻ nhỏ. FDA khuyến nghị nên hạn chế cá ngừ (tuna) và các loại cá đã
nấu chín khác trong giới hạn là 300g/tuần, tương đương với 2 khẩu phần.
Ngoài ra, các loại cốc-tai cũng nên tạm dừng. Uống rượu trong khi mang thai có thể
gây ảnh hưởng tới thể lực, trí tuệ và rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ.
Cũng nên cắt giảm lượng cafein, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số
nghiên cứu cho thấy uống 4 tách café/ngày có thể dẫn tới sẩy thai, đẻ trẻ nhẹ cân và
thậm chí là tử vong sau sinh. Nên thay thế các loại đồ uống chứa cafein (cà phê trà,
cola, các loại đồ uống có ga, ca cao, sơ cơ la) bằng sữa rút bớt béo, nước quả
nguyên chất hay nước chanh.
Uống vitamin bổ sung dành cho bà bầu


Vitamin bổ sung sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn có đủ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển
tối ưu.
Vitamin bổ sung cần có chứa 600-800microgam axit folic. Thiết vitamin B có liên

quan với khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra là viên sắt hoặc can-xi theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý là uống đúng theo hướng dẫn bởi uống quá liều cũng gây hại cho thai nhi.
Đừng ăn kiêng khi mang thai
Ăn kiêng trong quá trình mang thai sẽ là rất mạo hiểm và ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì chế độ ăn này thường gây thiết sắt, axit folic và một
số vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Hãy nhớ, tăng cân là một trong những
dấu hiệu quan trọng cho thấy q trình mang thai tốt đẹp hay khơng. Những phụ nữ
ăn tốt và tăng cân hợp lý sẽ sinh những đứa con khỏe mạnh. Vì thế nên ăn các thực
phẩm tươi mới, ít chế biến và ln hài lịng khi thấy cơ thể mình ngày một lớn hơn.
Tăng cân hợp lý
Nhìn chung, bạn chỉ cần tăng 11-15kg nếu thời điểm trước khi mang thai có cân
nặng hợp lý. Nếu trước khi mang thai, cân nặng khơng đủ chuẩn thì cần thăng 12,518kg. Cịn nếu thừa cân thì chỉ cần tăng 7-11kg.
Khi lên cân thì điều quan trọng nhất là tổng số cân bạn lên trong cả thai kỳ. Vì thế,
đừng lo lắng nếu tăng cân quá ít trong 3 tháng đầu. Thường tốc độ tăng cân nhanh
sẽ rơi vào giai đoạn thứ 2 và nhiều nhất là giai đoạn thứ 3 thai kỳ, bé lúc này cũng
lớn nhanh nhất.
Ăn sau mỡi 4 tiếng
Thậm chí nếu bạn khơng đói thì cũng nên ăn một thứ gì đó sau mỗi 4 tiếng. Nếu
buồn nơn, sợ một số thực phẩm nào đó, ợ nóng hoặc khó tiêu thì càng nên ăn vặt.
Bạn có thể ăn 5-6 bữa, mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần, miễn sao bạn cảm thấy có thể ăn
được.
Tuyệt đối khơng bỏ bữa. Thậm chí ngay cả khi bạn khơng cảm thấy đói thì thai nhi
cũng cần được bổ sung dưỡng chất liên tục.
Xử trí với cảm giác thèm đồ ngọt
Thức ăn chế biến sẵn, snack đóng gói sẵn và các loại đồ ăn ngọt không cần thiết
phải loại bỏ hồn tồn khỏi thực đơn của thai phụ nhưng khơng thể là thức ăn chính.
Hãy thử các loại kem chuối, hoa quả đông lạnh, sữa chua trộn hoa quả thay thế.



Mang thai và chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian mang thai sẽ giúp cho thai nhi phát triển
và người mẹ có sức khoẻ tốt. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết, ví dụ như
chất sắt và folate cần được tăng lên vào thời điểm này, và cũng không thể thiếu
được một lượng nhỏ năng lượng bổ sung.
Nếu bạn đang mang thai, mục tiêu là hấp thụ năng lượng để bạn cảm thấy ngon
miệng và có thể kiểm sốt cân nặng của mình. Đối với những phụ nữ có trọng lượng
cân đối trước khi mang thai thì trọng lượng tăng lên thơng thường trong thời gian
mang thai từ khoảng 10 đến 13kg.

Những thực phẩm tốt cho bà mẹ đang mang thai
Điều quan trọng là chọn những loại thực phẩm khác nhau đảm bảo cung cấp đầy đủ
nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Người mẹ hãy cố gắng hấp thụ:
Thật nhiều trái cây và rau, bánh mì đen và ngũ cốc
Lượng vừa phải các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp và thịt nạc
Lượng nhỏ những thực phẩm có hàm lượng cao chất béo, đường và muối
Thịt nạc, thịt gà và cá
Các loại hạt đậu và đậu lăng
Hạnh nhân và các loại hạt
Sữa, pho-mát và sữa chua ít chất béo
Rau có lá xanh


Axit folic
Folate (hay còn là axit folic khi được bổ sung vào thực phẩm) là vitamin thuộc
nhóm B được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm. Các món ăn bằng ngũ cốc,
bánh mì và nước trái cây ép vào bữa sáng được bổ sung axit folic. Cũng như chế độ
ăn uống hợp lý, người mẹ cũng nên bổ sung axit folic trước khi thụ thai và trong ba
tháng của thai kỳ nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dây thần kinh,
chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Việc bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai có

thể giúp phịng tránh được 7 trong 10 bệnh liên quan đến dây thần kinh.
Nếu bạn có kế hoạch mang thai hoặc đang trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, bạn
nên tăng lượng axit folic bằng cách bổ sung thêm 0,4mg (400mcg) vào 0,6mg
(600mcg)/ngày (mức khuyến khích tiêu thụ hàng ngày- RDI).
Những nguồn thực phẩm chứa axit folic cực tốt cho bà mẹ mang thai bao gồm:
Măng tây, Súp lơ xanh, Cải Brussels, Đậu Hà Lan non, Các loạI hạt đậu khô, Đậu
lăng, Rau bina, Cải bắp, Súp lơ, Tỏi tây, Cam, Nước cam, Mùi tây, Đậu Hà Lan,
Mầm lúa mì, Bánh mì đen, Củ cải, Khoai tây, Thịt cá hồi, Dâu tây, Cà chua
Mặc dù gan có hàm lượng axit folic cao, tuy nhiên nó khơng tốt cho những người
phụ nữ đang hoặc sắp mang thai bởi vì trong gan có hàm lượng vitamin A cao.
Chất sắt
Thời kỳ mang thai cần tăng lượng chất sắt trong chế độ ăn uống. Bào thai đang phát
triển sẽ cho thấy thai nhi có nhận đủ chất sắt từ khi cịn trong bụng mẹ đến khi ra
đời hay không thông qua biểu hiện của 5 hoặc 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, do đó
người mẹ cần tăng lượng tiêu thụ chất sắt trong thời kỳ mang thai.
Việc thiếu sắt sẽ giảm bớt trong suốt thời kỳ mang thai bởi vì giai đoạn này người
phụ nữ không bị hành kinh nữa, vì vậy sắt cũng sẽ ít bị mất hơn do không bị mất
máu hành kinh. Trong thực đơn hàng ngày cũng cần bổ sung nguồn thực phẩm chứa
hàm lượng chất sắt (ví dụ như thịt có màu đỏ) và những nguồn thực phẩm chứa


vitamin C (ví dụ như cam) để giúp hấp thụ chất sắt.
Hàm lượng chất sắt được khuyến khích tiêu thụ hàng ngày (RDI) trong suốt thời kỳ
mang thai là 27mg/ngày (nhiều hơn xấp xỉ 9mg/ngày đối với phụ nữ không mang
thai). Hàm lượng chất sắt cần thiết phụ thuộc vào hàm lượng “dự trữ” trong cơ thể
người mẹ trước khi mang thai. Nếu hàm lượng chất sắt dự trữ trong cơ thể người mẹ
là rất thấp, người mẹ cần phải bổ sung thêm từ thực phẩm. Tuy nhiên, thợc phẩm bổ
sung chất sắt lạI có thể gây ra táo bón.

Vitamin A

Mặc dù trong thời kỳ mang thai cần phảii tăng lượng vitamin A, tuy nhiên hiếm khi
các bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai bổ sung vitamin A, bởi vì việc hấp thụ
vitamin A q mức có thể gây nên những dị tật khi sinh.
Cách tốt nhất để tăng hàm lượng vitamin vào trong cơ thể, nếu ở mức thấp, là thông
qua những nguồn thực phẩm như sữa, cá, trứng và bơ (làm từ mỡ động thực vật).


Bổ sung nhiều vitamin khác
Việc bổ sung nhiều vitamin khác nên được áp dụng đối với những nhóm phụ nữ
mang thai dưới đây:
- Những người ăn chay
- Những thanh thiếu niên khơng có chế độ ăn uống đầy đủ và thích hợp
- Những người lạm dụng chất kích thích (thuốc phiện, thuốc lá và rượu bia)
- Những người phụ nữ mang thai bị bệnh béo phì. Họ đang cố gắng giảm tiêu thụ
năng lượng để tránh tăng cân quá nhiều.
Không cần thiết bổ sung thêm canxi trong thời kỳ mang thai
Cho đến năm 2006, ở Australia, người ta vẫn khuyên những phụ nữ đang trong thời
kỳ mang thai và tiết sữa nên tăng lượng canxi trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên
người ta đã xem xét lại lời khuyên đó. Trong suốt giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, cơ thể
người mẹ sẽ chuyển canxi sang cho bé để thai nhi phát triển và tăng cường xương,
do đó cơ thể người mẹ sẽ thiếu hụt lượng canxi đã chuyển sang. Người mẹ sẽ tăng
khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm để bù đắp lại lượng canxi bị thiếu hụt mà
không cần phải hấp thụ thêm từ lượng bổ sung.
Mức hấp thụ được khuyến khích đối với phụ nữ khơng mang thai (1.000mg/ngày
đối với phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi và 1.300mg/ngày đối với thanh niên hoặc những
phụ nữ ngồi 50 tuổi) cũng được áp dụng khơng đổi đối với phụ nữ mang thai và
cho con bú. Những sản phẩm từ sữa như sữa, pho-mát, sữa chua và sữa đậu được bổ
sung canxi là những nguồn thực phẩm chứa canxi rất tốt cho sức khoẻ.
Những nguy cơ từ việc ăn kiêng
Một số phụ nữ sợ tăng cân do mang thai, do đó họ quyết định ăn kiêng để tránh tăng



cân. Việc ăn uống hạn chế hoặc ăn kiêng dù ở dạng nào trong thời kỳ mang thai đều
có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Phụ nữ mang bầu với vitamin
Mầm sống mới trong cơ thể người mẹ, hoàn toàn dựa vào sự tuần hoàn máu của "bà
bầu" để hấp thu oxy và các chất dinh dưỡng, từ đó hồn thành q trình chuyển hóa,
phát triển.
Nói cách khác, dinh dưỡng của "bà bầu" là dinh dưỡng của mầm sống mới, "bà bầu"
thiếu dinh dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá
trình sinh trưởng, phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhắc tới
chất dinh dưỡng, ta thường nghĩ ngay tới những loại thực phẩm chứa nhiều protein
và nhiệt lượng như thịt gà, thịt lợn, cá, đường v.v... mà ít nghĩ tới một loại chất tuy
khơng cần số lượng lớn nhưng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khơng thể thiếu trong
q trình phát triển của bào thai, loại chất ấy có tên chung là vitamin (âm Hán - Việt
gọi là "Duy sinh tố", có nghĩa là "Chất duy trì sự sống").
Dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho thai kỳ
Để có một thai nhi khỏe mạnh và tránh những biến chứng nguy hiểm, chế độ dinh
dưỡng của bạn cần phải hợp lý. Bổ sung cơ thể nhiều dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp
bạn có một thai nhi khỏe mạnh.
Những phụ nữ mang thai cần bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
3-4 phần hoa quả, rau xanh.
9 phần ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì ống.
3 phần sữa, sữa chua, bơ để bổ sung canxi.
3 phần thịt, cá, trứng, lạc, đậu, đậu Hà Lan.
Cân bằng các thành phần trong bữa ăn là con đường tốt nhất để nhận đủ dinh
dưỡng. Tuy nhiên, đối với vitamin tổng hợp, bạn cần có được sự đồng ý và hướng
dẫn tận tình của bác sỹ chun mơn.



Hoa quả cần thiết cho thai phụ

Vitamin A và Beta Carotene (700 mcg)
- Giúp xương và răng thai nhi phát triển
- Có trong: Gan, sữa, trứng, cà rốt, rau bina, rau vàng và xanh, khoai tây, bí ngơ, các
loai quả màu vàng, bông cải xanh, dưa đỏ.
Vitamin D (5 mcg)
- Giúp cơ thể sử dụng canxi và phốt pho, giúp răng và xương thai nhi chắc khỏe.
- Có trong: Sữa, mỡ cá, ánh nắng mặt trời.
Vitamin E (15 mg)
- Giúp cơ hình thành tái tạo các tế bào máu, múi cơ.
- Có trong: Dầu thực vật, mầm lúa mì, rau bina, ngũ cốc.
Vitamin C (80 - 85 mg)
- Bảo vệ cơ thể hấp thu sắt, giúp cơ thể miễn dịch.
- Có trong: Các loại hoa quả thuộc cam quýt, hồ tiêu, đậu xanh, dâu tây, khoai tây,
đu đủ, bông cải xanh, cà chua.
Thiamin/B1 (1.4 mg)
- Bảo vệ hệ thống chức năng thuộc hệ thần kinh.
- Có trong: Ngũ cốc, mầm lúa mạch, thịt nội tạng, trứng, gạo, mỳ, trứng cá, lạc, rau
đậu, thịt lợn.
Riboflavin/B2 (1.4 mg)


- Là thành phần chính của năng lượng, giúp mắt nhìn tốt, da khỏe.
- Có trong: Thịt, cá, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc.

Bổ sung vitamin bằng thực phẩm

Niacin/B3 (18 mg)
- Làm cho da, các dây thần kinh và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

- Có trong những thức ăn giàu protein như ngũ cốc, bánh mỳ, thịt, cá, sữa, trứng,
đậu phộng.
Pyridoxine/B6 (1.9 mg)
- Giúp định hình các tế bào máu, giảm thời gian ốm nghén.
- Có trong: Thịt gà, cá, thịt lợn, gan, trứng, dầu đậu nành, cà rốt, cải bắp, đậu đỗ, rau
bina, mầm lúa mì, hạt hướng dương, chuối, bơng cải xanh, yến mạch, dưa đỏ, quả
óc chó.
Axit folic (600 mcg)
- Bảo vệ thai nhi.
- Có trong: Cam, nước cam ép, dâu tây, lá rau xanh, rau bina, rau bông cải xanh,
ngũ cốc, đậu đỗ, mỳ, lạc, củ cải đường.
Canxi (1,000 - 1,300 mg)
- Làm xương và răng chắc khỏe, ngừa máu đóng cục, hỗ trợ các cơ và dây thần


kinh.
- Có trong: Sữa chua, các thực phẩm từ sữa, nước hoa quả, bánh mì, ngũ cốc, lá rau
xanh, cá.

Cam, chanh chứa nhiều vitamin C

Sắt (27 mg)
- Giúp cơ thể tái tạo hemoglobin, ngừa bệnh thiếu máu, sinh non, nhẹ cân.
- Có trong: Thịt cừu, lợn, đậu đỗ, rau bina, hoa quả, mầm lúa mì, bột yến mạch.
Protein (60 mg)
Giúp cơ thể sản xuất axit amin, sửa chữa lỗi tế bào.
- Có trong thịt động vật, trứng, sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, đậu đỗ, rau đậu, lạc.
Kẽm (11-12 mg)
- Giúp cơ thể sản xuất insulin và enzim.
- Có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu đỗ, lạc, ngũ cốc, con hàu, sữa và các sản phẩm

từ sữa.
Hậu quả khi thiếu vitamin


Sau đây xin trình bày sơ lược về những hậu quả nghiêm trọng đối với "bà
bầu" và thai nhi khi cơ thể thiếu hụt vitamin.
Người mẹ mang thai thiếu vitamin A, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình
thường khí quan thị giác của thai nhi, làm cho trong thai nhi xảy ra những biến đổi
bệnh lý như nhãn cầu khơng nhuyễn hóa (làm mềm) để đảo đi đảo lại, phổi không
nở, thượng vị niêm mạc bàng quang dị thường, thậm chí ức chế da, cơ bắp, xương
dẫn tới sự sinh trưởng của tế bào não, làm các khí quan phát triển không tốt, dị dạng
v.v...

Phụ nữ mang bầu cần được bổ xung đầy đủ Vitamin
Phụ nữ mang bầu cần được bổ xung đầy đủ Vitamin
Vitamin B là loại men bở trợ quan trọng cho sự chuyển hóa tế bào của cơ thể,
nếu thiếu hụt vitamin B, khiến nhiều tổ chức khó hình thành tế bào máu, dẫn tới cả


mẹ và con đều bị nghèo máu, đang trong thời kỳ mang bầu, bà mẹ dễ bị viêm lưỡi,
viêm thần kinh ngoại vi, tiêu chảy, cảm giác bị trơ, chán ăn v.v... dẫn tới làm rối
loạn quá trình hấp thu dinh dưỡng, hậu quả là thai nhi phát triển không hồn chỉnh,
sau khi sinh ra, trí lực phát triển chậm.
Vitamin C là chất kết dính giữa các tế bào, có tác dụng quan trọng trong quá trình
hấp thụ, vận chuyển và ứng dụng nguyên tố Fe (sắt) trong máu. Ngoài ra, cịn kích
hoạt tác dụng nuốt chửng (phagoctytosis) của bạch cầu, tăng khả năng chống lại
bệnh tật. Khi thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng, sức dính của thành vách vi mạch
(very small blood vessels) kém dễ xảy ra xuất huyết nhiều chỗ, đe dọa tới thai nhi.
Vitamin D là loại hoóc-mơn khống chế q trình canxi hóa (calcification), có
quan hệ chặt chẽ tới sự sinh trưởng của xương, khi thiếu hụt vitamin D thì kết cấu

và tốc độ sinh trưởng của khung xương thai nhi bị ảnh hưởng, xương giòn dễ bị gãy,
sự phát triển của răng sau nàu không tốt, sau khi sinh ra cũng khó bổ sung qua
đường hấp thu dinh dưỡng hoặc uống thuốc.
Bà mẹ mang thai ngoài việc bổ sung đủ lượng đạm (protein), chất béo (fatty) và
đường (sugar) qua thực phẩm giàu dinh dưỡng, cần phải ăn nhiều các loại thực
phẩm khác giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi và nội tạng động vật, đồng thời
tắm nắng vừa phải.
Các loại thực phẩm như dầu gan cá, gan động vật, sữa (bò, trâu, dê...), trứng (gà, vịt,
chim cút...) sắt giàu vitamin A và D; các loại vitamin dễ hòa tan trong nước như
vitamin B và C tồn tại nhiều trong ngũ cốc, rau, hoa quả tươi, nhưng trong quá trình
tách vỏ, xay xát, đun nấu thường làm tổn thất quá nửa. Bởi vậy, nên chú trọng kỹ
thuật chế biến thực phẩm và ăn kèm với lương thực thô.
Ăn quả củ tươi là nguồn cung cấp loại vitamin hòa tan trong nước chủ yếu. Tia tử
ngoại trong ánh nắng, khơng những có tác dụng sát khuẩn tiêu độc, mà còn giúp sản
sinh vitamin D trong cơ thể, bởi vậy, vào mua đông, "bà bầu" nên ra ngồi phơi
nắng vừa phải, đó là phương pháp hấp thu vitamin D miễn phí.


Đương nhiên, cần chú ý đủ lượng, "quá thì cố", nhất là vitamin A và D một khi hấp
thụ quá nhiều, dễ làm tim phổi của thai nhi dị thường thậm chí ảnh hưởng tới sự
phát triển bình thường của đại não, làm trí lực của trẻ bị giảm sút

Hải sản trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai
Cá và các loại hải sản khác như tôm, cua… là một phần quan trọng trong chế độ ăn
uống của người phụ nữ đang mang thai. Chúng là nguồn thực phẩm có hàm lượng
protein cao, chất béo thấp, acid omega-3 cao cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Đây
là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ, những người chuẩn bị có thai, đang có thai
hoặc khi đang ni con nhỏ.

Tuy nhiên, khơng phải tất cả đều có lợi. Ăn những loại nào, ăn bao nhiêu thì tốt nhất

là điều cần phải quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra 5 lời khuyên sau
trong việc đưa hản sản vào thực đơn của người phụ nữ mang thai:

1/ Không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu đại dương, cá cờ bởi chúng chứa hàm lượng
thủy ngân cao.

2/ Ăn khoảng từ 300-400g/2-3 bữa/tuần. 5 loại hải sản có thể ăn thường là: tơm, cá
ngừ đóng hộp, cá hồi, cá po-lắc và cá trê biển.

3/ Ăn chung, thay đổi các loại hải sản trên.

4/ Không ăn cùng một loại quá nhiều trong một tuần.

5/ Có thể dùng chung với cá nước ngọt.


Điều có hại cho các bà mẹ đang mang thai
Sau đây là một số đồ ăn thức uống quen thuộc khi mang thai các bà mẹ nên tránh,
đề phòng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ cho bé u của
bạn:
Khơng nên uống q nhiều nước chè
Người mang thai không nên uống quá nhiều nước chè hoặc chè đặc, bởi trong chè
có chất tê-in (cafein) gây hưng phấn, khiến thai nhi đạp nhiều, thậm chí ảnh hưởng
đến q trình phát triển của thai nhi.
Khơng nên uống quá nhiều các loại nước có ga
Trong một số loại nước uống có chứa 2,4- 2,6% chất cafein như coca và thức uống
chứa kiềm sinh vật, sản phụ khi uống có các triệu chứng như: buồn nơn, nơn mửa,
đau đầu, tim đập nhanh ảnh hướng đến sự phát triển của đại não, tim, nội tạng và
các cơ quan trọng khác của thai nhi dẫn đến bệnh tật bẩm sinh.
Dùng quá nhiều dấm

Sử dụng quá nhiều dấm và thức ăn quá chua là một trong những nguyên nhân dẫn
đến thai di dạng. Đặc biệt là nửa tháng đầu mang thai, quá lượng thức ăn chua khiến
độ ba-zơ trong cơ thể giảm xuống làm sản phụ cảm thấy mệt mỏi. Nếu chất chua có
trong một thời gian dài khơng những khiến người mẹ mắc bệnh, còn ảnh hưởng
nghiêm trọng dến sự phát triển bình thường của thai nhi, dẫn đến thai dị dạng.


Táo tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé nhưng táo mèo thì mẹ khơng nên ăn q nhiều.
Khơng nên uống rượu
Trong rượu có chứa chất axetylen (cồn) loại độc tố có ảnh hưởng nhất định đối với
đại não, tim, nội tạng người. Chất này thông qua cuống rốn xâm nhập vào cơ thể
thai nhi, khiến thai nhi sau khi sinh có các hiện tượng như: trí não chậm phát triển,
cơ thể thấp bé, nghiêm trọng có thể gây ra chướng ngại về trí lực.
Khơng nên ăn q nhiều quả táo mèo (sơn tra)
Y học hiện đại đã chứng minh, táo mèo có tác dụng thu nhỏ cổ tử cung, nếu người
mẹ đang mang thai ăn quá nhiều sơn tra và thức ăn chế biến từ loại quả này sẽ kích
thích tử cung thu nhỏ thậm chí gây sẩy thai.
Khơng nên ăn nhiều đồ nóng
Khi mang thai ăn thức ăn mang tính nóng như: thì là, hoa tiêu, vỏ quế, ớt, ngũ vị
hương hoặc thức ăn chế biến qua rán, xào dễ tiêu hao lượng nước trong ruột khiến
tuyến bài tiết tràng vị giảm thiểu gây táo bón.
Khi bị táo bón, sản phụ cố đi vệ sinh khiến sự dùng lực ở bụng dưới càng lớn, khiến
thai nhi trong tử cung co thắt dẫn đến những hậu quả không tốt như: động thai, vỡ
nước ối, sẩy thai, đẻ sớm…
Không nên ăn quá nhiều quẩy
Trong quẩy có chứa một lượng phèn chua nhất định, trong phèn chua có chứa chất
hữu cơ nhôm. Nhôm thông qua cuống rốn xâm nhập vào não thai nhi, gây trở ngại
cho quá trình phát triển của đại não, gia tăng nguy cơ chứng đần độn của thai nhi.
Không nên lạm dụng thuốc
Tuần thứ ba đến tháng thứ ba là thời kỳ hình thành và phát triển của phôi thai, đây

cũng là thời kỳ các bà mẹ nên đặc biệt chú ý khi dùng thuốc. Điều tra mới nhất cho
thấy, một số loại thuốc có khả năng gây thai bị dị hình, thường gặp có streptomycin,
aspirin, thuốc an thần, tetracyline, chloromycetin, Sulfonamides. Nên sử dụng dưới
sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên tiếp xúc nhiều với thuốc tẩy
Trong thuốc tẩy có chứa các chất có thành phần hóa học như: chất hoạt động bề mặt
Cationic(chất hoạt động bề mặt nhóm phân cực khơng bị Ion hóa trong bề mặt
nước) hoặc cồn có thể phá hủy tinh dịch.


Đặc biệt là sớm có thai sau khi mới kết hôn, khi tiếp xúc nhiều với bột giặt, dầu gội,
nước rửa bát những thành phần hóa học có trong thuốc tẩy xâm nhập qua da và tích
lũy trong cơ thể, từ đó khiến lớp ngồi của tế bào tinh dịch biến đổi gây xẩy thai.
Những món ăn bà bầu nên tránh
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ
mang thai. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như
quẩy, nhãn,gan động vật...

Bà bầu không nên ăn gì?
Sơn tra (táo mèo)
Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có cơng hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa
chua vừa ngọt, rất "vừa miệng" đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không
nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung,
có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.
Thức ăn xông khói, nướng
Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt
lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất
độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xơng và thịt nướng có tới mấy chục mg
chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.
Gan động vật



Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động
vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được
đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.
Ngoài ra, gan làbộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động
vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và
thai nhi.
Lẩu
Món lẩu khơng tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký
sinh trùng. Ngồi ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy,
nhãn, gan động vật... Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc
biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về
ký sinh trùng như sán lá.

Thai phụ không nên ăn nhiều lẩu
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ
trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc
yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ khơng
nên ăn lẩu nhiều.
Quẩy
Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua
chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn


chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn
chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhơm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển,
tăng nguy cơ bệnh đần độn.
Nước cola
Theo phân tích, một chai cola 340 g có 50-80 mg caffeine. Mỗi lần uống 1g chất

này, thai phụ có thể bị hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, làm tăng nhịp
thở, tim đập nhanh, mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Dù uống dưới 1g, nó vẫn kích thích
niêm mạc dạ dày, gây buồn nơn, nơn mửa, hoa mắt, tim hồi hộp, đó là các triệu
chứng trúng độc. Nhân cà phê cịn có thể nhanh chóng đi qua cuống nhau, ảnh
hưởng đến thai nhi.
Nhãn

Đối với phụ nữ mang thai thì nhãn được coi là trái cấm
Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng
đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ơn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa,
phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết khơng điều hịa,
làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nơn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện
hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sẩy
thai, sinh non.


×