Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Khởi sự doanh nghiệp – vì sao thất bại? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.6 KB, 7 trang )

Khởi sự doanh nghiệp – vì sao thất bại?

Một số liệu thống kê gần đây của Cơ quan Quản lý các Doanh nghiệp nhỏ Hoa
Kỳ (SBA) cho biết “2/3 các doanh nghiệp mới thành lập có thể tồn tại trong thời gian
ít nhất là 2 năm và 44% khác duy trì hoạt động trong thời gian tối thiểu 4 năm”.
Tuy số lượng các doanh nghiệp thành công ngày một nhiều hơn nhưng vẫn còn
một tỉ lệ đáng kể những doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh
doanh. Dưới đây là một số lưu ý cũng như các nguyên nhân chính dẫn đến những sai
lầm và thất bại khi quyết định thành lập một doanh nghiệp mới.
1. Chưa xác định đúng nguyên nhân thành lập doanh nghiệp.
Vì muốn kiếm thật nhiều tiền? Do bạn nghĩ rằng khi không phải đi làm thuê
nữa thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình chăng? Hay bạn chỉ đơn giản cho
rằng có một doanh nghiệp riêng để không phải “báo cáo” công việc với cấp trên hay
với bất kỳ ai khác? Nếu vì những nguyên nhân như thế, đã đến lúc bạn phải xem lại
quyết định thành lập doanh nghiệp của mình.
Dưới đây là những lý do chính đáng hơn để khởi sự doanh nghiệp :

Bạn có một niềm đam mê và yêu thích công việc mình đang làm.
Dựa trên học vấn của bản thân và những kết quả điều tra nghiên cứu cụ thể, bạn
tin chắc rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng đầy đủ một nhu cầu
nào đó trên thị trường.


Bạn có thể chất tốt và tinh thần khoẻ mạnh, ổn định để có thể
đứng vững trước những thách thức tiềm ẩn. Sức khoẻ kém và một tinh thần
phân tán - trong một số trường hợp - là nguyên nhân dẫn đến phá sản.


Bạn có khả năng lèo lái, quyết đoán, nhẫn nại và một thái độ tích
cực lạc quan. Khi những người khác chấp nhận thất bại là lúc bạn phải quyết
tâm hơn bao giờ hết.




Thất bại không thể quật ngã bạn.Bạn học hỏi từ những sai lầm của
mình và dùng bài học từ thất bại đó để thành công trong lần sau. Một chuyên
gia kinh tế hàng đầu SBA từng nói rằng rất nhiều doanh nghiệp cho biết những
thành công mà họ có được là nhờ vào những bài học thất bại trước đó.


Bạn tự lập và biết cách chi tiền cho những giải pháp sáng tạo khi
cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi được đặt trong tình huống có áp lực
về thời gian.


Bạn yêu mến những đồng sự của mình và bày tỏ cho họ biết bằng
thái độ chân thành, thẳng thắn. Bạn biết cách thích ứng và giao kết với nhiều
loại người khác nhau.

2. Quản lý kém
Đây là lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập.
Các ông chủ mới thường thiếu những kiến thức liên quan cũng như không có trình độ
quản lý, chẳng hạn như các lĩnh vực tài chính, thu mua, bán hàng, sản xuất, thuê và
điều hành nhân công. Nếu không tự nhận ra những lỗ hổng kiến thức này và tìm sự hỗ
trợ, các chủ doanh nghiệp sẽ sớm đối mặt với những khó khăn lớn.
Sự xao lãng sẽ có thể dẫn đến suy sụp. Chủ doanh nghiệp phải thường xuyên
nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, lên kế hoạch và kiểm soát tất cả mọi hoạt động của công
ty, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường, cập nhật dữ liêu khách hàng - những
công việc rất dễ bị bỏ quên khi doanh nghiệp đã được thành lập.
Một giám đốc điều hành giỏi còn phải là một thủ lĩnh có thể tạo ra môi trường
làm việc có năng suất. Anh ta phải biết ttìm kiếm, lựa chọn và tuyển dụng những
người có tinh thần cạnh tranh để đào tạo và giao quyền cho họ. Một thủ lĩnh cừ khôi

cũng cần phải có tư duy chiến lược, khả năng thực tế hóa tầm nhìn chiến lược đồng
thời biết đương đầu với những thay đổi và có khả năng phán đoán tốt.
3. Thiếu vốn
Không có đủ nguồn vốn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các doanh nghiệp
mới thành lập không tránh khỏi thất bại.Các chủ doanh nghiệp thường đánh giá không
chính xác nguồn vốn dự trữ cần thiết.Họ thường hy vọng rất cảm tính vào nguồn thu
nhập từ hàng hóa bán được sẽ giúp “cứu vãn” tình thế.
Do đó, việc xác định chính xác số tiền doanh nghiệp sẽ cần là cực kỳ cần thiết,
bao gồm chi phí thành lập lẫn chi phí duy trì hoạt động doanh nghiệp. Một công ty mới
thành lập sẽ cần một khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm để ổn định. Điều này có nghĩa là
bạn cần có đủ nguồn tiền dự trữ để chi dùng từ lúc mới thành lập doanh nghiệp cho
đến khi nó tạo được thu nhập và tự chi trả.
4. Địa điểm kinh doanh
Đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Một vị trí tốt có thể là
cứu cánh để doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn để phát triển. Ngược lại,
địa điểm kinh doanh tồi là nguyên nhân dẫn đến thất bại, ngay cả đối với những doanh
nghiệp được quản lý, điều hành và hoạt động rất tốt.
Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét :

Khách hàng của bạn ở đâu


Giao thông, đường xá, nơi đậu xe, điện đóm


Trụ sở của các đối thủ cạnh tranh


Tiện nghi và điều kiện an toàn



Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa
phương đối với doanh nghiệp mới thành lập


Yếu tố lịch sử, văn hóa và thái độ của cộng đồng nơi trụ sở doanh
nghiệp mới sẽ toạ lạc.

5. Thiếu kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp. Nhiều doanh
nghiệp đã thất bại vì yếu tố này. Kế hoạch phải thực tế, khả thi, dựa trên những thông
tin chính xác và cập nhật nhất, đồng thời phải mang tính chiến lược.
Kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm các yếu tố sau:

Mô tả tầm nhìn, mục tiêu và những yếu tố dẫn đến thành công của
doanh nghiệp.


Nhu cầu lao động.


Các vấn đề và các giải pháp tiềm ẩn


Tài chính : vốn trang thiết bị, bảng cân đối thu chi, phân tích lợi
tức, phân tích lưu chuyển tiền mặt, dự báo chi phí và dự báo doanh thu


Phân tích cạnh tranh



Tiếp thị, quảng cáo và các hoạt động khuyến mại


Quản lý ngân sách và quản lý tăng trưởng của công ty

×