Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Khi giới công ty chiếm quyền kiểm soát trường đại học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 5 trang )

Khi giới công ty chiếm quyền kiểm
soát trường đại học

Ngày nay, bằng những thoả thuận ngầm khi tài trợ, nhiều công ty trên thế giới
đã giành được một chỗ đứng mới trong các trường đại học. Điều này khiến nhiều
người lo lắng rằng chức năng cơ bản của trường đại học trong xã hội đang lâm nguy.
Duy nhất trong các định chế xã hội, sứ mệnh của trường đại học là nghiên cứu không
giới hạn và việc truyền bá kiến thức công khai. Trường đại học phục vụ lợi ích rộng
rãi của công chúng bằng cách trân trọng sự phân tích có cơ sở, sự tìm hiểu có phê
phán và những tiêu chuẩn không khoan nhượng có tính chính trực về trí tuệ.
Trong thời gian gần đây, việc các công ty thao túng trường đại học đã gây ra
nhiều lo âu hơn cả. Thiếu kinh phí do bị cắt xén nguồn tại trợ của Nhà nước, các
trường đại học ngày càng phải quay sang tìm kiếm sự giúp đỡ của khu vực tư nhân và
thường phải xem xét những đề nghị tài trợ của các công ty, trước kia vốn bị coi như
một điều đáng phê phán. Ngay chính quan niệm về tinh thần bác ái giờ cũng đã thay
đổi. Đã qua rồi thời kỳ những sự biếu tặng tài chính cho các trường đại học được diễn
ra vô tư không kèm theo điều kiện. Ngày nay, người ta luôn chờ đợi phải có một cái gì
đền đáp lại.
*) Xu hướng thứ nhất: quyền tự trị bị đe dọa
Rất nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào những hợp đồng mang tính chất
thuần tuý thương mại như việc trang hoàng các trường đại học bằng biểu tượng và
bảng quảng cáo của các công ty, hay việc để cho các nhà tiếp thị sản phẩm như các
công ty nước giải khát được độc quyền tại các khu ký túc xá. Tuy những thoả thuận
như vậy gây lo lắng một cách chính đáng và sinh viên đã từng phản đối nhưng nguy cơ
lớn hơn lại nằm ở những mối quan hệ đang đe doạ quyền tự trị của trường đại học và
quyền tự do của giới học thuật. Chẳng hạn, những sự biếu tặng của các công ty cho các
trường đại học thường được thực hiện một cách tuyệt đối bí mật, các chi tiết thoả
thuận không được tiết lộ cho Hội đồng quản trị và không được loan báo rộng rãi cho
cộng đồng đại học. Trường lớn nhất và được tài trợ nhiều nhất ở Canada, đại học
Toronto chẳng hạn, đã ký những hợp đồng bí mật với Quỹ Joseph Rotman Foundation
(15 triệu USD cho khoa nghiên cứu quản lý), với công ty Peter Munk thuộc tập đoàn


Barrick Gold and Horsham (6,4 triệu USD cho trung tâm nghiên cứu quốc tế) và với
Nortel (8 triệu USD cho các hoạt đông công nghệ thông tin). Những hợp đồng trên
khiến cho các công ty tài trợ có được một ảnh hưởng chưa từng có từ trước tới này đối
với việc chỉ đạo cả về mặt học thuật cũng như đối với các chương trình giảng dạy của
trường đại học Toronto.
*) Xu hướng thứ hai: các mối quan hệ bị thị trường hóa
Hợp đồng của trường đại học Torronto với Quỹ Rotman ngay từ đầu đã yêu cầu
các thành viên của khoa quản lý “phải tuyệt đối ủng hộ và cam kết tôn trọng những
nguyên tắc và kế hoạch kinh doanh của Rotman”. Khoản quà tặng của Munk thì buộc
trung tâm nghiên cứu quốc tế bảo đảm rằng dự án họ lựa chọn phải nằm trong những
ưu tiên cao nhất của trường đại học thì nhà trường mới mong được phân bổ các khoản
tài trợ khác, kể cả những nguồn cung cấp cho chính nội bộ nhà trường.
Tại Mỹ, hồi đầu những năm 1990, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã
gây tai tiếng lớn khi cho phép các công ty chỉ cần trả một khoản lệ phí từ 10.000 đến
50.000 USD là có thể được đặc quyền tiếp cận với các khoa của Viện cũng như các
báo cáo nghiên cứu. Viện này còn quảng cáo rằng họ sẵn sàng để cho ngành công
nghiệp sử dụng những kiến thức và nguồn lực của tất cả các khoa, bộ môn và phòng
thí nghiệm của Viện.
Xu thế trên diễn ra dần dần từng bước một, nhưng sự bất ổn ngày càng gia tăng
về mối quan hệ quá mật thiết giữa các công ty với các nhà nghiên cứu của trường đại
học. Nhiều trường hợp nổi cộm đã gây tranh luận sôi nổi. Tại Anh, chủ bút báo Y học
Anh đã từ bỏ chức vị giáo sư đại học Nottingham sau khi quyết định nhận trên 5 triệu
USD của công ty thuốc lá British American Tobacco để đến làm việc cho một trung
tâm quốc tế thuộc công ty này. Tại Mỹ và Canada, trường hợp của tiến sĩ Nancy
Olivieri và tiến sĩ David Kern được coi như sự minh hoạ đáng phẫn nộ về mối đe dọa
của các công ty đối với quyền tự do và tính chính trực của các trường đại học. Trong
thời gian làm tư vấn cho một công ty sản xuất sợi ni lông, Kern, chủ nhiệm khoa bệnh
nghề nghiệp tại bệnh viện Memorial thuộc đại học Brown đã phát hiện một thứ bệnh
phổi mới rất nghiêm trọng trong các nhân viên thuộc công ty. Bất chấp sự chỉ đạo của
trường đại học và của công ty cũng như việc họ đưa ông ra toà, Kern đã cho công bố

những điều ông phát hiện được. Chức vị của ông tại trường đại học liền bị tước bỏ.
Cùng năm đó, các trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ đã chính thức công nhận một căn
bệnh mới, đó là bệnh phổi ở công nhân sản xuất sợi ni lông.
Sự kiện ban quản trị đại học không đứng về phía khoa của họ trong những
trường hợp kể trên báo hiệu một sự thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong cộng đồng học
viện. Các ban quản trị đại học, do công ty chi phối, ngày càng thích lựa chọn các nhà
quản lý “chóp bu” trong số những người ủng hộ mô hình điều hành của công ty. Và
các trường đại học ngày càng hoạt động theo những nền văn hoá hướng vào thị trường,
trong đó giá trị xã hội được đánh giá theo khả năng ngắn hạn là có phù hợp với thị
trường hay không, người ta có đủ tiền dành cho khoa tin học và quản trị kinh doanh
chứ không dành cho bộ môn triết học, lịch sử, vật lý lý thuyết hay nghệ thuật.
*) Những hy vọng mới
Nguy cơ là ở chỗ các trường đại học có thể nhanh chóng vấp phải những giới
hạn của chính cuộc chơi của họ. Chúng ta biết rằng tài trợ của nhà nước bị cắt giảm
mạnh khiến các trường đại học dễ dàng bị các công ty dụ dỗ. Nhưng chưa có bằng
chứng nào chỉ rõ rằng quà tặng của các công ty tư nhân có thể bắt đầu thay thế những
khoản cắt xén trong tài trợ của nhà nước. Riêng tại Canada các trường đại học tính ra
sẽ phải cần tới trên 2 tỷ USD mới khôi phục lại được mức tài trợ cách đây 10 năm.
Bằng chứng về việc các công ty không hề lấp được khoản trống này là ở chỗ nhiều
nước đã phải tăng đột ngột học phí khiến nhiều sinh viên không sao theo học nổi.
Trong những năm gần đây, sinh viên và các khoa đã đấu tranh phản đối việc
kinh doanh thương mại tại các ký túc xá. Tại Canada cách đây 2 năm, dư luận đã được
báo động khi một nhóm chuyên viên công bố một kiến nghị cho rằng thương mại hoá
phải trở thành nhiệm vụ thứ tư của trường đại học, đứng sau việc nghiên cứu, giảng
dạy và phục vụ cộng đồng. Để chống lại xu thế bổ nhiệm và đề bạt gắn chặt với việc
tham gia các hoạt động thương mại, hiệp hội các giảng viên đại học Canada đã thảo
một bức thư gửi Thủ tướng, trong đó có chữ ký của 1.500 giáo sư nổi tiếng được thu
thập chỉ trong vòng ba ngày. Bức thư phản ảnh nỗi lo lắng trước tình hình quyền lợi
của công ty đang chi phối chương trình nghiên cứu khoa học.
Nếu không được quyền tự do và tự trị, các trường đại học không thể nào hoàn

thành các nghĩa vụ công cộng. Giới giảng viên và sinh viên đại học không còn sự lựa
chọn nào khác là phải bảo vệ quyền được thực hiện những sự phân tích có phê phán,
công bố những điều khám phá được để công chúng có thể quyết định và khuyến khích
sinh viên chất vấn mọi quan điểm truyền thống vẫn được mọi người chấp nhận. Tương
lai của các trường đại học phụ thuộc vào những sáng kiến này.

×