Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình "Cấu trúc luận văn " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.38 KB, 5 trang )

Cấu trúc luận văn
Các luận văn không nhất thiết phải tuân theo một cấu trúc hay hình thức tổ chức
nào thật sự "cứng". Tuy thế, để đảm bảo tính chất toàn vẹn, và chặt chẽ của các lập
luận khoa học, cho tới khi kết luận được các vấn đề nghiên cứu, một cấu trúc tốt sẽ
hỗ trợ các bạn rất nhiều. Chúng ta đang giới hạn trong phạm vi các luận kinh tế,
vật lý hay toán học, chẳng hạn có thể khác đi, nhưng lô-gíc không thay đổi.
Các thành phần cơ bản của luận văn nên bao gồm (không nhất thiết theo trình tự
này).
Dẫn dắt- Front Matters
Phần này chứa các phụ kiện của Luận văn, như tóm tắt ngắn gọn, lời cảm ơn, C.V.
của người viết,v.v..
1. Mở đầu- Introduction
Thường nói lý do khởi đầu của nghiên cứu. Các nghiên cứu đều có gốc rễ liênquan
tới quan sát của người tiến hành nghiên cứu, hoặc băn khoăn, hoặc tò mò. Một dẫn
dắt tốt sẽ giúp người đọc, phản biện hiểu rõ xuất xứ vấn đề bạn đang tiến hành,
loại bỏ cảm giác bạn làm chỉ để làm. Người bình thường, sẽ không làm một việc
chỉ vì mình muốn làm, mà có mục đích rõ ràng. Điều này càng đúng với khoa học,
khi mà quá trình nghiên cứu có thể kéo dài nhiều năm.
2. Xác định vấn đề và hướng nghiên cứu- Defining Problem Set and Research
Direction

Bạn có chút ít ý đồ nghiên cứu, và phải formulate nó ở dạng problem set tương đối
thô sơ. Thô sơ vì lý do, ngay vào lúc này, bạn chưa thể nói chính xác đó là vấn đề
bạn SẼ nghiên cứu, mà chỉ có thể biết, khoảng mở các vấn đề đó bạn sẽ có thể làm
được gì.
Vấn đề chỉ được thu hẹp thật sự, và biến thành TƯ TƯỞNG (khác so với ý đồ ban
đầu đó!) sau khi bạn đã xông vào Tổng quan lý thuyết (Literature review), và có
quyết định cụ thể.
3. Tổng quan lý thuyết- Literature Review, còn gọi là literature survey hay
related theoretical aspects


Đây là phần quan trọng, sẽ trình bày chi tiết trong một bài viết riêng. Phần này
tổng hợp các kết quả nghiên cứu (lý thuyết và ứng dụng) với đề tài đang theo đuổi.
So sánh các công trình để tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện cụ thể của tác giả
luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu- Research methodology
Phần này mô tả các công cụ nghiên cứu bạn cần đến, và sẽ sử dụng trong quá trình
tìm kiếm kết quả. Nó giúp bạn đi đến đích, và giúp người thẩm định biết bạn có
biết cách dùng công cụ khoa học không, hoặc có ý thức sử dụng đúng công cụ
không.
Rõ ràng bạn không thể bay vào vũ trụ, mà chỉ cần đi sắm mỗi một đôi giày được.
Nói chung phần này không thấy xuất hiện trong các nghiên cứu kinh tế trong nước
ta, do chính các thầy hướng dẫn cũng thiếu. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì nó quá
quan trọng, và tốn nhiều giấy mực.
5. Tổ chức dữ liệu và tập dữ liệu- Data organization & data set
Nếu phải sử dụng dữ liệu thì các vấn đề liên quan đến dữ liệu nằm ở đây.
6. Kết quả nghiên cứu- Research results
Các kết quả nghiêncứu nằm ở đấy. Tuỳ vào mức độ phức tạp và chiều sâu của
công trình, phần này có thể được tổ chức thành một hay một vài chương (nếu
nhiều kết quả, có thể đăng thành các công trình riêng biệt.)
7. Kết luận- Final/Concluding remarks
Tóm lược các kết quả để dễ communicate với người đọc không nhất thiết phải có
technical background.
Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
Mô tả các hạn chế và các sai lầm có thể của chính nghiên cứu của bạn, dựa trên
các giả định.
8. Các Phụ lục tính toán, hình vẽ, bảng biểu, các chứng minh định lý, tính
chất,bổ đề nếu có. Giải thích các thuật ngữ, v.v..

9. Tài liệu tham khảo- References hoặc Bibliography
Liệt kê các tài liệu chính có dẫn chiếu, sử dụng trong quá trình viết, nghiên cứu.

Nói qua mấy chữ về tính "cân đối"
Thông thường, học sinh, sinh viên thường bị đỏi hỏi phải đảm bảo tính cân đối.
Một trong những xuất phát điểm của loại đòi hỏi này là do trong quá trình ngồi hội
đồng, bàn thảo, tranh luận, góp ý
kiến, các vị giáo sư nhà ta tiếng là
"học thuật", quay ra vặc nhau về câu
chữ, và làm phát sinh vấn đề cân
đối: "phần này phải dài hơn, phần
kia phải ngắn đi!" Nhiều đòi hỏi n
thế là thậm vô lý, vì dài ngắn chẳng
phát biểu nên định luật gì cả, mà cái
hồn, mức chặt chẽ, và sự uyên bá
kết quả khả quan mới là quyết định.


c,
Tôi mạo muộn đưa ra nguyên tắc về tính cân đối, hay nói chính xác hơn là tính
"đẹp" của kết quả nghiên cứu. Nó chẳng phải bảo bối, nhưng chí ít thì cũng có thể
định hướng phần nào.
Nguyên tắc:
"
Độ dài của các phần của luận văn là do 2 yếu tố quyết định: (i) Tầm quan
trọng của vấn đề đang xét; và (ii) Số lượng kết quả không tầm thường thu
được trong quá trình nghiên cứu.
"
Như vậy, khái niệm cân đối của luận văn không phải là khúc đầu dài bằng khúc
giữa dài bằng khúc đuôi. Tức là không phải phụ nữ đẹp là vòng 1, vòng 2, vòng 3
đều bằng nhau.
Kỹ thuật viết cho hay, và cách viết thế nào là dài, thế nào là ngắn thì được đúc kết
bởi câu nói nổi tiếng của Kennedy như sau:

"
Độ dài của văn viết giống như váy của phụ nữ vậy. Đủ dài để che. Nhưng đủ
ngắn để thú vị."
Hiện nay, cách phổ biến của cái loại luận văn KT dởm trong nước là phải thật
nhiều kết luận; thật nhiều kiến nghị; kiến nghị chuyện càng to càng tốt; kiến nghị
thay đổi cả ngành, cả cấu trúc lãnh đạo, cả luật pháp cũng tốt... Tóm lại, kiến nghị
là đưa ra các đề xuất KHÔNG TƯỞNG! Để biết cái quan niệm này sai lầm đến thế
nào thì ta so sánh một chút với cách mà các nhà nghiên cứu xuất sắc của thế giới,
ở những nền học thuật đi trước chúng ta hàng thế kỷ vẫn hay làm (cái gì họ hay ho
hơn thì ta phải học thôi):
1. Phần kiến nghị cực ngắn, thậm chí có bài không có kết luận luôn.
2. Chỉ kiến nghị những cái bé, li ti như vi trùng, chuyện một kết quả quan trọng,
lớn lao được ứng dụng ra sao là việc khác, nhiều người làm. Xem phim "A
beautiful mind" có đoạn John Nash được thuyết phục tới nhận GT Nobel, người
đại diện quỹ Nobel có nói ứng dụng cân bằng Nash trong thương mại quốc tế, đàm
phán kinh tế, v.v.. ông Nash nghe cứ như vịt nghe sấm vậy, vì ông ta đâu định sinh
ra cái định lý đó cho vấn đề đó!
3. Chỉ đặt ra các vấn đề trong feasible settings, tức là cái gì khả thi, môi trường
cho phép thì kiến nghị, chớ có lộng ngôn, đại ngôn, ngoạ ngôn, mà chỉ làm cho
những người thực sự uyên bác họ cười cho. Một quá trình viết một luận văn, dù là
bậc tiến sĩ chăng nữa thì đã là mấy nả so với một sự nghiệp nghiên cứu.
Nói chung hãy căn cứ vào mức tin tưởng của chính các bạn về độ quan trọng của
kết quả thu được để đặt ra các tiêu chí về cấu trúc, độ dài, v.v... Thỉnh thoảng nếu
quên mất, chót ba hoa, thì các bạn nhớ giúp tôi rằng công trình đề xuất phương án
đầu tư mean-variance của Harry Markowitz, một công trình tầm cỡ khai sinh
ngành tài chính-đầu tư, làm bùng nổ hàng trăm ngàn quỹ đầu tư, hưu trí, ... các
loại với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đô-la trên thế giới, một công trình giải quyết bài
toán đầu tư của loài người hàng ngàn năm lịch sử băn khoăn chỉ có vẻn vẹn 11
trang mà thôi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì bài báo lừng danh, sau này đoạt giải
thưởng Nobel đó thậm chí còn thấy phần kết luận hết sức lờ mờ, mà còn chẳng

kiến nghị cái gì cụ thể cả.
Nhìn chung, thì luận văn kinh tế thường thì ở bậc ĐH khoảng 3-4 chương,
Master's 4-5 chương, Doctorate 4-7 chương.
Chương kết luận thường là tương đối ngắn. Phần Bibliography thường là khá dài.
Nếu bạn có khả năng nữa thì tạo Index tra cứu từ cho cuốn sách bằng LaTeX, cái
này tuyệt vời đó! Ai đọc cũng phải yêu.

×