Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

quyet dinh tai bao hiem xa hoi BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.46 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Phần

Trang

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

02

B.

PHẦN NỘI DUNG

04

I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

04

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

06

III. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

07

IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


08

V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

11

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

C.

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiến pháp năm 2013 khẳng định khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công
dân, đồng thời đó là quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân được Nhà nước bảo
đảm. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục
do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơng dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành

vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cán bộ, cơng chức có
quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối với cơng dân, quyền khiếu nại, tố cáo giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích
của Nhà nước, của tập thể và của chính bản thân họ, giúp họ đấu tranh phịng,
chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần tham gia quản lý nhà nước,
xây dựng, cải cách, làm trong sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà
nước, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, mọi người sống và làm việc theo
Pháp luật. Mặt khác, việc công dân gửi đơn thư khiếu tố đến các cơ quan nhà nước
cũng là một biểu hiện niềm tin của nhân dân đối với chế độ.
Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua việc giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật những vụ khiếu nại, tố cáo góp phần làm tăng lịng tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước, khuyến khích nhân dân tham gia quản lý Nhà
nước; kịp thời phát hiện, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót, khuyết điểm trong
hoạt động, thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình; kịp thời chấn chỉnh,
2


củng cố đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm pháp luật; cũng thông qua giải quyết khiếu nại, tốt cáo mà nắm
được cụ thể, sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng của người dân từ đó giúp cho việc
hoạch định các chủ trương, chính sách, biện pháp một cách thích hợp.
Những năm gần đây, trong điều kiện phát huy dân chủ, tăng cường kỷ
cương, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đang trở thành một trong những mặt
sinh hoạt chính trị- xã hộ sơi động. Cơng tác giải quyết khiếu nại tố cáo có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và có tác dụng góp phần ổn
định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Việc tập trung giải quyết gọn đơn thư
khiếu tố là trách nhiệm thuộc về tất cả các ngành, các cấp và đây cũng là một yêu

cầu cấp bách đặt ra trong tình hình mới, tuy nhiên thực tế cho thấy, việc thực hiện
cơng tác này vẫn làm một vấn đề khó khăn không thể giải quyết trong ngày một
ngày hai. Xuất phát tư lý do trên, cùng với nội dung tiếp thu được khi học tại lớp
bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chun viên chính năm 2014, tơi xin
chọn đề tài tình huống cuối khoa với sự việc xảy ra có thật ở một đơn vị sự nghiệp
cơng của Nhà nước: “Vụ việc ban hành Quyết định tại cơ quan Bảo hiểm xã hội
huyện Yên Hưng và những bài học kinh nghiệm”.

Kết cấu của tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần nội
dung gồm 5 phần:
I. Mơ tả tình huống.
II. Mục tiêu xử lý tình huống.
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
IV. Phương án giải quyết tình huống
V. Kế hoạch tổ chức thực hiện.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Anh Lê Văn D là nhân viên lái xe tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng.
Sáng thứ 5 ngày 01/7/2013, anh D nhận được lệnh điều xe đi công tác Hà Nam do
Giám đốc Bảo hiểm xã hội ký, anh D đã chuẩn bị xăng xe sẵn sàng lên đường thì
bất ngờ Giám đốc yêu cầu bằng miệng giao xe cho anh Tiến người ngoài đơn vị lái
thay anh D với lý do để xác minh lại định mức mức tiêu hao xăng xe của cơ quan,
do cho rằng việc giao xe cho người ngồi cơ quan là khơng đúng ngun tắc quản
lý nên lái xe Lê Văn D không chấp hành lệnh giao xe cho người khác lái. Ngay
sau đó Giám đốc Bảo hiểm xã hộiban hành Quyết định số 20/QĐ-TCCB ngày
01/7/2013 về việc tạm đình chỉ cơng tác đối với Lê Văn D với lý do “Không chấp

hành sự điều động trong công tác của Giám đốc” và yêu cầu lái xe Lê Văn D viết
kiểm điểm về hành vi của mình trước lãnh đạo và tồn cơ quan.
Anh Lê Văn D cho rằng mình khơng có lỗi nên anh kiên quyết không làm
kiểm điểm và vẫn đến cơ quan làm việc hàng ngày. Đến ngày 05/7/2013, Giám
đốc Bảo hiểm xã hội Quyết định số 22/QĐ-TCCB về việc tạm đình chỉ công tác
đối với lái xe Lê Văn D lần thứ 2 vẫn với lý do không chấp hành sự điều động
trong công tác của Giám đốc. Cũng trong ngày hơm đó, Giám đốc Bảo hiểm xã
hội đã chỉ đạo bộ phận hành chính của đơn vị họp kiểm điểm lái xe Lê Văn D, tại
cuộc họp anh Lê Văn D khơng có bản tự kiểm điểm và nhất quyết cho rằng mình
khơng có khuyết điểm nên khơng thể làm bản kiểm điểm. Mặc dù vậy đến ngày
25/7/2013, Hội đồng kỷ luật Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng đã họp xét kỷ luật
lái xe Lê Văn D (anh D được mời nhưng khơng tới dự vì cho rằng mình khơng vi
phạm kỷ luật thì khơng thể có chuyện kỷ luật được), tuy nhiên cuộc họp Hội đồng
thi đua khen thưởng kỷ luật của Bảo hiểm xã hội huyện vẫn được tiến hành, sau
khi phân tích các ý kiến của các thành viên, Hội đồng kỷ luật của đơn vị đã tiến
hành bỏ phiếu kín, kết quả 100% số phiếu đề nghị xử lý kỷ luật lái xe Lê Văn D
4


bằng hình thức cảnh cáo và ngay ngày hơm sau 26/7/2013 Giám đốc Bảo hiểm xã
hội đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-KL về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo
đối với lái xe Lê Văn D vì khơng chấp hành sự điều động trong cơng tác và không viết
bản tự kiểm điểm theo quyết định tạm đình chỉ cơng tác.
Ngày 29/7/2013 lái xe Lê Văn D có đơn khiếu nại gửi tới Giám đốc Bảo
hiểm xã hội huyện Yên Hưng khiếu nại việc xử lý kỷ luật là không đúng, tuy
nhiên Giám đốc Bảo hiểm xã hội khẳng định việc quyết định kỷ luật đối với anh
Lê Văn D là đúng. Việc giải quyết kéo dài nhưng cả anh Lê Văn D và Giám đốc
Bảo hiểm xã hội huyện đều giữ nguyên quan điểm của mình, khơng khí nội bộ
đơn vị trở lên căng thẳng, đã có những lúc ảnh hưởng đến hoạt động của tồn Bảo
hiểm xã hội huyện trong việc phục vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Sau một thời gian, anh Lê Văn D cho rằng khiếu nại của mình khơng được
Giám đốc đơn vị giải quyết thỏa đáng, thậm chí bị Giám đốc trù dập nên đến ngày
05/8/2013, lái xe Lê Văn D làm đơn khiếu nại gửi tới Bảo hiểm xã hội tỉnh. Sau
khi xem xét, ngày 22/8/2013 đơn của anh Lê Văn D mới được giải quyết nhưng
vẫn giữ nguyên nội dung theo quyết định kỷ luật của Giám đốc Bảo hiểm xã hội
huyện Yên Hưng. Lái xe Lê Văn D không đồng ý với kết luận của Bảo hiểm xã
hội tỉnh, nên đến ngày 01/9/2013 lái xe Lê Văn H đã có đơn gửi đến UBND tỉnh
Bắc Lũng và một số cơ quan khác. Thấy đây tuy là một việc khơng lớn, nhưng q
trình giải quyết khơng dứt điểm, kéo dài đã ảnh hưởng đến tư tưởng nhận thức của
người khiếu nại, dẫn đến phát sinh tình hình phức tạp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội
huyện Yên Hưng, thực tế đã có những đơn thư nặc danh tố cáo Giám đốc Bảo
hiểm xã hội huyện vi phạm các quy định về mua bán vật tư, bổ nhiệm cán bộ và
thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng… những biểu hiện này chứa đựng nguy
cơ gây mất ổn định của một đơn vị, vì vậy UBND tỉnh đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội
tỉnh phải xem xét giải quyết triệt để với phương châm chỉ đạo của UBND tỉnh là:
Giải quyết dứt điểm, không để sự việc diễn biến phức tạp thêm. Củng cố sự đoàn

5


kết giữa cấp trên và cấp dưới, ổn định tình hình chung của Bảo hiểm xã hội huyện
để phục vụ nhân dân hiệu quả nhất. Ngày 15/9/2013 Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thành
lập Tổ công tác để xem xét, giải quyết vụ việc đảm bảo khách quan, toàn diện đầy
đủ theo quy định của pháp luật.
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Theo Luật khiếu nại năm 2011 (hiệu lực từ 01/7/2012) khi người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại nhận được đơn khiếu nại thì phải tiến hành giải quyết
khiếu nại theo quy định và đúng thời hạn, quyết định giải quyết khiếu nại phải
bằng văn bản. Theo đó khi lái xe Lê Văn D có khiếu nại quyết định kỷ luật đối với
mình gửi tới Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện; Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện

phải có trách nhiệm giải quyết lần đầu khi nhận được đơn khiếu nại đối với quyết
định đó, q trình xem xét, giải quyết Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện phải ra
quyết định giải quyết bằng văn bản theo thủ tục quy định tại luật khiếu nại. Giám
đốc Bảo hiểm xã hội huyện cho rằng với hành vi không chấp hành sự điều động
trong công tác, đã chống lệnh, lại khơng chịu làm kiểm điểm cho nên hình thức xử
lý kỷ luật cảnh cáo đối với anh Lê Văn D là xứng đáng. Do vậy quá trình giải
quyết lần đầu của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện vẫn giữ nguyên quyết định xử
lý kỷ luật đã ban hành; Song không ra quyết định giải quyết khiếu nại với các nội
dung như quy định của Luật khiếu nại, mà dùng hình thức thơng báo, biên bản
cuộc họp để thay thế quyết định giải quyết khiếu nại. Lúc này lái xe Lê Văn D
khơng có căn cứ để thi hành việc giải quyết khiếu nại. Mặt khác, lệnh bằng miệng
của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện yêu cầu giao xe cho người ngoài đơn vị lái
là sai nguyên tắc với lý do lệnh của Thủ trưởng là trái pháp luật nên khơng chấp
hành, q trình xét kỷ luật tại Hội đồng kỷ luật đơn vị lái xe Lê Văn D khơng có
mặt, khơng có bản tự kiểm điểm, lái xe D khơng chấp nhận hình thức kỷ luật và
cách giải quyết khiếu nại lần đầu đối với mình, chính vì vậy đã làm đơn khiếu nại
tiếp, trong thời gian này quyết định kỷ luật đối với lái xe Lê Văn D vẫn đang được

6


thi thành tại Bảo hiểm xã hội huyện, mọi quyền lợi như lương hưởng trong thời
gian bị tạm đình chỉ công tác (2 lần), nâng lương, khen thưởng, chế độ cơng tác
phí đã trực tiếp chịu tác động ảnh hưởng bởi các quyết định tạm đình chỉ cơng tác,
quyết định kỷ luật trên.
Nội dung sự việc trên anh D có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án có
thẩm quyền là Tịa án nhân dân thành phố đối với quyết định hành chính của Giám
đốc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng vi phạm, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích
chính đáng của anh D theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Tịa án nhân dân
thành phố sẽ thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
Sự việc trên diễn ra tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng do các nguyên
nhân và để lại hậu quả cụ thể như sau:
- Với vai trò của cơ quan chủ quản là Bảo hiểm xã hội tỉnh khi nhận được
khiếu nại tiếp theo của lái xe Lê Văn D, nhưng trong quá trình xem xét giải quyết
đều không ra được quyết định giải quyết khiếu nại, dùng các hình thức văn bản
khác để thay thể quyết định giải quyết khiếu nại, chính vì thế lái xe Lê Văn D đã
gửi đơn đi nhiều nơi, nhiều cấp vừa khiếu nại cách giải quyết, vừa khiếu nại quyết
định kỷ luật đối với mình, địi lại quyền lợi bị ảnh hưởng.
- Đối với yêu cầu của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện là xuất phát từ yêu
cầu tiết kiệm hiệu quả trong sử dụng ngân sách, đã có việc làm định mức lại mức
tiêu hao xăng xe của cơ quan, xe cơ quan đang sử dụng là loại xe Mecxdec (loại
16 chỗ ngồi) tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ tiêu hao 16 lít xăng đi được 100 km, nhưng ở
đây lái xe Lê Văn D đã địi thanh tốn 22 lít/100 km. Giám đốc bệnh viên đã lấy
mức bình qn 18 lít/100 km, nhưng lái xe D khơng chịu – dẫn đến Giám đốc Bảo
hiểm xã hội huyện đã quyết định giao xe cho người khác lái với mục đích là kiểm

7


tra lại mức thực tế tiêu hao xăng của xe. Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện làm là
đúng nhưng do cách làm chưa chặt chẽ, chưa hài hòa nên anh D chưa tâm phục,
khẩu phục và cho rằng có chút tư thù cá nhân.
- Sau đó là do việc thực hiện trình tự, thủ tục khi quyết định tạm đình chỉ
cơng tác, quyết định kỷ luật chưa đúng quy định, mặt khác q trình giải quyết
khiếu nại cũng khơng đúng quy định của pháp luật, dẫn đến khiếu nại kéo dài, gây
mất ổn định trong cơ quan.
2. Hậu quả
Tình huống trên tưởng đơn giản nhưng để lại nhiều hậu quả lớn, cụ thể:

- Tạo dư luận không tốt trong cơ quan, gây mất đồn kết vì anh D cho rằng
lãnh đạo vì tư thù cá nhân nên đã giải quyết sự việc không đúng. Sự việc diễn ra
không chỉ dừng lại ở đó mà nó cịn ảnh hưởng tới mối quan hệ trong nội bộ cơ
quan mãi sau này.
- Uy tín của lãnh đạo đối với nhân viên Bảo hiểm xã hội huyện dù ít, dù
nhiều cũng bị giảm sút vì những quyết định nơng nổi, vội vàng thiếu căn cứ pháp
lý. Đồng thời cũng giảm uy tín của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện đối với lãnh
đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Sự việc kéo dài như vậy dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động phục vụ nhân
dân của Bảo hiểm xã hội huyện, phần nào đó ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh và sự
đồn kết trong cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nói chung.
IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở, căn cứu giải quyết tình huống
Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơng dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất
cứ cá nhân nào”. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được
8


cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết theo thời hạn pháp luật quy định. Mọi
hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của
công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được
bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu
nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại
người khác.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người
khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, đặc biệt là các
cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu, đồng thời xây dựng
thiết chế bảo đảm hiệu lực thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Luật Khiếu nại năm 2011, hiệu lực từ 01/7/2012.
- Nghị định 75/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 về quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành của luật Khiếu nại.
2. Phương án giải quyết tình huống
Sự việc xảy ra cho ta thấy tình trạng khiếu nại kéo dài, có lỗi của cả hai bên,
ảnh hưởng thành tích thi đua chung của đơn vị, quyền lợi của lái xe Lê Văn D đã
bị xâm phạm. Từ tình huống và phân tích như trên, thực tế Bảo hiểm xã hội tỉnh
đã xây dựng hai phương án giải quyết như sau:
1. Phương án 1: Tổ chức xác minh để kết luận rõ lỗi của cả hai bên
Đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện thì việc tổ chức kiểm tra định
mức tiêu hao xăng có đúng, sai chỗ nào; Quyết định tạm đình chỉ cơng tác đối với
lái xe D là đúng hay sai theo quy định; trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, giải quyết
khiếu nại lần đầu đúng, sai ra sao.
Đối với lái xe Lê Văn D, ý thức chấp hành mệnh lệnh cấp trên, ý thức tổ
chức kỷ luật; cản trở việc kiểm tra định mức tiêu hao xăng; thái độ tiếp thu ưu,

9


khuyết điểm để xây dựng đơn vị. Từ việc làm có lỗi của cả hai bên, yêu cầu kiểm
điểm xử lý nghiêm túc.
- Ưu điểm:
Phương án trên là giải quyết theo lý, bài bản, nghiêm minh, tăng cường kỷ
luật chung trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Đảm bảo tính nghiêm
minh của pháp luật cũng như thực hiện đúng và đầy đủ nguyên tắc tập trung dân
chủ trong lãnh đạo quản lý.
- Hạn chế:
Cách giải quyết như vậy lại bị hạn chế về mặt thời gian, gây lên những việc
khơng trọng tâm trước u cầu địi hỏi của tình hình nhiệm vụ đơn vị cần tập trung
giải quyết nhiều vấn đề quan trọng hơn, xử lý sẽ cứng nhắc.

2. Phương án 2
Cần tăng cường sự lãnh đạo của Chi ủy chi bộ Bảo hiểm xã hội huyện, phối
hợp giữa chính quyền, cơng đồn và các đồn thể của đơn vị tìm cách giải quyết,
với phương châm hịa giải, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Thủ trưởng và lái xe,
cơng đồn làm “trọng tài” để hai bên tự giải quyết. Thủ trưởng trong thẩm quyền
tự điều chỉnh các quyết định của mình đã ban hành, lái xe D tự rút khiếu nại và
được phục hồi các quyên lợi theo chế độ hiện hành.
- Ưu điểm:
Phương án này khơng gây căng thẳng thêm tình hình cơ quan, lấy giáo dục,
thuyết phục là chính, phê bình nhắc nhở rút kinh nghiệm chung, tăng cường sự
hiểu biết, tôn trọng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho củng cố khối đoàn kết
của đơn vị.
- Hạn chế:

10


Song lại có hạn chế là dễ dẫn đến nhận thức, tư tưởng gia đình chủ nghĩa,
tạo sự dân chủ quá trớn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở nhà hát. Thiếu tính răn
đe, thiếu pháp chế, khơng thể làm gương cho những người khác, sẽ khó có thể xử
lý nghiêm nếu có sự việc tương tự xảy ra sau này.
3. Lựa chọn phương án tối ưu
Qua phân tích hai phương án giải quyết trên, thì mỗi phương án đều có
những ưu điểm và những hạn chế khác nhau. Nhưng nên và thực tế đã chọn
phương án hai, xét về ưu điểm và hạn chế thì phương án 2 đã đem lại bài học cho
các nhà quản lý việc giải quyết khiếu nại phải được giải quyết tận gốc, khách
quan, đúng pháp luật ngày từ cơ sở, từ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu; đối thoại trực tiếp giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại là rất cần
thiết làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết
khiếu nại. Phương án 2 là tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nội bộ nhà hát, tránh

được khiếu kiện hành chính, khiếu nại kéo dài khơng cần thiết để cơ quan tập
trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
- Sau khi họp bàn phân tích tình huống, qn triệt mục đích yêu cầu, Bảo
hiểm xã hội tỉnh đã tổ chức một tổ công tác gồm lãnh đạo, công đồn ngành,
Thanh tra, phịng tổ chức cán bộ xuống Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng xem xét
tìm hiểu kỹ lưỡng tình hình, diễn biến sự việc. Đồng thời kết hợp với Đảng ủy
Các cơ quan tỉnh là cơ quan Đảng cấp trên trực tiếp của Chi bộ Bảo hiểm xã hội
huyện cùng phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vụ việc.
- Tổ công tác của Bảo hiểm xã hội tỉnh và Đảng ủy Các cơ quan tỉnh tổ
chức họp với Chi bộ Bảo hiểm xã hội huyện, Ban Giám đốc, Cơng đồn và các
đồn thể của Bảo hiểm xã hội huyện để quán triệt chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, Chính quyền và Cơng đồn cấp trên, hướng giải quyết vụ việc theo đúng
trình tự và mục tiêu đã đặt ra.
11


- Tổ Chức gặp gỡ đối thoại trực tiếp giữa Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện
với lái xe Lê Văn D với sự có mặt của tổ cơng tác của Bảo hiểm xã hội tỉnh và đại
diện lãnh đạo Đảng ủy Các cơ quan tỉnh trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây
dựng theo hướng hòa giải, mỗi bên nhận thức đầy đủ về sai sót của mình, đồng
thời thống nhất sơ bộ cách giải quyết.
Vận động lái xe Lê Văn D thực hiện quyền rút khiếu nại của người khiếu
nại trong quá trình giải quyết; Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ra Quyết định thu
hồi những Quyết định làm chưa đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp
luật khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo giải quyết các quyền lợi cho lái xe Lê Văn D
không bị thiệt thịi những Quyết định đó theo đúng quy định của pháp luật. Ngày
01/10/2013 giữa Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện và lái xe Lê Văn D đã đạt được
sự thỏa thuận, anh D rút khiếu nại.
- Tổ chức cuộc họp với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ phận hành

chính, lãnh đạo và cả Bảo hiểm xã hội huyện để lấy ý kiến tham gia đóng góp dân
chủ, cơng khai về khuyết điểm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội và lái xe Lê Văn D.
Ngày 05/10/2013 lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh có cơng văn số 876/TCCB chỉ
đạo việc giải quyết khiếu nại của lái xe Lê Văn D.
Ngày 10/10/2013, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện có Quyết định số
42/QĐ-TCCB về việc thu hồi các quyết định tạm đình chỉ cơng tác, quyết định xử
lý kỷ luật đã ban hành đối với lái xe Lê Văn D. Đồng thời chỉ đạo các bộ phận giải
quyết các quyền lợi cho anh Lê Văn D.
Việc khiếu nại của lái xe Lê Văn D đã được giải quyết dứt điểm, song do
tình huống giải quyết đơn thư khiếu nại tại Bảo hiểm xã hội huyện xảy ra cho thấy
công tác quản lý phải quan tâm giải quyết những khiếu nại kịp thời, thấu tình, đạt
lý phát huy dân chủ, tăng cường sự đoàn kết, nêu cao ý thức tổ chức, phát huy vai
trrò của tổ chức Đảng, đồn thể trong đơn vị, nhất là cơng đồn, xây dựng và giữ
vững kỷ cương trong nội bộ cơ quan, nhằm ổn định tình hình, tăng lịng tin của
12


cán bộ, công chức đối với lãnh đạo đơn vị cùng nhau hồn thành tốt nhiệm vụ
chính trị được giao tốt nhất.

- Bài học kinh nghiệm:
Sau khi giải quyết dứt điểm sự việc trên tại Bảo hiểm xã hội huyện có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bài học 1: Về nâng cao trình độ, năng lực quản lý lãnh đạo của lãnh đạo
một đơn vị.
Qua sự việc diễn ra như trên, chứng tỏ trình độ, khả năng thực hành quản lý
nhà nước của Giám đốc Bảo hiểm xã hội còn yếu, thể hiện là việc ban hành những
Quyết định chưa hợp tình, chưa hợp lý kể cả quyết định miệng và quyết định bằng
văn bản, những quyết định này hầu hết đều thiếu căn cứ và chưa đúng quy trình để
ban hành. Do vậy việc quy hoạch, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước thường

xuyên cho cán bộ lãnh đạo đơn vị là điều cần được quan tâm thực hiện thường
xuyên ở các ngành, các cấp.
- Bài học 2: Về việc để đơn thư khiếu nại kéo dài, thực hiện chưa nghiêm
quy chế dân chủ. Sau khi Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ban hành quyết định
kỷ luật đối với lái xe Lê Văn D và lái xe Lê Văn D có đơn khiếu nại, việc giải
quyết lần đầu thuộc về Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, nhưng đồng chí Giám
đốc Bảo hiểm xã hội đã không giải quyết ngày mà lại để kéo dài, đồng thời không
báo cáo về Bảo hiểm xã hội tỉnh, do vậy buộc lái xe Lê Văn D làm đơn tiếp vượt
cấp để khiếu nại lên cấp trên do vậy sự việc tưởng rất đơn giản nhưng từ khi phát
sinh đến khi được giải quyết ổn thỏa bị kéo dài so với quy định của pháp luật.
Mặt khác trong q trình giải quyết, khi chưa có chỉ đạo của cấp trên, Giám
đốc Bảo hiểm xã hội huyện chỉ nặng về giải quyết hành chính, mệnh lệnh, khơng
nhận khuyết điểm về mình mà chỉ chỉ đạo kiểm điểm lái xe Lê Văn D, không dựa
13


vào các cơ quan đồn thể, khơng lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trước khi ra quyết
định vì vậy làm cho lái xe Lê Văn D không đồng ý và đã tìm ra kẽ hở trong điều
hành quảnl ý của giám đốc để khiếu nại. Từ sự việc không được giải quyết ổn
thỏa, chắc chắn việc đơn thư khiếu nại của lái xe Lê Văn D sẽ vẫn tiếp tục ở mức
cao hơn, đồng thời sẽ phát sinh những khiếu kiện ở nhiều nội dung trong những
lĩnh vực khác. Do vậy khi giải quyết khiếu nại kể cả việc rất nhỏ, lãnh đạo của
một đơn vị cần có cách nhìn nhận khách quan, biết nhận khuyết điểm và sửa chữa
khuyết điểm khi thấy mình có sai sót, đồng thời phát huy dân chủ để giải quyết
khiếu nại, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ nhân viên hợp tình hợp lý thì mới dứt
điểm, nhanh gọn, khơng gây khơng khí căng thẳng trong cơ quan, đơn vị.
- Bài học 3: Về bồi dưỡng kiến thức luật pháp cho cán bộ, công chức:
Trong hoạt động quản lý, lãnh đạo, lãnh đạo các đơn vị, các cấp cũng cần
phải quan tâm đến việc thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ
công nhân viên, nhất là những quy định mới bổ sung, mới ban hành để cán bộ

công nhân viên hiểu đúng, hiểu đầy đủ và tự giác thực hiện đúng pháp luật, tăng
cường tuyên truyền vận động mọi người học tập và thực hiện pháp luật, đồng thời
cần tăng cường hoạt động vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong hoạt động cơng vụ hàng ngày của cán bộ, công chức.
- Bài học 4: Về phát huy vài trò của tổ chức Đảng, đồn thể và sự phối hợp
của Chính quyền với các tổ chức này để giải quyết vấn đề khi xảy ra những tình
huống bất thường trong đơn vị. Đây là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp
trong một tổ chức, một đơn vị nhằm nhanh chóng tìm hiểu rõ nguyên nhân sự
việc, tâm tư nguyện vọng của các bên, làm cơ sở để lựa chọn biện pháp giải quyết
hiệu qủa, hợp tình hợp lý sớm ngày từ đầu, không để kéo dài gây bất lợi cho công
tác quản lý, điều hành lãnh đạo, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động và đoàn kết
của một tổ chức, một đơn vị.

14


C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Một số kiến nghị
Từ thực tế tình hình khiều nại, tố cáo diễn ra và công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng, với suy nghĩ chủ quan cá nhân,
tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Những thực tế tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục
phải hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống luôn biến động. Luật khiếu
nại, Luật tố cáo mới chỉ điều chỉnh khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi
hành chính. Trên thực tế, khiếu nại lại rất đa dạng: Khiếu nại hành chính, khiếu nại
các loại hình tranh chấp trong nhân dân, khiếu nại tư pháp, do vậy một số việc
diễn ra khác với quy định pháp luật như thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức là 15 ngày, thời gian giải quyết khiếu nại 30 ngày thực tế không đủ
để giải quyết. Kiến nghị việc sửa đổi thời gian giải quyết khiếu nại theo từng loại
vụ việc và quy định thời hiệu tố cáo đối với hành vi trái pháp luật gây thiệt hại lợi

ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ và nhân dân. Tiếp tục phổ
biến sâu rộng Luật khiếu nại và các văn bản có liên quan, nhằm nâng cao hiểu biết
của cán bộ và nhân dân, giúp cho cán bộ có trách nhiệm nhận thức đúng đắn ý
nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, giúp cho công dân sử dụng đúng đắn công cụ pháp luật ,thực
hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong khiếu nại, tố cáo.

15


- Thực hiện cải cách hành chính và làm trong sạch bộ máy hành chính nhà
nước; đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ các ngành, các cấp trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo; thực hiện quy chế dân chủ một cách đầy đủ, thường xuyên lắng
nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân để hạn chế mức tối đã các hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm quyền dân chủ đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến khiếu kiện. Không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó đề nghị sửa đổi quy định của pháp luật theo hướng
chỉ giải quyết khiếu kiện lần đầu, còn lần sau đó nếu khơng đồng ý thì đưa ra tòa
án giải quyết.
- Tiếp tục cải tiến các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến
khiếu nại, Luật tố cáo, tổ chức tiếp dân thường xuyên, hoạt động tiếp dân có hiệu
quả, phối hợp các tổ chức hữu quan thống nhất trước khi ra quyết định giải quyết,
gập dân để đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân để hiểu rõ bản chất, nội dung
sự việc, qua đó có những biện pháp giải quyết “thấu tình, đạt lý” vừa đúng pháp
luật, vừa hợp lòng người. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu
kiện kéo dài, đi sâu, đi sát cơ sở, đến những nơi xảy ra khiếu kiện để giải quyết tại
chỗ, không để phát sinh thành các vụ việc phức tạp, kéo dài.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, củng cố niềm tin của công

dân, kinh nghiệm cho thấy, ở đâu có cấp ủy Đảng chủ động và trực tiếp lãnh đạo
công tác giải quyết khiếu tố, giáo trách nhiệm cá nhân phân công phụ trách rõ
ràng, cụ thể, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi thiếu tinh thần trách
nhiệm trong giải quyết khiếu nại, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, lợi dụng
chức quyền làm trái pháp luật trong cán bộ, công chức nhà nước thì ở đó dù vụ
việc khó khăn, phức tạp đến mấy cũng sẽ giải quyết được.
2. Kết luận
Kể từ khi luật khiếu nại năm 2011 có hiệu lực thi hành, tổ chức thanh tra
nhà nước các cấp, các ngành chuyển hướng sang thực hiện chức năng quản lý nhà
16


nước về giải quyết khiếu nại tố cáo. Thông qua tình huống trên cho ta thấy trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trước hết thuộc về thủ trưởng các cấp, muốn
giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo thì phải nhận thức đầy đủ về pháp luật, phân
tích xử lý đơn thư đúng đắn để có phương án xem xét giải quyết phù hợp, người
có thẩm quyền giải quyết khiều nại, tố cáo phải nắm được yêu cầu, nguyên vọng,
tâm tư của người khiếu nại. Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Hưng nói trên
trước khi ban hành quyết định hành chính nếu phân tích được nguyên nhân sâu xa
dẫn đến có quyết định, nếu hiểu được tâm tư của lái xe Lê Văn D, nếu có phương
pháp giải quyết phù hợp, vơ tư, thấu tình đạt lý thì chắc rằng sẽ khơng có khiếu nại và
nêu có khiếu nại thì được giải quyết dứt điểm, kịp thời, cơ quan cấp trên không thể
làm thay chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan cấp dưới trực thuộc.
Với khả năng nhận thức và thời gian công tác còn hạn chế, đề tài này chắc
chắn chưa giải quyết vấn đề một cách thật khoa học, đầy đủ. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cơ để có những kiến thức đã học
về phương pháp quản lý nhà nước được đi sâu vào thực tế công tác hàng ngày tại
cơ quan đơn vị mình, hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Xin chân thành cảm ơn.


17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Khiếu nại năm 2011, hiệu lực từ 01/7/2012.
3. Nghị định 75/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 về quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành của luật Khiếu nại.
4. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Luật viên chức năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

18



×