Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN ĐỨC TÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN ĐỨC TÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN ƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan với đề tài luận văn “ Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập
lãi thuần các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ nguồn dữ liệu chính thống, có nguồn trích dẫn cụ
thể và một số tài liệu nghiên cứu đƣợc ghi đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Tác giả

Trần Đức Tân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Văn Ơn đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong
suốt q trình làm và bảo vệ luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, thầy cô trƣờng Đại học Ngân hàng
TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức về nghành học, đặt biệt là quý thầy cô khoa
sau đại học đã hổ trợ thông tin kịp thời để tôi có thể hồn thành luận văn này.
Và để đạt đƣợc những gì hơm nay, tơi ln biết ơn đến ba mẹ anh chị em trong
gia đình đã ln động viên và hổ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời trân

trọng cảm ơn chân thành đến mọi ngƣời.

Trần Đức Tân


iii

TÓM TẮT
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), là một trong những thƣớc đo quan trọng để đánh
giá hiệu quả hoạt động ngân hàng, đây là lý do chính để tác giả chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần vì vậy với
nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam” trong giai đoạn 2011-2019. Mơ hình nghiên cứu sự tác động của
các nhân tố nhƣ: quy mô ngân hàng, quy mô cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí
hoạt động, thanh khoản tài sản, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
Mục tiêu chính của luận văn là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập
lãi thuần của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, từ đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm
tăng thu tỷ lệ thu nhập lãi thuần cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 17 ngân hàng thƣơng mại niêm yết trên thị trƣờng
HOSE, HNX, UpCOM, phƣơng pháp bình phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát
(GLS) đƣợc dùng để xác định yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân
hàng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Quy mô ngân hàng, Quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô
cho vay, chi phí hoạt động và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập
lãi thuần, bên cạnh đó tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thanh khoản tài sản khơng có ý nghĩa
thống kê do đó khơng đƣợc chấp nhận để giải thích cho sự phụ thuộc của tỷ lệ thu nhập
lãi thuần.
Với sự hạn hẹp về thời gian cũng nhƣ hiểu biết của tác giả, tác giả cũng đề cập đến
một số hạn chế của đề tài và đề xuất kiến nghị hƣớng nghiên cứu để tiếp tục phát triển bài
nghiên cứu theo hƣớng hồn thiện hơn.

Từ khóa: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần, Ngân hàng thƣơng mại, Việt Nam


iv

ABSTRACT
Net interest margins is one of the measure to evaluate efficiency of banking
operations, this is the main reason to choose topic “Determinants of net interest
margins of Commercial Banks in Viet Nam”
This paper studies empirically the determinants of net interest margins of
Commercial Banks in Việt Nam from 2011 to 2019. The thesis studies the impact of
the factors such as: bank size, equity size, loan size, operating expenses, inflation rate,
economic growth and asset liquidity.
The main objective of the thesis is indentify the factors, which affecting to net
interest margins of Commercial Banks in Viet Nam, since then, the author propose
several policy implications to increase net interest margins of Commercial Banks in
Việt Nam
The research using data for sample of 17 commercial banks listed on HOSE,
HNX, UpCOM, we apply Generalized Least Squares (GLS) to Determinants of net
interest margins of Commercial Banks in Việt Nam. The study finds evidence that
bank size, equity size, loan size, operating expenses, inflation rate have a positive and
statistically significant relationship with net interest margin. besides economic growth
and asset liquidity has no significant relationship with net interest margin.
With limited time and knowledge, so the author mentions about some restrict of
the topic and propose the next research direction to complete the research.
Keywords : Net interest margin, commercial banks, Viet Nam


v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1

1.2.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.3.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 3

1.3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 3
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 3

1.5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4


1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.6.

Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 4

1.6.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.7.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 5

1.8.

Kết cấu luận văn .................................................................................................... 6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TỶ LỆ
THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG ............................................................ 7
2.1. Cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần. .............................................................. 7
2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 7
2.1.2. Ý nghĩa tỷ lệ thu nhập lãi thuần............................................................................. 8
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần .................................................. 9


vi
2.3. Bằng chứng thực nghiệm .......................................................................................... 9
2.3.1. Những nghiên cứu thực nghiệm ngoài ngƣớc. ...................................................... 9
2.3.2. Những nghiên cứu thực nghiệm trong ngƣớc...................................................... 16
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 22

3.1. Thu thập dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu ................................................................. 22
3.1.1. Thu thập dữ liệu ................................................................................................... 22
3.1.2. Lựa chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................... 22
3.2. Các biến nghiên cứu ............................................................................................... 23
3.2.1. Biến phụ thuộc ..................................................................................................... 23
3.2.2. Các biến độc lập .................................................................................................. 23
3.2.2.1. Quy mô ngân hàng - LOGSIZE........................................................................ 23
3.2.2.2. Quy mô vốn chủ sở hữu – CAP ........................................................................ 24
3.2.2.3. Chi phí hoạt động – OP .................................................................................... 24
3.2.2.4. Quy mô cho vay – LAR................................................................................... 25
3.2.2.5. Thanh khoản tài sản - LiqA ............................................................................. 25
3.2.2.6. Tăng trƣởng kinh tế - GDP ............................................................................... 26
3.2.2.7. Lạm phát - INF ................................................................................................. 27
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 31
3.4. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 33
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 35
4.1. Thống kê mô tả ....................................................................................................... 35
4.1.1. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM ........................................................................... 36
4.1.2. Quy mô ngân hàng – LOGSIZE .......................................................................... 37
4.1.3. Quy mô vốn chủ sở hữu – CAP ........................................................................... 38
4.1.4. Chi phí hoạt động – OP ....................................................................................... 39
4.1.5. Quy mô cho vay – LAR....................................................................................... 40
4.1.6. Thanh khoản tài sản – LiqA ................................................................................ 41
4.2. Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ...................... 42
4.3. Phân tích hồi quy .................................................................................................... 44


vii
4.3.1. Hồi quy theo mơ hình Pooled - OLS ................................................................... 44
4.3.2. Hồi quy theo mơ hình tác động cố đinh (FEM) .................................................. 45

4.3.3. Hồi quy theo mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) ............................................ 46
4.3.4. Kiểm định Hausman ............................................................................................ 47
4.3.5. Lựa chọn mơ hình FEM và OLS ......................................................................... 47
4.3.6. Kiểm định khuyết tật ........................................................................................... 47
4.3.7. Hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát (GLS) ................... 48
4.4. Thảo luận kết quả hồi quy theo GLS ...................................................................... 49
4.4.1 Biến quy mô ngân hàng – LOGSIZE ................................................................... 49
4.4.2 Biến quy mô vốn chủ sở hữu – CAP .................................................................... 50
4.4.3 Biến chi phí hoạt động – OP................................................................................. 51
4.4.4 Biến quy mơ cho vay – LAR ................................................................................ 51
4.4.5 Biến thanh khoản tài sản – LiqA .......................................................................... 52
4.4.6 Biến tốc độ phát triển kinh tế - GDP .................................................................... 52
4.4.7 Biến tỷ lệ lạm phát - INF ...................................................................................... 52
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ LỆ THU NHẬP LÃI
THUẦN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................... 54
5.1. Kết luận................................................................................................................... 54
5.2. Giải pháp gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 55
5.2.1. Giải pháp quản lý chi phí hoạt động.................................................................... 55
5.2.2. Giải pháp về tăng quy mô vốn chủ sở hữu .......................................................... 56
5.2.3. Giải pháp về tăng quy mô ngân hàng .................................................................. 57
5.2.4. Giải pháp về quy mô cho vay .............................................................................. 58
5.3. Hạn chế của đề tài................................................................................................... 58
5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ i
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... iv


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

BCTC

Báo cáo tài chính

CAP

Quy mơ vốn chủ sở hữu

FEM

Fixed Effects Model – Mơ hình tác động cố định

GDP

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

GLS

Generalized Least Squares - Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát

GSO

Cục thống kê

HNX


Sàn chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sàn chứng khoán TP.HCM

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

LAR

Quy mô cho vay

LiqA

Thanh khoản tài sản

LOGSIZE

Quy mô ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần


OEDC

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

OLS

Bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng


ix

OP

Chi phí hoạt động

REM

Random Effects Model – Mơ hình tác động ngẫu nhiên

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

VIF

Hệ số phóng đại phƣơng sai

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới



x

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm ngồi nƣớc

12-15

Bảng 2.2: Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm trong nƣớc

18-21

Bảng 3.1: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong mơ hình
nghiên cứu

28-31

Bảng 4.1. Bảng thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

35

Bảng 4.2. Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ thu
nhập lãi thuần

36


Bảng 4.3: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo quy mô
ngân hàng

38

Bảng 4.4: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo quy mô
vốn chủ sở hữu

39

Bảng 4.5: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo chi phí
hoạt động

40

Bảng 4.6: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo quy mô
cho vay

41

Bảng 4.7: Bảng thống kê các NHTM trong mẫu nghiên cứu theo thanh
khoản tài sản

41-42

Bảng 4.8: Bảng phân tích mối tƣơng quan giữa các biến

42


Bảng 4.9. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

43

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy pooled - OLS

44

Bảng 4.11 Kết qủa hồi quy mơ hình tác động cố định (FEM)

45

Bảng 4.12 Kết qủa hồi quy mơ hình tác động cố định (FEM)

46

Bảng 4.13 Kết quả kiểm đinh Hausman

47


xi

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định F

47

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi mơ
hình FEM


48

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi

48

Bảng 4.17: Kết quả phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát (GLS)

49

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
54


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặt vấn đề
Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới nhƣ WTO, TPP, ASEAN… đã

mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam nói chung và ngành tài chính
ngân hàng nói riêng, song song đó, hệ thống NHTM Việt Nam đang đối mặt với nhiều
thách thức khi phải canh tranh ngày càng gay gắt về thị phần, cơng nghệ, đa dạng hóa
sản phẩm…với các NHTM trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam, theo quy luật ngân hàng nào yếu kém sẽ nhƣờng lại sân chơi cho các
ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Ngân hàng hoạt động hiệu quả, có thu nhập ổn
định và khơng ngừng gia tăng chính là điều kiện tiên quyết đề tồn tại (Nguyễn Văn
Tiến, 2013). Nhƣ vậy thu nhập đã trở thành một tiêu chí cực kỳ quan trọng để đánh giá

sự tồn tại và phát triển của một NHTM.
NHTM thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia thơng qua vai trị trung gian
giữa các chủ thể thiếu vốn và thừa vốn trong nền kinh tế, vì thế cho nên hoạt động
NHTM cần đƣợc chú trọng, nếu hệ thống NHTM yếu kém làm cho nguồn vốn nhàn
rỗi không đƣợc cung ứng vào nền kinh tế dẫn đến sản xuất kinh doanh gặp khó khăn,
trùy trệ, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe nền kinh tế. Tại Việt Nam, vốn vay từ NHTM
luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Theo Nguyễn Thị Loan ( 2017), thu
nhập từ lãi của các ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 70%-90% trong tổng thu
nhập hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2017. Con số này khá cao chứng
tỏ hoạt động cho vay đang là hoạt động chủ chốt để mang lại thu nhập cho ngân hàng.

1.2.

Tính cấp thiết của đề tài
Theo Rose ( 1999), mục tiêu dài hạn của một số ngân hàng mong muốn tăng

trƣởng nhanh hơn và đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng dài hạn. Ngƣợc lại có một số
ngân hàng thích sự ổn định - tối thiểu hóa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh cho ngân hàng


2

nhƣng với mức thu nhập khiêm tốn cho cổ đông. Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản
về quản trị tài chính đã chỉ ra rằng việc tối đa hóa giá trị cổ phiếu ngân hàng là một
mục tiêu then chốt cần ƣu tiên hơn các mục tiêu khác. Nhà đầu tƣ sẽ tìm cách bán cổ
phiếu nếu giá trị cổ phiếu khơng thể tăng nhƣ kỳ vọng vì hoạt động kinh doanh khơng
lợi nhuận thì khơng ai chấp nhận bỏ vốn đầu tƣ, điều đó sẽ làm cho ngân hàng gặp khó
khăn vì khơng thể huy động vốn để phục vụ cho các chiến lƣợc kinh doanh trong
tƣơng lai, đó là nguyên tắc trong kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng

nói riêng, bên cạnh hoạt động với vai trò là một trung gian luân chuyển vốn trong nền
kinh tế thì vấn đề thu nhập ln là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng.
Hoạt động truyền thống của NHTM là huy động vốn và cho vay, hiện nay hoạt
động cho vay đang chiếm tỷ lệ khá cao trên huy động (hệ số LDR), năm 2019 hệ số
LDR là 87,4% (thống kê của ngân hàng nhà nƣớc), mặc khác việc ngân hàng nhà nƣớc
Việt Nam ban hành thông tƣ 22/2019/TT-NHNN thay thế thông tƣ 36/2014 quy định
các giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng, thông qua thông tƣ
22/2019/TT-NHNN các ngân hàng TMCP đƣợc nới room tín dụng từ 80% ( thơng tƣ
36/2014) lên 85% đây là cơ hội lớn để các NHTMCP có thể tăng thêm tín dụng ra nền
kinh tế, do đó nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng chính là nguồn thu nhập từ
chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Độ chênh lệch này đƣợc đo bằng
tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM – Net Interest Margin), đây là thang đo hiệu quả sinh lời
của ngân hàng (Rose 1999). Hamadi & Awdeh (2012) đã cho rằng thu nhập lãi thuần
là yếu tố rất có ý nghĩa trong việc đo lƣờng xu hƣớng về lãi suất và thu nhập từ lãi
giữa các ngân hàng. NIM còn phản ánh cả về qui mô và tỷ lệ giữa tài sản và nợ của
ngân hàng, bên cạnh đó cịn bao gồm cả chi phí khi ngân hàng thực hiện chức năng
trung gian của mình, vậy nên NIM ln là một trong những thƣớc đo để phản ánh mức
độ hoạt động hiệu quả một của một NHTM.
Vậy yếu tố nào ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt
Nam, mức độ ảnh hƣởng ra sao. Từ đó sẽ giúp cho các nhà quản trị NHTM hoạch định


3

những chính sách phù hợp nhằm gia tăng chỉ số thu nhập lãi thuần, từ đó làm địn bẩy
kích thích phát triển kinh tế quốc gia.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều,
tuy nhiên các hƣớng nghiên cứu khác nhau. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu
trƣớc cùng với nhu cầu tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và
mức ảnh hƣởng của các nhân tố nhằm đƣa ra một số ý kiến nhằm tăng thu nhập lãi

thuần của các ngân hàng nên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu.
Với đề tài này, tác giả sẽ nghiên cứu lý thuyết và các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần của các ngân hàng niêm yết ở Việt Nam. Từ đó đƣa ra một số biện pháp
nhằm gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam.

1.3.

Mục tiêu của đề tài

1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính
sách để gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt
Nam.
Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi
thuần của các NHTM Việt Nam.
Đề xuất một số hàm ỳ chính sách nhằm gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các
NHTM Việt Nam.

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt

Nam?



4

Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các
NHTM Việt Nam nhƣ thế nào?
Hàm ý chính sách nào cần thiết để tăng thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt
Nam?

1.5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 17 ngân
hàng niêm yết trên sàn HOSE, HNX, UPCOM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2019, vì
trong giai đoạn này hệ thống NHTM Việt Nam đã thốt khỏi khủng hoảng, đang ở giai
đoạn hồng kim, do đƣợc niêm yết nên số liệu thu thập độ tin cậy cao do BCTC đƣợc
kiểm tốn bới các cơng ty kiểm toán lớn nhƣ KPMG, Deloitte, Ernst & young, PWC…
các ngân hàng nghiên cứu đa số có quy mơ hoạt động lớn, nguồn vốn lớn, hiệu quả
hoạt động cao, thƣơng hiệu lớn, do đó kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa trong việc đƣa
ra các hoạch định nhằm tăng thu nhập lãi thuần và đảm bảo nguồn thu nhập từ lãi của
các NHTM Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu 17 NHTM niêm yết trên sàn HOSE,
HNX, UpCOM tại Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần giai đoạn 2011-2019.

1.6.

Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu


1.6.1. Dữ liệu nghiên cứu
Để phục vụ nghiên cứu tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp đựơc thu nhập từ báo
cáo NHNN, báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn, báo cáo của các NHTM, số liệu
vỹ mô đƣợc thu thập từ trang web của cục thống kê (GSO) và IMF. Dữ liệu sau khi
thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Stata để rút ra kết luận về mối liên hệ giữa các
biến.


5

1.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp xử lý và phân tích thơng tin: Đề tài đƣợc thực hiện theo phƣơng
pháp định lƣợng.
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng nhƣ sau. Đầu
tiên, vì đây là dữ liệu dạng bảng, mơ hình Pooled OLS là mơ hình khơng kiểm sốt
đƣợc từng đặc điểm riêng của từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Do vậy, tác giả
sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình yếu tố cố định (FEM) và phƣơng pháp ƣớc
lƣợng các yếu tố ngẫu nhiên (REM), sau đó sử dụng kiểm định Hausman để xác định
sự phù hợp của mơ hình FEM, REM trong nghiên cứu này.
Kế tiếp tác giả sử dụng các kiểm định để xem xét việc tồn tại các hiện tƣợng
phƣơng sai sai số thay đổi (nếu ƣớc lƣợng theo FEM thì sử dụng kiểm định Modified
Wald, ƣớc lƣợng theo REM thì sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian) và
hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi bằng kiểm định Wooldridge. Nếu mô hình ƣớc lƣợng có
tồn tại hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi và tƣơng quan chuỗi thì tác giả sẽ sử
dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất tổng qt (GLS) để hồi qui mơ
hình nghiên cứu, vì đây là phƣơng pháp khắc phục đƣợc hiện tƣợng phƣơng sai sai số
thay đổi và tƣơng quan chuỗi vì vậy kết quả sẽ có độ tin cậy cao, cuối cùng, kết quả
thu đƣợc từ phƣơng pháp GLS sẽ đƣợc dùng để kết luận và thảo luận kết quả nghiên
cứu.


1.7.

Đóng góp của đề tài
Trên góc độ khoa học: Đề tài xác định và đo lƣờng ảnh hƣởng của các yếu tố

ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019,
từ đó đối sánh với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó.
Trên gốc độ thực tiễn: Tại Việt Nam, thu nhập từ lãi là một phần quan trọng
trong tổng thu nhập của NHTM. Do đó, việc nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản
trị ngân hàng xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần


6

của các NHTM Việt Nam. Từ đó đƣa ra các hàm ý chính sách phù hợp nhằm tối đa
hóa lợi nhận cho ngân hàng.

1.8.

Kết cấu luận văn
Luận văn sau khi hoàn thành sẽ bao gồm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và đóng góp của đề
tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trƣớc đó
về các yếu tố đƣợc dự kiến xem xét nghiên cứu nhƣ tố độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản, chỉ số thanh khoản, tỷ lệ thu nhập

lãi thuần.
Chƣơng 3: Dựa vào cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã đƣợc nêu tại
chƣơng 2, chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, tập trung xây dựng mơ hình
nghiên cứu, thu thập và miêu tả dữ liệu, các giả thuyết của mơ hình.
Chƣơng 4: Trình bày kết quả của việc phân tích dữ liêu bằng phần miềm Stata,
kết quả phân tích ma trận tƣơng quan của các biến giải thích, kiểm định phƣơng sai sai
số khơng đổi, hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định
các giải thuyết nghiên cứu để tìm ra biến độc lập nào khơng có ý nghĩa thống kê, biến
nào có ý nghĩa thống kê trong mơ hình và mức độ ảnh hƣởng của nó nhƣ thế nào lên
biến phụ thuộc.
Chƣơng 5: Kết quả phân tích mơ hình trong chƣơng 4, tác giải đƣa ra kết luận
chính thức trong chƣơng 5, đồng thời đƣa ra những gợi ý, đóng góp cũng nhƣ mặt hạn
chế của đề tài nghiên cứu.


7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM VỀ TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG
2.1. Cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
2.1.1. Khái niệm
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là một trong những chỉ tiêu để đo lƣờng tính
hiệu quả cũng nhƣ khả năng sinh lời của ngân hàng, đƣợc đo bằng chênh lệch giữa thu
nhập từ lãi cho vay và chi phí từ lãi tiền gửi trên tổng tài sản (Rose, 1999). NIM cho
thấy hiệu quả của việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu (cho vay, đầu tƣ, thu
dịch vụ, chiết khấu, bảo lãnh…) so với mức tăng của chi phí (lãi tiền gửi, trả lãi các
khoản vay trên thị trƣờng tiền tệ…), NIM trên thế giới có nhiều cách tính, nhƣng
thơng dụng nhất là 2 cách tính sau:
(1)


NIM = (Thu nhập lãi – chi phí lãi)/ Tổng tài sản, (Fungacova và

Poghosyan (2011) và Hamadi và Awdeh (2012).
(2)

NIM = (Thu nhập lãi – chi phí lãi)/Tài sản có sinh lời, (Claeys & Vander

Vennet, 2017, Kalluci, 2012, Tarus và các cộng sự, 2012).
Đối với bài nghiên cứu này tác giả chọn công thức thứ 2.
Theo Rose (1999) tỷ lệ thu nhập lãi thuần tính theo kỳ hạn 1 năm, 6 tháng, theo
quý, đơn vị là %, theo công thức trên thu nhập lãi bao gồm các thu nhập từ các khoản
cho vay, đầu tƣ tài chính, chi phí lãi là chi phí chủ yếu phát sinh trong việc huy động
vốn (lãi tiền gửi trả cho khách hàng, chi phí về lƣơng thƣởng nhân viên…).
Theo quy định số 06/2008/NHNN thì tài sản có sinh lời bao gồm các khoản
mục sau đây trên bảng cân đối kế toán hợp nhất đã kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm
tốn độc lập nhƣ: tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay tổ chức tín
dụng khác, chứng khoán kinh doanh, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tƣ, góp
vốn, đầu tƣ dài hạn, bất động sản đầu tƣ. Những tài sản nào là tài sản có sinh lời trong


8

kỳ sẽ đƣợc NHTM quy ƣớc tại bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Jeff Madura,
2011).
2.1.2. Ý nghĩa tỷ lệ thu nhập lãi thuần
Trên thế giới, các ngân hàng có lợi nhuận tốt thƣờng có khả năng tốt hơn trong
việc đối đầu với những cú sốc kinh tế, đóng góp vào sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế, ngƣợc lại ngân hàng hoạt động hiệu quả kém sẽ dễ dẫn đến thất bại và ảnh
hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng theo hiệu ứng domino. Nguyên nhân chủ yếu
từ cho vay lãi suất cao, khủng hoảng thanh khoản, thiếu vốn, cầu thấp, danh mục cho

vay không đa dạng (Khrawish và các cộng sự, 2008). Vì vậy, vai trò của việc định
hƣớng là giúp giám sát tạo ra môi trƣờng mở và cạnh tranh, đa dạng hơn các dịch vụ
tài chính, thay đổi cơ cấu cơng nghệ, thị trƣờng, thỏa thuận phân phối và sản phẩm tài
chính (Al-Abadi, 2005). Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng, buộc ra
đời những tiêu chuẩn điển hình để đo lƣờng phần chênh lệch lãi thuần của ngân hàng.
Trên thực tế, tỷ lệ thu nhập lãi thuần là đại diện điển hình cho lợi nhuận cũng
nhƣ thu nhập từ lãi của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần phản ánh cả về tổng số lẫn
cơ cấu trong tỷ lệ tài sản có và tài sản nợ, bao gồm chi phí trung gian. Khi mà ở Việt
Nam, hoạt động cho vay vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các hoạt động mang lại
thu nhập chính cho ngân hàng thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần lại càng thể hiện là một
thƣớc đo hiệu quả.
Nhƣ vậy tỷ lệ thu nhập lãi thuần là một trong những tiêu chí quan trọng cho
thấy đƣợc hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời của ngân hàng, nhìn vào tiêu chí
này, các nhà quả trị ngân hàng kiểm soát đƣợc tài sản nào có khả năng sinh ra lợi
nhuận tốt nhất để phân bổ cho hợp lý, việc cho vay và huy động tiền gửi có hiệu quả
sẽ mang lại thu nhập từ lãi cao nhất, tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng là một tỷ số quan
trọng trong việc so sánh thu nhập giữa các ngân hàng của các nhà đầu tƣ.


9

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần
Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) là cơ sở cho rất nhiều nghiên cứu về tỷ
lệ thu nhập lãi thuần. Theo đó tỷ lệ thu nhập lãi thuần phục thuộc vào bốn yếu tố là
quy mô trung bình của giao dịch, mức ngại rủi ro, cấu trúc thị trƣờng, chênh lệch lãi
suất giữa cho vay và huy động. Nghiên cứu trên tiếp tục đƣợc phát triển bởi các
nghiên cứu của Ugus & Erkus (2010), Hamadi & Awdeh (2012), bài nghiên cứu về tỷ
lệ thu nhập lãi thuần của Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng và Nguyễn Thị Mỹ Linh (2015)
đƣa ra nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần là Quy mô vốn chủ sở hữu, quy
mô cho vay, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, tỷ trọng chi phí, tỷ lệ

lãi suất, rủi ro tín dụng và tốc độc tăng trƣởng kinh tế GDP.

2.3. Bằng chứng thực nghiệm
2.3.1. Những nghiên cứu thực nghiệm ngoài ngƣớc.
Hamadi và Awded (2012), các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên của
ngân hàng thƣơng mại ở Lebanon giai đoạn 1996-2009, sử sụng phƣơng pháp hồi quy
dữ liệu bảng và mơ hình FEM, để giải thích kết quả. Các yếu tố có tác động ngƣợc
chiều đến thu nhập lãi cận biên là quy mô ngân hàng, GDP, khả năng thanh khoản và
tỷ trọng chi phí quản lý của ngân hàng. Các yếu tố có tác động cùng chiều đến tỷ lệ
thu nhập lãi thuần là tốc độ tăng trƣởng tiền gửi, quy mô hoạt động cho vay, lạm phát,
lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ƣơng và lãi suất liên ngân hàng, riêng yếu tố
quy mơ vốn chủ sở hữu khơng có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu cho thấy thu
nhập lãi cận biên và biên độ lãi suất sẽ khác nhau gữa ngân hàng ngoài nƣớc và ngân
hàng trong nƣớc.
Grounder và Sharma (2012), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến tỉ lệ lãi cận
biên của các ngân hàng ở Fiji giai đoạn 2000-2010. Nghiên cứu dựa vào nền tảng của
Ho và saunders (1981), tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng để kiểm định tính khơng
đồng nhất và các giải định với ba phƣơng pháp OLS, FEM, REM, kiểm định hausman
để lựa chọn FEM hoặc REM. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ lãi thuần có mối quan hệ cùng


10

chiều với lãi suất, chi phi hoạt động, sức mạnh thị trƣờng và rủi ro tín dụng. Mối quan
hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng quản lý và rủi ro thanh khoản, cịn lại chi phí cơ hội của
dự trữ bắt buộc và nguồn vốn của ngân hàng là hai nhân tố khơng có ý nghĩa thống kê
trong mơ hình nghiên cứu này.
Kasman và cộng sự (2010), nghiên cứu tác động cải cách tài chính lên tỷ lệ thu
nhập lãi thuần các NHTM của các nƣớc thành viên EU giai đoạn 1995-2006, phƣơng
pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng với phƣơng pháp bình phƣơng

bé nhất GLS và dùng mơ hình FEM để giải thích kết quả, theo đó quy mơ ngân hàng,
quy mơ cho vay, GDP, có mối quan hệ ngƣợc chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, chi
phí hoạt động, rủi ro tín dụng, chi phí lãi suất ngầm, an tồn vốn ảnh hƣởng ngƣợc
chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Urgur & Erkus (2010), là tác giả của bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 22 ngân hàng thƣơng mại ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1988 đến
năm 2007. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mơ
hình FEM và mơ hình REM, dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình phù hợp,
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lƣợng quản lý và thị phần của ngân hàng có tác
động âm đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, các nhân tố tác động dƣơng là chi phí hoạt động,
mức ngại rủi ro, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lãi suất và quy mơ ngân hàng có tác
động dƣơng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngoài ra, tăng trƣởng GDP, chi phí nhân viên
khơng có ý nghĩa thống kê, một nhân tố mới có tác động đến tỷ lệ lãi thuần của các
ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ là quốc tịch ngân hàng , theo đó ngân hàng trong nƣớc có tỷ
lệ thu nhập lãi thuần thấp hơn ngân hàng ngoài nƣớc.
Fungacova và Poghosyan (2009), nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên ở ngân
hàng Nga trong giai đoạn 1999-2007, Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp phân tích
hồi quy dữ liệu bảng với mơ hình FEM, REM, sử dụng kiểm định Hausman để tìm ra
mơ hình phù hợp. Kết quả cho biết giữa ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc
ngồi có sự tác động khác nhau của các yếu tố nhƣ cấu trúc thị trƣờng, rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản, tuy nhiên sự ảnh hƣởng của chi phí hoạt động mức ngại rủi ro là


11

tƣơng đồng nhau giữa các nhóm sở hữu, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quy mô
ngân hàng, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tác động âm đến tỷ lệ thu nhập lãi
thuần, trong khi đó quy mơ vốn chủ sở hữu, chi phí nhân viên có sự tác động dƣơng
đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Nassar (2014), nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần

của các ngân hàng ở Honduras. Kết quả là chi phí hoạt động, dự phịng cho vay khách
hàng, khả năng thanh khoản, tỷ lệ cho vay khách hàng/ tiền gửi và lạm phát có tác
động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, yếu tố mức độ tập trung ngân hàng có tác
động ngƣợc chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tốc độ tăng trƣởng kinh tế khơng có ý
nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu của Nassar.
Raharjo (2014), nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của
các ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2008-2012, số liệu đƣợc giải thích thơng qua mơ
hình hồi quy FEM, theo đó tăng trƣởng tài sản của ngân hàng, hiệu quả hoạt động cho
vay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh khoản có ý nghĩa thống kê, lạm phát có
ý nghĩa thống kê, ngƣợc lại sức mạnh thị trƣờng, lãi suất khơng có ý nghĩa thống kê
tong mơ hình nghiên cứu của Raharjo.
Nghiên cứu của Garcia (2010), xác định các yếu tố quyết định chính của biên
độ lãi suất rịng của một nhóm nƣớc phát triển và đang phát triển, với không gian
nghiên cứu là 14 nƣớc đã và đang phát triển và thời gian là giai đoạn 2001-2008,
phƣơng pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng với phƣơng pháp ƣớc lƣợng
Generalized Method of Moments (GMM), thu đƣợc kết quả là rủi ro tín dụng, chi phí
hoạt động, quy mơ vốn chủ sở hữu, thanh tốn lãi suất ngầm có mối quan hệ cùng
chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngƣợc lại, chi phí quản lý, tỷ lệ lãi suất, tăng trƣởng
GDP có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, các yếu tố cịn lại khơng
có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu của tác giả là chi phí cơ hội của dự trữ,
tỷ lệ lạm phát, thuế suất và quy mô ngân hàng.
Tarus & cộng sự (2012), nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến thu nhập
lãi cận biên của NHTM ở Keyna giai đoạn 2000-2009, phƣơng pháp nghiên cứu là hồi


12

quy OLS và FEM để phân tích kết quả là chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và lạm phát
tác động dƣơng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, trong khi đó tăng trƣởng kinh tế, mức độ
tập trung thị trƣờng có tác động âm với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Athanasoglou và Delis (2005), tiến hành nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với lý
thuyết SCP (Structure-Conduct-Performance), sử dụng mơ hình GMM cho dữ liệu
bảng của các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1985 đến 2001. Kết quả cho ra quy mơ vốn
chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều, tác giả cũng chỉ ra rằng các
ngân hàng có vốn tốt có khả năng theo đuổi các cơ hội kinh doanh tốt hơn và có nhiều
thời gian hơn, linh hoạt hơn trong việc xử lý những tổn thất bất ngờ, do đó tăng lợi
nhuận
Alper và Anbar (2011), Gur và các cộng sự (2011) tìm thấy một mối tƣơng
quan thuận giữa quy mô tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi, Demerguc–Kunt và Huizingha
(1999) thực hiện bài nghiên cứu trên 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995, cũng
cung cấp các bằng chứng cho thấy các ngân hàng quy mô nhỏ mang lại lãi cận biên
cao hơn. Nghiên cứu của Genay (1999) đã xem xét biến quy mô ngân hàng tác động
tới lợi nhuận, và đƣa ra kết luận là các ngân hàng lớn thì có khả năng cho vay nhiều
hơn và đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận thị trƣờng vốn tốt hơn, còn các ngân hàng
nhỏ thì khơng.
Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm ngoài nƣớc

STT

Nhân tố

Tác động

Nghiên cứu
Garcia (2010); Tarus &

1

Tăng trƣởng kinh tế (GDP)


cộng sự (2012), Hamadi &
Awded (2012)

Khơng có ý nghĩa

Urgur & Erkus ( 2010),


×