Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Giải quyết tình huống:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.76 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
I.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt
HĐLĐ................................................................................................................2
1.

Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.......................................2

2.

Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp.................................4

II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG................................................................5
1.

Nhận xét về việc giao kết HĐLĐ giữa A và công ty Airway?...............5

2.

Việc chấm dứt HĐLĐ của A có hợp pháp khơng? Tại sao?...................5

3.

A có phải hồn trả chi phí đào tạo cho cơng ty khơng? Vì sao?............6

4.

Cơng ty Airway có thể gửi đơn đến những chủ thể nào để yêu cầu giải

quyết tranh chấp?...........................................................................................7


I. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ
Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý phát sinh làm chấm dứt mối quan hệ lao
động giữa NLĐ và NSDLĐ. Pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về những
quyền lợi mà NSDLĐ được hưởng khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Xuất phát từ
hệ quả của việc chấm dứt một quan hệ dân sự nói chung, có thể đưa ra một số
quyền lợi mà NSDLĐ được hưởng khi chấm dứt HĐLĐ như: Được quyền yêu
cầu NLĐ trả lại những khoản nợ, trả lại những trang thiết bị đã được NSDLĐ
trang bị cho trong quá trình lao động, được quyền yêu cầu NLĐ bồi thường
những thiệt hại đã gây ra cho doanh nghiệp trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ
do lỗi của NLĐ,...


Bên cạnh những quyền lợi đó thì trách nhiệm đặt ra cho NSDLĐ khi chấm dứt
HĐLĐ với NLĐ là rất lớn. Cụ thể như sau:
1. Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp
a) Thanh tốn trợ cấp thơi việc
Căn cứ pháp lý: Điều 48 BLLĐ 2012, Khoản 1 Điều 14 Nghị định số
05/2015/NĐ-CP.
Hệ quả của việc chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ sẽ làm cho NLĐ bị mất việc làm,
khơng có thu nhập ni sống bản thân và gia đình. Vì vậy trách nhiệm phải trợ
cấp thôi việc cho NLĐ được đặt ra nhằm giúp NLĐ có một khoản tiền để tìm
kiếm việc làm mới và ni sống bản thân trong lúc chưa có thu nhập.
Theo đó, hầu hết các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp, NSDLĐ đều có
trách nhiệm thanh tốn trợ cấp thơi việc cho NLĐ, với điều kiện NLĐ đã làm
việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
Cơng thức tính trợ cấp thơi việc:
Tiền trợ cấp thơi việc = Thời gian làm việc × Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp
thơi việc × 1/2.
Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thơi việc là tổng thời gian NLĐ đã

làm việc đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc
đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thơi việc là
tiền lương bình qn theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
b) Thanh toán trợ cấp mất việc
Căn cứ pháp lý: Điều 49 BLLĐ 2012, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số
05/2015/NĐ-CP.
Đây là trách nhiệm đặt ra cho NSDLĐ trong trường hợp NSDLĐ chấm dứt
HĐLĐ với NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên vì lý
2


do thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định cụ thể tại Điều 44, 45 BLLĐ 2012.
Cơng thức tính trợ cấp mất việc làm:
Mức trợ cấp mất việc làm = Thời gian tính trợ cấp × Tiền lương tính trợ cấp mất
việc.
Trong đó, thời gian làm việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có
tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06
tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. Tiền lương bình quân theo HĐLĐ
của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.
c) Các trách nhiệm khác
Căn cứ pháp lý: Điều 44, 45, 47 BLLĐ 2012.
Ngồi trách nhiệm phải thanh tốn trợ cấp cho NLĐ thì pháp luật lao động cịn
đặt ra một số trách nhiệm khác với NSDLĐ, cụ thể:
- Thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ ít nhất
15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn.
- Thanh tốn đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của hai bên trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, trong trường hợp
đặc biệt có thể kéo dài nhưng khơng q 30 ngày.

- Hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy
tờ khác của NLĐ.
- Một số trách nhiệm khác (xây dựng phương án sử dụng lao động, trao đổi
với tổ chức đại diện tập thể lao động, thông báo cho cơ quan quản lý nhà
nước về lao động cấp tỉnh,...) trong trường hợp NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ
vì lý do thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp
Căn cứ pháp lý: Điều 42 BLLĐ 2012.
3


Theo đó, trách nhiệm đặt ra đối với NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp
là phải nhận NLĐ trở lại làm việc và bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương
ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày NLĐ khơng
được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có). Trường
hợp NLĐ chủ động khơng muốn quay lại làm việc thì ngồi khoản tiền bồi
thường đã nêu, NLĐ cịn được nhận trợ cấp thơi việc. Trường hợp có sự đồng ý
của NLĐ về việc không nhận NLĐ trở lại làm việc thì ngồi hai khoản tiền là bồi
thường và trợ cấp thơi việc nêu trên, NLĐ cịn được nhận thêm một khoản tiền
bồi thường do hai bên thỏa thuận. Trường hợp khơng cịn vị trí, cơng việc mà
NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngồi khoản tiền bồi thường nêu trên, hai bên
thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Trường hợp vi phạm quy định về thời
hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền
lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. Như vậy, pháp luật lao động
đặt ra trách nhiệm rất lớn đối với NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp.
Việc trở lại làm việc hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào NLĐ trong trường hợp
này.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Nhận xét về việc giao kết HĐLĐ giữa A và cơng ty Airway?

Ơng Phạm Hồng A và Cơng ty cổ phần hàng không Airway tiến hành giao kết
HĐLĐ 01 năm (8/7/2011 – 7/7/2012). Sau đó, các bên tiến hành giao kết: HĐLĐ
xác định thời hạn (08/07/2012 - 07/07/2013); HĐLĐ xác định thời hạn từ ngày
(08/07/2013 - 07/07/2016). Hết thời hạn của hợp đồng này, công ty và ông A ký
kết văn bản thỏa thuận gia hạn hợp đồng lao động thêm 24 tháng (8/7/2016 7/7/2018)
Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012, nếu sau khi HĐLĐ xác định thời
hạn hết hạn mà NLĐ tiếp tục làm việc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ
4


có thời hạn thứ nhất hết hạn, thì phải ký HĐLĐ mới. Sau 30 ngày, hai bên không
ký kết HĐLĐ mới mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì HĐLĐ xác định thời hạn
trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Trong trường hợp này, các HĐLĐ tiếp
theo đều được xác định thời hạn trong vòng 30 ngày kể từ khi HĐLĐ trước kết
thúc, nên các HĐLĐ này là hợp pháp.
3. Việc chấm dứt HĐLĐ của A có hợp pháp không? Tại sao?
Việc chấm dứt hợp đồng của A là hợp pháp.
Theo khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của NLĐ: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải
báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy
định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ
của NLĐ không xác định thời hạn chỉ cần đảm bảo yêu cầu về thời hạn là báo
trước ít nhất 45 ngày (trừ trường hợp chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ mang
thai quy định tại Điều 156.
Ở đây, ông A được quyền chấm dứt HĐLĐ không cần nêu lý do nghỉ việc mà chỉ
cần thông báo cho công ty Airway trước ít nhất 45 ngày trước ngày A chính thức
nghỉ làm hay chấm dứt HĐLĐ. Ngày 20/5/2017, A gửi văn bản thông báo chấm
dứt HĐLĐ vào ngày 9/7/2017, tức A đã gửi thông báo trước 49 ngày, thỏa mãn

điều kiện về ngày gửi thông báo mà pháp luật quy định nên viêc chấm dứt
HĐLĐ của A là hợp pháp.
4. A có phải hồn trả chi phí đào tạo cho cơng ty khơng? Vì sao?
A phải hồn trả chi phí đào tạo cho cơng ty Airway.
Vì:
Điều 62 BLLĐ 2012 quy định các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng đào
tạo nghề, bao gồm:
5


a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động
sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Trong đó có thời hạn NLĐ cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau đào tạo và
trách nhiệm hoản trả chi phí đào tạo. Như vậy, mặc dù A đơn phương chấm dứt
hợp đồng đúng pháp luật nhưng lại vi phạm điều khoản cam kết về thời hạn
trong hợp đồng đào tạo mà A kí kết với cơng ty Airway vào ngày 05/01/2016.
Theo cam kết, sau khi đào tạo xong khoá đào tạo chuyên lái máy bay với thời
hạn 4 tháng (1/2016 - 5/2016), A phải ở lại làm việc cho công ty 3 năm, nhưng
đến ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, A mới làm việc được 1 năm 2 tháng
(5/2016 - 9/7/2017). Do đó, A vẫn phải hồn trả chi phí đào tạo cho cơng ty
Airway. Đối với mức hồn trả: Mức hồn trả chi phí đào tạo giữa A và công ty
Airway theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đào tạo nghề và dựa trên các
chi phí đào tạo thực tế. Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định “Chi
phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người
dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí

khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi
đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo cịn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh
hoạt trong thời gian ở nước ngoài”. Mức hoàn trả mà A phải trả theo thoả thuận
là 23.950 USD.

6


5. Cơng ty Airway có thể gửi đơn đến những chủ thể nào để yêu cầu giải
quyết tranh chấp?
Tranh chấp giữa công ty Airway và ông A thuộc loại tranh chấp lao động cá nhân
vì:
- Chủ thể tranh chấp: NLĐ và NSDLĐ là ông A và công ty Airway.
- Nội danh tranh chấp: Nghĩa vụ hồn trả chi phí đào tạo cho công ty
Airwway của ông A theo cam kết tại hợp đồng đào tạo nghề nếu ông A
không chịu hồn trả chi phí đó.
- Căn cứ phát sinh: HĐLĐ và hợp đồng đào tạo giữa A và công ty Airway.
- Hành vi vi phạm: từ NLĐ tức ông A đã vi phạm cam kết về thời hạn làm
việc với cơng ty sau khi kết thúc đào tạo.
Do đó, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là cơ quan
được quy định theo khoản 1 Điều 200 BLLĐ 2012: Hòa giải viên lao động và
Tòa án nhân dân.
Về hòa giải viên lao động: Theo khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012, trình tự, thủ tục
hịa giải TCLĐ cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
1. TCLĐ cá nhân phải thơng qua thủ tục hịa giải của hòa giải viên
lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các TCLĐ sau đây không bắt
buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về
trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội,
về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn
vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

7


Theo đó, tranh chấp lao động cá nhân phải thơng qua thủ tục hòa giải của hòa
giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ một số trường hợp
khơng bắt buộc hịa giải. Trong đó, có trường hợp về bồi thường thiệt hại giữa
NLĐ và NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ. Như vậy, tranh chấp giữa công ty Airway
và ông A không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao
động.
Về tòa án nhân dân: Theo khoản 1 Điều 201 BLLĐ, tranh chấp giữa công ty
Airway và ông A thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án khi có đơn u cầu
giải quyết tranh chấp của ông A hoặc Công ty Airway. Cấp tịa án có thẩm quyền
giải quyết: Tranh chấp giữa công ty Airway và ông A thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Cụ thể, theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về lao động, trong đó có
tranh chấp “Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;”.
Do đó, cơng ty Airway có thể gửi đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi ông A
cư trú, làm việc hoặc TAND cấp huyện nơi cơng ty có trụ sở nếu các bên đã thỏa
thuận bằng văn bản lựa chọn tòa án này giải quyết tranh chấp.

8




×