Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.71 KB, 52 trang )

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM
Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH
KINH TẾ
Trong hai thập niên qua (1986 - 2006), kể từ khi áp dụng những chính sách cải
cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn định hóa, thay
đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận.
I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới kinh tế, từ chỗ hầu như không có tăng
trưởng trong giai đoạn 1976 – 1985, bước sang giai đoạn 1986 – 1990, nền kinh tế đã có
dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam tăng cao, trung bình hàng năm đạt 7%. Tính chung từ 1986 -
2005, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm là 6,98%, tăng gấp 3,6 lần so với đầu giai
đoạn. Chỉ số xếp hạng GDP của Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 124
thế giới năm 2002 đã tăng lên thứ 36 vào năm 2006.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1998 - 2005
Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á
tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4, 8%. Tăng trưởng giảm sút
thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, dịch vụ và xuất nhập
khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2000, nền kinh tế đã có sự hồi phục nhanh chóng, tốc độ tăng
1
0
1
2
3
4
5
6
7
8


9
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
%
trưởng kinh tế đã đạt ở mức 6,8% và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo đạt 7,0%
(năm 2002); 7,3% (năm 2003); 7,6% (năm 2004); 8,5% (năm 2005).
So với các nước trong khu vực ASEAN, tăng trưởng GDP của Việt Nam vào loại
cao nhất trong khu vực trong những năm gần đây, so với các nước Đông Á, tăng trưởng
GDP của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của ta
còn nhỏ bé, nên dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thực lực nền kinh tế của ta còn
yếu và hạn chế.
2. GDP bình quân đầu người
Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập bình quân đầu người cũng được cải
thiện đáng kể, tăng từ 140 USD năm 1990 lên 483 USD năm 2003, đạt 545 USD năm
2004 và 640 USD năm 2005, tăng gấp 2,65 lần so với năm 1986. Tính bình quân trong
giai đoạn 1986 – 2005, tốc độ GDP đầu người tăng trung bình là 5,28%. Tuy nhiên, thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, còn chênh lệch khá lớn so các
nước trong khu vực như Thái Lan (GDP đầu người của Thái Lan vào khoảng 2850
USD, gấp 4,5 lần Việt Nam); Malaysia (GDP vào khoảng 4970 USD, gấp 7,8 lần). Nếu
tính theo sức mua tương đương PPP thì thu nhập bình quân tăng lên là 2.490USD, trong
khi Trung Quốc là 4.990 USD, cao gấp 2 lần; Thái Lan là 7.450 USD, cao gấp 3lần; Hàn
Quốc là 17.930 USD, gấp 7,2 lần và Nhật Bản là 28.620 USD, cao gấp 11,5 lần Việt
Nam. Như vậy, kể cả Thái Lan là nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam vào
thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì chỉ sau 2 thập kỷ thu nhập bình quân đầu người của nước
này đã cao gấp 2 lần Việt Nam.
Bảng 1: So sánh thu nhập quốc dân (GNI)/người của Việt Nam
và một số nước
Nước GDP bình quân đầu người
(USD)
Chênh lệch so với Việt Nam
(lần)

Theo tỷ giá
thị trường
Theo ngang
giá sức mua
Theo tỷ giá
thị trường
Theo ngang
giá sức mua
Việt Nam 480 2.490 1,0 1,0
Trung Quốc 1.100 4.990 2,3 2,0
Thái Lan 2.190 7.450 4,5 3,0
Malaysia 3.780 8.940 7,8 3,6
Hàn Quốc 12.020 17.930 25,0 7,2
Singapore 21.230 24.180 44,3 9,7
Nhật Bản 34.510 28.620 71,9 11,5
2
3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành
3.1. Cơ cấu ngành kinh tế nhìn ở phía tổng cung
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong thời gian qua là kết quả của những
thay đổi quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông,
lâm ngư nghiệp. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển đến nay, Việt Nam
đang từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại.
Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
Tỷ trọng công nghiệp liên tục tăng, từ 22,67% (năm 1990) lên 41,04% (năm
2005); tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp giảm, từ 38,74% (năm 1990) xuống
20,89% (năm 2005); tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên cao trong giai đoạn 1993 –1995, từ
38,59% (năm 1990) lên 44,06% (năm 1995), nhưng sau đó lại giảm dần và chỉ chiếm
38,07% (năm 2005). Tốc độ tăng trưởng của các ngành cũng liên tục tăng trong các
năm, tăng nhẹ trong ngành nông – lâm - thủy sản; tăng cao nhất trong ngành công

nghiệp và xây dựng, luôn giữ tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm cao hơn tốc độ tăng
trưởng toàn nền kinh tế.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 6,79 6,89 7,08 7,26 7,57 8,43
Nông – lâm – thủy sản 4,63 2,98 4,17 3,25 3,30 4,04
Công nghiệp – xây dựng 10,07 10,39 9,48 10,35 10,25 10,65
Dịch vụ 5,32 6,10 6,54 6,57 7,25 8,48
3
15
20
25
30
35
40
45
50
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
%
nong nghiep CN - XD Dich vu
Nếu xét theo giá trị tăng thêm, tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp nước
ta theo giá thực tế đã giảm từ 38% năm 1986 xuống còn khoảng 20% năm 2005. Tỷ lệ
giá trị gia tăng khu vực công nghiệp đã tăng lên từ 28,8% năm 1986 lên trên 40% năm
2005. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ cũng tăng lên từ 33% năm 1986 lên 38,5% năm
2005. Tỷ lệ cơ cấu ngành của Việt Nam năm 2005 gần giống tỷ lệ cơ cấu ngành của
Malaysia các năm 1980 và của Thái Lan các năm 1970.
Tuy nhiên, khi so sánh với một số nước ở Đông Á ta nhận thấy, tỷ trọng các ngành
trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chưa thể đạt đến mức là một nước có nền kinh tế
phát triển. Ví dụ như Nhật Bản tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP, ngành dịch vụ
chiếm tới 61%; Hàn Quốc tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 6% GDP, dịch vụ chiếm tới
51%. Ngành công nghiệp chế tác, một phân ngành quan trọng trong thời kỳ công nghiệp
hóa đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các nước Đông Á. Tỷ trọng của
ngành này luôn chiếm đến 2/3 phần trăm trong tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp
trong GDP. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ này vẫn còn thấp, chiếm chưa đến 50%.
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999
Đơn vi: %
Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Trung Quốc 18 49 (CN chế tác chiếm 37%) 33
Hàn Quốc 6 43 (CN chế tác chiếm 26%) 51
Malaysia 12 48 (CN chế tác chiếm 34%) 40
Thái Lan 11 40 (CN chế tác chiếm 29%) 49
Việt Nam 25,5 34,5 (CN chế tác chiếm 17,7%) 40
Nhật Bản 2 37 (CN chế tác chiếm 24%) 61
Philipin 17 32 (CN chế tác chiếm 22%) 51

Nhìn chung về cơ cấu ngành, trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã
đạt được mức tăng trưởng cao nhưng bản thân quá trình tăng trưởng vẫn thể hiện chất
lượng tăng trưởng còn thấp. Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ
tăng trưởng của giá trị sản xuất, do chi phí trung gian (chi phí nguyên vật liệu tăng, chi
phí quản lý, chi phí sản xuất) tăng với tốc độ cao cả ba khu vực. Cụ thể, trong nông
nghiệp, tính chung trong thời kỳ 1991 - 2003, tăng trưởng giá trị sản xuất là 6,2%/năm,
nhưng tăng trưởng giá trị tăng thêm chỉ đạt 4,1%, chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng trưởng của
giá trị sản xuất. Trong khu vực công nghiệp - xây dựng tốc độ của giá trị tăng thêm liên
tục thấp hơn giá trị sản xuất trong một thời gian khá dài, tính chung trong thời kỳ 1991 -
2003, khi tốc độ tăng của giá trị sản xuất lên đến 13,9%/năm, thì giá trị tăng thêm chỉ
đạt 11,7%/năm.
4
Chất lượng tăng trưởng thấp còn thể hiện ngay trong cơ cấu của từng ngành. Tốc
độ chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp còn rất chậm chạp, tuy tỷ trọng giá trị
sản xuất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng giá trị ngành chăn
nuôi, ngành thủy sản vẫn còn thấp. Tỷ trọng chăn nuôi trong thời gian tới có nguy cơ
giảm xuống do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm sẽ khiến cho đầu tư vào ngành chăn
nuôi gia cầm bị hạn chế. Những cạnh tranh, tranh chấp đối với thủy sản Việt Nam trong
gần đây, những đe dọa của thiên tai bất thường, những khó khăn về giới hạn năng lực
sản xuất và diện tích canh tác đối với ngành thủy sản cũng khiến cho ngành này đang
phải đứng trước nguy cơ tỷ trọng sẽ giảm trong thời gian tới. Ngành lâm nghiệp sử dụng
nhiều đất nhất trong tất cả các ngành kinh tế nhưng chỉ đóng góp 1,2% vào GDP (số liệu
năm 1999).
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của các nước phát triển, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công
nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ
trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc độ chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm trong
một số năm gần đây. Điểm yếu của khu vực dịch vụ nước ta chính là cơ cấu ngành dịch
vụ và tỷ trọng các phân ngành còn có sự chênh lệch lớn. Các ngành dịch vụ cơ bản
(khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc…) có tác dụng thúc đẩy sự phát

triển của các phân ngành dịch vụ khác lại gần như không có sự tăng trưởng. Trong 10
năm (1995 - 2005), tỷ trọng của các ngành dịch vụ cơ bản chỉ chiếm dao động khoảng
46%, phân ngành khách sạn, nhà hàng trong nhiều năm vẫn giữ ở mức 7,9%, trong khi
đó phân ngành thương nghiệp và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng nhanh và chiếm tỷ
trọng cao, 40,1%. Ngành vận tải và thông tin liên lạc là hai ngành tác động trực tiếp và
không thể thiếu đối với các ngành sản xuất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 9,2%
năm 1995 và tăng lên 9,6% trong năm 2004. Các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài
chính, chuyển giao công nghệ đang trong giai đoạn hình thành nên năng lực cạnh tranh
vẫn còn thấp kém. Tỷ trọng ngành dịch vụ khoa học công nghệ mới chỉ chiếm 1,4 -
1,5%, ngành bảo hiểm cũng chỉ chiếm 2% GDP (năm 2005), dự báo năm 2006 cũng chỉ
tăng lên 2,5%.
3.2. Cơ cấu kinh tế nhìn từ góc độ tổng cầu
Nếu nhìn nhận từ phía tổng cầu, ta thấy, mức tăng trưởng cao mà nền kinh tế đạt
được trong thời gian qua là do tỷ lệ tiêu dùng đã giảm, tiết kiệm nội địa tăng dẫn đến
đầu tư trong nước tăng lên.
Biểu đồ 3: Tên biẻu đồ
5
0
20
40
60
80
100
120
1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004
%GDP
tieu dung tich luy TS trong nươc T iet kiem noi đia
Xu hướng biến động của tiêu dùng, tiết kiệm và tích lũy tài sản trong nước của
Việt Nam tuân theo quy luật phát triển chung của các nền kinh tế. Theo đó, tỷ lệ tiêu
dùng trong GDP giảm dần và thường giảm nhanh trong giai đoạn đầu của sự phát triển,

tiết kiệm dành cho tích lũy đầu tư sẽ tăng lên. Tỷ lệ tiêu dùng của nước ta từ trên 98%
năm 1986 giảm xuống còn 70,1% GDP vào năm 2005; tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã tăng lên
từ 1,17% (1986) lên 29,9% (2005); tỷ lệ đầu tư tích lũy tài sản trong GDP tăng từ
11,96% (1986) lên trên 38% (2005). Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ tiêu dùng của Việt
Nam còn chậm, trung bình dịch chuyển là 1,5% hàng năm, trong khi của Thái Lan là
4,2%; Malaysia là 6,5%. Tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn cao, chiếm 70,1% (năm
2005), tương đương với tỷ lệ của Thái Lan năm 1987 so với Malaysia thì năm đạt tỷ lệ
đó còn lùi lại khá xa.
Một đặc trưng trong cơ cấu tổng cầu của Việt Nam đó là tỷ lệ nguồn vốn nước
ngoài hay nguồn tiết kiệm nước ngoài - xác định bằng luồng tiền vào qua cân đối ngoại
thương - chiếm một tỷ lệ cao, đặc biệt trong các năm đầu của thời kỳ Đổi mới. Năm
1986, tỷ lệ vốn nước ngoài bằng 9,85% GDP và chiếm trên 84% tổng vốn đầu tư; năm
1988, tỷ lệ này là 11,06% GDP và chiếm 77% tổng vốn đầu tư, chủ yếu từ nguồn viện
trợ, vay vốn từ nước ngoài; năm 2005 tỷ lệ tiết kiệm nước ngoài chỉ đạt tỷ lệ khoảng
8,72% GDP, chiếm xấp xỉ 23%. Thực chất, tổng vốn nước ngoài không ngừng tăng lên
trong các năm, song nhờ kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng cao trong mấy năm gần
đây đã giúp cho nội lực kinh tế của Việt Nam mạnh dần lên, tỷ lệ tiết kiệm trong nước
vượt tổng số nguồn vốn nước ngoài. Điều này cho thấy, chất lượng tăng trưởng của Việt
Nam ngày càng được đảm bảo ổn định, bền vững hơn, ít chịu tác động từ các yếu tố bên
động bên ngoài hơn.
Trong cấu thành của cầu, mức đóng góp của xuất khẩu cho tốc độ tăng trưởng
GDP đang ngày cao và càng gia tăng, trung bình là 19%/năm. Năm 2004, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam đạt 26,503 tỷ USD, trở thành nước đứng thứ 50 trong danh
sách 50 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới.
Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của
nhập khẩu (năm 2005, tăng xuất khẩu là 22,4%, nhập khẩu là 15,7%), song kim ngạch
nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đang ở tình
trạng thâm hụt. Cụ thể, năm 2004, trong khi xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch
26,503 tỷ USD thì nhập khẩu cũng tăng lên tới 31,1%. Xu hướng này không hoàn toàn
có ý nghĩa tiêu cực, đây cũng là xu thế tất yếu của các nước đang trong giai đoạn đầu

tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhập nhiều thiết bị, công nghệ máy móc
nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho sản xuất trong nước. Song bên cạnh đó cơ cấu xuất
nhập, khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại gây hạn chế khả năng đóng góp xuất,
nhập khẩu vào tăng trưởng.
6
- Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ sau đổi mới,
nhưng cơ cấu xuất khẩu lại hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu
nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…) và khoáng sản (chủ yếu là dầu
thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất lượng cao xuất khẩu còn ít. Tỷ
trọng hàng hóa công nghệ cao xuất khẩu trên tổng giá trị chế biến hàng xuất khẩu của
Việt Nam chỉ khoảng 8,2%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, so với
Malaixia là 67%; Trung Quốc 39%; Thái Lan 49%; Philippin; 33% và Inđônêxia 18%
(năm 1999).
- Thứ hai, nước ta hiện nay vẫn chưa xây dựng được mạng lưới các ngành công
nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Ngành sản
xuất xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu để gia công như ngành
da giày, may mặc,…
- Thứ ba, tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và nguyên, vật liệu trong
cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng nhập khẩu
máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn.
Như vậy, tuy đã có những sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, nhưng nhìn một
cách tổng thế, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Hiện tại cơ cấu kinh tế của Việt
Nam giống như cơ cấu kinh tế của một số quốc gia ASEAN đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX.
4. Lạm phát
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều mật thiết với nhau. Một
nền kinh tế tăng trưởng cao thông thường sẽ kéo theo lạm phát cũng tăng. Một nền kinh
tế nếu lạm phát thấp, không có lạm phát hoặc thiểu phát (lạm phát âm) thì nền kinh tế đó
cũng rất trì trệ và tăng trưởng thấp. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng nghĩa đất nước
đó phải đối mặt với vấn đề lạm phát gia tăng, Việt Nam cũng không phải là một ngoại
lệ.

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã
trong thời kỳ 1986 - 1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát
cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân năm tương ứng là
46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát
tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm; thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%).
Tuy nhiên, trong hai năm 2004 - 2005 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79%
(năm 2004) và 8,5% (năm 2005) thì lạm phát của Việt Nam cũng tăng lên ở mức 9,5%
(năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bảng 4: Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tăng trưởng GDP 5,8 4,8 6,8 6,8 7,0 7,3 7,6 8,5
Lạm phát 7,8 4,1 -1,7 0,8 1,5 3,0 9,5 8,4
7
Lạm phát thường được hiểu là sự gia tăng liên tục của mức giá chung theo thời
gian hay là sự sụt giảm liên tục sức mua của đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất
định. Yếu tố gây ra lạm phát bao gồm cả yếu tố trong nước gây tăng giá hàng hóa và
yếu tố tăng giá do bên ngoài tác động. Lạm phát của nước ta tăng cao trong 2 năm trở
lại đây chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng đột biến như giá xăng dầu, giá
nguyên vật liệu (phân bón, phôi thép,...), giá vàng. Trong khi nhóm hàng nguyên, nhiên,
vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta (chiếm 68% năm 2004),
do đó sự biến động giá cả các mặt hàng này trên thế giới đã tác động trực tiếp đến giá cả
các mặt hàng này ở trong nước, gây tăng lạm phát.
Các chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc điều tiết để ổn định
và kiểm soát được lạm phát. Việc dùng chính sách bơm tiền để kích cầu nền kinh tế
trong năm 2000, khi nền kinh tế đang giảm phát, lạm phát âm đã giúp tình trạng trì trệ
được cải thiện, tỷ lệ lạm phát nhích lên gần 1% năm 2001 là một minh chứng cụ thể.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải phát huy và nâng cao hiệu quả của các
chính sách vĩ mô, phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách tỷ giá
nhằm điều tiết nền kinh tế ổn định, đảm bảo tăng trưởng có chất lượng và bền vững.
III. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG THEO CHIỀU SÂU

Hơn mười năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt
Nam liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng bình quân hàng năm 7,5%.
Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển, Việt Nam ngày nay từng bước xây
dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy vậy, vấn đề nổi lên hiện nay đó là
vấn đề chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của TFP còn thấp. Sự
tăng trưởng đạt được chủ yếu do tăng vốn đầu tư và số lượng lao động chứ không phải
là do nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, trình độ công nghệ và chất lượng lao động.
Điều này đe doạ tính bền vững trong hiện thời và tương lai, tạo ra mâu thuẫn giữa tốc
độ tăng trưởng (số lượng) và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng.
Hiện nay, ở nước ta, tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn và lao động còn chiếm chủ
yếu, vai trò của TFP có tăng, nhưng còn rất thấp nếu so với ngay các nước đang phát
triển ở châu Á.
Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào
đối với tăng trưởng GDP (%)
Các yếu tố 1993 - 1997 1998 - 2002 2003 đến nay
Vốn 69,3 57,5 52,7
Lao động 15,9 20 19,1
8
TFP 14,8 22,5 28,2
Tổng hợp nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003-2004 và Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Từ 1993 đến nay, đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng tăng còn dè dặt
và chiếm tỷ trọng không lớn (14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng
lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần giai đoạn sau đó; đóng
góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm
chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ
trọng TFP trong tăng trưởng của nước ta thấp hơn rất nhiều (thời kỳ 1980 – 2000 ở Hàn
Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%). Các chỉ số này phản ánh tính chất của tăng trưởng
nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Xu hướng phát triển chủ yếu dựa
vào yếu tố vốn đầu tư, trong khi đó, vốn tự có thấp, chủ yếu phải đi vay từ nước ngoài,
vay trong dân cư,… sẽ khiến cho tăng trưởng thiếu tính bền vững, ổn định, dễ bị tác

động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trường vốn. Yếu tố lao
động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi thế so sánh (như giá rẻ, dồi
dào…) thì chỉ đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tố vốn trong tăng trưởng.
Nguyên nhân của tình trạng này ở nước ta có thể được xem xét dựa trên các yếu tố
cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp đó là hiệu quả đầu tư, chất lượng lao động
được thể hiện qua năng suất lao động và tiến bộ khoa học công nghệ.
* Hiệu quả đầu tư: Lượng vốn đầu tư liên tục tăng trong những năm qua, năm
2000 vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế là 151,2 nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP);
năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng (bằng 38,7% GDP). Tốc độ tăng về vốn đầu tư
thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP, tăng 22,3% (giai đoạn1991 – 1995); 12,2% (1996 –
2000) và 13% (2001 – 2005). Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể
hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và liên tục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần
lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau
giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng
hoảng, 4,9 (năm 2003) và lên cao nhất vào năm 2005 (6,93).
Đồ thị 4: Chỉ số ICOR các năm 1991 – 2005
9
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005
Tổng hợp nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê.
Có thể nói trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhờ đổi mới cơ chế, nền
kinh tế đã huy động được tài sản cố định và khai thác hiệu quả các công suất đã đầu tư

trước đây, do vậy kết quả đầu tư tương đối có hiệu quả, hệ số ICOR thấp. Sau cuộc
khủng hoảng kinh tế châu Á, cùng với chính sách kích cầu, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở
nông thôn tăng nhanh, hệ số ICOR đã tăng nhanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng đầu tư kém hiệu quả, hệ số ICOR cao, đó là:
- Thứ nhất, hệ số ICOR tăng một phần là vì nước ta đang trong thời kỳ đầu của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đầu tư nhiều vào các công
trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, là những dự án đòi hỏi số vốn
đầu tư cao nhưng lại chậm thu hồi vốn, nhất là các công trình lớn và nhiều năm
nữa mới đi vào hoạt động.
- Thứ hai, sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư, cụ thể chúng ta quá chú trọng
vào những ngành công nghiệp được xếp vào nhóm có sức cạnh tranh thấp, thu
hồi vốn chậm (mía, đường, sắt, thép, phân bón, giấy…); đầu tư vào các dự án
cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động; đầu tư dàn trải.
- Thứ ba, hiệu quả vốn đầu tư của khu vực Nhà nước còn rất thấp. Mặc dù vốn
đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm hơn 56%, nhưng hiệu quả đầu tư ở khu
vực này rất thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hệ số ICOR trong khu
vực Nhà nước là 7,2 trong khi đó ở khu vực tư nhân là 3,8.
- Thứ tư, công tác giám sát đầu tư còn hạn chế. Hầu hết các khâu từ quy hoạch,
thiết kế, dự toán, đấu thầu, thi công đến giám sát thi công đều chưa tốt dẫn đến
không bảo đảm chất lượng công trình. Đồng thời, làm gia tăng thất thoát, lãng
phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và
nguồn vốn ODA. Vấn đề tham nhũng cũng là một trong những vấn đề gay gắt
hiện nay làm giảm hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.
10
Hệ số ICOR tăng nhanh là một vấn đề đáng báo động đối với tình hình chất lượng
đầu tư ở nước ta. Các nhà kinh tế cho rằng, hệ số ICOR của nước ta hiện nay đã vượt
qua ngưỡng an toàn. Trong khi chỉ số ICOR của các nước trong khu vực Đông Nam Á
như Xingapo, Malaixia, Thái Lan… chỉ dao động trong khoảng 2,5 đến 3,5. Theo Báo
cáo của Ngân hàng Thế giới, nếu so sánh với các nước ở giai đoạn tương đồng thì chỉ số
ICOR của Việt Nam so với Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35

lần.
* Năng suất lao động xã hội: Một trong những nguyên nhân giải thích tại sao tỷ
trọng cũng như tốc độ tăng TFP của nước ta lại thấp như vậy xuất phát từ vấn đề năng
suất lao động xã hội. Năng suất lao động của nước ta hiện đang kém từ 2 đến 15 lần so
với các nước trong khu vực ASEAN. Năm 2004, năng suất lao động của Việt Nam mới
đạt 1.260 USD, thấp xa so với các mức năng suất 4.514,1 USD của Thái Lan, 11.276,2
USD của Malaixia, 29.057,6 USD của Hàn Quốc. Hơn nữa, năng suất lao động của
nước ta tăng rất chậm, chỉ khoảng 4 - 5%/năm. Theo báo cáo năm 2004 của ADB Ngân
hàng Phát triển châu Á đã so sánh năng suất lao động của Việt Nam với các nước Đông
Nam Á, nếu năng suất lao động của Việt Nam là một thì năng suất lao động của
Inđônêxia là 1,24, năng suất của Philipin là 2,68. Như vậy, rõ ràng đóng góp năng suất
của lao động trong thời gian vừa qua, chẳng những không tăng lên nhiều, so với các
nước khu vực chúng ta lại càng bị cách xa thêm nữa.
Năng suất lao động xã hội của nước ta ở mức thấp như vậy là do các nguyên nhân
chủ yếu sau:
Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt
Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản
(56,8%), còn nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp (25,3%) và nhóm ngành công
nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp hơn nữa (17,9%), các tỷ lệ này gần như
ngược với các tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực. Trong khi đó, năng suất lao
động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chỉ đạt rất thấp (450 USD, riêng
ngành nông, lâm nghiệp đạt chưa được 400 USD), thấp xa so với năng suất lao động của
nhóm ngành dịch vụ (1.860 USD) và còn thấp hơn nữa so với năng suất lao động của
nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (2.853 USD). Tính theo tỷ lệ năm suất lao động
trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm bằng 12,3% năng suất lao động của
ngành công nghiệp và bằng 18% năng suất lao động ở khu vực dịch vụ.
Thứ hai, chất lượng lao động của nước ta còn rất yếu kém, xếp vào loại thấp (3,79
điểm/thang 10 điểm). Số lao động ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu trong tổng số lao
động (trên dưới 75%, tương ứng khoảng 30 triệu người), tỷ lệ lao động nông thôn qua
đào tạo là rất thấp. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp do Tổng cục Thống kê

công bố đầu năm 2004, cả nước có 93% số lao động nông thôn chưa qua đào tạo, 0,8%
có trình độ cao đẳng, 0,7% ở trình độ đại học và tương đương. Ngoài ra, chỉ có 2,3% lao
động được đào tạo tay nghề theo trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật, 2,4% có trình
11
độ trung cấp kỹ thuật. Trong những năm gần đây, trình độ học vấn của lao động cả nước
nói chung và nông thôn nói riêng mặc dù không ngừng được nâng cao nhưng vẫn có sự
cách biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các vùng
lãnh thổ kinh tế về trình độ giáo dục. Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở
nông thôn, dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần và nhân lực, trong đó có đào
tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị. Hay theo số liệu thống kê được công
bố ở khu vực đô thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 67 người tốt
nghiệp trung học cơ sở trở lên, cao hơn 1,5 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn;
trong khi đó tỷ lệ chưa biết chữ ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với thành thị.
Trong toàn nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến nay mới đạt 25%, còn tới 75%
chưa qua đào tạo. Trên thực tế, chưa có con số thống kê chính xác về bao nhiêu phần
trăm lao động đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Thêm vào đó, cơ cấu đào tạo còn nhiều
bất hợp lý, tồn tại tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
Thứ ba, năng suất lao động xã hội thấp còn là do trình độ công nghệ của nước ta
còn thấp, hiệu quả quản lý kém, dẫn đến lãng phí các nguồn lực lao động, không phát
huy được tiềm năng.
Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh
của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20
điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động
và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền
kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu. Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu
lao động và chất lượng lao động đã dẫn đến năng suất lao động xã hội thấp, sử dụng vốn
con người không hiệu quả, dẫn đến tỷ trọng thấp của TFP trong tăng trưởng kinh tế.
* Tiến bộ khoa học công nghệ: Yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp
là tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động tăng năng suất

lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp
trong tăng trưởng.
Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở
nước ta trong những năm qua mặc dù đã có những tiến triển khả quan, tác động đến tăng
trưởng trong nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao,
song vẫn chưa tạo nên bước đột phá trong tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công
nghệ vào tăng trưởng. Theo tiêu chí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai R&D bình quân
trên cán bộ nghiên cứu, Việt Nam thấp hơn Thái Lan 4 lần, Trung Quốc 7 lần, 8 lần so
với Malaixia và 26 lần so với Xingapo. Đáng lưu ý là đầu tư R&D của khu vực ngoài
Nhà nước đang còn quá thấp, mới đạt khoảng 19% trong khi mức độ này ở Trung Quốc
là 45%, Malaixia 60% và Nhật Bản đạt trên 72%. Cuộc điều tra trên 7.850 doanh nghiệp
công nghiệp của Tổng cục Thống kê trong năm 2005 cũng cho thấy, chỉ có 3,86% trong
số 293 doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, tỷ lệ này
12
sút giảm gần 2 lần so với kỳ điều tra của năm 2002 (chiếm 6,14%). Mặc dù chế biến là
ngành được khuyến khích mạnh mẽ, nhưng chỉ có 38 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
và đồ uống (chiếm 3,4% số doanh nghiệp) đầu tư vào khoa học công nghệ.
Số lượng các bằng phát minh sáng chế trên một người dân chỉ bằng 1/11 so với
Trung Quốc và Thái Lan, bằng 1/88 so với Xingapo. Năng lực nghiên cứu cơ bản và
phát triển công nghệ mặc dù được đánh giá là có tiến bộ khả quan song mới chỉ thể hiện
dưới dạng tiềm năng. Số lượng các cơ quan khoa học công nghệ so với các nước là
không nhiều, trình độ của cán bộ làm nghiên cứu khoa học công nghệ còn thấp so với
nhiều nước trong khu vực và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội còn hạn chế.
Trình độ công nghệ trong nền kinh tế nước ta còn thấp, lạc hậu 3, 4 thế hệ so với những
nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 92 trong số 104 nước được điều tra (WEF 2004). Công
nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực. Chuyển giao công
nghệ chưa có những tiến bộ cần thiết, đặc biệt trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp.
Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao mới đạt 20,6%, thấp xa so với các nước ASEAN; rất ít
doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về khoa học và công nghệ, chỉ có khoảng 8% doanh
nghiệp đạt được trình độ tiên tiến (phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) (Kết

quả phân tích trên 41.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối
năm 2005).
III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
Tăng trưởng về chất phải là quá trình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành, của doanh
nghiệp nói riêng. Tăng trưởng kinh tế đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là
tăng trưởng có chất lượng cao.
Hiện nay, mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, nhưng nhìn chung, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
vẫn còn kém. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nước ta rất thấp và liên tục tụt bậc
trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF trong những năm gần đây.
Bảng 6: Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xếp hạng 48/33 49/59 64/75 60/80 60/102 77/104 81/117
Nguồn: WEF – Global Competitiveness Report.
Xếp hạng của nước ta tụt giảm là do các chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần
thấp (gồm có: chỉ số công nghệ - TI: Technology Index; chỉ số thế chế công – PII:
13
Public Institution Index; chỉ số môi trường vĩ mô – MEI: Macroeconomic Environment
Index) và có sự tụt giảm trong bảng xếp hạng:
Bảng 7: Xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Năm
GCI TI PII MEI
Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
2004 77 3,47 92 2,92 82 3,66 58 3,82
2005 81 3,37 92 2,72 97 3,43 60 3,96
Nguồn: WEF - Global Competitiveness Report.
Nguyên nhân dẫn đến xếp hạng chỉ số công nghệ của nước ta thấp do trình độ
công nghệ của nước ta còn yếu kém. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật (với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và

Luật Đấu thầu năm 2006) và các chính sách cởi mở về xuất khẩu, song hệ thống pháp
luật của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập; còn thiếu tính nhất quán và ổn định. Việc
thực thi pháp luật không nghiêm cũng được coi là một nguyên nhân. Nạn quan liêu,
tham nhũng tuy đã có những biện pháp đấu tranh nhưng trong những năm gần đây vẫn
còn khá phổ biến và nghiêm trọng. Dẫn đến chỉ số về năng lực thể chế của nước ta còn
rất thấp. Chỉ số về môi trường vĩ mô của Việt Nam cũng ở vị trí khiêm tốn. Nguyên do
môi trường kinh doanh còn chưa thực sự bình đẳng, còn quá nhiều doanh nghiệp nhà
nước độc quyền trên các lĩnh vực; tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm
cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp.
Chương 2: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH
MÔI TRƯỜNG
I. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Tài nguyên đất
Việt Nam có diện tích tự nhiên 32.931.456 ha với 3/4 lãnh thổ là vùng đồi núi và
trung du, trong đó diện tích sông suối và núi đá không có rừng cây khoảng 1.370.100 ha
(chiếm khoảng 4,06% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm
khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp thứ 58 trên thế giới. Nhưng vì dân số đông (trên
80 triệu người) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và
bằng 1/6 bình quân của thế giới. Trong 10 năm qua, nhờ thực hiện chính sách thích hợp,
chúng ta đã khai khẩn được thêm 4.897.629 ha đất đưa vào sử dụng (đất nông nghiệp
tăng thêm 2.352.105 ha; đất lâm nghiệp có rừng tăng thêm 2.180.235 ha và đất chuyên
dùng tăng thêm 560.653 ha). Tuy nhiên, tổng diện tích đất đưa vào sử dụng và diện tích
đất bình quân đầu người thực tế lại đang có những biểu hiện đi ngược lại nỗ lực của
tăng diện tích đất canh tác, đất sử dụng của Việt Nam.
14
1.1. Diện tích đất sử dụng cho canh tác ngày càng bị thu hẹp
Diện tích đất canh tác của Việt Nam vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do
tệ phá rừng làm nương rẫy, sự xói mòn và thoái hoá đất, tình trạng sa mạc hóa, sức ép
tăng dân số tăng, mất đất do đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử
dụng.

Bảng 7: Giảm diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992 2000
Bình quân đầu người (ha/người) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam.

So sánh với các nước trong khu vực, số lao động trên 1 đơn vị diện tích của ta
thuộc hàng cao nhất. Theo số liệu năm 2000 của FAO cho thấy nếu ở Việt Nam có 3,2
lao động/ha thì ở Trung Quốc con số này là 0,9 LĐ/ha, Myanmar là 1,6 LĐ/ha,
Inđônêxia là 3,1 LĐ/ha, điều này có nghĩa diện tích đất nông nghiệp trên một lao động ở
nước ta vào loại thấp nhất trong khu vực.
- Mất đất do đô thị hoá
Đô thị ngày càng mở rộng đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp lại, đặc biệt phần diện tích đất tốt, đất thuộc vùng đồng bằng châu thổ
trù phú. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đe dọa đến nguy cơ thiếu đất canh tác trong
tương lai gần, chưa kể đến các tác động tiêu cực về mặt xã hội (lao động nông thôn
không có việc làm, tệ nạn xã hội tăng lên,…) của quá trình này. Trong vòng 10 năm từ
năm 1990 đến năm 2000, vùng đồng bằng sông Hồng, nơi tốc độ đô thị hoá diễn ra sôi
động nhất cả nước, phần đất dành cho cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng thêm 63.780 ha
chiếm 4,31% diện tích đất tự nhiên, nghĩa là mỗi năm mất khoảng 0,43% đất tự nhiên.
- Quá trình hoang mạc hóa làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp
Nước ta hiện có khoảng 7.055.000 ha đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc
hóa, bao gồm đất trống bị thoái hóa mạnh, đất bị đá ong hóa (khoảng 7 ngàn ha); đất bị
xói mòn tại Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác là 120 ngàn ha; đất bị nhiễm mặn,
nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long là 30 ngàn ha; và đất khô hạn theo mùa hoặc
vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung bộ là 300 ngàn ha.
- Quy mô dân số lớn và ngày càng lớn hơn
Quy mô dân số Việt Nam lớn, đứng thứ ba ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới và
là một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Trong hơn một thập kỷ
trước đây, nước ta khống chế đựoc tốc độ gia tăng dân số quá nhanh. Ty nhiên, từ sau
năm 2000 đến nay, tốc độ này lại có chiều hướng gia tăng. Nguy cơ tái bùng nổ dân số

đang đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là áp lực rất lớn đối với những nỗ
lực giải quyết việc làm, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và phát triển kinh tế xã hội,
15
bảo vệ môi trường. Quy mô phát triển dân số và mô hình tiêu dùng không hợp lý đã tạo
ra những sức ép rất lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng và tài nguyên thiên
nhiên. Cùng với sự gia tăng dân số, thì diện tích đất sử dụng cho canh tác ngày càng bị
thu hẹp.
Bảng 8: Tỷ lệ hộ nông thôn không có đất
Vùng 1993 1998
Miền núi phía Bắc 2,.0 3,7
Đồng bằng sông Hồng 3,2 4,5
Bắc Trung Bộ 3,8 7,7
Duyên hải miền Trung 10,7 5,1
Tây Nguyên 3,.9 2,6
Đông Nam Bộ 21,3 28,7
Đồng bằng sông Cửu Long 16,9 21,3
Cả nước 8,2 10,1
Nguồn: Việt Nam tấn công đói nghèo, Ngân Hàng Thế giới, Hà Nội.
1.2. Suy thoái và ô nhiễm đất
Ngoài các nguyên nhân khách quan như vị trí địa lý, khí hậu …, hoạt động của con
người như sự tăng dân số, đói nghèo, kỹ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, cháy
rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, khai thác khoáng
sản… cũng tác động trực tiếp làm biến đổi tính chất đất và mất đất, làm cho đất không
còn tính năng sản xuất, từ đó dẫn đến quá trình suy thoái và ô nhiễm môi trường đất trở
nên trầm trọng hơn. Các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất bao gồm:
- Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật
trong canh tác nông nghiệp, bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm và chất
lượng phân bón không bảo đảm làm cho hiệu quả phân bón thấp. Đồng thời lượng phân
đạm dư thừa lại gây ô nhiễm môi trường đất. (Ở nước ta, có trên 50% lượng đạm, 50%
lượng Kali và khoảng 80% lượng lân dư thừa).

- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật gây chết tất cả những
sinh vật có hại và có lợi, và tồn dư lâu dài trong môi trường đất – nước. Từ năm 2000,
trung bình mỗi năm tiêu thụ trên 30 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm. Tổng
lượng thuốc sử dụng hàng năm tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với năm 1990. Mặc dù khối
lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam còn ít so với các nước khác
(trung bình từ 0,5 - 1kg/ha/năm), nhưng ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong đất
16
Vùng bị ô nhiễm chủ yếu xảy ra ở ven một số thành phố lớn; khu công nghiệp và
những nơi gia công kim loại không có công nghệ xử lý chất thải độc hại; những nơi
chuyên canh, thâm canh sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật không hợp lý,
không có sự quản lý chặt chẽ. Như đất phù sa của sông Hồng qua quá trình thâm canh,
sử dụng đất không hợp lý đã làm cho nhiều vùng đất bị thoái hoá tới mức không còn
những đặc tính điển hình của đất phù sa như: Tỷ lệ sét giảm xuống còn dưới 13%, hàm
lượng hữu cơ khoảng 1%, đạm tổng số 0,08%, lân tổng số 0,07%, canxi và magiê 2 - 4
mili đương lượng, pH khoảng 4,5. Thâm canh tăng vụ không hợp lý, đất được gieo
trồng liên tục không nghỉ làm đất bị khai thác quá mức, nhưng lại không được bổ sung
cân đối dẫn đến thiếu hụt nhiều nguyên tố dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất và tình
trạng đất đai ngày càng bị “nghèo đi”.
- Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: Trong những
năm gần đây, hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên
đáng kể, như tại cụm công nghiệp Phước Long, hàm lượng Cr cao gấp 15 lần, Cd từ 1,5
đến 5 lần, As gấp 1,3 lần so với tiêu chuẩn.
Suy thoái đất chủ yếu ở nước ta là xói mòn, rửa trôi; suy thoái hóa học. mất chất
dinh dưỡng; đất bị chua; hoang mạc hóa... Xói mòn là quá trình tiềm năng dẫn đến thoái
hóa đất mạnh nhất ở nước ta. Lượng đất bị xói mòn thường phụ thuộc vào chế độ canh
tác. Chế độ du canh ở vùng đồi núi nước ta đã để lại hậu quả là từ đất rừng, sau khi khai
phá trồng cây ngắn ngày, chu kỳ đất bỏ hóa để phục hồi độ phì nhiêu bị rút ngắn nên
hiện có khoảng 17,7 triệu ha đất dốc bị suy thoái ở các mức độ khác nhau.
Sự suy thoái và ô nhiễm đất làm giảm năng suất cây trồng vật nuôi, làm nghèo

thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại càng
làm cho quá trình xói mòn, thoái hóa đất diễn ra nhanh hơn. Sự tích tụ cao các chất độc
hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong
cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Để bảo vệ
môi trường, nước ta cần có những chính sách quản lý, sử dụng đất đai thích hợp.
2. Về nguồn nước
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước ngọt rất dồi dào, hoàn toàn có thể đảm bảo
được nguồn nước sinh hoạt cho người dân (lượng nước tính trung bình trên đầu người
của Việt Nam là 11.189 m
3
/người cao gần gấp đôi so với mức trung bình của thế giới),
cũng như cho các mục đích để đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Đây là một cơ
sở rất quan trọng và thuận lợi cho Việt Nam để có thể đảm bảo được sự phát bền vững
của môi trường cũng như đạt được mục tiêu tăng trưởng có chất lượng.
Bảng 9: Tài nguyên nước tái tạo được của một số quốc gia (2002 - 2004)
Quốc gia Lượng nước (m
3
/người)
Việt Nam 11.189
17
CHDCND Lào 68.318
Campuchia 30.561
Trung Quốc 2.185
Hàn Quốc 1.471
Trung bình các nước nghèo 50 - 500
Trung bình trên toàn cầu 6.538
Nguồn: Viện Tài nguyên Thế giới – WRI.
Mặc dù tài nguyên nước ngọt tương đối phong phú, đa dạng, có khả năng tái tạo
cao nhưng lại rất phức tạp về tính chất và đang có những diễn biến mà nếu không được
quản lý tích cực và kịp thời sẽ là những khó khăn to lớn mà ta phải đối mặt tương lai

gần. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kéo theo những tác động đến môi trường môi
trường nói chung, môi trường nước nói riêng tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức trong
tương lai gần.
Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguyên
nhân gây các bệnh suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, gây kém phát triển, tử vong, nhất là
ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, vệ sinh môi
trường kém. Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, trong đó chủ yếu là
những nguyên nhân sau.
2.1. Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước
Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên nhu
cầu sử dụng nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi, dẫn đến suy
giảm nghiêm trọng cả về chất và về lượng đối với tài nguyên nước.
Hiện nay có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tuy nhiên, dịch
vụ cấp nước đô thị còn nhiều hạn chế. Hệ thống cấp nước đô thị xây dựng chắp vá,
không hoàn chỉnh và đồng bộ. Năm 2004, lượng nước cấp đô thị bị thất thoát khoảng 35
- 50% (mặc dù đã giảm khoảng 8 - 10% so với năm 2003). Mức bảo đảm nước trung
bình cho một người trong 1 năm từ 12.800 m
3
/người vào năm 1990, giảm còn 10.900
m
3
/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m
3
/người vào khoảng năm
2020. Tỷ lệ hộ được tiếp cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%. Trong khi đó tỷ
lệ dân vùng nông thôn được cấp nước sạch và nước an toàn với tiêu chuẩn 50
lit/người/ngày là từ 40 - 60%, phụ thuộc vào từng vùng. Nhiều vùng nông thôn, đặc biệt
là khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn về tiếp cận
nguồn nước sạch. So sánh với năm 2000 tổng lượng nước sử dụng trong năm 2010 được
dự báo sẽ tăng 14%; năm 2020, 25% và năm 2030, 38%. Với đà gia tăng được dự báo

trên đây đến năm 2030 lượng nước sử dụng sẽ có thể lên tới gần 90 tỷ m
3
/năm, tức bằng
18
khoảng 11% tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài nguyên nước hình thành trên lãnh thổ
quốc gia.
Như vậy, mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên nước ngọt khá dồi dào nhưng do sự
phân bố nguồn nước ngọt theo vị trí địa lý cũng như theo mùa là rất khác nhau nên việc
đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cần thiết cho mọi địa phương trong cả nước là vô
cùng khó khăn. Đó là chưa kể đến nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt cũng như cho
sản xuất đang ngày càng gia tăng thực sự sẽ là một thách thức lớn cho mục tiêu đảm bảo
tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
2.2. Ô nhiễm nguồn nước và vấn đề xử lý nước thải
Việt Nam là một trong những nước đang ở tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng
và diễn ra với tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở một
số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung đã lên đến mức báo động.
Ô nhiễm nước mặt: Chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính
của Việt Nam còn khá tốt, trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của các con sông này
ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt, mức độ
ô nhiễm tại các sông tăng cao vào mùa khô. Ở các hệ thống sông chính trên cả nước đã
thấy có hiện tượng hàm lượng BOD
5
và N NH
4
-
vượt mức tiêu chuẩn cho phép từ 1,5
đến 3 lần, hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5
đến 2,5 lần. Một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng. Trong khu vực
nội thành của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh... hệ thống
các ao, hồ, kênh rạch và sông nhỏ đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức

tiêu chuẩn cho phép 5 - 10 lần. Việc khai thác nước quá mức và không có quy hoạch đã
làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này thấy nhiều ở các khu vực đồng
bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nước dưới đất đã xuất hiện dấu hiệu ô
nhiễm phốt phát và asen. Khai thác nước dưới đất quá mức cũng đã dẫn đến hiện tượng
xâm nhập mặn ở các vùng ven biển ở nhiều nơi. Nước dưới đất còn bị ô nhiễm do việc
chôn lấp gia cầm bị dịch không đúng quy cách.
2.3. Vấn đề xử lý nước thải
a. Nước thải đô thị và công nghiệp
Hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước khi xả thải ra môi trường (chỉ
khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn). Ngoài ra,
hiện nay cả nước chỉ có một số bãi chôn lấp rác có hệ thống xử lý nước rác hoạt động
thường xuyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Do đó, nước thải công nghiệp, nước
thải sinh hoạt, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp rác thải và cả nước thải bệnh viện (nguồn
nước chứ nhiều thành phần nguy hiểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường) ngấm
xuống đất và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước dưới đất.
19
b. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực
nông thôn
Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, hoạt động của các làng nghề trong nước tạo ra một lượng chất thải xả vào môi
trường một cách bừa bãi và không được xử lý gây ra phú ưỡng hoặc nhiềm độc nước,
dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Chất lượng nước không đảm bảo, nhất là nước sinh hoạt kéo theo đó là hàng loạt
các vấn đề sức khoẻ cộng đồng bị ảnh hưởng, chất lượng đời sống sẽ xấu đi. Điều này
khẳng định tăng trưởng của Việt Nam chưa thực sự bền vững về mặt môi trường và xã
hội, tăng trưởng tuy có đạt được tốc độ cao nhưng chất lượng cuộc sống của người dân
lại đi xuống, nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến người dân trong tương lai.
3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô
thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có

tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp),
ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và
suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì
nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất
lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí
càng quan trọng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng.
3.1. Hiện trạng ô nhiễm
Ô nhiễm bụi: Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ
2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng
nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 10 - 20 lần như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 - 1,23 mg/m
3
), thị xã Phúc Yên
(0,99 - 1,33 mg/m
3
), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam (1,31 mg/m
3
), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5
mg/m
3
),...
Ô nhiễm khí SO
2
: Nói chung, nồng độ khí SO
2
trung bình ở các đô thị và khu công
nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép. Trong các thành phố, thị xã đã
quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng

Tàu, Long An có nồng độ khí SO
2
lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho
phép tới 2 lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh
Hoá, Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO
2
trung bình ngày đều
dưới 0,1 mg/m
3
, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần.
20
Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị: Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã sử dụng xăng không pha chì từ ngày 1/7/2001. Số
liệu quan trắc ô nhiễm giao thông cho thấy nồng độ chì trong không khí Hà Nội trung
bình năm 2002 giảm đi khoảng 40 - 45% so với cùng thời kỳ năm trước; tương tự, ở
thành phố Hồ Chí Minh nồng độ chì giảm đi khoảng 50%.
Nồng độ khí độc hại (SO
2
, NO
2
, CO) ở phần lớn các đô thị và khu công nghiệp
đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, tức là chưa có tình trạng ô nhiễm bởi các loại khí này.
Song ở một số nhà máy và ở một số nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ các loại khí
độc hại trên vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi mức độ ô nhiễm môi trường
không khí ở các khu vực rộng lớn chưa đáng kể, thì ô nhiễm môi trường không khí
trong nội bộ các cơ sở sản xuất (ô nhiễm môi trường lao động) lại là vấn đề đáng lo
ngại.
3.2. Nguyên nhân ô nhiễm không khí
Từ hoạt động công nghiệp:
Các hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ra ô

nhiễm môi trường không khí. Các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ hầu như chưa có thiết
bị xử lý khí thải độc hại, công nghệ thì lạc hậu, thường dùng than, dầu FO để làm nhiên
liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí, không đạt tiêu chuẩn
về chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá,
phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm
trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ, ở thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ
sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp
nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng
300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành.
Các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp. Tuy
nhiên còn một số nhà máy lớn, vẫn còn nằm ở các vị trí riêng rẽ và chưa xử lý triệt để ác
khí thải độc hại nên vẫn gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Trong các
năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội thành có phần
giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp
cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ Đức,
Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì,
Khu Gang thép Thái Nguyên,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải
ra là bụi, khí SO
2
, NO
2
, CO, HF và một số hoá chất khác. Bụi và các loại khí thải độc
hại như SO2, NO2, CO,… do các khu công nghiệp, các làng nghề thải ra có tác động
trực tiếp ngay đến môi trường các khu vực xung quanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống cũng như sức khỏe dân cư gần các khu công nghiệp, các làng nghề hay chính
21
người dân trong các làng nghề. Do đó, nếu như chỉ vì mục tiêu và lợi ích kinh tế mà gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường thì cũng tăng trưởng đó là tăng

trưởng không có chất lượng và không bền vững.
Từ hoạt động giao thông vận tải: Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Nguồn thải từ giao thông
vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô
thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận
tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không
những làm tăng nhanh nguồn thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao
thông ở nhiều đô thị lớn.
Từ hoạt động xây dựng: Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường
sá, cầu cống,... diễn ra rất mạnh và ở khắp nơi, đặc biệt ở các đô thị. Các hoạt động xây
dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình
vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung
quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây
dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.
Từ sinh hoạt của nhân dân: Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng
củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường
đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu
hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm
chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong đô thị đã sử dụng bếp gas
thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả.
Ngoài ra các nguyên nhân trên thì còn có một số nguyên nhân cũng làm ô nhiễm
môi trường như cháy rừng hay các nguồn ô nhiễm từ các quốc gia lân cận
II. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO TỔN ĐA DẠNG SINH HỌC
Nước ta được quốc tế xếp thứ 10 về đa dạng sinh học, nhưng tốc độ suy giảm
được xếp vào loại nhanh. Hiện nay, trên cả nước nhiều hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo
tồn đang bị xâm phạm và phá hoại nghiêm trọng.
1. Bảo vệ và phát triển rừng
Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO),

Việt Nam là một trong số 10 nước có diện tích trồng rừng lớn nhất trên thế giới. Số liệu
thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam hiện có khoảng
12,3 triệu ha rừng, trong đó có 10 triệu ha rừng tự nhiên. Với dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng giai đoạn 1998 - 2005, Việt Nam đã nâng độ che phủ rừng lên 36,7%, tăng 3,5 %
so với năm 1999. Trong nhóm 10 quốc gia nói trên, ngoài Việt Nam còn có 5 nước châu
22
Á khác là Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Inđônêxia và Trung Quốc. Tuy nhiên, tốc độ phá
rừng tự nhiên cũng đang diễn ra mạnh, con số lên tới 0,8 triệu hécta/năm đã khiến số
lượng nhiều loài động, thực vật giảm mạnh, làm gia tăng số lượng các loài động thực
vật có hại cho rừng và nông nghiệp, đồng thời gây bệnh cho con người. Thiệt hại này
ước tính lên tới hàng trăm tỷ USD đối với toàn khu vực trong 5 năm qua.
Quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút
đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. Trước
đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua,
rừng bị suy thoái nặng nề. Hiện nay, độ che phủ của rừng còn lại khoảng 43% diện tích
đất tự nhiên.
Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện
tích cả nước. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm
1995 và cuối năm 2002 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên
đến là 35,8%.
Bảng 10: Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000.000ha
1945 1976 1980 1985 1990 1995 1999 2002
Tổng diện tích 14,300 11,169 10,608 9,892 9,175 9,302 10,995 11,784
Rừng trồng 0 0,092 0,422 0,584 0,745 1,050 1,524 1,919
Rừng tự nhiên 14,300 11,076 10,186 9,308 8,430 8,252 9,470 9,865
Độ che phủ
(%)
43,0 33,8 32,1 30,0 27,8 28,2 33,2 35,8
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 12 năm 2003.


Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong Bảng 10 đã phần nào
nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến
8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm
2002 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000
ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre
nứa. Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng bị suy giảm.
Cũng cần chú ý là công tác thống kê rừng của chúng ta tới nay còn nhiều hạn chế,
các số liệu về diện tích rừng được công bố rất khác nhau, tuỳ nguồn tài liệu, và tuỳ thời
gian do thiếu thống nhất về phương pháp và các tiêu chí định lượng về rừng.
2. Hệ sinh thái của Việt Nam
Các hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, tạo nên môi trường sống
cho khoảng 10% số loài chim và thú trên toàn cầu. Việt Nam có nhiều loài động thực
23
vật rất độc đáo mà nhiều quốc gia trên thế giới không có được, đã làm cho Việt Nam trở
thành nơi tốt nhất (trong một số trường hợp là nơi duy nhất) để bảo tồn đa dạng sinh
học.
Việt nam có khoảng 126 khu bảo tồn thiên nhiên, với tổng diện tích trên 2,5 triệu
ha, bao gồm các khu rừng bảo vệ cảnh quan, vườn quốc gia, khu bảo tồn loài và nơi cư
trú, khu dự trữ thiên nhiên... tăng 28% diện tích so với trước khi nước ta tham gia Công
ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1994. Diện tích rừng được bảo tồn ở nước ta chỉ ở
mức trung bình nếu so với các nước trong khu vực. Xu hướng quần thể của rất nhiều
loại động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt
với nguy co tuyệt chủng. Theo kết quả điều tra của các nhà sinh học, từ năm 1996 đến
nay, ở nước ta có 152 loài động vật và thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong đó, đáng chú ý các loài tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy rái cá, hươu sao, cá chép gốc,
cá sấu hoa cà... hầu như không tồn tại trong tự nhiên mà chỉ còn một số cá thể.
Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái này, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng
cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn sinh học. Theo báo cáo môi trường
Việt Nam 2005, tổng kinh phí đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học năm 2005 đạt xấp xỉ

51,8 triệu USD, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia
môi trường: mặc dù tỷ lệ đầu tư cho các dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam mỗi
năm chiếm từ 20 - 30% nguồn kinh phí trong lĩnh vực môi trường, nhưng chất lượng
bảo tồn chưa cao.
Hiện nay, khoảng 25 triệu người Việt Nam sống dựa vào các hệ sinh thái rừng và
khoảng 8 triệu người khác có một phần thu nhập từ ngư nghiệp. Các hệ sinh thái và đa
dạng sinh học đã góp phần quan trọng cải thiện điều kiện sống, cung cấp dinh dưỡng,
lương thực, chất đốt, thuốc men, bảo vệ sức khoẻ và cung cấp nước sinh hoạt cho con
người. Như vậy, các hệ sinh thái của nước ta còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
không chỉ về mặt môi trường môi sinh mà còn có ý nghĩa cả về mặt kinh tế đối với một
bộ phận không nhỏ người dân, đồng thời góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất
nước.
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ngày 17/8/2004, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã chính thức được ban hành theo quyết định số
153/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một chiến lược khung,
bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ
chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển
bền vững đất nước trong thế kỷ XXI. Việt Nam trở thành một trong 113 nước trên thế
giới đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền
vững cấp quốc gia theo nghị quyết được 179 nước thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh
Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro.
24
Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đang
từng bước được xây dựng và hoàn thiện ở cả 4 cấp theo hướng gắn kết quản lý nhà nước
về môi trường với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã được thành lập năm 2002, chịu trách nhiệm là cơ quan chủ quản trong
các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời, xây
dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc bảo vệ môi trường.
Hội nghị môi trường toàn quốc tháng 4 năm 2005 đã thống nhất: Bảo vệ môi trường là

nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề, đỏi hỏi phải có sự quyết tâm cao của lãnh đạo
các bộ, ban và ngành, đoàn thể ở Trung ương và đặc biệt là chính quyền các địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tăng cường vai trò chủ trì, phối hợp chỉ đạo xử
lý các vấn đề môi trường có tính liên ngành, liên vùng. Mới đây ngày 27/9/2005, Hội
đồng Phát triển bền vững Quốc gia chính thức được thành lập để giúp Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo thống nhất việc thực hiện trong phạm vi cả nước Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam. Đây được coi như một bước tiến có ý nghĩa quan trọng
trong việc hoàn thiện về mặt quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc
triển khai thực hiện cụ thể Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam.
Chương 3: HIỆU LỰC QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
I. CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
Thực tiễn kinh nghiệm phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới đều thừa nhận
tầm quan trọng của vai trò quản lý nhà nước trong việc xây dựng môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định và hợp lý để khuyến khích tích luỹ và đầu tư. Những kinh nghiệm thành
công nhất về phát triển ở Đông Á có được gần đây là nhờ các yếu tố như mức độ thâm
hụt ngân sách thấp; tốc độ tăng trưởng tiền tệ và tín dụng hợp lý; tỷ lệ lạm phát tương
đối thấp; các khoản nợ của khu vực công cộng tăng ở mức độ hạn chế; lãi xuất thực
được duy trì ở mức độ dương để khuyến khích tích luỹ trong nước; tỷ giá hối đoái được
quản lý để tránh tình trạng giá trị đồng tiền quá cao, khuyến khích xuất khẩu và góp
phần duy trì cán cân thanh toán và sự ổn định về tài chính… Nhờ có tính ổn định và khả
năng dự đoán tương đối của môi trường kinh tế vĩ mô, người dân yên tâm đầu tư tiết
kiệm dài hạn vào thị trường tài chính và các nhà doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư cho
các dự án, kể cả các dự án có thời gian thu hồi vốn dài. Chính vì vậy, tỷ lệ tích luỹ (tiết
kiệm nội địa) và đầu tư tăng mạnh, đẩy nhanh tốc độ tích luỹ các nguồn vốn, cả vật chất
và con người, tạo tiềm lực cho tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao sự phồn thịnh bền
vững về kinh tế và nhanh chóng thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo. Chính vì vậy,
trong nội dung nghiên cứu về hiệu quả các chính sách vĩ mô của Nhà nước, chuyên đề
sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu vào các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính
sách tỷ giá - những công cụ chính để nhà nước điều tiết vĩ mô toàn nền kinh tế.
1. Chính sách tài khóa

25

×