Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích sự khác biệt về sức khỏe theo các biến nhân khẩu Tâm lý học sức khoẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.69 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN HỌC:
TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE

Giảng viên:
Lớp:
Học viên:
Số điện thoại:

T.S Đặng Hoàng Ngân
Tâm lý học – VB2
Vũ Trường Giang
0986811100

Đề bài:
"Phân tích sự khác biệt về sức khỏe theo các biến nhân khẩu."

Hà Nội, Năm 2019


BÀI LÀM
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (1946): “Sức khỏe là một tình trạng hồn tồn
sảng khoái về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng chỉ là khơng có bệnh”


Con người hiện đang sống trong môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, vì vậy sức khỏe
của chúng ta cũng chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã
hội.
Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học sức khỏe cho thấy có mối liên quan giữa các nhóm
xã hội và mức độ sức khỏe cũng như các hành vi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Một trong các
nhóm xã hội đó có thể kể đến là các nhóm nhân khẩu học (giới tính, lứa tuổi, gia đình, nghề
nghiệp..).
Sự ảnh hưởng của nhóm nhân khẩu học tạo ra sự khác biệt về sức khỏe của con người. Để
làm rõ hơn về sự khác biệt này, em xin phép tìm hiểu và đi vào phân tích một khía cạnh trong
nhóm nhân khẩu học (yếu tố gia đình) để người đọc phần nào hiểu hơn về sự ảnh hưởng của
nhóm nhân khẩu học tới sức khỏe con người.
-

Các luận điểm đặt ra về sự khác biệt của sức khỏe theo yếu tố gia đình như:
Sự bận rộn trong cuộc sống hiện đại, tiện nghi về mặt công nghệ, lạm dụng Smartphone nên
mối quan hệ giữa các thành viên ít bền chặt hơn, thời gian dành cho nhau giữa họ cũng ít hơn
nên sự quan tâm đến sức khỏe của nhau ít thường xun hơn. (có những đứa trẻ tuổi vị thành
viên sống cùng bố mẹ bị rơi vào trạng thái trầm cảm nặng 3 năm nay nhưng bố mẹ khơng hay

-

biết)
Mâu thuẫn giữa các thế hệ sống chung (Ơng bà, bố mẹ, con cháu..) trong gia đình hiện đại làm
gia tăng căng thẳng bầu khơng khí gia đình làm cho các thành viên trong gia đình dễ mắc

-

bệnh hơn.
Người độc thân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có gia đình.


1. Luận điểm lựa chọn phân tích:

“Người độc thân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người có gia đình.”


Đi cùng sự phát triển của xã hội, chủ nghĩa độc thân cũng đang là một trong những xu thế
được nhiều người hưởng ứng, tôn sùng, tuy nhiên các nghiên cứu khẳng định nó có thể sớm
mang lại những hậu quả hơn là ích lợi.
Báo cáo trong mục sức khỏe của Oxford Journals đã đưa ra những bằng chứng cho thấy: độc
thân sẽ mang đến nhiều nguy cơ bệnh tật và làm giảm tuổi thọ. Trong nhóm người 30-39 tuổi,
nguy cơ tử vong của người độc thân cao hơn người đã kết hôn và tỷ lệ này lên đến 128%. Ở
người lớn hơn 70 tuổi thì tỷ lệ này là 12%.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Louisville (Mỹ) cũng đã tiến hành phân tích 90 bản
báo cáo về tuổi thọ của hơn 500.000 người trong suốt 60 năm qua. Kết quả thu được khiến họ
ngạc nhiên khi phụ nữ kết hôn sống thọ hơn phụ nữ độc thân từ 7 – 15 năm. Trong khi đó,
-

nam giới lập gia đình sống thọ hơn nam giới độc thân 8 -17 năm.
Cuộc sống độc thân có nguy cơ sa sút trí tuệ hơn nhiều cuộc sống hơn nhân.
Nhóm nghiên cứu đến từ University College London (UCL – Anh) đã phân tích dữ liệu của
800.000 người trên tồn thế giới và khảo sát kết quả của 15 nghiên cứu khác. Họ nhận thấy
việc sống đời độc thân khiến nguy cơ sa sút trí tuệ sớm tăng lên đến 42%. Ở người từng kết
hơn nhưng sau đó trở về độc thân hoặc góa, nguy cơ cũng tăng 20%. Sau nghiên cứu này
nhóm cũng đã tìm ra được một phương án đẩy lùi chứng mất trí – sa sút trí tuệ đó là phương
thuốc - Một cuộc sống lứa đôi – Kết luận được cơng bố trên tạp trí khoa học The Journal of
Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. Nghiên cứu này góp phần chống lại Alzheimer và các

-

dạng sa sút trí tuệ khác.

Cuộc sống độc thân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn cuộc sống lứa đôi.
Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên hơn 3,5 triệu người tại Mỹ cho thấy, người độc thân
có nhiều hơn 5% khả năng phát triển bệnh tim mạch so với người kết hôn. Trong nghiên cứu ở
9.000 người do Đại học Texas (Mỹ) thực hiện năm 2006 cho thấy, sự khác biệt về nguy cơ
mắc bệnh tim mạch giữa những người đã có gia đình và những người độc thân. Người độc
thân thường đối mặt với nguy cơ tim mạch cao hơn người đã kết hơn.

-

Cuộc sống độc thân có nguy cơ mắc trầm cảm hơn cuộc sống lứa đơi.
Có 25% trong số 3.500 người từ 35 - 60 tuổi ở Phần Lan sống một mình 7 năm đã phải cần
đến sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Con số cao hơn những người sống với gia đình, anh

chị em…
2. Các giả thuyết chứng minh:


-

Giả thuyết sinh học:
Người có gia đình có lượng Cortisol thấp – đây là một loại hormone gây căng thẳng, sản xuất
dư thừa sẽ góp phần tạo ra các kích thích hay bệnh mãn tính.
Nồng độ Cortisol cao kéo dài có thể xuất phát từ sự căng thẳng liên tiếp, làm cản trở cở thể
điều chỉnh kích thích. Kích thích này có tác động đến các vấn đề sức khỏe bao gồm tim mạch,
khả năng miễn dịch, tiểu đường, ung thư… Các nhà nghiên cứu từ ĐH Carnegie Mellon cho
biết những người lập gia đình phải đối mặt với căng thẳng tâm lý ít hơn khi họ cịn độc thân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người đã lập gia đình có mức cortisol thấp hơn người chưa lập

-


gia đình. Cortisol của họ cũng có xu hướng giảm nhanh so với những người chưa lập gia đình
Giả thuyết về lợi ích của cuộc sống lứa đội:
Cuộc sống hôn nhân ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến sức khỏe như uống rượu, sử
dụng ma túy, hút thuốc lá, ăn kiêng và tập thể dục. Trách nhiệm và những chuẩn mực trong
hơn nhân khuyến khích các cặp đơi đưa ra những hành vi phù hợp với cuộc sống như là bảo
vệ sức khỏe, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xun .Ln có một người để theo dõi và
đồng hành với những hành vi của người còn lại – khuyến khích thói quen sống lạnh mạnh hơn
như ăn uống tốt hơn, uống ít rượu, tích cực hoạt động thể chất. Người bạn đời sẽ chăm sóc, hỗ
trợ, giúp đỡ bạn trong mọi hồn cảnh. Những điều lo lắng, khó khăn trong cuộc sống khi được
chia sẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Ngược lại: Khi sống độc thân – bản thân bạn phải tự mình làm tồn bộ các cơng việc sẽ khiến
bạn sớm mệt mỏi, suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Chưa kể việc sống độc thân trong thời
gian dài dễ nảy sinh tâm lý ngại tiếp xúc, thậm trí là trầm cảm. Rất nhiều người sống độc thân
khi về già bị mắc các bệnh khó khăn khi vận động, lại sống một mình là điều rất đáng lo ngại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. The Effects of Marriage on Health: A Synthesis of Recent Research Evidence

Prepared for: Department of Health and Human Services
Office of the Assistant Secretary for Planning and Evaluation - Office of Human Services
Policy
By: Robert G. Wood - Brian Goesling - Sarah Avellar (June 19, 2007)
/>

2. Relationship Status, Health, and Health Behavior: An Examination of Cohabiters and

Commuters - Author(s): Theodore D. Fuller
Published by: University of California Press (19/02/2014)
/>3. DePaulo B, Morris W. Singles in society and science. Psychological Inquiry. 2005;2–


3:57–83. doi: 10.1080/1047840X.2005.9682918. [CrossRef] [Google Scholar]
4. Keith P. Resources, family ties, and well-being of never-married men and

women. Journal of Gerontological Social Work. 2003;42(2):51–75. doi:
10.1300/J083v42n02_05. [CrossRef] [Google Scholar]
5. Chuyên mục sức khỏe – Báo Đại kỷ nguyên

/>6. Sức khỏe đời sống – Báo 24h

/>


×