Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Vận dụng lý thuyết bàn tay vô hình của adam smith và thuyết cân bằng tổng quát của leon wallras

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.05 KB, 27 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Để được phát triển như ngày nay thế giới đã trải qua rất nhiều chặng đường
lịch sử, trên con đường đó có cả sự đấu tranh thay thế lẫn nhau giữa cái cũ và cái
mới, cái lạc hậu cổ điển với cái hiện đại... Nhưng không phải cái cũ, cái cổ điển
đều là những cái cần phải loại bỏ hết, có những tinh hoa những giá trị mà cho
đến ngày nay nó cịn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Có thể lấy dẫn chứng
cụ thể là lý thuyết "Bàn tay vơ hình" của Adam Smith và lý thuyết "Cân bằng
tổng quát" của Leon Walras ra đời cách đây hơn 200 năm, hai học thuyết này đã
mở ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở hợp lý nhất của
thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tự do.
Nhờ lý thuyết kinh tế học của Adam Smith, Charles Dickens đã đạt được
cách nhìn sâu sắc nhằm vào các điều phức tạp và các sự bất công của xã hội tư
bản. Về sau C.Mác đã dựa trên cơ sở lý luận đó để phân tích bản chất của chủ
nghĩa tư bản thời kỳ cuối thế kỷ XIX, lý thuyết của C.Mác đã đưa tới cuộc Cách
mạng vô sản Nga vào năm 1917. Và ngày nay nhiều nước trên thế giới đã áp
dụng lý thuyết này để định hướng cho việc phát triển kinh tế.
Adam Smith là người đầu tiên mô tả được cách thức của một nền kinh tế
dựa trên một hệ thống thị trường có thể thúc đẩy hiệu quả kinh tế, tự do cá nhân,
tự do kinh tế dưới sự điều tiết của các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường
mà ông gọi là "Bàn tay vô hình". Trên cơ sở tư tưởng đó, Leon Walras đã đưa
thuyết "Bàn tay vơ hình" lên một tầm cao hơn đó là lý thuyết “Cân bằng tổng
quát".
Đối với Việt Nam sau khi chúng ta tiến hành đổi mới năm 1986, thì việc
nghiên cứu các lý thuyết này có ý nghĩa cung cấp hệ thống tri thức quan trọng,
đó là cơ sở lý luận chung về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh
tế. Giúp Đảng ta có được định hướng đúng đắn để xây dựng nền kinh tế trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Là một sinh viên chuyên ngành khoa Giáo dục Chính trị, nghiên cứu các lý
thuyết về kinh tế, ý thức được vai trò hết sức quan trọng của nền kinh tế thị
1




trường đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, nên tôi quyết định chọn đề
tài : Vận dụng lý thuyết: “Bàn tay vơ hình” của Adam Smith và thuyết “Cân
bằng tổng quát” của Leon Wallras, để phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về sự vận dụng sáng tạo các lý thuyết
trên của Đảng ta vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nắm bắt được các quy luật vận động, đặc điểm, vai trò của nền kinh tế thị
trường, cũng như những mặt trái, những tác động tiêu cực, mà cơ chế thị trường
đó sinh ra. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực và
phát huy những yếu tố tích cực do cơ chế thị trường mang lại.
Đánh giá chính xác vai trị của "bàn tay vơ hình" cũng như vai trị của "bàn
tay nhà nước" trong nền kinh tế hiện nay, từ đó khẳng định sự cần thiết của nhà
nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường là nhằm ngăn ngừa, khắc phục
những thất bại của thị trường giúp thị trường hoạt động có hiệu quả hơn.
Xem xét "bàn tay vơ hình và thuyết "cân bằng tổng quát" tác động đến nền
kinh tế thị trường Việt Nam như thế nào? phân tích một số vấn đề về nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta để hiểu rõ đặc điểm, thực
trạng và giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, thấy được hướng chỉ
đạo đúng đắn của Đảng nhằm đạt muc tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp, thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh".
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài: Vận dụng lý thuyết “Bàn tay vơ hình” của Adam Smith và lý
thuyết “Cân bằng tổng quát” của Leon Walras, để phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về hai lý thuyết trên và sự
vận dụng sáng tạo các lý thuyết đó của Đảng ta vào q trình phát triển kinh tế
của đất nước.

Ngồi ra, đề tài cịn đi sâu tìm hiểu thêm các quan điểm kinh tế bên trong
lý thuyết “bàn tay vô hình” và lý thuyết “cân bằng tổng quát” những quy luật
2


cạnh tranh, quy luật cung - cầu, quy luật giá cả cùng với những thất bại của nền
kinh tế thị trường như: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp mà tự nó khơng thể
giải quyết được.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và các giá trị của lý thuyết
"bàn tay vơ hình" và lý thuyết "cân bằng tổng quát", trên cơ sở đó Đảng và Nhà
nước ta đã vận dụng lý thuyết trên nhằm phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của cơ chế thị trường,
từ đó đề ra các định hướng, giải pháp, nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế
những khuyết tật do nền kinh tế thị trường mang lại để phát triển nền kinh tế thị
trường trong những năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành đề tài,
tơi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp lơgíc.
* Phương pháp thu thập, tổng kết và phân tích số liệu.
* Phương pháp đối chiếu so sánh.
* Phương pháp tọa đàm trao đổi với giáo viên.
Ý nghĩa thực tiễn:
Để phát triển kinh tế theo lý thuyết tăng trưởng về kinh tế của Walter
Wiliam Rostow người Mỹ thì nền kinh tế các nước đang phát triển cần phải trải
qua năm giai đoạn: Giai đoạn xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh,
giai đoạn cất cánh, giai đoạn chín muồi về kinh tế và cuối cùng là giai đoạn xã
hội tiêu dùng. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, nền kinh tế đang trong giai đoạn
“chuẩn bị cất cánh”. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một

tất yếu, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách đặt lên hàng đầu, để chuyển nền kinh tế
lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại, nhằm hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội IX của
Đảng (tháng 4 -2001) đã nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế thị
trường nên Đảng ta đã xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

3


nghĩa là mơ hình kinh tế tổng qt của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. [15, tr 157].
Việc nghiên cứu lý thuyết "bàn tay vô hình" và lý thuyết “cân bằng tổng
quát” của Adam Smith và Leon Walras có ý nghĩa cung cấp một hệ thống tri thức
lý luận quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế, từ
nhận thức đó mà đưa ra các biệp pháp phát triển kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, lý thuyết “bàn tay vơ hình” và lý thuyết "cân bằng tổng qt"
mới chỉ dừng lại ở những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, mà không thấy
được tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó khơng thể khắc phục được, do các
ơng đã khơng nhìn nhận đúng vai trị của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Do đó, việc nghiên cứu lý thuyết này cịn có ý nghĩa là cần có cách nhìn khách
quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên coi thị trường lúc nào cũng
"hồn hảo" và khơng có khuyết tật, bởi vì để phát triển nền kinh tế ổn định và
bền vững thì ngồi “bàn tay vơ hình” ra, cịn cần thiết phải có sự can thiệp, điều
tiết của “bàn tay nhà nước” trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
khi mà dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu cuối năm 2007 đầu 2008
vẫn cịn rất nặng nề. Vì vậy, việc Nhà nước điều tiết nền kinh tế là rất cần thiết
nhằm khắc phục những thất bại của cơ chế thị trường, để thị trường hoạt động có
hiệu quả hơn. Mặt khác, việc đánh giá đúng vai trò của nền kinh tế thị trường
giúp chúng ta trong q trình xây dựng kinh tế đất nước khơng chệch hướng
mục tiêu đi theo con đường của nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
5. Bố cục đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo thì tiểu luận được chia làm
hai nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Vận dụng các lý thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith và lý
thuyết “cân bằng tổng quát” của Leon Walras vào quá trình phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay.

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết “Bàn tay vơ hình” của Adam Smith
1.1.1. Hồn cảnh ra đời.
Adam Smith (1723-1790), là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức
học vĩ đại người Scotland. Ông là một trong những người sáng lập và lãnh đạo
kinh tế học tư sản cổ điển vào thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến nửa đầu thế
kỷ XIX. Ôngđã viết nên bộ sách "Tìm hiểu về bản chất và của cải của quốc gia"
đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở hợp lý
nhất của thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do.
Dựa trên cơ sở lý luận “trật tự tự nhiên” của trường phái trọng nơng, Adam
Smith đã trình bày lý thuyết “bàn tay vơ hình”, đây là lý thuyết xun suốt trong
tác phẩm “nguồn gốc của cải của quốc gia”, và cũng là lý thuyết thể hiện rõ
nhất tư tưởng của Adam Smith nói riêng và học thuyết kinh tế của trường phái tư
sản cổ điển nói chung.
1.1.2. Nội dung lý thuyết "Bàn tay vơ hình"
"Bàn tay vơ hình" là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế được Adam
Smith đưa ra vào năm 1776 trong tác phẩm "Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc
của cải của quốc gia" và nền triết học về “của cải”. Trong tác phẩm Adam Smith
đã nhìn thấy một bàn tay vơ hình chi phối tài sản và các cách tiêu thụ hàng hóa,

dịch vụ, rồi tác giả cắt nghĩa sức mạnh và cách hoạt động của thị trường. Chính
tác phẩm này đã dẫn đường cho kinh tế thế giới ngày nay.
"Bàn tay vơ hình" là một khái niệm hình tượng, "bàn tay" để chỉ một sức
mạnh, sự khéo léo và linh hoạt trong điều chỉnh các hoạt động. "Vơ hình" là
khơng thấy sự tồn tại của nó. Sức mạnh, sự khéo léo và linh hoạt trong điều
chỉnh các hoạt động mà chúng ta không thấy được hình thái tồn tại của nó, đó là

5


cơ chế thị trường. Lý thuyết "Bàn tay vơ hình" của A.Smith thực chất là cơ chế
thị trường tự điều tiết.
Trong lý thuyết này, A.Smith khẳng định, nền kinh tế bình thường là nền
kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mua bán và trao đổi hàng
hóa. Đó là nền kinh tế thị trường. Sự hoạt động của nền kinh tế thị trường chịu
sự chi phối của "bàn tay vơ hình".
"Bàn tay vơ hình" là hệ thống các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt
động và chi phối hoạt động của con người, là một "trật tự tự nhiên". Để có trật
tự tự nhiên cần có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại và phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do
kinh tế. Cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu
dịch. Trên cơ sở đó, hình thành mối quan hệ phụ thuộc vào nhau giữa người với
người.
Nếu như trường phái trọng nông ca ngợi trật tự tự nhiên trên cơ sở luật tự
nhiên đối lập với luật chế định, thì tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith lại nhằm
giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước.
Điểm xuất phát trong nghiên cứu lý luận về kinh tế của Adam Smith là
"con người kinh tế ". Ông cho rằng, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao
đổi. Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Chỉ có trao đổi và
thơng qua việc thực hiện những quan hệ trao đổi thì nhu cầu của người ta mới

được thoả mãn: "Hãy đưa cho tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái anh
cần". Theo ơng, thì đây là một thiên hướng phổ biến và tất yếu của mọi xã hội,
nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại của xã hội loài người.
Khi tiến hành trao đổi sản phẩm lao động của nhau thì con người ta chịu sự
chi phối của lợi ích cá nhân, mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi cho
riêng mình. Lợi ích cá nhân chính là động lực trực tiếp chi phối hoạt động trao
đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người kinh tế cịn chịu sự tác động của
"bàn tay vơ hình". Ơng lý luận rằng: mỗi cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho
mình, như vậy sẽ làm tối đa hóa lợi ích của cộng đồng. Điều này giống như việc
6


cộng tồn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại. Theo lý luận này, hoạt động
của mỗi thành viên trong xã hội chỉ mang mục đích bảo vệ lợi ích của riêng
mình, thơng thường, khơng có chủ định củng cố lợi ích cộng đồng và cũng
khơng biết mình đang củng cố lợi ích cộng đồng đến mức nào. Tuy nhiên, hệ
thống thị trường và cơ chế giá khi đó sẽ hoạt động một cách tự phát vì lợi ích
của tất cả mọi người như một "bàn tay vơ hình" điều khiển tồn bộ q trình xã
hội và điều khiển này thậm chí có hiệu quả hơn khi họ có ý định làm việc này.
Ơng đề nghị, phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng "bàn tay vơ hình".
Hoạt động sản xuất và lưu thơng hàng hóa cần phải được phát triển theo sự điều
tiết của "bàn tay vơ hình". Xã hội muốn giàu có phải được phát triển trên tinh
thần tự do. Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế, hoạt động kinh tế
vốn có cuộc sống riêng của nó.
Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu của các nhà tư bản, bảo vệ
hịa bình, khơng để nội chiến, ngoại xâm. Đơi khi nhà nước cũng có nhiệm vụ
kinh tế nhưng đó là khi mà nhiệm vụ đó vượt quá sức của một doanh nghiệp như
là xây dựng cầu, cảng, đường sá, đắp đê hay xây dựng các cơng trình kinh tế
lớn.
A.Smith cho rằng quy luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách kinh tế của

nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của các quy luật kinh tế.
Sự hài hòa của tự nhiên tồn tại trong thế giới kinh tế khiến cho chính phủ can
thiệp vào hầu hết các vấn đề vừa không cần thiết vừa khơng mong muốn. Xã hội
muốn giàu có, phải được phát triển theo tinh thần đó.
1.2. Lý thuyết "Cân bằng tổng quát"
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời:
Leon Walras (1834-1910), là nhà kinh tế học người Pháp, ông là một trong
những người đã sáng lập ra trường phái Tân cổ điển, và là đại biểu xuất sắc nhất
của trường phái Tân cổ điển ở Thụy Sĩ, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế XX.
L.Walras sinh ra tại tỉnh Normandy nước Pháp nhưng phần lớn cuộc đời ông

7


sống ở Thụy Sĩ. Sinh ra trong gia đình kinh tế học, bố ông là giáo viên kinh tế
học và là người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời ông.
L.Walras có nhiều tác phẩm như "Nguyên lý kinh tế học chính trị thuần
túy, lý thuyết về nguồn gốc của cải xã hội”, “Nghiên cứu kinh tế chính trị học
ứng dụng, lý thuyết về sản xuất của cải xã hội ”. Leon Walras đề cập tới nhiều lý
thuyết, trong đó nổi bật là lỳ thuyết giá trị, giá cả và lý thuyết “Cân bằng tổng
quát”.
Lý thuyết “cân bằng tổng quát” được ông phát triển trên cơ sở lý thuyết
"bàn tay vơ hình" của trường phái kinh tế học tư sản cổ điển về tư tưởng tự do
kinh tế.
1.2.2. Nội dung lý thuyết "cân bằng tổng quát"
Lý thuyết "cân bằng tổng quát" là một trong số lý thuyết quan trọng của
Leon Walras đã được các nhà kinh tế học tư sản đánh giá rất cao.
Theo ông, trong cơ cấu kinh tế thị trường có ba bộ phận: thị trường vốn, thị
trường lao động và thị trường sản phẩm.
*Thị trường vốn: là nơi thuê tư bản, lãi suất cho vay là giá cả của tư bản.

* Thị trường lao động: là nơi thuê mướn công nhân, tiền công là giá cả lao
động.
*Thị trường sản phẩm: là nơi mua bán các tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản
xuất. Giá cả hàng hóa dịch vụ là tương quan trao đổi giữa chúng.
Cả ba loại thị trường này độc lập với nhau, song nhờ hoạt động của doanh
nhân mà chúng có quan hệ với nhau. Muốn sản xuất sản phẩm, doanh nhân phải
vay vốn trên thị trường tư bản, thuê nhân công trên thị trường lao động. Trên hai
loại thị trường này, doanh nhân biểu thị là sức cầu. Sản xuất được hàng hóa,
doanh nhân đem bán sản phẩm này trên thị trường sản phẩm tại đây doanh nhân
đóng vai trị là sức cung.
Để vay tư bản, doanh nhân phải trả lãi suất; để thuê công nhân, doanh nhân
phải trả tiền công. Lãi suất và tiền cơng là chi phí sản xuất.

8


Nếu giá hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất thì doanh nhân có lợi. Doanh
nhân sẽ mở rộng sản xuất, vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân, sức cầu của
doanh nhân tăng làm cho giá cả tư bản và lao động tăng, chi phí sản xuất tăng.
Ngược lại, khi mở rộng sản xuất cung hàng hóa nhiều hơn cầu do đó giá hàng
hóa giảm, thu nhập doanh nhân giảm. Khi giá cả giảm xuống ngang với chi phí
sản xuất thì cung và cầu hàng hóa ở trạng thái cân bằng. Doanh nhân sẽ ngừng
sản xuất thêm, không vay thêm tư bản và thuê thêm nhân công. Giá hàng hóa ổn
định làm cho lãi suất và tiền cơng ổn định. Cả ba thị trường đều cân bằng cungcầu. Nền kinh tế ở trạng thái cân bằng gọi là cân bằng tổng quát.
Điều kiện để có sự cân bằng thị trường là sự cân bằng giữa giá cả hàng hóa
và chi phí sản xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh trạng thái cân bằng được
thực hiện thông qua dao động cung - cầu.
Lý thuyết “Cân bằng tổng quát” của Leon Walras là sự kế thừa và phát trển
tư tưởng tự do kinh tế trong lý thuyết "Bàn tay vơ hình" của Adam Smith. Lý
thuyết "cân bằng tổng qt" tập trung quan điểm về cơ chế thị trường tự điều

tiết trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Hoạt động tự do của các doanh nhân không phải là tự do bất kỳ, mà tuân
theo quy luật khách quan, theo sự biến động tự phát của quan hệ cung- cầu và
giá cả thị trường. Đây là điều kiện cơ bản cho sự phát triển và cân đối cung cầu
trên thị trường. Tự do kinh tế là sức mạnh của cơ chế thị trường. Ông tin tưởng
vững chắc vào sự điều tiết của cơ chế đó. Theo ơng, cơ chế tự điều tiết "bàn tay
vơ hình" đã làm cho tái sản xuất bảo đảm được những tỉ lệ cân đối và duy trì sự
phát triển bình thường.
Tuy nhiên cả lý thuyết: “bàn tay vơ hình” của A.Smith và lý thuyết "cân
bằng tổng quát" của L.Walras đều không chống đỡ được khủng hoảng kinh tế.
Vì hai lý thuyết này quá đề cao vai trò của cơ chế thị trường, đặt niềm tin tuyệt
đối vào cơ chế đó, mà chưa biết đến mặt trái, tác động tiêu cực cũng như những
thất bại mà tự cơ chế đó sinh ra. Cả A.Smith và L.Walras đều không thừa nhận
khủng hoảng kinh tế, không thấy nguồn gốc và tác động của khủng hoảng kinh
9


tế cũng như khơng thấy được vai trị điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường.

1.3. Lý luận chung về nền kinh tế thị trường:
1.3.1. Một số khái niệm:
* Kinh tế thị trường:
“Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều
được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán. Quan hệ
hàng hóa tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị
trường” [5, tr 254].
Phân biệt kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa: kinh tế thị trường đã có
mầm mống từ xã hội nơ lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao
trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng

bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi
thơng qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều
dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc vào
nhau. Trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên. Tuy
nhiên kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát
triển . Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, nhưng cịn ở trình độ thấp,
chủ yếu là sản xuất hàng hóa với quy mơ nhỏ bé, kỹ thuật thủ cơng, năng suất
thấp. Cịn kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, đạt đến trình
độ là thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của
người sản xuất hàng hóa. Kinh tế thị trường lấy khoa học, cơng nghệ hiện đại
làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
* Cơ chế thị trường:
10


Cơ chế thị trường là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh
tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung cầu hàng hóa trên
thị trường.
1.3.2. Đặc điểm:
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xó hội, trong đú quỏ trỡnh
sản xuất, phõn phối, trao đổi và tiờu dựng đều được thực hiện thụng qua thị
trường. Vỡ thế kinh tế thị trường khụng chỉ là "cụng nghệ", là "phương tiện" để
phỏt triển kinh tế - xó hội, mà cũn là những quan hệ kinh tế - xó hội, nú khụng
chỉ bao gồm cỏc yếu tố của lực lượng sản xuất, mà cũn cả một hệ thống quan hệ
sản xuất. Như vậy, chứng tỏ khụng cú và khụng thể cú một nền kinh tế thị
trường chung chung, thuần tỳy, trừu tượng tỏch rời khỏi hỡnh thỏi kinh tế - xó
hội, tỏch rời khỏi chế độ chớnh trị - xó hội của một nước. Do đú, để phõn biệt
cỏc nền kinh tế thị trường khỏc nhau, trước hết phải núi đến mục đớch chớnh trị,
mục tiờu kinh tế - xó hội mà nhà nước và nhõn dõn lựa chọn làm định hướng,

chi phối sự vận động phỏt triển của nền kinh tế đú.
Điều kiện để phát triển kinh tế thị trường là: phân công lao động xã hội phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu; sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, không ai phụng sự ai, phụng sự cho lợi ích
chung của toàn xã hội. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và nhiều
người bán vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và tất cả đều quan tâm trước hết
đến lợi ích riêng của mình. Song cho dù ra các quyết định phân tán và những
người quyết định chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, thì nền kinh tế thị trường đã
chứng tỏ sự thành công trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo hướng thúc
đẩy phúc lợi xã hội chung của toàn xã hội.
1.3.3. Ưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
* Ưu điểm:
Ưu điểm của kinh tế thị trường là bốn vấn đề sản xuất: sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào? sản xuất cho ai? ai tiến hành sản xuất? được giải quyết rất
11


hiệu quả. Các doanh nghiệp quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản
xuất như thế nào, bán hàng hóa cho ai? người lao động quyết định làm nghề gì,
cho doanh nghiệp nào, dành bao nhiêu thu nhập cho tiêu dùng hiện tại và để lại
bao nhiêu cho tương lai? Các doanh nghiệp và hộ gia đình tương tác với nhau
trên thị trường, nơi mà giá cả và lợi ích riêng định hướng cho các quyết định của
họ.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung,
thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích các nhà
sản xuất tăng lượng cung hàng hóa. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu
quả hơn, thì cũng có tỉ số lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mơ sản xuất, và
do đó các nguồn lực sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những
người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỉ suất lợi nhuận thấp, khả

năng mua nguồn lực sản xuất thấp sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.
Vì vậy, kinh tế thị trường ln tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, ln
tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành
công hay thất bại để phát triển không ngừng.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của
người kinh doanh. Lợi nhụân đưa doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tìm đến
nơi có kĩ thuật tiên tiến, sử dụng kỹ thuật sản xuất có hiệu quả nhất (chi phí
nhất).
Vì vậy, kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo tuyển chọn, sử dụng người
quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu
quả. Từ đó, tạo ra mục tiêu kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế và bảo vệ lợi
ích người tiêu dùng.
* Khuyết tật:
Ngoài những ưu điểm trên thị trường cịn có những khuyết tật sau:
Trong nền kinh tế thị trường ln tồn tại cạnh khơng hồn hảo và cạnh
tranh hồn hảo, mà cạnh tranh khơng hồn hảo, tức độc quyền là hình thái chính.
Khi sức mạnh của độc quyền - tức là một doanh nghiệp có khả năng tác động
12


đến giá cả của thị trường, làm cho giá cả cao hơn mức hiệu quả, làm biến dạng
về cầu, sản xuất và lợi nhuận cao (siêu lợi nhuận).
Và những lợi nhuận này có thể được sử dụng vào những hoạt động khơng
có lợi như quảng cáo, lừa dối, mua ảnh hưởng và bảo hộ của ngành lập pháp. Vì
vậy, chính phủ phải đưa ra các luật chống độc quyền và luật lệ kinh tế để làm
tăng hiệu lực của hệ thống thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận lên hàng
đầu. Vì vậy, hàng hóa nào khơng có lãi thì khơng làm như “hàng hóa cơng cộng”
(đường sá, các cơng trình văn hóa, y tế, giáo dục,…). Những hàng hóa này địi
hỏi phải đầu tư lớn nhưng việc thu hồi vốn lại chậm, lợi nhuận thấp. Do vậy tư

nhân thường khơng muốn sản xuất hàng hóa cơng cộng.
Cũng vì mục tiêu lợi nhuận mà dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường, cạn
kiệt tài nguyên mà doanh nghiệp không có trách nhiệm.
Trong nền kinh tế thị trường, dù cho cơ chế thị trường có hoạt động hồn
hảo nhất, lý tưởng nhất, cũng khơng thể tránh khỏi sự phân hóa giàu - nghèo,
giàu ít nghèo nhiều, nền kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu
nghèo càng lớn, điều đó dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội, và đó cũng là
một trong những nguyên nhân gây xung đột trong xã hội.
Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo cho thị
trường hoạt động có hiệu quả, giúp nền kinh tế phát triển ổn định, nhằm tối đa
hóa các hoạt động kinh tế, đảm bảo định hướng chính trị của sự phát triển kinh
tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của thị trường, tạo ra những
cơng cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó nhà nước
mới có thể kiềm chế tính tự phát của KTTT, đồng thời kích thích sản xuất thơng
qua trao đổi hàng hóa đối với các loại hình thương mại.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT “BÀN TAY VÔ HÌNH” CỦA
ADAM SMITH VÀ LÝ THUYẾT “CÂN BẰNG TỔNG QUÁT” VÀO QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
13


2.1. Sự cần thiết khỏch quan và lợi ớch của việc phỏt triển kinh tế thị
trường.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đó khẳng định mụ hỡnh nền kinh tế nước ta
trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường, cú sự quản lý của nhà nhà nước theo định hướng xó hội chủ
nghĩa (gọi là nền kinh tế KTTT theo định hướng xó hội chủ nghĩa) sự lựa chọn
đó xuất phát từ những lợi ích của việc phát triển kinh tế - xó hội đem lại cho
nước ta. Phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta có lợi là:
Nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, muốn phát triển mạnh

mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hóa, chun mơn hóa lao động. Quỏ trỡnh
ấy chỉ cú thể diễn ra một cỏch thuận lợi trong nền kinh tế thị trường. Sản xuất
càng được xó hội húa, chuyờn mụn húa thỡ càng đũi hỏi sự phỏt triển hiệp tỏc
và trao đổi hoạt động kinh tế trong xó hội, càng phải thơng qua sự trao đổi hàng
hóa giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo những nhu cầu cần thiết của các loại
hoạt động sản xuất khác nhau.
Chỉ cú phát triển kinh tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát
triển năng động. Trong cơ chế kinh tế cũ, vỡ coi thường quy luật giá trị, quy luật
cạnh tranh, cung cầu nên các cơ sở kinh tế cũng thiếu sức sống và động lực để
phát triển sản xuất. Sử dụng kinh tế thị trường là sử dụng quy luật giá trị, cạnh
tranh, cung cầu, buộc mỗi người sản xuất tự chịu trách nhiệm về hàng húa do
mỡnh làm ra. Chớnh vỡ thế, nền kinh tế trở nên sống động. Mỗi người sản xuất
đều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới tiêu thụ trên thị trường sao cho sản phẩm
của mỡnh được cả xó hội thừa nhận và cũng từ đó họ mới có thu nhập.
Phỏt triển kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất xó hội, cũng cú nghĩa là sản phẩm hàng hóa làm ra ngày càng phong phú,
đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người. Ở nông thơn nước ta việc phát triển
kinh tế thị trường đó làm cho hàng húa bỏn ra của nụng dân nhiều lên, đồng thời
các ngành nghề ở nụng thụn cũng ngày càng phỏt triển, tạo cho nụng dõn nhiều
việc làm.
14


Phát triển kinh tế thị trường đũi hỏi phải đào tạo ngày càng nhiều cỏn bộ
quản lý và lao động cú trỡnh độ cao. Muốn thu được lợi nhuận, họ cần phải vận
dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hạ giá thành
sản phẩm, làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao hơn
nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những người quản lý
kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện này càng nhiều và đó là một dấu hiệu
quan trọng của tiến bộ kinh tế.

Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu khỏch
quan, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền
kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân cơng lao động quốc tế. Đó là con đường
đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng
của đất nước để thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế hàng húa, kinh tế thị trường không đối lập với nhiệm vụ kinh tế - xó hội
của thời kỳ quỏ độ lên chủ nghĩa xó hội mà trỏi lại thỳc đẩy các nhiệm vụ đó
phát triển mạnh mẽ hơn.
2.2. Đặc điểm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
* Nền kinh tế đang trong quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển:
Thứ nhất: trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng được đầu tư với mức độ ngày
càng tăng. Tuy nhiên kết cấu hạ tầng vật chất và xó hội nước ta vẫn ở trỡnh độ
thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trỡnh độ công nghệ chưa phát triển, máy
múc chậm cải tiến, mụ hỡnh sản xuất nhỏ bé, năng suất chất lượng, hiệu quả sản
xuất cũn thấp.
Thứ hai: cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển hóa theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cũn mất cõn đối
và kém hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nước ta cũn mang nặng đặc trưng của một cơ
cầu kinh tế nông nghiệp. Ngành nghề chưa phát triển; sự phân cơng, hiệp tác,
chun mơn hóa sản xuất chưa rộng, chưa sâu, giao lưu hàng hóa cũn nhiều hạn
chế.

15


Thứ ba: chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó. Trong những năm qua
thị trường của nước ta đang trong quá trỡnh hỡnh thành và phỏt triển nờn cũn ở
trỡnh độ thấp. Dung lượng thị trường nhỏ hẹp, cơ cấu và các yếu tố kinh tế thị
trường hỡnh thành chưa đầy đủ. Chưa có thị trường sức lao động theo đúng
nghĩa, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công

nghệ cũn sơ khai, chậm phỏt triển,
* Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trũ chủ đạo.
Trong thời kỳ quá độ nước ta duy trì nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế
tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong đó
thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (theo số liệu thống kê năm 2007
khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất chiếm 36,43%).
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam được chia làm 3 khu vực (gọi là ba ngành lớn)
đó là:
 Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
 Cơng nghiệp (bao gồm cơng nghiệp khai thác mỏ và khống sản, công
nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối
khí, điện, nước).
 Thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
* Nền kinh thị trường phát triển theo cơ chế kinh tế “mở”
Cơ cấu kinh tế “mở” bắt nguồn từ sự phân bố không đều về tài nguyên
thiên nhiên và sự phát triển không đều về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước, đáp
ứng yêu cầu quy luật phân công và hợp tác quốc tế. Vỡ vậy, trong thời đại ngày
nay, mỗi quốc gia muốn phỏt triển toàn diện càn phải tớch cực mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế.
Cơ cấu kinh tế “mở” thích ứng với chiến lược thị trường “hướng ngoại”,
làm cho thị trường trong nước thơng thống và gắn liền với thị trường thế giới.
Thơng qua phát triển cơ cấu kinh tế “mở”, cựng cỏc hoạt động kinh tế đối ngoại
16


sẽ giúp nước ta tiếp thu được kỹ thuật công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh của các nước tiên tiến để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
tế, kỹ thuật so với các nước phát triển.

* Nền kinh tế thị trường phỏt triển theo định hướng xó nghĩa cú sự quản lý
vĩ mụ của nhà nước.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường ở nước ta, làm cho
nền kinh tế nước ta khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn trước đây, cũng
như khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này
cũng chính là mụ hỡnh kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ lờn chủ nghĩa xó
hội ở nước ta. Mơ hỡnh kinh tế đó có những đặc trưng riêng, làm cho nó khác
với nền kinh tế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh
tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
vẫn còn ở mức độ cao. Hiện tại nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá
cả kiểu hành chính để kiểm sốt giá cả trên thị trường đối với những mặt hàng
nhạy cảm như xăng dầu, xi măng, thép, sản xuất ô tô… như vậy, nền kinh tế
nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô. Hiện nay, nhiều nước trên thế
giới, nhiều khối liên minh cũng đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt
Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt
Nam là kinh tế thị trường, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công nhận Việt
Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi.
2.3. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong những năm
qua.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế thị trường ở nước ta tuy đã đạt được
nhiều thành tựu về phát triển kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường nước ta
còn một số vấn đề cần khắc phục:
Một là: sự khác biệt khá lớn về những điều kiện phát triển kinh tế, giữa
thành thị và nơng thơn. Dẫn đến văn hóa và mức hưởng thụ các thành quả của
17


tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa thành thị và nơng thơn có sự chênh lệch. Ở

nơng thơn do mức thu nhập thấp nên có xu hướng chi tiêu tiết kiệm, và thành
phố thì ngược lại.
Hai là: sự phân tầng xã hội thành người giàu, người nghèo ngày càng gia
tăng là biểu hiện không thuận chiều với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam. Sự bất bình đẳng như vậy gây ra những xung đột và bất ổn
định trong xã hội.
Ba là: các tệ nạn và tiêu cực xã hội có xu hướng gia tăng. Khi kinh tế thị
trường, cơ chế cạnh tranh xâm nhập mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội thì việc
cỏc nhà kinh doanh theo đuổi lợi nhuận dẫn tới buôn bán trái phép, trốn thuế,
làm hàng giả, tham nhũng, buụn lậu,... ngày càng gia tăng.
Bốn là: vấn đề môi trường ngày càng nan giải, các tổ chức kinh tế và cá
nhân hoạt động kinh tế khai thác đến mức tối đa nguồn tài ngun thiên nhiên vì
mục đích lợi nhuận. Trong đó ý thức bảo vệ mơi trường của từng doanh nghiệp,
từng cá nhân không cao làm cho môi trường xấu đi nghiêm trọng. Điển hỡnh
như vụ làm ô nhiễm nguồn nước sụng thị Vải (Đồng Nai) chảy qua huyện Cần
Giờ và làm ô nhiễm ba tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh,
của tập đoàn Vedan, hay khu vực ''chết'' chung quanh nhà mỏy phõn bún Lõm
Thao (Phỳ Thọ),... (Trong một phúng sự vào thượng tuần thỏng 12/2008, hóng
tin AFP đó nờu bật tỏc hại của việc chạy theo tăng trưởng kinh tế mà thiếu quan
tõm bảo vệ mụi trường).
Chính vì thực tiễn phát triển kinh tế thị trường nói trên nên cần có bàn tay
“hữu hình” của nhà nước. Vai trị quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng
khuôn khổ pháp luật cho thị trường hoạt động, định hướng phát triển kinh tế
bền vững thông qua cỏc kế hoạch, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ, sử dụng
lực lượng kinh tế nhà nước như ngân hàng trung ương, quỹ dự trữ quốc gia, xây
dựng và điều hành các chính sách điều tiết phát triển giữa các vùng, khu vực,
thực hiện chính sách đối ngoại, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế
giới.
18



2.4. Vận dụng lý thuyết "bàn tay vơ hình" của Adam Smith và lý thuyết
"cân bằng tổng quát"của Leon Walras trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.
Như chúng ta đã biết, cuộc sống con người ngày càng văn minh thì địi hỏi
nhu cầu về vật chất ngày càng cao: từ yêu cầu "ăn no, mặc ấm" đã nâng lên "ăn
ngon mặc đẹp", kéo theo là nhu cầu về cuộc sống tinh thần, được tôn trọng,
được phục vụ, và đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới. Do đó mà sản hàng hóa
và dịch vụ khơng ngừng phát triển. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm
lớn đến mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường sản phẩm ấy, nghĩa là có người
mua, người bán và "bàn tay vơ hình" của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ
điều hòa. Số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm mới có ưu thế, có lợi ích hơn
ra đời, loại bỏ sản phẩm lạc hậu kém giá trị ra khỏi thương trường." Bàn tay vơ
hình" có nhiều lỗ hổng là điều khơng thể phủ nhận có thể lấy dẫn chứng rõ nhất
vào năm 1929 với sự kiện ngày thứ hai đen tối của nước Mỹ chỉ trong một đêm
thị trường chứng khoán Mỹ sục đổ, kéo theo đó là sự sụp đổ của thị trường
chứng khốn thế giới. Cái gọi là bàn tay vơ hình bị "tan hoang". Ngun nhân
trước hết phải nói đến những mánh khóe mà các nhà mơi giới, chun viên giao
dịch lúc này đã vì lợi ích riêng mà đẩy giá cổ phiếu lên tận trời. Họ mua qua bán
lại các cổ phiếu ít đựơc chú ý, mỗi lần giao dịch họ lại đẩy giá lên một ít. Các
nhà đầu tư thấy giá lên đều đều thì họ liền mua cổ phiếu này. Họ mua các cổ
phiếu này và góp phần đẩy giá lên cao. Các nhà môi giới khi thấy giá lên cao thì
bán đi và rút khỏi kiếm lời. Vào lúc này đây, nhà nhà người người rút tiền tiết
kiệm, bán cả gia tài để đầu tư chứng khốn. Bong bóng chứng khốn bỗng phình
ra hơn. Ngày thứ hai đen, 21/10/1929, khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp.
Các nhà đầu tư sợ hãi, rút ra khỏi thị trường một cách hỗn loạn. giá cổ phiếu rơi
thê thảm. Đến ngày thứ năm đen tối, 24/10/1929, mọi thứ được vỡ tan trước sự
cố gắng giúp đỡ của nhiều người. Rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong
lịch sử xuất hiện. Đến năm 2008 cuộc đại khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ
lại xảy ra, làm cho thị trường chứng khốn thế giới chao đảo. Chính phủ các

19


nước đã phải đưa ra các gói cứu trợ nền kinh tế, nhằm khôi phục lại nền kinh tế
của nước mình. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho chế độ chính
trị của nhiều nước lao đao, bất ổn, và chế độ chính trị ở một số nước sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng lớn vừa qua cũng tác động khơng nhỏ đến nền kinh tế nước
ta. Trong tình hình hiện nay, khi mà tác động của cuộc khủng hoảng và suy thối
kinh tế tồn cầu vẫn cịn hiện hữu thể hiện qua dấu hiệu cơ bản như: giảm sút
tốc độ tăng trưởng, khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm
sút kim ngạch xuất khẩu, FDI, kiều hối, suy giảm thị trường chứng khốn và
đóng băng thị trường bất động sản, lao động mất việc gia tăng, đời sống của đại
bộ phận nhân dân khó khăn. Trước tình hình đó chính phủ đã đưa ra các chính
sách kịp thời phù hợp nhằm ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế, chính phủ
đã đưa ra nhiều gói kích cầu nền kinh tế, nhưng có thể khẳng định ở nước ta
hiện nay "bàn tay vơ hình" đang bất ổn. Người ta đã tạo ra trạng thái giả tạo,
bằng những hiện tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương
nào đó, làm giá cả tăng để trục lợi, hoặc dùng các biện pháp hành chính ngăn
cản dịng hàng hóa vận hành theo quy luật cung - cầu làm giá trị biến động, thị
trường biến dạng hay đặt ra các chính sách đối xử bất bình đẳng với mặt hàng,
nguồn gốc, xuất xứ...như vậy "bàn tay vô hình" vận hành khập khiễng. Từ đó,
u cầu đặt ra là nhà nước phải tham gia vào thị trường với mục tiêu gỡ bỏ rào
cản, loại bỏ các yếu tố làm biến dạng thị trường, hướng dẫn sản xuất, để giúp thị
trường thoát ra khỏi khủng hoảng và suy thoái.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã từng bước phục
hồi nền kinh tế thị trường để nó vận hành theo quy luật "bàn tay vơ hình" và
"thuyết cân bằng tổng qt" nhưng khơng thả nổi cho nền kinh tế tự do mà dùng
"bàn tay hữu hình của nhà nước" điều tiết nền kinh tế cho phù hợp với định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo hai lý thuyết trên để phát
triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, để nền kinh tế

có thể phát triển cân bằng, ổn định thì cần phải kết hợp cả hai bàn tay. Như nhà
kinh tế học người Mỹ, P.A.Samuelson, trong lý thuyết về nền “kinh tế hỗn hợp”,
20


đã khẳng định: để phát triển kinh tế cần phải dựa vào cả hai bàn tay là thị
trường và nhà nước. Theo ông, “điều hành một nền kinh tế không có cả chính
phủ lẫn thị trường cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Nhờ sự vận dụng
đúng đắn đó mà đời sống của nhân dân ta khơng ngừng được nâng cao, xã hội
đã có bước phát triển, thu nhập bình qn đầu người (GDP/ người) khơng ngừng
được tăng lên. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trên thế giới thì khoảng cách
tụt hậu chưa thể rút ngắn, điều này khiến chúng ta phải có những bước cải cách
để tạo ra động lực mới nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế nước
ta. Rõ ràng " bàn tay vơ hình" đã làm cho kinh tế nước ta phát triển, nhưng cũng
gây ra nhiều khó khăn không nhỏ, và không phải là dễ giải quyết nếu khơng có
sự can thiệp của nhà nước.
Trên thực tế, khơng phải bao giờ sự can thiệp của nhà nước cũng mang lại
hiệu quả tốt mà có đơi lúc thị trường phải chấp nhận quy luật "bàn tay vơ hình"
một cách vơ điều kiện. Lấy ví dụ về thị trường tài chính của nước ta hiện nay.
Nhà nước đã bỏ lãi suất trần huy động vốn, lãi suất cho vay không quá 18%/năm
(tháng 5 năm 2008) cơ chế mới được phân tích sẽ tạo ra sinh lực mới cho hoạt
động ngân hàng. Thị trường chứng khốn khơng q hi vọng vào những biện
pháp hỗ trợ thị trường song cơ quan quản lý không muốn thị trường lún sâu để
không gặp phải những rủi ro cao. Tuy nhiên, khơng cịn cách nào khác mà phải
để thị trường vận hành theo quy luật "bàn tay vơ hình".
2.5. Giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải có một nền kinh tế
tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại. Trong xu thế
khu vực hóa và tồn cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện
cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng.

Những thuận lợi và khó khắn về khách quan và chủ quan, có nhiều nguy cơ và
thời cơ, vừa tạo ra vận hội mới vừa cản trở, thách thức nền kinh tế nước ta vì
vậy cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để phát triển kinh tế thị trường
ở nước ta hiện nay.
21


Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển
đó là việc tập trung hồn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, tiếp tục
thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm tốn các ngân hàng thương mại và
nâng cao các năng lực quản lý. Đồng thời đẩy mạnh việc hình thành và hoạt
động của thị trường bất động sản, lao động và khoa học cơng nghệ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn
kinh tế, các tổng công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều chủ sở
hữu, tạo sức mạnh cho nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp
tục đổi mới chính sách đầu tư và cơng tác quy hoạch, kế hoạch, khuyến khích
thu hút mạnh đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tạo chuyển biến mạnh hơn trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông
thôn và nâng cao đời sống nông dân. Tăng cường đầu tư từ ngân sách và đang
dạng hóa các nguồn vốn để đầu tư và phát triển mạnh kết cấu hạ tầng cho nông
nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản để tạo thị trường
tiêu thụ ổn định cho người sản xuất và tăng nhanh giá trị sản phẩm.
Đẩy mạnh phát triển đào tạo, khoa học và cơng nghệ, giải quyết có hiệu quả
các vấn đề bức xúc về văn hóa, xã hội và mơi trường. Tăng đầu tư của nhà nước
để nâng cấp mạng lưới y tế, bảo hiểm, công tác dân số.
Tập trung chỉ đạo cải cách hành chính. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước,
thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sử dụng đất đai, tài sản công, chi
tiêu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện kiên quyết và đồng bộ các
giải pháp chống tham nhũng, lãng phí.

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của lý thuyết "bàn tay vơ hình" của
Adam Smith và lý thuyết "cân bằng tổng quát " của Leon Walras. Nước ta cần
phải tích cực thực hiện các giải pháp như: cải thiện môi trường kinh doanh,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng hiệu quả cạnh tranh và tính
bền vững của nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, huy động và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và sử dụng
22


hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Tăng cường hoạt động đối
ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao vị thế nước ta trên
trường quốc tế. Như vậy, phần nào tháo gỡ được những khó khăn ban
đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, đó là nền kinh tế
phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả
năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai. Đó chính là mục tiêu mà nền
kinh tế nước ta cần hướng tới.

III. KẾT KUẬN
Đã hơn hai thế kỉ kể từ khi "Bàn tay vơ hình" của A.Smith và lý thuyết
"cân bằng tổng quát" của L.Walras ra đời, xã hội đã có nhiều đổi thay, khơng ít
lý luận mới ra đời, nhưng ý nghĩa tích cực của những lý thuyết này thì vẫn còn
giá trị đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam.
Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu những lý luận học thuyết này sẽ cung
cấp cho chúng ta một hệ thống tri thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị
trường trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này mọi việc lựa chọn sản xuất
và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế điều được thực hiện dưới tác động của quy
luật kinh tế khách quan, theo "mệnh lệnh" của thị trường. Sau hơn 20 năm đổi
mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước chuyển biến khởi sắc, kinh tế tăng
trưởng nhanh, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, phúc lợi xã

hội tăng lên rõ rệt, mạng lưới điện - đường - trường - trạm đã về đến tận thôn
bản, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng....
Nhưng các học thuyết này cũng có những hạn chế của nó như thất nghiệp,
khủng hoảng, lạm phát,... và khơng đánh giá đúng vai trị kinh tế của nhà nước.
Đây là những bài học cho nước ta trong quá trình vận dụng các lý thuyết này,
phải biết kết hợp cả hai bàn tay “bàn tay vơ hình” và “bàn tay nhà nước” trong
23


việc điều tiết nền kinh tế. Để đưa nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê Hà nội2010, Trường Đại học Vinh khoa kinh tế, TS. Nguyễn Đăng Bằng, THS. Nguyễn
Thị Bích Liên.
2. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê Hà nội2003, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.TS Trần Bình Trọng.
3. Phương cách làm bài lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân (2007). An Như Hải
4. Lịch sử các học thuyết kinh Tế, Nxb Lý luận chính trị (2005), Mai
Ngọc Hường.
5. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, Nxb chính trị quốc gia Hà
Nội-2006, Bộ giáo dục và đào tạo.
6. "Năm mươi nhà kinh tế tiêu biểu", Nxb lao động(2003), Pressman,
Steven, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Đức Thành
7. "Các học thuyết kinh tế" Nxb thống kê Robert L. Heibroner, Nguyễn
Văn Trình (1996), Lê Nguyên, Ngọc Trịnh dịch " các nhà kinh tế vĩ đại: cuộc
đời thời đại và tư tưởng".
8. Các học thuyết kinh tế- lịch sử phát triển, Nxb Thống kê, (1996)
Mai Ngọc Cường.

9. Kinh tế Việt Nam, tính tốn mới, phân tích mới, Nxb Thống kê,
(2000) Trần Văn Thọ.
10. Kinh tế Việt Nam trên đường phát triển, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, (1997), Vũ Quang Việt.
24


11. Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước, Nxb thống kê, Lương
Xuân Quỳ (1994).
12. Kinh tế Việt Nam giai đoạn kinh tế chuyển đổi, Nxb, Thành phố Hồ
Chí Minh, Trần Du Lịch (1996).
13. Tập bài giảng " kinh tế học và tổ chức phát triển nền kinh tế quốc
dân Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia.
14. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo.
15. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 86 - 87.

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................
1
B. NỘI DUNG ........................................................................................................
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................
5
1.1. Lý thuyết “Bàn tay vơ hình” của Adam Smith .................................................
5
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời. ..........................................................................................
5

1.1.2. Nội dung lý thuyết "Bàn tay vơ hình" ..........................................................
5
1.2. Lý thuyết "Cân bằng tổng quát" .....................................................................
7
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời: ..........................................................................................
7

25


×