Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bài tập lớn ý nghĩa thực tiễn của lý luận tiền công của c mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.8 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Học thuyết của C.Mác và P.Ăngghen hơn một trăm năm nay là cơ sở khoa
học của các cuộc đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế, cũng đã và đang
là kim chỉ nam cho mọi hành động của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong công
cuộc xây dựng một cách có kế hoạch chế độ xã hội chủ nghĩa phát triển, việc
nắm vững một cách bao quát và vận dụng sáng tạo di sản tinh thần của C.Mac
và P.Ăngghen là càng quan trọng. Một trong những vấn đề được C.Mác và
P.Ăngghen đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết và có ý nghĩa lý luận cũng như
thực tiễn rất lớn đối với nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa nói riêng và nền
kinh tế của cả thế giới nói chung đó là vấn đề tiền cơng. Vấn đề này được C.Mác
trình trong tác phẩm TƯ BẢN.
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền công của Mác trong
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất lớn. Đây là vấn đề
đã thu hút được nhiều sự quan tâm của đông đảo người lao động và chuyên gia
nghiên cứu. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn và thấy rõ được tầm quan
trọng của tiền công đối với người lao động tôi đã chọn đề tài: “ ý nghĩa thực tiễn
của lý luận tiền công của C.Mác” làm bài tập lớn môn Giới thiệu tác phẩm kinh
điển.

1


NỘI DUNG
1. Lý luận tiền công của C.Mác
1.1 Sự chuyển hóa của giá trị sức lao động, hay giá cả sức lao động
thành tiền công.
Mở đầu phần này Mác đưa ra khái niệm tiền công: “ở trên bề mặt của xã
hội tư sản, tiền công của người công nhân thể hiện ra thành giá cả của lao động,
thành một số lượng tiền nhất định trả cho một số lượng lao động nhất định. Ở
đây, người ta nói đến giá trị của lao động và gọi biểu hiện bằng tiền của giá trị
bằng tiền của giá trị đó là giá cả tất yếu hay giá cả tự nhiên của lao động”


(tr754). Sau đó Mác đưa ra khái niệm giá trị của hàng hóa và lý giải tại sao hàng
hóa sức lao động lại là căn cứ để hình thanh giá cả sức lao động, đó là tiền cơng.
Giá trị của hàng hóa “là hình thái vật thể của lao động xã hội đã chi phí sản xuất
ra hàng hóa” và chúng ta đo lường đại lượng hàng hóa đó bằng “đại lượng của
lao động chứa đựng trong hàng hóa đó” ( tr754).
Điều kiện để lao động tồn tại như một thứ hàng hóa và được đem ra bán
trên thị trường là “lao động phải tồn tại trước khi đem bán” (tr755). Và nếu lao
động của người công nhân tồn tại độc lập thì “ người cơng nhân sẽ bán hàng hóa
chứ khơng phải bán lao động. Nếu

khơng nói tới mâu thuẫn ấy, thì một sự

trao đổi tiền, tức là lao động đã vật hóa, trực tiếp lấy lao động sống, hoặc giả sẽ
xóa bỏ quy luật giá trị là quy luật chỉ tự do phát triển trên cơ sở nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa, hoặc giả sẽ xóa bỏ bản thân nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền
sản xuất chính dựa trên lao động làm thuê” ( tr755). Mác đã nêu ví dụ minh
chứng cho những khẳng định trên về ngày công 12 giờ biểu hiện thành một giá
trị bằng tiền là 6 silinh. Và sau khi nêu ví dụ Mác khẳng định rằng “ như vậy, đại
lượng giá trị của hàng hóa được quyết định khơng phải bởi hình thái vật thể của
lao động mà bởi một số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
đó”( tr757) và “ trên thực tế, cái trực tiếp đối diện với kẻ sở hữu tiền ở trên thị
trường hàng hóa khơng phải là lao động mà là người lao động. Cái mà người lao
động bán là sức lao động của anh ta. Một khi lao động của anh ta thực sự bắt
2


đầu, thì nó khơng cịn thuộc về anh ta nữa, do đó anh ta khơng cịn có thể bán
lao động đó được. Lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng
bản thân lao động thì khơng có giá trị”.
Sau khi nói về giá trị của lao động Mác tiếp tục bàn về giá cả của lao động

“sự thay đổi trong tỉ lệ cung và cầu hồn tồn khơng giải thích gì cả đối với giá
cả của lao động cũng như đối với giá cả của bất kỳ một hàng hóa nào khác”
(tr758). Mác đã phê phán những quan điểm và nêu lên những những hạn chế của
khoa kinh tế chính trị về việc nói lên mối quan hệ giữa giá cả và hàng hóa,
khơng thấy rõ được bản chất thực sự của giá cả hàng hóa và tiếp tục khẳng định
“ cái giá cả chi phối những thị trường ngẫu nhiên của lao động và điều tiết các
giá cả ấy, cái “giá cả tất yếu” ( phái trọng nông) hoặc “giá cả tự nhiên” ( A.
Xmít) đó của lao động, cũng giống như ở các hàng hóa khác, chỉ có thể là giá trị
lao động được biểu hiện thành tiền mà thôi” (tr759). Cuối cùng Mác rút ra kết
luận “ vì vậy, cái mà nó gọi là giá trị của lao động ( value of labour) thật ra là
giá trị của sức lao động tồn tại trong con người của người lao động và khác với
chức năng của nó, tức là với lao động cũng giống như cái máy khác với động tác
của máy vậy” ( tr759).
Tiếp theo Mác trình bày sự biểu hiện của giá cả và giá trị dưới hình thức
chuyển hóa của nó là tiền cơng. Mác đã nêu ra giả định về giá trị của sức lao
động: “giả định rằng ngày lao động bình thường là 12 giờ và giá trị hàng ngày
của sức lao động là 3 silinh biểu hiện bằng tiền của một giá trị đại biểu cho 6 giờ
lao động...chúng ta có cơng thức: lao động 12 giờ có một giá trị là 3 silinh”
( tr760) và từ đó rút ra kết luận “ như vậy, giá trị của sức lao động quyết định giá
trị của lao động hoặc nếu được biểu hiện bằng tiền, thì quyết định giá cả tất yếu
của lao động. Ngược lại, nếu giá cả của sức lao động chêh lệch với giá trị của
nó, thì giá cả của lao động cũng chênh lệch với cái gọi là giá trị của lao động”
( tr760).
Mác đã lý giải vì sao giá trị của lao động ít hơn sản phẩm vì “ giá trị của
lao động chỉ là biểu hiện bất hợp lý của giá trị sức lao động, nên cũng dễ hiểu
3


rằng giá trị của lao động bao giờ cũng ít hơn sản phẩm – giá trị của nó, bởi vì
nhà tư bản bao giờ cũng buộc sức lao động hoạt động lâu hơn số thời gian cần

thiết để tái sản xuất ra giá trị của bản thân nó” ( tr760). Sau đó Mác đã nêu ra
hạn chế cơ bản của tiền cơng, đó là giá trị của lao động bao giờ cũng ít hơn sản
phẩm _ giá trị của nó, giá trị của sản phẩm không phụ thuộc vào giá trị của bản
thân sức lao động mà phụ thuộc vào thời gian lao động dài ngắn của sức lao
động, “ như vậy, hình thái tiền cơng xóa bỏ mọi vết tích phân chia ngày lao động
ra thành lao động cần thiết và lao động thặng dư, thành lao động được trả cơng
và lao động khơng cơng. Tồn bộ lao động được thể hiện ra như là lao động
được trả công” ( tr761).
Mác đã so sánh sự khác nhau giữa lao động lao dịch và lao động làm thuê:
“ở lao động lao dịch, lao động của người nông nô làm cho bản thân và lao động
cưỡng bức làm cho địa chủ khác nhau về mặt thời gian và không gian rõ rệt”
(tr761). Trong lao động của nơ lệ tồn bộ lao động của anh ta là lao động không
công, “trái lại, ở lao động làm thuê thì ngay cả lao động thặng dư, hay lao động
không công cũng thể hiện ra như là lao động được trả công” (tr761). Ở lao động
lao dịch “quan hệ sở hữu đã che mất lao động làm cho mình của người nơ lệ,
cịn ở đây thì quan hệ tiền tệ đã che mất lao động không công của người công
nhân làm thuê” ( tr762). Từ đó Mác đã làm nổi rõ bản chất của tiền cơng và rút
ra vai trị quan trọng của việc nghiên cứu đúng bản chất của tiền cơng “ người ta
có thể hiểu được tầm quan trọng quyết định của sự chuyển hóa của giá trị và giá
cả sức lao động thành hình thức tiền cơng, tức là thành giá trị và giá cả của bản
thân lao động. Trên hình thức biểu hiện ấy – hình thức che dấu mối quan hệ thực
sự và trình bày cái trực tiếp đối lập với mối quân hệ ấy – đã xây dựng lên tất cả
mọi khái niệm pháp quyền của người công nhân cũng như của nhà tư
bản”( tr762).
Tiếp theo Mác trình bày các hình thức biểu hiện của tiền cơng: “ sự trao
đổi giữa tư bản và lao động mới thoạt nhìn thì hồn tồn chẳng có gì khác với
việc mua và bán mọi thứ hàng hóa khác. Ngươì mua đưa ra một số tiền nhất
4



định, người bán đưa ra một vật phẩm khác với tiền” ( tr762). “Người công nhân
chỉ được trả công sau khi đã cung cấp lao động của mình. Nhưng trong chức
năng làm phương tiện thanh tốn của mình, thì mãi về sau tiền mới thực hiện giá
trị hay giá cả đã cung cấp” ( tr763). Hoạt động của sức lao động là cái giá trị sử
dụng mà nguời công nhân cung cấp cho nhà tư bản và chính hoạt động đó “ lại
là yếu tố phổ biến tạo nên giá trị - một thuộc tính làm cho lao động khác với tất
cả các hàng hóa khác” ( tr763).
Mác tiếp tục nêu ra ví dụ chứng minh cho sự tăng giảm giá trị sức lao
động đứng trên quan điểm của người công nhân và của những nhà tư bản và rút
ra kết luận “ giá trị sức lao động của anh ta ( tức người cơng nhân) có thể thay
đổi cùng với những giá trị của nhữn tư liệu sinh hoạt quen thuộc với anh ta”
(tr763). Và “cái được trả công không phải là giá trị của sức lao động mà là giá trị
của sự hoạt đông của sức lao động, tức là bản thân của lao động” ( tr764) và “
đối với những hình thức biểu hiện như giá trị và giá cả của lao động” hay “ tiền
công”, khác với cái quan hệ cơ bản mà nó biểu hiện, - tức là khác với giá trị và
giá cả của sức lao động, thì sự việc cũng giống như tất cả mọi hình thức biểu
hiện và cái cơ sở bị che dấu ở đằng sau những hình thức đó” (tr765).
1.2. Tiền cơng tính theo thời gian
Mở đầu Mác chỉ ra rằng có rất hiều hình thức tiền cơng khác nhau nhưng
ở trong phần này Mác chỉ nêu ra hai hình thức tiền công cơ bản đang thống trị.
Trước hết là tiền cơng tính theo thời gian. Trong phần này Mác đã nêu ra khái
niệm tiền cơng tính theo thời gian và sự biến đổi của tiền cơng tính theo thời
gian cũng như hạn chế của nó.
- “cái hình thức chuyển hóa trong đó giá trị hàng ngày, hàng tuần, v.v. của
sức lao động trực tiếp biểu hiện, là hình thức “ tiền cơng tính theo thời gian”, tức
là tiền cơng ngày, v.v.” ( tr766). Sau đó Mác nêu ra những đặc trưng của tiền
cơng tính theo thời gian,đó là: “số tiền mà người công nhân nhận được về ngày
lao động, tuần lao động, v.v của mình là số tiền cơng danh nghĩa của anh ta, hay
tiền công được đánh giá theo giá trị” ( tr767).
5



- Mác khẳng định tiền công không thay đổi trước sự thay đổi theo chiều
hướng đi xuống của giá cả nhưng lại có thể “tăng lên mặc dầu giá cả lao động
vẫn khơng thay đổi thậm chí cịn sụt xuống” ( tr768) và đưa ra ví dụ chứng minh
cho lý luận của mình. Và cuối cùng Mác rút ra một kết luận: “những sự tăng lên
của tiền công danh nghĩa hàng ngày và hàng tuần có thể đi kèm với một giá cả
lao động không thay đổi hoặc sụt xuống...và như vậy, có những phương pháp để
hai giá cả lao động xuống một cách không phụ thuộc vào việc giảm bớt tiền
công danh nghĩa hàng ngày hay hàng tuần” ( tr768).
- Mác đưa ra ví dụ về một ngày lao động bình thường của một người cơng
nhân để minh họa cho đơn vị đo tiền cơng tính theo thời gian, hay giá cả một giờ
lao động, “là thương số của giá trị hàng ngày của sức lao động chia cho số giờ
của ngày lao động bình thường” ( tr769) và từ đó một lần nữa Mác lại chỉ ra cho
cùng ta thấy sự thiệt thịi của giai cấp cơng nhân, nhà tư bản có thể bắt cơng
nhân tăng số lượng lao động, xố bỏ sự đếu đặn trong cơng việc, “kéo dài ngày
lao động một cách bất bình thường mà kơng đền bù thích đáng gì cho người
cơng nhân cả” ( tr770). Mác đã chỉ ra mối quan hệ giữa lao động và tiền công “
khi tiền công theo ngày hay theo tuần tăng lên thì giá cả của lao động có thể
khơng thay đổi về danh nghĩa, tuy vậy nó vẫn cố thể tụt xuống dưới mức bình
thường của nó” ( tr771). Một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận đó là người
cơng nhân muốn có được nhiều tiền csơng thì bắt buộc anh ta phải lam việc
thêm ngồi giờ và “ trong một ngành cơng nghiệp mà ngày lao động càng dài thì
tiền cơng lại càng thấp” (tr773) và Mác đưa ra kết luận “ giá cả lao động càng
thấp thì số lượng lao động lại phải càng lớn...mức giá cả lao động thấp tác động
như là một yếu tố kích thích việc kéo dài thời gian lao động” và dù trong trường
hợp nào thì người cơng nhân ln là người chịu thiệt thịi nhiều nhất. Quan hệ
cung – Cầu về nguồn lao động trên thị trường, khi cung lớn hơn cầu, sẽ gây ra
sư tranh chấp giữa các công nhân với nhau tạo điều kiện cho nhà tư bản có thể
giảm giá cả lao động và tăng thời gian lao động lên. Và sự cạnh tranh giữa

những công nhân cũng như giữ những nhà tư bản đã “ hình thành nên một giá
6


bán hàng hóa thấp một cách khơng bình thường, lúc đầu chỉ thỉnh thoảng xuất
hiện, nhưng sau đó dần dần được cố định lại, và ngày nay thì trở thành một cơ
sở bất biến của một tiền công thảm hại với một thời gian lao động quá mức”
( tr775) dù trong trường hợp nào thì nhà tư bản ln chiếm, cướp không được
thời gian lao động thặng dư của người công nhân, “ phạm trù thời gian lao động
thặng dư nói chung khơng tồn tại đối với nhà tư bản, vì thời gian lao động thặng
dư này đã nằm trong ngày lao động bình thường mà hắn cho rằng đã trả trong
tiền công ngày rồi” ( tr776), “ nhà tư bản khơng biết rằng ngay cả giá cả bình
thường của lao động cũng bao hàm một số lượng lao động khơng cơng nhất
định, và chính cái lao động khơng cơng ấy là cái nguồn bình thường của lợi
nhuận của hắn” ( tr776).
1.3. Tiền cơng tính theo sản phẩm
Mở đầu mục này Mác đã khẳng định “ tiền cơng tính theo sản phẩm chẳng
qua chỉ là hình thức chuyển hóa của tiền cơng tính theo thời gian, cũng giống
như tiền cơng tính theo thời gian là hình thức chuyển hóa của giá trị hay giá cả
của sức lao động” (tr776).
Tiếp theo Mác đã nêu lên bản chất của tiền cơng tính theo sảo phẩm
“trong tiền cơng tính theo sản phẩm, mới thoạt nhìn thì hình như giá trị sử dụng
do người công nhân bán ra không phải là chức năng của sức lao động của anh ta,
không phải là lao động sống, mà là lao động đã vật hóa vào trong sản phẩm, và
hình như giá cả của lao động đó không phải do phân số giá trị hàng ngày của sức
lao động trên ngày lao động với một số giờ nhất định quyết định như trong tiền
cơng tính theo thời gian, mà là do năng lực công tác của người sản xuất quyết
định” ( tr777). Và Mác đi đến một kết luận : “sự tồn tại đồng thời của hai hình
thức tiền cơng ấy đã giúp cho sự lừa bịp của các chủ xưởng đến mức nào”, “chỉ
riêng cái sự kiện thực tế là cả hai hình thức tiền cơng ấy đồng thời tồn tại bên

cạnh nhau trong những ngành công nghiệp giống nhau cũng đã làm cho sự tin
tưởng vào cái hiện tượng bề ngoài ấy bị lay chuyển rất mạnh” ( tr778).

7


Tiếp theo Mác nói lên những hạn chế của tiền cơng tính theo sản phẩm và
so sánh tiền cơng tính theo sản phẩm với tiền cơng tính theo thời gian. “ tiền
cơng tính theo sản phẩm cũng khơng hợp lý như tiền cơng tính theo thời gian”,
“vì trên thực tế tiền cơng tính theo sản phẩm khơng trực tiếp, khơng biểu hiện
một quan hệ giá trị nào cả” ( tr779). “Trong tiền cơng tính theo thời gian lao
động được trực tiếp đo bằng thời gian dài ngắn của nó, cịn trong tiền cơng tính
theo sản phẩm thì lao động được đo theo số lượng sản phẩm trong đó lao động
đã ngưng đọng lại trong một khoảng thời gian nhất định. Gía cả của bản thân
thời gian lao động rốt cuộc cũng được quyết định bởi phương trình: giá trị của
lao động hàng ngày = giá trị hàng ngày của sức lao động” (tr780) nhưng đồng
thời Mác cũng khẳng định rằng “ sự khác nhau trong hình thức trả tiền cơng
khơng làm thay đổi chút nào bản chất của tiền công cả”(tr779) mặc dù vai trị
của mỗi hình thức trong từng xã hội cụ thể là khác nhau. “ Như vậy, tiền cơng
tính theo sản phẩm chỉ là một hình thức chuyển hóa của tiền cơng tính theo thời
gian” ( tr780).
Sau khi so sánh và nêu lên mối quan hệ giữa tiền cơng tính theo thời gian
và tiền cơng thính theo sản phẩm Mác tiếp tục nói về những đặc điểm đặc trưng
của tiền cơng tính theo sản phẩm:
- “Tiền cơng tính theo sản phẩm là nguồn phong phú nhất để khấu trừ tiền
công và để lừa bịp theo kiểu tư bản chủ nghĩa” (tr780)
“Tiền cơng tính theo sản phẩm cung cấp cho nhà tư bản một cái thước đo
hoàn toàn chính xác để đo cường độ lao động” (tr780).
Do đó “ tiền cơng tính theo sản phẩm vừa là cơ sở của chế độ làm việc tại
nhà hiện nay, vừa là cơ sở của chế độ bóc lột và áp bức có phân chia thành đẳng

cấp” ( tr781). Mác đã trình bày hai hình thái của chế độ áp bức và bóc lột đó là
tiền cơng tính theo sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho bọn ăn bám xen vào
giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê, tức là chế độ thầu công nhân và “mặt
khác tiền công tính theo sản phẩm cho phép nhà tư bản có thể ký hợp đồng với

8


người thợ cả” ( tr782) hay nói cách khác việc tư bản bóc lột cơng nhân được tiến
hành thơng qua sự bóc lột giữa cơng nhân với cơng nhân.
Mác tiếp tục so sánh chế độ tiền cơng tính theo thời gian và tiền cơng tính
theo sản phẩm, “ trong chế độ tiền cơng tính theo thời gia, trừ rất ít ngoại lệ ra,
người ta trả một tiền công như nhau cho những cơng việc như nhau, cịn trong
chế độ tiên cơng tính theo sản phẩm thì mặc dù giá cả của thời gian lao động
được đo bằng một số lượng sản phẩm nhất định nhưng tiền công ngày và tiền
công tuần lại thay đổi tùy theo sự khác nhau có tính chất cá nhân”, và “xét về
mặt thu nhập thực tế thì ở đây diễn ra những sự chênh lệch rất lớn tùy theo tài
khéo léo, sức lực, nghị lực dẻo dai v.v của những công nhân cá biệt” ( tr783).
Bên cạnh đó tiền cơng tính theo sản phẩm kích thích cơng nhân lao động
khẩn trương, sư dụng cường độ lao động cao nhất, tạo ra nhiều sản phẩm để
nhận được tiền cơng cao hơn, “ và do đó tạo điều kiện dễ dàng cho nhà tư bản
nâng cao hơn mức bình thường của cường độ lao động” ( tr782), “tiền cơng tính
theo sản phẩm đem lại cho cá nhân, một mặt sẽ góp phần phát triển cá tính, tinh
thần tự do, tính độc lập và khả năng tự kiểm tra của người công nhân, và mặt
khác lại đẻ ra sự cạnh tranh giữa cơng nhân với nhau. Vì vậy trong khi nâng tiền
cơng cao hơn mức trung bình thì tiền cơng tính theo sản phẩm đồng thời lại có
xu hướng hạ thấp chính ngay mức trung bình đó xuống” ( tr784). Tiếp theo Mác
nói tới sự biến đổi của tiền công theo sản phẩm “nếu năng suất, lao động thay
đổi thì thời gian lao động đại biểu cho cùng một số lượng sản phẩm cũng thay
đổi” hay “ nói cách khác, tiền cơng tính theo sản phẩm giảm xuống theo cùng tỉ

lệ với tỉ lệ tăng lên của số sản phẩm đã sản xuất ra trong cùng một thời gian, do
đó, nó giảm xuống theo cùng tỉ lệ với tỉ lệ giảm xuống của thời gian lao động
chi phí cho mỗi sản phẩm” ( tr787 – 788). Và chính sự tăng lên giảm xuống đó
tạo nên sự đấu tranh không ngừng giữa nhà tư bản và công nhân. Tiền cơng tính
theo sản phẩm ra đời và tồn tại song song bên cạnh tiền cơng tính theo thời gian
từ thế kỷ XIV và mãi cho tới ngày nay. Và cuối cùng Mác rút ra kết luận rằng: “

9


người ta thấy rằng tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền cơng thích hợp
nhất với phương thức tư bản chủ nghĩa” ( tr785).
1.4. Những sự khác nhau trong tiền công của các nước
Trong phần này Mác đã trình bày về sự khác nhau trong tiền cơng của các
nước và lý giải tại sao lại có sự khác nhau đó. Mác viết: “ chỉ cần chuyển giá trị,
hay giá cả của sức lao động thành cái hình thức bên ngồi là hình thức tiền cơng
thì mọi quy luật ấy sẽ biến thành những quy luật vận động của tiền công. Cái mà
ở trong khuôn khổ của sự vận động đố biểu hiện thành những cách kết hợp kế
tiếp thay đổi lẫn nhau, thì đối với với các nước khác nhau có tính chất dân tộc
trong tiền cơng” ( tr789).
Mác tiếp tục chỉ ra sự khác nhau của cường độ lao động trung bình của
mỗi nước, và “chỉ có mức cường độ tăng lên cao hơn mức trung bình trong nước
mới làm thay đổi được việc đo giá trị chỉ bằng một độ dài của thời gian lao động
trong nước đó”, “các con số trung bình của các nước đó cấu thành một cái thang
mà đơn vị đo lường của nó là đơn vị trung bình của lao động toàn thế giới. Bởi
vậy, so với một lao động dân tộc có cường độ thấp hơn thì trong một thời gian
như nhau, lao động dân tọc có cường độ thấp hơn thì trong một khoảng thời gian
như nhau, lao động dân tộc có cường độ cao hơn sẽ sản xuất ra nhều giá trị hơn,
biểu hiện ra trong một lượng tiền nhiều hơn” ( tr790).
Mác đã nêu ra dẫn chứng số cọc sợi trung bình trong mỗi xưởng và số

cọc sợi trung bình theo đầu người cơng nhân ở một số nước như Anh, Thụy Sỹ,
Dắc-den, Pháp, Phổ,...từ đó đi đến khẳng định: “ở trong mỗi nước, nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa càng phát triển bao nhiêu, thì ở đó cường độ và năng suất lao
động dân tộc lại càng vượt quá mức quốc tế bấy nhiêu”, “ tại một nước có nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển hơn thì giá trị tương đối của tiền sẽ hơn là ở
nước có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển hơn, từ đó cho thấy rằng
tiền công danh nghĩa, tức là vật ngang giá với sức lao động biểu hiện thành tiền,
ở nước thứ nhất cũng sẽ cao hơn ở nước thứ hai” ( tr791).

10


Mác đã phê phán những quan điểm mang tính chất hời hợt và sai lệch của
H.Kê-ri khi H.Kê-ri cho rằng “tiền công của các các nước khác nhau tỉ lệ thuận
với mức năng suất của ngày lao động nước đó”, trên thưc tế Mác đã chứng minh
điều ngược lại, ông cho rằng “ ngay cả khi mức tiền công phù hợp ít nhiều với
cường độ lao động trung bình, thì giá cả tương đối của lao động (so với sản
phẩm) nói chung cũng vận động theo hướng ngược lại” ( tr794), “ vì vậy, khi
tính tiền cơng của một nước, cần phải coi phần tiền cơng đóng cho nhà nước
dưới hình thức thuế khóa như là vẫn trả cho người công nhân”.
Từ tất cả những lập luận của Mác về sự khác nhau trong tiền công của các
nước ta rút ra được rằng “khi so sánh tiền công của các nước khác nhau thì cần
phải cân nhắc đến tất cả những yếu tố quyết định sự thay đổi trong đại lượng
giá trị của sức lao động: giá cả và khối lượng những nhu cầu sinh sống thiết yếu
tự nhiên và đã phát triển trong lịch sử, những chi phí đào tạo người cơng nhân,
vai trị của lao động phụ nữ và trẻ em, năng suất lao động, lượng độ dài của thời
gian lao động và cường độ lao động” ( tr789-790).
2. Ý nghĩa thực tiễn của lý luận tiền công của Mác.
Lý luận tiền công của Mác mặc dù đã tồn tại hàng thế kỷ nhưng nó vẫn có
ý nghĩa vô cùng to lớn đối về mặt thực tiễn đối với tất cả các nước xã hội chủ

nghĩa nói chung và với nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Trải qua hàng trăm
năm, tính đúng đắn và khoa học của lý luận về tiền công đã được kiểm nghiệm
và chứng minh, bác bỏ những quan điểm phi Mác xít, sai lầm nhằm che dấu bản
chất thực sự của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản bị che đậy.
Áp dụng lý luận tiền công của Mác đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay,
việc hiểu và vận dụng đúng ngun lý tiền cơng của Mác có ý nghĩa rất to lớn.
Cụ thể:
Thứ nhất: Gía trị hàng hóa sức lao động là căn cứ để hình thành giá cả
sức lao động, đó là tiền cơng. Giá trị hàng hóa sức lao động được cấu thành bởi
3 yếu tố đó là: chi phí để ni sống bản thân người cơng nhân, chi phí để ni
sống con cái của người cơng nhân và chi phí để tái sản xuất ra sức lao động. Ở
11


nước ta, tiền công mà người công nhân nhận được chỉ mới chi trả được một
phần các nhu cầu thiết yếu của người công nhân, phần lớn số tiền công mà
người công nhân nhận được chưa đủ để đáp ứng đầy đủ được các nhu cầu của
cuộc sống như ăn mặc, nơi ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe,...đời sống của công
nhân không được đảm bảo, phần lớn công nhân phải ở trong nhà tập thể, bán
kiên cố hoặc tạm bợ, điều kiện đi lại khó khăn, thường xuyên chịu cảnh tắc
đường, ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước, mơi trường đất, và mơi
trường khơng khí, dịch vụ y tế khám chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe thì “ nhỏ
giọt”,...trong khi đó giá cả các hàng hóa phục vụ nhu cầu hàng ngày của con
người thì liên tục tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và năng
suất lao động của người công nhân . Vì vậy, nước ta cần có chính sách nhằm
nâng cao lượng tiền công cho người công nhân như ban hành các bộ luật lao
động bảo vệ lợi ích cho người công nhân, về chế độ tiền công; chú trọng giáo
dục đào tạo chất lượng lao động; nâng cao tay nghề cho người công nhân đáp
ứng nhu cầu của thị trường, cung cấp đầy đủ về thông tin thị trường cho người
lao động,..để đảm bảo đời sống của người công nhân, đáp ứng được tối thiểu các

nhu cầu thiết yếu hàng ngày, và có chăm sóc đời sống sức khỏe của người công
nhân.
Thứ hai: Từ lý luận về tiền công của Mác cho ta thấy được bản chất thực
sự của tiền cơng trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá
trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài
thành giá cả của lao động.
Từ việc hiểu được bản chất đó để áp dụng vào thực tiễn của nền kinh tế
Việt Nam để đưa ra những biện pháp, những chính sách thích hợp nhằm đưa nền
kinh tế Việt Nam phát triển đúng hướng, có chính sách phù hợp để bảo vệ lợi ích
cho người cơng nhân.
Tiền cơng đã che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, làm cho
tiền cơng mang cái vẻ ngồi là lao động được trả cơng, hình thái tiền cơng đó
xóa bỏ mọi vết tích phân chia ngày lao động ra thành lao động cần thiết và động
12


thặng dư, thành lao động được trả công và lao động khơng cơng . Tồn bộ lao
động thể hiện ra như là lao động được trả công. Ở lao động làm thuê thì ngay cả
lao động thặng dư, hay lao động không công cũng thể hiện ra như là lao động
được trả cơng. Vì vậy việc hiểu đúng bản chất của tiền cơng giúp cho nước ta
đưa ra những chính sách nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp cơng nhân nói riêng
và của người lao động nói chung trong xã hội Việt Nam.
Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của nhà nước thì vai trị của
tiền cơng là vơ cùng to lớn, một mặt tiền công phải thực sự là địn bẩy kích thích
sự tăng trưởng sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu
quả lao động, mặt khác tiền công phải là thước đo cho mọi hoạt động của nền
kinh tế. Việc thực hiện chính sách nhằm nâng cao vai trị của tiền cơng trong nền
kinh tế nước ta là một công việc quan trọng và khó khăn vì vậy địi hỏi phải có
thời gian thực hiện dần từng bước, trong mỗi bước đi cần phải có những kế

hoạch cụ thể, chi tiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Nhà nước phải thực hiên
đồng bộ nhiều chính sách liên quan về tiền công cùng một lúc và những điều
kiện ràng buộc, trong đó quan trọng nhất là tăng năng suất lao động, tăng nguồn
thu ngân sách nhà nước trong điều kiện nước ta tồn tại lạm phát, thu nhập quốc
dân và các nguồn thu khác còn hạn chế và thất thu lớn. Nhà nước ta là nhà nước
mang bản chất giai cấp cơng nhân, phục vụ lợi ích cho giai cấp cơng nhân và
nhân dân lao động trong xã hội, vì vậy các chính sách của nhà nước ta về kinh tế
ln ln thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân, nhằm mục tiêu xây dựng một
nền kinh tế phát triển xã hội chủ nghĩa phục vụ lợi ích cho giai cấp chiếm phần
đông trong xã hội.
Thứ ba: Thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta chưa thực sự phát
triển, chưa có chính sách khuyến khích người cơng nhân làm việc và chế độ
thanh tốn tiền cơng cho người cơng nhân cịn thấp vì vậy phải phát triển mạnh
thị trường sức lao động để tạo điều kiện cho người cơng nhân thuận tiện hơn
trong vấn đề tìm kiếm việc làm, giảm thiểu số người thất nghiệp.
13


So với các nước trên thế giới thì thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt
Nam cịn chưa phát triển, một phần là do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta
còn thấp, nước ta đi lên từ một nên nông nghiệp lạc hậu và phải chịu những hậu
quả nặng nề của chiến tranh tàn phá, một phần là do tư tưởng của những nhà
quản lý vì họ cho rằng việc phát triển thị trường sức lao động là chệch hướng xã
hội chủ nghĩa, là đi ngược lại với mục tiêu xây dựng nước Việt Nam đi theo con
đường chủ nghĩa xã hội nên thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam vẫn
chưa thực sự được chú trọng phát triển. Trải qua một thời kỳ nghiên cứu và thể
nghiệm những nội dung lý luận của Mác về vấn đề tiền công đối với thực tiễn
của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta mới có những nhận thức sâu sắc và tồn diện
về vai trị của thị trường hàng hóa sức lao động.
Hịa chung vào xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa, thị trường hàng hóa

sức lao động Việt Nam đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực: rộng
mở hơn, năng động hơn, phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng được phần nào nhu
cầu của người có nhu cầu sử dụng lao động và người lao động, giải quyết được
một phần nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động. Tuy nhiên, so với các
nước trong khu vực và trên thế giới thì thị trường hàng hóa sức lao động ở nước
ta vẫn còn chậm phát triển, chưa xứng tầm với những tiềm năng của lao động ở
Việt Nam.
Vì vậy cần phải có những chính sách để phát triển thị trường hàng hóa sức
lao động ở nước ta hiện nay. Đó là mở của thu hút đầu tư từ nước ngoài, từ các
nguồn viện trợ chính thức,...để mở rộng thị trường trong nước và vươn ra ngoài
khu vực cũng như quốc tế; tăng cường giao lưu hợp tác để học hỏi kinh nghiệm
lãnh đạo và quản lý nhà nước của các nước có nền kinh tế cũng như thị trường
hàng hóa phát triển và áp dụng mộ cách sáng tạo đối với Việt Nam. Đồng thời
chúng ta cần phải có chính sách kinh tế mở thu hút việc giao dịch buôn bán hàng
hóa sức lao động trên thị trường trong khn khổ pháp luật Việt Nam cho phép
và phải kiên định lập trường chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó nước ta cần có
những biện pháp cụ thể để giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta hiện nay như
14


xuất khẩu lao động sang các nước khác, phát triển các làng nghề thủ công mỹ
nghệ, di dân đến vùng kinh tế mới,..
Thứ tư: Ở nước ta tồn tại cả hai hình thức tiền cơng, đó là tiền cơng tính
theo thời gian và tiền cơng tính theo sản phẩm. Các xí nghiệp ở nước ta hiện nay
đều sử dụng cả hai hình thức này trong sản xuất và kinh doanh.
Ở phần lý luận đã phân tích ở trên Mác đã trình bày rất rõ ràng về hai hình
thức của tiền cơng là tiền cơng tính theo thời gian và tiền cơng tính theo sản
phẩm và Mác cũng khẳng định rằng tiền cơng tính theo sản phẩm cũng chỉ là
một hình thức của tiền cơng tính theo thời gian mà thơi.
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cùng

tồn tại hai hình thức tiền cơng là tiền cơng tính theo thời gian và tiền cơng tính
theo sản phẩm. Việc hiểu và vận dụng một cách hợp lý hai hình thức tiền cơng
này vào trong sản xuất sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy
sản xuất phát triển, tạo ra được nhiều sản phẩm hơn - đó chính là động lực của
sự phát triển kinh tế. Ngược lại nếu hiểu sai lệch và vận dụng khơng đúng và
thiếu sáng tạo hai hình thức tiền cơng này thì sẽ tạo ra nhưng mâu thuẫn và tạo
nên cuộc đấu tranh giữa những người lao động và người sử dụng lao động.
Các xí nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh của nước ta hiện nay đều
áp dụng cả hai hình thức tiền cơng này vào sản xuất. Việc áp dụng như vậy có
những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Tiền cơng tính theo sản phẩm một mặt
mang lại cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của cơng
nhân dễ dàng hơn mặt khác sẽ góp phần làm phát triển các tính, tinh thần tự do,
tính độc lập, khả năng tự kiểm tra của cơng nhân, kích thích cơng nhân lao động
tích cực, khẩn trương tạo nên nhiều sản phẩm để nhận được tiền cơng cao hơn
thì tiền cơng tính theo thời gian lại kéo dài thời gian lao động thặng dư của
người công nhân thêm. Tuy vậy cả hai hình thức của tiền cơng này đều tạo nên
sự đấu tranh gay gắt giữa nhà tư bản với cơng nhân làm th và sự cạnh tranh
chính giữa các công nhân với nhau.

15


Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào
bởi vì nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; có nguồn
lao động dồi dào và rẻ, người lao động lại siêng năng cần cù, ham học hỏi và
tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh chóng nên thị trường Việt Nam luôn là điểm
đầu tư đầy hứa hẹn và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và cũng chẳng có
gì đáng ngạc nhiên khi GDP của các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam chiếm tỉ trọng khá lớn. Và cũng một điều dễ nhận thấy là ngay trong cả xí
nghiệp quốc doanh và ngồi quốc doanh đều sử dụng hình thức tăng ca, làm

thêm giờ. Cùng với việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiên đại, tính tự động hóa
cao đã làm tăng cường độ lao động của người cơng nhân lên.
Chính nhờ lý luận về tiền công của Mác đã giúp cho chúng ta hiểu rõ
được vấn đề này, từ đó có những chính sách cụ thể thích hợp để năng cao năng
suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tạo hiệu quả trong công việc đồng thời
cùng với những chính sách và biện pháp khác để tăng giá trị của hàng hóa sức
lao động ( tức là tiền công) lên cho tương xứng với sức lao động mà người cơng
nhân đã bỏ ra, kích thích sản xuất hàng hóa phát triển từ đó thúc đẩy toàn bộ nên
kinh tế phát triển.
Việc hiểu rõ và hiểu đúng hai hình thức tiền cơng mà Mác đã nêu ra cũng
giúp cho chúng ta hiểu được căn nguyên của những cuộc đình cơng, những sự
mâu thuẫn giữa cơng nhân và chủ doanh nghiệp để từ đó có cách giải quyết
đúng đắn và hợp lý.
Thứ năm: So với mức tiền cơng của các nước khác thì giá trị của tiền
cơng ở nước ta vẫn cịn rất thấp, ngun nhân là do nền kinh tế của nước ta chưa
phát triển, và phát triển chưa thực sự bền vững cùng với ảnh hưởng của lạm phát
đã làm giảm giá trị của tiền công.
Việt Nam là một nước đang phát triển, xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa
tạo thn lợi cho nước ta trong việc mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, trao đổi và
tiếp thu thành tựu khoa học – kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm với các nước
phát triển, tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dưng cơ sở vật
16


chất - kỹ thuật tạo tiền đề để xây dựng cơng nghiệp hóa...tuy nhiên bên cạnh
những thuận lợi đó thì Việt Nam phải đương đầu với mn ngàn khó khăn, thử
thách, đó là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, lạm phát tăng cao, một bộ phận không
nhỏ các cán bộ quản lý thì tham ơ, hối lộ; âm mưu chống phá của các thế lực thù
địch,...tất cả những điều đó đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam,
ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường hàng hóa sức lao động trong nước và làm cho

giá trị tiền công của Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới.
Thêm vào đó chất lượng lao động của nước ta còn thấp, số lượng lao động
đã qua đào tạo con thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, lao
động lam việc dựa trên kinh ngiệm làm việc và học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải
dựa vào đào tạo trong trường lớp vì vậy năng lực cạnh tranh của lao động nước
ta trên thị trương quốc tế cịn kém, khơng tạo được thương hiệu riêng.
Vì thế nước ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao mức tiền cơng
chung lên, đảm bảo lợi ích cho người lao động như mở lớp đào tạo tay nghề
chuyên môn cho những lao động chưa qua đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho
những công nhân, tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy, tích cực giới thiệu
quảng bá hình ảnh của cơng nhân Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường xuất
khẩu lao động sang thị trường các nước,...việc thực hiện một cách đồng bộ và có
kế hoạch những biện pháp nói trên phần nào sẽ góp phần tăng giá trị tiền công
của Việt Nam.
Thứ sáu: Từ lý luận về sự khác nhau về tiền công giữa các nước mà Mác
đã trình bày trong tác phẩm chúng ta rút ra được rằng khơng những có sự khác
nhau về tiền công giữa các nước mà ngay trong một nước thì sự khác nhau về
tiền cơng giữa các vùng miền cũng có sự khác nhau.
Ở nước ta sự chênh lệch về tiền công giữa các vùng miền khác nhau khá
lớn. Ở những vùng đồng bằng, thành phố có hoạt động kinh tế sơi động, có giao
thơng thuận lợi thì có mức tiền cơng cao hơn những vùng nơng thơn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa có nền kinh tế kém sơi động, điều kiện đi lại khó khăn. Mặc
dù trong những năm gần đây mức tiền công của nước ta có xu hướng tăng lên
17


nhưng so với mức trung bình chung trên thế giới thì vẫn cịn rất thấp và khoảng
cách của tiền cơng giữa các vùng miền chênh lệch khá lớn. Các thành phố lớn
như Hà Nội. thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, Đồng Nai có mức tiền cơng
cao hơn nhiều so với các tỉnh ở trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ,

hay Tây Ngun. Vì vậy trong việc ban hành hay thực hiện các chính sách tiền
cơng phải lưu ý tới sự khác nhau giữa tiền công của các vùng để đưa ra những
chính sách phù hợp với từng vùng miền, từ đó góp phần làm cho kinh tế có sư
tăng trưởng đồng bộ, phân bố lại nguồn lao động, thu hút những lao động có tay
nghề cao, có tri thức về những vùng kém phát triển hơn để góp phần phát triển
kinh tế, phát huy thế mạnh từng vùng miền. Một nước sẽ không được gọi là phát
triển nếu chỉ có một vài vùng miền trong lãnh thổ nước đó phát triển mà một nền
kinh tế thực sự được coi là phát triển khi toàn bộ nền kinh tế của lãnh thổ nước
đó phát triển đồng bộ, mỗi vùng miền phát triển được thế mạnh riêng và có sự ít
có sự chênh lệch về tiền cơng giữa các vùng miền.
Việc áp dụng linh hoạt chính sách tiền cơng ở mỗi vùng miền tùy theo
tình hình kinh tế và trình độ phát triển của mỗi vùng đã được Đảng và Chính
phủ quan tâm và thực hiện và bước đầu đã có nhưng kết quả khả quan, mức tiền
công ở từng vùng phần nào đã được điều chỉnh và mức độ chênh lệch đã được
rút ngắn; cùng với chính sách thu hút người tài về những vùng kinh tế kém phát
triển thì phân cơng lao động đã hợp lý hơn, mỗi vùng đã phát huy được thế
mạnh riêng của mình, đời sống của cơng nhân nói riêng và của nhân dân lao
động nói chung được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Người dân có niềm tin tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kiên định con đường xã hội chủ
nghĩa. Vàt tin tưởng rằng với việc thực hiện những chính sách đã đề ra một cách
đúng đắn và sáng tạo thì đến năm 2020 thì nước ta đạt được mục đích đã đề ra
đó là cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

18


KẾT LUẬN
Lý luận về tiền cơng của Mác có ý nghĩa và vai trị vơ cùng to lớn đối với
các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, lý luận này
đã lý giả cho chúng ta hiểu về sự ra đời của tiền công, về tiền cơng tính

theo thời gian và tiền cơng tính theo sản phẩm, hiểu về sự khác nhau của tiền
công giữa các nước, từ đó áp dụng những lý luận đó vào thực tiễn của Việt Nam
để lý giải những hiện tượng, những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam từ đó đề
ra những chính sách phù hợp để phát triển nền kinh tế, nâng cao năng suất lao
động và tiền công cho người công nhân đông thời giải quyết tình trạng thiếu việc
làm cho người lao động và có những biện pháp hợp lý để giải quyết những hiện
tượng tiêu cực trong nền kinh tế của nước ta hiện nay.
Hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn còn chận phát triển so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, vẫn cịn đó nhưng tồn tại, những hạn chế, những
vướng mắc cần được giải quyết. Việc đưa ra những chính sách hợp lý sẽ có tác
dụng kích thích sự phát triển của kinh tế, vì vậy lý luận về tiên công của Mác
đã, đang và sẽ định hướng cho việc đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp
với thực tế nền kinh tế của chúng ta
Là một sinh viên khoa giáo dục chính trị trường đại học Vinh, được học
và nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống những quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tơi thấy mình cần phải tích cực học tập hơn
nữa để đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuyển tập C.Mac –Anghen toàn tập (tập 23 - Nxb Sự thật.Hà Nội,
1996).
2. Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin (TS.
Phạm Văn Sinh – GS, TS Phạm Quang Phan, Nxb chính trị quốc gia, năm
2010).
3. Gíao trình kinh tế - chính trị Mac – Lênin, PGS – TS Nguyễn Văn Hảo,
PGS – TS Nguyễn Đình Kháng, Nxb chính trị quốc gia, năm 2002).

4. Những quan điểm cơ bản trong cải cách chính sách tiền lương (TS Bùi
Ngọc Thanh, tạp chí Lao động xã hội số -1991 ).
5. Mấy vấn đề về nguồn nhân lực Việt Nam (PGS.TS Phạm Đức Thành
-Trường ĐHKTQD,Tạp chí Kinh tế và phát triển ).
6. Các trang báo điện tử.

20


MỤC LỤC
Trang
`
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý luận tiền công của C.Mác.............................................................................2
1.1 Sự chuyển hóa của giá trị sức lao động, hay giá cả sức lao động thành tiền
cơng.......................................................................................................................2
1.2. Tiền cơng tính theo thời gian..........................................................................5
1.3. Tiền cơng tính theo sản phẩm.........................................................................7
1.4. Những sự khác nhau trong tiền công của các nước......................................10
2. Ý nghĩa thực tiễn của lý luận tiền công của Mác............................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................20

21



×