Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nguyên tắc tập trung dân chủ, luận giải chế độ làm việc của Tòa án và Viện kiểm sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.7 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
B. NỘI DUNG .................................................................................................................... 2
Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ ............................................................ 2

I.

Chế độ làm việc của Tòa Án ........................................................................ 4

II.
1.

Nguyên tắc đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩmChế độ xét xử

sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. (Điều 103, Hiến pháp 2013) .................. 4
2.

Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán và bầu (cử) hội thẩm ......................... 4

3.

Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia .................................................... 5

4.

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm cét xử độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật ................................................................................................................. 5
5.

Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số ................... 5



6.

Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công khai, đảm bảo công bằng ...... 5

7.

Nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử ........................................... 6

8.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự ....................................................................... 6
Chế độ làm việc của Viện Kiểm Sát Nhân dân ......................................... 6

III.
1.

Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành......................... 7

2.

Nguyên tắc khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân........................................................................... 9
3.

Nguyên tắc kết hợp vai trò lãnh đạo của Viện trưởng với quyền thảo


luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng của Ủy ban kiểm
sát 10
IV.

Luận giải sự khác nhau của chế độ làm việc giữa Tòa Án Nhân dân và

Viện Kiểm Sát Nhân dân........................................................................................... 11
C. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 14

[Type here]


A. MỞ ĐẦU
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan
nhà nước tổ chức từ trung ương đến địa phương, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước, vì lợi ích giai cấp, lợi ích toàn xã hội và đảm bảo là công cụ để
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện quyền dân chủ. Muốn tổ chức và
thực hiện được hiệu quả, bộ máy nhà nước cần tuần theo những nguyên tắc nhất định
như: Đảng lãnh đạo nhà nước, tập trung dân chủ, bình đẳng và đồn kết dân tộc, tuân
thủ pháp luật, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là sự thống
nhất phân cơng, phối hợp kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp,…Trong đó, nguyên tắc tập trung dân chủ là
nguyên tắc cơ bản nhất trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước,
thể hiện tính đặc thù trong bộ máy nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
đặc biệt được thể hiện rõ trong Hiến pháp 2013. Nguyên tắc này tạo ra sự thống nhất
về tổ chức và hành động, phát huy và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả tập thể với
sức mạnh từng cá nhân, của cả nước. Ta thấy rằng, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước ta nói chung. Do có vị trí, chức năng và nhiệm vụ mang tính

đặc thù nên hệ thống của các cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc đặc thù. Nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở để xây dựng chế độ làm
việc của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề
này và cũng như tự trau dồi cho bản thân kiến thức về ngành học, nghề nghiệp của
mình trong tương lai, nhóm chúng em xin chọn nghiên cứu đề tài: “ Phân tích, chỉ rõ
nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ theo Hiến pháp 2013. Qua đó, chỉ rõ chế
độ làm việc của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời luận giải lý
do có sự khác nhau trong chế độ làm việc của hai cơ quan này”.

1


A. NỘI DUNG

B.

Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một rong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động bộ máy nhà nước, thể hiện tính đặc thù trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 1 Điều 8 Hiến Pháp 2013 quy định: “ Nhà nước tổ chức
và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện
và phân tích trong nội dung sau:
-

Về tổ chức : Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương. Có sự kiểm tra,
giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương, các cơ quan

nhà nước đều bắt nguồn từ cơ quan đại diện cao nhất cho quyền lực nhân dân là Quốc
hội, báo cáo công tác trước quốc hội. Quốc hội chỉ đạo thống nhất sự hoạt động của
cả bộ máy nhà nước.
-

Về hoạt động: Có sự thống nhất của pháp luật từ trung ương đến địa phương

xuất phát từ việc tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Đồng thời nguyên tắc tập trung dân
chủ thể hiện trong quan hệ 2 chiều giữa cấp trên vầ cấp dưới để tránh sự quan liêu,
thói tự do vơ chính phủ nhằm đảm bảo trật tự kỉ cương, pháp luật nhà nước và hạn
chế việc độc đốn, chun quyền mất dân chủ.
+ Đối với cấp trên:


Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo hoạt động của cấp dưới.



Kịp thời ban hành những quyết định để cấp dưới thực hiện.



Kịp thời sửa chữa, khắc phục thiếu sót và nhược điểm quản lí của mình.

2




Tôn trọng thẩm quyển luật định của cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới thực


hiện.
+ Đối với cấp dưới:


Phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên.

• Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh thống nhất các quyết định quản lí của cấp trên.


Kịp thời thơng báo tình hình quản lí NN cho cấp trên.



Nhanh chóng sửa chữa, khắc phục thiêu sót của chính mình.



Chịu trách nhiệm về sai phạm của mình khi quản lí NN

-

Những vấn đề quan trọng của các cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo luận

tập thể và quyết định đa số. Đây là một nội dung quan trọng của nguyên tắc này nhằm
đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, xuất
phát từ vị trí, tính chất chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan mà biểu
hiện tính dân chủ trong hoạt động, chế độ làm việc của mỗi cơ quan này sẽ thể hiện
sự khác nhau. Chẳng hạn Quốc hội làm việc theo chế dộ hội nghị và quyết định theo
đa số. Chính phủ có sự kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể với chế độ thủ trưởng, chỉ

những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định mới được đưa ra
thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số theo các phiên họp, trong trường hợp biểu
quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến người đứng đầu là thủ tướng. Tòa án khi
xét xử tuân thủ theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, việc xét xử
của Tịa án có Hội thẩm tham gia, Hội thẩm và Thẩm phán độc lập ngang nhau khi
đưa ra quyết định. Viện kiểm sát nhân dân lại có chế độ làm việc theo nguyên tắc thủ
trưởng lãnh đạo kết hợp với vai trò của ủy ban kiểm sát. Những vấn đề quan trọng
của Viện kiểm sát nhân dân được đưa ra và thảo luận tập thể, lấy ý kiến thành viên ủy
ban kiểm sát, nhưng việc quyết định thuộc về người đứng đầu đó là Viện trưởng.
Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa đặc biệt to lớn, sự kết hợp
đúng đẳn giữa tập trung và dân chủ là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh
3


và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Nó tạo ra sự thống nhất về
tổ chức và hành động, phát huy và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả tập thể với sức
mạnh từng cá nhân; của cả nước và từng địa phương, từng cơ sở; của cả hệ thống bộ
máy cơ quan hành chính Nhà nước và từng tổ chức.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một hệ thống nhất không thể tách rời. Nếu chỉ
thiên về tập trung và coi nhẹ dân chủ thì sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán, trái
với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung
thì sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước kém
hiệu quả.
C.

Chế độ làm việc của Tòa Án

1.

Nguyên tắc đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩmChế độ xét xử


sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. (Điều 103, Hiến pháp 2013)
Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. Bản án, quyết định sơ thẩm
của Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Bản án,
quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do luật đình thì có
hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án
phải được xét xử phúc thẩm. Bẩn án, quyết định phúc thẩm của Tịa án có hiệu lực
pháp luật. (Điều 6, Luật Tổ chức Tòa án năm 2014)
2.

Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán và bầu (cử) hội thẩm

Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm
vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.

4


3.

Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia

Việc xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp
xét xử theo thủ tục rút gọn. (Điều 103, Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân)
Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tịa án
qn sự có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật.
Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. (Điều 129, Hiến pháp 1992)

4.

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm cét xử độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiem cấm
cơ quan tổ chức , cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. (Điều
103, Hiến pháp 2013, Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
5.

Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử
theo thủ tục rút gọn. Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do luật tố tụng
quy định. (Khoản 4, Điều 103, Hiến pháp 2013; Điều 10 Luật Tổ chúc Tòa án nhân
dân 2014)
6.

Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, cơng khai, đảm bảo cơng bằng

Tịa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật
nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí
mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tịa án nhân dân có thể xét xử kín.
(Điều 103, Hiến pháp năm 2013)
Tịa án nhân dân xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm cơng bằng.
Tịa án nhân dân xét xử cơng khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước,
thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời
5



tư theo u cầu chính đáng của đương sự thì Tịa án nhân dân có thể xét xử kín. (Điều
11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
7.

Nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử

Nguyên tắc tranh tujnh trong xét xử được đảm bảo. Tịa án có trách nhiệm bảo
đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc
thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng. (Điều
103, Hiến pháp 2013, Điều 13 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
8.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự
Quyền bò chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự
được bảo đảm. ( Điều 103 Hiến phap 2013; Điều 14 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
2014)
- Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được
quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nguoiwfcos nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất.
D.

Chế độ làm việc của Viện Kiểm Sát Nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta nói chung. Song, do có vị trí, chức năng
và nhiệm vụ mang tính đặc thù nên hệ thống các Viện kiểm sát nhân dân được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc đặc thù. Những nguyên tắc về tổ chức và

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 109 Hiến pháp năm
2013 và Điều 7 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Đó là nguyên tắc tập
trung thống nhất lãnh đạo trong ngành; nguyên tắc khi thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của
6


Viện trưởng; nguyên tắc kết hợp vai trò lãnh đạo của Viện trưởng với quyền thảo
luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng của Ủy ban kiểm sát.

1.

Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành

Bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm bảo đảm tính thống nhất của
pháp luật, đây là nguyên tắc mang tính đặc thù của ngành kiểm sát, là một quy tắc
hiến định và được quy định từ Hiến pháp 1959 đến nay.
Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước ta, dễ dàng nhận thấy rằng, các cơ quan nhà
nước ở địa phương một mặt trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ chủ quản, mặt khác lại
trực thuộc Hội đồng nhân dân hoặc ủy ban nhân dân địa phương. Nguyên tắc này
được gọi là nguyên tắc phụ thuộc hai chiều. Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta (cũng
như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) không được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc phụ thuộc hai chiều trên, mà theo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh
đạo trong ngành. Có thể thấy cách tổ chức và hoạt động này được thực hiện theo tư
tưởng của V.I. Lê nin. Theo ông, Viện kiểm sát không được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều, mà nó phải và chỉ trực thuộc vào một cơ quan
trung ương duy nhất. Ông cho rằng, pháp chế phải thống nhất.
Theo nguyên tắc này, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện

trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 109 Hiến pháp 2013). Các chức vụ lãnh đạo,
quản lý thuộc thẩm quyền như Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và khu
vực, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và khu vực đều do Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Như vậy, tất cả các Viện kiểm sát nhân dân từ trên xuống dưới tạo thành một hệ
thống thống nhất. Mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, dù ở cấp nào, đều đặt
dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải chịu
7


trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát do mình lãnh đạo trước
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt
động của toàn ngành kiểm sát trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Chủ
Tịch nước (Điều 63 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành đảm bảo
cho các cấp kiểm sát hoạt động đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
công tác kiểm sát. Mặt khác, nhấn mạnh nguyên tắc này nhằm đề cao trách nhiệm cá
nhân của Viện trưởng, là người có quyền và trách nhiệm quyết định các vấn đề thuộc
thẩm quyền của Viện kiểm sát và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi công việc thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình khơng có nghĩa là loại trừ ngun tắc tập trung dân
chủ ra khỏi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Phải thấy rằng, Viện trưởng
không quyết định các vấn đề một cách độc đoán, mà trên cơ sở bàn bạc tập thể. Ở
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có ủy ban kiểm
sát. Ủy ban kiểm sát làm việc tập thể, thảo luận và quyết định những vấn đề quan
trọng như phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, dự án Luật, dự án Pháp lệnh
vv... (Các điều 28 và 29 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992).
Theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, Ủy ban kiểm sát thảo

luận và quyết định các vấn đề theo đa số. Khi Viện trưởng khơng nhất trí với ý kiến
của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số,
nhưng có quyền báo cáo lên cấp trên (lên ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu là Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
Quy định này vừa bảo đảm mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể, vừa
hạn chế những thiếu sót của Viện trưởng và đề cao trách nhiệm của Viện trưởng
Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành được xác lập trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời, cũng là một trong những căn
cứ để phân biệt về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan
khác trong bộ máy nhà nước.
8


2.

Nguyên tắc khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân
Đây là lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 2 Điều 109 ghi
nhận dưới dạng một nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
nói chung và chế độ làm việc của Kiểm sát viên nói riêng, bởi nó có ý nghĩa quan
trọng đối với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
và đối với mỗi Kiểm sát viên. Nguyên tắc này một mặt khẳng định nhằm đáp ứng yêu
cầu tăng tính độc lập, thẩm quyền cho Kiểm sát viên, ngăn ngừa sự can thiệp trái
pháp luật của cá nhân, tổ chức vào hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên, đồng thời
phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát, bảo đảm
sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát mỗi cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung
thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Để cụ thể nguyên tắc này,

cần thực hiện cơ chế phân cấp thẩm quyền tố tụng nhằm tăng sự chủ động và đề cao
trách nhiệm cho Kiểm sát viên khi thực thi cơng vụ, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải
quyết vụ án. Đương nhiên, nguyên tắc này nhằm xác định trách nhiệm của ngành
kiểm sát trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, đồng
thời phải bảo đảm hoạt động của Kiểm sát viên,
Nguyên tắc này được bảo đảm bằng việc nghiêm cấm hành vi can thiệp vào
hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân, của Kiểm sát viên, điều này quy
định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014: “Nghiêm cấm cơ quan, tổ
chức, cả nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tổ, kiểm sát
hoạt động tác pháp của Viện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố của đế
vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát
nhân dân” (khoản 3 Điều 9).
Như vậy, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật và trước Viện trưởng về hành vi, quyết định của minh trong việc thực hành
quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp. Mặt khác,
9


nguyên tắc này phải phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong
ngành kiểm sát, bảo đảm sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát mỗi cấp và sự
lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm cho Kiểm sát viên có đầy đủ điều kiện và căn
cứ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3.

Nguyên tắc kết hợp vai trò lãnh đạo của Viện trưởng với quyền thảo

luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng của Ủy ban kiểm sát

Hiến pháp năm 2013 đã không đề cập đến Ủy ban kiểm sá nhằm thu hẹp thẩm
quyền của Ủy ban kiểm sát, theo xu hướng chỉ là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng và
quyết định một số vấn đề quan trọng. Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014
Tổ chức hệ thống bốn cấp Viện kiểm sát, cụ thể như sau: Tại Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự
quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo
đa số những vấn đề quan trọng cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng
quyết định (khoản 2 Điều 7).
Ủy ban kiểm sát theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã thu hẹp
thẩm quyền, đồng thời đề cao vai trò của Viện trưởng như:
+ Tại khoản 4 Điều 43, Ủy ban kiểm sát chỉ thảo luận, cho ý kiến để Viện
trưởng xem xét, quyết định, tức là thẩm quyền quyết định cuối cùng là của Viện
trưởng, mà Ủy ban kiểm sát chỉ tham gia với vai trò cơ quan tư vấn, tham mưu, phụ
giúp cho Viện trường đưa ra quyết định.
Đối với các Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung song và Viện kiểm sát quân sự quân
khu và tương đương được quy định tại các điều 45, 47, 53, 55 Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014, có vai trị tư vấn cho Viện trưởng và theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình.
10


“Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính,
vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để
Viện trưởng xem xét, quyết định” (điều 43)
“Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu
quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến
của Viện trưởng” (điều 43) Tuy nhiên, nếu Viện trưởng khơng nhất trí với ý kiến của
đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có

quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, vai trò của Ủy ban
kiểm sát là cần thiết, với trí tuệ tập thể, thành viên của Ủy ban kiểm sát đến là những
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và quản
lý, chỉ đạo, điều hành, vì vậy, có thể tham gia thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình
sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động phức tạp. Đồng thời, phát huy sức mạnh tập thể của Ủy ban kiểm sát trong
công tác tham mưu, tư vấn để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan
trọng cùng với quyết định của Viện trưởng sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát các cấp.

E.

Luận giải sự khác nhau của chế độ làm việc giữa Tòa Án Nhân dân

và Viện Kiểm Sát Nhân dân
Như chúng ta đã biết thì Viện kiểm sát nhân dân và Tịa án nhân dân là những
cơ quan thực thi công lý bảo vệ lẽ phải. 2 cơ quan này chuyên giải quyết các vụ việc
liên quan đến pháp luật nên đảm bảo được sự cơng bằng xã hội. Tuy mục đích đều
mang lại điều tốt đẹp cho cộng đồng nhưng mỗi cơ quan lại có chế độ làm việc mang
nét đặc thù riêng. Vậy tại sao lại có sự khác nhau đó?
Đầu tiên chúng ta phải xét đến sự khác nhau xuất phát từ vị trí, tính chất, chức năng
nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan. Chẳng hạn như Tòa án nhan dân có nhiệm
vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
11


chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chứ, cá
nhân. Vì thế khi xét xử Tòa án tuân thủ theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định
theo đa số, việc xét xử của Tịa án có Hội thẩm tham gia, Hội thẩm và Thẩm phán

độc lập ngang nhau khi đưa ra quyết định. Nó thể hiện được việc xét xử không bị
thiên về ý kiến chủ quan của thẩm phán mà phải có sự thống nhất ý kiến của đa số,
thẩm phán đại diện cho nhà nước còn hội thẩm đại diện cho nhân dân, xét xử phải có
sự tham gia ý kiến nhà nước và nhân dân mới công bằng. Chế độ làm việc này giúp
những quyết định của Tòa án đưa ra vừa tuân thủ pháp luật lại vừa hợp lòng dân.
Khác với Tòa án, Viện kiểm sát tuân theo nguyên tắc thủ trưởng lãnh đạo kết hợp với
vai trò của ủy ban kiểm sát. Những vấn đề quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân
được đưa ra và thảo luận tập thể, lấy ý kiến thành viên ủy ban kiểm sát trước khi Viện
trưởng quyết định. Sự khác nhau trong cách hoạt động đó là do Viện kiểm sát có
thêm trách nhiệm là bảo vệ hiến pháp và pháp luật. Việc giải quyết các vụ án có rất
nhiều phức tạp, địi hỏi cán bộ đảm nhận cơng việc này phải có trình độ chun mơn,
nghiệp vụ nhất định, thận trọng, khách quan và công bằng trong việc giải quyết.
Chính vì lẽ đó, sau khi tịa án đã có quyết định xét xử thì những người có năng lực
chun ngành mới có thể kiểm tra lại tính đúng đắn của quyết định trước đó nên sẽ
khơng có hội thẩm như Tịa án mà sẽ có ủy ban Kiểm sát hiểu rõ hiến pháp và luật
pháp giúp viện trưởng đưa ra quyết định cuối cùng. Như vậy nguyên tắc này bảo đảm
công việc đưa ra quyết định của viện kiểm sát được thực hiện một cách chính xác, bởi
vì trí tuệ tập thể sẽ giúp người đứng đầu xem xét vấn đề một cách kỹ càng hơn và do
đó phán quyết có cơ sở vững chắc hơn.
Tiếp theo ta lại thấy xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia trừ trường hợp
xét xử theo thủ tục rút gọn. Trong khi đó VKSND lại tuân theo nguyên tắc tập trung
thống nhất lãnh đạo trong ngành. Nguyên tắc của Tòa án xuất phát từ nguyên tắc
chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đó là: Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Nguyên tắc này thể hiện sự thu hút sự tham gia của nhân
dân vào hoạt động xét xử của Tòa án nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử một cách
khách quan, cơng bằng chính xác. Cịn ngun tắc của Viện kiểm sát lại bắt nguồn từ
12


nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Một

nguyên tắc đặc thù của ngành kiểm sát được tổ chức theo một chỉnh thể thống nhất và
hoạt động được tập trung thống nhất theo chiều dọc, đề cao vai trị của người đứng
đầu.
Khơng những thế, cả Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đều có vị trí là hệ
thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước. Điều này được biểu hiện bởi tổ chức
và hoạt động của 2 cơ quan này do luật định. Nhưng khi thực hiện quyền cống tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự lãnh đạo của
viện trưởng VKSND, với Tịa án thì thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Nguyên nhân là do việc xét xử của Tòa án liên quan đến tính mạng,
sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân, tài dản của nhà nước,
của tập thể, an ninh quốc gia, trận tự van toàn xã hội, trật tự pháp luật và pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Vì vậy trong quá trình xét xử để đảm bảo tính khách quan, cơng minh,
chính xác, cá nhân có thẩm quyền phải độc lập với các chủ thể khác và chỉ tuân theo
pháp luật. Viện kiểm sát cũng vậy, tuy nhiên có thêm sự chỉ đạo của Viện trưởng. Từ
nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và pháp luật, ta thấy cần có một cá nhân có thẩm quyền
và chun mơn xem xét, đánh giá mức độ chấp hành luật và hiến pháp Việt Nam của
các cơ quan, cá nhân hay tổ chức. Như vậy Viện trưởng là người thực hiện điều đó
thơng qua ý kiến thảo luận của các cá nhân trong ngành, vì Viện trưởng do Quốc hội
bầu nên có đầy đủ đức và tài. Khi đó viện trưởng phải nghiêm chỉnh thực hiện những
quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của
mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố và các quyết định khác theo quy định
của pháp luật.
Tất cả những suy luận trên đã luận giải rõ ràng sự khác khau giữa chế độ làm việc
của Viện kiểm sát nhân dân và Tịa án nhân dân. Qua đó chúng ta có thể phân biệt
được tính chất, cách thức tổ chức hoạt động của 2 cơ quan này và thấy được sự công
bằng văn minh trong đó. Giúp chúng ta được củng cố niềm tin hơn vào những người
bảo vệ lẽ phải chân chính.

13



B.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên, ta thấy rằng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn áp
dụng, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất về tổ chức, kỉ luật vừa thể hiện tính linh
hoạt trong cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đây cũng là một nguyên tắc
mang tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa đặc biệt to
lớn, sự kết hợp đúng đẳn giữa tập trung và dân chủ là một trong những yếu tố quyết
định sức mạnh và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Nó tạo ra sự
thống nhất về tổ chức và hành động, phát huy và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả
tập thể với sức mạnh từng cá nhân; của cả nước và từng địa phương, từng cơ sở; của
cả hệ thống bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước và từng tổ chức. Nguyên tắc này là
cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chế độ làm việc của Tòa án nhân dân và Viện
kiểm sát nhân dân. Nó giúp xác lập chế độ trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trên với cấp
dưới, kiên quyết đấu tranh với tệ tập trung quan liêu, thói tự do vơ chính phủ nhằm
đảm bảo trật tự kỉ cương, pháp luật của nhà nước và hạn chế việc độc đoán, chuyên
quyền, mất dân chủ,…

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam (Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội)
Hiến Pháp 2013 (Nxb Tư Pháp)
Giáo trình luật hiến pháp (Đại học luật Hà Nội)


15



×