Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BC tập HUẤN TIẾNG VIỆT 2 kết nối TRI THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.13 KB, 7 trang )

BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN LỚP 2
Năm học: 2021 – 2022
MƠN TIẾNG VIỆT
I. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 2
1. ĐỌC:
1.1. Kĩ thuật đọc:
- Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái và âm.
- Tốc độ đọc khoảng 60 – 70 tiếng trong 1 phút.
- Nhận biết được thơng tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà
xuất bản.
- Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.
ĐỌC HIỀU
Văn bản văn học

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

Đọc hiểu nội dung

Đọc hiểu hình thức

Đọc hiểu hình thức

Liên hệ, so sánh, kết nối

Liên hệ, so sánh, kết nối

Đọc mở rộng

Đọc mở rộng



- Độ dài của VB: truyện khoảng 180 – 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 –180
chữ, thơ khoảng 70 – 90 chữ
- Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn
giản bao gồm cả dạng kí hiệu
Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu thời gian biểu. Độ dài của
VBTT: khoảng 110 – 140 chữ.
1.2. Đọc mở rộng:


- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương
đương với các văn bản đã học; 18 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương
đương với các văn bản đã học.
- Thuộc lịng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài
thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ.
2. VIẾT
2.1. Kĩ thuật viết:
- Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương.
- Nghe – viết chính tả đoạn 50 – 55 chữ, tốc độ 50 – 55 chữ trong 15 phút.
2.2. Thực hành viết:
- Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến/tham gia dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc
dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật dựa vào gợi ý. – Biết viết thời gian
biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.
3. NÓI
- Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị,
chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ

chối.
- Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.
- Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân.

4. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
- Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ,
cờ,...)
- Vốn từ theo chủ điểm - Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
- Cơng dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu;
dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu.


II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
- Làm cho việc học tiếng Việt trở nên hấp dẫn, thú vị.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

III. QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN
1. Giúp HS hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực thơng qua các hoạt động
đọc, viết, nói và nghe.
2. Chú trọng dạy học tích hợp và phân hố.
3. Phát huy tính tích cực của người học.

IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI
1. Mơ hình SGK dạy tiếng hiện đại, chú trọng các kĩ năng ngôn ngữ của người
học.
- Không chia thành các “phân môn”.
- Tổ chức theo các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Dạy học tiếng Việt gần với giao tiếp thực tế.
- Hình thành kiến thức tiếng Việt và phát triển | năng lực ngôn ngữ của HS thông
qua thực hành.

Tạo hứng thú học tập ở HS.
 Dạy học tiếng Việt gần với giao tiếp thực tế: Đưa ra tình huống thực tế (đơn
giản) để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng mới được học để giải quyêt tình huống đó.
 Hình thành kiến thức tiếng Việt và phát triển năng lực ngôn ngữ của HS thông
qua thực hành.
- Không chia theo từ loại mà chủ trọng vào nghĩa, chức năng, mục đích sử dụng
của từ.
- Khơng khai thác sâu vào đặc điểm cấu trúc của câu mà hướng vào nội dung và
chức năng của câu.


 Tạo hứng thú học tập ở HS. Các bài học được bắt đầu từ những điều HS quan
tâm, những điều các em đã biết, muốn biết để từ đó hướng vào những điều các em cần
biết.
2. Hệ thống chủ điểm đa dạng, phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực đời sống.
Tên các chủ điểm có sức gợi mở và hấp dẫn đối với HS.

TẬP MỘT

TẬP HAI

Em lớn lên từng ngày

Vẻ đẹp quanh em

Đi học vui sao

Hành tinh xanh của em

Niềm vui tuổi thơ


Giao tiếp và kêt nối

Mái ấm gia đình

Con người Việt Nam
Việt Nma quê hương em

 Tạo cơ hội cho HS: Phát huy trải nghiệm.
Bộc lộ niềm vui và mỗi bước trưởng thành.
 Nội dung: Gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam.
Đáp ứng yêu cầu giáo dục.
3. Ngữ liệu phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của HS, ngôn ngữ trong sáng,
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đảm bảo tích hợp.
- Phát triển các kĩ năng ọc, viết, nói và nghe.
- Phát triển cá tính lành mạnh, tư duy độc lập.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, tình yêu
thiên nhiên,...
4. Các nội dung dạy học được thiết kế theo hướng mở.
- Tạo cơ hội cho GV tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo
VD: - Nêu cảm nghĩ của em về bê vàng và dễ trắng.
- Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.
- HS được trao đổi, thảo luận để huy động hiểu biết, trải nghiệm, chuẩn bị tích cực
cho việc khám phá bài học mới.


- HS được yêu cầu dựa vào gợi ý để đoán nội dung tranh.
Phát triển kĩ năng suy đoán, đọc hiểu VB đa phương thức.
- HS được bày tỏ chủ kiến trước những vấn đề thiết thực trong đời sống.
- HS được bày tỏ chủ kiến trước những vấn đề thiết thực trong đời sống.

5. Thiết kế hoạt động viết theo trình tự hợp lí.
- Ngồi luyện viết chính tả, HS được luyện viết đoạn (3 – 5 câu) với thời lượng 1
tiết/tuần. Phần viết đoạn được sắp xếp ngay sau luyện từ và câu. Nội dung luyện từ và
câu có thể coi là bước chuẩn bị cơng cụ (từ vựng và ngữ pháp) cho viết đoạn.
- Viết đoạn còn kết nối với chủ điểm của các bài đọc. Nhờ đó, VB đọc cũng góp
phần làm giàu vốn sống, trải nghiệm cho bài viết của HS.
6. Chú trọng hoạt động Đọc mở rộng.
- Từng bước hình thành thói quen và hứng thú tự tìm sách báo để đọc. Phát triển kĩ
năng tự đọc.
7. Kết hợp hài hòa kênh chữ và kênh hình.
8. Chú trọng đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS.
- Đánh giá được sự tiến bộ trong quá trình học tập để phát triển phẩm chất và năng
lực.
V. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC:
1. Cấu trúc sách:
- Tập 1: 18 tuần gồm: 16 tuần – 32 bài học
1 tuần ơn giữa kì
1 tuần ơn cuối kì.
- Tập II: 17 tuần, gồm: 15 tuần – 30 bài học
1 tuần ơn giữa kì
1

tuần ơn cuối kì.

- 62 văn bản: 13 văn bản thơng tin; 21 văn bản thơ; 28 văn bản truyện và các thể
loài văn bản khác.
2. Cấu trúc bài học:
- 1 tuần gồm: 2 bài trong đó



+ Bài 1: 4 tiết: - Đọc
- Viết
- Nói và nghe ( kể chuyện, Nói theo chủ điểm)
- Vận dụng
+ Bài 2: 6 tiết: - Đọc
- Viết (viết chính tả)
- Luyện tập (luyện từ, câu, đoạn)
- Đọc mở rộng

VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Định hướng chung
a. Đa dạng hố các phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học.
b. Khơi gợi, kết nối hiểu biết, trải nghiệm đã có ở HS để các em chiếm lĩnh kiến thức, kĩ
năng mới.
c. Tạo cho HS cơ hội thể hiện chủ kiến, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo.
d. Tăng cường những tình huống có vấn đề cần giải quyết, giúp HS rèn phương pháp tư
duy linh hoạt, năng động, sáng tạo.
đ. Chuẩn bị các yêu cầu, câu hỏi, tài liệu học tập thích hợp cho từng nhóm đối tượng HS
trong lớp, giúp các em có cơ hội bộc lộ thế mạnh cũng như khắc phục hạn chế của
mình.
2. Phương pháp tổ chức dạy học các kĩ năng ngôn ngữ
2.1 Phương pháp dạy học đọc
a. Đọc thành tiếng các VB văn học giúp HS nắm được tốt hơn cốt truyện, nhân vật,
những câu văn trau chuốt trong VB giúp HS phát triển năng lực thẩm mĩ và năng lực
ngôn ngữ.
HS luyện đọc thành tiếng bằng cách: - Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Kết hợp sử dụng các kĩ thuật như: đọc một mình, đọc theo cặp hoặc nhóm, đọc nối
tiếp,...
b. Với yêu cầu đọc hiểu, sGK Tiếng Việt 2 thiết kế những câu hỏi, yêu cầu đọc hiểu đa
dạng, chẳng hạn:



- Kể lại, tả lại người, vật, sự việc.
- Đóng vai một nhân vật để kể về hành động, ý nghĩ, tình cảm lời nói, đặc điểm... của
nhân vật.
- Đóng vai một nhân vật trong bài đọc để nói lời đối thoại giữa các nhân vật.
- Nói lời khuyên nhân vật, nói lời bày tỏ suy nghĩ, tình cảm đối với nhân vật, sự việc.
- Đưa ra cách giải quyết khác, cách kết thúc khác so với cách giải quyết trong bài đọc.
- Thảo luận, tranh luận về ý nghĩa của một số chi tiết quan trọng trong bài.
- Trong dạy đọc hiểu, khi trao đổi, thảo luận về VB đọc, GV nên cho HS nêu nhận xét,
cảm nghĩ và nói về ý nghĩa của bài đọc.
Đối với VB văn học, cần khơi gợi để HS thể hiện thái độ hay nói về những lựa chọn
cách ứng xử khi đặt mình vào tình huống, hồn cảnh của nhân vật, liên hệ bối cảnh của
VB với những trải nghiệm của các em.
- Trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu, GV điều chỉnh, bổ sung câu hỏi phù hợp với
các nhóm đối tượng HS trong lớp.
Hệ thống câu hỏi trong bài học phải đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của HS. GV
cần luyện cho HS thói quen đọc kĩ bài đọc, nhớ chi tiết để trả lời câu hỏi, giúp các em
liên hệ nội dung của VB với kiến thức, trải nghiệm đã có.
- Đọc là một kĩ năng quan trọng trong môn Tiếng Việt, giúp HS mở rộng hiểu biết, phát
triển vốn ngôn ngữ, trau dồi cảm xúc.
GV cần thấm nhuần quan điểm: Mỗi người đọc là một chủ thể tiếp nhận năng
động, sáng tạo và quá trình đọc hiểu VB mang dấu ấn riêng của từng độc giả.
Khi HS đưa ra các ý kiến, GV cần tôn trọng tính cách và cá tính của mỗi HS, khích lệ
những suy nghĩ riêng.
2.2. Phương pháp dạy học viết
a. Về kĩ năng viết chữ hoa và viết chính tả, nhìn chung, sách vẫn kế thừa những ưu
điểm của sách Tiếng Việt trước đây.
b. Về kĩ năng viết đoạn, Tiếng Việt 2 luôn tạo sự kết nối chặt chẽ giữa viết với đọc cũng
như nói và nghe. Qua việc đọc và thảo luận về các VB đã đọc, HS có thể tìm thấy

“khn mẫu” để phát triển năng lực viết (về cả nội dung và ngôn ngữ biểu đạt).
Trong Tiếng Việt 2, HS luyện viết đoạn với các yêu cầu như:
- Thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc.


- Giới thiệu về một đồ vật quen thuộc. – Viết về tình cảm của mình đối với người thân
hoặc sự việc.
Ngồi ra, HS cịn phải viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin
lỗi.
Việc dạy viết cần tạo cơ hội để các em được thực hành nhiều, tự phát hiện và sửa
lỗi, chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn theo góp ý của bạn bè, thầy cơ.
| Sau khi HS hồn thành bài viết, GV nên dành thời gian để sửa kĩ và nhận xét những
tiến bộ của HS thể hiện trong bài viết. Qua việc đọc các bài viết của HS, GV nắm được
các em có những hạn chế gì cần khắc phục để có những hỗ trợ phù hợp.
2.3 Phương pháp dạy học nói và nghe
HS sẽ được học kết hợp cả yêu cầu nói và nghe cùng lúc. Có bài chủ yếu yêu cầu về
nói, có bài yêu cầu cả nói và nghe, có bài yêu cầu nói và nghe tương tác.
GV cần hướng dẫn cho HS cách chuẩn bị nội dung nói và cách nói trước nhóm, lớp.
Cần tạo được mơi trường để HS được tự tin và tự do trình bày suy nghĩ, tình cảm, cảm
xúc của mình.
a. Về kĩ năng nói: GV cần hướng dẫn HS biết cách tập trung vào nội dung và mục
tiêu nói; thể hiện sự tự tin, biết cách nói rõ ràng, mạch lạc, giúp người nghe nắm bắt
được nội dung.
Với HĐ kể chuyện, GV lưu ý HS kể lại các sự việc và nhân vật theo những gì đã
đọc, đã nghe (chỉ kể lại một cách sáng tạo khi có yêu cầu). Giọng kể cần phân biệt ngôn
ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật.
b. Về kĩ năng nghe: HS cần được rèn luyện kĩ năng nghe hiểu và thái độ lắng nghe
phù hợp. Khi nghe, HS cần nắm bắt được nội dung nói; biết trao đổi để kiểm tra những
thơng tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực.

c. Về kĩ năng nói và nghe tương tác: Thơng qua trao đổi, thảo luận, HS thấy được
tác động qua lại của ngôn ngữ nói trong giao tiếp, biết điều chỉnh thái độ khi trao đổi,
thảo luận. HS rèn kĩ năng giải quyết vấn đề trong trao đổi, thảo luận.

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập trong Tiếng Việt 2 tuân thủ định hướng đổi mới
về mục tiêu, nội dung, cách thức đánh giá trong môn Tiếng Việt, tiếp tục đổi mới đánh
giá triển khai ở lớp 1.
1. Về mục tiêu đánh giá


Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, có
giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của
HS trong học tập.
2. Về nội dung đánh giá
Đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù thông qua các hoạt động đọc,
viết, nói, nghe được quy định trong chương trình.
- Về phẩm chất: Đánh giá HS thông qua các biểu hiện về: yêu thiên nhiên; yêu quê
hương, nơi sinh sống; yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình; yêu quý bạn bè,
thầy cô và những người khác xung quanh.
- Về năng lực chung:
• Năng lực tự chủ và tự học: Đánh giá khả năng tự làm được việc của mình, nhận biết,
bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đánh giá khả
năng tập trung chú ý khi giao tiếp, biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn, có thói quen
trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá khả năng nhận ra được những vấn
đề đơn giản và đặt được câu hỏi; nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng.
- Về năng lực đặc thù (đọc, viết, nói, nghe):
Đọc: gồm kĩ năng đọc thành tiếng và kĩ năng đọc hiểu. Ở lớp 2, việc đánh giá cần
tập trung vào kĩ năng đọc VB với yêu cầu đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy theo tốc độ như

CT quy định.
Đánh giá kĩ năng đọc hiểu dựa vào kết quả HS trả lời các câu hỏi liên quan đến
không chỉ những nội dung tường minh như ở lớp 1 mà cả những nội dung hàm ẩn đơn
giản.
Hệ thống câu hỏi đọc hiểu cần được thiết kế đa dạng. Ngoài câu hỏi tự luận theo
cách truyền thống, cịn có thể có câu hỏi trắc nghiệm khách quan (áp dụng chủ yếu cho
những câu hỏi có thể khó nếu HS phải trả lời theo hình thức tự luận) và câu hỏi được
thiết kế kèm tranh minh hoạ, HS vừa phải hiểu VB vừa phải hiểu nội dung tranh để trả
lời.
Viết: Đánh giá kĩ năng viết dựa trên nhiều hình thức với những yêu cầu khác nhau:
nghe – viết chính tả, hồn thành bài tập chính tả âm vần, viết đoạn ngắn (4 – 5 câu) theo
yêu cầu về kiểu loại VB viết.
Ngoài đánh giá kĩ năng viết chữ đúng nét, viết đúng chính tả, cần chú ý đến đánh
giá kĩ năng dùng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt là kĩ năng viết đoạn văn, bước khởi đầu để
HS có được kĩ năng viết bài văn hồn chỉnh.
Nói và nghe:
Đánh giá về:


- Sự tự tin của HS khi kể chuyện, nói, trao đổi, thảo luận.
- Khả năng phát âm đúng, rõ với tốc độ phù hợp.
- Khả năng tập trung vào nội dung cần kể, nói và sử dụng ngơn ngữ chính xác.
- Khả năng tập trung khi nghe và hiểu được câu chuyện đã nghe. - Khả năng trả
lời câu hỏi thể hiện hiểu được nội dung đã nghe.
3. Về cách thức đánh giá
Đánh giá phẩm chất và năng lực chung: chủ yếu đánh giá bằng định tính (quan
sát, ghi chép, nhận xét), thực hiện suốt năm học.
Đánh giá các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe: kết hợp cả định tính và định lượng, thực
hiện suốt năm học và cuối mỗi học kì.
4. Đánh giá kết quả học tập trong sách Tiếng Việt lớp 2

Tiếng Việt 2 thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS theo những định hướng
chung.
Cuối mỗi tập, Tiếng Việt 2 có thiết kế đề kiểm tra cuối học kì để GV tham khảo.
Các đề tham khảo đánh giá các kiến thức tiếng Việt và kĩ năng đọc, viết mà HS đã học
trong mỗi học kì.
VIII. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Tiếng Việt 2 có 2 dạng bài cơ bản: bài 4 tiết và bài 6 tiết. GV cần tìm hiểu kĩ mục
tiêu bài học, nắm vững những kiến thức cần thiết, chuẩn bị phương tiện dạy học.
Trước khi bắt đầu bài học mới, ở cả hai dạng bài, GV cho HS ôn lại bài cũ.
Ở cả hai dạng bài có một số điểm giống nhau:
1. Khởi động
Cần tổ chức nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB
đọc và giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận nội
dung VB đọc.
-2. Đọc văn bản
- GV hướng dẫn cả lớp:
+ Giới thiệu, gợi mở về nội dung bài đọc.
+ Đọc mẫu toàn bài đọc. HS đọc thầm VB (Clip minh họa: GV có dừng lại sau đoạn 1
và đặt một số câu hỏi. Linh hoạt).


+ Hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ khó đọc (Kết hợp khi đọc đoạn)
+ Hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (Kết hợp khi đọc đoạn)
+ Chia VB thành các đoạn. (Đưa vào ngay sau GV đọc mẫu VB)
- HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.
+ GV giúp những HS gặp khó khăn, khen ngợi HS đọc tiến bộ
+ GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ VB.
3. Trả lời câu hỏi

GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm việc cá nhân, làm việc
nhóm, làm việc chung cả lớp.
- HS làm việc cá nhân và nhóm (Có thể cho HS thảo luận nhóm để trả lời một lúc 2 câu
hỏi):
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án.
+ 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Với những câu hỏi
mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng.
- Hình thức làm việc chung cả lớp:
+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắc HS đọc lại đoạn văn có liên
quan và tìm câu trả lời.)
+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.
Lưu ý: – Sau khi chốt câu trả lời, tùy theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu
hỏi liên hệ thực tế.
- Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ | những HS gặp khó
khăn trong nhóm.
4. Luyện tập sau bài đọc
- Đây là hoạt động tiếp nối Trả lời câu hỏi, giúp HS được luyện tập từ, luyện cầu và
phát triển kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói.
Hình thức dạy học chủ yếu: HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai (thực hành
nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tập trong nhóm hoặc trước lớp (luyện
từ và câu).


- Sau Luyện tập, một HS đọc lại toàn VB, cả lớp đọc thầm theo.

, ngày … tháng 7 năm 2021
GV




×