Tải bản đầy đủ (.doc) (295 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 295 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NCKH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH THANH HÓA

Cơ quan chủ quản đề tài: Sở Khoa học và Cơng nghệ
Thanh Hóa
Cơ quan thực hiện:

Trường Đại học Hồng Đức

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Đồng Hương Lan


Thanh Hóa, 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HĨA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NCKH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH THANH HÓA

Chủ nhiệm đề tài



TS. Đồng Hương Lan

Cơ quan chủ trì đề tài

PGS.TS. Hồng Thị Mai


Thanh Hóa, 2019


i

MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI.......................................................................iv
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................5
1.1. Tổng quan một số vấn đề về phát triển thể chất cho học sinh tiểu học
(lứa tuổi 6 - 10)..........................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................5
1.1.2. Các quan điểm về phát triển thể chất cho học sinh tiểu học (6 - 10
tuổi).............................................................................................10
1.1.3. Vai trò của tố chất thể lực trong phát triển thể chất......................12
1.2. Các yếu tố chính tác động trực tiếp tới sự phát triển thể chất của học
sinh tiểu học (6 - 10 tuổi).............................................................14
1.2.1. Các yếu tố bẩm sinh - di truyền và môi trường..............................14
1.2.2. Các yếu tố xã hội............................................................................20
1.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học (6 - 10 tuổi)..................................24
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học............................24
1.3.2. Đặc điểm phát triển vận động lứa tuổi học sinh tiểu học..............27

1.4. Khái quát về công tác GDTC và hoạt động ngoại khóa trong trường
tiểu học trong những năm gần đây.............................................30
1.4.1. Về công tác GDTC trong các trường tiểu học...............................30
1.4.2. Về hoạt động ngoại khoá TDTT trong trường tiểu học..................33
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...............44
2.1. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................44
2.2. Tổ chức nghiên cứu................................................................................57
2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................57
2.2.2. Nội dung nghiên cứu và sản phẩm dạt được.............................57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................61


ii

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của học sinh trong
các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...............................61
3.1.1. Về chương trình nội khố mơn thể dục và hoạt động TDTT
ngoại khoá của học sinh...............................................................61
3.1.2. Về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực TDTT tại các trường.....72
3.1.3. Thực trạng về năng lực thể chất của học sinh tiểu học tỉnh
Thanh Hóa....................................................................................77
3.2.3. Nhận xét........................................................................................83
3.2. Nghiên cứu các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường
Tiểu học tỉnh Thanh Hóa.......................................................................84
3.2.1. Căn cứ lựa chọn giải pháp..........................................................84
3.2.2. Khảo sát lựa chọn các giải pháp phát triển thể chất cho học
sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa................................89
3.2.3. Xây dựng nội dung giải pháp phát triển thể chất cho học sinh
tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa........................................94
3.3. Xây dựng và đánh giá kết quả ứng dụng các mơ hình tập luyện

TDTT chính khóa, ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh
tiểu học tỉnh Thanh Hóa......................................................................106
3.3.1. Xây dựng các mơ hình tập luyện TDTT chính khóa, ngoại
khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh
Thanh Hóa..................................................................................106
3.3.2. Đánh giá kết quả ứng dụng các mơ hình tập luyện TDTT chính
khóa, ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh tiểu
học tỉnh Thanh Hóa...................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................138
A. Kết luận...................................................................................................138
B. Kiến nghị..................................................................................................140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................141


iii

PHỤ LỤC......................................................................................................146


iv

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
GD&ĐT

-

Giáo dục và Đào tạo

GDTC


-

Giáo dục thể chất

HLV

-

Huấn luyện viên.

TDTT

-

Thể dục thể thao.

TD,TT

-

Thể dục, thể thao.

THCS

-

Trung học cơ sở.

THPT


-

Trung học phổ thông.

VĐV

-

Vận động viên.

XHCN

-

Xã hội chủ nghĩa.


v

THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI
I. Tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể chất cho học sinh
tiểu học tỉnh Thanh Hóa”.
II. Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2020)
III. Cấp quản lý: Cấp tỉnh
IV. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Hồng Đức
V. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đồng Hương Lan
VI. Danh sách cán bộ tham gia thực hiện đề tài
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên,
Nội dung công việc tham gia
học hàm học vị
TS. Đồng Hương Lan
Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Văn Toàn
Cố vấn khoa học
TS. Trịnh Văn Bắc
Cố vấn khoa học
ThS.Nguyễn Xuân Trọng
Thành viên tham gia
TS. Lê Trọng Đồng
Thành viên tham gia
TS. Nguyễn Thị Quyên
Thành viên tham gia
ThS. Dương Thái Bình
Thành viên tham gia
ThS. Nguyễn Duy Hùng
Thành viên tham gia
ThS. Hoàng Sỹ Trung
Thành viên tham gia

ThS. Ngô Thảo Yên
Thành viên tham gia
VII. Các tổ chức tham gia phơi hợp chính thực hiện đề tài
1. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
2. Phịng Giáo dục huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh Hóa.
3. Phịng Giáo dục huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa.
4. Phịng Giáo dục huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa.


1

MỞ ĐẦU
Tiểu học không chỉ là cấp học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người,
mà còn là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có trách nhiệm
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cấp học để tiếp tục học lên
ở cấp học cao hơn, giúp cho các em hình thành những điều cơ bản của nhân
cách. Do vậy giáo dục cấp tiểu học nói chung và GDTC ở cấp tiểu học nói
riêng có tính đặc trưng, có sắc thái riêng trong hoạt động sư phạm.
Trong tình hình mới hiện nay, việc quan tâm đến sức khoẻ của lực
lượng học sinh phổ thông các cấp, đặc biệt là học sinh tiểu học là việc không
thể thiếu. Sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học sẽ tạo ra tiền đề ban đầu,
đặt nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển trí tuệ, thể chất, đạo đức, lối
sống lành mạnh trong tương lai của các em học sinh nói riêng và cho thế hệ
trẻ Việt Nam nói chung. Trong q trình học tập tại trường, học sinh tiểu học
ngoài việc được nâng cao trí lực, cịn rất cần được bảo vệ, chăm lo và phát
triển thể chất, đó mới là gốc rễ cho sự phát triển sau này của các em.
Quan tâm đến sự phát triển TDTT trường học là vấn đề cốt lõi trong
chiến lược phát triển TDTT nước nhà, vì trường học là mơi trường thuận lợi,
rộng lớn, giàu tiềm năng để thế hệ trẻ nước ta rèn luyện, đồng thời là nơi để
phát hiện nhân tài thể thao cho đất nước.

Nhiệm vụ chính của TDTT trường học là nâng cao sức khoẻ, đảm bảo
sự phát triển bình thường của cơ thể; phát triển thể lực, trang bị những kỹ
năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống lao động, sinh hoạt; hình
thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và giáo dục các phẩm chất
đạo đức, nhân cách cho học sinh. TDTT trong trường học bao gồm các giờ
học bắt buộc và những hoạt động thể dục, thể thao ngoài giờ của học sinh
[14]. Phong trào tập luyện thể dục, thể thao cũng như công tác giáo dục thể
chất (GDTC) cho học sinh do nhiều yếu tố khách quan và điều kiện chi phối,
đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo


2

viên và học sinh, ngồi ra cịn phụ thuộc và điều kiện sân bãi dụng cụ và trình
độ giáo viên hướng dẫn, kinh phí phục vụ tập luyện cũng như thi đấu… để
đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao, góp phần nâng cao chất
lượng cơng tác GDTC trong nhà trường nói chung và tăng cường thể chất cho
học sinh các trường tiểu học (lứa tuổi 6 - 10) một cách có hiệu quả.
Qua khảo sát thực tiễn hoạt động GDTC trong các trường tiểu học trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy, về cơ bản các trường đều thực hiện theo
đúng quy định về nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định. Thể dục nội khoá ở cấp tiểu học thực hiện theo chương trình 2 tiết/tuần,
trừ lớp 1 tiểu học chỉ thực hiện 1 tiết/tuần [11], [12]. Một số trường đã tổ chức
cho học sinh hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá, tham gia phong trào rèn
luyện thân thể, Hội khoẻ Phù Đổng. Thực tế cho thấy, TDTT đã góp phần tích
cực giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và kỹ năng
cơ bản. Tuy nhiên, hoạt động thể dục thể thao đối với học sinh tiểu học còn
rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, tầm vóc. Những hạn
chế đó thể hiện như sau [47]:
- Chương trình dạy thể dục nội khố thiên về các hoạt động mang nặng

tính hình thức, sơ cứng, không gây hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên thể dục thể thao còn thiếu nhiều. Đây là tình trạng chung
trong tồn quốc: Ở cấp tiểu học, giáo viên chuyên trách đứng lớp chỉ đủ
khoảng 10% số tiết học.
- Cơ sở vật chất cịn gặp nhiều khó khăn; cơ chế chính sách cịn nhiều
bất cập và hạn chế; công tác tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện TDTT chưa
đồng bộ và chưa được quan tâm thích đáng…
Chính những ngun nhân đó đã dẫn đến thực trạng năng lực thể chất
(bao gồm hình thái, chức năng, tố chất thể lực) của học sinh các trường tiểu
học nói chung và học sinh tiểu học của tỉnh Thanh Hóa nói riêng cịn nhiều


3

hạn chế như: Các tố chất thể lực của học sinh đều ở mức yếu và kém so với
quy định về đánh giá thể lực của Bộ giáo dục và đào tạo[1], [2], [31], [33].
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, các yếu tố chính tác động trực
tiếp tới sự phát triển của thể lực và tầm vóc của con người trong đó có học
sinh lứa tuổi tiểu học bao gồm: Gen di truyền, dinh dưỡng, thể dục thể thao,
quy luật lứa tuổi [47]. Một trong những phương tiện rèn luyện thân thể hữu
hiệu nhất để phát triển thể chất cho học sinh lứa tuổi tiểu học là các hoạt động
tập luyện TDTT phù hợp và đáp ứng các nhu cầu tự nhiên của trẻ, đặc biệt là
ở bậc tiểu học (từ 6 - 10 tuổi). Đây là thời kì có sự phát triển, biến đổi sinh
học mạnh mẽ của cơ thể các em, nếu được chăm sóc đầy đủ và tập luyện đúng
khoa học, thì thể chất sẽ phát triển tốt, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ
gây trở ngại lớn cho sự phát triển thể chất, trí lực sau này ở các em.Tập luyện
TDTT giúp cho trẻ em có điều kiện phát triển tồn diện, cải thiện hoạt động
của các cơ quan thần kinh và nội tạng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể,
kích thích sự phát triển của hệ xương, phát triển hài hoà các yếu tố thể lực, cải
thiện sức khoẻ và đời sống tinh thần. Thể dục thể thao còn làm khơi dậy và

phát huy tối đa mọi tiềm năng di truyền trong cơ thể, trong đó bao gồm thể
lực và chiều cao thân thể. Ngoài ra nếu thiếu vận động hợp lý, tác dụng của
dinh dưỡng sẽ bị hạn chế rất nhiều đối với sự phát triển bình thường của con
người, thậm chí sinh bệnh tật, béo phì [45] [51]:
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích phát triển thể chất cho
học sinh tiểu học của tỉnh Thanh Hóa, đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát
triển thể chất cho học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa” được xác định là cấp
thiết và cần thiết phải triển khai nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của học sinh trong
các trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


4

- Xây dựng được mơ hình tập luyện TDTT (chính khóa, ngoại khóa) trong
các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Xây dựng được các giải pháp nhân rộng mơ hình tập luyện TDTT (chính
khóa, ngoại khóa) trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan một số vấn đề về phát triển thể chất cho học sinh tiểu
học (lứa tuổi 6 - 10).
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Khái niệm thể chất:
Theo A.D. Novicov, L.P. Matveep “Thể chất là chất lượng cơ thể con
người. Đó là những đặc trưng về hình thái, chức năng của cơ thể được thay

đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật
sinh học. Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và
những điều kiện sống tác động” [37, tr.23].
Khái niệm giáo dục thể chất:
Theo quan điểm của A.M.Macximenko; B.C. Kyznhétxốp và Xôkhôlốp
cho rằng: GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy
học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chun mơn về
TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người [61] [62] [63].
Theo Stephen J. Virgilio (1997) cho rằng: “GDTC cũng như các hình
thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc
trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của GDTC với các hình thức giáo
dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của
cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy có thể
thấy, GDTC như một hình thức độc lập tương đối của q trình giáo dục tồn
diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như: Giáo dục
đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động…” [60, tr 3-4].
GDTC được thực hiện chủ yếu bằng phương tiện hoạt động vận động,
giáo dục toàn diện và kỷ luật chặt chẽ, nhằm giúp học sinh có được những
kiến thức, thái độ, niềm tin và cách cư xử nhằm đạt được một phong cách


6

sống khỏe mạnh, năng động lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự hợp
tác của nhà trường, gia đình và cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm cải thiện
sức khỏe cho học sinh [44] [45].
Khi những học sinh ở tuổi trung học được hỏi tại sao không tiếp tục
tham gia các hoạt động thể chất và các môn thể thao, hầu hết đều trả lời:
“chúng em không quan tâm đến các cuộc thi đấu thể thao” và “các hoạt động

này chẳng cịn thú vị gì nữa.”. Để loại trừ được những thái độ tiêu cực trên thì
GDTC cần dựa vào bốn nguyên tắc chính sau đây:
GDTC dành cho mọi người. Tất cả trẻ em đều có quyền hưởng thụ
những lợi ích về sức khỏe do các bài tập, các cuộc thi đấu, hoạt động TDTT
mang lại.
Chúng ta có thể phát triển thái độ tích cực tham gia về hoạt động thể
chất cụ thể bằng cách xây dựng ước muốn được vận động và thể hiện bản
thân mình của các em.
Những lợi ích về sức khỏe do hoạt động thể chất cần được đề cập
nhiều.
Trẻ em có quyền tham gia trong các hoạt động thể chất ở trường học, ở
nhà hoặc trong cộng đồng xã hội môi trường an toàn và được bảo trợ [39, tr.
19].
Theo các tác giả Novicov A.D, Matveep L.P thì: “GDTC là một quá
trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dưỡng nhất định, mà đặc điểm của q
trình này có tất cả các dấu hiệu chung của q trình sư phạm, có vai trị chỉ
đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư
phạm” [37, tr. 10].
Khái niệm phát triển thể chất.
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng
tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và
phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và


7

rèn luyện). TDTT gắn chặt với quá trình phát triển thể chất. Đó là một q
trình hình thành và biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người
(tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất vận động và
năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy

[51].
Năng lực thể chất bao gồm các yếu tố: Thể hình và các tố chất thể lực:
Thể hình: Đó là hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển,
những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế. Còn năng
lực thể chất lại chủ yếu liên quan đến những khả năng chức năng của các hệ
thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp... Nó bao
gồm các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo
léo…) và những năng lực cơ bản của con người. Khả năng thích ứng chỉ trình
độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn
cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức đề kháng đối với các bệnh tật. Cịn trạng thái
thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ thể thông qua một số dấu hiệu về thể tạng,
được xác định bằng cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vịng
ngực, dung tích sống, lực tay, chân, lưng... trong một thời điểm nào đấy [49].
Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên
nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngồi) và sự biến đổi của nó theo
một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và
giới tính, sự thống nhất giữa cơ thể và mơi trường, giữa hình thức - cấu tạo và
chức năng cơ thể.
Tố chất thể lực: Tập luyện và thi đấu TD,TT thể hiện sự khát vọng
vươn lên khả năng cao nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng của con người
đó đang được khai thác triệt để nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất trong
cuộc thi đấu. Các hiểu biết về đạo đức ý chí, kỹ thuật và thể lực của người tập
là những yếu tố quyết định đến hiệu quả tập luyện, thi đấu thể thao. Trong khả


8

năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và chun mơn giữ vai trị
nền tảng.
Giáo dục tố chất thể lực phải căn cứ vào yếu tố hiểu biết đạo đức, ý chí,

kỹ thuật, chiến thuật và thể lực chung trong đó thể lực là một trong những
nhân tố quan trong nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Theo
quan điểm về mặt lý luận thì: Tố chất thể lực là những đặc điểm, một phần
tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5
loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và
độ dẻo [51]. Theo quan điểm về mặt sinh lý học: Tố chất thể lực là hoạt động
thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và
có 4 tố chất vận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo
[27].
Vì vậy giáo dục tố chất thể lực trong GDTC là vấn đề được quan tâm
đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các giáo viên TD,TT. Quá
trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có quan hệ chặt chẽ với
sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và mức độ phát triển các cơ quan
và hệ cơ quan của cơ thể [44], [51].
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Quyền (1994) thì cho rằng:
“Phát triển thể chất là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của
một cá thể. Những biến đổi về mặt hình thái, chức năng tâm sinh lý và các tố
chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất của cá
thể đó. Phát triển thể chất là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp của các
yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Trong đó, các yếu tố xã hội đóng vai trị ảnh
hưởng trực tiếp và quyết định đến sự phát triển thể chất của cơ thể con người”
[40, tr. 55].
Theo A.M. Macximenko: “Phát triển thể chất là quá trình và kết quả
của sự biến đổi về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể con người, đạt


9

được dưới ảnh hưởng của di truyền, môi trường sống và mức độ tích cực vận
động của cá nhân” [61, tr. 78], [62, tr. 69].

Đánh giá sự phát triển thể chất, dùng các chỉ số nhân trắc như cân nặng,
chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), dung tích sống
[16], [20], [27], [57]...
Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành xảy ra
khơng đều. Các tố chất đều có những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh
và những giai đoạn phát triển tương đối chậm. Ngoài ra, sự phát triển các tố
chất vận động diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ
riêng vào những thời kỳ khác nhau. Tập luyện TD,TT sẽ có tác dụng thúc đẩy
quá trình phát triển các tố chất vận động, song nhịp điệu phát triển đó khơng
giống nhau ở các lứa tuổi khác nhau, các tố chất vận động đạt đến mức phát
triển cao vào những thời kỳ khác nhau [20], [22].
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực không biểu hiện
một cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Các tố chất vận động có
liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động.
Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển
các tố chất vận động. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành kỹ năng vận động
các tố chất vận động cũng được hoàn thiện.
Từng người hoặc xã hội không thể tuỳ ý thay đổi, xoá bỏ hoặc làm
ngược lại những quy luật khách quan này. Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển
thể chất tốt nếu hiểu, vận dụng, tuân theo và tác động theo những phương
hướng, mục đích nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của cá
nhân và xã hội. Xét theo nghĩa này, TDTT là một nhân tố xã hội chun mơn
nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con
người, chủ yếu về các tố chất vận động và những kỹ năng vận động quan
trọng trong đời sống.
Khái niệm hoàn thiện thể chất:


10


Sự hoàn thiện thể chất lại là mức tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch
sử nhất định) của trình độ chuẩn bị thể lực tồn diện và phát triển thể chất cân
đối, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao động và những hoạt động cần thiết
khác trong đời sống, phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về
thể chất của từng người, phù hợp với những quy luật phát triển toàn diện nhân
cách và giữ gìn, nâng cao sức khoẻ để hoạt động tích cực, bền lâu và có hiệu
quả.
Theo quan điểm của các tác giả B.C. Kyznhétxốp và Xơkhơlốp (2000)
cho rằng: “Hồn thiện thể chất là mức độ tối ưu tương ứng với một giai đoạn
lịch sử nhất định, một trình độ thể lực toàn diện, đáp ứng đầy đủ với nhu cầu
lao động và các hoạt động cần thiết khác, phát huy cao độ những năng khiếu
bẩm sinh về thể chất của từng người, phù hợp với qui luật phát triển tồn diện
nhân cách và giữ gìn nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực bền lâu, có
hiệu quả” [61], [62, tr.89].
Hiện nay, bước đầu tiên phổ cập cơ bản về sự hoàn thiện thể chất cho
con người trong một số nước là tập luyện để đạt được tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể cho phù hợp với lứa tuổi [32], [52]..
1.1.2. Các quan điểm về phát triển thể chất cho học sinh tiểu học (6 10 tuổi).
Tố chất thể lực là những phần tương đối riêng biệt trong thể lực của
con người, thường được chia thành năm loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh,
sức bền, năng lực phối hợp động tác và độ dẻo [22].
Nhà giáo dục học Lưu Tân (Trung Quốc) cho rằng: Tố chất thể lực là
một yếu tố cơ bản hoặc bộ phận cơ bản tổ chức thành thể chất. Nó là thước đo
quan trọng tình trạng thể chất của trẻ em. Để đạt được mục đích tăng cường
thể chất cho trẻ em, cần phải làm cho các mặt thể chất bao hàm đều được phát
triển một cách thoả đáng, hay nói chính xác hơn là cần phải chuẩn bị về mặt
thể lực cho trẻ.


11


Theo Philin V.P cho rằng: Năng lực thể chất là khả năng hoạt động cơ
bắp lớn, được xác định bởi nhiều yếu tố bên trong và biểu hiện ra bên ngồi
của cơ thể [38, tr. 112].
Các tác giả Nguyễn Tốn, Phạm Danh Tốn (2000) cho rằng: Trình độ
thể lực là mức độ phát triển của các tố chất của con người. Đó là sự tích lũy
của những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (chức năng và hình thái) diễn
ra trong cơ thể dưới tác động của tập luyện và biểu hiện ở năng lực hoạt động
cao hay thấp [51, tr.132],.
Đối với trẻ thơ, những tố chất thể lực cần được nâng cao cũng chính là
các tố chất thể lực nói chung và cơ bản nêu trên mà khơng phải là tố chất thể
lực chuyên môn mà các vận động viên địi hỏi phát triển. Ví dụ: VĐV cự ly
dài đòi hỏi phát triển tố chất sức bền hoặc vận động viên thể dục đòi hỏi phải
phát triển tố chất mềm dẻo và thăng bằng… Mặc dù là tố chất thể lực chung,
song do đặc điểm phát triển về trình độ và cấu trúc hình thái cơ thể trẻ, chức
năng sinh lý và động tác, tâm lý… có sự khác biệt với người lớn hoặc thiếu
niên. Vì vậy, giáo dục tố chất thể lực cho trẻ cũng có tính đặc trưng và đặc
điểm của lứa tuổi đó. Theo Lưu Tân (2000), quá trình hình thành và phát triển
các tố chất thể lực ln có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng, kỹ
xảo vận động và mức độ phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Sự
phát triển các tố chất thể lực trong q trình trưởng thành xảy ra khơng đều.
Các tố chất đều có những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh và những
giai đoạn phát triển tương đối chậm. Ngoài ra, sự phát triển các tố chất vận
động diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào
những thời kỳ khác nhau. Tập luyện TDTT sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình
phát triển các tố chất vận động, song nhịp điệu phát triển đó khơng giống
nhau ở các lứa tuổi khác nhau, các tố chất vận động đạt đến mức phát triển
cao vào những thời kỳ khác nhau. Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố
chất thể lực không biểu hiện một cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với



12

nhau. Các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình
thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các tố chất thể
lực. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành kỹ năng vận động các tố chất vận
động cũng được hồn thiện [16], [37].
Rèn luyện thể lực, thơng qua việc phát triển các tố chất thể lực là công
việc hàng đầu của q trình hồn thiện thể chất cho con người. Do vậy,
GDTC phải bắt đầu từ khi còn nhỏ mới đạt được tới điều mong muốn, quá
trình ấy phải gắn bó chặt chẽ và phối hợp với quá trình phát triển hình thái chức năng cơ thể của trẻ. Ở lứa tuổi bắt đầu đi học nên hướng vào việc chính
là: phát triển tố chất khéo léo, thực hiện động tác nhanh và củng cố những
nhóm cơ chính có liên quan tới sự phát triển độ dẻo. Lượng vận động của lứa
tuổi này phải thận trọng, phải đặc biệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ sức khoẻ
của các em. Cùng với việc phát triển tố chất khéo léo, nhanh và mềm dẻo cần
có bài tập để tăng sức bền, sức mạnh cho trẻ [35], [16], [44], [49].
1.1.3. Vai trò của tố chất thể lực trong phát triển thể chất.
Các tố chất vận động là những tiền đề quan trọng để con người có thể
đạt được hiệu quả cao trong hoạt động học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.
Trong cơng tác GDTC nói chung và phát triển thể chất nói riêng, các tố chất
vận động là những yếu tố có ý nghĩa quyết định để phát triển năng lực thể chất.
Phát triển các tố chất vận động một cách có mục đích, kế hoạch và hệ thống là
nhiệm vụ trọng tâm của công tác GDTC. Các tố chất vận động được phát triển
tốt sẽ nâng cao năng lực làm việc của các hệ thống cơ quan cơ thể, tạo điều
kiện thuận lợi để người tập có thể tiếp thu, hồn thiện nhanh chóng và hiệu quả
các hoạt động vận động.
Phát triển các tố chất vận động là một quá trình tổng hợp, liên quan mật
thiết với quá trình dạy học kỹ thuật thể thao. Các tố chất vận động được phân
thành các tố chất thể lực, năng lực phối hợp vận động và năng lực mềm dẻo.
Các tố chất thể lực bao gồm sức mạnh, sức nhanh và sức bền. Các tố chất này



13

được phát triển nhờ các q trình thích ứng về năng lượng. Phát triển các tố
chất thể lực xét theo quan điểm này là q trình thúc đẩy và hồn thiện các
q trình chuyển hố năng lượng (có ơxy và khơng có ơxy) trên cơ sở các
mục đích đã được xác định. Các tố chất sức mạnh, sức nhanh và sức bền có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển từng tố chất riêng đều nằm trong mối
quan hệ chung và thống nhất [51].
Các năng lực phối hợp vận động được xác định chủ yếu thơng qua các
q trình điều khiển và điều chỉnh quá trình vận động (quá trình thu nhận và
xử lý các thông tin tâm - sinh học - vận động). Năng lực phối hợp vận động là
năng lực tổng hợp. Năng lực này có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm
lý và các tố chất thể lực. Năng lực phối hợp vận động là tiền đề quan trọng để
học và hồn thiện nhanh chóng các kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật thể thao.
Năng lực mềm dẻo là năng lực trung gian nằm ở ranh giới giữa tố chất
thể lực và năng lực phối hợp vận động. Nhiều quan điểm cho rằng năng lực
mềm dẻo thuộc về nhóm các năng lực phối hợp vận động.
Để phát triển hiệu quả các tố chất vận động đòi hỏi phải hiểu và biết
cách lựa chọn các bài tập, xếp sắp lượng vận động tập luyện và nắm vững
phương pháp tập luyện. Nhằm phát triển các tố chất thể lực (sức mạnh, sức
nhanh và sức bền) cần phải biết lựa chọn các phương pháp tập luyện phù hợp.
Để có thể lựa chọn và vận dụng phương pháp phù hợp cần hiểu rõ tác dụng của
các yếu tố của lượng vận động và mối quan hệ có tính quy luật giữa lượng vận
đơng - nghỉ ngơi và sự thích ứng. Do đó cần nắm vững các đặc điểm của từng
tố chất cần phát triển. Để phát triển các tố chất thể lực người ta thường sử dụng
các phương pháp sau: Phương pháp kéo dài; phương pháp giãn cách; phương
pháp lặp lại. Mỗi một phương pháp có sự tác động chuyên biệt đối với từng yếu
tố của thành tích thể thao và từng chức năng sinh lý, tâm lý. Sản phẩm cuối

cùng chính là hiệu quả tập luyện mong muốn. Bởi vậy muốn phát triển một tố


14

chất nào cần lựa chọn đúng phương pháp và xác định chính xác lượng vận
động tập luyện [51].
1.2. Các yếu tố chính tác động trực tiếp tới sự phát triển thể chất của
học sinh tiểu học (6 - 10 tuổi).
Sự phát triển thể chất của học sinh còn được gọi là sự trưởng thành và
phát dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau là: “Đặc điểm di truyền cá thể
và chủng tộc, chế độ cung cấp dinh dưỡng, hoàn cảnh môi trường và điều kiện
sống. Tất cả các yếu tố này đều có thể tác động lên q trình trao đổi chất
trong cơ thể, lên các tế bào và cơ quan hiệu ứng (cơ quan thực hiện phản ứng),
lên hệ thần kinh và các tuyến nội tiết, qua đó chúng gây ảnh hưởng và chi phối
quá trình trưởng thành, phát dục của trẻ em” [22, tr. 40].
1.2.1. Các yếu tố bẩm sinh - di truyền và môi trường.
Yếu tố bẩm sinh - di truyền.
Di truyền là yếu tố mang tính chất bẩm sinh, sinh ra đã có, thế hệ sau
tiếp thu, kế thừa và phát huy những đặc tính của các thế hệ trước đó. Đây là
quy luật tự nhiên mọi sinh vật sống trên trái đất đều phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt. Ở loài người, di truyền đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển thể chất của từng cá thể, điều đó có nghĩa là nếu ơng bà, cha mẹ có
những đặc tính tốt về thể chất và tinh thần (cấu trúc cơ thể, tố chất thể lực, trí
tuệ, tính cách...) thì sẽ truyền thụ lại cho con cháu những phẩm chất tốt đó
giúp ích cho sự phát triển của họ sau này. Di truyền là yếu tố cơ sở, là nền
tảng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển thể chất của một cá thể, mặt
khác di truyền còn là yếu tố thể hiện khả năng tiềm ẩn của cá thể đó. Khi nắm
bắt được những khả năng ấy chúng ta có thể điều khiển được sự phát triển thể
chất của cá thể đó đi đúng hướng, phù hợp với cá nhân và xã hội thơng qua

q trình giáo dục, q trình GDTC, cũng như các điều kiện sống, sinh hoạt
và học tập khác nhau.


15

BẢNG 2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA DI TRUYỀN ĐẾN MỘT VÀI CHỈ SỐ
HÌNH THÁI
TT

Ảnh hưởng của di
truyền (%)
85 - 90

Các chỉ số hình thái

1.

Chiều cao, dài tay, dài chân.

2.

Dài (thân, cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân).

80 - 85

3.

Khối lượng cơ thể (cân nặng), rộng (hông và đùi).


70 - 85

4.

Rộng (vai, cẳng chân và cổ tay).

60 - 70

5.

Vòng (cổ tay, đùi, cánh tay, cẳng chân, cẳng tay).
60 - 70
BẢNG 2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA DI TRUYỀN ĐẾN MỘT VÀI CHỈ SỐ
CHỨC NĂNG CƠ THỂ
TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
1.
2.
3.
4.
5.

Các chỉ số

Những chỉ số vận động:
Phản xạ vận động đơn.
Phản xạ vận động phức.
Bật cao.
Bật xa tại chỗ.
Chạy 30m.
Lực tay phải.
Lực tay trái.
Những chỉ số sinh lý:
Nín thở
Hấp thụ ôxy tối đa (VO2max)
Nhịp tim tĩnh
Nhịp tim sau vận động
Hồi phục nhịp tim

Yếu tố di truyền
(%)

Yếu tố môi trường
(%)

84,20
80,70
79,40
76,10
77,10
61,40
59,20

15,80

19,30
20,60
23,90
22,90
28,60
40,80

82,20
76,90
62,70
58,80
59,10

27,80
23,10
37,30
41,20
40,90

Tác giả Nguyễn Ngọc Cừ cho rằng: “Những đặc tính di truyền do chủng
tộc và gia tộc truyền lại cho thế hệ sau là những yếu tố có tính bẩm sinh
thường có tác dụng trực tiếp quyết định đến hình thức và tính chất của q
trình trao đổi chất trong cơ thể, tiềm năng sinh trưởng của tế bào và cơ quan


16

hiệu ứng, đến năng lực điều tiết của hệ thần kinh trung ương và các tuyến nội
tiết, là những yếu tố có vai trị quyết định đến sự hình thành thể hình và thể
chất của các thế hệ con cháu” [20, tr. 53]. Trên thực tế nhiều cơng trình nghiên

cứu khoa học của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được vai trò của yếu tố di
truyền đối với sự phát triển thể chất của con người như bảng 2.1 và 2.2 đã nêu
ở trên [20, tr. 34].
Yếu tố môi trường tự nhiên.
Nhiệt độ khơng khí, khí hậu thời tiết, nước, ánh sáng, địa hình tự
nhiên... được coi như là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể
chất của con người. Bên cạnh đó các yếu tố này cịn được sử dụng để tơi
luyện, củng cố sức khoẻ và nâng cao năng lực hoạt động của con người. Có
thể nói đây chính là mơi trường sống tồn tại và phát triển của mọi sinh vật
trên trái đất trong đó có con người. Con người là một thực thể tự nhiên, do tự
nhiên tạo ra, vì vậy giữa cơ thể sống và mơi trường tự nhiên có sự thống nhất
rất chặt chẽ. Sự phát triển thể chất của con người chịu ảnh hưởng lớn của môi
trường sống xung quanh. Nếu môi trường sống trong sạch sẽ tạo nên những
điều kiện tốt, những sự biến đổi có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ của con
người, đẩy lùi được bệnh tật kéo dài được tuổi thọ, làm cho người ta yêu đời,
yêu cuộc sống hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội... từ đó họ sẽ
cơng hiến nhiều hơn, góp phần ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống hơn là vấn đề mà hàng ngàn đời nay con người vẫn luôn phấn đấu
khơng mệt mỏi [30].
Nhiệt độ khơng khí.
Nhiệt độ của khơng khí có ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của sự
sống đó là q trình trao đổi nhiệt. Cơ thể con người có khả năng chịu đựng
sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ của mơi trường bên ngồi nhờ những cơ chế
sinh lý điều hoà thân nhiệt đặc biệt. Tuy nhiên khả năng điều hoà thân nhiệt
của cơ thể cũng có những giới hạn nhất định, khi có những biến đổi nhiệt độ


17

khơng khí q lớn, các cơ chế điều nhiệt có thể khơng đảm bảo được việc duy

trì sự cân bằng thân nhiệt. Nhiệt độ khơng khí lạnh có thể gây nên một số
bệnh cho cơ thể như các bệnh cơ, khớp, thần kinh, đặc biệt là các bệnh cảm
cúm, viêm họng.
Khi nhiệt độ khơng khí cao, do sự truyền nhiệt khơng thuận lợi nên cơ
thể có thể bị nóng. Sự rối loạn điều hoà thân nhiệt của cơ thể người có thể
xuất hiện khi nhiệt độ khơng khí đạt 30 - 31C và độ ẩm 80 - 90% hoặc khi
nhiệt độ 40C và độ ẩm 40 - 50% trong yên tĩnh [26], [32].
Độ ẩm khơng khí.
Trong khơng khí ln ln có chứa một lượng hơi nước nhất định.
Lượng hơi nước đó được gọi là độ ẩm của khơng khí, độ ẩm của khơng khí
ln thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ khơng khí, độ cao so với mực nước biển,
tính chất địa lý và sinh vật của vùng... Độ ẩm của khơng khí có ảnh hưởng rõ
rệt đến sự toả nhiệt của cơ thể. Khi độ ẩm của khơng khí tăng cao, nhất là
trong điều kiện nhiệt độ khơng khí cũng cao, cơ thể dễ bị say nóng do q
trình thải nhiệt bị hạn chế, chủ yếu là vì sự bay hơi mồ hơi từ bề mặt da gặp
khó khăn. khi nhiệt độ khơng khí cao hơn 25 - 30C thì con đường thải nhiệt
chủ yếu của cơ thể sẽ là bay hơi mồ hôi và để bay hơi 1g mồ hôi cần tiêu hao
0,6 kcal. Hiện tượng giảm sự thải nhiệt, cụ thể là sự bay hơi mồ hôi sẽ hạn
chế đáng kể khi độ ẩm khơng khí tăng lên, đặc biệt là trong hoạt động thể lực,
khi sự sản nhiệt tăng cao hơn mức bình thường. Ngược lại khi độ ẩm khơng
khí giảm, nhất là trong điều kiện nhiệt độ khơng khí cao, sự thải nhiệt do bay
hơi mồ hơi sẽ thuận lợi hơn và vì vậy cơ thể chịu nóng tốt hơn [26].
Độ ẩm cao khi nhiệt độ khơng khí tương đối thấp có thể làm cho cơ thể
bị nhiễm lạnh do tăng cường quá trình thải nhiệt. Hiện tượng nêu trên xảy ra
chủ yếu là do khơng khí có độ ẩm cao có tính dẫn nhiệt cao hơn vì hơi nước
có tính dẫn nhiệt cao hơn khơng khí [26], [27]..


×